Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Chức năng tổ chức và quản lý kinh tế của Nhà nước CHXHCN Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.47 KB, 23 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đề bài: Chức năng tổ chức và quản lý kinh tế của Nhà nước CHXHCN
Việt Nam
Bài làm
Ngày nay, nhận thức chung của các quốc gia về nền kinh tế thị trường
hiện đại là nền kinh tế hỗn hợp trong đó có vai trò to lớn của nhà nước. Ở
Việt Nam, từ khi thành lập Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên sau Cách
mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, Đảng và Nhà nước luôn luôn chú
trọng công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế quốc dân.Có thể nhận
định rằng hiện nay vấn đề chức năng của nhà nước nói chung và chức năng
của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam nói riêng đang là vấn đề mang
tính cấp thiết cả về lí luận và thực tiễn.
Để nghiên cứu về chức năng tổ chức và quản lý kinh tế của Nhà nước
XHCN Việt Nam, ta đi tìm hiểu những mặt sau
I-Khái quát về chức năng kinh tế của nhà nước
1.Cơ sở chức năng kinh tế của Nhà nước
Từ thời cổ đại và trung đại, các nhà nước trên thế giới đã đóng vai trò
nhất định trên lĩnh vực kinh tế phù hợp với yêu cầu của mỗi mô hình kinh
tế - xã hội tương ứng nhưng nhìn chung tính chất và mức độ can thiệp của
nhà nước vào các quan hệ kinh tế ở thời đại này chỉ ở dạng sơ khai và chủ
yếu thiên về quản lí nền sản xuất nông nghiệp tự cấp, tự túc.
Trong lịch sử cận hiện đại, vai trò kinh tế của các nhà nước trên thế
giới được thể hiện đặc biệt rõ nét và có thể được nhận thức từ thực tiễn và
lí luận của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói
riêng.
Nhìn từ ngọn nguồn lịch sử thì ngay từ buổi đầu, chính quyền nhà
nước Việt Nam đã đóng vai trò tổ chức thực hiện việc mở mang, phát triển
kinh tế nông nghiệp, trị thuỷ, đắp đê ngăn lũ…Nhưng vai trò kinh tế của
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Nhà nước được thể hiện rõ nét nhất là dưới chế độ dân chủ nhân dân được


thiết lập từ thành quả của Cách mạng thang Tám 1945, đặc biệt là quá trình
đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay – quá trình chuyển đổi nền kinh tế
kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Nhìn lại quá trình lịch sử hơn nửa thế kỉ qua, có thể thấy vai trò kinh tế của
Nhà nước Việt Nam ngày càng to lớn và vai trò đó cũng vận động biến đổi
theo mỗi bước phát triển của đất nước đáp ứng những đòi hỏi của sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung , đặc trưng vai trò kinh tế
của Nhà nước được thể hiện ở những nét cơ bản sau:
- Nhà nước đóng vai trò là người sở hữu duy nhất đối với hầu hết các
tư liệu sản xuất của xã hội như đất đai, các nguồn tài nguyên thiên nhiên,
khoáng sản, các tư liệu sản xuất khác…
- Nhà nước đóng vai trò là người tổ chức trực tiếp hoạt động kinh tế từ
khâu cung ứng vật tư, nguyên liệu, điều hành sản xuất đến khâu phân phối
sản phẩm xã hội; Chính phủ không phân biệt với đơn vị sản xuất, cán bộ
công chức nhà nước không phân biệt với nhaf kinh doanh.
- Nhà nước lãnh đạo hoạt động kinh tế theo chỉ tiêu kế hoạch pháp
lệnh và các mệnh lênh hành chính.
- Nhà nước thực hiện vai trò quản lý nền kinh tế khép kín trong phạm
vi đất nước.
- Nhà nước bảo vệ trật tự kinh tế bằng biện pháp kỉ luật hành chính.
Từ cuối những năm 70 đến những năm 80 của thế kỉ XX, do việc tiếp
tục duy trì nền kinh tế hiện vật với cơ chế kế hoạch hoá tập trung, chế độ
Nhà nước bao cấp tràn lan nên nền kinh tế Việt Nam bị trì trệ và khủng
hoảng nặng nề.Với tinh thần dám nhìn thẳng vào sự thật khách quan để
nhận thấy rõ những sai lầm khuyết điểm, Đảng Cộng sản Việt Nam là
người khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới đưa đất nước bước vào
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
giai đoạn cách mạng mới, trong đó xây phát triển nền kinh tế thị trường

định hướng XHCN được xác định là nhiệm vụ trọng tâm.Từ đó đặc trưng
vai trò kinh tế của Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn này cũng có nhiều
sự đổi mới tiến bộ vượt bậc
- Nhà nước, bằng pháp luật quy đinh tư cách chủ thể, tạo ra khung
pháp lí cho các hoạt động kinh tế.
- Nhà nước tạo ra môi trường thuận lợi về quốc phòng, an ninh, chính
trị, xã hội, ngoại giao cho hoạt động kinh tế.
- Nhà nước bằng pháp luật ngăn ngừa và chống các yếu tố phản thị
trường, phản kinh doanh, duy trì trật tự kinh tế, giữ gìn nền văn hoá và bản
sắc dân tộc trong phát triển nền kinh tế - xã hội.
- Nhà nước bằng pháp luật định ra các phương thức giải quyết tranh
chấp trong hoạt động kinh tế và thực thi sứ mạng đảm bảo trật tự kinh tế.
- Nhà nước thông qua các công cụ như chính sách tài chính, tiền tệ, tín
dụng… tác động đến nền kinh tế nhằm kiểm soát và hạn chế hậu quả các
biến động bất lợi của thị trường
- Nhà nước thông qua kinh tế nhà nước bảo đảm tính hiệu quả, tính ổn
định của nền kinh tế quốc dân, bảo đảm phúc lợi chung cho toàn xã hội.
- Nhà nước bằng pháp luật bảo đảm sự phát triển hài hoà giữa kinh tế
và xã hội, đảm bảo sử dụng khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên, bảo vệ
môi sinh.
- Nhà nước đóng vai trò là người mở đường và bảo trợ cho nền kinh tế
đất nước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới
Như vậy, qua những điểm vừa nêu trên đây có thể nhận thấy có các cơ
sở khác nhau quy định những đặc trưng trong vai trò kinh tế của Nhà nước
Việt Nam ở các mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung và thị trường định
hướng XHCN.
2. Khái niệm chung về chức năng kinh tế của Nhà nước
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Trên cơ sở phân chia đời sống xã hội thành 2 lĩnh vực lớn là chính trị

và kinh tế - xã hội, có thể nhận thức chức năng kinh tế của nhà nước nói
chung là hoạt động của nhà nước thể hiện vai trò của nhà nước đối với sự
phát triển của nền kinh tế. Chức năng kinh tế của nhà nước cũng là thể
thống nhất giữa các dấu hiệu phản ánh nhu cầu khách quan của đời sống
kinh tế, năng lực thực tế của bộ máy nhà nước và phạm vi hoạt động hợp
pháp của nhà nước trên lĩnh vực kinh tế.
Nội hàm phạm trù chức năng kinh tế của nhà nước Việt Nam trước hết
xuất phát từ nội hàm của phạm trù chức năng kinh tế của nhà nước nói
chung. Tuy thế, điểm đặc thù trong chức năng kinh tế của nhà nước Việt
Nam lại được xác định bởi đặc trưng vai trò kinh tế của Nhà nước ở mỗi
mô hình kinh tế, do vậy khi vai trò kinh tế của Nhà nước chuyển đổi thì
chức năng kinh tế của Nhà nước cũng phải được xác định cho phù hợp yêu
cầu của nền kinh tế mới.
Bên cạnh khái niệm về chức năng kinh tế ta cũng phải đi tìm hiểu giới
hạn chức năng kinh tế cuả Nhà nước để nắm rõ hơn bản chất chức năng
kinh tế của nhà nước.
Có thể quan niệm rằng giới hạn của chức năng kinh tế của Nhà nước
chính là hệ thống pháp luật. Nhà nước không thể quản lý kinh tế nếu không
có hệ thống pháp luật, ngược lại pháp luật kinh tế không thể tồn tại và phát
huy vai trò, tác dụng nếu không có hoạt động của bộ máy Nhà nước một
cách có hiệu lực và hiệu quả.Giới hạn chức năng kinh tế của Nhà nước thể
hiện ở chỗ pháp luật do Nhà nước ban hành phải phù hợp với yêu cầu của
các quy luật kinh tế khách quan đồng thời Nhà nước, cơ quan nhà nước
phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật tránh nguy cơ lạm
quyền hay buông lỏng quản lývà sự tụt hậu của pháp luật so với sự phát
triển của nền kinh tế - xã hội dẫn đến hoạt động của Nhà nước bị rối loạn.
II-Nội dung, phương thức thực hiện chức năng kinh tế của Nhà nước
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chức năng kinh kế của Nhà nước biểu hiện ở những nội dung và

phương thức thực hiện nhất đinh của Nhà nước. Qua phạm trù chức năng
kinh tế của nhà nước co thể xác định được:
- Nhà nước làm gì (nội dung hoạt động)
- Nhà nước làm như thế nào (phương thức hoạt động)
1. Nhà nước điều chỉnh hoạt động kinh tế bằng pháp luật và các công
cụ quản lý vĩ mô khác
Chức năng quản lý vĩ mô của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường
vạch rõ phạm vi hoạt động của Nhà nước là ở tầm tổng thể các hành vi của
các chủ thể kinh tế. Điều này quy định việc nhà nước phải sử dụng pháp
luật và các công cụ quản lý vĩ mô khác là những loại công cụ có khả năng
định hướng, kiểm soát, điều chỉnh, phối hợp các hành vi ấy sao cho chúng
diễn ra trong vòng trật tự, đảm bảo vững chắc cho tự do kinh doanh nhằm
hướng tới các mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững.
a/ Nhà nước ban hành và thực thi chính sách kinh tế vĩ mô
Trước hết ta phải nắm được chính sách kinh tế vĩ mô là gì? Chính sách
kinh tế vĩ mô la chính sách của Nhà nước tác động lên tổng thể nền kinh tế
quốc dân nhằm đạt tới các mục tiêu tăng trưởng bền vững của đất nước.
Nhìn chung, nội dung chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước trong
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có thể được xem xét cụ thể ở một
số chính sách cơ bản sau:
- Chính sách đối với các thành phần kinh tế. Nếu trong nền kinh tế kế
hoạch hoá tập trung trước đây, thành phần kinh tế XHCN chiếm vị trí độc
tôn, các thành phần kinh tế khac bị hạn chế và phải cải tạo XHCN thì trong
nền kinh tế thị trường Nhà nước thừa nhận và tôn trọng sự tồn tại của nhiều
thành phần kinh tế là kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu
chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài (Điều 16 Hiến pháp năm 1992 - sửa đổi năm 2001). Tất cả các
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
thành phần kinh tế ấy dù là khác nhau về lợi ích trực tiếp nhưng đều được

coi là những bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, trong
đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng
và là công cụ để Nhà nước thực hiện vai trò định hướng điều tiết vĩ mô nền
kinh tế. Như vậy, chính sách kinh tế nhiều thành phần của Nhà nước nhằm
đạt được 2 mục tiêu là phát huy tiềm năng to lớn của xã hội, xây dựng và
phát triển lực lượng sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật làm nền tảng vững
chắc cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước và định hướng
XHCN cho quá trình phát triển nền kinh tế quốc dân. Chính sách đối với
các thành phần kinh tế được coi là chính sách cốt lõi trong hệ thống chính
sách của Đảng và Nhà nước, nó có ý nghĩa chi phối toàn bộ hoạt động xã
hội khác ở Việt Nam và là điểm nút của mọi khởi động.
- Chính sách tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội. Thông qua
chính sách này, Nhà nước xác định mục đích phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước là “làm cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu
cầu vật chất và tinh thần của nhân dân” (Điều 16 Hiến pháp năm 1992).
- Chính sách thu hút vốn đầu tư. Vốn là yếu tố vật chất quyết định cho
sự phát triển của nền kinh tế thị trường, vì vậy Nhà nước phải chú trọng
thực hiện hang loạt các biện pháp pháp lí và tổ chức thực tiễn để thu hút
vốn đầu tư từ cả trong và ngoài nước. Nhà nước chủ trương phát triển
nhanh và bền vững thị trường chứng khoán để tạo điều kiện thuận lợi cho
sự lưu thông các nguồn vốn trong xã hội. Chính sách này đã tập trung động
viên các nguồn tài chính với quy mô và tốc độ ngày càng cao cho phát triển
kinh tế - xã hội. Khối lượng đầu tư trong các năm gần đây tăng nhanh, tỉ lệ
đầu tư xã hội so với GDP đã tăng từ 15,5% năm 1991 lên 30,9% năm 1997,
năm 1999 có giảm xuống nhưng vẫn đạt 28,4%. Nhà nước đa dạng hoá các
hình thức huy động vốn gắn với chính sách phát triển các thành phần kinh
tế, trong đó vốn trong nước là chủ yếu. Cùng với chính sách thu hút vốn
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
đầu tư nước ngoài, chính sách khuyến khích đầu tư trong nước, việc Nhà

nước tổ chức và tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển các hoạt động
kinh doanh chứng khoán sẽ tạo thuận lợi cho việc luân chuyển tự do và an
toàn của các nguồn vốn trên thị trường, qua đó thúc đẩy nền kinh tế nước
nhà phát triển.
- Chính sách quản lí và sử dụng đất đai. Trên cơ sở chế độ sở hữu toàn
dân và sự quản lí thống nhất của Nhà nước với toàn bộ vốn đất đai, chính
sách đặc thù của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
là Nhà nước tôn trọng và thừa nhận các quyền của người sử dụng đất nhằm
phát huy mọi tiềm năng đất đai, lao động, vốn để phát triển kinh tế, đặc biệt
là sản xuất nông nghiệp, giải quyết thoả đáng các vấn đề kinh tế - xã hội ở
nông thôn. Người sử dụng đất có quyền chuyển nhượng, cho thuê, thế
chấp, để lại thừa kế quyền sử dụng đất phù hợp với các quy định của pháp
luật dân sự và pháp luật đất đai. Đến nay, chính sách đất đai của Nhà nước
cũng đang tiếp tục được sửa đổi và hoàn thiện theo hướng giảm nhẹ các thủ
tục hành chính có lien quan, đảm bảo sự an toàn và thuận lợi cho người sử
dụng đất, đảm bảo sự quản lí của Nhà nước về mục đích sử dụng đất cũng
nhue quyền định đoạt của Nhà nước đối với đất đai với các chính sách khác
của Nhà nước.
- Chính sách hội nhập nền kinh tế quốc tế và khu vực. Đây là một
trong những chính sách lớn và có giá trị vô cùng quan trọng của Đảng và
Nhà nước phù hợp với xu thế tất yếu có tính thời đại của nền kinh tế quốc
dân. Tại Đại hội IX, Đảng tiếp tục khẳng định chính sách của Việt Nam là
chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.Trên cở sở đường lối đối
ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ
quốc tế của Đảng, chính sách hội nhập thể hiện các quan điểm phát huy
nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
hướng XHCN, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ vững an ninh quốc gia, bản sắc
văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái…

Nội dung chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước trong nền kinh tế thị
trường còn được thể hiện ở hang loạt các chính sách như chính sách xuất
nhập khẩu, chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng thuế, chính sách quản lí vĩ
mô về giá cả…
Phương thức ban hành và thực thi chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà
nước cần phải tuân theo những yêu cầu như sau:
- Nhà nước vạch rõ và kiên định những chủ trương lớn căn cứ trên các
mục tiêu của sự nghiệp xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
- Nhà nước xây dựng và hoàn thiện chiến lược phát triển, các định
hướng phát triển cho các ngành, vùng, các lĩnh vực kinh tế của đất nước.
- Chính sách kinh tê vĩ mô phải được dựa trên nền tảng luật pháp vững
chắc, nghĩa là hệ thống pháp luật thể hiện được “linh hồn” của chính sách
nhưng cũng đảm bảo tính khả thi và hiệu qủa cho các chính sách.
b/Nhà nước kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân
Bản chất của quan hệ kinh tế quyết định nội dung và phương thức hoạt
động của Nhà nước trong kế hoạch hoá của Nhà nước có tính đặc thù thích
ứng với yêu cầu của các mô hình kinh tế đó.
Nội dung hoạt động kế hoạch háo nền kinh tế quốc dân của Nhà nước
là sự cụ thể hoá những quyết định chiến lược, đảm bảo thực hiện hoá mục
tiêu đề ra trong chính sách của Nhà nước.Trên cơ sở phân tích và dự báo về
thị trường một cách khoa học, Nhà nước cụ thể hoá nôij dung của các mục
tiêu chiến lược theo các bước đi, với những biện pháp thích hợp. Kế hoạch
kinh tế vĩ mô của Nhà nước nhằm phối hợp các hành vi của các chủ thể
kinh tế, tác động đến quyết định cụ thể trong hoạt động kinh doanh của họ.
Kế hoạch của Nhà nước nhằm phối hợp các hành vi của toàn bộ nền kinh tế
quốc dân, góp phần tạo sức cạnh tranh chung của nền kinh tế quốc dân trên
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
thương trường quốc tế…Vì vậy, kế hoạch vĩ mô của Nhà nước được coi là
công cụ cơ bản để định hướng phát triển nền kinh tế quốc dân, bảo đảm sự

tăng trưởng và phát triển bền vững của đất nước.
Những năm qua, theo quá trình phát chuyển đổi chức năng kinh tế của
Nhà nước, công tác kế hoạch hoá ở Việt Nam cũng đổi mới theo những nội
dung thích hợp. Cụ thể là Nhà nước thực hiện việc giảm mạnh mẽ hệ thống
chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh, tạo điều kiện chủ động sản xuất kinh doanh
cho các thành phần kinh tế. Đặc biệt, việc tổ chức điều hành kế hoạch được
thay đổi sang phương thức mới như thong tin hướng dẫn thay vì giao sổ
kiểm tra như trước đây, điều hành kế hoạch trong tổng thể hệ thống công
cụ gồm chính sách, pháp luật, kế hoạch, sử dụng hệ thống tính toán kế
hoạch theo thong lệ quốc tế. Nhà nước cũng đã chuyển trọng tâm của công
tác kế hoạch sang xây dựng và thựuc thi kế hoạch phát triển nền kinh tế
quốc dân đồng thời tổ chức laij cơ quan kế hoạch các cấp. Bên cạnh đó,
Nhà nước Việt Nam còn đề ra các kế hoạch hang năm, kế hoạch 5 năm,
hoặc những kế hoạch được thể hiện dưới nhiều hình thức như chương trình
mục tiêu, quy hoạch, dự án…để tập trung giải quyết nhiều vấn đè bức xúc
kinh tế, xã hội đất nước trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch
hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường, nhất là vấn đề việc làm cho người
lao động.
Phương thức hoạt động kế hoạch háo của Nhà nước là tổng hợp các
hình thức phương pháp hoat động kế hoạch hoá cũng như phạm vi, mức độ
sử dụng kế hoạch. Nếu như với nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, kế
hoạch của Nhà nước là kế hoạch với hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết và
chặt chẽ và là công cụ tuyệt đối vừa điều chỉnh kinh tế vi mô vừa điều
chỉnh vĩ mô, thì với nền kinh tế thị trường, kế hoạch có tính chất khác hẳn.
Nền kinh tế thị trường không loại bỏ kế hoạch, mà chỉ chuyển đổi từ kế
hoạch pháp lệnh sang kế hoạch định hướng, lúc này kế hoạch không còn
Website: Email : Tel : 0918.775.368

×