Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

xây dựng quy trình trồng nâm hồng chi trên môi trường bã mía và mùn cưa hỗ trợ xóa đói giảm nghèo tại xã trung hòa huyện trảng bom tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (859.42 KB, 49 trang )

1

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
TÓM TẮT 3
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4
DANH SÁCH CÁC BẢNG 5
DANH SÁCH CÁC HÌNH 6
DANH SÁCH SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ 7
CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU 8
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 8
1.2 MỤC TIÊU 8
1.3 MỤC ĐÍCH 8
1.4 NỘI DUNG THỰC HIỆN 9
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN 10
2.1. NẤM 10
2.1.1 Khái quát về nấm 10
2.1.2 Hình thái học sợi nấm ăn 11
2.1.3 Hình thái học của quả thể nấm ăn 11
2.1.4 Sinh trƣởng và biến dƣỡng của nấm 12
2.2 NẤM HỒNG CHI (Ganoderma lucidum) 16
2.2.1 Phân loại 16
2.2.2 Đặc điểm hình thái 16
2.2.3 Đặc điểm sinh thái 17
2.2.4 Thành phần dƣợc tính nấm Hồng Chi (Ganoderma lucidum) 18
2.3 TỔNG QUAN VỀ CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƢỜNG NUÔI TRỒNG
NẤM 23
2.4 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ MÔI TRƢỜNG
TRỒNG NẤM HỒNG CHI (Ganoderma lucidum). 24
2.4.1 Tình hình ngoài nƣớc 24
2.4.2 Tình hình trong nƣớc 24


CHƢƠNG III: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 26
2

3.2 VẬT LIỆU 26
3.2.1 Giống nấm Hồng Chi 26
3.2.2 Nguyên liệu 26
3.2.3 Hóa chất 26
3.2.4 Thiết bị, dụng cụ 26
3.3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
3.3.1 Thuần chủng giống nấm Hồng Chi (Ganoderma lucidum) 27
3.3.2 Tạo môi trƣờng đơn và môi trƣờng kết hợp để trồng nấm Hồng Chi 28
3.3.3 Cấy giống nấm và trồng thu quả thể nấm 30
3.3.4 Khảo sát tốc độ lan tơ của nấm Hồng Chi 32
3.3.5 Khảo sát năng suất thu hoạch của nấm Hồng Chi 32
3.3.6 Phân tích dƣợc tính của nấm Hồng Chi sau khi thu hái 32
3.3.7 Phƣơng pháp xử lý số liệu 36
3.3.8 Thiết lập quy trình, hƣớng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ nông dân cách trồng
nấm Hồng Chi 36
CHƢƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 37
4.1 KẾT QUẢ KHẢO SÁT TỐC ĐỘ LAN TƠ 37
4.2 KẾT QUẢ KHẢO SÁT NĂNG SUẤT NẤM HỒNG CHI 38
4.2.1 Kết quả khảo sát kích thƣớc nấm Hồng Chi 38
4.2.2 Kết quả khảo sát trọng lƣợng nấm Hồng Chi 40
4.3 KẾT QUẢ KHẢO SÁT DƢỢC TÍNH NẤM HỒNG CHI 42
4.3.1 Định tính alkaloid 42
4.3.2 Định tính saponin 43
4.3.3 Định tính triterpenoid 43
4.3.4 Định tính acid hữu cơ 44
4.3.5 Định lƣợng Polysaccharide (GPLs) 44

4.4 TRIỂN KHAI, HƢỚNG DẪN KỸ THUẬT, HỖ TRỢ HỘ NGHÈO
TRỒNG NẤM HỒNG CHI 46
CHƢƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 47
5.1 Kết luận 47
5.2 Đề nghị 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
3

TÓM TẮT
Từ xƣa, nấm Linh chi đã đƣợc xem là một loại thảo dƣợc quý ở Việt Nam và
nhiều nƣớc châu Á. Đề tài đƣợc thực hiện trên đối tƣợng là giống nấm Hồng
Chi, một loại Linh chi đƣợc sử dụng phổ biến hiện nay. Đề tài tận dụng nguồn
bã mía đƣợc thải ra từ nhà máy đƣờng. Sau khi xử lý bằng nƣớc vôi, bã mía này
đƣợc phối trộn với môi trƣờng mùn cƣa cao su truyền thống ở 21 tỉ lệ khác nhau
nhằm tìm ra đƣợc một môi trƣờng có tỉ lệ mùn cƣa: bã mía thích hợp trồng nấm
Hồng Chi (Ganoderma lucidum).
Sau quá trình thuần chủng giống nấm Hồng Chi, cấy giống và nuôi trồng
nấm này trên các môi trƣờng nghiệm thức thí nghiệm, nấm đƣợc thu hái và đƣợc
đem đi phân tích dƣợc tính (bao gồm định tính alkaloid, saponin, triterpenoid,
acid hữu cơ; định lƣợng polysaccharide) nhằm đánh giá chất lƣợng nấm Hồng
Chi nuôi trồng trên môi trƣờng kết hợp mùn cƣa: bã mía.
Từ kết quả về khảo sát tốc độ lan tơ, năng suất và kết quả phân tích dƣợc
tính, nhóm tác giả đã chọn đƣợc môi trƣờng kết hợp mùn cƣa và bã mía ở tỉ lệ
55% mùn cƣa: 45% bã mía là môi trƣờng tối ƣu nhất trong những môi trƣờng
kết hợp mà đề tài đã bố trí.
Nấm Hồng Chi (Ganoderma lucidum) đƣợc trồng trên môi trƣờng kết hợp
55% mùn cƣa: 45% bã mía có đặc điểm sau:
• Tốc độ lan tơ trung bình: 1.00 cm/ngày.
• Đƣờng kính quả thể ở 3 tuần tuổi: 13.6cm.
• Chiều dài cuống nấm: 6,5 cm.

• Độ dày quả thể: 1.4 cm.
• Lƣợng Polysaccharid thu đƣợc sau khi lọc, sấy khô: 0.16g chiếm 1,07 %
• Trọng lƣợng tƣơi nấm Hồng Chi thu hái là 215g.
• Cho kết quả dƣơng tính khi định tính các chất alkaloid, triterpenoid,
saponin, acid hữu cơ.
Kết quả của đề tài cũng cho thấy Nấm Hồng Chi trồng trên các môi trƣờng
kết hợp bã mía và mùn cƣa với những tỉ lệ (100:0, 95:5; 90:10; 85:15; 80:20,
75:25; 70:30, 65:35; 60:40, 55:45; 50:50, 45:55; 40:60, 35:65; 30:70, 25:75;
20:80, 15:85; 10:90; 5:95; 0:100) đều có chứa các hợp chất alkaloid, saponin,
polysaccharide, triterpenoid, acid hữu cơ.
Sau khi khảo sát thành công quy trình trồng nấm ở quy mô phòng thí
nghiệm. Đề tài đã liên hệ và nhận đƣợc sự đồng thuận của địa phƣơng.
4

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DAP : Diamino phosphate
PP : Polypropylene
GLPs : Ganoderma lucidum polysaccharide
Bi(NO
3
)
3
: Bismuth nitrat
CHCl
3
: Cloroform
5

DANH SÁCH CÁC BẢNG


Bảng 2.1: Nồng độ một số dạng muối khoáng cần cho nấm trồng 13
Bảng 2.2: Các yếu tố vật lý ảnh hƣởng đến nấm Linh Chi 15
Bảng 2.3: Các hoạt chất triterpenoid có tác dụng chữa bệnh trong nấm Linh Chi . 20
Bảng 3.1: Bảng bố trí nguyên liệu mùn cƣa, bã mía 29
Bảng 4.1: Bảng thống kê kết quả khảo sát tốc độ lan tơ 37
Bảng 4.2: Kết quả khảo sát kích thƣớc quả thể nấm Hồng Chi 39
Bảng 4.3: Kết quả khảo sát trọng lƣợng của nấm Hồng Chi 41
Bảng 4.4: Lƣợng polysaccharide thu nhận đƣợc 45
6

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 4.1: Phản ứng định tính Alkaloid 43
Hình 4.2: Thử nghiệm tính tạo bọt Error! Bookmark not defined.
Hình 4.3: Phản ứng Liebermann – Burchard định tính Triterpenoid 44

7

DANH SÁCH SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 3.1: Quy trình trồng nấm Hồng Chi (Ganoderma lucidum) trên môi
trƣờng kết hợp bã mía và mùn cƣa 32
Sơ đồ 3.2: Phƣơng pháp định lƣợng Polysaccharide 35


Biểu đồ 4.1: Tốc độ lan tơ trung bình 38
Biểu đồ 4.2: Kết quả khảo sát kích thƣớc quả thể nấm Hồng Chi 40
Biểu đồ 4.3: Kết quả khảo sát trọng lƣợng của nấm Hồng Chi 42
Biểu đồ 4.4: Lƣợng polysaccharide thu nhận đƣợc 45
8


CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Nấm Linh Chi trƣớc đây thƣờng đƣợc trồng trên môi trƣờng mùn cƣa
truyền thống là chủ yếu [1][3]. Quy trình nuôi trồng ở Nhật sử dụng chủ yếu là
gỗ khúc và phủ đất, tuy cho tai nấm to và năng suất cao nhƣng nấm trồng trên
môi trƣờng này dễ bị sâu bệnh và cạn kiệt nguồn gỗ.
Ở Việt Nam, nấm Linh chi đƣợc nuôi trồng bằng mạt cƣa cao su và một số
thành phần phế liệu của nông nghiệp. Môi trƣờng mùn cƣa là một môi trƣờng có
hàm lƣợng xenlulose cao tuy nhiên hàm lƣợng đƣờng và một số thành phần dinh
dƣỡng khác cần cho nấm phát triển lại rất thấp.
Hiện nay đã có những nghiên cứu và đã nuôi trồng nấm Linh chi thành công
trên giá thể môi trƣờng làm từ bã mía. Đây là môi trƣờng có hàm lƣợng các chất
dinh dƣỡng thích hợp cho nấm phát triển, tuy nhiên hàm lƣợng xenlulose ở môi
trƣờng bã mía lại thấp hơn môi trƣờng mùn cƣa.
Hơn nữa, xóa đói giảm nghèo là một chƣơng trình lớn của Đảng và Nhà
nƣớc thực hiện trong nhiều năm qua.
Chính vì những vấn đề trên mà đề tài “ XÂY DỰNG QUY TRÌNH
TRỒNG NẤM HỒNG CHI (GANODERMA LUCIDUM) TRÊN MÔI
TRƢỜNG BÃ MÍA VÀ MÙN CƢA HỖ TRỢ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI
XÃ TRUNG HÒA HUYỆN TRẢNG BOM TỈNH ĐỒNG NAI ” đƣợc thực
hiện.
1.2 MỤC TIÊU
Tìm ra đƣợc môi trƣờng kết hợp giữa bã mía và mùn cƣa thích hợp để
trồng nấm Hồng Chi (Ganoderma lucidum).
Bƣớc đầu thiết lập quy trình, hƣớng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ nông dân cách
trồng nấm Hồng Chi.
1.3 MỤC ĐÍCH
- Tăng tính đa dạng về thành phần môi trƣờng trồng nấm Linh chi.
9


- Góp phần giảm chi phí cho quá trình sản xuất nấm và giảm thiểu ô nhiễm môi
trƣờng do việc chôn lấp và đốt bã mía gây ra.
1.4 NỘI DUNG THỰC HIỆN
Nội dung 1: Thuần chủng giống Hồng chi (Ganoderma lucidum).
Nội dung 2: Nuôi trồng nấm trên môi trƣờng đơn và môi trƣờng kết hợp
Nội dung 3: Khảo sát tốc độ lan tơ của nấm Hồng Chi trên các thí môi
trƣờng thí nghiệm.
Nội dung 4: Khảo sát năng suất thu hoạch của nấm Hồng chi.
Nội dung 5: Phân tích dƣợc tính nấm Hồng chi thu hái đƣợc.
Nội dung 6: Bƣớc đầu thiết lập quy trình, hƣớng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ
nông dân cách trồng nấm Hồng Chi.
10

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN

2.1. NẤM
2.1.1 Khái quát về nấm
Năm 1969 nhà khoa học ngƣời Mỹ R.H.Whitaker đƣa ra hệ thống phân loại:
- Giới khởi sinh (Monera): Gồm vi khuẩn và tảo lam.
- Giới nguyên sinh (Protista): Gồm một số tảo đơn bào, nấm đơn bào
có khả năng di động nhờ lông roi (tiên mao) và các động vật sinh.
- Giới nấm (Fungi hay Mycetalia, Mycota).
- Giới thực vật (Plantae hay Vegetabilia).
- Giới động vật (Animalia).
Hiện nay, các nghiên cứu về nấm ngƣời ta thƣờng dựa vào hệ thống phân
loại của R.H.Whitaker (1969) và hệ thống phân loại của A.L.Takhtadjan (1973).
Dựa theo sự sinh sản hữu tính, các nhà phân loại đã chia chúng thành các
ngành phụ nhƣ sau
- Ngành phụ nấm tiên mao (Mastigomycotina).
- Ngành phụ nấm tiếp hợp (Zygomycotina).

- Ngành phụ nấm túi (Ascomycotina).
- Ngành phụ nấm đảm (Basidiomycotina).
- Ngành phụ nấm bất toàn (Deuteromycotina).
Tất cả các loài nấm ăn hiện nay đều thuộc nấm túi (Ascomycotina) hoặc
nấm đảm (Basidiomycotina).
Nấm không có lục lạp, không có sự phân hóa thành rễ, thân, lá, không có
hoa, phần lớn không chứa cellulose trong thành tế bào, không có một chu trình
phát triển chung nhƣ thực vật. Nấm hấp thu chất dinh dƣỡng cần thiết từ cơ thể
khác hay từ đất qua bề mặt của tế bào hệ sợi nấm, sinh sản bằng cách tạo bào tử
hữu tính hoặc vô tính. Hệ thống phân loại sinh giới hiện nay đều coi nấm là một
giới riêng, độc lập giới thực vật và giới động vật.

11

2.1.2 Hình thái học sợi nấm ăn
Nấm ăn có cấu tạo chủ yếu là hệ sợi nấm. Các sợi có dạng ống tròn,
đƣờng kính 2–4 µm. Các ống đều có vách ngăn ngang. Sợi nấm đƣợc gọi là
khuẩn ty (hypha), hệ sợi nấm đƣợc gọi là khuẩn ty thể (mycelium). Thành tế bào
sợi nấm đều có cấu tạo chủ yếu bởi kitin – glucan.
Đối với nấm đảm có 3 cấp sợi nấm:
• Sợi nấm cấp một (sơ sinh): Lúc đầu không có vách ngăn và có nhiều
nhân,
dần dần sẽ tạo vách ngăn và phân thành những tế bào đơn nhân trong sợi
nấm.
• Sợi nấm cấp hai (thứ sinh): Tạo thành do sự phối trộn giữa hai sợi nấm
cấp một. Khi đó nguyên sinh chất giữa hai sợi nấm khác dấu sẽ trộn với
nhau. Hai nhân vẫn đứng riêng rẽ làm cho các tế bào có hai nhân, còn gọi
là sợi nấm song nhân (dicaryolic hyphae).
• Sợi nấm cấp ba (tam sinh): Do sợi nấm cấp hai phát triển thành. Các sợi
nấm liên kết lại chặt chẽ với nhau và tạo thành quả thể nấm.


2.1.3 Hình thái học của quả thể nấm ăn
Tản hay cơ thể của nấm là những tế bào đơn hay dạng sợi kéo dài. Phần
lớn các sợi phân nhánh. Khi các sợi nấm kết lại với nhau tạo thành thể sinh bào
tử, gọi là quả thể hay tai nấm. Đặc trƣng của nấm lớn là có cơ quan sinh sản bào
tử kích thƣớc lớn, có thể nhìn thấy bằng mắt thƣờng, do sự liên kết của sợi nấm
khi gặp điều kiện thuận lợi. Thƣờng có hai kiểu quả thể trong nhóm nấm lớn:
• Kiểu 1: Bào tử thƣờng đƣợc sinh ra trong những thể hình cầu, nhƣ những
nấm thuộc Gasteromycetes.
• Kiểu 2: Bào tử sinh ra ở một phần của quả thể nấm. Những nấm này thuộc
Basidiomycetes.
Có thể bào tử ở phần phiến hay không thuộc phiến (Aphyllophorales). Ở
nhóm này thƣờng gặp hai kiểu quả thể nhƣ sau:
12

- Quả thể lật ngƣợc, phiến ở phía trên hay không có phiến, thƣờng không có
hình dạng nhất định, rất mỏng, đôi khi dày nhất đạt 2 mm.
- Quả thể thẳng đứng, gặp ở nhóm Basibiomyceteses hay Discomycetes.
Các sợi nấm phủ lên nhau ở mặt ngoài hay chỉ một phần bên trên. Những dạng
này quả thể rất khác nhau ở các phần chân nấm, mũ nấm, phiến nấm.
2.1.4 Sinh trƣởng và biến dƣỡng của nấm
2.1.4.1 Biến dưỡng của nấm
Nấm có khả năng sản xuất enzyme ngoại bào, những enzyme ngoại bào
này giúp cho nấm biến đổi những chất hữu cơ phức tạp thành dạng hòa tan dễ
hấp thu. Chính vì thế, nấm có đời sống dị dƣỡng, lấy thức ăn từ nguồn hữu cơ.
Thức ăn đƣợc hấp thu qua màng tế bào hệ sợi nấm. Dựa vào cách hấp thu dinh
dƣỡng của nấm có thể chia làm 3 nhóm:
• Hoại sinh: Thức ăn là xác bã thực vật hay động vật. Nhóm nấm này có
khả năng biến đổi những chất khó phân hủy thành những chất đơn giản
dễ hấp thu nhờ hệ men ngoại bào.

• Ký sinh: Sống bám vào cơ thể sinh vật khác để hút thức ăn của sinh vật
chủ.
• Cộng sinh: Lấy thức ăn và hỗ trợ cho sự phát triển của sinh vật chủ (nhƣ
nấm Tuber hay Boletus cộng sinh với cây sồi…).

2.1.4.2 Nhu cầu dinh dƣỡng của nấm
Nguồn carbon: Đƣợc cung cấp từ môi trƣờng ngoài để tổng hợp nên các
chất nhƣ: hydratcarbon, amino acid, acid nucleic, lipid… cần thiết cho sự phát
triển của nấm. Trong sinh khối nấm, carbon chiếm nửa trọng lƣợng khô, đồng
thời nguồn carbon cung cấp năng lƣợng cho quá trình trao đổi chất. Đối với các
loài nấm khác nhau thì nhu cầu carbon cũng khác nhau.
Trong tự nhiên, carbon đƣợc cung cấp chủ yếu từ các nguồn nhƣ: cellulose,
hemicellulose, lignin, pectin,… Các chất này có kích thƣớc lớn hơn kích thƣớc
của thành và màng nguyên sinh chất. Muốn tiêu hóa đƣợc cơ chất này, nấm tiết
13

ra enzyme ngoại bào phân hủy cơ chất thành các chất có kích thƣớc nhỏ hơn, đủ
để có thể xâm nhập đƣợc vào trong thành và màng tế bào.
Nguồn đạm : Cần thiết cho tất cả các môi trƣờng nuôi cấy, cho sự phát triển
hệ sợi nấm. Hệ sợi nấm sử dụng nguồn đạm để tổng hợp các chất hữu cơ nhƣ:
purin, pyrimidin, protein, tổng hợp chitin cho vách tế bào. Nguồn đạm sử dụng
trong các môi trƣờng ở dạng muối (muối nitrat, muối amon).
Khoáng: Cần cho sự phát triển và tăng trƣởng của nấm.
Nguồn sulfur: Đƣợc cung cấp vào môi trƣờng từ nguồn sulfat và cần thiết để
tổng hợp một số loại acid amin.
Nguồn phosphat: Cung cấp phospho, tham gia tổng hợp ATP, acid nucleic,
phospholipid màng.
Nguồn kali: Đóng vai trò làm đồng yếu tố (cofactor), cung cấp cho các loại
enzyme hoạt động, cân bằng khuynh độ (gradient) bên trong và ngoài tế bào.
Magiê: Cần thiết cho sự hoạt động một số loại enzyme, đƣợc cung cấp từ

sulfat magiê
Bảng 2.1: Nồng độ một số dạng muối khoáng cần cho nấm trồng
Tên muối
Nồng độ cần thiết (o/oo)
Phophat kali monobasic
1 – 2
Phosphat kali dibasic
1 – 2
Sulfat Magiê
0,2 – 0,5
Sulfat Mangan
0,02 – 0,1
Sulfat Calci
0,001 – 0,05
Clorua kali
2 – 3
Peroxi phosphat
2 – 3
Nguồn: [5]
Vitamin: Vitamin cần thiết và giữ chức năng đặc biệt trong hoạt động của
enzyme. Hầu hết nấm hấp thụ nguồn vitamin từ bên ngoài và chỉ cần một lƣợng
rất ít nhƣng không thể thiếu. Hai nguồn vitamin cần thiết cho nấm là biotin
(vitamin H) và thiamin (vitamin B1).
14

2.1.4.3 Ảnh hƣởng của các yếu tố vật lý
Những yếu tố tác động trực tiếp lên sự sinh trƣởng sợi nấm là nhiệt độ, ánh
sáng, độ ẩm và độ thông khí.
Nhiệt độ: Ảnh hƣởng trực tiếp đến các phản ứng sinh hóa bên trong tế bào,
kích thích hoạt động các chất sinh trƣởng, các enzyme và chi phối toàn bộ các

hoạt động sống của nấm. Mỗi loài nấm có nhu cầu nhiệt độ cho sinh trƣởng và
phát triển khác nhau. Nhiệt độ nuôi ủ hệ sợi bao giờ cũng cao hơn so với khi
nấm ra quả thể vài độ. Nhiệt độ cao hoặc thấp hơn nhiệt độ thích hợp sẽ làm cho
hệ sợi nấm sinh trƣởng chậm lại hoặc chết hẳn.
Ánh sáng: Không cần cho quá trình sinh trƣởng của nấm. Cƣờng độ ánh
sáng mạnh kiềm chế sự sinh trƣởng của sợi nấm, có trƣờng hợp giết chết sợi
nấm. Ánh sáng có thể phá vỡ một số vitamin và enzyme cần thiết, ảnh hƣởng
đến sự sinh trƣởng bình thƣờng của sợi nấm. Phòng ủ nấm không nên quá tối, sẽ
gây trở ngại cho việc phát hiện bệnh và nhất là tạo điều kiện thuận lợi cho nấm
mốc, côn trùng phát triển. Trong giai đoạn nuôi hệ sợi tạo quả thể, ánh sáng có
tác dụng kích thích hệ sợi nấm kết hạch (nụ nấm).
Độ ẩm: Một số loài thuộc nấm đảm cần độ ẩm thích hợp cho sự sinh trƣởng
tối ƣu của sợi nấm (80–90%). Nhƣng hầu hết các loài nấm cần độ ẩm để sinh
trƣởng hệ sợi là 50–60 %.
Độ thông khí: Hàm lƣợng O
2
và CO
2
ảnh hƣởng trực tiếp đến sự sinh trƣởng
của sợi nấm. O
2
cần thiết cho việc hô hấp, còn CO
2
cao trong không khí sẽ ức
chế quá trình hình thành quả thể nấm.
pH: Hầu hết các nhóm nấm mọc trên thực vật hay ký sinh thì thích hợp đối
với môi trƣờng pH thấp. Các loài nấm mọc trên mùn bã hay trên đất thì thích
hợp với môi trƣờng pH trung tính hay môi trƣờng kiềm. Ngoài ra, một số loài
nấm có biên độ pH khá rộng, và một số khác có khả năng tự điều chỉnh pH môi
trƣờng về pH thích hợp cho sự sinh trƣởng



15

Bảng 2.2: Các yếu tố vật lý ảnh hƣởng đến nấm Linh Chi
Nguồn: [6]

2.1.4.4 Các giai đoạn sinh trƣởng và phát triển của sợi nấm
Giai đoạn sinh trưởng:
Giai đoạn này thƣờng dài, nấm ở giai đoạn này chủ yếu là dạng sợi. Sợi
nấm mỏng, gồm 2 nhân, có nguồn gốc từ 2 bào tử khác nhau nẩy mầm và phối
hợp lại. Hệ sợi nấm, còn gọi là hệ sợi dinh dƣỡng, len lỏi trong cơ chất để lấy
thức ăn. Thức ăn vào tế bào sợi nấm phải thông qua màng tế bào. Khi khối sợi
đạt đến mức độ nhất định về số lƣợng, gặp điều kiện thích hợp, sẽ kết lại tạo
thành quả thể nấm. Trong trƣờng hợp không thuận lợi, sẽ hình thành các bào tử
tiềm sinh hay hậu bào tử .
Giai đoạn phát triển:
Giai đoạn này thƣờng ngắn, lúc này sợi nấm đan vào nhau, hình thành
một dạng đặc biệt, gọi là quả thể nấm hay tai nấm. Quả thể thƣờng có kích thƣớc
lớn và là cơ quan sinh sản của nấm. Trên quả thể có một cấu trúc, nơi tập trung
các đầu ngọn sợi nấm, đó là thụ tầng (hymenium). Chính ở đây hai nhân của tế
bào sẽ nhập lại thành một. Sau đó sẽ chia thành bốn nhân con hình thành các bào
tử hữu tính (sexual spore), đảm bào tử (basidiospore) hoặc nang bào tử
Yếu tố
Giai đoạn
Khoảng thích hợp
Chú thích
Nhiệt độ
Nuôi tơ
28 - 32

o
C

Kế thạch
25 - 27
o
C

Ra quả thể
27 - 28
o
C

pH
Nuôi tơ
5,0 – 6,0

Ánh sáng
Nuôi tơ
Không cần thiết

Quả thể
500 – 1.200 lux
Ánh sáng tán xạ
Độ ẩm
Nuôi tơ
40 – 60 %
Nguyên liệu
Quả thể
70 – 90 %

Không khí

16

(ascospore). Khi tai nấm trƣởng thành, bào tử đƣợc phóng thích, nẩy mầm và
chu trình lại tiếp tục.
2.2 NẤM HỒNG CHI (Ganoderma lucidum)
2.2.1 Phân loại
Giới: Mycetalia
Ngành: Basidiomycota
Lớp: Basidiomycetes
Bộ: Ganodermatales
Họ: Ganodermataceae
Chi: Ganoderma
Loài: Ganoderma lucidum

2.2.2 Đặc điểm hình thái
Quả thể có cuống dài hoặc ngắn, thƣờng đính bên, đôi khi trở thành đính
tâm do quá trình liền tán. Cuống nấm hình trụ, hoặc mảnh (đƣờng kính cỡ 0,3 -
0,8 cm), hoặc lớn hơn (tới 2 - 3,5 cm), ít khi phân nhánh, từ 2,7 - 22 cm, đôi khi
uốn khúc cong. Lớp vỏ cuống láng đỏ - nâu đỏ - nâu đen, bóng, không có lông,
phủ suốt lên mặt tán nấm.
Mũ nấm dạng thận – gần tròn, đôi khi xòe hình quạt hoặc ít nhiều dị dạng.
Trên mặt mũ nấm có vân gợn đồng tâm, màu sắc từ vàng chanh - vàng nghệ -
vàng nâu - vàng cam - đỏ nâu - nâu tím - nâu đen, nhẵn bóng, láng nhƣ verni.
Nấm thƣờng sẫm màu dần khi già, lớp vỏ láng phủ tràn kín mặt trên mũ, đôi khi
có lớp phấn. Kích thƣớc mũ nấm có thay đổi. Phần đính cuống nhô lên hoặc lõm
xuống.
Phần thịt nấm có màu vàng kem, nâu lợt hoặc trắng kem, phân chia kiểu
lớp trên và dƣới. Ở lớp trên, các tia sợi hƣớng lên đƣợc thấy rõ, đầu các sợi

phình hình chùy, màng rất dày, đan khít vào nhau, tạo thành lớp vỏ láng chứa
laclate không tan trong nƣớc nên nấm chịu đƣợc mƣa, nắng. Ở lớp dƣới, hệ sợi
tia xuống đều đặn, tiếp giáp vào tầng sinh bào tử.
17

Tầng sinh sản (thụ tầng – hymenium) là một lớp ống dày từ 0,2 – 1,8 cm,
màu kem - nâu nhạt gồm các ống nhỏ thẳng, miệng gần tròn, màu trắng – vàng
chanh nhạt, khoảng 3 – 5 ống/mm.
Đảm đơn bào (holobasidie) hình trứng – hình chùy, không màu. Dài 16 – 22
µm, mang bốn đảm bào tử (basidiospores).
Đảm bào tử dạng trứng cụt (truncate), cấu trúc lớp vỏ kép (bitunicate), màu
vàng mật ong sáng, chính giữa khối nội chất tụ lại một giọt hình cầu, dạng giọt
dầu. Kích thƣớc dao động (8 – 11,5) x (6 – 7,7) µm.

2.2.3 Đặc điểm sinh thái
Nấm Hồng Chi phân bố rộng khắp Việt Nam từ Bắc vào Nam, từ vùng
rừng núi, cao nguyên tới đồng bằng. Nấm Hồng Chi thƣờng mọc trên các loại
cây gỗ thuộc họ đậu (Fabales) sống hay đã chết. Quả thể rộ vào mùa mƣa, có thể
ở trên thân cây (cuống thƣờng ngắn, tai nhỏ), quanh gốc cây hoặc từ các rễ cây
(nổi hoặc ngầm gần mặt đất), cuống nấm thƣờng dài, có thể phân nhánh và tán
nấm lớn (≈ 30 cm). Nấm thƣờng mọc tốt dƣới bóng rợp, có ánh sáng khuếch tán
nhẹ. Điều kiện môi trƣờng cho nấm phát triển cụ thể nhƣ sau:
 Nhiệt độ thích hợp
Giai đoạn nuôi sợi: từ 20
0
C – 30
0
C
Giai đoạn quả thể: từ 22
0

C – 28
0
C
 Độ ẩm
Độ ẩm cơ chất: 60 – 62%
Độ ẩm không khí: 80-95%
 Độ thông thoáng: Trong suốt quá trình nuôi sợi và phát triển quả thể, nấm
Hồng Chi cần có độ thông thoáng tốt.
 Ánh sáng
Giai đoạn nuôi sợi: không cần ánh sáng.
Giai đoạn phát triển quả thể: cần ánh sang tán xạ. Cƣờng độ ánh sáng cân
đối từ mọi phía.
18

 pH: Hồng Chi thích nghi trong môi trƣờng trung tính đến acid yếu (pH từ
5,5-7).
 Dinh dưỡng: Sử dụng trực tiếp nguồn xenlulose [2]
2.2.4 Thành phần dƣợc tính nấm Hồng Chi (Ganoderma lucidum)
Với phƣơng pháp cổ điển trƣớc đây ngƣời ta đã phân tích các thành phần
dƣợc tính tổng quát của nấm Linh Chi nhƣ sau:
Nước : 12 – 13%
Cellulose : 54 – 56%
Lignin : 13 – 14%
Hợp chất nitơ : 1,6 – 2,1%
Chất béo (kể cả dạng xà phòng hóa) : 1,9 – 2%
Hợp chất phenol : 0,08 – 0,1%
Hợp chất Sterol toàn phần : 0,11 – 0,16%
Saponin toàn phần : 0,3 – 1,23%
Nguồn: [3]
Hiện nay, hàng trăm loại hoạt chất sinh học khác nhau đã đƣợc xác định, chủ

yếu bao gồm polysaccharide, triterpenoide, nucleotide, steroide, acid béo, peptid
và các nguyên tố vi lƣợng.
Năm 2001, Masao Hattori đã ly trích đƣợc 10 triterpene mới, bao gồm
lucidumol A và B, các ganoderic acid: A, B, E, F, H, K, Y và R. Trong đó kiểu
Lanostane triterpene có thành phần chính là lipophilic. Có khoảng 130 hợp chất
đƣợc ly trích từ quả thể, hệ sợi và bào tử nấm Linh chi. Thành phần và hàm
lƣợng triterpene phụ thuộc vào nguồn giống, yếu tố môi trƣờng. Vai trò của
triterpene có ý nghĩa quan trọng trong phòng chống căn bệnh HIV.
Hàng loạt các nghiên cứu đã chứng minh rằng polysaccharide và triterpene
của nấm Linh Chi có khả năng chữa trị bệnh viêm gan mãn tính. Ganopoly ức
chế quá trình dịch mã của ADN polymerase của virút gây bệnh HBV, ngăn chặn
sự hoạt động của virút. Ngoài ra polysaccharide và triterpene tác động hữu hiệu
trong việc điều trị bệnh đái đƣờng loại 2 (type II).
19

Năm 1994, Lin Zhibin và Lei Lin Sheng đã xác định đƣợc trọng lƣợng phân
tử của polysaccharide từ G.lucidum là khoảng 7.100 – 9.300 đvc. Những tổng
kết về vai trò sinh dƣợc học của nhóm polysaccharide ở các loài nấm Linh Chi
đã đƣợc giới thiệu tại Hội thảo Bắc Kinh với các báo cáo của các tác giả Đài
Loan, Trung Quốc, Hoa kỳ.
He và cs (1992) đã khảo cứu các BN3B - gồm 4 polycaccharide đồng nhất
có hoạt tính tăng miễn dịch. Trong đó BN3B1 đƣợc xác định là glucan (chỉ chứa
glucose) và BN3B3 là một arabinogalactan mang các liên kết glycoside.
Hikino và cs từ 1985 đến 1989 chứng minh hoạt lực hạ đƣờng huyết của
nhiều polysaccharide. Đó là các heteroglycan có cả hoạt tính chống ung thƣ. Các
ganoderan B có tác dụng làm tăng mức insuline trong huyết tƣơng, giảm sinh
tổng hợp glycogen và giảm hàm lƣợng glycogen trong gan. Đây chính là cơ sở
trị liệu trên các bệnh nhân đái tháo đƣờng.
Các phức hợp polysaccharide – protein có hoạt tính chống khối u và tăng
tính miễn dịch. Năm 1994, Byong Kak Kim tiến hành lai hệ sợi nấm bằng

phƣơng pháp dung hợp Protoplast giữa chủng G. lucidum với G. applanatum,
thậm chí với cả nấm hƣơng (Lentinus edodes), qua đó tăng cƣờng hoạt tính
chống khối u của các phức polysaccharide – protein lên đáng kể.
Lei L.S và Lin L.B (1993) đã chứng minh tác dụng tăng sinh tổng hợp IL – 2
(Interleukine-2) và hoạt tính ADN polymerase ở chuột già bởi polysaccharide,
rõ thêm khả năng làm trẻ hóa, tăng tuổi thọ của nấm Linh Chi.
Những nghiên cứu về polysaccharide không tan trong nƣớc cũng chứng tỏ
hiệu lực chống khối u rất rõ, thậm chí làm tan khối u với tỷ lệ ¾ ở các loài G.
lucidum và G. applanatum (Takashi, 1985; Liu G.T, 1993).
Có lẽ đa dạng nhất và có tác dụng dƣợc lý mạnh nhất là nhóm saponine,
triterpenoide và các acid ganoderic. Vai trò của các chất này chủ yếu là ức chế
giải phóng histamine, ức chế angiotensine conversino enzyme (ACE), ức chế
sinh tổng hợp cholesterol và hạ huyết áp.
Các cuộc nghiên cứu trên chuột thí nghiệm cho thấy Hồng Chi có chất
ganoderic acid tác động ngăn chặn virus làm tổn hại gan và tác động giải độc
20

gan, qua đó có thể ứng dụng đƣợc để điều trị bệnh gan ở ngƣời (tạo ra các chất
sterols ngăn ngừa sự hoạt động tích cực của chất lanosterol 14α-demethylase
trong quá trình tổng hợp cholesterol).
Bên cạnh đó, Hồng Chi còn có tác dụng diệt vi khuẩn và chống lại tác động
của các virus HSV-1, HSV-2, cúm, viêm loét miệng, Aspergillus niger, Bacillus
cereus, Candida albicans, và Escherichia coli.
2.2.4.1 Giới thiệu về hợp chất Triterpenoid
Phân loại
Triterpenoid đƣợc tạo thành bởi 6 đơn vị isopren kết hợp và đƣợc phân bố
rộng rãi trong giới thực vật và động vật: sterol có trong động vật, thực vật;
triterpen; saponin; saponin triterpenoid; saponin steroid; glycosid có tác dụng
trên tim. Đƣợc chia thành 3 nhóm dựa vào cấu trúc: không vòng, 4 vòng, 5
vòng.

Triterpenoid không vòng nhƣ squalen, ambrein.
Triterpenoid 4 vòng: thuộc loại squalenoxid (mọi vòng 6C đều ở cấu hình
trans với nhau) lanosterol, protosterol, agnosterol, cycloaudinol.
Triterpenoid 5 vòng: đƣợc chia thành 3 nhóm (nhóm α- amyrin, nhóm β-
amyrin, nhóm lupeol).
Triterpenoid có tác dụng sinh học trong giảm nguy cơ ung thƣ, làm giảm
cholesterol, giúp máu lƣu thông tốt, làm giảm huyết áp, nếu dùng lâu dài nó
đƣợc coi là kháng sinh tự nhiên, chống oxi hóa.
Bảng 2.3: Các hoạt chất triterpenoid có tác dụng chữa bệnh trong nấm Linh Chi
Hoạt chất
Hoạt tính
Ganoderic acid R,S
Ức chế giải phóng histamin
Ganoderic acid B,D,F,H,K,S,Y
Hạ huyết áp
Ganodermaldiol
Hạ huyết áp
Ganoderic acid Mf
Ức chế tổng hợp Cholesterol
Ganoderic acid T.O
Ức chế tổng hợp Cholesterol
Ganoderic acid
Ức chế tổng hợp Cholesterol

Nguồn:[1]
21

2.2.4.2 Polysaccharide
Các polysaccharide là một trong những thành phần hữu hiệu nhất chứa trong
nấm Hồng Chi. Đã phát hiện polysaccharide có hoạt tính dƣợc lý rộng, nâng cao

khả năng miễn dịch cơ thể, điều hòa hệ thống miễn nhiễm của cơ thể, có tác
dụng chống phóng xạ, nâng cao chức năng gan, tủy xƣơng, máu, tăng sinh tổng
hợp các thành tố: DNA, RNA, protein, kéo dài tuổi thọ, chống u ác tính.
Thành phần polysaccharide ở Hồng Chi nay đã đƣợc xác định, phân ly thành
hơn 200 loại, tức các phân đoạn có trọng lƣợng phân tử khác nhau, trong đó
phần lớn là β-glucan, một số ít là γ-glucan. β -glucan là chất thuộc loại kết cấu,
tồn tại ở thành tế bào, α-glucan là chất tồn trữ, tồn tại ở trong thành tế bào.
Thành phần polysaccharide ở Hồng Chi, có cấu tạo hình lập thể dạng xoắn ốc,
giữa lớp xoắn ốc chủ yếu định vị cố định bằng liên kết hydro, phần lớn không
hòa tan trong rƣợu nồng độ cao, nhƣng có thể hòa tan trong nƣớc nóng. Hoạt
tính dƣợc lý của polysaccharide ở Hồng Chi có liên quan đến kết cấu lập thể,
cấu hình lập thể dạng xoắn ốc bị phá hủy thì hoạt tính polysaccharide giảm đi.
Polysaccharide Hồng Chi có 3 cách ức chế khối u ác tính: (i) Qua nâng cao
miễn dịch của cơ thể, khiến tế bào miễn dịch tấn công và giết chết u ác tính phát
triển thời kì đầu. (ii) Nâng cao khả năng hình thành albumin sợi ở tiểu cầu,
lƣợng lớn albumin sợi sẽ bao vây khối u ác tính ở thời kì đầu, cách ly nó với bên
ngoài, chặn đứng nguồn dinh dƣỡng cung cấp cho nó, khiến nó trƣờng kì ở trong
trạng thái “ngủ”. (iii) Kìm hãm sự phát triển của tế bào u ác tính. Ngày nay,
polysaccharide nấm đã trở thành một trong những dƣợc liệu dùng để hỗ trợ điều
trị u ác tính.
2.2.4.3 Adenosine
Adenosine thuộc nhóm purine và là thành phần chính trong cấu trúc
nucleic acid. Nấm Linh Chi có nhiều dẫn xuất adenosine, tất cả chúng đều có
hoạt tính dƣợc liệu mạnh.
2.2.4.4 Alkaloid
Alkaloid là những hợp chất hữu cơ có chứa nitơ, đa số có nhân dị vòng,
có phản ứng kiềm, chúng có cấu trúc hóa học và hoạt tính sinh học rất đa dạng.
22

Tuy nhiên cũng có một số alkaloid không có nhân dị vòng nối với nitơ và

một số alkaloid không có phản ứng kiềm. Một số alkaloid còn có thể có phản
ứng acid yếu do có nhóm chức acid trong phân tử.
Alkaloid là những chất có hoạt tính sinh học, nhiều ứng dụng trong y
dƣợc và nhiều chất rất độc. Các alkaloid có tác dụng rất khác nhau phụ thuộc
vào cấu trúc của alkaloid.
2.2.4.5 Hợp chất saponin
Saponin là một loại glycosid, có cấu trúc gồm 2 phần: phần đƣờng gọi là
glycon và phần không đƣờng gọi là aglycon…
Saponin có tính chất đặc trƣng: khi hoà tan vào nƣớc sẽ có tác dụng làm
giảm sức căng bề mặt của dung dịch và tạo nhiều bọt, làm vỡ hồng cầu. Saponin
thƣờng ở dạng vô định hình, có vị đắng. Saponin rất khó tinh chế, có điểm nóng
chảy cao từ 200
0
C trở lên và có thể trên 300
0
C. Saponin bị tủa bởi chì acetat,
hidroxid barium, sulfat amonium nên lợi dụng tính chất này để cô lập saponin.
Saponin triterpenoid: phần aglycon của saponin triterpenoid có 30 carbon,
cấu tạo bởi 6 đơn vị hemiterpen và chia làm 2 nhóm:
Saponin triterpenoid pentacylic: phần aglycon của nhóm này có cấu trúc
gồm 5 vòng và phân ra thành các nhóm nhỏ: olean, ursan, lupan, hopan. Phần
lớn các saponin triterpenoid trong tự nhiên đều thuộc nhóm olean.
Saponin triterpenoid tetracylic: phần aglycon có cấu trúc 4 vòng và phân
thành 3 nhóm chính: dummanran, lanostan, cucurbitan.
Saponin steroid: Gồm các nhóm chính: spirostan, furostan, aminofurostan,
spiroalan, solanidan.
2.2.4.6 Germanium
Germanium là nguyên tố hiếm, do nhà hóa học ngƣời Đức khám phá vào
năm 1885. Germanium có thể cung cấp một lƣợng lớn oxygen và thay thế chức
năng của oxygen. Nó kích thích khả năng vận chuyển oxygen tuần hoàn máu

trong cơ thể lên đến 1,5 lần. Vì thế làm tăng mức độ trao đổi chất và ngăn chặn
quá trình lão hóa.
23

Germanium sẽ duy trì mức năng lƣợng một cách bình thƣờng trong cơ thể
và bảo vệ sức khỏe. Khi tế bào ung thƣ xuất hiện, chúng làm xáo trộn quá trình
trao đổi chất. Germanium sẽ điều hòa và kiểm soát quá trình này, từ đó ngăn
chặn tế bào ung thƣ phát triển.
2.3 TỔNG QUAN VỀ CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƢỜNG NUÔI TRỒNG
NẤM
Mùn cưa: Môi trƣờng mùn cƣa là môi trƣờng truyền thống mà từ trƣớc tới
nay ngƣời ta sử dụng để trồng nấm Linh chi. Linh Chi sử dụng nguyên liệu chủ
yếu là mùn cƣa tƣơi, khô của các loại gỗ mềm, không có tinh dầu và độc tố.
Ngoài ra còn có thể trồng Linh Chi từ nguyên liệu là thân gỗ, các cây thuộc họ
thân thảo. Mùn cƣa trồng nấm chủ yếu hiện nay là mùn cƣa cao su (Hevea
brasiliensis). Cao su là loại cây công nghiệp trồng phổ biến ở vùng Đông Nam
Bộ.
Thành phần hóa học của mùn cƣa cao su:
o Cellulose : 40-53%
o Hemicellulose: 27-40%
o Lignin: 16-30%
o Tỉ lệ C/N: 56,53
Bã mía: là một phụ phẩm của cây mía (Saccharum officinarum) chiếm 25
– 30% so với khối lƣợng ép, có thành phần nhƣ sau:
o Cellulose: 40-46%
o Hemicellulose: 24,5 %
o Lignin: 18-23%
o Hàm lƣợng đƣờng: 1-2 %
o Chất béo: 3,4%
o Tro: 2,4%

o Silic: 2%
o Tỉ lệ C/N: 60,7
Các thành phần khác bổ sung vào môi trƣờng để cung cấp đầy đủ chất dinh
dƣỡng cho nấm phát triển gồm cám gạo, phân DAP [4], [6].
24

2.4 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ MÔI
TRƢỜNG TRỒNG NẤM HỒNG CHI (Ganoderma lucidum).
2.4.1 Tình hình ngoài nƣớc
Trên thế giới việc nghiên cứu và nuôi trồng nấm Linh chi đƣợc ghi nhận
từ 1621 nhƣng đến năm 1936 nấm Linh chi mới đƣợc tiến hành nuôi trồng công
nghiệp với thành công của GS. Dật Kiến Vũ Hƣng (Nhật).
Năm 1971, Naoi Y. nuôi trồng tạo đƣợc quả thể trên nguyên liệu là mùn
cƣa. Ở Thƣợng Hải, ngƣời ta đã sử dụng mùn cƣa và một số phế liệu của nông
lâm nghiệp để làm môi trƣờng trồng nấm.
Đến nay thì việc nghiên cứu và nuôi trồng nấm Linh chi ở ngoài nƣớc
đang ngày càng phát triển, sản lƣợng nấm Linh chi tăng lên gấp nhiều lần so với
trƣớc đây. Malaysia chú trọng cải tiến các quy trình ngắn ngày. Thái lan cũng có
một số trang trại trồng nấm Linh chi cỡ vừa… Do giá trị dƣợc liệu cao của các
nấm Linh Chi, nên Mỹ đã bắt đầu nghiên cứu và nuôi trồng ở quy mô công
nghiệp.
Vào tháng 7/1994, hội nghị Nấm học thế giới tại Vancouver (Canada) đã
quyết định thành lập Viện nghiên cứu Linh Chi quốc tế, trụ sở tại New York
(Mỹ). Tháng 10/1994, Hội nghị Quốc tế đầu tiên về nấm Linh Chi đã đƣợc tổ
chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Tháng 7/1996, Hội nghị quốc tế nấm học châu
Á lại dành một trong năm hội thảo cho các báo cáo về nấm Linh Chi tại Đại học
Chiba, Nhật Bản. Tháng 8/1996, Hội nghị Quốc tế nghiên cứu nấm Linh Chi
đƣợc tổ chức tạiTrung tâm hội nghị Quốc tế Đài Bắc, Đài Loan. Tại mỗi hội
nghị số lƣợng báo cáo rất lớn, thể hiện tầm quan trọng kinh tế và sự phong phú
kì thú cùa các nấm Linh Chi.

2.4.2 Tình hình trong nƣớc
Ở Việt Nam, nấm Linh chi đƣợc trồng trên giá thể làm từ mùn cƣa cao su
và một số thành phần phế liệu của nông nghiệp. Ngày 29/3/2010, Tiến sĩ Ngô
Anh, trƣởng phòng thí nghiệm thực vật khoa Sinh, ĐH Huế, công bố đã nuôi
trồng thành công nấm Linh chi đen (hắc chi) trên môi trƣờng mùn cƣa.
25

Sở KHCN TP.Hồ Chí Minh vừa chấp thuận cho TS. Nguyễn Bình
Nguyên, Trƣởng phòng Công nghệ vi sinh, Viện khoa học Tây Nguyên triển
khai dự án sản xuất thử nghiệm nấm Linh chi trắng (Buna – shimeji) trên các giá
thể làm từ các phế phẩm nông nghiệp nhƣ cùi bắp, cám gạo, mùn cƣa, bã mía…
Khoa Sinh học, ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) vừa hoàn thiện
công nghệ sản xuất nấm Linh chi từ bột sinh khối (2009).
Tháng 8/2008, Nguyễn Minh Thƣ (Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh) và Lê
Duy Thắng (Đại học KHTN Tp. Hồ Chí Minh) đã nghiên cứu và trồng thành
công nấm Linh chi trên cơ chất là cây Mai Dƣơng.

×