Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

luận văn quản trị nhân lực Vấn đề lao động nữ trong các nghành công nghiệp tại Trung tâm nghiên cứu khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (460.04 KB, 88 trang )

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đồng Thị hồng thuý- KTLĐ 40A
MỞ ĐẦU
1.Lý do lựa chọn đề tài
Ngày nay trong xu thế phát triển của thế giới, phụ nữ đã được nhìn nhận
một cách nghiêm túc hơn; người phụ nữ đã khẳng định được vai trò, vị thế
của mình trong gia đình, trong xã hội cũng như trong phát triển nền kinh tế.
Bước vào thời kỳ đổi mới, nền kinh tế nước ta chuyển từ kế hoạch hoá tập
trung sang nền kinh tế thị trường, các điều kiện kinh tế, xã hội có nhiều biến
đổi lớn, các cơ hội được hưởng thụ và cống hiến của phụ nữ vì vậy cũng có
nhiều thay đổi.
Khi tham gia thị trường lao động, bên cạnh mặt tích cực là tính năng động
xã hội của phụ nữ được phát huy thì do đặc điểm giới tính (hạn chế về sức
khoẻ, phải thực hiện chức năng tái sản xuất sức lao động ) khả năng cạnh
tranh của lao động nữ trong thị trường kém hơn nam giới, cơ hội để phụ nữ
tiếp cận với các nguồn lực cũng có nhiều hạn chế, vì vậy lao động nữ bị đặt
vào tình thế không thuận lợi do các nguyên nhân chủ quan và khách quan
khác nhau.
Hà Nội là thủ đô, là trung tâm văn hoá - kinh tế - chính trị, là trung tâm
công nghiệp của cả nước nên trong tình hình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
của đất nước và thủ đô hiện nay một yêu cầu đặt ra với Hà Nội là phải có nền
kinh tế phát triển cao dẫn đầu khu vực Đồng bằng sông Hồng và trong cả
nước. Tuy nhiên hiện nay Hà Nội đang phải đối mặt với thách thức lớn là
nguy cơ tụt hậu về kinh tế và tỉ lệ thất nghiệp cao ở mức báo động. Vì vậy
trong những năm tới Hà Nội phải phát triển mạnh ngành công nghiệp để đảm
bảo cho sự tăng trưởng cao của nền kinh tế đồng thời giải quyết việc làm
giảm thất nghiệp cho người lao động.
Tạo việc làm cho lao động nữ ngành công nghiệp có vai trò hết sức quan
trọng đối với sự phát triển của thủ đô Hà Nội. Đối với lao động nữ việc làm là
điều kiện để tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo điều kiện để
họ tự tin vào bản thân vươn lên làm chủ vận mệnh của mình. Mặt khác, công
1


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đồng Thị hồng thuý- KTLĐ 40A
nghiệp là ngành sản xuất trực tiếp ra của cải vật chất cho xã hội nên tạo việc
làm cho lao động nữ còn làm tăng tổng sản phẩm xã hội, chuyển dịch lao
động từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp để tăng năng suất lao động xã
hội và hiệu quả kinh tế. Trong quá trình thực tập ở Trung tâm nghiên cứu
khoa học về lao động nữ, em rất quan tâm đến vấn đề lao động nữ trong các
ngành công nghiệp. Vì vậy đây là lý do để em lựa chọn đề tài này.
2. Mục đích nghiên cứu:
− Đưa ra một bức tranh tổng thể về thực trạng việc làm, thu nhập của nữ
công nhân trong các doanh nghiệp công nghiệp thành phố Hà Nội.
− Tìm hiểu những trở ngại đang tồn tại cản trở đến việc làm và thu nhập
của lao động nữ ngành công nghiệp thành phố Hà Nội.
− Đưa ra những khuyến nghị và giải pháp nhằm tạo thêm nhiều việc làm
cho lao động nữ góp phần cùng với thủ đô giải quyết việc làm giảm thất
nghiệp cho lao động nữ thành phố Hà nội.
3.Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.
Việc làm của lao động nữ trong các doanh nghiệp công nghiệp thuộc
mọi thành phần kinh tế (kinh tế nhà nước, kinh tế ngoài nhà nước, khu vực có
vốn đầu tư nước ngoài) thuộc thành phố Hà Nội.
4.Phương pháp nghiên cứu.
− Tổng hợp và phân tích số liệu thực tế của thành phố Hà nội.
− Phương pháp chuyên gia.
2
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đồng Thị hồng thuý- KTLĐ 40A
PHẦN THỨ NHẤT
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NGHIÊN CỨU TẠO VIỆC LÀM CHO LAO
ĐỘNG NỮ NGÀNH CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
I.CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN.
1.Lao động.
Lao động là hoạt động có mục đích của con người. Lao động một hành

động diễn ra giữa người và giới tự nhiên. Trong khi lao động, con người sử
dụng sức tiềm tàng trong thân thể của mình, sử dụng công cụ lao động để tác
động vào giới tự nhiên, biến đổi những vật chất đó, làm cho chúng trở nên có
Ých cho đời sống của mình. Vì vậy, lao động là điều kiện không thể thiếu
được của đời sống con người, là một sự tất yếu vĩnh viễn, là kẻ môi giới giữa
tự nhiên và con người. Lao động chính là việc sử dụng sức lao động.
Quá trình lao động đồng thời là quá trình sử dụng sức lao động. Sức lao
động là năng lực lao động của con người, là toàn bộ thể lực và trí lực của con
người. Sức lao động là yếu tố tích cực nhất, hoạt động nhất trong quá trình lao
động. Nó phát động và đưa các tư liệu lao động vào hoạt động để tạo ra sản
phẩm. Nếu coi sản xuất là một hệ thống gồm 3 phần hợp thành (các nguồn
lực, quá trình sản xuất, sản phẩm hàng hoá) thì sức lao động là một trong các
nguồn lực khởi đầu của sản xuất (đầu vào) để tạo ra các sản phẩm hàng hoá
(đầu ra).
Vì vậy, trong kinh tế thị trường, sức lao động là hàng hoá và phải được
tính đầy đủ vào chi phí sản xuất.
Trong sản xuất kinh doanh thì khả năng của con người là một trong
những khả năng chủ yếu của doanh nghiệp. Sức lao động của con người trong
sản xuất kinh doanh được coi như:
− Một yếu tố chi phí sẽ đi vào giá thành của sản phẩm (thông qua tiền
lương, tiền thưởng, quyền lợi vật chất khác).
3
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đồng Thị hồng thuý- KTLĐ 40A
− Một yếu tố đem lại lợi Ých kinh tế. Nếu biết quản lý tốt sẽ đưa lại nhiều
lợi nhuận cho doanh nghiệp.
2.Nguồn lao động
Nguồn lao động bao gồm toàn bộ những người trong độ tuổi lao động
có khả năng lao động không kể đến trạng thái có việc làm hay không có việc
làm. Nguồn lao động cũng bao gồm cả những người trên hoặc dưới tuổi lao
động nhưng thực tế đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân.

Nguồn lao động được xem xét trên 2 giác độ số lượng và chất lượng:
- Số lượng nguồn lao động được biểu hiện thông qua chỉ tiêu quy mô
và tốc độ tăng nguồn lao động. Các chỉ tiêu này có quan hệ mật thiết
với chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng dân số. Quy mô dân số càng lớn,
tốc độ tăng dân số càng cao thì dẫn đến quy mô và tốc độ tăng
nguồn nhân lực càng lớn và ngược lại. Tuy nhiên, mối quan hệ dân
số và nguồn nhân lực được biểu hiện sau một thời gian nhất định.
- Về chất lượng nguồn lao động được xem xét trên các mặt: trình độ
văn hoá, trình độ chuyên môn, sức khoẻ, năng lực phẩm chất
Cũng giống như các nguồn lực khác, số lượng và đặc biệt là chất lượng
nguồn lao động đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo ra của cải vật
chất và tinh thần cho xã hội.
3. Việc làm – vai trò của việc làm với nền kinh tế xã hội.
a. Việc làm và các dạng của việc làm.
Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã
hội. Song con người chỉ trở thành động lực cho sự phát triển khi và chỉ khi
họ có điều kiện sử dụng sức lao động của họ để tạo ra của cải vật chất và tinh
thần cho xã hội. Quá trình kết hợp sức lao động và điều kiện để sản xuất là
quá trình người lao động làm việc hay nói cách khác là khi họ có được việc
làm.
4
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đồng Thị hồng thuý- KTLĐ 40A
Việc làm theo quy định của bộ luật lao động là những hoạt động có Ých
không bị pháp luật ngăn cấm và đem lại thu nhập cho người lao động. Việc
làm được thể hiện dưới các dạng sau:
− Làm những công việc mà người lao động nhận được tiền lương, tiền
công bằng tiền mặt hoặc hiện vật cho công việc đó.
− Làm những công việc mà người lao động thu được lợi nhuận cho bản
thân (người lao động có quyền sử dụng quản lý hoặc sở hữu tư liệu sản xuất
và sức lao động của bản thân để sản xuất sản phẩm).

− Làm những công việc cho hé gia đình nhưng không được trả thù lao
dưới hình thức tiền công, tiền lương cho công việc đó (chủ gia đình làm chủ
sản xuất).
Việc làm được biểu hiện ra là:
− Việc làm đầy đủ: là sự thoả mãn nhu cầu về làm việc cho bất cứ ai có
khả năng lao động trong nền kinh tế quốc dân hay việc làm đầy đủ là trạng
thái mà mỗi người có khả năng lao động, muốn làm việc thì đều có thể tìm
được trong thời gian tương đối ngắn.
− Thiếu việc làm: được hiểu là việc làm không tạo điều kiện, không đòi
hỏi người lao động sử dụng hết thời gian lao động theo chế độ và mang lại thu
nhập thấp dưới mức tối thiểu.
Thiếu việc làm gồm có thiếu việc làm hữu hình và thiếu việc làm vô
hình:
− Thiếu việc làm hữu hình xảy ra khi thời gian làm việc thấp hơn mức
bình thường.
− Thiếu việc làm vô hình xẩy ra khi thời gian sử dụng cho sản xuất kinh
doanh không có hiệu quả dẫn đến thu nhập thấp, không đủ sống người lao
động muốn tìm việc làm bổ sung.
5
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đồng Thị hồng thuý- KTLĐ 40A
Tình trạng thiếu việc làm khá phổ biến ở nước ta hiện nay. Vì vậy,
chúng ta cần từng bước tạo ra việc làm đầy đủ cho người lao động, góp phần
cải thiện đời sống cho người lao động. Tuy nhiên mục tiêu cao nhất là phải
tạo ra "việc làm hợp lý" tức là không những là việc làm đầy đủ mà nó phải
phù hợp với khả năng nguyện vọng của người lao động. Do vậy, việc làm
hợp lý có năng suất lao động và hiệu quả kinh tÕ cao hơn việc làm đầy đủ.
Tuy nhiên, khái niệm việc làm đầy đủ và việc làm hợp lý chỉ có tính chất
tương đối vì trong nền kinh tế thị trường luôn tồn tại thất nghiệp.
b.Việc làm với sự phát triển kinh tế xã hội.
Sự phát triển của nền kinh tế xã hội được biểu hiện ở sự tăng lêncủa

tổng sản phẩm xã hội, sự tăng lên này phụ thuộc vào hai yếu tố, đó là thời
gian lao động và hiệu quả của lao động.
Muốn tăng tổng sản phẩm xã hội, một mặt phải huy động triệt để mọi
người có khả năng lao động tham gia vào nền sản xuất xã hội tức là mỗi
người phải có việc làm đầy đủ (đạt đến mức toàn dụng lao động); mặt khác,
phải nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, nhằm khai thác triệt để tiềm năng
của mỗi người, nhằm đạt được việc làm hợp lý và hiệu quả. Chính vì vậy,
việc làm được coi như là giải pháp có tính chiến lược cho sự phát triển kinh tế
xã hội ở nước ta
Tạo việc làm đầy đủ cho người lao động không những tạo điều kiện để
người lao động tăng thu nhập, nâng cao đời sống, mà còn làm giảm các tệ nạn
xã hội, làm cho xã hội ngày càng văn minh hơn.
Tạo việc làm đầy đủ cho người lao động còn có ý nghĩa hết sức quan
trọng với người lao động ở chỗ tạo cơ hội cho họ thực hiện được quyền và
nghĩa vụ của mình, trong đó có quyền cơ bản được làm việc nhằm nuôi sống
bản thân và gia đình, góp phần xây dựng đất nước.
4.Tạo việc làm
6
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đồng Thị hồng thuý- KTLĐ 40A
Tạo việc làm cho người lao động tức là đưa người lao động vào làm
việc, tạo ra trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất để tạo ra
hàng hoá - dịch vụ theo yêu cầu thị trường.
Thực chất của việc làm là trạng thái phù hợp giữa hai yếu tố sức lao
động và tư liệu sản xuất bao gồm cả về mặt số lượng và chất lượng. Tuy
nhiên sức lao động và tư liệu sản xuất kết hợp với nhau trong điều kiện nhất
định mới tạo ra việc làm. Chính vì vậy tạo việc làm phải bao gồm:
− Một là: tạo ra số lượng và chất lượng tư liệu sản xuất: số lượng, chất
lượng tư liệu sản xuất phụ thuộc vào vốn đầu tư và tiến bộ khoa học kỹ thuật
áp dụng trong sản xuất và khả năng quản lý, sử dụng đối với tư liệu sản xuất
đó.

− Hai là: tạo ra số lượng và chất lượng sức lao động: số lượng lao động
phụ thuộc vào quy mô dân số và các quy định về độ tuổi lao động và sự di
chuyển của lao động, chất lượng của lao động phụ thuộc vào sự phát triển của
giáo dục, đào tạo và sự phát triển của y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.
− Ba là: hình thành môi trường cho sự kết hợp các yếu tố sức lao động và
tư liệu sản xuất. Môi trường cho sự kết hợp các yếu tố bao gồm hệ thống các
chính sách phát triển kinh tế xã hội, chính sách khuyến khích và thu hót lao
động, chính sách thất nghiệp, chính sách thu hút và khuyến khích đầu tư.
Như vậy, thị trường việc làm chỉ có thể được hình thành khi người lao
động và người sử dụng lao động gặp gỡ trao đổi để đi đến nhất trí về sử dụng
sức lao động. Hay nói cách khác việc làm chỉ có thể tạo ra khi cả hai người
lao động và người sử dụng lao động đầu tư cho hoạt động theo mục tiêu của
mình và khi mục tiêu đó của người lao động và người sử dụng lao động gặp
nhau. Do vậy cơ chế tạo việc làm phải được xem xét cả hai phía người lao
động và người sử dụng lao động đồng thời không thể thiếu được vai trò của
nhà nước.
Về phía người sử dụng lao động: Người sử dụng lao động bao gồm
các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư
7
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đồng Thị hồng thuý- KTLĐ 40A
nước ngoài. Trong cơ chế tạo việc làm người sử dông lao động có vai trò tạo
chỗ làm việc và duy trì chỗ làm việc. Để tạo chỗ làm việc người sử dụng lao
động cần phải có vốn, nắm bắt được công nghệ, kiến thức và kinh nghiệm
trong tổ chức quản lý và phải có thị trường. Những điều kiện này người sử
dụng lao động cần có để tạo ra chỗ làm việc. Để tạo việc làm người sử dụng
lao động cần phải đến thị trường lao động để thuê lao động. Chỉ khi người sử
dụng lao động thuê được sức lao động cho chỗ làm việc của họ khi đó việc
làm mới hình thành.
Số lượng và chất lượng chỗ làm việc được tạo ra phụ thuộc vào nhiều
nhân tố trong đó vốn, công nghệ, trình độ quản lý và thị trường đóng vai trò

quan trọng. Những vấn đề này có quan hệ mật thiết với nhau trong việc tạo
chỗ làm việc. Có thể nói vốn và công nghệ là điều kiện cần thiết để tạo chỗ
làm việc còn trình độ quản lý và thị trường là điều kiện cần thiết để duy trì
chỗ làm việc.
Về phía người lao động: Người lao động muốn có việc làm phải có
sức khoẻ, kiến thức, kỹ năng kỹ sảo cần thiết phù hợp với công việc đòi hỏi.
Người lao động chỉ có việc làm khi họ đáp ứng được yêu cầu của công việc.
Do đó người lao động muốn có việc làm phải đầu tư cho chính bản thân họ.
Đó là đầu tư cho sức khoẻ, đầu tư vào giáo dục và đào tạo chuyên môn nghề
nghiệp. Người lao động phải chủ động tìm kiếm việc làm và nắm bắt các cơ
hội về việc làm. Nếu người lao động không tự hoàn thiện bản thân về kỹ
năng, nghiệp vụ lao động thì trong ythời đại công nghiệp hoá hiện đại hoá
ngày nay họ sẽ bị lạc hậu, không theo kịp những tiến bộ của khoa học công
nghệ và sẽ không vận hành được máy móc thiết bị trong khi lao động, do đó
họ sẽ bị đào thải. Vì vậy, khi muốn tìm kiếm việc làm cũng như để duy trì
việc làm hiện có, người lao động phải luôn chú ý tới việc bồi dưỡng nâng cao
kiến thức, kỹ năng kỹ sảo lao động.
Về phía nhà nước: Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong tạo việc
làm. Vai trò của nhà nước thể hiện trong việc tạo ra môi trường thuận lợi cho
8
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đồng Thị hồng thuý- KTLĐ 40A
việc làm hình thành và phát triển, tạo môi trường thuận lợi cho người lao
động và người sử dụng lao động phát huy được khả năng của họ, đưa ra các
chính sách có liên quan: các chính sách về khuyến khích đầu tư trong nước,
chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài, chính sách bảo hộ sản xuất trong
nước. Bên cạnh đó còn có các chính sách giáo dục, đào tạo, sức khoẻ y tế xã
hội. Nhà nước cần đưa ra các chiến lược đào tạo phát triển nguồn nhân lực;
đảm bảo phân bố các nguồn lực hợp lý nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn
lực; tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, khuyến khích các thành phần
kinh tế tham gia sản xuÊt kinh doanh phát triển kinh tế tạo mở việc làm. Đối

với người sử dụng lao động (bao gồm người sử dụng lao động hiện tại và
tiềm năng) nhà nước giúp đỡ người sử dụng lao động tạo chỗ làm việc như
hỗ trợ vốn, thông tin, đào tạo nâng cao kiến thức quản lý của các chủ doanh
nghiệp. Đối với người lao động đó là bồi dưỡng đào tạo nâng cao trình độ
người lao động về chất lượng. Nhà nước còn có vai trò trong hệ thống hướng
nghiệp, các trung tâm dịch vụ việc làm, tạo các cơ sở pháp lý để cho thị
trường lao động phát triển.
Tóm lại, cơ chế tạo việc làm đòi hỏi sự tham gia của nhà nước, người
sử dụng lao động và của ngay chính bản thân người lao động. Việc làm chỉ có
thể được hình thành trên thị trường lao động, người lao động và người sử
dụng lao động gặp gỡ nhau và thống nhất trong sử dụng sức lao động. Nhà
nước đóng vai trò quan trọng không chỉ đối với người lao động, người sử
dụng lao động mà còn tạo ra môi trường thuận lợi cho người lao động và
người sử dụng lao động phát huy được khả năng của mình. Người sử dụng lao
động quyết định trong việc tạo ra chỗ làm việc. Chất lượng và số lượng chỗ
làm việc được tạo ra phụ thuộc vào khả năng vốn, công nghệ, thị trường và
trình độ quản lý của họ. Đây cũng chính là vướng mắc của các doanh nghiệp
nhà nước ta hiện nay. Vì vậy, với chính sách mở cưả và khuyến khích các
thành phần kinh tế phát triển thì các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH,
doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều đóng
9
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đồng Thị hồng thuý- KTLĐ 40A
một vai trò quan trọng trong việc thu hút vốn để tạo việc làm cho người lao
động.
Để giải quyết việc làm cho lao động công nghiệp, cần chú ý tới:
− Một là: giải quyết việc làm trong công nghiệp còn tính tới khả năng thu
hút những người đến độ tuổi lao động cần có việc làm, những người đang
tham gia đào tạo, những người chưa có việc làm có nguyện vọng làm việc
trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh công nghiệp.
− Hai là: đầu tư cho việc tăng thêm chỗ làm việc. Đây là vấn đề quan trọng

hàng đầu để thu hút và đảm bảo việc làm cho người lao động. Để làm được
việc đó, cần đa dạng hoá phương thức huy động vốn đầu tư: nhà nước, doanh
nghiệp, từng gia đình, từng người; trong nước, ngoài nước.
− Ba là: Trong việc hoạch định phát triển, chú ý lựa chọn cơ cấu công
nghiệp, kế hoạch phát triển công nghiệp theo ngành và theo vùng, vừa đảm
bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, vừa nâng cao hiệu quả kinh tế và tạo nhiều
việc làm. Với các doanh nghiệp, thực hiện kết hợp chuyên môn hoá và đa
dạng hoá sản xuất kinh doanh tăng cường liên kết kinh tế giữa các doanh
nghiệp.
− Bốn là: Trong xác định các chính sách, giải pháp lớn, cần chú ý tới:
chính sách công nghệ và lựa chọn công nghệ phù hợp; chính sách lao động và
việc làm trong nước, xuất khẩu lao động tại chỗ ; chính sách đào tạo v.v

II.SỰ CẦN THIẾT PHẢI NGHIÊN CỨU TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG
NỮ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
1.Khái niệm doanh nghiệp công nghiệp.
Doanh nghiệp theo điều 3.1 Luật doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế
có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh
theo quy định của pháp luật Việt Nam nhằm mục đích thực hiện các hoạt
động kinh doanh.
10
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đồng Thị hồng thuý- KTLĐ 40A
Doanh nghiệp công nghiệp là một hình thức tổ chức cơ bản để tiến
hành hoạt động sản xuất công nghiệp hiện đại. Đó là nơi tập trung các phương
tiện sản xuất, thiết bị kỹ thuật và một lực lượng lao động có trình độ nhất định
để tác động vào các nguyên liệu, biến chúng thành các sản phẩm có giá trị
phục vụ cho xã hội.
Quy mô của các doanh nghiệp lớn hay nhỏ phụ thuộc vào quy mô sản
xuất của chúng, thể hiện ở giá trị tổng sản phẩm do chúng tạo ra, ở vốn đầu tư
vào cơ sở vật chất, thiết bị và cả ở số lượng công nhân trực tiếp tham gia sản

xuất. Hai xí nghiệp cùng sản xuất cùng một loại mặt hàng, nếu xí nghiệp nào
có giá trị tổng sản phẩm cao, có vốn đầu tư lớn, số lượng công nhân nhiều, thì
xí nghiệp đó có quy mô lớn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do trình độ
tự động hoá được đề cao, nên có những doanh nghiệp quy mô sản xuất lớn
lên, nhưng số lượng công nhân lại giảm đi đáng kể.
2.Phân loại doanh nghiệp công nghiệp.
Căn cứ vào giáo trình kinh tế và quản lý công nghiệp của trường Đại học
Kinh tế quốc dân – năm 2000.
2.1 Dựa vào công dụng kinh tế của các sản phẩm do các ngành công
nghiệp sản xuất ra, các doanh nghiệp được chia ra thành hai nhóm:
Nhóm A: Các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp nặng gồm :
− Các doanh nghiệp thuộc ngành năng lượng (công nghiệp khai thác than;
công nghiệp khai thác dầu mỏ, khí đốt; công nghiệp điện).
− Các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp luyện kim.
− Các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp chế tạo máy.
− Các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp hoá chất.
Sản phẩm của các doanh nghiệp này gồm có các nguyên liệu, nhiên
liệu, hoá chất, vật liệu xây dựng, các máy công cụ, các thiết bị được sử dụng
trong các ngành sản xuất vật chất. Các sản phẩm này có tầm quan trọng đối
11
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đồng Thị hồng thuý- KTLĐ 40A
với nền kinh tế quốc dân. Việc sản xuất ra chúng đòi hỏi phải có trình độ kỹ
thuật cao, cơ sở thiết bị phức tạp, vốn đầu tư và quy mô sản xuất lớn.
Nhóm B: Các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp
thực phẩm.
Sản phẩm của nhóm này bao gồm những vật dụng hàng ngày như vải
vóc, thực phẩm, dụng cụ sinh hoạt gia đình Các doanh nghiệp sản xuất ra
các sản phẩm này đòi hỏi vốn đầu tư Ýt, thời gian xây dựng cơ sở vật chất
ngắn và quá trình thu hồi vốn nhanh. Ưu thế chính của các doanh nghiệp này
là thường đem lại hiệu quả kinh tế cao và sử dụng nguồn nhân lực lớn.

2.2 Theo hình thức sở hữu.
Các doanh nghiệp phân theo hình thức sở hữu gồm có:
− Doanh nghiệp nhà nước (do nhà nước làm chủ sở hữu).
− Doanh nghiệp ngoài nhà nước: Là những doanh nghiệp không thuộc sở
của nhà nước. Bao gồm các doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH, Hợp tác
xã, các cơ sở sản xuất có sử dụng 10 lao động trở lên.
− Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm các doanh nghiệp liên
doanh và các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
3. Đặc điểm của các doanh nghiệp công nghiệp.
a. Đặc điểm về kinh tế.
Trong quá trình sản xuất, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp
công nghiệp luôn có khuynh hướng không ngõng khai thác triệt để hiệu quả
của các thiết bị, máy móc, không ngừng tăng năng suất lao động và hạ giá
thành sản phẩm. Để làm được việc đó, các doanh nghiệp công nghiệp hiện
đại thường phải áp dụng những biện pháp sau:
− Luôn cải tiến, đổi mới máy móc, thiết bị sản xuất.
− Tổ chức lao động một cách khoa học hợp lý (làm việc theo dây chuyền,
theo công đoạn ).
12
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đồng Thị hồng thuý- KTLĐ 40A
− Cải tiến quy trình công nghệ.
Ngoài các biện pháp trên, muốn có giá thành hạ, các doanh nghiệp còn
triệt để khai thác nguồn nhân công rẻ, có nguồn nguyên liệu tại chỗ.
b. Đặc điểm về lao động.
Lao động là yếu tố quan trọng hơn so với vốn, thiết bị kỹ thuật. Lao
động là nội lực lớn nhất và tạo ra giá trị sáng tạo mới, trong khi vốn và thiết bị
chỉ di chuyển giá trị vào sản phẩm.
Do khoa học công nghệ tạo nên sự thay đổi liên tục các kỹ năng và
nghề mới, luôn luôn thay đổi cái cũ vì vậy sản xuất công nghiệp đòi hỏi lực
lượng lao động có phạm vi rộng lớn về chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp.

Do đó, việc đào tạo người lao động có trình độ cao là một yêu cầu tất yếu.
Sản xuất công nghiệp với nhịp độ nhanh, kỷ luật lao động chặt chẽ tạo
nên áp lực lớn đối với người lao động cần nỗ lực, kiên trì, có khả năng thích
ứng với hệ thống công nghiệp ở mọi nơi.
4. Sự cần thiết nghiên cứu tạo việc làm cho lao động trong các doanh
nghiệp công nghiệp.
4.1 Vị trí và vai trò của ngành công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.
♦ Vị trí của ngành công nghiệp trong nền kinh tế:
Công nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất có vị trí quan
trọng trong nền kinh tế quốc dân, vị trí đó xuất phát từ các lý do chủ yếu sau:
− Công nghiệp là một bộ phận hợp thành của cơ cấu công nghiệp – dịch vụ
– nông nghiệp, do những đặc điểm vốn có của nó. Trong quá trình phát triển
nền kinh tế lên nền sản xuất lớn, công nghiệp phát triển từ vị trÝ thứ yếu trở
thành ngành có vị trí hàng đầu trong cơ cấu kinh tế đó.
− Mục tiêu cuối cùng của nền sản xuất xã hội là tạo ra sản phẩm để thoả
mãn nhu cầu ngày càng cao của con người. Trong quá trình sản xuất ra của
cải vật chất, công nghiệp là ngành không những chỉ khai thác tài nguyên, mà
13
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đồng Thị hồng thuý- KTLĐ 40A
còn tiếp tục chế biến các loại nguyên liệu nguyên thuỷ được khai thác và sản
xuất từ các loại tài nguyên khoáng sản, động thực vật thành các sản phẩm
cuối cùng, nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần cho con người.
− Sù phát triển của công nghiệp là một yếu tố có tính quyết định để thực
hiện quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Trong quá trình phát triển nền kinh tế lên nền sản xuất lớn, tuỳ theo trình độ
phát triển của bản thân công nghiệp và toàn bộ nền kinh tế; xuất phát từ
những đặc điểm và điều kiện cụ thể trong từng thời kỳ cần phải xác định đúng
đắn vị trí của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.
Ở thủ đô Hà Nội cơ cấu công nghiệp – dịch vụ – nông nghiệp đang là
mục tiêu đặt ra, Hà Nội đang chủ trương phát triển mạnh công nghiệp trong

những năm trước mắt xây dựng nền công nghiệp hiện đại và chuyển dịch nền
kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế thủ đô.
♦ Vai trò của ngành công nghiệp trong nền kinh tế:
Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất rất
lớn cho xã hội, có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp
không những cung cấp hầu hết các công cụ, tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở
vật chất kỹ thuật cho tất cả các ngành kinh tế, mà còn tạo ra các sản phẩm tiêu
dùng có giá trị, góp phần vào phát triển nền kinh tế và nâng cao trình độ văn
minh của xã hội.
Công nghiệp còn có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành
kinh tế khác như nông nghiệp, giao thông vận tải, thương mại, dịch vụ Do
đặc điểm của sản xuất công nghiệp có những điều kiện tăng nhanh tốc độ phát
triển khoa học – công nghệ, ứng dụng các thành tựu khoa học – công nghệ đó
vào sản xuất, có khả năng và điều kiện sản xuất hoàn thiện. Nhờ đó lực lượng
sản xuất trong công nghiệp phát triển nhanh hơn các ngành kinh tế khác. Do
quy luật “quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ và tính chất phát triển
của lực lượng sản xuất”, trong công nghiệp có được hình thức quan hệ sản
xuất tiên tiến về các hình thức quan hệ sản xuất tiên tiến. Tính tiên tiến về các
14
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đồng Thị hồng thuý- KTLĐ 40A
hình thức quan hệ sản xuất, sự hoàn thiện nhanh chóng về các mô hình tổ
chức sản xuất đã làm cho công nghiệp có khả năng định hướng cho các ngành
kinh tế khác tổ chức đi lên nền sản xuất theo “hình mẫu”, theo “kiÓu” của
công nghiệp.
Ngày nay, một nước muốn có trình độ phát triển kinh tế cao nhất thiết
phải có một hệ thống các ngành công nghiệp hiện đại và đa dạng, trong đó các
ngành mũi nhọn phải được chú ý thích đáng.
4.2 Sự cần thiết nghiên cứu tạo việc làm cho lao động nữ trong ngành
công nghiệp thành phố Hà Nội.
Ngành công nghiệp là ngành sản xuất kinh doanh lớn, chiếm vị trí rất

quan trọng trong nền kinh tế của đất nước nói chung và thủ đô Hà nội nói
riêng. Chiếm tới 45% lao động toàn ngành, đội ngũ lao động nữ đã và đang có
những đóng góp to lớn trong sản xuất kinh doanh của ngành nhất là những
ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, dệt –
da - may là những ngành đặc thù phù hợp với lao động nữ vì đòi hỏi sự
khéo tay, cần cù, kiên nhẫn mà chỉ có lao động nữ mới có khả năng đáp ứng
được.
Lao động nữ trong ngành công nghiệp cũng như lao động nữ nói chung
là nhóm người dễ bị tổn thương theo các mức độ khác nhau. Cùng một lúc họ
phải đảm nhận nhiều chức năng trong phần lớn cuộc đời mình là vừa tham gia
lao động sản xuất vừa tái sản xuất con người, sức lao động cho xã hội. Vì vậy
trong công việc họ gặp nhiều khó khăn hơn nam giới. Trong ngành công
nghiệp, phụ nữ thường phải làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nhịp độ
lao động của ngành công nghiệp rất cao. Đó là những khó khăn trở ngại đối
với phụ nữ đòi hỏi họ phải biết sắp xếp, tổ chức cuộc sống và công việc cho
hợp lý nhất. Có mặt trong nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực lao động nữ luôn
làm tốt các công việc được giao khắc phục khó khăn trong cuộc sống gia
đình và công việc.
15
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đồng Thị hồng thuý- KTLĐ 40A
Việc làm, nhất là việc làm cho phụ nữ, tạo cho họ có thu nhập luôn là
vấn đề được toàn xã hội quan tâm, điều đó tạo cơ hội cho phụ nữ vươn lên
làm chủ cuộc sống, làm chủ vận mệnh của mình, phấn đấu để được bình đẳng
với nam giới nhưng do ảnh hưởng của tư tưởng trọng nam khinh nữ và do
nhiều nguyên nhân khác nên trong thực tế phụ nữ vẫn chịu thiệt thòi trong
việc sắp xếp việc làm, đào tạo bồi dưỡng nghề nghiệp, trong thu nhập, đề bạt
cất nhắc
Trong công nghiệp đa số lao động nữ làm công việc giản đơn, thủ
công, nặng nhọc có khi là độc hại nhưng thu nhập lại thấp. Mặt khác trong
một số ngành nghề như nhau nhưng phụ nữ chỉ được nhận tiền lương thấp

hơn so với nam giới. Đây là một thiệt thòi đối với lao động nữ. Do đó vấn đề
đặt ra không chỉ là tạo việc làm cho phụ nữ mà công việc đó phải phù hợp với
khả năng và đặc điểm tâm sinh lý cho lao động nữ, giúp họ phát huy được
điểm mạnh và hạn chế điểm yếu.
Hiện nay thất nghiệp ở Hà nội có xu hướng tăng lên, làm ảnh hưởng
xấu tới sự phát triển của thủ đô. Thất nghiệp trước hết là thiệt thòi cho bản
thân họ, cho gia đình và cho xã hội. Vì vậy, tạo việc làm cho lao động nữ Hà
nội hiện đang là vấn đề búc xúc của thành phố. Vấn đề này không chỉ góp
phần giảm nghèo khổ cho người phụ nữ, tăng thu nhập bảo đảm sự bình đẳng
nam nữ phát huy sự sáng tạo cũng như nâng cao nhân cách, địa vị người phụ
nữ, đó còn là một giải pháp hữu hiệu hạn chế sự phát sinh những vấn đề tệ
nạn xã hội. ý nghĩa sâu xa của vấn đề tạo việc làm cho lao động nữ còn là tạo
điều kiện giúp họ tái sản xuất sức lao động nuôi dưỡng được những đứa trẻ
thông minh góp phần xây dựng một tương lai tốt đẹp.
Như vậy, tạo việc làm cho lao động nữ Hà nội là một vấn đề rất cấp
thiết. Để có thể giải quyết tốt hơn vấn đề việc làm cho lao động nữ thì trước
hết chúng ta cần phải xem xét thực trạng việc làm của lao động nữ ngành
16
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đồng Thị hồng thuý- KTLĐ 40A
công nghiệp Hà nội hiện nay và đưa ra các kiến nghị nhằm tạo được nhiều
việc làm phù hợp cho lao động nữ.
PHẦN THỨ HAI: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ TẠO
VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ NGÀNH CÔNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
I.NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA HÀ NỘI TÁC ĐỘNG
ĐẾN LAO ĐỘNG NỮ NGÀNH CÔNG NGHIỆP.
1. Đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội.
Hà Nội nằm ở vị trí trung tâm của Đồng bằng sông Hồng, là thủ đô của
đất nước. Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật,
công nghệ, thương mại, du lịch v.v là đầu mối giao lưu kinh tế của cả nước,

có vai trò kinh tế quan trọng trong khu vực. Hà Nội là nơi tập trung các cơ
quan đầu não của Đảng, nhà nước, các viện nghiên cứu khoa học, các trung
tâm đào tạo, dạy nghề lớn của cả nước. Hà Nội có hệ thống giao thông thuận
lợi: đường sắt, đường bộ, đường sông, đường hàng không nối liền với các địa
phương trong nước và quốc tÕ. Đây là các điều kịên thuận lợi cho việc phân
bố các cơ sở sản xuất công nghiệp.
Hiện nay Hà Nội có 44 trường đại học và cao đẳng, 34 trường trung
học chuyên nghiệp, 41 trường dạy nghề, 112 viện nghiên cứu chuyên ngành,
ngoài ra còn có các tổ chức quốc tÕ, các công ty nước ngoài, các ngành công
nghiệp tiên tiến mũi nhọn của cả nước. Hà Nội có lực lượng cán bộ khoa học
kỹ thuật, các chuyên gia và công nhân lành nghề rất hùng hậu, có điều kiện
tiếp cận với kiến thức và kinh nghiệm tiên tiến của các nước trên thế giới,
17
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đồng Thị hồng thuý- KTLĐ 40A
luôn luôn được bổ xung từ các trung tâm khoa học, các trường đại học, cao
đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề đóng trên địa bàn. Với khả năng
đó, Hà Nội có thể ứng dụng nhanh những thành tựu khoa học, kỹ thuật, công
nghệ tiên tiến trong và ngoài nước.
Hà Nội là thành phố đông dân nhất khu vực phía Bắc và đứng thứ hai
trong cả nước (sau thành phố Hồ Chí Minh), có sức hút rất lớn về nhân lực và
các nguồn lực khác, đồng thời cũng có sức lan toả, ảnh hưởng rất mạnh ra cả
nước. Các chủ trương, chính sách đẩy nhanh sự phát triển kinh tế – xã hội
của Hà Nội có ảnh hưởng lớn đến dân số, lao động và công tác quản lý lao
động của Hà Nội cũng như các tỉnh lân cận.
Sự phát triển mạnh của quá trình đô thị hoá, mở rộng phạm vi phát triển
ở các vùng ven đô cùng với sự phát triển của các thành phần kinh tế, đặc
biệt là khu vực ngoài quốc doanh sẽ làm thay đổi nhanh cả về số lượng, chất
lượng và cơ cấu lao động thủ đô.
Hà Nội được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của trung ương và địa
phương và của các ngành, Hà Nội được ưu tiên đầu tư các nguồn lực (con

người, tài nguyên, khoa học công nghệ ) của trung ương cũng như các tổ
chức quốc tế có điều kiện cũng như khả năng hình thành các khu công nghiệp
tập trung, các khu công nghệ, kỹ thuật cao.
Cùng với sự chuyển mình đi lên của đất nước, Hà Nội đã và đang có
những chuyển biến tốt:
− Tốc độ tăng tổng sản phẩm nội địa (GDP) liên tục tăng cao từ năm 1990
trở lại đây. Do tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm liền nên tỉ trọng GDP
của Hà Nội so với cả nước cũng tăng: năm 1995 chiếm 5,5%, năm 2000
chiếm 7,3%. So với khu vực đồng bằng sông hồng năm 1995 chiếm 34,8%,
năm 2000 chiếm 40%.
− Cơ cấu nghành kinh tế tiếp tục chuyển biến theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá. Nghành công nghiệp tăng từ 29,2% năm 1990 lên 38,0% năm
2000, 38,7% năm 2001.
Trong những năm qua với chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành
phần, huy động vốn trong và ngoài nước vào phát triển kinh tế, trên địa bàn
Hà Nội đã có hơn 900 doanh nghiệp nhà nước, gần 400 doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài và đến nay đã có hơn 4000 doanh nghiệp thành lập theo
18
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đồng Thị hồng thuý- KTLĐ 40A
luật doanh nghiệp. Sự đóng góp của các thành phần kinh tế với mức tăng
trưởng khá đang diễn ra xu hướng giảm đi của thành phần kinh tế nhà nước.
Năm 1995 kinh tế nhà nước chiếm 70,4% GDP của Hà Nội, năm 2000 giảm
xuống 63%. Khu vực ngoài nhà nước năm 1995 chiếm 22,8% năm 2000
chiếm 21,5%. Khu vực đầu tư nước ngoài năm 1995 chiếm 6,8%, năm 2000
tăng lên 13%.
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế mức sống của người dân Hà Nội không
ngừng được cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người của Hà Nội liên tục tăng
năm 1990 là 470 USD, năm 1995 là 915 USD, năm 2000 là 990 USD bằng
2,29 lần vùng đồng bằng sông hồng, bằng 2,07 lần bình quân chung của cả
nước.

Tỷ lệ giàu nghèo có sự thay đổi rõ rệt, số hộ giàu năm 1995 là 18,9%,
năm 1996 là 21,3%. Tỷ lệ hộ nghèo năm 1995 là 18,9%; năm 1996 là 1,94%;
năm 1997 là 2,6%. Thu nhập tăng, tỷ lệ tích luỹ tăng là yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến tiêu dùng và tích luỹ của mỗi gia đình nói riêng và toàn thành phố
nói chung. Yếu tố này cũng ảnh hưởng, tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu
thụ các sản phẩm trong nước, tạo điều kiện tích luỹ tư bản để đầu tư vào sản
xuất công nghiệp của thành phố.
Về đầu tư nước ngoài năm 1989 Hà Nội chỉ có 4 dự án với số vốn đăng
ký là 48 triệu USD. Đến năm 1999 có 399 dự án, năm 2000 có 425 dự án với
tổng số vốn là 8326 triệu USD. Năm 2001 có thêm 39 dự án đầu tư nước
ngoài được đăng ký cấp giấy phép với tổng số vốn đăng ký thực hiện là 168,2
triệu USD. Trong đó có 18 dự án đầu tư vào nghành công nghiệp xây dựng
với tổng số vốn đăng ký là 134,8 triệu USD.
Như vậy tính đến năm 2001 Hà Nội có 399 dự án còn hiệu lực với tổng
số vốn đăng ký là 7485 triệu USD. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đang
tạo việc làm ổn định cho trên 13 nghìn lao động Hà Nội và 11664 lao động
nghành công nghiệp. Các khu công nghiệp: Nội Bài, Thăng Long, Sài Đồng,
Daewoo – Halen là những khu công nghiệp có sức hút lớn đối với lao động
công nghiệp nói chung và lao động nữ nói riêng.
Truyền thống Hà Nội cũng ảnh hưởng đến lao động nữ ngành công
nghiệp. Hà Nội có lịch sử ngàn năm văn hiến, người dân Hà Nội có truyền
thống văn hiến lâu đời. Hà Nội là nơi có nhiều ngành nghề truyền thống đã
được khôi phục như: mây tre đan, đan lát, gốm sứ, thêu ren, khảm trai là
19
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đồng Thị hồng thuý- KTLĐ 40A
điều kiện thuận lợi thu hót lao động tiểu thủ công nghiệp góp phần giải quyết
quỹ thời gian nhàn rỗi, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, đặc
biệt là lao động nữ.
2. Đặc điểm về dân số Hà Nội.
a. Quy mô dân số.

Hà Nội có dân số vào loại đông, đứng thứ hai trong cả nước (chỉ sau Thành
phố Hồ Chí Minh). Đến năm 2001 dân số bình quân của Hà Nội là 2786100
người.
20
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đồng Thị hồng thuý- KTLĐ 40A
Biểu 1: Dân số trung bình của Hà Nội 1996 - 2001
Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001
Toàn thành 2395900 2467200 2553700 2688000 2734100 2786100
Nội thành 1149600 1211100 13427000 1431500 146000 1493300
% 47,98 49,09 52,58 53,25 53,40 53,60
Ngoại thành 1246300 1256100 1211000 1256500 1273700 1292800
% 52,18 50,91 47,42 46,75 46,60 46,40
Nam 1176600 1211600 1253400 1344800 1367900 1391400
% 49,11 49,11 49,08 49,97 49,97 49,04
Nữ 1219300 1255600 1300300 1343200 1366200 1394700
% 50,89 50,89 50,92 50,03 50,03 50,06
Thành thị 1291600 1384200 1455300 1548000 1578700 1613400
% 53,91 56,10 56,99 57,59 57,74 57,91
Nông thôn 1104300 1083000 1098400 1140000 1155400 1174416
% 46,09 43,90 43,01 42,41 42,26 42,09
Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội năm 2000, Nhà xuất bản Thống kê trang
12, Báo cáo sơ bộ lao động việc làm năm 2001, trang 10.
Mật độ dân số của Hà Nội cũng thuộc vào loại cao. Năm 2000 mật độ
dân số bình quân của Hà Nội là 2993người/ km2, cao nhất là quận Đống Đa:
34367 người/km2; thứ hai là quận Hoàn Kiếm: 32684 người/ km2. Theo tính
toán trung bình mỗi năm dân số Hà Nội tăng lên khoảng 100000 người. Với
tốc độ tăng nhanh chóng này, dự báo đến năm 2005 dân số Hà Nội sẽ đạt xấp
xỉ 3 triệu người.
Dân cư là một trong những điều kiện quan trọng đối với sự phân bố
công nghiệp. Những ngành cần nhiều lao động ví dụ chế tạo máy, công

nghiệp dệt may phải phân bố ở những vùng đông dân. Dân cư còn là nguồn
tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp. Các ngành công nghiệp phục vụ nhu cầu
của dân cư ví dụ: công nghiệp dệt, thực phẩm, đồ dùng gia đình cần được
phân bố ở các vùng có mật độ dân cư cao và các điểm tập trung dân cư.
b. Tốc độ tăng dân số tự nhiên.
21
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đồng Thị hồng thuý- KTLĐ 40A
Kể từ khi thực hiện kế hoạch hoá gia đình, tốc độ tăng dân số tự nhiên
của Hà Nội tuy có giảm nhưng giảm chậm. Tốc độ tăng dân số trung bình
hàng năm thời kỳ 1996 – 2000 ở mức 1,3% - 1,4%. Tuy nhiên, tốc độ tăng
dân số của Hà Nội vẫn thấp hơn so với chỉ tiêu trung bình của cả nước. Kết
quả này do mức chết Ýt biến động trong khi mức sinh giảm chậm. Tỉ lệ sinh ở
khu vực ngoại thành còn cao, nhất là các huyện như: Đông Anh, Sóc Sơn,
Thanh Trì.
Biểu 2: Tốc độ gia tăng tự nhiên dân số của Hà Nội giai đoạn 1996- 2000.
Đơn vị tính: %
Năm 1996 1997 1998 1999 2000
Toàn thành 1,42 1,37 1,32 1,084 1,087
Nội thành 1,3 1,27 1,22 1,988 0,993
Ngoại thành 1,54 1,48 1,34 1,194 1,194
Nguồn: Niên giám thống kê Hà nội 2000- trang 12.
c. Tốc độ tăng cơ học dân số.
Quá trình đô thị hoá và sự phát triển kinh tế – xã hội đã ảnh hưởng rất
lớn đến tốc độ tăng dân số cơ học của Hà Nội. Hàng năm, các dòng di dân tự
do từ các địa phương vào Hà Nội tìm việc làm, chủ yếu là vào khu vực nội
thành đã dẫn đến tốc độ tăng cơ học cao. Số người di dân tự do đến Hà Nội
năm 1996 khoảng 93000 người, năm 1999 khoảng 200000 người, năm 2000
khoảng 236500 người. Có hiện tượng này là do sức hấp dẫn của Hà Nội với
nguồn lao động ngoại tỉnh. Nguyên nhân chủ yếu là do dân từ các tỉnh khác
đến học tập, làm ăn, sinh sống lâu dài hoặc tìm việc làm tạm thời, thời vụ.

Hơn nữa bình quân hàng năm Hà Nội phải tiếp nhận khoảng 2 vạn lao
động từ các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp tốt nghiệp ở
lại Hà Nội tìm việc làm. Tình trạng này dẫn đến sức Ðp lớn về mọi mặt, làm
gia tăng nguồn nhân lực và gây áp lực lớn cho vấn đề giải quyết việc làm.
3. Đặc điểm về nguồn lao động thành phố Hà Nội: Lao động là lực lượng
sản xuất chủ yếu là một trong những điều kiện quan trọng của sự phân bố
ngành công nghiệp.
3.1 Quy mô nguồn lao động.
Hà Nội có quy mô nguồn lao động lớn với tốc độ tăng ngày càng nhanh.
22
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đồng Thị hồng thuý- KTLĐ 40A
Biểu 3: Quy mô và tỉ lệ tăng nguồn lao động Hà Nội 1996-2000.
Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 2001
Nguồn lao động
(1000 người)
1135,6 1137,4 1162,3 1336,4 1376,5 1440,7
Nguồn lao động
so với dân số (%)
47,4 46,1 45,5 49,7 49,5 _
Nguồn: Cục thống kê Hà Nội.
Biểu 3 cho thấy lực lượng lao động thủ đô liên tục tăng qua các năm.
Nguyên nhân do:
− Hàng năm Hà Nội có khoảng 4-5 vạn lao động bước vào tuổi lao động.
− Tốc độ tăng cơ học của Hà Nội rất cao. Trung bình mỗi năm Hà Nội nhận
từ 170000 – 22000 lao động từ các tỉnh khác chuyển về và khoảng hơn 2
vạn lao động từ các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp tốt
nghiệp ở lại tìm việc làm ở Hà Nội.
Về độ tuổi lao động: Nhìn chung lực lượng lao động của Hà Nội nói chung
và lực lượng lao động nữ nói riêng tương đối trẻ.
Biểu 4: Cơ cấu dân số nguồn lao động Hà Nội năm 2000.

Chỉ tiêu Toàn thành
phố
NỮ NAM
Tổng sè % Tổng sè %
Lực lượng
lao động
1376569 682777 49,6 693792 50,4
15-24 225517 114190 50,63 11327 49,37
25-34 382976 196298 51,26 186678 48,7
35-44 408847 205322 50,22 203525 49,8
45-54 252854 122636 48,5 130218 51,5
55-59 45227 14728 32,56 30499 67,44
60+ 61148 29533 48,28 31615 51,71
Nguồn: Thực trạng lao động việc làm ở Việt Nam năm 2000- Nhà xuất bản Thống kê,
trang 69.
Lao động Hà nội tương đối trẻ số lao động dưới 35 tuổi là 608493 người
(chiếm 44,2%), trong đó lao động nữ là 3104881 người (chiếm 45,47% tổng
lực lượng lao động nữ). Lao động trẻ có thuận lợi về sức khoẻ, có khả năng
nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật, khả năng tiếp thu khoa học
công nghệ hiện đại vào sản xuất và khả năng thích ứng với cơ chế thị trường
đầy biến động nếu được sự định hướng tốt của nhà nước.
3.2 Chất lượng nguồn lao động.
23
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đồng Thị hồng thuý- KTLĐ 40A
Chất lượng lao động nữ là kết quả của quá trình đào tạo bồi dưỡng về
chuyên môn nghề nghiệp, trình độ học vấn, khả năng ứng dụng thành tựu
khoa học vào trong sản xuất. Để đánh giá chất lượng nguồn lao động Hà Nội
cần xem xét trên 3 chỉ tiêu sau:
♦ Trình độ học vấn.
Trình độ học vấn là yếu tố quan trọng tạo điều kiện cho người lao động

hình thành nhân cách, là cơ sở để họ nâng cao trình độ hiểu biết và tiếp thu
khoa học công nghệ hiện đại. Ở Hà Nội học vấn của lao động nữ còn thấp hơn
nam giới thể hiện ở số lao động nữ không biết chữ và chưa tốt nghiệp cấp I
cao hơn nam.
Biểu 5: Dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế thường xuyên
chia theo trình độ học vấn năm 2001.
Chỉ tiêu Toàn thành phố Nữ Nam
Tổng sè % Tổng sè % Tổng sè %
Tổng sè 1380469 100 701205 100 679264 100
Không biết chữ 8421 0,61 7293 1,04 1128 0,17
Chưa tốt nghiệp
cấp I
49973 3,62 32886 4,69 17087 2,51
Tốt nghiệp cấp I 188986 13,69 97187 13,86 91799 13,51
Tốt nghiệp cấp II 443959 32,16 223474 31,87 220485 32,46
Tốt nghiệp cấp
III
688990 49,91 340295 48,53 348695 51,33
Nguồn: Báo cáo sơ bộ thực trạng lao động việc làm ở Việt Nam năm 2001trang 32.
Năm 2001, trình dộ học vấn của lực lượng lao động Hà nội nói chung và lao động
nữ khá cao. Tốt nghiệp PTCS trở lên là 1132949 người chiếm 82.06% trong đó nữ là
563769 người chiếm 80,40% tổng lực lượng lao động nữ.
Tuy nhiên số người có trình dộ học vấn quá thấp tức là chưa biết chữ và
chưa tốt nghiệp cấp I vẫn còn 8421 người chưa biết chữ chiếm tỉ lệ 0,61%;
49973 người chưa tốt nghiệp cấp I, chiếm 3,2%; trong đó nữ là 7293 người
chiếm 1,04% và 32886 người chiếm 4,69% lực lượng lao động nữ.
Như vậy, lao động nữ có trình dộ học vấn quá thấp còn nhiều hơn nam
giới. Đây là một vấn đề búc xúc cần được giải quyết ở một trung tâm kinh tế -
chính trị - văn hoá của đất nước như thủ đô Hà nội.
24

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đồng Thị hồng thuý- KTLĐ 40A
Số người tốt nghiệp cấp II là 443959 người chiếm 32,16%; tốt nghiệp
cấp III là 688990 người chiếm 49,91%. Khoảng cách giữa nam và nữ còn
chênh lệch thể hiện ở số người tốt nghiệp cấp II của nữ là 31,87% thấp hơn
nam giới 32,46%. Tỉ lệ nữ tốt nghiệp cấp III là 48,53% thấp hơn nhiều so với
nam giới 51,33%.
Rõ ràng trình độ học vấn lao động nữ thấp hơn so với lao động nam.
Nguyên nhân do tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại đặc biệt ở nông
thôn, lao động nữ thường làm những công việc chân tay vất vả cùng với nhận
thức kém nên việc xoá mù cho số người này còn khó khăn; do lao động di cư
vào Hà Nội nhiều người có trình độ học vấn thấp làm giảm trình độ học vấn
chung của thành phố.
♦ Trình độ chuyên môn kỹ thuật.
Đội ngò lao động của thủ đô trong đó có lao động nữ vẫn còn có
khoảng cách về trình độ, kỹ năng nghề nghiệp so với yêu cầu ngày càng cao
của công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá thủ đô.
25

×