Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh 6 và 12 tuổi ở xã nam hà, huyện tiền hải, tỉnh thái bình năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.44 MB, 54 trang )

Đặt vấn đề
Bệnh sâu răng và bệnh viêm lợi rất phổ biến ở nước ta, còng nh nhiều
nước trên thế giới. (Năm 1999- 2001, Viện Răng hàm mặt Hà Nội phối hợp với
trường Đại học nha khoa Ađelaide (Austalia) tổ chức điều tra sức khoẻ răng
miệng trên toàn quốc và kết quả là: 83,7% trẻ em 6 tuổi sâu răng sữa, 56,6% trẻ
em 12 tuổi sâu răng vĩnh viễn, trẻ 6- 8 tuổi: 25,5% có cao răng, 42,7% có chảy
máu lợi [17] .
Bệnh sâu răng, viêm lợi gặp ở nhiều lứa tuổi và mắc ngay sau khi mọc
răng. (Trẻ 6 tháng tuổi bắt đầu mọc răng sữa, đến suốt đời đều có thể mắc
bệnh sâu răng, viêm lợi). Các tổn thương của bệnh sẽ không tự hồi phục, nên
luỹ tích ngày càng nhiều, đÓ lại nhiều biến chứng, ảnh hưởng tới sức khoẻ và
thẩm mỹ. Chi phí cho việc chữa răng rất tốn kém, các dịch vụ phòng và điều
trị chưa đáp úng được so với nhu cầu.
Nhận thức của người dân chưa đầy đủ về bệnh răng miệng và cách
phòng và chữa. Một số người dân hiện nay vẫn còn đi xông răng vì có quan
niệm nhìn thấy con sâu khi xông răng.
Trong những năm gần đây, nhờ sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ
thuật, đã tìm ra được nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh của bệnh sâu răng [9].
đồng thời đã phát hiện vai trò của FLuor trong việc bảo vệ men răng [10].
Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp phòng bệnh thích hợp và kết quả là sau 20
năm áp dụng chương trình chăm sóc và dự phòng răng miêng, bệnh sâu răng
đã được khống chế, số răng sâu trung bình trên một trẻ em 12 tuổi giảm từ 6,5
xuống 1,0 [ 4 ]. Điều này được chứng minh ở nhiều quốc gia đã triển khai tốt
công tác phòng bệnh sâu răng: nước Mỹ, Ca Na Đa, các nước Bắc Âu và một
số nước trong khu vực châu Á: Singapour, Hồng kông.
1
Ở Thái Bình đã triển khai chương trình Nha học đường từ năm 1998 tới
nay. Tiền Hải là địa phương đã được triển khai chương trình NHĐ từ sớm nhưng
cũng còn gặp nhiều khó khăn về nhân lực, kinh phí và nhận thức nên hiệu quả
của chương trình chưa cao.
Tình hình bệnh răng miệng tại cộng đồng dân cư trong xã Nam Hà rất


phổ biến, tỷ lệ sâu răng có biến chứng cao, đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh từ 6-
12 tuổi. Từ trước đÕn nay chưa có nghiên cứu nào về thực trạng và một số
yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh lứa tuổi 6 tuổi và 12
tuổi tại xã Nam Hà, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Do vậy chúng tôi thực
hiện nghiên cứu với các mục tiêu sau:
1. Đánh giá thực trạng bệnh râu răng, viêm lợi của học sinh lứa tuổi 6 và
12 tuổi tại xã Nam Hà, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Năm 2010.
2. Mô tả một số yếu tố về nhận thức, hành vi của học sinh có liên quan
đến bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh.
Chương 1
2
Tổng quan
1.1. Bệnh sâu răng
Sâu răng là một bệnh rất phổ biến ở tất cả các nước trên thế giới, bệnh
mắc từ rất sớm ở mọi lứa tuổi từ khi bắt đầu mọc răng cho đến người già, từ
răng sữa cho tới răng vĩnh viễn.
Sâu răng là một bệnh tổn thương tổ chức cứng của răng không tự hồi
phục nếu không có sự can thiệp trực tiềp, kịp thời của bác sỹ nha khoa, tất yếu
sẽ bị biến chứng với các tổn thương phức tạp và nguy hiểm hơn, làm ảnh
hưởng tới sức khoẻ và chất lượng cuộc sống.
Tuyên truyền, phổ biến kiến thức làm thay đổi thái độ, hành vi chăm
sóc răng miệng là biện pháp hữu hiệu dự phòng sâu răng ở nước ta và trên thế
giới đang áp dụng.
Để đánh giá sâu răng người ta thường chọn hai lứa tuổi để nghiên cứu
đánh giá:
- Sáu tuổi là hàm răng sữa và bắt đầu mọc răng hàm thứ nhất là răng
vĩnh viễn đầu tiên.
- Mười hai tuổi là hàm răng hỗn hợp và kết thúc sự có mặt của răng sữa
trên cung hàm thay thế bằng răng vĩnh viễn.
1.2. Tình hình sâu răng trên thế giới

Trước thập niên 60 của thế kỷ XX sâu răng ở các nước phát triển rất
cao, song từ thập niên 70-80 của thế kỷ XX nhờ áp dụng các biện pháp phòng
chống sâu răng, tình hình sâu răng đã giảm xuống nhanh.
Bảng 01: DMFT ở trẻ 12 tuổi của các nước phát triển thế kỷ XX [4].
3
Tên nước Năm DMFT Năm DMFT
Ca Na Đa 1958 7,4 1979 2,9
Nhật Bản 1975 5,9 1979 2,0
Na Uy 1940 12,0 1979 4,5
Thuỵ Điển 1937 7,8 1979 3,4
Thuỵ Sỹ 1961 9,0 1980 1,7
Mỹ 1946 7,5 1980 2,0
Phần Lan 1975 7,5 1981 4,0
Australia
1956 9,3 1982 2,1
Newzealand 1973 10,7 1982 2,0
Trong khi đó ở các nước đang phát triển, sâu răng thấp hơn ở những
năm đầu thế kỷ và có xu hướng tăng lên ở những năm cuối thế kỷ.
Bảng 02: DMFT ở trẻ 12 tuổi ở các nước đang phát triển thế kỷ XX [4].
Tên nước Năm DMFT Năm DMFT
Chi Lê 1960 0,3 1978 6,3
I Ran 1974 2,4 1976 4,9
Me Xi Co 1972 2,7 1976 5,3
Ma Roc 1970 2,6 1980 4,5
Thái Lan 1960 0,4 1977 2,7
Zai re 1971 0,1 1982 2,3
4
Bảng 03: DMFT ở trẻ 12 tuổi ở các nước khu vực Đông Nam Á, Thái Bình
Dương năm 1994 và 2000 – 2003 [5].
Tên nước Năm 1994 Năm 2000 – 2003

Trung Quốc 0,7 1,03
Lào 2,4 4,4
Triều Tiên 3,0 3,1
Brunei
4,9 1,8
Campuchia 4,9 4,8
Philipin 5,5 4,6
Việt Nam 1,8 1,9
Đài Loan 2.2 3,9
Ên Độ 3.6 3,8
Myanma 1.2 0,8
Singapour 1.4 1,0
Thái Lan 4.1 3,9
1.3. Tình hình sâu răng ở Việt Nam.
Việt Nam bệnh sâu răng có tỷ lệ mắc cao hơn 90% và có khuynh hướng
tăng cao trong những năm gần đây. Đã có nhiều điều tra cơ bản về bệnh răng
miệng ở các địa phương trên toàn quốc.
Theo TS Nguyễn Văn Hà tỷ lệ sâu răng trên toàn quốc năm 2008.
- Miền Bắc: 19,30% . Chỉ số DMFT 0,40.
- Miền Nam: 76,29%. Chỉ số DMFT 2,51.
Năm 1990 tỷ lệ sâu răng của trẻ em 12 tuổi [1].
Miền Bắc: 43,33%. Chỉ số DMFT là 2,93.
5
Miền Nam: 76,33%. Chỉ số DMFT là 2,93
Toàn quốc: 57,33%. Chỉ số DMFT là 1,82
Theo kết quả điều tra bệnh răng miệng ở Việt Nam từ năm 1999-2001
của viện Răng hàm mặt Hà Nội phối hợp với viện nghiên cứu thống kê sức
khoẻ răng miệng Australia, cho thấy:
Toàn quốc trẻ 6 tuổi sâu răng sữa chiÕm 83,70%. Chỉ số DMFT là
6,15. Trẻ 6-8 tuổi sâu răng vĩnh viÔn là 25,40%. Chỉ sè DMFT là 0,48, trẻ 12

tuổi sâu răng vĩnh viễn là 56,60%. Chỉ sè DMFT là 1,87 [1].
Theo vùng địa lý, sâu răng ở miền núi phía Bắc cao hơn ở đồng bằng, ở
miền Bắc thấp hơn ở miền Nam. Sâu răng và chỉ sè DMFT cao nhất ở vùng
duyên hải Nam Trung bé (trẻ 6 tuổi sâu răng sữa 93%, trẻ 12 tuổi sâu răng
vĩnh viễn 71,70% Chỉ số DMFT là 2,04 và thấp nhất ở vùng đồng bằng sông
Hồng (trẻ 6 tuổi sâu răng sữa 73,20%, trẻ 12 tuổi sâu răng vĩnh viễn 47,10%
Chỉ số DMFT là 1,1 .
1.4. Sinh bệnh học sâu răng.
Ngưòi ta cho rằng bệnh sâu răng là một bệnh đa nguyên nhân, trong đó
vi khuẩn đóng vai trò quan trọng. Ngoài ra phải có các yếu tố thuận lợi như
chế độ ăn nhiều đường, VSRM không đúng cách, răng lệch lạc, chất lượng
men răng kém và ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường tự nhiên, nhất là nguồn
nước có hàm lượng Fluor thấp, điều kiện lao động, văn hoá, xã hội, thói
quen .
Trước năm 1970 người ta cho rằng bệnh căn của sâu răng là do chất
đường, vi khuẩn Streptococcus Mutans và giải thích sâu răng bằng sơ đồ Key.
6
(Sơ đồ Key, sự phối hợp cả ba yếu tố gây sâu răng)
Sau năm 1975, đã tìm ra được nguyên nhân sâu răng và được giải thích
bằng sơ đồ WHITE.
Sơ đồ
WHITE (1975)
Răng:
Tuổi, fluor,
dinh dưỡng
vv…
Vi
khuẩn:
Streptococus mutans.
7

Chất nền: VSRM có sử dông fluor, pH vùng quanh răng và khả năng
trung hoà của nước bọt.
Cơ chế sinh bệnh học sâu răng được thể hiện bằng hai quá trình huỷ
khoáng và tái khoáng. Nếu quá trình huỷ khoáng lớn hơn quá trình tái khoáng
thì sẽ gây sâu răng.
Tóm tắt cơ chế sâu răng như sau:
Sâu răng = Huỷ khoáng > tái khoáng ( cơ chế hoá học, sinh học, vật lý.)
Các yếu tố gây mất ổn định làm sâu răng:
- Mảng bám vi khuẩn
- Chế độ ăn nhiều đường
- Nước bọt Ýt hay dư a xít
- A xít từ dạ dày tràn lên miệng
- pH < 3
Các yếu tố bảo vệ:
- Nước bọt
- Khả năng kháng a xít của men răng
- Fluor có ở bề mặt men răng.
- Trám bít hố rãnh
- Độ Ca
++
, NPO4 quanh răng
- pH> 5,5
8
1.5. Bệnh viêm Lợi.
Bệnh viêm lợi là một bệnh khởi đầu của bệnh viêm quanh răng có tỷ lệ
mắc rất cao.
Bệnh viêm lợi có rất nhiều nguyên nhân, như vi khuẩn, sang chấn khớp
cắn, nội tiết, tuổi dậy thì, phụ nữ có thai, thiếu Vi- ta- min, vệ sinh răng miệng
kém. Trong đó yếu tố vi khuẩn và vệ sinh răng miệng kém tạo lên mảng bám
răng là nguyên nhân chính. Mảng bám răng được hình thành và phát triển khi

môi trường trong miệng giàu chất dinh dưỡng, nhất là đường Saccharose. Lúc
đầu mảng bám vô khuẩn, sau vi khuẩn xâm nhập và phát triển.
Hai ngày đầu chủ yếu là vi khuẩn Gram (+) hai ngày tiếp theo là vi
khuẩn hình sợi và thoi trùng phát triển, từ ngày thứ tư đến ngày thứ chín có
xoắn khuẩn. Vi khuẩn chiếm 90 – 95% trọng lượng ướt của mảng bám răng.
Bề dày của mảng bám răng từ 100 – 200 micromét, mảng bám tồn tại
14 ngày được cứng lại và dày thêm do được bão hoà các ion Ca
++
PO4 của
nước bọt tạo thành cao răng.
Viêm lợi xuất hiện rất sớm khi mảng bám răng được hình thành 7 ngày.
Vi khuẩn ở mảng bám răng kích thích gây ra viêm lợi răng.
Theo viện nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài, tỷ lệ trẻ em bị
viêm quanh răng ở các nước trên thế giới đều cao, có nơi tỉ lệ là trên 90%.
Năm 2003 Đào Thị Ngọc Lan đưa ra tỉ lệ bệnh viêm quanh răng tỉnh
Yên Bái ở trẻ 6 tuổi là 48,38% và trẻ 12 tuổi là 69,48%.
Năm 2004 Nguyễn Đăng Nhơn đưa ra tỉ lệ bệnh viêm lợi xã Phú lâm
huyện Yên Sơn tỉnh Thái nguyên ở trẻ 6 tuổi là 20,31% và trẻ 12 tuổi là
62,50%.
9
Tại Việt Nam, kết quả điều tra của viện Răng Hàm Mặt tại Hà Nội phối
hợp với trường đại học nha khoa Ađelaie (Australia) năm 1999- 2001 cho
thấy:
Tỉ lệ trẻ có cao răng là:
- Trẻ 6- 8 tuổi : 25.50%
- Trẻ 9- 11 tuổi: 56.80%
- Trẻ 12- 14 tuổi: 78.40%
Tỉ lệ trẻ chảy máu lợi là:
- Trẻ 6- 8 tuổi : 42.70%
- Trẻ 9- 11 tuổi: 69.20%

- Trẻ 12- 14 tuổi: 71.40% [1].
1.6. Các biện pháp phòng bệnh sâu răng và bệnh viêm lợi cho học sinh.
1.6.1.Chăm sóc sức khoẻ răng miệng ban đầu
Nước ta là một nước đang phát triển, nền kinh tế còn nhiều khó khăn,
trang thiết bị máy móc cũng như cán bộ làm công tác răng hàm mặt còn thiếu
do đó không đáp ứng được nhu cầu điều trị rất lớn của nhân dân. Trong khi đó
sự hiểu biết của người dân về những kiến thức tự chăm sóc vệ sinh răng
miệng còn nhiều hạn chế.
Để giải quyết vấn đề này, công tác chăm sóc sức khoẻ răng miệng ban đầu
đã và đang là những giải pháp được thực hiện ở hầu hết các tỉnh trong cả nước.
Mục tiêu dự phòng sâu răng của WHO đến năm 2010.
- Trẻ 5-6 tuổi: 90% không sâu răng
- Trẻ 12 tuổi: DMFT<1
10
Ở Việt Nam, mục tiêu đến năm 2010 đảm bảo Ýt nhất 80% học sinh
tiểu học và học sinh trung học cơ sở được chăm sóc răng miệng ổn định và
lâu dài qua chương trình Nha học đường.
1.6.2. Một số biện pháp phòng bệnh sâu răng cho trẻ em.
Từ những hiểu biết về nguyên nhân, cơ chế của sâu răng, WHO đã đưa
ra một số biện pháp phòng bệnh sâu răng chủ yếu sau:
- Sử dụng Fluor.
- Trám bít hố rãnh mặt nhai răng vĩnh viễn.
- Chế độ ăn uống hợp lý.
- Hướng dẫn vệ sinh răng miệng.
1.6.3. Biện pháp phòng chống bệnh viêm lợi ở trẻ em.
Biện pháp phòng bệnh viêm lợi, chủ yếu là VSRM. Bao gồm:
- Vệ sinh cá nhân: như chải răng đúng cách.
- Khám răng định kỳ, lấy cao răng.
1.6.4. Chương trình Nha học đường.
Trong hai thập niên trở lại đây, các nước phát triển đã thành công trong

việc giảm mạnh tỷ lệ sâu răng nhờ các biện pháp phòng bệnh răng miệng hữu
hiệu. Thông qua vai trò của chương trình NHĐ, xây dựng chương trình phòng
chống sâu răng có hiệu quả bằng chăm sóc răng miệng trẻ em ở nhà trường là
giải pháp tốt nhất vì đã tạo ra thãi quen VSRM tốt làm thay đổi hành vi của
cộng đồng về sức khoẻ răng miệng.
 Các nội dung của chương trình Nha học đường.
11
- Tuyên truyền, giáo dục kiến thức nha khoa, giúp học sinh biết tự chăm
sóc vệ sinh răng miệng.
- Súc miệng bằng dung dịch NaF 0,20% trong thời gian hai phút, mỗi
tuần một lần tại trường.
- Khám định kỳ, phát hiện sớm và điều tri kịp thời răng sâu và viêm lợi,
nhổ bỏ răng sữa đến tuổi thay răng.
- Trám bít hố rãnh mặt nhai phòng sâu răng.
- Giáo dục dinh dưỡng.
Tuỳ điều kiện cụ thể của từng địa phương, mà các nội dung trên được
triÓn khai ở các mức độ khác nhau.
1.7. Một số chỉ số dùng trong điều tra dịch tễ học.
Muốn thiết lập một chương trình chăm sóc sức khoẻ răng miệng ở trẻ
em thích hợp, người ta thường đánh giá tình hình sức khoẻ răng miệng bằng
phương pháp điều tra dịch tễ học, bằng những chỉ số sau:
- Chỉ sè DMFT. (Sâu, mất, trám răng vĩnh viễn )
- Chỉ sè dmft. (sâu, mất, trám răng sữa )
- Chỉ sè GI. (Viêm lợi )
- Chỉ số vệ sinh miệng đơn giản. ( OHI-S )
12
Chương 2
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Địa điểm nghiên cứu.
Nam Hà là xã thuần nông tiếp giáp và giao lưu thuận tiện với nhiều xã

xung quanh, có điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội ở mức trung bình so với toàn
huyện.
Dân sè 12000 dân, có 4 thôn, có 01 trường tiểu học 1000 học sinh, 01
trường THCS 950 học sinh, 01 trường mầm non, 01 trạm y tế với 06 cán bộ y
tế xã và 4 cán bộ y tế thôn. Nguồn nước sinh hoạt, ăn uống chủ yếu là giếng
khoan, nước mưa. Như vậy xã Nam Hà có nhiều điểm tương đồng với các xã
khác nên chúng tôi chọn, trường Tiểu học và Trung học cơ sở Nam Hà là địa
điểm nghiên cứu.
2.2. Đối tượng nghiên cứu.
Là học sinh 6 và 12 tuổi tại xã Nam Hà huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình.
- Tiêu chuẩn lựa chọn: là học sinh 6 tuổi và 12 tuổi tự nguyện tham gia
nghiên cứu.
- Tiêu chuẩn loại trừ : các cháu bị mắc bệnh tâm thần phân liệt, dị tật
sứt môi hở hàm Õch.
- Phương pháp lựa chọn đối tượng nghiên cứu: lấy tất cả các cháu theo
thứ tự từng lớp một cho đến đủ số lượng nghiên cứu.
- Phương pháp phân biệt các nhóm đối tượng nghiên cứu: Phân biệt
theo độ tuổi, giới.
13
2.3 Phương pháp nghiên cứu [20].
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu.
Là nghiên cứu mô tả, cắt ngang.
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu.
Có 2 lứa tuổi 6 và 12 tuổi.
Cỡ mẫu: Số lượng học sinh ở mỗi lứa tuổi được khám tính theo công
thức:
n =
2
2
2

1
1



p)p(
Z
α


Trong đó:
P: là tỷ lệ học sinh bị sâu răng của quần thể, ước tính = 0,60
∆: khoảng sai lệch cho phép giữa tỷ lệ thu được từ mẫu và tỷ lệ của
quần thể và cho bằng 20% của p. Vậy ∆ = 0,12
α: Mức ý nghĩa thống kê *= 0,05 thì Z = 1,96
Theo công thức trên ta tính được n= 64
• Vậy số học sinh mỗi lứa tuổi cần khám là: 64.2= 128 ( 2 là sai số
thiết kế Design effect ).
• Tổng học sinh của hai lứa tuổi cần khám là: 128 x 2= 256
2.3.3. Phương pháp thu thập thông tin.
- Khám lâm sàng: bệnh sâu răng và bệnh viêm lợi.
- Phiếu hỏi tự đánh giá.
+ Khám đánh giá tình trạng sâu răng, viêm lợi, bao gồm các bước sau:
14
- Liên hệ với chính quyền và nhà trường nơi dự định tiến hành khám.
- Tập huấn cán bộ điều tra lần 1 tại Trung tâm Y tế dự phòng huyện.
- Tập huÊn lần 2 , khám thử tại trường Tiểu học Nam Hà và thống nhất
về cách khám., cách ghi phiếu khám.
- Phân công cán bộ khám.
- Chuẩn bị dụng cụ khám.

+ Bé khay khám răng: ( khay quả đậu, thám trâm, gắp khuỷ, gương nha khoa).
+ Cây thăm dò nha chu của chuyên ngành.
+ Dụng cụ để khử khuẩn.
+ Dung dịch nhuộm mầu Eosine để tìm mảng bẩm răng.
+ Các dụng cụ khác: bông, cồn, gang tay …
- Khám lâm sàng bệnh răng miệng tập trung vào khám bệnh sâu răng và
viêm lợi, bao gồm các chỉ số sau:
2.3.4. Các chỉ số đánh giá.
2.3.4.1. Chỉ sè DMFT (Sâu, mất, trám răng vĩnh viễn).
- Dùng để xác định tình trạng sâu răng trong quá khứ và hiện tại.
- Dùng cho răng vĩnh viễn, dựa vào tổng số răng là 32. Răng chưa mọc,
rằng thừa, răng sữa không được tính trong chỉ số này.
- Tiêu chuẩn đánh giá:
+ Răng có chấm đen, có lỗ mắc thám trâm khi thăm khám ở bất kỳ vị
trí nào trên răng.
+ Răng mất không còn trên cung hàm.
+ Răng đã được hàn nhưng sâu tái phát.
15
+ Răng đã được hàn và không sâu tái phát.
+ Chỉ số SMFT là tổng số răng: Sâu + Mất = trám trên mỗi học sinh
được khám.
+ Khám theo phiếu điều tra của WHO, ghi đầy đủ các mục cần điều tra.
Mã sè trong phiếu khám được quy ước theo WHO là:
Tình trạng răng vĩnh viễn Mã sè
Sâu răng nguyên phát 1
Đã trám nhưng có sâu 2
Đã trám nhưng không sâu tái phát 3
MÊt răng do sâu 4
Mất răng do lý do khác 5
2.3.4.2. Sè dmft ( Sâu mất trám răng sữa).

Tiêu chuẩn đánh giá:
Tình trạng răng sữa Mã sè
Răng tốt A
Sâu răng nguyên phát B
Đã trám nhưng có sâu C
Đã trám nhưng không sâu tái phát D
MÊt răng do sâu E
Mất răng do lý do khác F
2.3.4.3. Chỉ số lợi: GI ( Ging ival Index của Loe và Silness ).
- Nhằm đánh tình trạng lợi ở các răng 16, 21, 24, 36, 31, 44 phát hiện
tình trạng lợi viêm với các mức độ từ nhẹ đến nặng. Nếu ở một vùng chỉ còn
1 răng thì răng này được tính vào vùng kề bên.
- Đưa đầu tròn của cây thăm dò nha chu vào các răng đại diện trên với
một lực khoảng 20 gram, nhẹ nhàng di chuyển đầu cây thăm dò theo hình giải
16
phẫu của đường viền lợi. Thăm dò mỗi răng 6 điểm là: gần ngoài, giữa ngoài,
xa ngoài và gần trong, giữa trong, xa trong.
- Tiêu chuẩn đánh giá theo tình trạng lợi và chảy máu.
+ 0: Lợi bình thường.
+ 1: Lợi có viêm đỏ, chảy máu khi thăm dò túi lợi.
+ Y: Không đánh giá được.
2.3.4.4. Chỉ số vệ sinh miệng đơn giản OHI- S ( Oral Hygiene Index
Simplifed của Greene và Verminlion).
- Đánh giá tình trạng vệ sinh răng miệng của cá nhân và cộng đồng.
- Khám đại diện 6 răng là, [16 ] Khám phát hiện cao răng và cặn bám tại các
mặt răng. Gồm chỉ số cao răng + chỉ số cặn bám chia hai.
- Tiêu chuẩn đánh giá cao răng:
+ 0: Không có cao răng.
+ 1: Có cao răng trên lợi, dưới 1/3 phía cổ răng.
+ 2: Có cao răng tren lợi, trên 1/3 và dưới 2/3 phía cổ răng.

+ 3: Có cao răng trên lợi, trên 2/3 phía cổ răng hay cao răng dưới lợi
thành một đường liên tục.
- Chỉ số cặn bám:
+ 0: Không cặn bám .
+ 1: cặn bám 1/3 phía cổ răng.
+ 2 Cặn bám trên 1/3 và dưới 2/3 phía cổ răng.
+ 3: Cặn bám trên 2/3 phía cổ răng.
- Chỉ số mảng bám :
Dùng Eosine 5% để nhuộm mầu mảng bám. Cách làm dùng bông thấm
dd Eosine 5% bôi đều các mặt răng, sẽ bắt mầu nếu có mảng bám ghi nhận
mảng bám răng trên các răng đại diện.
- Tiêu chuẩn đánh giá mảng bám răng:
17
+ 0: Không mảng bám.
+ 1: Mảng bám dưới 1/3 phía cổ răng.
+ 2: Mảng bám trên 1/3 và dưới 2/3 phía cổ răng.
+ 3: Mảng bám trên 2/3 phía cổ răng.
2.3.5. Đánh giá hiểu biết, thái độ hành vi về SKRM.
Phỏng vấn học sinh về hiểu biết, thái độ, hành vi về sức khoẻ răng
miệng với bộ câu hỏi có nội dung trả lời: Có - Không hoặc đánh răng mấy lần
trong ngày. Cụ thể như sau:
+ Em có biết mình bị sâu răng không? Có hoặc không.
+ Em có đánh răng không ?
+ Nếu có thì đánh răng mấy lần trong ngày ?
+ Em có đánh răng bằng thuốc có Pluor không ?
+ Em thấy có cần thiết phải khám răng định kỳ không ?
+ Có ai nhắc em VSRM không ?
2.4. Thời gian nghiên cứu
Tháng 4 đến tháng 8 năm 2010
2.5. Phương pháp Xử lý, phân tích số liệu:

Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê các chỉ số, bằng phần mềm
Epi – In fo 6.04. Trong đó sử dụng test X
2
, so sánh trung bình.
2.6. Đạo đức nghiên cứu:
- Nghiên cứu được thông qua hội đồng NCKH khoa YTCC trường Đại học
Y Hà Nội.
- Được sự chấp thuận của BGH hai trường Tiểu học và THCS Nam Hà.
- Đối tượng tham gia tự nguyện và có thể từ chối.
- Đảm bảo tính bảo mật thông tin cho những người tham gia.
18
Chương 3
Kết quả nghiên cứu
3.1. Phân tích đặc điểm đối tượng nghiên cứu.
Bảng 3.1. Tỷ lệ học sinh 6 tuổi được nghiên cứu chia theo giới.
Giới Sè khám Tỷ lệ%
Nam
68 53,12
Nữ 60 46,88
Tổng 128 100

Biểu đồ 3.1 . Tỷ lệ học sinh 6 tuổi được nghiên cứu chia theo giới.
Nhận xét: Khám 128 học sinh 6 tuổi
- Nam có 68 em chiếm 53%
- Nữ cã 60 em chiếm 47%
19
Bảng 3.2. Tỷ lệ học sinh 12 tuổi được nghiên cứu chia theo giới.
Giới Sè khám Tỷ lệ%
Nam
66 51,56

Nữ 62 48,44
Tổng 128 100
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ học sinh 12 tuổi được nghiên cứu chia theo giới.
Nhận xét: Khám 128 học sinh 12 tuổi
- Nam có 66 em chiếm 52%
- Nữ có 62 em chiếm 48%
Bảng 3.3. Tỷ lệ học sinh 6 và 12 tuổi được nghiên cứu chia theo giới.
Giới Sè khám Tỷ lệ%
Nam
134 52,34
Nữ 122 47,66
20
Tổng 256 100
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ học sinh 6 và 12 tuổi được nghiên cứu chia theo giới
Nhận xét:
Sè học sinh đưa vào nghiên cứu là 256 em, trong đó 128 em líp 1 và
128 em líp 7 trường trung học cơ sở xã Nam Hà. với tỷ lệ khám theo giới là:
- Nam là 134 em, chiếm 52%
- Nữ là 122 em, chiếm 48%
Như vậy tỷ lệ học sinh nam cao hơn học sinh nữ.
3.2 Tình trạng sâu răng của học sinh.
3.2.1.Tình trạng sâu răng sữa của học sinh.
Bảng 3.4. Tỷ lệ sâu răng sữa của học sinh 6 tuổi theo giới.
Giới TS khám Sè HS sâu răng sữa Tỷ lệ%
Nam 68 35 51,47%
Nữ 60 29 48,33%
Tổng sè 128 64 50,00%
21
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ sâu răng sữa của học sinh 6 tuổi theo giới.
Nhận xét: Khám 128 học sinh 6 tuổi có 64 em bị sâu răng sữa, chiếm tỷ lệ

50,00%. Trong đó:
- Nam: 68 em có 35 em sâu răng vĩnh viễn, chiếm 51,47%
- Nữ: 60 em có 29 em sâu răng vĩnh viễn, chiếm 48,33%
- Chỉ sè DMFT của học sinh 6 tuổi là 0,12. Trong đó: Nam là 0,16 . Nữ
là 0,08.
Bảng 3.5. Tỷ lệ sâu răng sữa của học sinh 12 tuổi theo giới.
Giới TS khám Sè HS sâu răng sữa Tỷ lệ%
Nam 66 7 10,61%
Nữ 62 3 4,84%
Tổng sè 128 10 7,81%
22
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ sâu răng sữa của học sinh 12 tuổi theo giới
Nhận xét:
Số học sinh 12 tuổi được khám là 128 em có 10 em sâu răng sữa, chiếm
7,81%
Trong đó gồm:
- Nam: 66 em có 7 em bị sâu răng sữa chiếm 10,61%
- Nữ : 62 em có 3 em bị sâu răng sữa chiếm 4,84%
Bảng 3.6. Tỷ lệ sâu răng sữa của học sinh 6 và 12 tuổi.
Tuổi TS khám Sè HS sâu răng sữa Tỷ lệ%
6 128 64 50,00
12 128 10 7,81
Tổng sè 256 84 32,81
23
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ sâu răng sữa của học sinh 6 và 12 tuổi.
Nhận xét:
Số học sinh 6 và 12 tuổi được khám là 256 em có 84 em sâu răng sữa,
chiếm 32,81%
Trong đó gồm:
- 6 tuổi có 128 em khám có 64 em bị sâu răng sữa. Chiếm 50,00%

- 12 tuổi có 128 em khám có 10 em bị sâu răng sữa. Chiếm 7,81%
24
3.2.2. Tình trạng sâu răng vĩnh viễn của học sinh.
Bảng 3.8. Tình trạng sâu răng vĩnh viễn và DMFT răng vĩnh viễn của học
sinh 6 tuổi theo giới.
Giới Sè HS
khám
Sè HS
SRVV
Tỷ lệ
%
Số
răng
vĩnh
viễn
sâu
Số
răng
vĩnh
viễn
mất
Số
răng
vĩnh
viễn
trám
Tổng
số răng
vĩnh
viễn

DMFT
Chỉ sè
DMFT
Nam
68 12 17,65 16 1 1 18 0,26
Nữ 60 7 11,67 9 1 1 11 0,18
Tổng 128 19 14,84 25 2 2 29 0,22
Nhận xét: Khám 128 học sinh 6 tuổi có 19 em bị sâu răng vĩnh viễn. Chiếm
tỷ lệ 14,84%. Trong đó
- Nam: 68 em có 12 em sâu răng vĩnh viễn. Chiếm 17,65%
- Nữ: 60 em có 7 em sâu răng vĩnh viễn. Chiếm 11,67%
- Chỉ sè DMFT của học sinh 6 tuổi là 0,22. Trong đó: Nam là 0,26 .
Bảng 3.9. Tình trạng sâu răng vĩnh viễn và DMFT răng vĩnh viễn của học
sinh 12 tuổi theo giới.
Giới Sè HS
khám
Sè HS
SRVV
Tỷ Lệ
%
Số
răng
vĩnh
viễn
sâu
Số
răng
vĩnh
viễn
mất

Số
răng
vĩnh
viễn
trám
Tổng
số
răng
vĩnh
viễn
DMF
T
Chỉ sè
DMFT
Nam
66 25 37,87 33 11 5 49 0,74
Nữ 62 17 27,41 32 8 10 50 0,80
Tổng 128 42 32,80 65 19 15 99 0,77
25

×