Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Văn học là một loại hình nghệ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.27 KB, 9 trang )

VĂN HỌC LÀ MỘT LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT
Tính độc đáo của mỗi loại hình nghệ thuật là do tính chất của các phương tiện vật chất
dùng để xây dựng hình tượng trong loại hình.Văn học nghệ thuật là một nghệ thuật ngôn
từ; yếu tố vật chất mang hình tượng của nó là lời nói của con người mà cơ sở là ngôn ngữ
của một dân tộc nhất định.Ngôn ngữ là một hiện tượng phức tạp, chức năng quan trọng
nhất là giao tiếp giữa người với người. Nhờ ngôn ngữ mà người ta biểu hiện tình cảm và
truyền cảm với người xung quanh, thông tin đến vơi nhau.Tất cả các bình diện này của
ngôn ngữ đều được vận dụng vào sáng tạo nghệ thuật.Chúng mở ra cho văn học những
nhận thức_thẩm mỹ cực kì rộng lớn và hoàn toàn độc đáo.
1. Các khả năng nghệ thuật của lời nói:
Các nhà nghiên cứu lí luận co nhiệm vụ là nghiên cứu khả năng của ngôn ngữ đối với sáng
tác của nhà văn. Nhà ngữ văn học A.A.Potebnia người Nga cuối thế kỉ XIX trong cuốn Tư
tưởng và ngôn ngữ và ghi chép về lí luận ngôn từ khẳng định: “ Nguyên tố nghệ thuật nằm
ngay trong bản thân ngôn ngữ, nằm trong sự vận động và phát triển không ngừng của nó ”.
Potebnia đã đối lập nghệ thuật ngôn từ ( thơ ca ) với lời nói ( văn xuôi ).Ông xem phẩm
chất chủ yếu của thơ ca là tính đa nghĩa của từ là đặc biệt là tính bóng gió. Ông nhấn mạnh
từ và nhóm từ được dùng với nghĩa bóng không chỉ là sự trtang sức đơn giản của lời nói
nghệ thuật mà thực chất là của thơ.
Học thuyết của Potebnia đã rọi sáng vào thuộc tính quan trọng của nghệ thuật ngôn từ.
Tính đa nghĩa của từ ngữ trong tác phẩm nghệ thuật là một trong những cội nguồn chủ yếu
của tính hình tượng. Đồng thời tính hình tượng của ngôn từ nhà văn cũng phải được tạo ra
bằng nghĩa bóng .Ngôn từ trong tác phẩm nghệ thuật đã tái hiện các sự kiện hành động,
cảm thụ cá biệt .Chẳng hạn trong tác phẩm Đôi mắt của Nam Cao, lúc đầu Nam Cao đặt
tên cho thiên truyện ngắn của mình là Tiên sư thằng Tào Tháo, sau lai đổi thành Đôi mắt.
Tác phẩm được kết thúc bằng tiếng chửi yêu, đầy thán phục của nhân vật Hoàng khi nghe
vợ đọc Tam Quốc ở cái đoạn Tào Tháo đánh Quan Công: “ Tài thật! Tài thật! Tài đến thế
là cùng! Tiên sư thằng Tào Tháo! ”. Lúc đầu có lẽ tác giả đặt thiên truyện là Tiên sư thằng
Tào Tháo là do ông nhận ra cái độc đáo của câu kết xuất thần này. Nhưng sau đó khi đã
ngẫm nghĩ lại, như chính Nam Cao đã viết trong nhật kí, ông “đặt cho nó cái tên giản dị và
đúng đắn hơn, Đôi mắt.”
Như vậy cái tên Đôi mắt ra đời sau sự nghiền ngẫm và chau chuốt khi sử dụng ngôn ngữ


với tính chất giản dị, sâu sắc thể hiện củ đề của tác phẩm. Đôi mắt là vấn đề cách nhìn,,
vấn đề quan điểm. Cách nhìn đó là cách “ nhìn đời, nhìn người ”. Cách nhìn ấy được thể
hiện một cách cụ thể, sinh động, đầy ám ảnh nghệ thuật trong tác phẩm. Đó là cách nhìn
nhân dân lao động, chủ yếu là người nông dân trong những năm đầu của cuộc kháng chiến
chống Pháp của lớp trí thức văn nghệ sĩ.
Như vậy hình tượng ngôn từ được tạo ra không phải chỉ bằng cách vận dụng một số
phương tiện ngôn ngữ đặc biệt nào đó mà còn bằng cách lựa chọn khéo léo các chi tiết tạo
hình mà người ta có thể chỉ ra bằng các phương tiện lời nói đơn giản nhất. Bất cứ hình
thức lời nói nào trong sự sắp xếp của người nói hay người viết nhằm tái hiện lại các sự cá
biệt đều có thể trở thành hình tượng.
Lời nói có thể trở thành tượng trong các trường hợp khi nó dựng lên được bộ mặt của bản
thân của người nói. Chẳng hạn truyện Đôi mắt đã tạo nên một nhân vật khó quên được:
văn sĩ Hoàng. Mỗi lần đọc lại tác phẩm, gặp lại nhân vật này, tôi cứ phải bật cười một
mình và thầm thốt lên: Chà, cái thằng cha này, y như một người có thật mà mình đã gặp ở
đâu rồi vậy. Những nhân vật có phẩm chất nghệ thuật như vậy, thường giống nhau ở đặc
điểm này, có những chi tiết có vẻ ngẫu nhiên, thậm chí vô nghĩa nữa, vậy mà không thể
hình dung ra nhân vật ấy đúng như bản chất của nó, nếu gạt bỏ đi những chi tiết ấy. Nghĩa
là rất ngẫu nhiên mà lại tất yếu. Có vẻ vô nghĩa đấy nhưng không thể không có không
được. Trong Đôi mắt , Độ lần nào đến nhà Hoàng cũng bắt gặp một con chó Béc-giê. Ở Hà
Nội cũng thế, ở nơi tản cư cũng vậy. Điều ấy có gì là tất yếu đâu! Ấy thế mà chúng ta
không thể hình dung ra cái gã văn sĩ kiêm chợ đen này đúng như kiểu người và cung cách
sống của anh ta nếu không có hình ảnh cái con chó giống Đức to lớn ấy. Cũng như anh ta
nhất thiết phải có thân hình to béo, nặng nề, bước đi thong thả, khệnh khạng, bởi hai cánh
tay ngắn ngủn kềnh kệnh ra hai bên; nhất thiết phải mặc bộ quần áo ngủ xanh nhạt, phủ
bên ngoài một lớp áo len trắng, quá chật; nhất thiết phải có một cái vành móng ngựa ria cắt
xén ngay ngắn trên mép; nhất thiết phải ngả người ra phía sau và kêu lên những tiếng lâm
ly trong cổ họng khi nhận ra người bạn cũ; nhất thiết phải thích Tam Quốc Chí và khoái
nhất nhân vật Tào Tháo …..Điều thú vị ở đây là những chi tiết không chỉ làm cho nhân vật
trở thành cụ thể, sinh động hay nói như các nhà lí luận văn học, không chỉ đóng vai trò cá
thể hóa, cá tính hóa nhân vật. Chúng còn thể hiện sâu sắc bản chất xã hội của tính cách

nghĩa là đem đến cho nó giá trị điển hình.Chứng tỏ khả năng hình tượng của lời nói cũng
quyết định đặc điểm của văn học với tư cách là một loại hình nghệ thuật đặc thù.
Đặc điểm quan trọng nhất của lời nói nghệ thuật là tính tổ chức tối đa của nó. Từng sắc
thái, từng khác biệt nhỏ nhặt trong tác phẩm văn học nghệ thuật đều mang tính biểu cảm và
đều có nghĩa. Trong nghệ thuật ngôn từ sự lựa chọn cẩn thận các hình thức lời nói giàu ý
nghĩa, giàu biểu hiện nhất bao giờ cũng quan trọng. Tất cả cái ngẫu nhiên tùy tiện, tất cả
những gì là trung tính như thường gặp đầy rẫy trong lời nói thông thường ở trong các tác
phẩm văn học nghệ thuật sẽ dẫn đến cái tối thiểu và trong lí tưởng thì dẫn đến con số
không. Tuy nhiên những cái khác biệt về hình thức lời nói nghệ thuật so với các dạng lời
nói khác là không tất yếu. Nhiều trường hợp văn bản ngôn từ nghệ thuật bề ngoài chẳng
khác gì với lời nói thông thường như lời khẩu ngữ ( đối thoại trong tiểu thuyết hiện thực)
hay lời văn viết ( văn xuôi trong hình thức hồi tưởng, ghi chép, nhật kí ) .Nhưng ngay trong
các trường hợp đó, tức lời nói nghệ thuật về hình thức cũng chẳng khác gì so với lời nói
thông thường, thì nó vẫn có sự hoàn thiện thẩm mỹ.
2.Tính phi vật thể của hình tượng nghệ thuật ngôn từ:
Văn học nghệ thuật là loại hình nghệ thuật tạo hình để phân biệt với các loại hình biểu cảm
khác.Các họa sĩ , điêu khắc, diễn viên, đạo diễn đều xây dựng nên các hình tượng xác thực
hữu hình trực tiếp (hình tượng trực quan).Các hình tượng trong loại hình nghệ thuật này
đều trực tiếp tác động tới cảm giác nhìn của chúng ta.Ngược lại trong văn học nghệ thuật
các từ ngữ chỉ gắn bó bằng liên tưởng với các biểu tượng về các đối tượng được miêu tả.
Khi đọc hay nghe tác phẩm văn học chúng ta không nhìn thấy cái nhà văn mô tả, nhưng
nhờ vào sức mạnh của trí tưởng tượng mà ta tái tạo lại các đối tượng và sự thực văn bản đề
cập đến.Các loại hình tượng văn học không có tính trực quan sinh động mà chúng có tính
phi vật thể tác động vào trí tưởng tượng của người tiếp nhận.Do vây, nghệ thuật thua kém
về sức mạnh và sáng rõ của ấn tượng chủ quan nhưng bù lại bằng những khả năng đặc thù
độc đáo là tái tạo những gì có thể cảm nhận bằng thính giác, xúc giác, khứu giác ngoài cái
được cảm thụ bằng thị giác.
Điều chủ yếu là tác giả của tác phẩm văn học trực tiếp hướng tới sự cảm thụ “ngoài giác
quan” của người đọc: hướng tới sự tưởng tượng trí tuệ của người đọc.Chẳng hạn khảo sát
nhân vật thành công của tác phẩm Đôi mắt là văn sĩ Hoàng. Đọc luận đề Đôi mắt nên đọc

từ hình tượng, qua hình tượng ấy, đồng thời thấy nụ cười Nam Cao ẩn hiện trong đó, người
đọc sẽ thấy bao nhiêu là thú vị. Chẳng tình cờ chút nào khi Nam Cao chọn điểm xuất phát
cho câu chuyện về Hoàng bằng hình ảnh con chó Tây hung hăng mở đầu tác phẩm. Một
con chó cao lớn như con bê, rất hung tợn, đến mức mỗi lần độ đến chơi, mặc dù được anh
Hoàng ra đứng tấn yểm trợ, Độ cũng chỉ đủ can đảm bước vội qua đằng sau cái đuôi nó để
bước vào phòng khách. Độ phải thú thực: “ Tôi rất sợ con chó giống Đức hung hăng ấy. Sợ
đến nỗi một lần đến chơi, không thấy anh Hoàng ra đứng để giữ nó mà báo tin nó ddã chết
rồi, thì mặc dầu cố làm ra vẻ tiếc nuối với anh, nhưng quả thực tôi thấy nhẹ cả người”. Tại
sao chuyện về Hoàng lại bắt đầu từ con chó? Phải chăng đó là chi tiết có khả năng đập
mạnh vào ấn tượng của người đọc, tạo sức cuốn hút ngay từ đầu. Song quan trọng hơn
Nam Cao muốn gián tiếp tạo ấn tượng hài hước và bao trùm về Hoàng (ông chủ con chó):
phú quý_thời dân chết đói đầy đường mà Hoàng vẫn kiếm đủ mỗi ngày vài lạng thịt bò
nuôi chó thì đâu phải là người thường_và dữ dằn nữa. Liền sau hình ảnh chó dữ (đã chết)
là hình ảnh biếm họa của Hoàng. Đây là loại chân dung dị dạng rất khôi hài sở trường của
Nam Cao, khiến ông dựng Hoàng nổi hình, nổi khối cựa quậy rất kì thú: “ Anh Hoàng đi
ra. Anh vẫn bước khệnh khạng, thong thả vì người to béo quá, vừa bước vừa bơi hai cánh
tay kềnh kệnh ra hai bên, những khối thịt ở bên dưới nách kềnh ra và trông tun ngủn như
ngắn quá ”. Đúng là chân dung khiến người đọc phải nhờn ngấy lên. Nam Cao còn bổ sung
vào đấy “một vành móng ngựa ria đặc thị dân”. Chỉ mới khi xuất hiện, Hoàng đã hiện lên
rất sống: đầy ứ sự no nê múp míp, sự nhàn hạ phong lưu, khiến anh ta trở lên rất chướng
trong hoàn cảnh cả dân tộc đang gian lao kháng chiến.
Qua hồi tưởng của Độ, Nam Cao dùng phép đồng hiện làm hiện ra một Hoàng của quá
khứ, tạo thêm bề dày cho hình tượng, Hòang vốn là kẻ đố kị, cơ hội, lật lỏng, giả rối…Đặc
biệt Hoàng có cái tật “đá bạn” một cách đột ngột, có lúc ra báo chửi bạn bè. Nam Cao
không đao to búa lớn với Hoàng như Hoàng đã từng đao to búa lớn báng bổ nông dân.
Nhiều chỗ ngòi bút của nhà văn rất kín, thoáng đọc chẳng thấy gì, nhưng càng ngẫm càng
thấy thâm ý. Ví như đoạn tả Hoàng đón Độ. Thoạt nhìn có vẻ thân tình, nhìn ki thì hóa ra
đóng kịch. Hoàng cầu kì, phức tạp, tạo dáng trong một hệ thống động tác trau chuốt đến cả
cái chìa tay, hé miệng, rồi lâm ly kêu lên những tiếng ở cổ họng….Nam Cao đã “kịch hóa”
hành động của nhân vật, bắt anh ta phải bộc lộ tận cùng sự giả dối trong bản chất. Mà nào

đã hết, cái nghề của Hoàng có một điều gì thật bất ổn: Hoàng là nhà văn kiêm tay buôn chợ
đen . Quả là một kết hợp cọc cạch, lạc điệu. Nhà văn hướng thiện, tay buôn hướng lợi. Ở
Hoàng nhà văn không lấn ướt được con buôn, mà ngược lại con buôn hóa, nên Hoàng luôn
so bì tính toán sợ thiệt. Nhiều người cho rằng bản thân cách sống thanh lịch của Hoàng
không có gì là phê phán cả. Hoàng cũng không phải là phản động, là kẻ thù của kháng
chiến. Vậy đánh giá cách sống của Hoàng như thế nào? Phải đặt Hoàng vào hoàn cảnh cả
dân tộc đang kháng chiến. Trong lúc mọi người quên cá nhân mình để sống và chiến đấu
cho độc lập, tự do của tổ quốc thì Hoàng lại chăm sóc cá nhân quá kĩ lưỡng: đi tản cư vẫn
dùng thuốc lá thơm và còn đủ thời gian tỉa tót vành ria mép…Đây là lối sống kiểu cách, xa
lạ, vô trách nhiệm, bộc lộ bản chất ích kỉ của mọi người.
Cách sống ấy có liên quan đến cách nhìn, nhìn lệch thì sống lệch. Cái nhìn của Hoàng
không phải là sai cả, nhưng cơ bản Hoàng nhìn rất méo mó về nhân dân (đặc biệt là nông
dân), về kháng chiến. Người xưa nói: “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”. Nhưng
Hoàng lại sông rất vô trách nhiệm, ngôi nhà luôn đóng kín cổng của anh như là biểu tượng
cho thái độ đứng ngoài cuộc, cho cái lạnh lẽo dửng dưng của kẻ đã khước từ kháng chiến.
Ấy thế mà Hoàng thích đứng ngoài để chửi đổng_chửi đổng nhân dân, chửi đổng kháng
chiến. Hoàng sắc sảo đến hiếm có khi giễu cợt nhân dân: nào là chị dâu bị em bị em đuổi
ra vườn mà đẻ, nào là người nhà quê hay nhòm ngó, khách lạ vào làng thì đếm từng nốt
ruồi trên mặt, từng lỗ rách ở ống quần bên trái, nào là người nhà quê thích xét giấy, thích
nói chuyện chính trị…tóm lại toàn là nững người “vừa nhố vừa nhặng xị”. Hoàng còn có
tài bình luận bộc lộ thái độ đánh giá theo kiểu chê bai một cách nồng nhiệt đến trắng trợn “
nỗi khinh bỉ của anh phì ra ngoài theo cái bĩu môi dài thườn thượt. Mũi anh nhăn lại như
ngửi thấy mùi xác thối”. Đồng minh với thái độ độc ác này là vợ Hoàng, cô ta nghe chồng
kể khoái trá cười đến mức rú lên, cười đến phát ho, đến chảy cả nước mắt….Hoàng càng
tỏ ra sắc sảo càng tỏ ra phiến diện. Độ nhận xét chính xác cách “nhìn đời, nhìn người” của
Hoàng là cách nhìn từ “một phía”, hoàn toàn mù mờ về bản chất tốt đẹp bên trong của
người nông dân kháng chiến, nên anh đã khinh bỉ họ một cách tàn nhẫn, dẫn đến thái độ bi
quan trước tiền đồ của cuộc kháng chiến là một tất yếu. Chính Hoàng tự nhận “tôi bi lắm”.
Bi vì không công nhận vai trò lịch sử của nhân dân, Hoàng chỉ biết sùng bái cá nhân lãnh
tụ. Mà Hoàng sùng bái cụ Hồ một cách ngô nghê, nực cười nhất là lúc Hoàng tỏ ra thương

ông cụ: “ Phải cứu một nước như nước mình thì khổ cho cụ lắm…dù dân mình có tồi đi
nữa, Ông cụ xoay quanh rồi cũng cứ độc lập như thường”. Đây là cái nhìn của một con
người bị cầm tù trong chủ nghĩa cá nhân làm hỏng tư cách công dân lẫn tư cách nhà văn
của Hoàng. Nam Cao để Hoàng thả sức “chửi đổng” đối với cuộc kháng chiến, rồi bất ngờ
lại để Hoàng sa vào bàn tổ tôm của bọn trí thức cặn bã ở Hà Nội thải về. Nam Cao còn để
Hoàng than phiền không có lấy một cái bàn để viết văn và ao ước y sẽ viết về cái thời này
như Vũ Trọng Phụng từng viết Số Đỏ. Lại một cơ hội để Nam Cao phơi bày cái nhìn hời
hợt mà tàn nhẫn của Hoàng. Chao ơi chỉ có loại người như Hoàng mới dám táo tợn đánh
đồng cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc với cái ô hợp, phi lý thời Vũ Trọng Phụng, đặt
cuộc kháng chiến trong một cái nhìn giễu cợt. Đây chính là toàn bộ bản chất của Hoàng đã
bị lột trần trước tiếng cười biếm họa sắc sảo, thâm thúy của Nam Cao.
Các hình tượng nghệ thuật ngôn từ do đó không khắc họa bản thân các sự vật trong các
thuộc tính có thể cảm nhận bằng giác quan của chúng, mà khắc họa các phản ứng của ý
thức con người đối với hiện thực, những cảm thụ chủ quan hoàn chỉnh. Hình tượng ngôn
từ đối lập với lối liiệt kê bề bộn các bộ phận được cảm thụ bằng thị giác của sự vật và
chồng chất các chi tiết phù trợ. Đồng thời nhà văn cũng không muốn chỉ ra các sự vật một
cách lược đồ đại cương theo lối tổng cộng mà thiếu các chi tiết, đường nét bộ phận. Một sự
khái niệm hóa trừu tượng không thể tạo ra hiệu quả nghệ thuật thực sự. Văn bản ngôn từ
chỉ đáp ứng được các đòi hỏi nghệ thuật nếu nhà văn tìm được các chi tiết và tình tiết có
khả năng dựng lên sự vật trong bộ mặt chỉnh thể của nó. Chỉ có như vậy thì người đọc mới
có thể vẽ tiếp bằng trí tưởng tượng cái điều được chỉ ra bằng lời. Trong khi cảm thụ tác
phẩm văn học thì sự liên tưởng các quan niệm tức sự đối chiếu có thể giữa các sự vật và
hiện tượng đóng vai trò quan trọng. Hình tượng nghệ thuật ngôn từ tạo lên sự liên tưởng
của người đọc mang dấu ấn chủ quan cá biệt và đó là những đặc điểm bản chất của văn
học với tư cách là một nghệ thuật. Sự giao tế của người đọc với các hình tượng phi vật thể
của tác phẩm được thực hiện trong bất cứ hoàn cảnh sinh hoạt nào và được nhập vào đời
sống hàng ngày của con người dễ dàng hơn rất nhiều so với sự cảm thụ các tác phẩm hội
họa, điêu khắc, sân khấu hay điện ảnh. Người đọc tự mình lựa chọn lấy nhịp độ cảm thụ
tác phẩm. Hình tượng ngôn từ là một loại bàn đạp độc đáo để cho người đọc đồng sáng
tạo, là lực đẩy cho hoạt động tưởng tượng và cho công việc sáng tạo trong tâm hồn của nhà

văn.
Các hình tượng phi vật thể của nghệ thuật vẫn giữ được mối liên hệ với phạm vi hữu hình.
Tác phẩm văn học là sự tổng hợp độc đáo của các hình tượng khắc họa lại cái vô hình và
cái hữu hình. Và nghệ sĩ ngôn từ thường lo lắng sao cho tạo dựng được ở người đọc và
người nghe những biểu tượng hữu hình.
Như vậy các hình tượng ngôn từ thiếu tính trực quan nhưng lại có nhiều nhân tố tích cực.
Vận dụng các hình tượng phi vật thể, các nhà văn đã chiếm lĩnh tầm rộng lớn các phương
diện của đời sống vốn không thể hiện được ra ở bề ngoài hữu hình của thế giới vật thể.
3.Thời gian và không gian trong văn học
Các loại hình nghệ thuật chiếm lĩnh hiện thực trong các chiêu không_thời gian của nó một
cách khác nhau. Hội họa, điêu khắc miêu tả các sự vật một cách tĩnh tại, nêu ra hàng đầu
các đường nét và tỉ lệ không gian của chúng. Lessing nhấn mạnh trong hội họa và điêu
khắc các sự vật tồn tại kề nhau trong không gian. Nhưng trong văn học nghệ thuật thì
không miêu tả sự vật trong trạng thái bất động vì như vậy không có khả năng hấp dẫn
người đọc như miêu tả hành động “Những gì mà con mắt nắm bắt được tức khắc thì nhà
thơ phải trình bày cho chúng ta chậm rãi, theo từng bộ phận sau thì chúng ta quên mất bộ
phận trước. Ở đây đối chiếu các vật thể trong không gian đã vấp phải tính liên tục của lời
nói trong thời gian”. Laokoon đã chỉ ra rằng các nhà thơ lớn đều tránh những sự miêu tả
độc lập tự tại và tìm cách thay thế chúng bằng sự tái hiện hành động. Văn học nghệ thuật
thì trái lại tái hiện các quá trình của đời sống diễn ra trong thời gian tức hoạt động sống của
con người gắn liền với chuỗi cảm thụ, suy nghĩ, ý định, hành vi, sự kiện. Trong tác phẩm
văn học còn có một không gian NT đặc thù.
Tác phẩm văn họccó thể cung cấp những lời bình phẩm tỉ mỉ, chi tiết về một khoảng không
gian cuộc gặp gỡ giữa Hoàng và Độ. Độ từng ngủ chung với công nhân ở xưởng in, nên
khi nằm chung với Hoàng, Độ lo ngay ngáy mấy con rận trong bộ quần áo tây của mình
“du lịch” sang cái chăn bông thoang thoảng mùi nước hoa của Hoàng. Một chi tiết nhỏ
trong khoảng không gian nhỏ hẹp mà đủ dựng lên thế đối lập giữa hai cách sống: chiếc
chăn bông thơm nức sự sang trọng là chân dung một lối sống xa hoa lạc lõng, còn bộ quần

×