MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT………………………………………………………………1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………… ………………2
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU……………………………………………………… 3
3. TỔNG QUAN TÀI LIỆU………………………………………………………… 3
3.1 Tóm tắt các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu……………………… 3
3.1.1 Các khái niệm……………………….………………………… …….3
3.1.2 Thông tin và số liệu liên quan đến tình hình NCBSM……… ………4
3.2 Nghiên cứu đã tham khảo…………………………………………………… 5
3.2.1 Nghiên cứu trên thế giới…… … …………………………….………5
3.2.2 Nghiên cứu trong nước……………… …………………………… 6
3.3 Khung lý
thuyết……………………………………………………………… 8
3.4 Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu………………………………………… 9
4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu………… ………………………… …… 9
4.1 Đối tượng nghiên cứu……………………… ………………………… ….…9
4.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu…………… ………………………….
….10
4.3 Thiết kế nghiên cứu………………
……………………………………… 10
4.4 Cỡ mẫu……… …………………………………………………………… 10
4.5 Phương pháp chọn mẫu……………… …………………………………… 10
4.6 Phương pháp thu thập số liệu……………… …………………………….…11
4.7 Xây dựng bảng biến số……………………
……………………………… 11
4.8 Vấn đề đạo đức nghiên cứu……………………… …………………….……
15
4.9 Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số…….……… 15
5. Dự kiến kết quả, bàn luận, kết luận và kiến nghị……………………………… 17
5.1 Dự kiến kết quả………… ………………………………………………… 17
5.1.1 Thông tin chung về đối tượng……… …………………………… 17
5.1.2 Kiến thức về NCBSM của các bà mẹ có con từ 6-12 tháng…… …….18
5.1.2.1 Kiến thức về NCHTBSM……………………………………….18
5.1.2.2 Thực hành về NCHTBSM ……………………………………21
5.1.3 Mối liên quan giữa một số yếu tố với thực hành NCBSM của các bà
mẹ………………………………………………………………………… 22
5.1.3.1 Yếu tố gia đình……………… ……………………………….22
5.1.3.2 Yếu tố xã hội…………… ……………………………………23
5.2 Dự kiến bàn luận……………………… ……………………………………25
5.3 Dự kiến kết luận……………… …………………………………………….25
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………26
PHỤ LỤC: BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN NGHIÊN CỨU……………………… 27
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BMTE : Bà mẹ trẻ em
CBYT : Cán bộ y tế
ĐTNC : Đối tượng nghiên cứu
NCBSM : Nuôi con bằng sữa mẹ
NCHTBSM : Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ
WHO : Tổ chức Y tế thế giới
1
1. Đặt vấn đề:
Nuôi con bằng sữa mẹ cung cấp sự khởi đầu tốt nhất cho cuộc đời của mỗi trẻ. Nuôi
con bằng sữa mẹ sẽ đảm bảo cho trẻ phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần, đồng
thời hạn chế được một số bệnh như suy dinh dưỡng, bệnh về đường tiêu hóa và hô hấp
cho trẻ. Theo WHO khuyến nghị, trẻ sơ sinh cần được bú sớm trong vòng 1 giờ đầu
sau khi sinh và được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời, sau đó ăn bổ
sung hợp lí nhưng vẫn duy trì bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi. Chế độ dinh dưỡng hợp lí
trong suốt thời gian này sẽ cải thiện sự tăng trưởng và phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ.
Nuôi con bằng sữa mẹ là một chức năng tự nhiên của người mẹ. Vì lợi ích của nuôi
con bằng sữa mẹ, người mẹ cần được sự ủng hộ, giúp đỡ và tạo điều kiện từ gia đình,
xã hội và nơi làm việc của người mẹ đó. Tại Việt Nam, trước đây phần lớn các bà mẹ
đều nuôi con bằng chính dòng sữa của mình trong những tháng đầu tiên của cuộc đời
trẻ. Tuy nhiên, do nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển, người phụ nữ đã tham gia
vào công tác xã hội, phải đi làm sớm, lo lắng đến sắc đẹp của mình, bên cạnh đó, nhiều
loại sữa được quảng cáo trên thị trường với giá trị hấp dẫn…. Vì thế, các bà mẹ đã
không cho con bú bằng sữa mình mà thay vào đó là nuôi con bằng các loại sữa nhân
tạo.
Theo điều tra của Viện dinh dưỡng năm 2009, ở Việt Nam chỉ 55% số bà mẹ cho trẻ
bú ngay trong vòng 1 giờ sau khi sinh và chỉ có 36,5% bà mẹ có ý định cho con bú kéo
dài đến 24 tháng. Điều đáng lo ngại hơn là, chỉ có 10% bà mẹ nuôi con hoàn toàn bằng
sữa mẹ trong 6 tháng đầu trong khi tỷ lệ này ở Campuchia là 65%, trung bình châu Á
là 40% Tại các thành phố lớn, chỉ có 1 trong số 3 bà mẹ cho con bú ngay trong vòng
một giờ đầu sau sinh, trong khi đó tại các vùng nông thôn là 2 trong 3 phụ nữ. Trong
số 43% phụ nữ nói rằng sữa mẹ là nguồn thức ăn chính cho trẻ dưới 6 tháng thì chỉ có
10% trẻ sơ sinh Việt Nam được bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Vậy điều gì khiến
khoảng cách giữa tỉ lệ các bà mẹ hiểu biết lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ và số
trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu cách xa như vậy?[1]
2
Tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành nuôi con
bằng sữa mẹ, tuy nhiên các nghiên cứu đó thường chỉ tập trung vào các bà mẹ đến
khám ở các bệnh viện lớn như bệnh viện Hùng Vương hay các bà mẹ đưa con đến
khám tại bệnh viện Nhi Đồng I. Việc chọn những địa điểm nghiên cứu này thường chỉ
tập trung vào nhóm đối tượng có điều kiện về kinh tế và có nhu cầu tiếp nhận thông tin
mà chưa đi sâu vào nhóm đối tượng khác.
Vì vậy, chúng tôi đã thực hiện đề tài nghiên cứu ''Thực trạng và một số yếu tố liên
quan đến việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có
con từ 6-12 tháng ở quận Cầu Giấy, Hà Nội năm 2014''. Từ đó có cái nhìn bao quát về
vấn đề đang xảy ra tại các thành phố lớn ở Việt Nam và đề ra các giải pháp để giải
quyết tình trạng này nhằm nâng cao sức khỏe của người Việt Nam trong tương lai.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu cụ thể:
2.1. Xác định tỉ lệ bà mẹ có con từ 6 đến 12 tháng tuổi tại thời điểm 30/10/2014 cho
con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu ở quận Cầu Giấy.
2.2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn
trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con từ 6 đến 12 tháng tuổi ở quận Cầu Giấy.
3. Tổng quan tài liệu
3.1. Tóm tắt các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu
3.1.1. Các khái niệm
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tự nhiên cho trẻ nhỏ. Sữa mẹ chứa hàng trăm thành
phần dinh dưỡng và các yếu tố bảo vệ giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể
của bé.
Bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là trẻ được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ, không
được ăn thêm bất cứ thức ăn, nước uống nào khác, kể cả nước lọc (trừ vitamin, vắc xin
và các thứ thuốc cần thiết khác).
Bú sớm là trẻ được bú sữa mẹ trong một giờ đầu ngay sau sinh.
Bú sữa mẹ trong những năm đầu đời bảo vệ trẻ em khỏi nhiễm bệnh, cung cấp
3
nguồn dinh dưỡng lý tưởng, đồng thời rất kinh tế và an toàn. Tuy nhiên nhiều bà mẹ đã
dừng cho con bú quá sớm và cho trẻ chuyển sang ăn sữa ngoài. Thực tế này có thể làm
chậm lại sự phát triển của trẻ em.
3.1.2. Thông tin và số liệu liên quan đến tình hình nuôi con hoàn toàn bằng sữa
mẹ trong 6 tháng đầu.
Lợi ích sức khỏe từ việc nuôi con bằng sữa mẹ ở các nước đang phát triển đạt được
lớn hơn so với các nước phát triển. Ước tính có đến 1,43 đến 1,45 triệu ca tử vong tại
42 nước có tỉ lệ tử vong cao có thể ngăn chặn bằng cách tăng mức độ nuôi con bằng
sữa mẹ. Việc không cho con bú đầy đủ có thể dẫn tới tới 1,4 triệu cái chết của trẻ và 44
triệu trẻ bị khuyết tật ảnh hưởng đến tuổi thọ, tương đương với 10%.[6]
Tại Việt Nam, theo kết quả Điều tra Đánh giá các Mục tiêu Trẻ em và Phụ nữ do
Tổng cục thống kê năm 2011 thì chỉ có 39,7% trẻ được bú sữa mẹ lần đầu tiên trong
vòng một giờ sau khi sinh, trong khi 80% trẻ sơ sinh ở Việt Nam bắt đầu được bú sữa
mẹ trong vòng một ngày sau khi sinh. Tỷ lệ trẻ em được bú sữa mẹ khá cao với 98%.
Khoảng 61,5% số trẻ em mới sinh được cho uống đồ uống ngoài sữa mẹ trong vòng 3
ngày sau khi sinh trước khi ổn định bú sữa mẹ.
Với một tỷ lệ khá cao trẻ em được bú sữa mẹ, hầu như không có sự khác biệt rõ rệt
theo bất kỳ đặc trưng nào của người mẹ. Trong khi đó, nơi sinh, người đỡ đẻ, trình độ
học vấn của người mẹ và mức sống của hộ gia đình là những yếu tố ảnh hưởng mạnh
mẽ đối với việc đứa trẻ có được cho uống đồ uống ngoài sữa mẹ ngay sau sinh trước
khi ổn định bú sữa mẹ. Khoảng 24% trẻ em sinh ra ở nhà được cho uống đồ uống ngoài
sữa mẹ ngay sau khi sinh, trước khi ổn định bú sữa mẹ so với 65% trẻ em sinh ra trong
một cơ sở y tế nhà nước. Chỉ có 17% trẻ em ở Việt Nam dưới 6 tháng tuổi được bú sữa
mẹ hoàn toàn, mặc dù tỉ lệ này tăng so với năm 2009(10%) nhưng vẫn còn thấp hơn rất
nhiều so với khuyến nghị. Cho tới thời kì dưới 6 tháng, tỉ lệ trẻ em được bú sữa mẹ
hoàn toàn xuống rất thấp, chỉ 3%.
Tỉ lệ trẻ em được bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu có sự chênh lệch lớn về mức sống
của hộ gia đình, thành phần dân tộc của chủ hộ và vùng. Trẻ em trong các hộ gia đình
4
có chủ hộ là người dân tộc thiểu số có khả năng được bú sữa mẹ hoàn toàn cao gấp hai
lần những trẻ em trong hộ gia đình có chủ hộ là người Kinh/Hoa (31,9% so với
14,0%). Một trẻ em sống ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc (37,6%) có khả năng
được bú mẹ hoàn toàn cao gấp đôi trẻ sống ở vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền
Trung (14%) hoặc ở vùng Đồng bằng sông Hồng (15,3%). Tương tự, 28% trẻ em sống
trong các hộ gia đình nghèo nhất được bú mẹ hoàn toàn so với 11,2% sống trong các
hộ gia đình giàu nhất.[3]
3.2. Nghiên cứu đã tham khảo
3.2.1. Nghiên cứu trên thế giới
Nghiên cứu cắt ngang của tác giả Chen Weiqi về kiến thức, thái độ, thực hành nuôi
con bằng sữa mẹ hoàn toàn và yếu tố quyết định đến vấn đề nuôi con bằng sữa mẹ ở
Quảng Châu, Trung Quốc được thực hiện năm 2010. Nghiên cứu được thực hiện trên
409 bà mẹ có con từ 6-24 tháng. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ các bà mẹ cho con
bú trong 4 tháng tuổi là 75.6%, chỉ 6.2% trẻ được bú mẹ hoàn toàn, trong khi đó tỉ lệ
trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng chỉ là 2.2%. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng kiến
thức và thái độ về nuôi con bằng sữa mẹ của người mẹ tương đối thấp, và điều này ảnh
hưởng đến việc mẹ có cho con bú hoàn toàn trong 4 tháng đầu hay không. [4]
Một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện với nữ giáo viên trung học tại quận Abha
từ tháng Tư đến tháng Sáu năm 2011.
Có tổng cộng có 384 phụ nữ tham gia nghiên cứu, trong đó có 246 giáo viên tiểu
học (61,1%) , 89 giáo viên trung học cơ sở (23,2%) và 49 giáo viên trung học phổ
thông (12,8%). Có 119 người (31%) bắt đầu cho con bú trong vòng một giờ sau khi
sinh, trong khi bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng chỉ có 32 người (8,3%). Và những lý do
chính được đưa ra khiến họ dừng cho con bú trước khi con được 2 tuổi là sữa mẹ
không đủ 169 người (44%) và các vấn đề liên quan đến công việc 148 người (38,5%).
Chỉ có 33 người tham gia (8,6%) đã tham dự các lớp học liên quan đến cho con bú.
Tuy nhiên, 261 người tham gia (68%) cho thấy sự sẵn sàng tham dự các lớp học như
vậy, nếu có, trong lần mang thai sau.
5
Nghiên cứu này cho thấy rằng thiếu sữa mẹ và các vấn đề liên quan đến công việc
là những lý do chính khiến cho tỷ lệ cho con bú mẹ hoàn toàn của giáo viên nữ trong
quận Abha, Saudi Arabia trở nên thấp. Tỷ lệ người tham gia nghiên cứu tham dự các
lớp học về nuôi con và cho con bú rất thấp. Để cải thiện được thực trạng trên cần có sự
giải quyết toàn diện của các nhà cung cấp dịch vụ và chăm sóc sức khỏe. [5]
3.2.2. Nghiên cứu trong nước
Nhóm đã tham khảo một số nghiên cứu ở trong nước, một trong số đó là Đề tài khảo
sát kiến thức, thái độ thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ sau sinh tại
Khoa Sản Bệnh viện Trường Đại học Y dược Huế. [2]
- Đối tượng nghiên cứu: 50 bà mẹ sau sinh tại khoa sản, Bệnh viện trường Đại học y
dược Huế.
- Phương pháp nghiên cứu cắt ngang mô tả, thu thập số liệu dựa vào câu hỏi ở phiếu
điều tra có sẵn.
- Kết quả:
Nhóm tuổi các bà mẹ được điều tra chủ yếu từ 32-40 tuổi có trình độ văn hóa 20%
cấp II; 32% cấp III; 30% cao đẳng- đại học; điều kiện kinh tế tạm ổn định trở lên
chiếm 80%.
Tỉ lệ bà mẹ nuôi con hoàn toàn trong 4 tháng đầu sau sinh là 34%
Tỉ lệ bà mẹ cho con bú thêm sữa nhân tạo là 66%
Tỉ lệ bú >24h sau sinh chiếm 24%. Tỉ lệ bú ngay sau sinh 1-2 giờ là 12%
36% bà mẹ cho trẻ bú theo nhu cầu
Với những kết quả nghiên cứu này, tác giả Phan Thị Tâm Khuê đã đạt được những
thành công nhất định. Tuy nhiên nhóm chúng tôi nhận thấy rằng còn có nhưng hạn chế
sau:
- Đối tượng nghiên cứu là 50 bà mẹ sau sinh và chỉ nghiên cứu trong vòng 1 tháng thì
chưa có độ bao phủ và tính chính xác cao.
- Tác giả mới chỉ đưa ra được các tỉ lệ % riêng biệt mà chưa làm rõ được mối liên
quan giữa các yếu tố nhóm tuổi, học vấn và điều kiện kinh tế với tỉ lệ cho con bú hoàn
6
toàn trong 4 tháng đầu, tỉ lệ cho con bú thêm sữa nhân tạo
7
3.3. Khung lí thuyết
8
Nuôi con hoàn toàn trong 6
tháng đầu
Yếu tố cá nhân
- Tuổi
- Nghề nghiệp
- Trình độ học vấn
- Tình trạng sức khỏe
Kiến thức của mẹ về
NCHTBSM
- Định nghĩa về bú sớm
- Lợi ích của cho trẻ bú sớm
- Khái niệm NCHTBSM
- Lợi ích của NCHTBSM
- Lí do khiến bà mẹ không
cho trẻ bú hoàn toàn
Yếu tố gia đình
- Số con
- Tiền sử nuôi con bằng
sữa mẹ hoàn toàn
- Thu nhập bình quân của
vợ chồng
- Sự ủng hộ của người thân
trong gia đình
- Sức khỏe của con
Yếu tố xã hội
- Chế độ nghỉ thai sản
- Các chương trình truyền
thông về NCBSM
- Thực hành NCHTBSM
của các bà mẹ xung quanh
- Quảng cáo của các hãng
sữa
3.4. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu
Cầu Giấy là một quận thuộc nội thành Hà Nội, quận có diện tích 12, 04 km², gồm 8
phường, với dân số 250.000 người (tính đến 1/9/2012).
Số trẻ sinh ra trong năm
B= (CBR x P)/1000
Với: B: Số trẻ sinh sống trong năm
P: Dân số trung bình
CBR: Số trẻ sinh sống trong năm trên 1000 dân
- CBR ước tính bằng 13%o
- P= 250.000
Ta tính được B=3250 trẻ
Vậy số trẻ sinh ra trong năm của Quận Cầu Giấy là 3250 trẻ
Quận Cầu Giấy điều kiện kinh tế phát triển, người dân chủ yếu là làm dịch vụ,
buôn bán và làm trong các đơn vị hành chính. Về y tế, các chương trình chăm sóc sức
khỏe luôn được thực hiện để đảm bảo sức khỏe của người dân. Đặc biệt, trên địa bàn
quận luôn chú trọng quan tâm chăm sóc phụ nữ có thai về chế độ dinh dưỡng và nuôi
con hoàn toàn trong 6 tháng.
4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Các bà mẹ có con từ 6 đến 12 tháng tuổi (tính đến 30/10/2014) đang sinh sống ở quận
Cầu Giấy- Hà Nội vào thời điểm điều tra.
Tiêu chí lựa chọn:
- Đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu
Tiêu chí không lựa chọn
- Bà mẹ không đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Bà mẹ không trực tiếp nuôi con
- Bà mẹ không thể trả lời phỏng vấn( câm, điếc, tâm thần )
- Bà mẹ có bệnh lí không cho phép nuôi con bằng sữa mẹ( suy tim, lao phổi, HIV,
9
ung thư đang điều trị hóa chất )
4.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: từ 9-2014 đến 12-2014
4.3 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
4.4 Cỡ mẫu:
Công thức: sử dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu cắt ngang- 1 tỉ lệ.
2
2
2/1
)1.(.
d
pp
N
−Ζ
=
−
α
Z : Hệ số tin cậy
p : Tỉ lệ dự đoán: tỉ lệ bà mẹ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng.
d : Độ chính xác tuyệt đối.
Tính mẫu
P=19.6%. Nhóm đã dựa trên số liệu từ kết quả điều tra Dịch tễ của Viện Dinh dưỡng
quốc gia, tỉ lệ trẻ em ở Việt Nam được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu trong
năm 2011 là 19.6%.[7]
Z=1.96~ mức chính xác 95%
D=0.05
=> N=242
Vậy cần có tối thiểu 242 bà mẹ có con từ 6-12 tháng tuổi để nghiên cứu.
4.5 Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống
- B1. Lập danh sách các bà mẹ có con từ 6 đến 12 tháng tuổi tại thời điểm
30/10/2014 đang sinh sống ở quận Cầu Giấy và đánh số thứ tự.
- B2. Xác định khoảng cách mẫu k
k=N/n với N: tổng số bà mẹ có con từ 6-12 tháng ở Quận Cầu Giấy tại thời điểm
30/10/2014
10
n: cỡ mẫu nghiên cứu
- B3. Chọn ngẫu nhiên một số i (số đầu tiên), 1 ≤ i ≤ k
- B4. Chọn một nhóm gồm các đơn vị lấy mẫu i, i+k, i+2k, v.v
4.6. Phương pháp thu thập số liệu
Nhóm nghiên cứu sẽ phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu qua bảng câu hỏi
thiết kế sẵn.
4.7. Xây dựng bảng biến số
Thông tin chung của ĐTNC
Tên biến số Định nghĩa Phân loại
Phương pháp
thu thập
Tuổi
Là tuổi tính theo dương lịch của
ĐTNC (lấy năm 2014 trừ đi năm
sinh)
Định
lượng
Phỏng vấn/
câu hỏi A1
Trình độ học vấn Học vấn cao nhất của ĐTNC Thứ bậc
Phỏng vấn/
câu hỏi A2
Nghề nghiệp
Nghề nghiệp tạo ra thu nhập chính
của ĐTNC
Định
danh
Phỏng vấn/
câu hỏi A3
Thu nhập bình
quân/người/tháng
Là thu nhập bình quân của vợ chồng
Định
lượng
Phỏng vấn/
câu hỏi A4
Số con Là số trẻ đẻ sống hiện có của ĐTNC
Định
lượng
Phỏng vấn/
câu hỏi A5
Số con 6- 12 tháng
Là số trẻ 6- 12 tháng hiện có của
ĐTNC
Định
lượng
Phỏng vấn/
câu hỏi A6
Nhận thông tin về
NCHTBSM
ĐTNC đưa ra nhận định về việc
được cung cấp thông tin về
NCHTBSM hay chưa
Thứ bậc
Phỏng vấn/
câu hỏi A7
Nguồn cung cấp
thông tin
Nguồn cung cấp thông tin về
NCHTBSM mà ĐTNC nhận được
Định
danh
Phỏng vấn/
câu hỏi A8
11
Kiến thức về NCHTBSM của các bà mẹ có con từ 6-12 tháng
Tên biến số Định nghĩa Phân loại
Phương pháp
thu thập
Định nghĩa bú sớm
ĐTNC đưa ra hiểu biết của mình về
khái niệm bú sớm
Định
danh
Phỏng vấn/
câu hỏi B1
Lợi ích của bú sớm
ĐTNC đưa ra hiểu biết của mình về
lợi ích của việc bú sớm
Định
danh
Phỏng vấn/
câu hỏi B2
Hiểu biết về khái
niệm NCHTBSM
Hiểu biết của ĐTNC về khái niệm
NCHTBSM
Định
danh
Phỏng vấn/
câu hỏi B3
Lợi ích cụ thể của
NCHTBSM
Hiểu biết của ĐTNC về lợi ích của
NCHTBSM
Định
danh
Phỏng vấn/
câu hỏi B4
Nguyên nhân trẻ
không được bú mẹ
hoàn toàn
Lý do khiến các bà mẹ không cho
trẻ bú mẹ hoàn toàn
Định
danh
Phỏng vấn/
câu hỏi B5
Thời gian hợp lý
NCHTBSM
ĐTNC đưa ra thời gian hợp lý
NCHTBSM
Định
lượng
Phỏng vấn/
câu hỏi B6
Thời điểm cho trẻ
bú
Hiểu biết của ĐTNC về việc nên
cho trẻ bú khi nào
Định
danh
Phỏng vấn/
câu hỏi B7
Biện pháp để mẹ có
đủ sữa cho trẻ bú
trong 6 tháng đầu
Hiểu biết của ĐTNC về các biện
pháp giúp mẹ có đủ sữa cho con bú
trong 6 tháng đầu
Định
danh
Phỏng vấn/
câu hỏi B8
Thời gian bắt đầu
cho trẻ ăn dặm
Hiểu biết của ĐTNC về thời gian bắt
đầu cho trẻ ăn dặm
Thứ bậc
Phỏng vấn/
câu hỏi B9
12
Thực hành về NCHTBSM của các bà mẹ có con từ 6-12 tháng
Tên biến số Định nghĩa Phân loại
Phương pháp
thu thập
Cho trẻ bú sữa mẹ
Thực hành cho trẻ bú sữa mẹ của
ĐTNC
Nhị phân
Phỏng vấn/
câu hỏi C1
Bú sớm sau sinh
Thực hành cho trẻ bú sớm của
ĐTNC trong giờ đầu sau sinh
Nhị phân
Phỏng vấn/
câu hỏi C2
Bú thường xuyên
Thực hành cho trẻ bú thường xuyên
của ĐTNC
Nhị phân
Phỏng vấn/
câu hỏi C3
Cho trẻ bú khi
mẹ/trẻ bị bệnh
Thực hành cho trẻ bú khi mẹ/trẻ bị
bệnh của ĐTNC
Nhị phân
Phỏng vấn/
câu hỏi C4
Cho trẻ bú khi mẹ
đi làm
ĐTNC đưa ra cách xử lí cho trẻ bú
khi đi làm
Định
danh
Phỏng vấn/
câu hỏi C5
Cho trẻ ăn bổ sung
sớm dưới 6 tháng
Thực hành cho trẻ ăn bổ sung sớm
dưới 6 tháng của ĐTNC
Nhị phân
Phỏng vấn/
câu hỏi C6
YẾU TỐ GIA ĐÌNH
Tên biến số Định nghĩa
Phân
loại
Phương pháp
thu thập
Sự ủng hộ của
người thân
Sự ủng hộ của người thân đối với
việc NCHTBSM của ĐTNC
Nhị phân Phỏng vấn/
câu hỏi D1
Tiền sử
NCHTBSM của
người thân trong
gia đình
Trong gia đình của ĐTNC đã có ai
NCHTBSM hay chưa
Nhị phân Phỏng vấn/
câu hỏi D2
YẾU TỐ XÃ HỘI
13
Tên biến số Định nghĩa
Phân
loai
Phương pháp
thu thập
Chế độ nghỉ thai
sản
Việc NCHTBSM của ĐTNC có chịu
ảnh hưởng của chế độ nghỉ thai sản
hay không
Nhị phân Phỏng vấn/
Câu hỏi D3
Thực hành
NCHTBSM của
các bà mẹ xung
quanh
Nhận định của ĐTNC về thực hành
NCHTBSM của các bà mẹ khác
Định
danh
Phỏng vấn/
Câu hỏi D4
Ảnh hưởng của
quảng cáo các loại
sữa thay thế
ĐTNC đưa ra nhận định có bị ảnh
hưởng bởi quảng cáo của các hãng
sữa hay không
Nhị phân Phỏng vấn/
Câu hỏi D5
4.8. Vấn đề đạo đức nghiên cứu
Sự tham gia nghiên cứu này hoàn toàn là tự nguyện. Trước khi tiến hành nghiên
cứu phải hỏi ý kiến và được sự tự nguyện đồng ý của đối tượng nghiên cứu. Chỉ chấp
nhận sự tình nguyện tham gia của đối tượng vào nghiên cứu sau khi đảm bảo rằng họ
đã hiểu biết đầy đủ về nghĩa vụ và quyền lợi khi tham gia nghiên cứu. Không được gây
áp lực hoặc đe dọa bắt buộc đối tượng nếu họ không tham gia nghiên cứu. ĐTNC được
nghiên cứu viên giải thích rõ về mục đích của nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu,
ĐTNC có thể dừng lại bất cứ lúc nào nếu họ không muốn tiếp tục tham gia và không
phải chịu bất kì một trách nhiệm nào. Sau khi kết thúc buổi phỏng vấn, người phỏng
vấn phải tóm tắt lại câu trả lời cho đối tượng phỏng vấn biết để họ kiểm tra lại thông
tin đã lưu, họ có mốn lược bỏ hoặc thêm phần nào không? Nếu đã kiểm tra kỹ thì cảm
ơn và hẹn gặp lại khi có những thắc mắc khác.
Nghiên cứu này chỉ được tiến hành khi thông qua hội đồng đạo đức của Trường
đại học Y tế công cộng và sự đồng ý của chính quyền địa phương.
Bộ câu hỏi không bao gồm các câu hỏi mang tính riêng tư hay các vấn đề nhạy
14
cảm nên không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của ĐTNC. Toàn bộ thông tin và câu
trả lời của đối tượng được giữ bí mật tuyệt đối và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên
cứu. Kết quả nghiên cứu chỉ được sử dụng vào mục đích nâng cao sức khỏe cộng đồng
mà không được sử dụng vào các mục đích khác.
Nghiên cứu cam kết tiến hành nghiên cứu với tinh thần trung thực.
4.9. Han chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số
• Hạn chế: Nghiên cứu sử dụng thiết kế nghiên cứu cắt ngang nên chỉ phản ánh
được thực trạng và các yếu tố liên quan đến việc NCHTBSM của các bà mẹ tại thời
điểm tiến hành nghiên cứu. Số liệu mà nghiên cứu thu được chỉ gói gọn trong Quận
Cầu Giấy nên không thể đại diện cho cả nước mà chỉ mang tính chất tham khảo. Mặt
khác, đánh giá thực hành chỉ dựa vào phỏng vấn đối tượng thông qua bộ câu hỏi chứ
chưa được trực tiếp quan sát thực tế thực hành. Các thông tin về cho trẻ bú sớm, bú
hoàn toàn trong 6 tháng có thể bị ĐTNC nhớ nhầm do thời điểm tiến hành phỏng vấn
cách khá xa thời điểm mà họ thực hành các vấn đề đó. Bên cạnh đó, nghiên cứu chỉ
đơn thuần là định lượng nên chưa tìm hiểu sâu được một số yếu tố ảnh hưởng đến thực
hành NCHTBSM của các bà mẹ.
• Sai số:
− Sai số nhớ lại: Do ĐTNC không nhớ rõ thông tin và thực hành của mình (sai số
này rất dễ gặp trong khi thu thập thông tin về các chỉ số bú sớm sau sinh, NCHTBSM
trong 4 tháng và 6 tháng đầu)
− Sai số ngẫu nhiên: do câu hỏi không rõ nghĩa, do ĐTV và ĐTNC không hiểu
nội dung câu hỏi. Việc thu thập thông tin chủ yếu qua qua bộ phỏng vấn sâu được thiết
kế sẵn nên có thể gặp sai số do phiếu phỏng vấn không logic và kĩ năng phỏng vấn của
từng điều tra viên.
• Cách khắc phục:
− Trước khi tiến hành điều tra trên quần thể nghiên cứu cần tiến hành thử nghiệm
bộ câu hỏi phỏng vấn trên 5 đối tượng, rút kinh nghiệm và chỉnh sửa bộ câu hỏi cho
15
phù hợp.
− Đội ngũ ĐTV được tập huấn nội dung điều tra kĩ càng: mục đích nghiên cứu,
nội dung câu hỏi, kĩ năng phỏng vấn, ghi chép,…
− Những phiếu điều tra ban đầu sẽ được nhóm nghiên cứu giám sát và hỗ trợ. Các
phiếu điều tra được nhóm nghiên cứu kiểm tra cuối mỗi ngày khi nộp phiếu, với những
phiếu thu thập thông tin chưa đầy đủ hoặc không hợp lí sẽ được yêu cầu điều tra viên
bổ sung
− Để tránh sai sót trong quá trình nhập số liệu, nên để số liệu được nhập 2 lần với
2 người nhập khác nhau
− Giải thích rõ mục đích của nghiên cứu, nội dung của câu hỏi để đối tượng hiểu
rõ, chấp nhận hợp tác và trả lời câu hỏi một cách trung thực, chính xác nhất.
− Đối với những đối tượng không chắc chắn đối với các thông tin đưa ra thì ĐTV
có thể hỏi lại người thân trong gia đình của họ để có thể có được thông tin đồng bộ,
chính xác.
5. Dự kiến kết quả, bàn luận, kết luận và khuyến nghị
Kết quả nghiên cứu: Lập các bảng trống dự kiến cho kết quả nghiên cứu theo từng
mục tiêu Các bảng trống này có tiêu đề, các hàng cột nêu rõ chỉ tiêu, biến số nghiên
cứu. Nêu các thuật toán thống kê sử dụng trong khi phân tích số liệu.
5.1. Dự kiến kết quả
5.1.1. Thông tin chung về đối tượng
Bảng 1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%)
Nhóm tuổi
Từ 18 – 30 tuổi
Từ 31– 45 tuổi
Trình độ học vấn
Không đi học
Cấp I (Tiểu học)
16
Cấp II (THCS)
Cấp III (THPT)
Trung cấp trở lên
Nghề nghiệp hiện tại
Nông nghiệp
Công nhân viên chức
Buôn bán, dịch vụ
Thợ thủ công
Nghề tự do
Khác
Thu thập bình quân
người/tháng của vợ chồng
ĐTNC
Dưới 2 triệu
2 triệu – 5 triệu
Trên 5 triệu
Số con
1 con
2 con
Trên 2 con
Số con từ 6-12 tháng tuổi
1 con
2 con
Nhận thông tin về
NCHTBSM
Đã được nhận thông tin
Chưa được nhận thông tin
Nguồn cung cấp thông tin
Từ CBYT
Từ tài liệu truyền thông,
phương tiện thông tin đại
chúng
Khác
5.1.2. Kiến thức về NCHTBSM của các bà mẹ có con từ 6-12 tháng
5.1.2.1. Kiến thức về NCHTBSM
Bảng 2. Kiến thức của các bà mẹ về bú sớm.
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%)
Định nghĩa bú sớm
Hiểu đúng khái niệm bú sớm
Không hiểu đúng khái niệm bú sớm
Trẻ được bú sữa non
Tăng tiết sữa cho mẹ
Giữ ấm cho trẻ
17
Khác
Không biết
Tổng
Bảng 3. Kiến thức của các bà mẹ về NCHTBSM
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%)
Định nghĩa bú mẹ
hoàn toàn
Hiểu đúng khái niệm bú mẹ hoàn toàn
Không hiểu đúng khái niệm bú mẹ hoàn
toàn
Nguyên nhân trẻ
không được bú mẹ
hoàn toàn
Bệnh lí của mẹ( HIV. Viêm gan B )
Tính chất công việc
Mẹ không đủ sữa
Con bị khuyết tật ở miệng
Khác
Lợi ích cụ thể của
NCHTBSM
Tăng sức đề kháng cho con
Lợi ích về kinh tế
Tăng tình cảm mẹ con
Tránh thai
Ít tốn kém
Khác
Thời gian
NCHTBSM hợp lý
4 tháng đầu
6 tháng đầu
Khác
Thời điểm cho trẻ
bú
Khi trẻ khóc
Bú theo nhu cầu
Chia theo thời gian
Khác
Biện pháp để mẹ có
đủ sữa cho trẻ bú
trong 6 tháng đầu
Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
Không kiêng khem
Nghỉ ngơi hợp lý
Chăm sóc tốt về tinh thần
Khác
Không biết
Thời gian bắt đầu
cho trẻ ăn dặm
Sau 2 tháng
2- 4 tháng đầu
18
3- 6 tháng đầu
Khác
Không biết
Tổng
Bảng 4: Tỉ lệ bà mẹ có kiến thức đúng và không đúng về nuôi con hoàn toàn bằng sữa
mẹ
Đặc điểm Tần số Tỉ lệ (%)
Tỉ lệ các bà mẹ có kiến thức đúng về nuôi con hoàn toàn
bằng sữa mẹ
Tỉ lệ các bà mẹ chưa có kiến thức đúng về nuôi con hoàn
toàn bằng sữa mẹ
5.1.2.2. Thực hành NCHTBSM
Bảng 5. Tỉ lệ bà mẹ cho trẻ bú
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%)
Tỉ lệ các bà mẹ cho con bú
Tỉ lệ bà mẹ cho trẻ bú sớm trong 1 giờ đầu sau sinh
Tỉ lệ các bà mẹ có con 6-12 tháng tuổi cho trẻ bú mẹ hoàn
toàn trong 6 tháng đầu
Bảng 6. Thực hành về NCHTBSM của các bà mẹ có con từ 6-12 tháng
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%)
Thực hành cho trẻ bú
mẹ thường xuyên
Có
Không
Thực hành cho trẻ bú
mẹ trong ngày
Cho trẻ bú khi trẻ khóc
Cho trẻ bú theo nhu cầu
Cho trẻ bú khi rảnh rỗi
Khác
Thực hành cho trẻ bú
mẹ hoàn toàn trong 6
Có
19
Không
Cho trẻ bú sớm
( bú trong một giờ đầu
Có
Không
Cho trẻ ăn thêm ngoài
sữa mẹ trong 6 tháng
Có cho trẻ ăn dặm
Không cho trẻ ăn dặm
Cho trẻ bú khi trẻ,mẹ
ốm
Có
Không
Cho trẻ bú khi mẹ
vắng nhà
Vắt sữa ra bình để ở nhà cho trẻ
uống
Cho ăn sữa ngoài
Khác
5.1.3. Mối liên quan giữa một số yếu tố với thực hành NCHTBSM của các bà mẹ
5.1.3.1. Yếu tố gia đình
Bảng 7 . Mối liên quan đôi biến giữa các yếu tố gia đình với thực hành cho trẻ bú
sớm của các bà mẹ
Yếu tố Thực hành cho trẻ bú sớm (%)
Không Có Tổng
Sự ủng hộ của
các thành viên
Không
Có
Tiền sử
NCHTBSM của
các thành viên
Không
Có
Bảng 8: Mối liên quan đôi biến giữa các yếu tố gia đình với thực hành cho trẻ bú
sớm của các bà mẹ
Yếu tố
Thực hành cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng
đầu (%)
Không Có Tổng
20
Sự ủng hộ của
các thành viên
Không
Có
Tiền sử
NCHTBSM của
các thành viên
Không
Có
5.1.3.2. Yếu tố xã hội
Bảng 9. Mối liên quan đôi biến giữa các yếu tố xã hội với thực hành cho trẻ bú
sớm của các bà mẹ
Yếu tố Thực hành cho trẻ bú sớm (%)
Không Có Tổng
Chế độ nghỉ
thai sản
Có bị ảnh
hưởng
Không bị ảnh
hưởng
Thực hành
NCHTBSM
của các bà mẹ
Đa phần
NCHTBSM
Số ít
NCHTBSM
Ảnh hưởng
bởi quảng cáo
của các hãng
Có bị ảnh
hường
Không bị ảnh
hưởng
Cung cấp
thông tin
Được cung
cấp
21
Không được
cung cấp
Bảng 10: Mối liên quan đôi biến giữa các yếu tố xã hội với thực hành cho bú hoàn
toàn trong 6 tháng đầu của các bà mẹ
Yếu tố
Thực hành cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu
(%)
Không Có Tổng
Chế độ nghỉ
thai sản
Có bị ảnh
hưởng
Không bị ảnh
hưởng
Thực hành
NCHTBSM
của các bà mẹ
Đa phần
NCHTBSM
Số ít
NCHTBSM
Ảnh hưởng
bởi quảng cáo
của các hãng
Có bị ảnh
hường
Không bị ảnh
hưởng
Cung cấp
thông tin
Được cung
cấp
Không được
cung cấp
5.2. Dự kiến bàn luận
Dựa trên kết quả thu được từ nghiên cứu có những bàn luận về kiến thức, thái độ,
22
thực hành và một số yếu tố liên quan tới thực hành NCHTBSM của các bà mẹ tại quận
Cầu Giấy.
5.3. Dự kiến kết luận
• Kiến thức về NCHTBSM của các bà mẹ có con 6-12 tháng tuổi tại quận Cầu
Giấy vào tháng 12/2014
• Thực hành NCHTBSM (tỉ lệ thực hành cho trẻ bú sớm, NCHTBSM 6 tháng
đầu… ) của các bà mẹ có con 6-12 tháng tuổi tại quận Cầu Giấy .
• Một số yếu tố liên quan đến thực hành NCHTBSM của các bà mẹ (các yếu tố cá
nhân, gia đình, xã hội) của các bà mẹ có con 6-12 tháng tuổi tại quận Cầu Giấy.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] />cai-ha-nam-quang-binh-nam-2001_t3520.aspx
[2] />bang-sua-me-cua-cac-ba-me-sau-sinh-tai-khoa-san-benh-vien-truong-1653/
[3] />23