Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ ĐÁNH VÀO HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.49 KB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MÍNH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

Đề tài
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ
ĐÁNH VÀO HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU
GV HD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng
Thực hiện: Nhóm 8 Lớp TCDN Đêm 2 -K22
1. Phạm Hoàng Chiến.
2. Nguyễn Thị Như Giang.
3. Hoàng Lê Anh Nguyên.
4. Phạm Thị Nhớ.
5. Cao Hữu Tâm.
6. Nguyễn Thúy Thơ.
Tp. HCM tháng 7/2013
MỤC LỤC
Phân ch chính sách Thuế______________________________________ PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thế giới hiện đại, hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hóa thương mại đã trở thành
một xu thế nổi bật, một quá trình phát triển tất yếu của xã hội loài người. Do sự khác
nhau về điều kiện tự nhiên của các quốc gia; do sự đa dạng hóa về nhu cầu; sự đa dạng
về giá cả, sở thích và nguồn cung cấp đầu vào giữa các quốc gia nên các quốc gia tiến
hành trao đổi hàng hóa và dịch vụ nhằm đem lại lợi ích cho các bên. Tuy nhiên trên
thực tế, không phải quốc gia nào cũng có lợi trong thương mại quốc tế (đặc biệt là các
nước nhỏ). Do đó, họ đặt ra những hạn chế lên dòng chảy hàng hóa trong thương mại
giữa các nước. Về mặt lịch sử thuế nhập khẩu là một hình thức hạn chế ngoại thương
quan trọng nhất. Ngày nay, có nhiều loại rào cản thương mại khác (phi thuế quan) như:
hạn ngạch nhập khẩu (quotas), các rào cản kỹ thuật, các biện pháp liên quan đến đầu tư
nước ngoài, các biện pháp quản lý hành chính, các biện pháp bảo vệ thương mại tạm
thời…
Tại Việt Nam, năm 1986, lần đầu tiên sau ngày thống nhất đất nước, Chính phủ Việt


Nam thông qua một chiến lược cải cách kinh tế tổng thể gọi là "Đổi Mới” nhằm
chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế theo định hướng thị
trường. Trong lộ trình này, Việt Nam đã tiến hành tự do hóa thương mại, phá giá tỷ giá
để hỗ trợ xuất khẩu, và bắt tay thực hiện một chính sách tái hội nhập kinh tế khu vực
và quốc tế. Đến năm 2013, sau hơn 27 năm hội nhập, về quan hệ hợp tác song phương,
Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia trên thế giới, mở rộng
quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hoá tới trên 230 thị trường của các nước và vùng
lãnh thổ, ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương, gần 60 Hiệp định khuyến
khích và bảo hộ đầu tư, 54 Hiệp định chống đánh thuế hai lần và nhiều Hiệp định hợp
tác về văn hoá song phương với các nước và các tổ chức quốc tế (đáng kể nhất, vào
ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO). Để đáp
____________________________________________________________________________Trang 2
Phân ch chính sách Thuế______________________________________ PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng
ứng các nghĩa vụ thành viên, Việt Nam đã nỗ lực thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các
cam kết (bao gồm: sửa đổi gần như toàn bộ các quy định pháp luật về thương mại đầu
tư) và tích cực tham gia các hoạt động trong khuôn khổ các tổ chức này.
Trong quá trình hội nhập này, Việt Nam đã và đang gặt hái được những thành tựu
trong việc tự do hoá thương mại và mở cửa thị trường. Tuy nhiên, không phải Việt
Nam luôn có lợi trong quá trình hội nhập này. Chính phủ Việt Nam luôn đứng trước
những lựa chọn khó khăn là vừa đảm bảo lộ trình cắt giảm thuế khi hội nhập, vừa có
thể tối đa hóa nguồn thu ngân sách từ thuế; vừa bảo hộ được ngành sản xuất trong
nước và tối đa hóa lợi ích quốc gia. Đề tài “PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH
SÁCH THUẾ ĐÁNH VÀO HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU” với kết cấu gồm 2
phần chính:
+ Phần 1: Cơ sở lý luận chung của của thuế xuất nhập khẩu
+ Phần 2: Liên hệ thuế xuất nhập khẩu tại việt nam.
Sẽ đi vào giải quyết được một số nội dung như:
 Xem xét, nghiên cứu, phân tích tác động của thuế đánh vào hoạt động xuất nhập
khẩu trên 3 nhóm đối tượng: Người tiêu dùng, Người sản xuất, Chính phủ như
thế nào?

 Xem xét thực trạng thuế Xuất nhập khẩu tại Việt Nam. Trong lộ trình cắt giảm
thuế khi hội nhập, để đảm bảo không có sự đánh đổi lớn giữa thiệt hại về nguồn
thu ngân sách và quá trình bảo hộ nền sản xuất trong nước, liệu chính phủ có thể
gia tăng các loại thuế nội địa, hay các biện pháp phi thuế quan hay không?
 Ngoài ra, đề tài cũng đánh giá và hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu
Việt Nam trong điều kiện hội nhập với kinh tế thế giới.
____________________________________________________________________________Trang 3
Phân ch chính sách Thuế______________________________________ PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng
PHẦN 1: LÝ LUẬN CHUNG CỦA THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU
1. Khái niệm
Thương mại quốc tế đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử loài người và ngày càng phát triển
mạnh cùng với sự phát triển của công nghiệp hoá, giao thông vận tải, toàn cầu hóa,
công ty đa quốc gia và xu hướng thuê nhân lực bên ngoài. Hàng hóa được phép giao
thương xuyên biên giới giữa các quốc gia đã làm xuất hiện thuế xuất khập khẩu.
Thuế Xuất khẩu, thuế Nhập khẩu hoặc thuế quan (là tên gọi chung để gọi 2 loại) là loại
thuế thu vào hàng hóa được phép giao thương qua biên giới các quốc gia, nhóm quốc
gia, hình thành và gắn liền với hoạt động thương mại quốc tế. Thuế nhập khẩu là thuế
đánh vào hàng hóa nhập khẩu, còn thuế xuất khẩu là thuế đánh vào hàng hóa xuất
khẩu.
Thuế Xuất khẩu, thuế Nhập khẩu áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua
cửa khẩu, biên giới; hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới và hàng hóa mua
bán trao đổi khác được coi là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hóa từ thị trường
trong nước bán vào các khu phi thuế quan và ngược lại.
2. Đặc điểm, Bản chất
Thuế Xuất khẩu, thuế Nhập khẩu là loại thuế gián thu. Do đó tác động trực tiếp đến giá
cả hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu. Thật vậy, đối với hàng nhập khẩu, tác động đến
giá cả hàng hóa của thuế nhập khẩu ngoài việc thực hiện mục tiêu bảo hộ của nhà nước
hay tạo khoản thu cho ngân sách nhà nước, còn tạo nên tác động dây chuyền đến giá cả
hàng hóa sản xuất hay dịch vụ trong nước có sử dụng đến hàng nhập khẩu (như linh
kiện lắp ráp, nguyên vật liệu, nhiên liệu…) Tác động này có khả năng gây ảnh hưởng

tiêu cực đến giá cả hàng hóa hay dịch vụ trong nước, làm nền kinh tế bất ổn. Do đó,
việc sử dụng thuế xuất- nhập khẩu của nhà nước cần linh hoạt về thuế suất và kết hợp
____________________________________________________________________________Trang 4
Phân ch chính sách Thuế______________________________________ PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng
với các loại thuế nội địa, các công cụ kinh tế khác, để thực hiện mục tiêu bình ổn và
tăng trưởng kinh tế. (Tác động này sẽ được phân tích cụ thể hơn trong phần tiếp theo,
dưới góc độ của 3 đối tượng: Người tiêu dùng, Người sản xuất, Chính phủ).
Chính sách thương mại của một quốc gia, nhóm quốc gia sẽ ảnh hưởng nhất định đến
khoản thu thuế Xuất Nhập khẩu qua việc thực hiện các cam kết cắt giảm thuế nhập
khẩu hay đối xử ưu đãi về thuế nhập khẩu. Ngược lại, thuế xuất khẩu, nhập khẩu cũng
gây những tác động đáng kể đến hoạt động thương mại quốc tế và tình hình tăng
trưởng kinh tế của một quốc gia.
Nhằm quản lý tập trung, thuế xuất nhập khẩu được tổ chức thu một lần ở khâu xuất
khẩu hay nhập khẩu; áp dụng cho hàng hóa xuất nhập khẩu mậu dịch và phi mậu dịch,
chủ yếu nhằm ngăn chặc các hành vi lợi dụng luật thuế. Tổ chức nhà nước chuyên
trách về thuế xuất-nhập khẩu là hải quan thực hiện công việc kiểm tra, tính và thu thuế.
Tại một số quốc gia, cơ quan chức năng khi tính thuế nhập khẩu cũng tính luôn cả thuế
giá trị gia tăng (VAT) và thuế tiêu thụ đặt biệt (TTĐB) đối với mặt hàng nhập khẩu đó.
3. Tác động kinh tế của Thuế xuất nhập khẩu:
3.1. Thuế Nhập khẩu
Thuế nhập khẩu là thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu và có thể được minh họa: Thuế
nhập khẩu = Thuế tiêu dùng + Trợ cấp sản xuất nội địa. Do đó, một sự thay đổi trong
thuế nhập khẩu sẽ có những tác động lên người tiêu dùng, người sản xuất và nguồn thu
ngân sách của chính phủ.
 Trong nền kinh tế nhỏ:
(chỉ có đường cung hàng xuất vào nước mình co giãn hoàn toàn)
____________________________________________________________________________Trang 5
Phân ch chính sách Thuế______________________________________ PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng
Đồ thị trên chỉ ra tác động của thuế nhập khẩu trong nền kinh tế nhỏ
• Khi thực hiện thương mại tự do cân bằng thị trường như sau: người tiêu dùng

muốn mua một số lượng Qd hàng hoá ở mức giá thế giới (tại điểm D) trong khi
những nhà sản xuất trong nước chỉ sản xuất một số lượng Qs ở mức giá thế giới
(tại điểm A). Bằng cách nhập khẩu phần thiếu hụt (chênh lệch giữa Qd và Qs) ở
mức giá thế giới, người tiêu dùng có thể thoả mãn toàn bộ nhu cầu ở mức giá
này. Khi thương mại tự do, thì người tiêu dùng được hưởng lợi nhất.
• Khi có thuế nhập khẩu cân bằng thị trường như sau: giá hàng hoá trong nước bị
tăng lên đến mức bằng giá thế giới cộng với thuế nhập khẩu kích thích những
nhà sản xuất trong nước sản suất thêm, đẩy sản lượng sản xuất trong nước từ Qs
lên Qs'. Tuy nhiên do giá tăng nên cầu của người tiêu dùng bị kéo từ Qd xuống
Qd'. Rõ ràng việc giá bị đẩy lên cao đã làm cho người tiêu dùng phải trả thêm
một khoản tiền bằng diện tích của hình chữ nhật CEGH để mua số lượng hàng
Qd'. Khoản trả thêm này một phần (bằng diện tích hình BCEF) được chuyển cho
chính phủ dưới dạng thuế nhập khẩu thu được, một phần (bằng diện tích hình
____________________________________________________________________________Trang 6
Phân ch chính sách Thuế______________________________________ PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng
AFGH) được chuyển thành lợi nhuận của nhà sản xuất trong nước do vậy hai
phần này không làm thiệt hại lợi ích tổng thể của quốc gia. Tuy nhiên phần diện
tích hình ABF đã bị mất trắng, đây chính là tổn thất của xã hội để chi phí cho sự
yếu kém của những nhà sản xuất trong nước. Diện tích hình ECD lại là một tổn
thất nữa khi độ thoả dụng của người tiêu dùng bị giảm sút: thay vì có thể tiêu
thụ Qd hàng hoá, do có thuế nhập khẩu họ chỉ có thể tiêu dùng Qd' mà thôi.
Tóm lại, thuế nhập khẩu dẫn đến cả thu nhập chuyển giao từ người tiêu dùng sang
chính phủ và nhà sản xuất trong nước đồng thời gây tổn thất lợi ích ròng của toàn xã
hội. Do những tác động ấy, nó khuyến khích sản xuất phi hiệu quả trong nước, làm cho
người tiêu dùng giảm sút độ thỏa dụng do phải tiêu dùng ít đi nhưng nó tạo ra nguồn
thu cho chính phủ.
 Trong nền kinh tế lớn:
(đường cung hàng hóa trong nước và cung hàng hóa cho thế giới)
____________________________________________________________________________Trang 7
Phân ch chính sách Thuế______________________________________ PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng

Khi thực hiện thương mại tự do:
Khi có thuế:
____________________________________________________________________________Trang 8
Phân ch chính sách Thuế______________________________________ PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng
• Tác động giá cả:
+ Giá trong nước gồm thuế nhập khẩu tăng → Lượng cung trong nước tăng và
Lượng cầu trong nước giảm → Lượng nhập khẩu còn Q
T
.
+ Người xuất khẩu, xuất khẩu ít đi → giá xuất khẩu giảm từ p
W
về p’
W
.
• Tác động phân phối/phúc lợi:
+ Thặng dư người sản xuất PS tăng bằng vùng (a) ; chính phủ thu được bằng
vùng (c+e); Thặng dư người tiêu dùng CS giảm bằng vùng (a+b+c+d)
+ Phúc lợi chuyển từ người tiêu dùng sang người sản xuất trong nước và chính
phủ trong nước, giá trị phúc lợi ròng (Net Welfare) = (+ e – b – d) với e là
lợi ích của nhà nhập khẩu (terms of trade gain for importer).
• Giá do người tiêu dùng trong nước trả tăng lên, giá mà người sản xuất nước
ngoài nhận được giảm xuống.
+ Vùng a là phần giá trị chuyển từ người tiêu dùng trong nước sang người sản
xuất trong nước.
+ Vùng b và d là mất trắng, phản ánh sự sản xuất và tiêu dùng kém hiệu quả.
+ Vùng c là phần giá trị chuyển từ người tiêu dùng trong nước sang chính phủ.
+ Vùng e là phần giá trị chuyển từ người sản xuất nước ngoài cho chính phủ
trong nước.
____________________________________________________________________________Trang 9
Phân ch chính sách Thuế______________________________________ PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng

• Phân phối gánh nặng thuế nhập khẩu
+ Một phần thuế nhập khẩu chuyển về đằng trước vào người tiêu dùng trong
nước.
+ Phần còn lại của thuế nhập khẩu chuyển ngược đằng sau vào người sản xuất
nước ngoài.
Bảo hộ nền sản xuất trong nước
Như các phân tích ở trên, việc đánh thuế nhập khẩu ngoài việc đảm bảo nguồn thu cho
ngân sách, nó còn hàm ý bảo hộ sản xuất nội địa. Thuế suất theo biểu do chính phủ quy
định gọi là Suất bảo hộ danh nghĩa (NRP). Bên cạnh suất bảo hộ danh nghĩa, cần xem
xét tác động thực của sự bảo hộ sản xuất nội địa. Từ đó xuất hiện khái niệm Suất bảo
hộ hiệu dụng (ERP) là % tăng, giảm giá trị gia tăng trong nước gây ra bởi thuế nhập
khẩu so với giá trị gia tăng thế giới, hay % tăng, giảm giá trị gia tăng nội địa khi có
thuế nhập khẩu.
ERP được xác định theo công thức sau:
Giá Trị Gia Tăng ban đầu có thể được xác định theo hai loại giá:
+ Giá thế giới (không có thuế nhập khẩu)
+ Giá trong nước (bao gồm cả thuế nhập khẩu)
Theo đó, có hai loại ERP:
+ ERP theo giá thế giới (ERP
W
)
+ ERP theo giá thị trường nội địa (ERP
D
)
3.2. Thuế Xuất khẩu
Thuế xuất khẩu là loại thế đánh vào những mặt hàng mà Nhà nước muốn hạn chế xuất
khẩu vì lợi ích quốc gia như bảo vệ nguồn lực sản xuất trong nước, nhất là những sản
phẩm thô được khai thác để xuất khẩu như: khoáng sản, dầu mỏ. Thuế Xuất khẩu sẽ có
những tác động:
____________________________________________________________________________Trang 10

Phân ch chính sách Thuế______________________________________ PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng
Tác động tích cực:
• Thuế xuất khẩu làm tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
• Bình ổn giá một số mặt hàng trong nước. Khi giá thế giới cao hơn giá trong nước
ở một mặt hàng nào đó, doanh nghiệp thường có nhu cầu xuất khẩu để tăng lợi
nhuận. Do đó nguồn cung trong nước giảm, giá cả có khuynh hướng tăng lên kịp
với giá thế giới. Khi đánh thuế xuất khẩu sẽ làm giảm lượng hàng xuất khẩu, góp
phần tăng cung trong nước, bình ổn giá cả.
• Thuế xuất khẩu làm hạn chế xuất khẩu quá mức những mặt hàng khai thác từ tài
nguyên thiên nhiên quý hiếm (khoáng sản, dầu mỏ), gây mất cân bằng sinh thái,
gây ô nhiễm môi trường, những mặt hàng ảnh hưởng tới an ninh lương thực quốc
gia nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia. Bảo vệ nguồn cung trong nước của một số mặt
hàng. Bình ổn các mặt hàng thiết yếu trong nước.
• Thuế xuất khẩu cũng góp phần hạn chế xuất khẩu nhằm giảm xung đột thương
mại với nước khác. Thông thường, quốc gia nào cũng muốn xuất khẩu nhiều hơn
nhập khẩu, do đó nhu cầu giao thương giữa các nước được cân nhắc rất kỹ. Vì lợi
thế so sánh nên một nước có thể xuất khẩu nhiều mặt hàng này sang nước khác
nhưng lại phải nhập khẩu mặt hàng kia từ nước mà quốc gia đó xuất khẩu. Do đó,
để bảo vệ doanh nghiệp trong nước, các Chính Phủ thường đe dọa sẽ trả đũa nước
xuất khẩu. Điều này, bắt buộc chính Phủ nước xuất khẩu phải đánh thuế xuất
khẩu hay hạn ngạch xuất khẩu.
• Nâng giá mặt hàng nào đó trên thị trường quốc tế (đối với nước lớn và chiếm tỷ
trọng chi phối trong sản xuất mặt hàng đó) giúp tăng giá trị thặng dư cho người
sản xuất trong nước.
Tác động tiêu cực:
• Thuế xuất khẩu tạo nên bất lợi cho khả năng xuất khẩu của quốc gia do nó làm
cho giá cả của hàng hoá bị đánh thuế vượt quá giá cả trong nước làm giảm sản
lượng hàng hoá xuất khẩu, đặc biệt là đối với nước nhỏ. Điều đó có thể làm giảm
lượng khách hàng ở nước ngoài do họ sẽ cố gắng tìm kiếm các sản phẩm thay thế.
____________________________________________________________________________Trang 11

Phân ch chính sách Thuế______________________________________ PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng
Tuy nhiên, nếu khả năng thay thế thấp, thuế quan xuất khẩu sẽ không làm giảm
nhiều khối lượng hàng hóa xuất khẩu và vẫn mang lại lợi ích đáng kể cho nước
xuất khẩu.
• Thuế xuất khẩu làm giảm sản lượng xuất khẩu, điều này dẫn đến các nhà sản xuất
thu hẹp quy mô sản xuất dẫn đến tình trạng thất nghiệp gia tăng, ảnh hưởng đến
đời sống kinh tế xã hội.
• Một mức thuế xuất khẩu cao và duy trì quá lâu có thể làm lợi cho các đối thủ cạnh
tranh dựa trên cơ sở cạnh tranh về giá cả. Thuế xuất khẩu làm tăng giá của hàng
xuất khẩu do đó giảm tính cạnh tranh của hàng hóa đó trên trường quốc tế. Đồng
thời nó cũng không khích lệ các nhà sản xuất trong nước áp dụng tiến bộ khoa
học, kỹ thuật và công nghệ để tăng năng xuất, chất lượng và giảm giá thành.
4. Thuế Xuất Nhập khẩu trong xu thế hội nhập
Trong phần 3 của đề tài này, chúng tôi đã phân tích khá cụ thể về những tác động của
thuế xuất nhập khẩu đến: Chỉnh phủ, Người tiêu dùng, Người sản xuất của một quốc
gia trong một nền kinh tế nhỏ, hay một nền kinh tế lớn. Bên cạnh những lợi ích, thì cho
dù ở khía cạnh nào đi nữa thuế xuất nhập khẩu luôn gây ra những bất lợi ở một số nền
kinh tế, và một số đối tượng. Do đó, chúng tôi cho rằng chính phủ của một quốc gia
luôn đứng trước lựa chọn khó khăn là: gỡ bỏ các hàng rào mậu dịch (thuế quan và phi
thuế quan) tiến đến tự do hóa thương mại vì những lợi ích như:
+ Giảm bớt các hàng rào mậu dịch, kết quả là chi phí sản xuất giảm, giá hàng hoá
thành phẩm và dịch vụ giảm và cuối cùng là chi phí cuộc sống thấp hơn.
+ Giảm bớt các hàng rào mậu dịch, đem đến cho người tiêu dùng nhiều lựa chọn
hơn, và phạm vi chất lượng rộng hơn để lựa chọn, chất lượng của hàng sản xuất
nội địa có thể nâng lên do chính sự cạnh tranh từ hàng nhập khẩu.
+ Giảm bớt hàng rào thương mại cho phép thương mại tăng trưởng, điều này làm
tăng thu nhập – cả thu nhập quốc dân và thu nhập cá nhân. Thương mại cũng
kích thích tăng trưởng kinh tế tạo ra việc làm.
hay tiếp tục “đóng cửa, thu mình” với chính sách bảo hộ với các lợi ích nhất thời như:
____________________________________________________________________________Trang 12

Phân ch chính sách Thuế______________________________________ PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng
+ Về mặt kinh tế: bảo hộ để bảo vệ ngành công nghiệp non trẻ, đem lại lợi ích cho
các nhà sản xuất trong nước, đảm bảo được công ăn việc làm cho một số nhóm
người lao động nào đó. Tạo nên nguồn tài chính công, hay nguồn thu ngân sách
của chính phủ.
+ Về mặt chính trị: bảo vệ việc làm và ngành công nghiệp, bảo vệ an ninh quốc
gia và cuối cùng là trả đũa.
Cho dù thế nào đi chăng nữa, sự ra đời của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO
(World Trade Organization vào ngày 01/01/1995) nhằm mục đích loại bỏ hay giảm
thiểu các rào cản thương mại để tiến tới tự do thương mại, trong đó quan trọng nhất là
cắt giảm thuế xuất nhập khẩu và tính đến tháng 03/2013 tổ chức này đã có 159 thành
viên/ so với 193 quốc gia trên toàn thế giới thì rõ ràng xu hướng hội nhập và toàn cầu
hóa đang ngày xu thế nổi bật, một quá trình phát triển tất yếu của xã hội loài người
Nhưng chính phủ các quốc gia bằng cách này hay cách khác vẫn bảo hộ nền sản xuất
trong nước. Các biện pháp mà họ có thể sử dụng là: (chúng tôi sẽ có một ví dụ về các
trường hợp này, trong phần tiếp theo của đề tài ở mục liên hệ thực tiễn Việt Nam)
+ Thiết lập các hàng rào phi thuế quan: hạn ngạch nhập khẩu (quotas), các rào cản
kỹ thuật, các biện pháp liên quan đến đầu tư…
+ Đánh thuế nội địa đối với các mặt hàng nhập khẩu bao gồm thuế giá trị gia tăng
(VAT) và thuế tiêu thụ đặt biệt (TTĐB).
____________________________________________________________________________Trang 13
Phân ch chính sách Thuế______________________________________ PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng
PHẦN 2: LIÊN HỆ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM
I TỔNG QUAN VỀ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM
1. Lịch sử, cơ sở pháp lý của Thuế quan tại Việt Nam
Thuế quan ở Việt Nam được cho là xuất hiện từ thời Lý (thế kỷ XI). Đến năm 1945, khi nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời thì Sở thuế quan và thuế gián thu được thành lập. Trong
giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954), đến thời kỳ xây dựng CNXH ở Miền
Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ở Miền Nam thì thuế quan luôn có mối quan hệ mật thiết
với các lực lượng vũ trang, dân quân du kích và các nhiệm vụ cách mạng, trong mỗi giai đoạn

lịch sử có những nét đặc thù riêng.
Năm 1987, Quốc hội khóa VIII đã thông qua Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng mậu
dịch. Đối tượng điều chỉnh là tất cả hàng hoá mua bán, trao đổi với nước ngoài, khi xuất khẩu
hoặc nhập khẩu qua biên giới Việt Nam. Luật này chỉ điều chỉnh quan hệ thu nộp thuế phát
sinh từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng mậu dịch. Do đó có sự phân biệt trong áp dụng
chế độ thu thuế giữa hàng hoá mậu dịch với các loại hàng hoá phi mậu dịch khác.
Năm 1991, 1993, 1998 Quốc hội ban hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế
xuất khẩu, Thuế nhập khẩu của các năm trước đó cho phù hợp với tình hình kinh tế chính trị
của từng giai đoạn lịch sử. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày càng có phạm vi điều
chỉnh rộng hơn so với Luật ban hành các năm trước đó. Năm 2005, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội
khóa XI đã thông qua Luật số 45/2005/QH11. Đây là bộ luật được xem là có nhiều thay đổi để
phù hợp với thông lệ quốc tế khi nước ta đã và đang hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới và
tham gia và ký kết nhiều cam kết, hiệp định quốc tế đặt biệt là tiền đề để Việt Nam gia nhập
WTO (ngày 7/11/2006).
Nhìn chung, trong điều kiện nền kinh tế thế giới phát triển theo xu hướng tự do hóa và hội
nhập thì pháp luật của các nước về thuế quan ngày càng có xu thế hội nhập với các quốc gia
khác trong khu vực và trên phạm vi toàn thế giới. Trong bối cảnh đó, Luật thuế Xuất nhập
khẩu Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.
____________________________________________________________________________Trang 14
Phân ch chính sách Thuế______________________________________ PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng
Các văn bản pháp luật hiện hành điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu:
• Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005.
• Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 06/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu.
• Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu.
• Một số Thông tư hướng dẫn như:
+ Thông tư của Bộ Tài Chính số 113/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005, hướng dẫn thi
hành thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
+ Thông tư của Bộ Thương Mại số 02/2007/TT-BTM ngày 02/02/2007, phân loại chi

tiết nguyên liệu sản xuất, vật tư, linh kiện được miễn thuế nhập khẩu theo quy định
tại khoản 15 điều 16 Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 8/12/2005 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
+ Thông tư của Bộ Tài Chính số 59/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007, hướng dẫn thi
hành thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu,
nhập khẩu.
+ Thông tư của Bộ Tài Chính số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009, hướng dẫn về thủ
tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản
lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
+ Thông tư của Bộ Tài Chính số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010, hướng dẫn về
thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và
quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
+ Thông tư của Bộ Tài Chính số 108/2011/TT-BTC ngày 28/7/2011, sửa đổi, bổ
sung quy định về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng
trong Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.
2. Thực trạng nguồn thu Thuế xuất nhập tại Việt Nam:
Thu ngân sách nhà nước là tiền đề cần thiết để duy trì quyền lực chính trị và thực hiện
các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, có nhiều khoản thu NSNN, tuy nhiên, gánh
nặng thu ngân sách được đặt lên vai ngành thuế. Tại Việt Nam, nguồn thu từ thuế luôn
chiếm từ 85% đến hơn 90% trên tổng thu ngân sách NN trong giai đoạn gần đây (trung
bình là 85.9% trong giai đoạn 2000-2012).
____________________________________________________________________________Trang 15
Phân ch chính sách Thuế______________________________________ PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng
Bảng: Thực trạng thu thuế XNK giai đoạn 2006-2012 (Số tuyệt đối)
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 (*) 2012 (*)
Tổng thu NSNN
279,47
2
315,91
5

416,78
3
442,34
0
558,15
8
595,000 740,500
Tổng thu NS từ Thuế
236,33
1
268,59
4
363,01
9
370,03
3
481,26
2
526,329 674,920
Thu từ hải quan 42,825 60,381 90,922
105,66
4
130,10
0
138,700 153,900
Thuế XNK; Thuế TTĐB
Thu chênh lệch giá hàng
NK
26,280 38,385 59,927 77,040 73,816 80,400 80,500
Thuế GTGT hàng NK 16,545 21,996 30,995 28,624 56,284 58,300 73,400

Đơn vị tính: Tỷ VND; (*) số liệu dự toán
Nguồn: Tổng cục thống kê, Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)
Bảng dự toán ngân sách của Bộ tài chính và Nhóm tự tính toán
Hình: Thực trạng thuế xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn từ năm 2000- 2012
Bảng : Thực trạng thu thuế XNK giai đoạn 2006-2012 (Số tương đối)
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011(*) 2012 (*)
% Tổng thu NS từ Thuế
so với tổng thu NSNN
84.6 85.0 87.1 83.7 86.2 88.5 91.1
% Thu từ hải quan
so với tổng thu NSNN
15.3 19.1 21.8 23.9 23.3 23.3 20.8
% Thu từ hải quan
so với tổng thu Thuế
18.1 22.5 25.0 28.6 27.0 26.4 22.8
Tỷ trọng Thuế XNK; Thuế
TTĐB hàng NK trong Tổng
thu từ Hải quan
61.4 63.6 65.9 72.9 56.7 58.0 52.3
Tỷ trọng Thuế giá trị gia tăng
hàng nhập khẩu trong Tổng
thu từ Hải quan
38.6 36.4 34.1 27.1 43.3 42.0 47.7
Đơn vị tính: Phần trăm (%); (*) số liệu dự toán
Nguồn: Tổng cục thống kê, Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB); Nhóm tự tính toán.
Hình: tỷ trọng và cơ cấu thuế xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2000-2012
____________________________________________________________________________Trang 16
Phân ch chính sách Thuế______________________________________ PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng
Trong các bảng tính toán trên, trong giai đoạn hơn 10 năm qua, nguồn thu từ hải quan
luôn chiếm từ 15% đến 25% trong tổng nguồn thu ngân sách (trung bình là 21% trong

giai đoạn 13 năm từ 2000-2012), ngoài ra nguồn thu từ hải quan cũng chiếm từ 20%
đến 30% trong tổng các nguồn thu từ thuế trong giai đoạn này (trung bình là 24.4% từ
2000-2012). Tuy nhiên, tỷ trọng thu thuế từ hải quan/ tổng nguồn thu thuế/ tổng nguồn
thu NSNN đang có xu hướng giảm trong 4 năm trở lại đây. Bên cạnh đó, phân tích cơ
cấu trong nguồn thu từ hải quan thì thuế xuất nhập khẩu, thuế TTĐB hàng nhập khẩu
và thu chênh lệch giá hàng nhập khẩu luôn chiếm tỷ trọng lớn và gần như gấp đôi so
với nguồn thu từ thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu. Trung bình trong giai đoạn 2000
đến 2013, tỷ trọng của nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu, thuế TTĐB hàng nhập khẩu
và thu chênh lệch giá hàng nhập khẩu luôn ở mức 64.3% trong tổng nguồn thu từ hải
quan, nguồn thu từ thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu chỉ chiếm 35.7%. Tuy nhiên,
trong 4 năm trở lại đây, tỷ trọng này đang giảm dần và có sự dịch chuyển qua nguồn
thu từ thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu.
Tỷ trọng thu thuế từ hải quan/ tổng nguồn thu thuế/ tổng nguồn thu NSNN đang có xu
hướng giảm và có sự dịch chuyển qua nguồn thu từ thuế giá trị gia tăng hàng nhập
khẩu trong tỷ trọng thu thuế từ hải quan có thể do những cam kết gia khi hội nhập kinh
tế quốc tế (đặt biệt là WTO) thì thuế xuất nhập khẩu và việc bảo hộ các mặt hàng sẽ
giảm dần qua các năm từ 2006. Nhưng nguồn thu từ hải quan theo số tuyệt đối vẫn
đang tăng đều. Điều này có thể hiểu là do các mặt hàng được giảm thuế sẽ có lượng
nhập khẩu nhiều hơn nên việc thu thuế nhập khẩu sẽ gia tăng, bên cạnh đó, chính phủ
cũng tăng nguồn thu từ thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặt biệt hàng nhập khẩu sẽ
bù đắp lại phần giảm trong thu thuế nhập khẩu. Bên cạnh đó, việc hội nhập cũng đem
lại nhiều thuận lợi hơn trong xuất khẩu do thị trường được mở rộng.
____________________________________________________________________________Trang 17
Phân ch chính sách Thuế______________________________________ PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng
I. THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HỘI
NHẬP
1. Xu hướng hội nhập của Việt Nam
1.1. Những thành tựu:
Đến năm 2013, sau hơn 27 năm hội nhập, về quan hệ hợp tác song phương, Việt Nam
đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia trên thế giới, mở rộng quan hệ

thương mại, xuất khẩu hàng hoá tới trên 230 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ,
ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương, gần 60 Hiệp định khuyến khích và
bảo hộ đầu tư, 54 Hiệp định chống đánh thuế hai lần và nhiều Hiệp định hợp tác về văn
hoá song phương và đa phương với các nước và các tổ chức quốc tế. Nổi bật, năm
1995, Việt Nam đã gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN); năm 1996,
Việt Nam có bước đột phá về hành động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế là
chính thức tham gia Khu vực thương mại tự do (FTA) ASEAN (AFTA); cũng trong
năm 1996, Việt Nam tham gia sáng lập Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM); đến năm
1998, Việt Nam được kết nạp vào Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương
(APEC). Đến năm 2007, Việt Nam đã có một bước đi quan trọng khi chính thức trở
thành thành viên thứ 150 của WTO sau 11 năm đàm phán.
1.2. Các cam kết
Với tư cách là thành viên của các tổ chức kinh tế quốc tế kể trên, Việt Nam đã và đang
tiếp tục nỗ lực thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các cam kết và tích cực tham gia các hoạt
động trong khuôn khổ các tổ chức này:
Các cam kết trong khuôn khổ WTO
Toàn bộ các cam kết về thuế quan của Việt Nam trong WTO được thể hiện trong Biểu
cam kết về Hàng hoá của Việt nam:
____________________________________________________________________________Trang 18
Phân ch chính sách Thuế______________________________________ PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng
+ Việt Nam cam kết ràng buộc với toàn bộ biểu thuế nhập khẩu hiện hành gồm
10.600 dòng thuế.
+ Thuế suất cam kết cuối cùng có mức bình quân giảm đi 23% so với mức thuế
bình quân hiện hành (thuế suất MFN) của biểu thuế (từ 17,4% xuống còn
13,4%). Thời gian thực hiện sau 5- 7 năm.
+ Trong toàn bộ biểu cam kết, Việt Nam cắt giảm thuế với khoảng 3.800 dòng
thuế (chiếm 35,5% số dòng của biểu thuế).
Bảng: Mức thuế cam kết bình quân theo nhóm ngành hàng chính
Nhóm mặt hàng
Thuế suất cam kết tại thời

điểm gia nhập WTO (%)
Thuế suất cam kết cắt giảm
cuối cùng cho WTO (%)
1. Nông sản 25.2 21.0
2. Cá. sản phẩm cá 29.1 18.0
3. Dầu khí 36.8 36.6
4. Gỗ. giấy 14.6 10.5
5. Dệt may 13.7 13.7
6. Da. cao su 19.1 14.6
7. Kim loại 14.8 11.4
8. Hóa chất 11.1 6.9
9. Thiết bị vận tải 46.9 37.4
10. Máy móc th.bị cơ khí 9.2 7.3
11. Máy móc th.bị điện 13.9 9.5
12. Khoáng sản 16.1 14.1
13. Hàng chế tạo khác 12.9 10.2
____________________________________________________________________________Trang 19
Phân ch chính sách Thuế______________________________________ PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng
Cả biểu thuế 17.2 13.4
Cam kết thuế quan của Việt Nam trong các FTA khu vực
Việt Nam đã tham gia thiết lập FTA với 15 nước trong khung khổ của 6 FTA khu vực
(ASEAN (AFTA); ASEAN – Trung Quốc; ASEAN- Hàn Quốc; ASEAN – Nhật Bản;
ASEAN – Australia & New Zealand; ASEAN - Ấn độ)…
Về mức độ tự do hoá: cơ bản là cao hơn mức cam kết gia nhập WTO của Việt Nam.
Trong đó. khoảng 90% số dòng thuế (tính theo dòng thuế của kim ngạch nhập khẩu)
với khung thời gian thực hiện cắt giảm xuống 0% trong vòng 10 năm, có một số ít tỉ lệ
dòng thuế được phép linh hoạt trong khoảng thời gian kéo dài thêm 2 – 6 năm; Về lộ
trình cắt giảm thuế: việc giảm thuế sẽ được thực hiện theo lộ trình qui định cho các
bước giảm thuế hàng năm để đạt mức thuế suất cuối cùng theo cam kết.
1.3. Các tác động

Sức ép đối với DN trong nước
Việc tham gia ngày càng sâu hơn vào quá trình hội nhập sẽ có nhiều ảnh hưởng đến
ngành sản xuất trong nước do các biện pháp bảo hộ sẽ bị cắt giảm trong thời gian kéo
dài từ 5-7 năm sau khi gia nhập WTO và 10-12 năm theo các cam kết trong các hiệp
định tự do hoá thương mại (FTA). Điều này sẽ có ảnh hưởng đáng kể tới sản xuất trong
nước nếu không có những biện pháp điều chỉnh vì các nước đối tác đều có thế mạnh về
sản xuất và xuất khẩu. Việc giảm thuế suất các mặt hàng thành phẩm và cắt giảm có
mức độ đối với nhiều sản phẩm trung gian - nguyên vật liệu sẽ thu hẹp sự bảo hộ quá
mức ở một số ngành. Những ngành có mức cắt giảm nhiều nhất là dệt may, thuỷ sản,
hàng chế tạo và máy móc thiết bị thông dụng, ôtô và linh kiện ôtô
Những tác động tới nguồn thu ngân sách
____________________________________________________________________________Trang 20
Phân ch chính sách Thuế______________________________________ PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng
Theo các cam kết WTO, hầu hết các ngành hàng sản xuất trong nước đều phải giảm
bảo hộ bằng cách giảm thuế, mức bảo hộ bằng thuế hiện nay là 30.4% sẽ phải giảm
xuống còn 15.3%. Chỉ riêng việc giảm thuế nhập khẩu theo cam kết WTO cho cả giai
đoạn 5 năm sau khi gia nhập WTO là 300 triệu USD, tương đương 4.800 tỷ đồng.
Trung bình giảm khoảng 1.000 tỷ/năm, khoảng 6-7% số thu thuế nhập khẩu hàng năm.
Bên cạnh đó, dưới tác động gián tiếp của cắt giảm thuế, tính ổn định và bền vững của
thu ngân sách sẽ bị ảnh hưởng. Số thu từ khu vực kinh tế trong nước, nhất là từ các
doanh nghiệp nhà nước sẽ bị ảnh hưởng mạnh do tác động của cạnh tranh quốc tế và
quá trình cải cách doanh nghiệp. Mặt khác, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và những
thay đổi thị trường trong quá trình hội nhập cũng sẽ thay đổi nguồn thu.
Tuy nhiên, việc cắt giảm thuế cũng sẽ dẫn tới việc thúc đẩy gia tăng kim ngạch thương
mại. Các mặt hàng nhập khẩu được giảm thuế sẽ có số lượng nhập khẩu gia tăng. Và
kết quả là sẽ dẫn đến tăng thu thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế tiêu thụ đặc biệt. Nếu
xét cả khía cạnh này thì tác động của việc cắt giảm thuế sẽ thấp hơn.
Những tác động đối với người tiêu dùng
Việc gia nhập WTO đồng nghĩa với việc giảm hàng rào thuế quan, hàng hóa các nước
có cơ hội tràn vào Việt Nam với mức giá cạnh tranh nên người tiêu dùng có cơ hội lựa

chọn hàng hóa tốt hơn với mức giá rẻ hơn.
Ví dụ minh họa về thuế nhập khẩu đối với Ô-tô:
Khi nhắc đến ô-tô, hầu hết mọi người đều hiểu rằng đây là một trong những mặt hàng
được bảo hộ nhiều nhất tại Việt Nam, cũng là mặt hàng chịu nhiều thuế, phí nhất và
cũng là ngành phải chịu áp lực giảm thuế khi hội nhập nhiều nhất. Ví dụ sau sẽ minh
họa về thực trạng này.
Theo thống kê của hiệp hội Vận tải Ô-tô Việt Nam, hiện nay, mỗi chiếc ô-tô (nhập
khẩu) sử dụng ở Việt Nam phải chịu đến năm loại thuế và chín loại phí, gồm: thuế
nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môi
____________________________________________________________________________Trang 21
Phân ch chính sách Thuế______________________________________ PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng
trường; phí trước bạ, phí kiểm định phương tiện, phí cấp biển, phí bảo trì đường bộ, phí
bảo hiểm Vì vậy, giá ô-tô ở Việt Nam cao gấp đôi đến gấp ba, thậm chí có loại gần
gấp bốn lần giá xe các nước trong khu vực và thế giới. Việc thuế tiêu thụ đặc biệt tăng
mạnh từ năm 2009 cũng như việc tăng mạnh phí trước bạ tại hai thành phố lớn là Hà
Nội và Tp. Hồ Chí Minh lên mức 15% đến 20% kể từ đầu năm 2012. Chính sách thuế,
phí đối với ôtô quá cao và thiếu ổn định, mang nhiều màu sắc "tận thu" đã trở thành rào
cản lớn cho sự phát triển ngành ôtô Việt Nam nhiều năm qua.
Theo cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), năm 2013 thuế suất thuế
nhập khẩu ô tô nguyên chiếc với 1 số dòng xe đã được cắt giảm. Lộ trình giảm thuế
nhập khẩu ô tô từ khu vực AFTA: năm 2014 giảm còn 50%, 2015 còn 35%, 2016 còn
20%, 2017 còn 10% và 2018 còn 0%. Theo cam kết của các thành viên AFTA, thuế
nhập khẩu với ô-tô trong khối ASEAN sẽ giảm xuống chỉ còn 0 đến 5% vào năm 2018.
Theo thỏa thuận Hiệp định Thương mại tự do Trung Quốc - ASEAN, (có hiệu lực từ
01/01/2010) Trung Quốc và sáu quốc gia ASEAN (gồm Singapore, Indonexia,
Philippin, Brunay, Thái lan và Malaysia) sẽ chỉ áp thuế suất ở mức 0,1% đến 0,6% đối
với mặt hàng ôtô và phụ tùng ôtô kể từ năm 2010. Các nước còn lại là Việt Nam,
Mianma, Lào và Campuchia sẽ áp dụng các mức thuế này từ năm 2015.
Tại Mỹ, chiếc xe Chrysler có động cơ 2.7, có giá là 18.000 USD. Theo quy định pháp
luật thuế hiện hành, ô tô nguyên chiếc nhập khẩu vào Việt Nam phải chịu ba (03) sắc

thuế: thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng.
Thuế nhập khẩu
Theo biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Thông tư 31/2010/TT-BTC ngày
09/03/2010 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung mức thuế suất thuế nhập khẩu
ưu đãi đối với một số mặt hàng qui định tại Thông tư số 216/2009/TT-BTC ngày
12/11/2009 của Bộ Tài chính quy định mức thuế suất áp dụng cho xe chở người có
dung tích xi lanh trên 2500cc nhưng không quá 3000cc (mã 8703.33.51) là 83%.
____________________________________________________________________________Trang 22
Phân ch chính sách Thuế______________________________________ PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng
Căn cứ khoản 1 Điều 94 Thông tư 79/2009/TT-BTC ngày 20/04/2009 của Bộ Tài
chính, thuế nhập khẩu đối với ô tô sẽ được xác định như sau: Số thuế nhập khẩu phải
nộp = Giá tính thuế nhập khẩu x Thuế xuất nhập khẩu = 18.000 x 83% = 14.940 USD
Thuế tiêu thụ đặc biệt
Tại Điều 7 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 của Quốc Hội ban hành quy
định thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng đối với xe có dung tích xi lanh từ 2000cc
đến 3000cc là 50%.
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Thông tư 64/2009/TT-BTC quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành Nghị định 26/2009/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành Luật thuế
tiêu thụ đặc biệt, thuế tiêu thụ đặc biệt được xác định như sau:
Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp = (Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu) x
Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt = (18.000 + 14.940) x 50% = 16.470 USD
Thuế giá trị gia tăng
Tại khoản 3 Điều 8 Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 của Quốc hội ban hành
quy định mức thuế suất thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với ô tô là 10%.
Tại điểm 2 Điều 7 Thông tư 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài chính
hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế giá trị gia tăng, hướng dẫn thi hành nghị
định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 và Nghị định số 121/2011/NĐ-CP ngày
27/12/2011 của chính phủ:
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp = (Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu +
Thuế tiêu thụ đặc biệt) x thuế xuất thuế giá trị gia tăng = (18.000 + 14.940 + 16.470)

x 10% = 4.941 USD
Như vậy, tổng số thuế bạn phải nộp tại điểm 1, 2, 3 nêu trên đối với chiếc xe là: 36.351
USD. Giá xe khi về Việt Nam: 18.000 USD + 36.351 USD = 54.351 USD (gấp 3 lần
so với giá tại Mỹ)
____________________________________________________________________________Trang 23
Phân ch chính sách Thuế______________________________________ PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng
2. Hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu Việt Nam
Việt Nam tham gia các khu vực thương mại tự do, các diễn đàn hợp tác kinh tế và đặt
biệt là WTO (được 06 năm) và đang ở giai đoạn đầu tiên trong tiến trình hội nhập nền
kinh tế thế giới và do đó còn nhiều vấn đề phải xem xét để các quy định về thuế xuất,
nhập khẩu vừa áp dụng hiệu quả trên thực tế, vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách chính
phủ, vừa bảo hộ được ngành sản xuất trong nước, vừa đảm bảo sự tuân thủ đầy đủ của
Việt Nam trong quá trình thực thi các cam kết. Trong bối cảnh vừa phải chịu sức ép từ
chính sách cải cách kinh tế, Việt Nam cần một số giải pháp sách lược để hoàn thiện
pháp luật thương mại nói chung và pháp luật đối với thuế xuất khẩu, nhập khẩu nói
riêng.
Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu. Cụ thể là:
+ Tiếp tục hoàn chỉnh dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành luật thuế xuất khẩu,
nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn khác.
+ Hệ thống hóa pháp luật theo lĩnh vực thuế xuất khẩu, nhập khẩu; phân tích, so
sánh đối chiếu với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, loại bỏ
những văn bản đã hết hiệu lực, bãi bỏ các văn bản còn mâu thuẫn, chồng chéo;
xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu.
+ Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật để nội luật hóa các điều ước quốc tế,
thực hiện cam kết quốc tế của Việt Nam về thuế xuất nhập khẩu, biểu thuế xuất
nhập khẩu theo lộ trình cam kết WTO. - Cần tăng cường thông tin về chính sách
cắt giảm thuế quan theo lộ trình thực hiện cam kết WTO; ban hành các văn bản
hướng dẫn nghiệp vụ trong các lĩnh vực xác định giá trị hải quan theo các
nguyên tắc của Hiệp định GATT.

Thứ hai, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý điều hành công tác thuế xuất
khẩu, nhập khẩu. Cụ thể là:
____________________________________________________________________________Trang 24
Phân ch chính sách Thuế______________________________________ PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng
+ Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ quản lý nhà nước, trình độ chuyên môn
bằng cách: cập nhật kiến thức pháp luật, hiểu đúng và đầy đủ hệ thống các văn
bản quy phạm có liên quan, nắm vững các thông lệ thương mại quốc tế đặc
biệt là cam kết của Việt Nam về thuế xuất nhập khẩu.
+ Chú trọng khâu tuyển dụng đối với đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực
quản lý, điều hành thuế xuất khẩu, nhập khẩu nhằm mục đích thu hút được
những cán bộ có trình độ chuyên môn, có năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt.
+ Tập trung đầu tư hệ thống trang thiết bị, phương tiện làm việc đáp ứng được với
nhu cầu giải quyết công việc, đảm bảo việc cập nhật thông tin, kiến thức, tin học
hóa công tác quản lý nhà nước
Thứ ba, hoàn thiện hệ thống cơ quan nhà nước tham gia quản lý, điều hành hoạt
động xuất khẩu, nhập khẩu. Cụ thể là:
+ Giảm thiểu những biện pháp quản lý mang tính chất hành chính;
+ Tổ chức kênh đối thoại về xây dựng thể chế giữa các Bộ quản lý chuyên ngành,
các doanh nghiệp để ban hành các văn bản pháp luật phù hợp nhằm tháo gỡ
vướng mắc cho doanh nghiệp
+ Hình thành cơ quan đầu mối giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc nhận
diện và áp dụng các biện pháp tự vệ trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu,
nhập khẩu
+ Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan tham gia quản lý, điều hành hoạt
động xuất khẩu khẩu nhằm mục đích giải quyết kịp thời các vấn đề vướng mắc
phát sinh trong thực tiễn.
Thứ tư, nâng cao ý thức pháp luật cho doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, nhập
khẩu. Cụ thể là:
+ Tăng cường thông tin cho doanh nghiệp về chính sách, pháp luật, đặc biệt trong
các lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, lộ trình cắt giảm thuế quan theo

các cam kết quốc tế của Việt Nam.
____________________________________________________________________________Trang 25

×