Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tiểu luận môn Quản trị kinh doanh quốc tế Sự mở rộng toàn cầu của Wal-Mart

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.24 KB, 16 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
SỰ MỞ RỘNG TOÀN CẦU CỦA
WAL-MART
GVHD: NGUYỄN HÙNG PHONG
1. Mai Xuân Khoa
2. Lê Thùy Nguyên
3. Nguyễn Thế Nghị
4. Trần Thị Sim
5. Hoàng Thị Thắm
Case Study: Sự mở rộng toàn cầu của Wal-Mart
MỤC LỤC
1. GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN WAL-MART 3
LỢI ÍCH TỪ TOÀN CẦU HÓA CỦA WAL-MART 4
NHỮNG RỦI RO WAL-MART ĐỐI MẶT KHI THÂM NHẬP VÀO CÁC THỊ
TRƯỜNG BÁN LẺ KHÁC & CÁCH THỨC HẠN CHẾ RỦI RO 6
WAL-MART VÀ THỊ TRƯỜNG MEXICO 10
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA WAL-MART VÀ HIỆU QUẢ 12
KẾT LUẬN 15
Tài liệu tham khảo 16
Nhóm 5 – K22 Đêm 7 Trang 2
Case Study: Sự mở rộng toàn cầu của Wal-Mart
1. GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN WAL-MART
Năm 1962, Sam Walton đã thành lập Wal-Mart bằng việc mở cửa hàng bán lẻ tại
Rogers, bang Arkansas. Kể từ đó đến nay, Wal-Mart đã phát triển không ngừng và
hiện đang là tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới với doanh thu khổng lồ, vượt xa các
đối thủ cạnh tranh của mình. Từ một công ty nhỏ mang đặc trưng kinh doanh của
Mỹ, Wal-Mart đã không ngừng bành trướng mở rộng sang các thị trường nước


ngoài và đã đạt được thành công đầy ấn tượng. Walmart hiện có 10.900 cửa hàng
hoạt động tại 27 quốc gia trên thế giới và đã mở 10 trang web bán hàng trực tuyến
tại 10 quốc gia. Trung bình mỗi tuần, các cửa hàng của Wal-Mart đón khoảng 245
triệu khách hàng đến mua sắm. Tập đoàn này hiện có số lượng nhân viên khổng lồ -
2,2 triệu nhân viên trên toàn thế giới (trong đó có 1,3 triệu nhân viên làm việc tại
các cửa hàng bán lẻ của Wal-Mart tại Mỹ) với doanh thu trong năm tài chính 2013
được ước tính đạt 466 tỷ đô la Mỹ.
Lịch sử hình thành - phát triển và những cột mốc đáng nhớ của Wal-Mart
1962 : công ty được thành lập với cửa hàng đầu tiên của Wal-Mart tại Rogers,
Arkansass, Mỹ.
1969: công ty chính thức trở thành tập đoàn và mang tên Wal-Mart Stores Inc.
1970 : Wal-Mart mở trung tâm phân phối đầu tiên và mở văn phòng tại Benonville,
1972 : Wal-Mart chính thức niêm yết chứng khoán trên Sàn Giao dịch Chứng khoán
New York.
1975 : lấy cảm hứng sau chuyến thăm Hàn Quốc, Sam Watson giới thiệu “Wal-
Mart Cheer” nổi tiếng.
1983: Sam’s Club mở lần đầu tiên vào tháng 4 tại thành phố Midwest, Oklahoma.
1987: mạng lưới vệ tinh Wal-Mart được hoàn tất và đi vào hoạt động, đây là hệ
thống vệ tinh tư truyền thông tin lớn nhất nước Mỹ.
1988: Supercenter đầu tiên được mở tại Washington, Mo.
1990: Wal-Mart trở thành nhà bán lẻ số 1 tại Mỹ.
1991: Bước vào thị trường thế giới lần đầu tiên với việc mở chi nhánh tại Mexico
City.
1993: Wal-Mart International Division được thành lập với Bobby Martin làm chủ
tịch
1995: xây dựng 3 chi nhánh tại Argentina và 5 chi nhánh tại Brazil.
Nhóm 5 – K22 Đêm 7 Trang 3
Case Study: Sự mở rộng toàn cầu của Wal-Mart
1996: Wal-Mart xâm nhập thị trường Trung Quốc thông qua thỏa thuận liên doanh.
1997: Wal-Mart trở thành công ty có số lượng nhân viên lớn nhất tại Mỹ.

1998: Wal-Mart xâm nhập vào thị trường Hàn Quốc thông qua thỏa thuận liên
doanh.
1999: Wal-Mart có 1.140.000 nhân viên, trở thành công ty có số lượng nhân viên
lớn nhất thế giới.
1999: mua lại ASDA Group plc. của Anh (gồm 229 cửa hàng).
1999: mua lại 374 chi nhánh của Interspa tại Đức.
2000: xếp hạng 5 trong danh sách Global Most Admired All-Stars do tạp chí
FORTUNE bình chọn.
2002: xâm nhập thị trường Nhật qua việc thôn tính lại Seryu.
2002: đứng đầu tại Fortune’s Global 500 và xếp hạng nhất trong danh sách các công
ty được yêu thích nhất tại Mỹ.
2005: mua lại Sonae’s Brazil operations bao gồm 140 đại siêu thị, siêu thị và đại lý
bán sỉ với kinh phí giao dịch là 764 triệu USD vào tháng 12.
2006: xâm nhập vào thị trường bán lẻ tại Trung Mỹ qua việc mua lại cổ phần của
nhà bán lẻ khu vực - một nhà bán lẻ Hà Lan tên Royal Ahold có chuỗi cửa hàng tại
Costa Rica, Guatemala, El Salvador, Honduras và Nicaragua.
LỢI ÍCH TỪ TOÀN CẦU HÓA CỦA WAL-MART
a. Lợi ích kinh tế theo quy mô
Wal-Mart có thể tận dụng được hiệu quả kinh tế theo quy mô nhờ vào quyền lực
mua toàn cầu của mình. Các thương gia khắp nơi trên thế giới tìm đến Wal-Mart để
chào hàng, với hy vọng sản phẩm của họ sẽ có mặt trong chuỗi dây chuyền siêu thị
lớn nhất thế giới. Nhiều nhà cung cấp chính của Wal-Mart là những công ty đa quốc
gia như GE (hàng gia dụng), Unilever (hàng thực phẩm), và P&G (sản phẩm chăm
sóc cá nhân). Tất cả đều là những nhà cung cấp lớn có hoạt động kinh doanh riêng
trên toàn cầu.
Bằng cách tiếp cận thị trường quốc tế, Wal-Mart tận dụng quy mô khổng lồ của
mình để yêu cầu chiết khấu nhiều hơn từ các nhà bán lẻ toàn cầu tại địa phương.
Nhờ vậy làm tăng khả năng đưa ra mức giá thấp cho người tiêu dùng, giành được
thị phần, và thu được nhiều lợi nhuận hơn. Sự kiên định của Wal-Mart trong chuyện
hàng phải “luôn luôn giá thấp” khiến các hãng cung cấp gần như phải tự phát huy

Nhóm 5 – K22 Đêm 7 Trang 4
Case Study: Sự mở rộng toàn cầu của Wal-Mart
năng lực, phải do dự không dám bàn chuyện tăng giá bán cho Wal-Mart – ngay cả
khi chuyện tăng giá này là hoàn toàn chính đáng. Nhà cung cấp cho Walmart chỉ có
hai lựa chọn: hoặc chấp nhận giá Walmart đưa ra dù họ chỉ được lãi vài xu trên mỗi
sản phẩm, hoặc Walmart sẽ không đặt hàng của họ nữa. Nếu các hãng cung cấp có ý
định đi ngược lại tiêu chí của Walmart, các hãng này sẽ bị đe dọa cắt hợp đồng và
khả năng phá sản là rất cao. Lý do đó là Walmart luôn đặt hàng với số lượng lớn, ổn
định. Nhưng để đảm bảo việc hợp đồng sẽ được ký kết, hãng cung cấp phải đưa
được mức giá thấp nhất. Nắm được điểm yếu đó của các nhà cung cấp, Walmart tìm
cách buộc các nhà cung cấp phải cạnh tranh lẫn nhau, rồi tìm nơi nào chào giá thấp
nhất. Như vậy, Wal-Mart đã đẩy được một phần chi phí hoạt động của mình sang
phía nhà cung cấp.
b. Tính kinh tế của địa điểm
Trong những thập kỷ đầu tiên hồi mới phát triển, cách mở rộng mạng lưới của Wal-
Mart đơn giản chỉ là nhân bản các cửa hàng giá rẻ ra những địa điểm mới nằm xa
khu vực đắt đỏ. Thời gian đầu cách làm này rất hiệu quả, song sau này Wal-Mart đã
nhiều lần thất bại khi mở rộng mạng lưới ở các quốc gia khác. Khách hàng mỗi nơi
có một tập quán sinh hoạt khác nhau, từ đi lại tới mô hình gia đình và điều đó ảnh
hưởng tới thói quen mua sắm. Các siêu thị của Wal-Mart sau một thời gian khai
trương ở Đức và Hàn Quốc đã bị sa lầy, thua lỗ nặng và phải rút khỏi thị trường vào
năm 2006. Wal-Mart xoay sang cách tiếp cận mới. Thay vì mở các siêu thị đồ sộ,
tập đoàn này lập ra các cửa hàng quy mô nhỏ, giống như các cửa hàng tạp hóa hộ
gia đình. Hàng hóa bán ra được lựa chọn sao cho phù hợp với tập quán tiêu dùng
của địa phương. Chẳng hạn, các cửa hàng ở Trung Quốc bán đồ ăn kiểu Trung
Quốc, cửa hàng ở Brazil bán nhiều đồ của Brazil. Tuy nhiên, toàn bộ khâu quản lý
hậu cần được áp dụng theo mô hình kiểu Mỹ.
Wal-Mart áp dụng cách tiếp cận mới một phần nhờ vào kinh nghiệm rút ra ở Anh,
nơi tập đoàn này mua lại chuỗi siêu thị Asda cách đây 10 năm với giá gần 11 tỷ
USD. Dây chuyền siêu thị này khá thành công, song Wal-Mart vẫn chưa hài lòng vì

không mở rộng được nhiều. Vụ mua lại Safeway sau đó của Wal-Mart thì thất bại
Nhóm 5 – K22 Đêm 7 Trang 5
Case Study: Sự mở rộng toàn cầu của Wal-Mart
hoàn toàn do bị cơ quan chống độc quyền Anh bác bỏ vì quy hoạch phát triển ngặt
nghèo ở Anh không khuyến khích mở siêu thị tràn lan.
c. Khai thác các ý tưởng kinh doanh tại các nước mà Wal-Mart đang cạnh
tranh.
Cửa hàng hai tầng tại New York xuất hiện nhờ vào sự thành công của chuỗi cửa
hàng nhiều tầng tại Hàn Quốc. Những ý tưởng khác, như là quầy hàng rượu tại cửa
hàng ở Argentina hiện đã có mặt tại nhiều mô hình bán lẻ của công ty trên toàn cầu
hay ngay cửa ra vào siêu thị của Wal-Mart là cửa hàng mỹ phẩm như đặc trưng tại
Anh và một số quốc gia khác.
Thị trường Ấn Độ không cho phép đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành bán lẻ.
Luật pháp Ấn Độ không cho phép các tập đoàn bán lẻ lớn bán hàng trực tiếp cho
người tiêu dùng, nhưng họ có thể kinh doanh hoạt động bán buôn và cung cấp hàng
hóa dịch vụ cho các công ty bán lẻ của Ấn Độ. Do đó Wal-Mart đã thâm nhập thị
trường bán lẻ Ấn Độ bằng cách ký hợp đồng thành lập liên doanh với Bharti
Enterpries Ltd. – một trong những công ty hoạt động truyền thông, bảo hiểm và bán
lẻ lớn nhất Ấn Độ. Theo đó, liên doanh sẽ thiết lập một hệ thống cửa hàng bán buôn
để cung cấp hàng cho các cửa hàng bán lẻ, các nhà máy và nông trại ở nước này.
d. Chuyển giao lợi thế
Và cuối cùng, hoạt động đảo hối thông qua sự chuyển dời các quy trình kinh doanh
sang một nước khác, cụ thể là Trung Quốc, đã giúp Wal-Mart tiết kiệm hơn so với
việc sử dụng lợi nhuận thu được từ các cửa hàng bán lẻ quốc tế vào một dự án đầu
tư lớn hơn. Đây là một phần chủ yếu của chiến lược toàn cầu mà Wal-Mart hướng
tới.
NHỮNG RỦI RO WAL-MART ĐỐI MẶT KHI THÂM NHẬP VÀO CÁC THỊ
TRƯỜNG BÁN LẺ KHÁC & CÁCH THỨC HẠN CHẾ RỦI RO
 Sự trỗi dậy của thương mại điện tử
Wal-Mart gặp rất nhiều khó khăn tại Trung Quốc bởi thương mại điện tử phát triển

mạnh, tốc độ tăng trưởng lên tới 40%/năm. Gần đây, Wal-Mart đã mua lại cổ phần
trị giá 500 triệu USD tại công ty bán lẻ trực tuyến 360Buy. Tuy nhiên Wal-Mart
cũng gặp khó ở chỗ nhiều công ty bán lẻ như Dang Dang và Mecoxlane sẵn sàng
không cần lợi nhuận để giành thị phần.
Nhóm 5 – K22 Đêm 7 Trang 6
Case Study: Sự mở rộng toàn cầu của Wal-Mart
Ngày này, khi công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, Thương Mại điện tử được
ứng dụng rộng rãi Wal-mart đã chủ động liên kết với các website và tân dụng hệ
thống bán hàng trực tuyến phát triển. Wal-Mart tăng cường hệ thống TMĐT bằng
việc liên minh với AOL vào năm 2001 để cũng cấp internet đến vùng ngoại ô và
nông thông đặc biệt là những vùng chưa có cửa hàng của Wal-Mart. Mục đích của
Wal-Mart là thu hút những phân đoạn thị trường mới và giảm tác động đối với các
cửa hàng hiện tại. Wal-Mart cũng sử dụng mô hình bán lẻ thích hợp kết hợp giữa
TMĐT và TM truyền thống. (Mô hình Click-Mortal: Vừa kinh doanh online vừa
kinh doanh offline). Hiện Wal-Mart đã lập được 10 trang web bán hàng trực tuyến
tại 10 quốc gia.
 Rủi ro pháp lý
Khi bành trướng sang châu Âu, ví dụ như xâm nhập thị trường Đức thì Wal-Mart
gặp nhiều khó khăn vì các luật lệ thương mại ở lục địa già đặt ra nhiều hạn chế. Dù
đã mua hai công ty bán lẻ trong nước là Wertkauf và Interspar, nhưng Wal-Mart chỉ
chiếm chưa tới 5% thị trường và liên tục bị lỗ. Ở các quốc gia khác, khi ‘gã khổng
lồ’ này có ý định thâm nhập đều gặp phải những rào cản pháp lý (thủ tục hành
chính, đầu tư) của quốc gia sở tại nhằm bảo vệ các công ty bán lẻ trong nước.
 Rủi ro về văn hóa, lối sống, thói quen tiêu dùng
• Tại Hàn Quốc : Người Hàn Quốc thích mua thức ăn tươi sống nhưng Wal-
Mart chỉ tập trungvào đồ hộp và thức ăn sẵn. Người Hàn Quốc muốn được nhân
viên tư vấn rõ về những gì họ định mua trong khi đến Wal-Mart, họ phải đối diện
với những kệ hàng chất cao như núi mà hầu như không có nhân viên hướng dẫn, tư
vấn
• Tại Nhật Bản : Người Nhật thích mua sắm trong những cửa hàng sạch sẽ,

ngăn nắp, sáng sủa chứ không phải một nơi ảm đạm , quá nhiều hàng hóa xếp chồng
chất như nhà kho cũ kỹ ở Wal-Mart.
• Tại Đức, phong cách sống của người dân khá khép kín, không quen với
những nụ cười niềm nở hay thái độ giúp đỡ nhiệt tình của nhân viên bán hàng siêu
thị. Người Đức thường sẽ nghi ngờ những nhân viên bán hàng tươi cười, thân thiện và sẽ
tránh mua hàng khi thấy được săn đón trong khi niềm nở, ân cần lại là phong cách phục vụ
yêu cầu tại Wal-Mart.
Nhóm 5 – K22 Đêm 7 Trang 7
Case Study: Sự mở rộng toàn cầu của Wal-Mart
 Mô hình quản lý
Hầu hết các công ty Mỹ đang thành công tại Nhật Bản như McDonald’s đều
giao cho các lãnh đạo cấp cao lâu năm người Nhật quản lý các chi nhánh, cho phép
họ có “quyền tự trị” ở mức độ nhất định. Nhưng Walmart làm điều ngược lại, giao
quyền quản lý cho một nhóm lãnh đạo người nước ngoài. Văn hóa phương Đông
khác nhiều văn hóa phương Tây và người nước ngoài sẽ ít am hiểu thị hiếu người
tiêu dùng của nước sở tại. Mà “các chi nhánh trên thế giới của Walmart đều được
quản lý theo kiểu tập trung, dưới sự chỉ huy của trụ sở chính tại Mỹ”, chính kiểu
quản lý này đã khiến Walmart xa rời người tiêu dùng Nhật Bản cũng như Hàn
Quốc.
 Hiệu ứng Wal-mart
Khi Walmart bước vào một tỉnh thành, một địa hạt, hay toàn bộ một ngành công
nghiệp, tác động luôn đầy kịch tính. Và tác động ấy luôn là một hỗn hợp giữa tốt và
xấu: tốt cho người tiêu dùng và người mua sắm, nhưng xấu cho những cửa hàng sẵn
có. Tốt cho hiệu quả của các nhà máy và sản xuất, nhưng nguy hiểm cho các hãng
cung cấp nào đã nhường quá nhiều quyền kiểm soát cho Walmart. Đó là “hiệu ứng
Walmart”. Điều này khiến thị trường nơi Walmart có ý định thâm nhập - e ngại, dè
dặt bởi vì họ nhận thức được rằng với sức mua khổng lồ và sự bành trướng,
Walmart là kẻ chuyên “giết chết”thương hiệu khác.
 Sự thất bại trong tạo dựng hình ảnh và định vị thị trường
Wal-Mart đã sai lầm khi quá phụ thuộc vào mô hình các siêu thị bán lẻ lớn đã giúp

công ty này thành công tại Mỹ trong khi đó thực tế người tiêu dùng tại Trung Quốc
chuộng các cửa hàng bán lẻ nhỏ. Wal-Mart đã đi theo “vết xe đổ” của Home Depot
và BestBuy. Cả hai hãng bán lẻ này đã rút khỏi thị trường Trung Quốc. Tỷ lệ tăng
trưởng doanh thu tại Trung Quốc hàng năm có thể cao, tuy nhiên yếu tố giao thông
không thuận lợi và thiếu chỗ đỗ xe đồng nghĩa với việc người tiêu dùng sẽ muốn
mua sắm ở gần nhà hơn. Ngoài ra, khi chính phủ Trung Quốc cấm sử dụng túi
nilong, người tiêu dùng phải đi mua hàng nhiều hơn và mỗi lần mua ít hàng hơn, họ
lại càng chuộng các cửa hàng gần nhà. Người tiêu dùng thường mua sản phẩm nhập
khẩu đắt tiền tại các cửa hàng nhỏ do người Trung Quốc mở ra và đến Wal-Mart để
Nhóm 5 – K22 Đêm 7 Trang 8
Case Study: Sự mở rộng toàn cầu của Wal-Mart
mua hàng giá thấp như kem đánh răng Colgate và dầu gội đầu Procter and Gamble,
bột giặt Tide.
Một người tiêu dùng tại Thượng Hải cho biết: “Tôi mua hoa quả từ cửa hàng nhỏ
bởi nó tươi hơn so với Wal-Mart. Tôi không quan tâm đến việc liệu giá cả có cao
gấp đôi, quan trọng là sản phẩm chất lượng tốt hơn. Hơn nữa, đến Wal-Mart tôi
phải trả tiền gửi xe.” Việc người tiêu dùng sẵn sàng mua hoa quả giá cao và tránh
các siêu thị bán lẻ không có chỗ đỗ xe miễn phí cho thấy Wal-Mart và nhiều công ty
bán lẻ khác đã không hiểu người tiêu dùng Trung Quốc. Họ sẽ chi tiêu khi họ nhìn
thấy giá trị và họ “căn cơ” với từng chi phí nhỏ như tiền gửi xe.Wal-Mart đã gặp rất
nhiều khó khăn trong việc giúp người tiêu dùng nhận diện được tiêu chí bán hàng
và thương hiệu của hãng. Họ nói đến quan niệm giá thấp thế nhưng lại định vị khá
cao trên thị trường nếu so với các cửa cửa hàng bán lẻ dọc phố thực sự mang đến
giá rẻ cho người tiêu dùng.
Nghiên cứu cho thấy khách hàng tiêu dùng tại Wal-Mart và đóng góp nhiều nhất
cho doanh thu của công ty thường là nhóm khách hàng trung lưu hoặc giàu. Họ
không đến Wal-Mart với suy nghĩ mua hàng giá rẻ mà coi như địa điểm mua hàng
an toàn và chất lượng cao. Họ không thích hình ảnh hàng giá rẻ mà Wal-Mart trưng
ra trong các quầy hàng cũng như cách chọn hàng của công ty này, họ không thích
đám đông chen nhau mua sắm, họ muốn có môi trường mua sắm thoải mái, dễ chịu

hơn.
Các hãng bán lẻ nước ngoài sẽ chẳng bao giờ được lựa chọn làm nơi mua hàng giá
rẻ tại Trung Quốc bởi nhóm cửa hàng bán lẻ sẵn sàng hạ giá đến mức tối đa, vì thế
cạnh tranh về giá thực sự là một chiến lược ngu ngốc.
Để hạn chế những rủi ro trên Wal-Mart đã:
- Wal-Mart chú tâm vào yếu tố văn hóa và tâm lý của người tiêu dùng để bán
được những hàng hóa phù hợp hơn với sở thích và thị hiếu của người địa
phương: Cửa hàng ở Brazil bán nhiều hàng sản xuất tại Brazil và có cách
thức sắp xếp, giá cả và hàng hóa trong cửa hàng phù hợp với nhu cầu. Tại
Trung Quốc, thay vì những supercenter (đại siêu thị) thì Wal-Mart tập trung
vào những cửa hàng có quy mô nhỏ nhưng phủ rộng đến các khu dân cư cho
phù hợp với sở thích tiêu dùng của người bản xứ.
Nhóm 5 – K22 Đêm 7 Trang 9
Case Study: Sự mở rộng toàn cầu của Wal-Mart
- Wal-Mart thâm nhập vào thị trường chủ yếu bằng việc mua lại những nhà
bán lẻ hiện hữu để hạnc hế những rủi ro về mặt pháp lý (do đối tác trong
nước sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các quy trình, thủ tục pháp lý) và hình
thức liên doanh khiến cho Wal-Mart cũng gặp thuận lợi dưới danh nghĩa
chuyển giao kinh nghiệm và công nghệ. rvà sau đó chuyển giao lại những
kinh nghiệm về hệ thống thông tin, hậu cần và quản lý.
- Mạnh dạn thuê nhà điều hành bản địa. Chính những nhà điều hành này mới
cá khả năng hiểu rõ sở thích của khách hàn bản xứ và biết cách tạo ra một thị
trường như thế nào là phù hợp.
- Tạo mối quan hệ mật thiết của công ty với một công ty vận tải ở thị trường
mà mình muốn xâm nhập để cải thiện hệ thống phân phối, phục vụ tốt hơn
cho công ty, qua đó giúp giảm được lượng hàng tồn kho và chi phí hậu cần.
WAL-MART VÀ THỊ TRƯỜNG MEXICO
Vào năm 1990, Wal-Mart nhận ra rằng cơ hội phát triển của nó ở Mỹ đang trở nên
bị giới hạn hơn, dự đoán vào đầu những năm 2000, các cơ hội phát triển nội địa sẽ
bị kiềm hãm lại do thị trường đã bão hòa. Vì vậy, công ty đã quyết định mở rộng

hoạt động kinh doanh ra thị trường toàn cầu.
Vào năm 1991, Wal-Mart bắt đầu phát triển ra thị trường quốc tế với việc khai
trương các cửa hàng đầu tiên ở Mexico. Tuy nhiên, Wal-Mart đã phạm phải vài sai
lầm do việc rập khuôn hệ thống phân phối đã từng rất thành công ở thị trường Mỹ
vào thị trường Mexico. Cơ sở hạ tầng nghèo nàn, đường xá đông đúc, và thiếu tác
dụng đòn bẩy với các nhà cung ứng hàng đã gây ra các vấn đề về việc trữ hàng, làm
tăng chi phí và giá bán. Trong lúc các phương thức bán lẻ của nó rất hợp với thị
trường Mỹ, nhưng lại không hiệu quả ở các nước nơi mà cơ sở hạ tầng khác với thị
trường Mỹ, thị hiếu và sở thích khách hàng cũng khác, và các nhà bán lẻ có sẵn ở
đó đã chiếm lĩnh thị trường.
Vào khoảng giữa những năm thập niên 1990, Wal-Mart đã nhận thấy sai lầm và
điều chỉnh các hoạt động kinh doanh của nó ở Mexico cho phù hợp với môi trường
địa phương. Việc hợp tác với một công ty vận chuyển hàng hóa Mexico đã cải thiện
hệ thống phân phối của Wal-Mart rất nhiều, bên cạnh đó nó cũng xem xét cẩn thận
Nhóm 5 – K22 Đêm 7 Trang 10
Case Study: Sự mở rộng toàn cầu của Wal-Mart
hơn việc dự trữ và bán những hàng hóa phù hợp hơn với thị hiếu và sở thích của
người dân địa phương hơn. Vào năm 1998, Wal-Mart đã mua lại toàn bộ cổ phần
trong liên doanh của công ty Cifera. Năm 2005, Wal-Mart ở Mexico đã tăng gấp đôi
quy mô cuả nó so với đối thủ chính ở thị trường này với khoảng 700 cửa hàng và
tổng thu nhập khoảng 12,5 tỷ USD.
Như vậy, Wal-Mart đã liên doanh với công ty Cifra, một trong những công ty bán lẻ
lớn nhất của Mexico vì những lý do sau đây:
• Thuận lợi hơn trong quá trình thực hiện thủ tục pháp lý xin đầu tư: Đối với
Wal-Mart, liên doanh với doanh nghiệp trong nước sẽ đảm bảo khả năng thành công cao
hơn do môi trường kinh doanh, pháp lý hoàn toàn xa lạ. Nếu không có bên Cifera thì Wal-
Mart sẽ gặp rất nhiều khó khăn, rất khó để có thể được nhà nước Mexico chấp nhận hơn
hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài.
• Tận dụng kinh nghiệm và uy tín sẵn có của doanh nghiệp trong nước: Cifera
là công ty bán lẻ lớn nhất Mexico nên thương hiệu và uy tín của họ đã quen thuộc với thị

trường này, họ đã tạo được lòng tin đối với khách hàng và có được những kinh nghiệm phù
hợp với đặc điểm riêng của Mexico. Do đó, Wal-Mart có thể nhanh chóng nắm bắt và điều
chỉnh để thích nghi với đặc điểm của thị trường mới nay.
Năm 1998, Wal-Mart đã quyết định mua lại toàn bộ cổ phần của Cifera, biến Walmex
(tên gọi tại thị trường Mexico) thành công ty 100% vốn sở hữu của Wal-Mart. Lý do của
việc mua cổ phần này có thể giải thích như sau:
- Đây là thời điểm Mexico lâm vào khủng hoảng, doanh nghiệp trong nước gặp
nhiều khó khăn trong khi với nguồn tài chính dồi dào, Wal-Mart đã tranh thủ
mua nợ, sau đó chuyển nợ thành vốn, giúp tập đoàn đa quốc xâm nhập vào 1
số ngành của các nước đang phát triển như Mexico.
- Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) có hiệu lực từ 01/01/1994, tạo
sự thông thoáng trong chính sách thương mại và đầu tư cho cả 3 nước.
- Hình thức doanh nghiệp liên doanh cũng có sự bất lợi là có sự ràng buộc chặt
chẽ trong một pháp nhân chung giữa các bên hoàn toàn khác nhau không chỉ
Nhóm 5 – K22 Đêm 7 Trang 11
Case Study: Sự mở rộng toàn cầu của Wal-Mart
về ngôn ngữ mà còn về truyền thống, phong tục, tập quán, phong cách kinh
doanh, do vậy có thể phát sinh những mâu thuẫn không dễ gì giải quyết.
- Sau 7 năm liên doanh với Cifera, Wal-Mart đã hiểu và biết cách kinh doanh
phù hợp với môi trường địa phương Mexico, biết thị hiếu và sở thích của
người dân địa phương hơn cũng như thương hiệu Wal-Mart đã quen thuộc với
người dân Mexico nên họ dễ dàng chấp nhận. Do vậy, Wal-Mart đã tranh thủ
thời cơ ‘thôn tính’ công ty Cifera và bắt đầu quá trình bành trướng phát triển
mạnh mẽ của mình tại Mexico. Trong nhiều năm qua, thị trường Mexico vẫn
được coi là thị trường nước ngoài quan trọng và lớn nhất của Wal-Mart dù
rằng gần đây uy tín của Wal-Mart đã sụt giảm nghiêm trọng do có dính líu tới
nghi án tham nhũng (hối lộ giới cầm quyền của nước sở tại) tại thị trường này.
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA WAL-MART VÀ HIỆU QUẢ
Trong giai đoạn phát triển ban đầu, Wal-Mart đi theo chiến lược toàn cầu hóa,
nghĩa là hoạt động sản xuất và phân phối sản phẩm hay dịch vụ theo cùng một tiêu

chuẩn, chủng loại và chất lượng. Hệ thống cửa hàng, phân phối sản phẩm, cung
cách dịch vụ, trưng bày sản phẩm… tại các cửa hàng trên thị trường Mỹ đã được
Wal-Mart nhân rộng ở các thị trường nước ngoài. Các cửa hàng cùa Wal-Mart tại
Mexico là một ví dụ. Việc nhân rộng hình mẫu kinh doanh của các cửa hàng trên thị
trường Mỹ đã không có hiệu quả tại Mexico. Những sản phẩm bán chạy ở thị
trường nội địa lại không hợp với thị hiếu của người Mexico nên hàng tồn kho lớn.
Cơ sở hạ tầng còn kém phát triển khiến cho hệ thống phân phối sản phẩm gặp nhiều
trở ngại. Ngoài những khó khăn phải đối mặt khi xâm nhập Mexico như một phần
của chiến lược toàn cầu hóa của mình, Wal-Mart còn thất bại trên thị trường Đức
(Wal-Mart chịu lỗ liên tục và phải bán các cửa hàng của mình cho Metro – một tập
đoàn bán lẻ của Đức đứng thứ tư trên thế giới sau Wal-Mart, Carrefour (Pháp), và
Tesco (Anh)) và thất bại ở thị trường Hàn Quốc. Tại thị trường Đức, khi nhân viên
của Wal-Mart tươi cười niềm nở chào đón khách theo phong cách phục vụ đặc
trưng của tập đoàn này thì những người tiêu dùng Đức lại thường nghi ngờ những
nhân viên chào hàng nhiệt tình như vậy và tránh tối đa không mua những gì họ giới
thiệu. Tại thị trường Hàn Quốc, Wal-Mart đã không thể thỏa mãn yêu cầu của các
bà nội trợ Hàn Quốc về hàng tươi sống và phải có nhân viên hướng dẫn, tư vấn.
Nhóm 5 – K22 Đêm 7 Trang 12
Case Study: Sự mở rộng toàn cầu của Wal-Mart
Năm 2006, mười sáu cửa hàng của Wal-Mart buộc phải sang tay cho Shinsega – đối
thủ trực tiếp của tập đoàn tại xứ sở Kim Chi với giá 882 triệu đôla. Wal-Mart lấy lý
do là rút khỏi thị trường Hàn Quốc để tập trung tấn công thị trường Trung Quốc
nhưng theo giới phân tích, lý do chính mà Wal – Mart phải ròi khỏi Hàn Quốc vì đã
thất bại trong việc cạnh tranh với các nhà bán lẻ nội địa vốn có khả năng xoay trở
nhanh và hiểu rõ thị hiếu tiêu dùng của người dân Hàn Quốc. Mới đầu, người dân
Hàn Quốc đổ xô tới các cửa hàng của Wal-Mart vì tò mò muốn thử mua sắm theo
phong cách phương Tây với những núi hàng hóa ngồn ngộn. Tuy nhiên, hàng hóa ở
chuỗi cửa hàng Wal-Mart thường được đóng gói rất kỹ và kiểu cách nên nhiều
khách hàng Hàn Quốc tỏ ra e ngại khi muốn xem xét cẩn thận món hàng mà họ
muốn mua. Ở các cửa hàng của Wal-Mart hiếm khi thấy nhân viên hướng dẫn để

giải đáp những thông tin liên quan đến sản phẩm mà khách hàng cần biết trước khi
quyết định có nên mua hay không.Trong khi đó, các cửa hàng của Hàn Quốc
thường sắp xếp hàng hóa theo hướng thuận tiện nhất cho khách hàng quan sát, so
sánh các mặt hàng cùng loại với nhau. Nhân viên bán hàng trong các cửa hàng của
Hàn Quốc cũng thường xuyên có mặt để kịp thời trả lời hoặc hướng dẫn khi khách
hàng cần đến. Mặt khác, trong khi cửa hàng của Wal-Mart được thiết kế theo dạng
nhà kho, hàng hóa chất đống nên thiếu tính hấp dẫn thì người tiêu dùng lại tỏ ra
thích thú khi bước vào những cửa hàng thoáng đãng, trang trí đẹp và sắp xếp hàng
hóa hợp lý của Shinsegae. Thất bại này đã khiến Wal-Mart phải xem xét lại và
chuyển hướng chiến lược kinh doanh của mình.
Hiện nay, Wal-Mart đang theo đuổi chiến lược địa phương hóa khi thâm nhập thị
trường quốc tế. Việc lựa chọn chiến lược này đã mang lại hiệu quả rất lớn, vì:
Wal-Mart là hệ thống bán lẻ lớn nhất thế giới với đồ dùng gia dụng, điện tử, quần
áo, trang sức, đồ chơi trẻ em, tạp hóa,… Đây là các mặt hàng thiết yếu và tùy thuộc
đặc điểm của từng vùng miền, quốc gia, châu lục mà có các thị hiếu, yêu cầu, chất
lượng khác nhau. Hơn nữa để cung cấp các mặt hàng này tới tay người tiêu dùng thì
phải có hệ thống giao thông, vận chuyển, chuỗi các nhà cung ứng hàng hóa địa
phương phù hợp. Và điều này phụ thuộc rất nhiều vào tình hình phát triển cơ sở hạ
tầng cũng như văn hóa, phong tục, thói quen tiêu cùng của người dân địa phương.
Nhóm 5 – K22 Đêm 7 Trang 13
Case Study: Sự mở rộng toàn cầu của Wal-Mart
Nhận thức rõ được điều này, Wal-mart đã tự thay đổi để phù hợp với thị trường.
Thay vì tự mở cửa hàng tại thị trường nước ngoài, Wal-Mart đã liên kết, liên doanh
với doanh nghiệp địa phương. Việc tham gia của các nhân sự người địa phương
trong cấp quản lý của Wal-Mart để tận dụng kinh nghiệm và vốn hiểu biết về văn
hóa tiêu dùng, phong tục tập quan của địa phương là một trong những biện pháp
linh hoạt mà Wal-Mart đã sử dụng để thành công ở thị trường nước ngoài, điển hình
là thị trường Mexico. Tại thị trường này, Walmex- công ty con của Wal-Mart là
doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nhất Mexico (khoảng 209.000 người) và rất
có uy tín ở đây. Mexico cũng là thị trường nước ngoài lớn nhất của Wal-Mart, khi

10% cửa hàng của Wal-Mart trên toàn cầu là ở Mexico.
Cũng áp dụng chiến lược địa phương hóa tại thị trường Trung Quốc, Wal-Mart
đang rất phát triển và có nhiều cơ hội mở rộng thị trường. Ngoài việc chấp nhận
những luật lệ bất thành văn của giới kinh doanh Trung Quốc, lần đầu tiên Wal-Mart
phá bỏ lập trường được lập ra dưới thời Sam Walton đến nay, đó là cho phép thành
lập liên minh trong các cửa hàng. Việc này tạo điều kiện cho người quản lý và
người lao động tham gia vào, điều gần như cấm kỵ tại Wal- Mart. Lý do là tại
Trung Quốc, các công đoàn có tầm ảnh hưởng rất lớn. Không cho phép công đoàn
phát triển nghĩa là Wal-Mart đành chấp nhận tự loại bỏ gần như 50% tốc độ phát
triển của mình. Do đó, Wal-Mart càng buộc phải thích nghi để không tuột mất thị
trường tiềm năng này. Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đang tăng
cao, động thái mở rộng kinh doanh của Wal-Mart được xem là rất táo bạo nhưng hết
sức đúng đắn để tiếp tục giữ vững thế dẫn đầu của mình.
Năm 2002, Wal-Mart bắt đầu thâm nhập thị trường Nhật Bản bằng việc nắm giữ
6,1% cổ phần của Seiyu là một trong những chuỗi siêu thị lớn nhất của Nhật Bản.
Năm 2005, Wal-Mart đã thu mua phần lớn cổ phần của Seiyu và đến cuối năm 2008
đã biến Seiyu thành 1 công ty con với 100% vốn của mình.
Ở tất cả các thị trường như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Canada, các nước Trung
Mỹ, Wal-Mart đều tăng cường kết nối với các nhà cung cấp, tăng cường sử dụng
nguồn sản phẩm sản xuất, nuôi trồng tại địa phương, tạo công ăn việc làm cho
người dân, chính sách tuyển dụng ưu tiên nữ giới, nâng cao trách nhiệm về môi
Nhóm 5 – K22 Đêm 7 Trang 14
Case Study: Sự mở rộng toàn cầu của Wal-Mart
trường, v… Tất cả các yếu tố này khiến cho uy tín của Wal-Mart tăng lên, người
tiêu dùng càng yên tâm đến với ‘gã khổng lồ’ này.
Như vậy, với việc thay đổi chiến lược từ toàn cầu hóa sang địa phương hóa, Wal-
mart đã đạt được những tăng trưởng mạnh mẽ và trở thành nhà bán lẻ lớn nhất trên
thế giới.
Hiện nay, Wal-Mart đã mở được 10.900 cửa hàng bán lẻ tại 27 quốc gia và liên tục
được bình chọn vào danh sách những nhà bán lẻ đạt doanh thu rất cao. Năm 2011,

Wal-Mart dẫn đầu danh sách Fortunes Global 500 (Top 500 công ty hàng đầu nước
Mỹ) với doanh thu đạt 422 tỷ USD. Năm 2012, Wal-Mart lùi về vị trí thứ 2 (đứng
sau tập đoàn kinh doanh xăng dầu khổng lồ Exxon Mobil) với lợi nhuận tính riêng ở
thị trường Mỹ là 15,7 tỷ đô la Mỹ (giảm 4,6% so với năm 2011). Cũng trong năm
2012, theo công bố của tổ chức Brandfiance, Wal-Mart đứng thứ 5 (sau Apple,
Google, Microsoft và IBM) trong Top 100 những thương hiệu nổi tiếng nhất với giá
trị thương hiệu đạt 38,3 tỷ đô la Mỹ (so với năm 2011 là 36,2 tỷ USD).
KẾT LUẬN
Có thể nói Wal-Mart là một ví dụ điển hình thành công trong việc mở rộng kinh
doanh toàn cầu. Bắt đầu với chiến lược toàn cầu hóa và trong quá trình phát triển đã
chuyển hướng sang chiến lược địa phương hóa, Wal-Mart đã thành công khi luôn
giữ vững được vị thế dẫn đầu trong ngành bán lẻ. Wal-Mart ngày nay đã chú trọng
đến các yếu tố, đặc điểm riêng của từng thị trường, kết hợp với kinh nghiệm ở các
thị trường đi trước cũng như kinh nghiệm vận hành, khai thác hệ thống logistics và
phân phối được ứng dụng công nghệ tiên tiến để đạt được lợi thế cạnh tranh nhất
định so với các đối thủ cạnh tranh. Cho dù là ở thị trường nội địa (Mỹ) hay thị
trường nước ngoài, Wal-Mart luôn là nỗi ám ảnh và là cơn ác mộng đối với các
doanh nghiệp hoạt động trong ngành bán lẻ.
Nhóm 5 – K22 Đêm 7 Trang 15
Case Study: Sự mở rộng toàn cầu của Wal-Mart
Tài liệu tham khảo
[1] www. walmart .com
[2] vi.wikipedia.org/wiki/Wal-Mart
Nhóm 5 – K22 Đêm 7 Trang 16

×