MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
PHẦN NỘI DUNG 4
I. KHÁI NIỆM CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ: 4
i. Khách thể của các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế: 4
ii. Mặt khách quan của các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế 5
iii. Chủ thể của tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế 5
iv. Mặt chủ quan của tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế 5
v. Chính sách hình sự và đường lối xử lý đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý
kinh tế 6
II. KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ KHI NGHIÊN CỨU HỒ SƠ VỤ ÁN XÂM PHẠM
TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ 6
I.1. Mục đích nghiên cứu hồ sơ vụ án: 6
I.2. Yêu cầu nghiên cứu hồ sơ vụ án: 7
I.3. Phương pháp nghiên cứu hồ sơ vụ án: 9
PHẦN KẾT LUẬN 20
HV: Nguyễn Văn Kha – SBD: LS 8.2MN-101 – Lớp A Tiểu luận hình sự
LỜI MỞ ĐẦU
Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự là một kỹ năng không thể
thiếu đối với luật sư trong quá trình hành nghề của mình đối với việc tranh
tụng trong các vụ án hình sự. Ngoài các kỹ năng nghiên cứu các hồ sơ vụ
án nói chung, khi nghiên cứu các hồ sơ vụ án đặc trưng khác nhau thì luật
sư cũng phải có thêm những kỹ năng nghiên cứu tương ứng với đặc trưng
đó. Không ít người cho rằng, nếu đã am hiểu kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ
án hình sự thì đương nhiên luật sư sẽ có khả năng nghiên cứu hồ sơ đối với
tất cả các vụ án hình sự. Điều đó thật là sai lầm và thật là nguy hiểm nếu
một luật sư không hiểu rõ được tầm quan trọng, đặc trưng, dấu hiệu, bản
chất của các loại vụ án hình sự khác nhau. Ví dụ như, các tội xâm phạm an
ninh quốc gia; các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự
của con người; các tội xâm phạm sở hữu …
Bộ luật hình sự 1999 đã phân ra 14 loại tội phạm khác nhau, quy
định từ Chương XI đến Chương XXIV. Trong các loại tội phạm đó, thì các
tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế được cho là một trong những loại tội
được Nhà nước ta đặc biệt trú trọng quan tâm vì các tội xâm phạm trật tự
quản lý là những hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm hại nền kinh tế quốc
dân, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của
các tổ chức, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân thông qua hành vi vi
phạm các quy định của Nhà nước về quản lý nền kinh tế.
Trong xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới hiện nay thì các tội
xâm phạm trật tự quản lý kinh tế ngày càng được luật sư quan tâm nhiều
hơn. Chính vì vậy, “Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án xâm phạm trật tự
quản lý kinh tế” là một kỹ năng không thể thiếu đối với một luật sư có ý
định trở thành một luật sư giỏi trong lĩnh vực tranh tụng các vụ án hình sự
liên quan đến trật tự quản lý kinh tế. Như vậy, “Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ
Kỹ năng của luật sư khi nghiên cứu hồ sơ vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế Trang 2
HV: Nguyễn Văn Kha – SBD: LS 8.2MN-101 – Lớp A Tiểu luận hình sự
vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế” là kỹ năng như thế nào? Chúng
ta hãy cùng nhau đi vào tìm hiểu.
Kỹ năng của luật sư khi nghiên cứu hồ sơ vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế Trang 3
HV: Nguyễn Văn Kha – SBD: LS 8.2MN-101 – Lớp A Tiểu luận hình sự
PHẦN NỘI DUNG
I. KHÁI NIỆM CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ
KINH TẾ:
Bộ luật hình sự 1999 được ban hành là sự thể chế hóa đường lối của
Đảng, chính sách của Nhà nước ta bằng pháp luật; trong đó Bộ luật hình sự
1999 sửa đổi, bổ sung đã dành chương XVI quy định về các tội xâm phạm
trật tự quản lý kinh tế nhằm góp phần thực hiện tốt phương hướng, nhiệm
vụ, kế hoạch phát triển mà Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX đã đề ra.
Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là những hành vi nguy hiểm
cho xã hội xâm hại đến nền kinh tế quốc dân, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây
thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của các tổ chức, quyền và lợi ích hợp
pháp của công dân thông qua hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước
về quản lý nền kinh tế
i. Khách thể của các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế:
Chương các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế gồm có 35 Điều (từ
Điều 153 đến Điều 181c) quy định về các tội phạm khác nhau nhằm
bảo vệ các quan hệ kinh tế của nước ta trong thời kỳ đổi mới. Các tội
xâm phạm trật tự quản lý kinh tế xâm phạm đến các quan hệ xã hội
bảo đảm cho sự ổn định và phát triển nền kinh tế quốc dân. Đó là chế
độ quản lý, điều hành toàn bộ nền kinh tế của Nhà nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, quyền và lợi ích của Nhà nước, của các tổ
chức kinh tế, quyền và lợi ích, tính mạng, sức khỏe của người tiêu
dùng… được thể chế hóa trong những quy định pháp luật của Nhà
nước.
Kỹ năng của luật sư khi nghiên cứu hồ sơ vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế Trang 4
HV: Nguyễn Văn Kha – SBD: LS 8.2MN-101 – Lớp A Tiểu luận hình sự
ii. Mặt khách quan của các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
Mặt khách quan của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế được
thể hiện ở hành vi cố ý vi phạm các quy định của Nhà nước về quản
lý kinh tế ở các mức độ khác nhau với mục đích vụ lợi. Hành vi
phạm tội được thực hiện có thể là hành động hoặc không hành động
và đã gây ra hoặc đe dọa gây thiệt hại nền kinh tế quốc dân hoặc cho
từng ngành, lĩnh vực nhất định. Hậu quả có thể ở những mức độ rất
khác nhau (ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc
biệt nghiêm trọng) như: làm rối loạn thị trường, mất cân đối cung
cầu, làm ảnh hưởng xấu đến tới nền sản xuất hàng hóa trên đất nước
ta; thậm chí có những tội phạm còn làm người tiêu dùng thiệt hại
không những cả về vật chất, sức khỏe mà có khi còn nguy hiểm cả
tới tính mạng… Đối với một số tội, hậu quả nghiêm trọng là dấu
hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm.
iii. Chủ thể của tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
Chủ thể của tội phạm này có thể là bất kỳ người nào có năng lực
trách nhiệm hình sự. Trong một số tội, chủ thể phải là người có chức
vụ, quyền hạn nhất định trong các cơ quan, tổ chức kinh tế;
iv. Mặt chủ quan của tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế được thực hiện do lỗi cố ý
trực tiếp hoặc gián tiếp. Khi thực hiện hành vi, người phạm tội đều ý
thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, nhưng vẫn cố ý
thực hiện tội phạm và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc với ý thức để
mặc cho hậu quả xảy ra. Mục đích và động cơ phạm tội chủ yếu là
vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác.
Kỹ năng của luật sư khi nghiên cứu hồ sơ vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế Trang 5
HV: Nguyễn Văn Kha – SBD: LS 8.2MN-101 – Lớp A Tiểu luận hình sự
v. Chính sách hình sự và đường lối xử lý đối với các tội xâm phạm trật tự
quản lý kinh tế
Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, các
quy định trong Chương VI Bộ luật hình sự đã có sự phân định rõ
mức độ nào thì coi là tội phạm và mức độ nào chưa phải là tội phạm,
đồng thời để phân loại tội phạm thành tội phạm ít nghiêm trọng,
nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, cũng như
quy định hình phạt phù hợp với từng hành vi vi phạm cụ thể.
Đối với một số tội phạm gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
như tội buôn lậu; tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực
phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 153, Điều 157 Bộ
luật hình sự); tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân
phiếu giả, công trái giả (Điều 180 Bộ luật hình sự), mức cao nhất của
hình phạt quy định đến chung thân, tử hình. Mặt khác, các tội này
thường nhằm mục đích vụ lợi nên đối với những trường hợp phạm
tội nghiêm trọng, tùy theo hậu quả và mức độ thu lợi bất chính mà
người phạm tội còn có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung như:
phạt tiền, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm
chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
II. KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ KHI NGHIÊN CỨU HỒ SƠ VỤ ÁN
XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ
I.1. Mục đích nghiên cứu hồ sơ vụ án:
Cũng giống như những hồ sơ vụ án hình sự khác, hồ sơ vụ án xâm
phạm trật tự quản lý kinh tế gồm nhiều văn bản, tài liệu được cơ
quan tiến hành tố tụng thu thập trong quá trình điều tra, truy tố, xét
xử và được sắp xếp theo một trật tự nhất định. Nội dung của hồ sơ
chính là nội dung của các văn bản, tài liệu trong hồ sơ vụ án. Mỗi tài
Kỹ năng của luật sư khi nghiên cứu hồ sơ vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế Trang 6
HV: Nguyễn Văn Kha – SBD: LS 8.2MN-101 – Lớp A Tiểu luận hình sự
liệu phản ánh một hoặc nhiều vấn đề của vụ án, xác định việc truy tố
của Viện Kiểm sát truy tố có căn cứ hay không; việc điều tra có đảm
bảo thủ tục tố tụng hay không và tìm những chứng cứ có lợi cho bị
cáo hoặc đương sự để bảo vệ quyền lợi cho họ.
I.2. Yêu cầu nghiên cứu hồ sơ vụ án:
Luật sư phải nghiên cứu toàn diện và đầy đủ các tài liệu, chứng cứ
của vụ án có liên quan đến việc bảo vệ cho bị cáo hoặc đương sự.
Cần tránh tư tưởng chủ quan chỉ đọc những tài liệu mà mình cho là
quan trọng, còn các tài liệu tố tụng, các tập lời khai của những người
tham gia tố tụng khác nhau thì không nghiên cứu. Luật sư cần nghiên
cứu kỹ hồ sơ, đặc biệt là phần hồ sơ liên quan đến bị cáo hoặc đương
sự mà mình bảo vệ. Phải nghiên cứu từng loại tài liệu, sau đó tổng
hợp, so sánh các loại tài liệu, chứng cứ để tìm ra sự liên hệ giữa
chúng; tìm những điểm không hợp lý hoặc có mâu thuẫn giữa các tài
liệu, chứng cứ để xác định sự thật của vụ án. Luật sư cần nghiên cứu
hồ sơ theo một thứ tự hợp lý. Tùy từng loại hồ sơ vụ án, luật sư có
thể nghiên cứu hồ sơ theo thứ tự thời gian xảy ra sự việc (sự việc nào
xảy ra trước nghiên cứu trước, sự việc xảy ra sau nghiên cứu sau).
Nếu bào chữa cho nhiều bị can, bị cáo trong một vụ án, có thể nghiên
cứu xong hồ sơ đối với người này mới nghiên cứu hồ sơ đối với
người khác. Sau khi nghiên cứu, phải lập được hệ thống chứng cứ
của vụ án để làm tiền đề xây dựng đề cương bào chữa cho bị cáo
hoặc bảo vệ quyền lợi cho đương sự.
Tùy theo tính chất và giai đoạn tố tụng của vụ án, luật sư có thể được
cơ quan tiến hành tố tụng cho phép tham khảo hồ sơ vụ án sau khi
kết thúc điều tra hoặc sau khi hồ sơ được chuyển sang tòa án. Việc
luật sư được tạo điều kiện tham gia nghiên cứu hồ sơ sớm sẽ giúp
cho việc tư vấn và bào chữa cho bị can có kết quả hơn, bởi lẽ, nếu
Kỹ năng của luật sư khi nghiên cứu hồ sơ vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế Trang 7
HV: Nguyễn Văn Kha – SBD: LS 8.2MN-101 – Lớp A Tiểu luận hình sự
được nghiên cứu hồ sơ vụ án sớm, luật sư sẽ phát hiện kịp thời
những thiếu sót về tố tụng và có thể kiến nghị ngay những vấn đề
cần được điều tra làm rõ, đối chất, giám định hoặc thực nghiệm điều
tra…
Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, nếu
không được photo, luật sư cần tập trung chú ý vào những vấn đề
sau đây:
- Thứ nhất, việc đầu tiên khi nghiên cứu hồ sơ, luật sư cần phải
kiểm tra tính hợp pháp của các biện pháp và thủ tục tố tụng do cơ
quan tiến hành tố tụng đã tiến hành. Cụ thể là xem xét nội dung
và hình thức của các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt
khám xét, kê biên, niêm phong hiện vật, tài liệu, tài sản… Cần
chú ý sự phù hợp về thời gian, thẩm quyền người ký các quyết
định và sự phê chuẩn của Viện kiểm sát, nội dung của hành vi và
cách thức tống đạt các quyết định này. Trong nhóm các tài liệu,
cần chú ý đến các tài liệu trao đổi của các cơ quan tiến hành tố
tụng, các văn bản yêu cầu điều tra bổ sung, những vướng mắc về
mặt pháp lý thể hiện trong quá trình điều tra.
- Thứ hai, cần nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của
doanh nghiệp trước thời điểm xảy ra vụ án, bao gồm các hồ sơ
pháp nhân (quyết định, giấy phép thành lập, điều lệ, quy chế) và
những yếu tố tác động đến hoạt động của doanh nghiệp về mặt
khách quan và chủ quan (tình hình sản xuất, kinh doanh vào thời
điểm xảy ra vụ án, việc cấp vốn hoặc vay vốn ngân hàng, sự chỉ
đạo của cấp trên, cơ quan chủ quản, tình hình nhân sự và năng lực
trình độ của đội ngũ cán bộ doanh nghiệp …).
- Thứ ba, cần nghiên cứu một cách kỹ lưỡng hệ thống các văn bản
pháp luật điều chỉnh lĩnh vực hoạt động mà vụ án đã xảy ra. Việc
Kỹ năng của luật sư khi nghiên cứu hồ sơ vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế Trang 8
HV: Nguyễn Văn Kha – SBD: LS 8.2MN-101 – Lớp A Tiểu luận hình sự
nghiên cứu này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là trong các
vụ án cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế
gây hậu quả nghiêm trọng, buôn lậu…Luật sư cũng cần chú ý các
các văn bản về kinh tế quy định từ cấp Bộ trở lên mới được coi là
thuộc phạm vi các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế…
chứ không như một số trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng
coi văn bản của Tổng công ty là văn bản pháp luật thuộc loại
“quy định của nhà nước” để làm căn cứ quy kết và định tội danh.
- Thứ tư, nghiên cứu kết quả điều tra thông qua các tài liệu kết quả
giám định, biên bản ghi lời khai với tính chất là các chứng cứ thu
thập theo trình tự luật định. Có nhiều cách ghi chép khác nhau
(ghi tóm tắt nội dung văn bản hoặc ghi chi tiết số văn bản, ngày
tháng, nội dung chi tiết). Luật sư cũng cần chú ý, trong mọi
trường hợp cần phải ghi rõ số bút lục, tập hồ sơ để sau này dễ
dàng và chính xác hơn trong việc viện dẫn chứng cứ.
- Thứ năm, Tìm hiểu các tài liệu về kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh, kết quả nộp ngân sách (các khoản thuế), các thành
tích khen thưởng của doanh nghiệp và cá nhân bị can, các tài liệu
về nhân thân…
I.3. Phương pháp nghiên cứu hồ sơ vụ án:
Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, ngoài việc phải chú ý đến những đặc
trưng và yêu cầu riêng liên quan đến các tội xâm phạm trật tự quản
lý kinh tế như đã nêu ở mục 2.2, luật sư cần phải có các phương pháp
nghiên cứu hồ sơ cụ thể như sau:
Căn cứ vào nhiệm vụ bào chữa, bảo vệ quyền lợi của đương sự trong
từng vụ án cụ thể mà luật sư nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ có liên
quan đến việc bảo vệ bị cáo hoặc đương sự. Thông thường, luật sư
Kỹ năng của luật sư khi nghiên cứu hồ sơ vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế Trang 9
HV: Nguyễn Văn Kha – SBD: LS 8.2MN-101 – Lớp A Tiểu luận hình sự
nghiên cứu bản cáo trạng trước rồi mới nghiên cứu cấc tài liệu thuộc
về nội dung của vụ án. Khi nghiên cứu các tài liệu này, luật sư phải
kiểm tra về thủ tục tố tụng và làm rõ những vấn đề về chứng cứ. Cần
chú ý nghiên cứu các loại tài liệu sau đây:
- Lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự,
bị đơn dân sự, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo;
- Vật chứng;
- Kết luận giám định;
- Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử
Trong khi nghiên cứu hồ sơ kết hợp với việc đọc tài liệu, luật sư phải
ghi chép những vấn đề cần thiết để sử dụng khi bảo vệ cho bị cáo
hoặc đương sự. Nên ghi vắn tắt nội dung sự việc, nếu thấy cần thiết
thì phải trích nguyên văn một đoạn nào đó, ghi rõ bút lục để tiện cho
việc viện dẫn.
Thông thường tài liệu trong hồ sơ vụ án được sắp xếp thành các
nhóm sau sau:
- Nhóm 1: Các tài liệu về khởi tố vụ án, khởi tố bị can;
- Nhóm 2: Các tài liệu về thủ tục trong việc áp dụng, thay đổi, hủy
bỏ biện pháp ngăn chặn;
- Nhóm 3: Các tài liệu về kết quả điều tra không thuộc lời khai của
những người tham gia tố tụng như: Biên bản khám xét, biên bản
thu giữ vật chứng, thông báo kết quả giám định, biên bản nhận
dạng, biên bản thực nghiệm điều tra …
- Nhóm 4: Các biên bản ghi lời khai của người tham gia tố tụng;
- Nhóm 5: Các tài liệu về nhân thân bị can;
- Nhóm 6: Các tài liệu về kết thúc điều tra;
Kỹ năng của luật sư khi nghiên cứu hồ sơ vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế Trang 10
HV: Nguyễn Văn Kha – SBD: LS 8.2MN-101 – Lớp A Tiểu luận hình sự
- Nhóm 7: Các tài liệu về truy tố;
- Nhóm 8: Các tài liệu bổ sung khi hồ sơ chuyển sang Tòa án.
Từ nhóm 1 đến nhóm 6 là các tài liệu do cơ quan điều tra sắp xếp.
Trong những vụ án đồng phạm, các tài liệu ở nhóm 1 và nhóm được
giữ nguyên. Các tài liệu ở nhóm 2, 3, 4, 5 thường được cơ quan điều
tra xếp theo vị trí của các bị can trong vụ án. Bị can có vị trí quan
trọng xếp trước, ít quan trọng xếp sau.
Việc nắm được cách sắp xếp tài liệu trong hồ sơ sẽ giúp luật sư
nghiên cứu một cách toàn diện, không bị bỏ sót. Trường hợp luật sư
chỉ bào chữa cho một hoặc vài bị cáo trong vụ án đồng phạm nhiều
người tham gia thì luật sư có thể nhanh chóng tìm thấy những tập tài
liệu liên quan đến người mình bảo vệ mà không phải đọc tất cả các
tài liệu về hành vi phạm tội của bị cáo khác không có liên quan.
Hồ sơ vụ án hình sự gồm nhiều tài liệu khác nhau, nên luật sư phải
đọc tất cả các tài liệu có liên quan đến việc bảo vệ của mình tránh
trường hợp chỉ chọn để đọc một số tài liệu mà mình cho là quan
trọng, còn các tài liệu khác thì bỏ qua. Nếu làm như vậy, việc đánh
giá chứng cứ của vụ án sẽ không toàn diện vì tình tiết vụ án có khi
lại được chứng minh bởi những chứng cứ trong các tài liệu mà luật
sư không nghiên cứu đến. Mặt khác, từng loại tài liệu trong hồ sơ vụ
án có những đặc điểm riêng, nên luật sư phải chú ý đến đặc điểm của
từng loại tài liệu và ghi tóm tắt nội dung chính của từng loại tài liệu
đã nghiên cứu để làm cơ sở cho việc xây dựng luận cứ bào chữa,
luận cứ bảo vệ và tham gia tố tụng tại phiên tòa.
Khi nghiên cứu hồ sơ đối với bất kỳ một nguồn chứng cứ nào, luật
sư cũng cần phải chú ý tính khách quan của chứng cứ, tính liên quan
của chứng cứ và tính hợp pháp của chứng cứ. Sau khi kiểm tra xong
Kỹ năng của luật sư khi nghiên cứu hồ sơ vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế Trang 11
HV: Nguyễn Văn Kha – SBD: LS 8.2MN-101 – Lớp A Tiểu luận hình sự
thì sơ bộ đánh giá chứng cứ, còn việc đánh giá tổng hợp các chứng
cứ để xác định sự thật của vụ án chỉ được thực hiện khi đã nghiên
cứu hồ sơ vụ án một cách toàn diện đầy đủ
Khi nghiên cứu từng loại tài liệu, luật sư cần chú ý:
II.1.1. Kiểm tra về thủ tục tố tụng
Khi kiểm tra về thủ tục tố tụng, luật sư phải xem hồ sơ có đảm
bảo các thủ tục tố tụng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình
sự hay không. Cần chú ý kiểm tra quyết định khởi tố vụ án,
quyết định khởi tố bị can, biên bản giao quyết định khởi tố bị
can để xác định ngày khởi tố vụ án, ngày khởi tố bị can, ngày
bị can nhận được quyết định khởi tố; kiểm tra các giấy tờ thủ
tục trong việc áp dụng, thay đổi biện pháp ngăn chặn; kiểm tra
về hình thức, các lập biên bản, thẩm quyền ký các biên bản
hoạt động tố tụng… Có thể kiểm tra ngay một số tài liệu trong
tập tài liệu tố tụng của vụ án và kết hợp trong lúc đọc từng tài
liệu để phát hiện có việc vi phạm thủ tục tố tụng hay không.
Nếu thấy có việc vi phạm, phải xem vi phạm đó có ảnh hưởng
đến việc xác định sự thật khách quan của vụ án hay không, có
ảnh hưởng đến quyền, lợi ích tố tụng của người mà mình bào
chữa, bảo vệ hay không. Nếu việc vi phạm thủ tục có ảnh
hưởng đến những vấn đề trên thì đó là vi phạm nghiêm trọng
thủ tục tố tụng, cần phải đề nghị trả hồ sơ điều tra bổ sung.
II.1.2.Đọc bản cáo trạng
Đọc bản cáo trạng để hiểu nội dung vụ án, các hành vi phạm
tội của bị can, yêu cầu giải quyết bồi thường thiệt hại, nếu có.
Khi đọc cần ghi lại hành vi phạm tội của bị can, tội danh, điều
khoản Bộ luật hình sự mà Viện Kiểm sát viện dẫn để truy tố;
Kỹ năng của luật sư khi nghiên cứu hồ sơ vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế Trang 12
HV: Nguyễn Văn Kha – SBD: LS 8.2MN-101 – Lớp A Tiểu luận hình sự
các chứng cứ được Viện Kiểm sát dùng làm căn cứ xác định
tội phạm, người phạm tội; tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm
nhẹ trách nhiệm hình sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
II.1.3.Đọc kết luận điều tra
Để hiểu về diễn biến của tội phạm, các chứng cứ mà Cơ quan
điều tra dùng để chứng minh tội phạm, ý kiến đề nghị giải
quyết vụ án của Cơ quan điều tra.
Ghi lại những hành vi có nêu trong cáo trạng nhưng không đề
cập trong kết luận điều tra. Khi nghiên cứu hồ sơ, luật sư chú ý
tìm xem có tài liệu, chứng cứ để chứng minh có hành vi phạm
tội này hay không. Ghi lại những điểm mâu thuẫn giữa kết
luận điều tra và bản cáo trạng để xác định sự thật vụ án.
II.1.4.Đọc biên bản hỏi cung bị can và các biên bản ghi lời
khai của người tham gia tố tụng, biên bản đối chất
II.1.4.1. Đọc biên bản hỏi cung bị can:
Đọc biên bản hỏi cung bị can xem bị can có nhận
những hành vi nêu trong cáo trạng hay không, tư
tưởng, động cơ, mục đích việc thực hiện hành vi
phạm tội, sự ăn năn hối hận của bị can như thế nào
(nếu bị can nhận tội). Trường hợp bị can không nhận
tội thì nắm được các lý lẽ, chứng cứ mà bị can đưa ra
để bào chữa cho mình.
Đọc các biên bản hỏi cung theo thứ tự thời gian hỏi
cung và ghi lại:
- Hành vi nào bị can nhận như cáo trạng (bút lục
nào);
Kỹ năng của luật sư khi nghiên cứu hồ sơ vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế Trang 13
HV: Nguyễn Văn Kha – SBD: LS 8.2MN-101 – Lớp A Tiểu luận hình sự
- Hành vi nào cáo trạng nêu nhưng bị can không
thừa nhận; các lý lẽ bào chữa của bị can chứng
minh mình không có hành vi đó;
- Hành vi nào ban đầu bị can nhận tội, nhưng sau
đó không nhận nữa (ghi rõ nhận tội ở lời khai
nào, bút lục bao nhiêu).
Kiểm tra về thủ tục tố tụng:
- Biên bản hỏi cung đầu tiên có giải thích quyền và
nghĩa vụ cho bị can không. Đặc biệt lần đầu hỏi
cung bị can là người chưa thành niên, người có
nhược điểm về thể chất hoặc tinh thần, điều tra
viên có giải thích cho bị can biết về việc theo luật
quy định, nếu bị can hoặc người đại diện hợp
pháp của họ không mời người bào chữa thì Cơ
quan điều tra, Viện Kiểm sát hoặc Tòa án sẽ yêu
cầu Đoàn Luật sư cử người bào chữa cho họ và
họ vẫn có quyền thay đổi hoặc từ chối người bào
chữa hay không.
- Biên bản hỏi cung bị can có bị tẩy xóa, sửa chữa
hay không. Nếu bị sửa chữa thì có chữ ký xác
nhận của bị can không.
- Nếu biên bản hỏi cung ghi cả thái độ của bị can
trong lúc trả lời như bị can cúi mặt không trả lời,
lý do không ký biên bản … Như vậy, có thể hình
dung bị can đã có sự đấu tranh trong khi khai báo,
hoặc bị can phản ứng việc làm sai của điều tra
viên.
Kỹ năng của luật sư khi nghiên cứu hồ sơ vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế Trang 14
HV: Nguyễn Văn Kha – SBD: LS 8.2MN-101 – Lớp A Tiểu luận hình sự
Mặc dù thủ tục tố tụng ghi biên bản hỏi cung bị can
chỉ là hình thức, nhưng có nhiều trường hợp, căn cứ
vào thủ tục cũng cho phép đánh giá được nội dung
vụ án.
II.1.4.2. Đọc biên bản ghi lời khai
Đọc biên bản ghi lời khai của người làm chứng để
hiểu rõ việc phạm tội xảy ra có những người nào
biết; họ xác nhận về các tình tiết của sự việc như thế
nào, trên cơ sở đó, luật sư sử dụng khi bảo vệ cho bị
cáo hoặc đương sự.
Phải xác định xem người làm chứng trực tiếp hay
gián tiếp biết được các tình tiết của vụ án; Mối quan
hệ của người làm chứng với bị can, người bị hại;
Điều kiện khách quan của việc tiếp nhận tin tức
(không gian, thời gian của việc tiếp nhận tin tức);
Điều kiện chủ quan tiếp nhận tin tức (tinh thần, tuổi
tác, nghề nghiệp, khả năng tiếp thu thông tin, nhận
thức của người làm chứng…); Nếu nhiều lần khai lại
có nội dung mâu thuẫn nhau, cần tìm nguyên nhân
của sự mâu thuẫn đó.
Thông thường, lời khai báo ban đầu là chính xác về
sự việc; những lời khai sau nếu bổ sung thêm các
tình tiết làm rõ lời khai ban đầu thì đáng tin cậy. Nếu
lời khai sau lại có khác hẳn lời khai ban đầu thì có
thể người làm chứng bị mua chuộc hoặc do nhiều
nguyên nhân khác nhau làm lời khai không chính
xác. Tuy nhiên, cũng có trường hợp, lời khai sau lại
chính xác hơn vì người làm chứng đã nhớ được thực
Kỹ năng của luật sư khi nghiên cứu hồ sơ vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế Trang 15
HV: Nguyễn Văn Kha – SBD: LS 8.2MN-101 – Lớp A Tiểu luận hình sự
chất của sự việc đã xảy ra. Do đó muốn xác định tính
chính xác trong lời khai của người làm chứng phải
đối chiếu với các chứng cứ khác của vụ án.
II.1.4.3. Đọc biên bản ghi lời khai của người bị hại
Đọc lời khai của người bị hại để nắm vững diễn biến
của tội phạm, các hành vi thực hiện tội phạm của bị
can, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra,
quan điểm của người bị hại yêu cầu giải quyết bồi
thường thiệt hại. Khi đọc cần chú ý đối chiếu giữa
lời khai của các lần với nhau xem có sự phù hợp hay
mâu thuẫn; đối chiếu lời khai của người bị hại với lời
khai của bị can, lời khai của người làm chứng xem
có điểm nào phù hợp hay mâu thuẫn, ghi lại những
điểm đó.
II.1.4.4. Đọc biên bản đối chất
Trong vụ án có thể có nhiều biên bản đối chất. Biên
bản đối chất giữa các bị can với nhau, giữa bị can với
người làm chứng, người bị hại, giữa người bị hại với
người làm chứng… Đọc các biên bản này để luật sư
có thêm cơ sở đánh giá những lời khai còn mâu
thuẫn. Nếu biên bản đối chất ghi lời khai của người
đối chất có lợi cho người mình bảo vệ phải ghi lại để
bảo vệ cho họ.
Kỹ năng của luật sư khi nghiên cứu hồ sơ vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế Trang 16
HV: Nguyễn Văn Kha – SBD: LS 8.2MN-101 – Lớp A Tiểu luận hình sự
II.1.5.Đọc biên bản khám xét, khám nghiệm hiện trường,
thu thập vật chứng, biên bản nhận dạng, biên bản thực
nghiệm điều tra…
Kiểm tra thủ tục tố tụng đối với các loại biên bản xem có đúng
quy định của pháp luật không, như có ghi người chứng kiến
không, những đồ vật cần niêm phong có chữ ký của chủ đồ vật
không…
Đối với hoạt động điều tra có mục đích thu thập vật chứng
phải chú ý nơi và cách thức tìm được vật chứng, các đặc điểm
riêng của vật chứng, nắm vững quá trình thu thập vật chứng
(qua khám xét, khám nghiệm hiện trường hay do người nào
mang đến nộp).
So sánh vật chứng với các chứng cứ khác xem phù hợp hay
mâu thuẫn để xác định giá trị chứng minh của nguồn chứng cứ
này.
II.1.6.Đọc kết luận giám định
Kiểm tra các điều kiện cho việc ra kết luận giám định có bảo
đảm không (số lượng, chất lượng các đồ vật, tài liệu gửi đi
giám định).
So sánh kết luận giám định với các chứng cứ khác của vụ án
để đánh giá độ chính xác của kết luận giám định. Nếu thấy kết
luận giám định không có cơ sở đáng tin cậy thì ghi lại và đề
nghị với Tòa án yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định
lại.
Kỹ năng của luật sư khi nghiên cứu hồ sơ vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế Trang 17
HV: Nguyễn Văn Kha – SBD: LS 8.2MN-101 – Lớp A Tiểu luận hình sự
II.1.7.Kiểm tra giấy tờ về lý lịch của bị can
Đọc lý lịch bị can để hiểu về nhân thân của họ. Ghi tóm tắt
hoàn cảnh gia đình, điều kiện sống của họ. Phải đặc biệt chú ý
ghi lại những điểm về nhân thân của bị can sẽ đề nghị với Tòa
án chấp nhận là tình tiết giảm nhẹ hoặc xem xét khi quyết định
hình phạt.
II.1.8.Đọc biên bản giao nhận cáo trạng
Chú ý xem bị can có đồng ý với nội dung của bản cáo trạng
hay không. Nếu không đồng ý thì ý kiến của bị can như thế
nào. Bị can có đưa ra được những chứng cứ gì để bác bỏ một
phần hay toàn bộ nội dung quyết định truy tố hay không.
Thông thường, những bị can đồng ý với nội dung của bản cáo
trạng thì ra phiên tòa sẽ nhận tội, ít phản cung, còn bị can
không chấp nhận nội dung của bản cáo trạng sẽ không nhận tội
và thường thay đổi lời khai. Trường hợp bị can không đồng ý
với nội dung của bản cáo trạng, luật sư cần nghiên cứu kỹ các
chứng cứ khác để xác định sự thật của vụ án và trao đổi với
họ.
II.1.9.Các loại giấy tờ, tài liệu khác
Tùy thuộc vào từng vụ án cụ thể sẽ có những loại giấy tờ tài
liệu khác để làm rõ các tình tiết của vụ án như: các biên bvarn
xác minh của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, các nhận xét và
đề nghị của các cơ quan đoàn thể, các đơn từ khiếu nại và yêu
cầu của những người tham gia tố tụng… Luật sư không được
bỏ qua bất cứ một loại giấy tờ nào nếu có liên quan đến người
mình bảo vệ vì đôi khi một giấy tờ tưởng là bình thường
Kỹ năng của luật sư khi nghiên cứu hồ sơ vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế Trang 18
HV: Nguyễn Văn Kha – SBD: LS 8.2MN-101 – Lớp A Tiểu luận hình sự
nhưng nếu đặt nó trong hệ thống tài liệu chứng cứ của vụ án
thì lại có ý nghĩa chứng minh.
Đối với các vụ án mà bản án bị hủy bỏ để điều tra hoặc xét xử
lại, ngoài các tài liệu về điều tra, truy tố, còn có các tài liệu
khác của Tòa án như: Bản án, quyết định, biên bản phiên
tòa… của Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm.
Luật sư cần phải nghiên cứu kỹ các tài liệu này để có thể bảo
vệ một cách tốt nhất cho thân chủ của mình.
Kỹ năng của luật sư khi nghiên cứu hồ sơ vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế Trang 19
HV: Nguyễn Văn Kha – SBD: LS 8.2MN-101 – Lớp A Tiểu luận hình sự
PHẦN KẾT LUẬN
Tóm lại, kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự là một trong các kỹ năng
rất quan trọng mà luật sư không thể thiếu nếu muốn tranh tụng trước tòa án.
Để có thể hoàn thành tốt vai trò của mình trong các vụ án xâm phạm trật tự
quản lý kinh tế, ngoài việc phải có kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự
nói chung, luật sư cần phải hiểu rõ các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
được quy định trong Bộ luật hình sự như thế nào. Muốn vậy, luật sư cần
phải hiểu rõ mặt khách thể, mặt khách quan, mặt chủ thể, mặc chủ quan,
cũng như chính sách hình sự và đường lối xử lý đối với các tội xâm phạm
trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước ta.
Để có thể nghiên cứu tốt hồ sơ vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, luật
sư trước hết phải có kỹ năng nghiên cứu hồ sơ hình sự nói chung để làm
nên tảng, cơ sở cho việc nghiên cứu hồ sơ các vụ án đặc trưng như như các
tội phạm về ma túy, về an ninh quốc gia, về môi trường … đặc biệt là trong
các vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, luật sư phải chú ý đến những
yêu cầu đặc trưng như đã trình bày tại mục 2.2 trong phần nội dung của
tiểu luận này.
Học viên
NGUYỄN VĂN KHA
Kỹ năng của luật sư khi nghiên cứu hồ sơ vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế Trang 20