Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

BÀI TẬP THỰC HÀNH MÔN : Văn học và các loại hình nghệ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.62 KB, 4 trang )

Trường Đại học Đồng Tháp BÀI TẬP THỰC HÀNH
Lớp : Đại Học Văn - Trà Vinh 2010 MÔN : Văn học và các loại hình nghệ thuật
Họ tên : TRẦN VĂN YÊN
Câu hỏi:
Secnưxepki viết : “ Tất cả mọi nghệ thuật tác động trực tiếp tới giác quan giống
như hiện thực sinh động, còn thơ thì tác động vào trí tưởng tượng”. Dựa váo câu nói
này, anh (chị ) hãy làm rõ tính đặc trưng ( độc đáo, khác biệt ) của loại hình nghệ thuật văn
học so với các loại hình nghệ thuật khác.
BÀI LÀM
Văn học theo nghĩa rộng là thuật ngữ gọi chung mọi hành vi ngôn ngữ nói, viết và
tác phẩm ngôn ngữ, bao gồm các tác phẩm mà ngày nay có thể xếp vào chính trị, lịch sử,
triết học, tôn giáo…
Văn học hiểu theo nghĩa hẹp chỉ khái niệm văn học nghệ thuật bao gồm các tác
phẩm ngôn từ biểu hiện tình cảm và hứng của nhà văn bằng hư cấu, tưởng tượng.
Thật đúng như vậy, văn học là một hình thái ý thức xã hội thuộc thượng tầng kiến
trúc. Văn học có mối quan hệ mật thiết với các loại hình nghệ thuật khác nhưng nó chủ
yếu là tác động vào trí tưởng tượng của con người và đây chính là tính đặc trưng, khác
biệt, độc đáo mà văn học tạo nên.
Vâng, nói đến tính đặc trưng của văn học thì đầu tiên phải xác định văn học là
sản phẩm của tư duy thực tiễn và của hình tượng thẩm mĩ.
Nghệ sĩ mang một hệ thần kinh nhạy bén, trước một hiện tượng thẩm mĩ thường xúc
động mãnh liệt, dẫn đến khát khao bày tỏ những nhận thức, kinh nghiệm, ấn tượng, cảm
xúc của chính mình. Điều đó có được do bản chất tình cảm và khả năng tư duy của người
nghệ sĩ. Nhưng sự tư duy xuất phát từ thực tiễn luôn tác động mạnh mẽ đến tình cảm
người cảm thụ tác phẩm văn học. Bởi tình cảm bắt nguồn từ thực tiễn sẽ có khả năng sinh
ra một năng lượng mạnh mẽ , thú đẩy con người hoạt động tích cực. Lí trí của trái tim sẽ
góp phần tạo nên những điều kì diệu trong hình tượng nghệ thuật, có khả năng gây xúc
động cho con người hơn bất cứ logic nào của lí trí.Qua miếng trầu têm cánh phượng, qua
bóng mát cây xoan đào mà Hoàng tử nhận ra cô Tấm vợ mình. Chút cảm thông gieo theo
giọt nước mắt Mỵ Nương khiến khối tình cảm của Trương Chi được giải tỏa.
Hình tượng thẩm mĩ cũng là nét đặc trưng riêng trong văn học vì hình tượng thẩm


mĩ trong văn học phải mang tính người, soi sáng được những tâm tư, tình cảm. Đó là năng
lực phát hiện được đối tượng thẩm mĩ với những giá trị thẩm mĩ ở đằng sau vô vàn các
hiện tượng đời sống. Một cánh hoa nở vượt tường là sức sống không kìm hãm nổi của tự
nhiên của mùa xuân, của tuổi trẻ :
“… Sắc xuân khôn khhóa then cài,
Một cành hồng hạnh mọc ngoài tường xuân”
( Diệp Thiệu Ông )
Hoặc Đốpgiencô từng nói :“ Hai người cùng nhìn xuống, một người nhìn thấy vũng
nước còn người kia thì thấy những vì sao” là nói tới khả năng khám phá những giá trị
thẩm mĩ này. Có thể nói, tài quan sát sẽ giúp tái hiện lại được những hình tượng thẩm mĩ
như nó đang có thực với bao chi tiết sống thuyết phục.Gorki nói rằng, chỉ cần miêu tả ánh
sáng lóe lên từ mảnh chai vỡ là có thể biết được ấy là một đêm trăng. Chỉ miêu tả một màu
xanh của nước biển Cô Tô mà Nguyễn Tuân đã phải dùng đến một bảng màu xanh vô
cùng phong phú và cũng tương tự, Tô Hoài đã dùng một bảng màu vàng đủ các cung bậc
tinh tế để viết về màu vàng của ngày mùa nông thôn vùng Bắc bộ.
Nếu trong nghệ thuật điêu khắc và hội họa chúng ta cảm nhận nó thông qua hình
thức nhìn, sờ mó … còn đối với văn học thì nó tái hiện lại một cách cụ thể cả về không
gian và thời gian. Vì thế, chúng ta có thể cảm nhận nó một cách đa dạng tùy theo cảm
hứng và góc độ cảm nhận của chủ thể cá nhân đó.Năng lực tưởng tượng có thể tái hiện các
hình tượng thẩm mĩ với khả năng lí giải đời sống theo một cách nhìn riêng, độc đáo, vừa
có tính thẩm mĩ vừa có tình khách quan. Những nét vẽ run rẩy của Van Gốc trong Đêm
đầy sao diễn tả niềm rung động tế vi của con người trước vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên.
Các bức tranh vẽ theo phong cách Naip (Ngây thơ ) của Henri Rousseaut : tàu lá cọ như
cánh buồm, con châu chấu to bằng con cá sấu, rừng già, cây cối sum suê, những bông hoa
rực rỡ…, thể hiện khuynh hướngnội quan, thiên về hình dung con đườngtìm tòi của tiềm
thức, với cách diễn đạt bằng con mắt trẻ thơ.
Tính độc đáo, khác biệt thứ hai của văn học so với các loại hình nghệ thuật khác là
chất liệu xây dựng nên hình tượng văn học đó chính là ngôn từ.
Chất liệu ngôn từ của văn học không tác động trực tiếp vào các giác quan của chúng
ta dù là thị giác hay thính giác.Nguời thưởng thức văn chương gọi là độc giả còn người

thưởng thức tác phẩm nghệ thuật gọi là khán giả. Mặc dù cả hai hình thức cảm nhận đều
bằng mắt cả. Nhưng trong văn chương không ai có thể nhìn thấy hình tượng bằng mắt mà
những hình tượng này được tái hiện lại bằng trí tưởng tượng. Người đọc phá vỡ ý nghĩa
các từ, câu để liên tưởng với các biểu tượng về đối tượng được miêu tả.
Chất liệu ngôn từ trong hình tượng văn chương cũng đã làm cho tính chất không
gian và thời gian của hình tượng văn chương có đặc trưng riêng.Ngưới ta chia thế nghệ
thuật chủ yếu ra làm 2 loại : nghệ thuật thời gian và không gian.
Loại nghệ thuật mà hình tượng của nó chiềm một khoảng không gian và bất động lá
loại nghệ thuật không gian. Đây là loại nghệ thuật chiếm lĩnh đối tượng má các phần của
nó cái này nằm bên cạnh cái kia.
Loại hình nghệ thuật mà hình tượng của nó diễn ra theo một thứ tự trước sau vá
chiếm một khoảng thời gian nhất định. Đứng về phương diện này người ta xếp văn chương
vào loại nghệ thuật thời gian. Chính đặc trưng ngôn từ này đã qui định tính thời gian của
hình tượng văn chương.
Có thể nói, văn học hoàn toàn có khả năng miêu tả thế giới một cách sinh động, ấn
tượng với đầy màu sắc, âm thanh, mùi vị, nhịp điệu… Cuộc sống đó như tôn tại trược mắt
vậy: Trong làn nắng ửng mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Sột soạt gió trêu tà áo chiếc
Trên giàn thiên lí bóng xuân sang
( Hàn Mặc Tử )
Không chỉ dựng lại bức tranh đời sống cụ thể, văn học còn diễn tả những điều rất
mơ hồ, vô hình, khó diễn tả, đặc biệt trong thế giới tâm hồn, cảm xúc của con người:
Sầu đong càng lắc càng đầy
Ba thu dồn lại một ngày dài ghê
( Nguyễn Du )
Văn học không chỉ chớp lại một khoảng tĩnh, ngưng đọng của cuộc sống như một
bức tranh : Song hàm Tây Lĩnh thiên thu tuyết
Môn học Đông Ngô vạn lí thuyền
( Đỗ Phủ )

mà còn diễn tả sự vận động không ngừng của đời sống thông qua các từ miêu tả sự
vận động :
Vẳng nge tiếng ếch bên tai
Giật mình ngỡ tưởng tiếng ai gọi đò
( Tú Xương )
Hình tượng văn học tồn tại trong cà hai chiều không gian và thời gian. Với chất liệu
ngôn từ, văn học không bị một giới hạn nào ở cả hai chiều vĩ mô và vi mô. Hình tượng
vốn tồn tại trong một không gian rất thực. Đó là những cánh đồng tuyết trắng nước Nga,
những cánh rừng chậm châu Mĩ, là đồng có Tây Tạng, là những căn lều du mục hoặc một
căn phố gác tồi tan… không gian của hình tượng văn học không hề bị giới hạn nào. Tôn
Ngộ Không có thể lên thiên đình, sang Tây Trúc, xuống Long cung một cách dễ
dàng.thậm chí còn có cả không gian được đo bằng tâm tưởng của con người nên có những
chiều kích đặc biệt:
Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi
Về thời gian, thời gian trong văn học có thể được xáo trộn, lắp ghép, đẩy nhanh,
hãm chậm, đồng hiện… hoàn toàn phụ thuộc vào ý tưởng của nhà văn. Văn học còn có
khả năng miêu tả các hình tượng của loại hình nghệ thuật khác như những trang miêu tả
điệu múa của Natasa Rôstôva, V. Huygô tả nhà thờ Đức Bà Pari, Nguyễn Du tả tiếng đàn
của Thúy Kiều…
Hơn các loại hình nghệ thuật khác, văn học có khả năng phản ánh trực tiếp dòng ý
thức, các trạng thái tình cảm và dòng tư duy của con người. Với đoạn độc thoại Sống hay
không sống của Hămlet ( Sếchxpia), chúng ta thấy rõ các thao tác của tư duy từ giả thiết,
phán đoán, so sánh, suy luận đến khái quát. Vì thế tính khuynh hướng của văn học rất cao.
Bên cạnh đó, thì một đặc trưng độc đáo, khác biệt nữa của văn học so với các loại
hình nghệ thuật khác đó chính là khả năng truyền bá của văn học.
Nhờ vào các phương thức truyền miệng và các công hỗ trợ khác cho văn học mà nó
đã đánh vào lòng người đọc, người nghe những cảm nhận một cách sống động và sâu sắc.
Chính yếu tố nhạc điệu trong thơ ca và trong âm nhạc đã truyền cảm trực tiếp, tác
động trước hết vào cảm giác, gây những phản ứng rất nhanh nhạy trong tâm sinh lí con

người, cùng dựa trên cơ cấu truyền cảm của âm thanh về độ cao, độ dài, độ mạnh, màu
âm, hòa âm, tiết tấu. Nếu nói như Lỗ Tấn “ Nghệ thuật là quá trình mĩ hóa vật tự nhiên”,
thì âm nhạc và âm thanh văn học chính là một yếu tố mĩ hóa âm thanh đời sống.
Âm nhạc làm tăng giá trị biểu hiện của văn chương. Trong lịch sử thơ ca, khi muốn
đề cao tính trữ tình, người ta thường đề cao nhạc trong thơ, mượn danh nghĩa của âm nhạc,
mô phỏng những phong cách, giai điệu của âm nhạc. Cái quấn quýt, vấn vương của lòng
người và cảnh vật được diễn đạt bằng các diệp âm: Dọc bờ sông trắng nắng chang chang (
Hàn Mạc Tử ) Âm nhạc chính là mái chèo cho hồn thơ và lời thơ :
Chở hồn lên tận khơi xa
Trăm chèo của nhạc muôn lời của thơ
( Huy Cận )
Nhạc và thơ hòa quyện làm say đắm lòng người và nó cũng góp phần rất lớn trong
việc truyền bá cho văn học. Chẳng hạn một số bài thơ gần gũi với âm nhạc về giọng điệu
thì ta có thể sang thể loại âm nhạc. Như bài “ Lệ đá” – Trịnh Công Sơn; “Đồng chí” –
Chính Hữu; “Viếng lăng Bác” – Viễn Phương….
Cho nên có thể nói, văn học là một loại hình nghệ thuật tổng hợp có khả năng vô
hạn trong việc nhận thức và phản ánh đời sống con người.
Trong mối tương quan với các loại hình nghệ thuất khác, theo Biêlinxki, thơ văn
thuộc loại hình nghệ thuật cao cấp nhất. Thơ văn thể hiện trong lới nói tự do của con
người, mà lời nói vừa là âm thanh, vừa là bức tranh, vừa là khái niệm. Do vậy, thơ ca
mang trong mình tất cả các yếu tố nghệ thuật khác, nó như đồng thời sử dụng không tách
rời phương thức của tất cả các loại hình nghệ thuật riêng biệt. Thơ văn chính là toàn bộ
nghệ thuật.
Còn các nghệ thuật khác cũng góp phần nâng cao giá trị của văn học. Những hiểu
biết về hết thảy các lĩnh vực lân cận như hội họa, kiến trúc, điêu khắc và âm nhạc nhất
định sẽ làm phong phú thế giới bên trong của người viết văn và đưa lại cho lời văn một
khả năng đặc biệt. trong lời văn sẽ tràn đầy ánh sáng và màu sắc của hội họa, tính cân
xứng của kiến trúc, tính chất rõ nét của hình khối điêu khắc và tính chất uyển chuyển của
âm nhạc ( Xâytlin, 1967 ).
Tóm lại, về khả năng thể hiện, văn học có thể miêu tả được những cái bé nhỏ nhất,

tinh vi nhất ( Những luồng run rẩy rung rinh trong lá – Xuân Diệu ) đến những cái kỳ vĩ
nhất ( Bốn mươi thế kỷ cùng ra trận – Tố Hữu ) một cách tương đối thuận lợi. Trong khi
đó, nếu phải diễn tả điều ấy bằng hội họa thì khó hơn nhiều. Đặc biệt, tạo hình văn học có
phạm vi bao quát và chiều sâu hiện thực hơn hội họa, nhất là trong việc lí giải các vấn đề
của đời sống. Khi thể hiện nội tâm, hội họa và điêu khắc có thể dừng lại ở những diễn tả
về dáng điệu, cử chỉ, đôi tay, nụ cười, ánh mắt, vẻ mặt. Nhưng còn tâm sự cụ thể, lối ứng
xử nhân vật, đời sống riêng tư của họ như thế nào thì khó đoán biết. Còn trong văn học có
khả năng phong phú vô hạn trong diễn tả đời sống. Từ cái vô hình đến cái hữu hình, từ cái
mạnh mẽ đến cái tinh tế nhất, từ cái cụ thể đến cái trừu tượng nhất.
- Hết -

×