Sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ
KHOA SINH HỌC
TIỂU LUẬN
Học phần: Sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học
Đề tài:
SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC
PHẦN SINH HỌC CƠ THỂ THỰC VẬT, SINH HỌC 11
Cán bộ hướng dẫn: Học viên thực hiện:
TS. Trịnh Đông Thư Nguyễn Thị Ngọc Mỹ
Lớp: Sinh K22
Huế, 11/2014
GVHD: Cô Trịnh Đông HVTH: Nguyễn
Thị Ngọc Mỹ
Sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
I. Lược sử nghiên cứu thí nghiệm trong dạy học Sinh học
Sinh học là môn khoa học thực nghiệm gắn liền với thực hành và thí
nghiệm. Mọi hiện tượng, cơ chế hầu như được xây dựng trên cơ sở quan sát, phân
tích từ các bài thực hành, thí nghiệm. Thí nghiệm là mô hình đại diện cho hiện
thực hóa khách quan, là cơ sở, điểm xuất phát cho quá trình học tập – nhận thức
của học sinh. Nó là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn, là tiêu chuẩn để đánh giá
tính chân thực của kiến thức, hỗ trợ đắc lực tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng, kỹ
xảo thực hành, tư duy kỹ thuật… Nó cung cấp cho học sinh cả kiến thức, cả
phương thức giành lấy kiến thức và mang lại niềm vui sướng khi phát hiện. Việc
sử dụng thí nghiệm là biện pháp hữu ích trong quá trình dạy học theo hướng tích
cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một
cách sâu sắc và đầy đủ hơn. Sử dụng thí nghiệm trong dạy học đóng vai trò quan
trọng không chỉ đối với nghiên cứu khoa học mà cả trong dạy học, đặc biệt là dạy
học Sinh học.
Lịch sử ngành Sinh học đã có một số phát minh và thành tựu đánh dấu
những bước ngoặc quan trọng:
- Zacharias Janssen (1584-1632) là người Hà Lan đầu tiên đã phát minh ra
kính hiển vi (1595).
- Antony Van Leeuwenhook (1632-1723) là người Hà Lan, đã hoàn thiện
kính hiển vi và là người khám phá ra thế giới vi sinh vật (1673). Ông được
xem là cha đẻ của ngành vi sinh vật học và cũng là nhà vi sinh học đầu tiên.
- Robert Hooke (1635-1703) là nhà khoa học người Anh, ông được xem là
người lần đầu tiên phát hiện ra tế bào (1665).
- Joseph Priestley (1733-1804), Ingenhousz (1730-1799), Jean Senebier
(1742-1809) đã có nhiều phát minh quan trọng trong lĩnh vực sinh lý thực
vật.
GVHD: Cô Trịnh Đông HVTH: Nguyễn
Thị Ngọc Mỹ
Sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học
- Lazzaro Spallanzani (1729-1799), đã có nhiều phát hiện quan trọng trong
lĩnh vực sinh lý động vật.
- Matthias Jakob Schleiden(1804-1881) và Theodor Schwann (1810-1882) là
hai nhà khoa học đã có công trong việc đưa ra các luận điểm quan trọng
trong Học thuyết tế bào. Công bố được đưa ra vào năm 1837.
- Charles Darwin (1809-1882) là nhà tự nhiện học người Anh, người xây
dựng nên Học thuyết tiến hóa.
- Gregor Mendel (1822-1884) là nhà thực vật học, người sáng lập ra ngành di
truyền học.
- Louis Pasteur (1822-1895) là người đi tiên phong trong lĩnh vực vi sinh học
với những khám phá nổi tiến về tiêm chủng, lên men và khử trùng.
- Robert Heinrich Herman Koch (1843-1910) đã nghiên cứu và xác định vi
khuẩn gây bệnh lao, bệnh tả và bệnh than. Ông cũng đã đưa ra nhiều
phương pháp nghiên cứu như kỹ thuật cố định, nhuộm màu vi khuẩn, nuôi
cấy và phân lập vi khuẩn trên môi trường gelatin.
- Ivan Pavlov (1849-1936) là nhà sinh lý học, người phát minh ra khái niệm
về phản xạ có điều kiện.
- Hans Christian Joachim Gram (1853-1938) đã tìm ra phương pháp nhuộm
Gram.
- Thomas Hunt Morgan (1866-1945) là nhà di truyền học người Mỹ, được
biết đến với thí nghiệm nổi tiếng về ruồi giấm. Người đặt nền móng cho di
truyền học hiện đại.
- Alexander Fleming (1881-1955) là nhà sinh học người Scotlan, người đã
phát hiện ra chất kháng sinh penicilline.
- Năm 1953, Watson và Crick đã mô tả cấu trúc của DNA và năm 1962, họ
đã giành giải Nobel Y học về việc khám phá cấu trúc của DNA. Đây là một
trong những thành tự nổi bật của thế kỷ 20.
- Những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, với sự phát triển một cách
mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã kéo theo sự phát triển của các lĩnh vực
GVHD: Cô Trịnh Đông HVTH: Nguyễn
Thị Ngọc Mỹ
Sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học
như công nghệ tế bào, công nghệ enzim và công nghệ gen. Đặc biệt trong
khoảng 20 năm trở lại đây các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu sâu
trong lĩnh vực khoa học và công nghệ Nanô.
Từ trước đến nay, thí nghiệm được xem là khởi nguồn cho tri thức
khoa học. Đặc biệt trong dạy học, thí nghiệm được vận dụng rất có hiệu quả
bởi trong thí nghiệm thể hiện được nhiều ưu điểm và có thể sử dụng phù
hợp với nhiều ý tưởng chủ quan của con người, người dạy là người tổ chức
cho người học tìm hiểu vấn đề đúng như bản chất mà các nhà khoa học đã
khám phá ra chúng. Thí nghiệm vừa là biện pháp tích cực vừa là minh
chứng sống động phù hợp với đặc trưng của môn học.
- Trong dạy học sinh học ở trung học phổ thông, các thí nghiệm
trong sách giáo khoa thường gần gũi và gắn liền với một số hiện tượng, quá
trình xảy ra trong đời sống hàng ngày nên để kiểm chứng kiến thức của một
ngành khoa học thực tế thì biện pháp tốt nhất là cọ xát với các hoạt động
thực tế. Đây không chỉ là động cơ thúc đẩy quá trình học tập mà còn cho
phép người học có thể áp dụng, mở rộng kiến thức và sự hiểu biết về môn
học. Sinh học thực nghiệm là chìa khóa để nâng cao hiệu quả học tập, làm
rõ và củng cố lý thuyết.
- Trên thế giới việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học được nghiên
cứu và ứng dụng cũng đã thực hiện từ lâu:
• Năm 1898, Edward Thorndike là nhà tâm lý học đầu tiên đã nghiên
cứu học tập ở động vật thông qua thí nghiệm với chiếc hộp câu đố.
Từ đó đưa ra lý thuyết “quy luật có hiệu lực”.
• Những năm 1920, John B. Watson đã đề xuất những lý thuyết mới
về học tập thông qua các nghiên cứu về hành vi.Năm 1948, Skinner
đã nghiên cứu việc học tập ở động vật thông qua “chiếc hộp
Skinner”. Nghiên cứu này dựa trên ý tưởng của Thorndike và thí
nghiệm của Skinner cũng tiến hành tương tự như hộp.
GVHD: Cô Trịnh Đông HVTH: Nguyễn
Thị Ngọc Mỹ
Sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học
• Bắt đầu từ năm 1957, ở Pháp đã bắt đầu có sự thay đổi trong giáo
dục bắt đầu từ ý tưởng phát triển giảng dạy khoa học trong trường
tiểu học. Xuất phát từ đề án “bàn tay nặn bột” đã có nhiều nhà sư
phạm, các nhà nghiên cứu khoa học tham gia. Trong đó phải kể đến
hai thành viên tích cực là Karen Worth và Geóry Delacôte. Với ý
tưởng biến lớp học thành một phòng thí nghiệm nhằm giúp cho các
em tự nghĩ ra thí nghiệm để thực hiện được cái mà các em đi tìm.
Như vậy từ những thí nghiệm đơn giản, dễ thực hiện được tiến hành
đã biến lớp học thành một phòng thí nghiệm nhỏ.
• Năm 1977, Bandura đã đưa ra lý thuyết học tập xã hội, trong đó
nhấn mạnh các hành vi học được của cá nhân là do quan sát chứ
không phải thông qua kinh nghiệm cá nhân. Để có được những kết
luận như vậy ông đã nghiên cứu dựa trên các thí nghiệm, trong có có
“thí nghiệm búp bê Bobo”.
Như vậy, việc sử dụng thí nghiệm được xem là nền tảng cho các lý
thuyết quan trong trong tâm lý học nói riêng và trong dạy học nói chung.
Đó cũng chính là phương pháp phục vụ cho phương châm giáo dục, đặc
biệt không thể thiếu trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên.
GVHD: Cô Trịnh Đông HVTH: Nguyễn
Thị Ngọc Mỹ
Sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học
PHẦN 2: NỘI DUNG
Chương I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM
VÀO DẠY - HỌC SINH HỌC
1.1. Thí nghiệm là gì?
1.1.1. Định nghĩa:
- Thí nghiệm là phương pháp nghiên cứu để kiểm tra những giả thuyết khác nhau
bằng những thử nghiệm và tiến hành dưới những điều kiện được tạo ra và kiểm
soát bởi các nhà nghiên cứu. Trong suốt quá trình thí nghiệm, một hoặc một số
điều kiện được thay đổi (điều kiện không phụ thuộc) so với trật tự sắp xếp thì dẫn
đến kết quả là điều kiện liên quan (điều kiện phụ thuộc) cũng thay đổi được đo lại,
ghi lại theo logic hợp lý và phân tích kết quả để kết luận vấn đề.
- Theo lý thuyết thông tin, thí nghiệm là một hệ thông tin. Nó bao gồm một thiết bị
thí nghiệm tác động qua lại chặt chẽ với bộ phận thứ hai của hệ là hiện thực khách
quan, tức đối tượng của thí nghiệm (chẳng hạn một quá trình sinh học).
- Thí nghiệm là một thử nghiệm hay quan sát đặc biệt, nó xác nhận hay bác bỏ
những vấn đề còn nghi ngờ được các nhà nghiên cứu tiến hành trong những điều
kiện nhất định, là một hoạt động hoặc một quá trình hoạt động để khám phá ra
những nguyên lý, hiệu ứng, kiểm tra, chứng minh, minh họa cho một vài ý kiến
hoặc sự thật chưa được biết đến hay thực hành sau bài học.
1.1.2. Các dạng thí nghiêm
1.1.2.1. Thí nghiệm sinh học
Thí nghiệm sinh học là mô hình nhân tạo, mô phỏng quá trình cơ chế sinh học để
qua đó con người hiểu biết bản chất của các hiện tượng, đối tượng sống.
1.1.2.2. Thí nghiệm đơn giản
Thí nghiệm đơn giản là thí nghiệm được sử dụng để thiết lập nên các mối quan hệ
có tính nhân quả, thông qua thí nghiệm người ta có thể đánh giá được tính hiệu
quả của phương pháp tác động. Trong thí nghiệm đơn giản các thành phần tham
gia nghiên cứu được bố trí ngẫu nhiên về một trong hai nhóm, một nhóm là đối
GVHD: Cô Trịnh Đông HVTH: Nguyễn
Thị Ngọc Mỹ
Sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học
chứng không nhận được các tác động của thí nghiệm và nhóm thực nghiệm chịu
sự tác động của các điều kiện thí nghiệm.
Như vậy tổ chức dạy học thông qua thí nghiệm sẽ đem lại một số thuận lợi sau:
- Có thể tác động vào đối tượng nghiên cứu các điều kiện khác nhau hay tạo
ra một số hiện tượng nhằm đi sâu tìm hiểu bản chất của vấn đề cũng như mối quan
hệ giữa các hiện tượng và quá trình sinh học.
- Theo I. P. Paplôp: “Nếu quan sát chỉ thâu lượm những gì mà tự nhiên trao
cho, thì thí nghiệm cho phép giành lấy ở tự nhiên những gì mà con người cần…”.
- Thí nghiệm có thể sử dụng để tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh
với các mức độ khác nhau với vai trò thông báo hay tái hiện; tìm tòi hoặc nghiên
cứu.
- Thí nghiệm có thể tiến hành một cách linh hoạt với những thí nghiệm đơn
giản ngay trên lớp học hoặc các thí nghiệm phức tạp hơn được tiến hành trong
phòng thí nghiệm hay trong vườn trường hoặc có thể ngoài thiên nhiên.
1.2. Phân loại thí nghiệm
1.2.1. Trong nghiên cứu khoa học
Trong nghiên cứu khoa học, thí nghiệm có thể chia làm các dạng sau:
- Thí nghiệm trực tiếp: là thí nghiệm ngay trên đối tượng được khảo sát hay các
đối tượng cùng loại hoặc tiến hành cùng một thí nghiệm như trên trong những điều
kiện khác nhau.
- Thí nghiệm gián tiếp: khi một giả thuyết không thể kiểm chứng trực tiếp thì sẽ
được kiểm chứng gián tiếp bằng cách dùng phép diễn dịch, suy từ giả thuyết ra
những kết quả rồi kiểm chứng những kết quả đó. Vì vậy phương pháp này còn có
tên là phương pháp diễn dịch hay suy luận thực nghiệm.
Thí nghiệm có thể là sự khảo sát một sự kiện trong những điều kiện do nhà khoa
học đặt ra, nhằm mục đích hoặc tìm hiểu sự kiện một cách chính xác hơn, hoặc
kiểm chứng một giả thuyết có liên quan với sự kiện. Vì vậy cần phân biệt hai loại
thí nghiệm sau:
GVHD: Cô Trịnh Đông HVTH: Nguyễn
Thị Ngọc Mỹ
Sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học
- Thí nghiệm để xem: là loại thí nghiệm được thực hiện khi chưa có giả thuyết,
nhằm đạt được những sự kiện mới mẻ.
- Thí nghiệm để kiểm chứng: là loại thí nghiệm được thực hiện sau khi có giả
thuyết nhằm khám phá giả thuyết là đúng hay sai.
- Thí nghiệm chứng minh: là những thí nghiệm bố trí để làm sáng tỏ một giả
thuyết phải kiểm chứng, buộc phải kiểm soát được các hợp phần và sản phẩm của
thí nghiệm cũng như các điều kiện chi phối thí nghiệm cả về định tính và định
lượng làm sáng tỏ giả thuyết đề ra.
- Thí nghiệm đối chứng: là thí nghiệm bố trí song song với thí nghiệm chứng minh
chỉ khác một hợp phần tham gia thí nghiệm hay một điều kiện chi phối thí nghiệm
để so sánh rút ra sai khác tin cậy được và có thể lặp lại để có được kết quả tương
tự. Vì thí nghiệm sinh học có tính chất phức tạp nên phải theo phương pháp phân
tích tách từng chỉ tiêu cần so sánh thành từng cặp thí nghiệm chứng minh và thí
nghiệm đối chứng song song rồi tổng hợp chung lại để xác minh giả thuyết.
- Thí nghiệm lặp lại: mối thí nghiệm phải bố trí lặp lại nhiều lần để có độ tin cậy
cao theo xác suất thống kê. Kết quả của 10 hay 20 thí nghiệm cùng một kết quả ắt
sẽ thuyết phục hơn là kết quả của 1 hay 2 thí nghiệm.
Ngoài ra các nhà sinh học còn có một số cách thí nghiệm riêng như sau:
- Cắt bỏ một bộ phận để xác định chức năng của bộ phận đó.
- Biến đổi môi trường như nhiệt độ, ánh sáng, áp suất không khí để xem xét những
biến thái ở sinh vật.
- Thay đổi cách dinh dưỡng để ghi nhận những thay đổi ở sinh vật.
- Chích một thứ thuốc hoặc một chất nào đó vào sinh vật để xem phản ứng của
sinh vật.
1.2.2. Đối với quá trình dạy học
Trong nhà trường phổ thông, thí nghiệm thường được sử dụng dưới những dạng
chính sau đây:
1. Thí nghiệm biểu diễn bởi giáo viên.
2. Thí nghiệm do học sinh tiến hành với những biến dạng sau đây:
GVHD: Cô Trịnh Đông HVTH: Nguyễn
Thị Ngọc Mỹ
Sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học
a. Thí nghiệm biểu diễn khi học bài mới.
b. Thí nghiệm luyện tập trong quá trình vận dụng kiến thức vừa lĩnh hội.
c. Thực hành trong phòng thí nghiệm thường tổ chức sau một loạt bài và
vào cuối kỳ mang tính chất tổng hợp.
d. Thí nghiệm tại nhà, một hình thức thực nghiệm đơn giản nhưng dài ngày
giao cho học sinh tự làm tại nhà riêng.
- Thí nghiệm chứng minh: Thí nghiệm được sử dụng trong nhóm trực quan với vai
trò minh họa cho lời giảng của giáo viên.
- Thí nghiệm nghiên cứu: Thí nghiệm được sử dụng trong nhóm trực quan với vai
trò là nguồn dẫn đến tri thức mới cho người học.
- Thí nghiệm thực hành: Thí nghiệm được sử dụng trong nhóm phương pháp thực
hành với vai trò củng cố tri thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cho người học.
Một số thí nghiệm có thể sử dụng trong dạy học: trong thực tế không phải
lúc nào các thí nghiệm cũng có thể tiến hành trên các mẫu vật thật để học sinh có
thể quan sát trực tiếp bằng các giác quan, mà một số thí nghiệm rất khó hoặc
không thể thực hiện trên các đối tượng sống (do hạn chế về thời gian, phương
tiện ). Với các thí nghiệm có tính chất như trên, muốn để cho học sinh có thể hiểu
sâu hơn về các hiện tượng hay quá trình sinh học diễn ra bên trong đối tượng sống
người ta có thể sử dụng thêm các dạng thí nghiệm sau:
Thí nghiệm ảo:
- Đối với một số quá trình sinh học, khi không thể minh họa bằng thí
nghiệm thật (vì một số lý do như: hạn chế về mặt thời gian, nguyên vật liệu
khó tìm kiếm ), giáo viên có thể sử dụng thí nghiệm ảo nhằm minh họa và
củng cố cho bài học.
- Thí nghiệm ảo là tập hợp các tài nguyên số đa phương tiện dưới hình thức
đối tượng học tập, nhằm mô phỏng các hiện tượng vật lý, hóa học, sinh
học xảy ra trong tự nhiên hay trong phòng thí nghiệm, có đặc điểm là có
tính năng tương tác cao, giao diện thân thiện với người sử dụng và có thể
mô phỏng những quá trình, điều kiện tới hạn khó xảy ra trong tự nhiên hay
GVHD: Cô Trịnh Đông HVTH: Nguyễn
Thị Ngọc Mỹ
Sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học
khó thu được trong phòng thí nghiệm. Thí nghiệm ảo giúp giảm thiểu việc
học chay, dạy chay thường gặp do thiếu phương tiện, điều kiện thí nghiệm
giúp người học chủ động học tập phù hợp với tinh thần người học là trung
tâm của giáo dục hiện đại.
- Thí nghiệm ảo là thí nghiệm trên môi trường ảo (môi trường số hóa) gồm
mô hình ảo, phân tích băng hình, mô phỏng nó có vai trò là phương tiện
dạy học trong quá trình dạy học, đáp ứng được đầy đủ các bước, các quá
trình của bài giảng. Vì vậy khi soạn giáo án điện tử có thể kết hợp cả thí
nghiệm thật và thí nghiệm ảo sao cho phù hợp logic của bài học cũng như
quá trình nhận thức của học sinh.
- Ví dụ: thí nghiệm đo cường độ quang hợp, thí nghiệm đo vận tốc thoát hơi
nước
Ưu điểm: Trước hết cần khẳng định rằng thí nghiệm ảo và bài giảng điện tử
có sự gắn bó chặt chẽ với nhau. Vì vậy thí nghiệm ảo có các ưu điểm giống
với bài giảng điện tử. Ngoài ra thí nghiệm ảo cỏ thể tiết lập nên các tình
huống, các điều kiện tới hạn khó xảy ra trong thực tế giúp người học nắm
được bản chất của vấn đề. Thí nghiệm ảo cùng với bài giảng điện tử giúp áp
dụng được cả 3 yếu tố giáo dục hiện đại trong phần mềm dạy học là “học +
thực hành + kiểm tra đánh giá”.
Hạn chế: Thí nghiệm ảo không thay thế được kinh nghiệm thực tiễn.
Thí nghiệm mô phỏng:
- Trong sinh học, để giúp cho người học hiểu rõ bản chất của một vấn đề
khoa học (cơ chế, quá trình) mà người học không thể tư duy trực tiếp bằng
các giác quan thì chúng ta có thể sử dụng thí nghiệm mô phỏng. Thí
nghiệm mô phỏng có thể sử dụng trong các khâu khác nhau của quá trình
dạy học.
- Theo Lawrence Leemis, thí nghiệm mô phỏng được sử dụng để bắt chước
theo một hệ thống điển hình nào đó. Mặc dù không nhất thiết phải được
thực hiện trên máy tính. Thí nghiệm mô phỏng khác với mô hình mẩu,
GVHD: Cô Trịnh Đông HVTH: Nguyễn
Thị Ngọc Mỹ
Sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học
trong đó người điều khiển được vận hành tại một môi trường thực tế. Đối
với thí nghiệm mô phỏng, các mô hình được góp nhặt từ những thông tin
mà hệ thống quan tâm và sau đó phát triển thành các phương trình và thuật
toán để mô phỏng theo hệ thống. Các phương trình và thuật toán sau đó lại
được chuyển đổi thành mô hình tính toán và được thực hiện trên máy tính
kỹ thuật số để phân tích.
- Theo định nghĩa này thì bản chất của mô phỏng không phải là một thí
nghiệm thật hoặc thay đổi một hệ thống thực. Thay vào đó là làm việc với
một mô hình toán học của hệ thống thực tế.
- Ví dụ: khi dạy hiện tượng rỉ nhựa và ứ giọt, học sinh có thể quan sát thấy
trong thực tế hoặc giáo viên minh họa bằng cách thực hiện trực tiếp ngay
trên lớp học. Hai hiện tượng trên là kết quả của quá trình vận chuyển của
nước từ dung dịch đất vào lông hút vận chuyển đến mạch gỗ của rễ, nhưng
quá trình này học sinh không thể quan sát được. Cho nên để giúp cho học
sinh thấy được sự liên tục của các quá trình trên, giáo viên có thể sử dụng
thí nghiệm mô phỏng để mô tả lại con đường đi của nước.
1.2.3. Yêu cầu của thí nghiệm:
- Khi tiến hành thí nghiệm, giáo viên cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
- Đảm bảo tính an toàn cho cả giáo viên và học sinh.
- Đảm bảo tính khoa học của thí nghiệm: có sự chuẩn bị chu đáo, thí nghiệm
nên lặp lại nhiều lần để chọn ra điều kiện tốt nhất, giải thích được diễn biến
và kết quả của thí nghiệm.
- Bố trí thí nghiệm ở vị trí sao cho cả lớp đều có thể quan sát. Đặc biệt là kết
quả của thí nghiệm.
- Thí nghiệm đơn giản, vừa sức với học sinh.
- Thời gian cho mỗi thí nghiệm được tính toán cẩn thận và không kéo dài
nhằm đảm bảo thời gian chung cho cả tiết học.Nếu làm thí nghiệm để minh
họa thì nội dung của thí nghiệm phải phù hợp với chủ đề của bài học
1.3. Vai trò của thí nghiệm
GVHD: Cô Trịnh Đông HVTH: Nguyễn
Thị Ngọc Mỹ
Sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học
- Thí nghiệm là mô hình đại diện cho hiện thực khách quan, nó là cơ sở, điểm xuất
phát cho quá trình học tập - nhận thức của học sinh. Từ đây xuất phát quá trình
nhận thức cảm tính của trò, để rồi từ đó diễn ra sự trừu tượng hóa và sự tiến lên từ
trừu tượng đến cụ thể trong tư duy.
- Thí nghiệm do giáo viên trình bày sẽ là mẫu mực về thao tác cho học trò học tập
mà bắt chước để rồi, để rồi sau đó khi làm thí nghiệm học sinh sẽ học được cách
thức làm thí nghiệm (kỹ năng, kỹ xảo thực hành).
- Thí nghiệm là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn, là tiêu chuẩn để đánh giá chân
thực của kiến thức, hổ trợ đắc lực cho tư duy sáng tạo và nó là phương tiện duy
nhất hình thành ở học sinh kỹ năng kỹ xảo thực hành và tư duy kỹ thuật. Vì thông
qua thí nghiệm sẽ hình thành kiến thức bộ môn (kỹ năng sử dụng kính hiển vi, kỹ
năng làm thí nghiệm ), rèn luyện một số kỹ năng vận dụng vào thực tiễn và kỹ
năng tư duy (phân tích điều kiện thí nghiệm, nguyên nhân và kết quả đạt được của
thí nghiệm).
- Thí nghiệm giúp nghiên cứu sâu sắc bản chất, cơ chế các hiện tượng sinh học.
Do các hiện tượng sinh học thường xảy ra đồng thời trong mối quan hệ phức tạp,
nên để phát hiện các mối quan hệ nhân quả, tìm hiểu tính quy luật của hiện tượng
người ta phải tổ chức các thí nghiệm trong đó chủ thể nhận thức chủ động đề xuất
giả thuyết và trên cơ sở đó tách ra từng hiện tượng để nghiên cứu cho đơn giản
hơn, sau đó đặt nó vào hệ thống vốn có của sự vật để cuối cùng có nhận thức đầy
đủ.
- Thí nghiệm có thể sử dụng trong cả 5 tập hợp phương pháp dạy học (dựa vào
mục đích lý luận dạy học làm tiêu chuẩn phân loại): các phương pháp dạy học
dùng trong nghiên cứu tài liệu mới; các phương pháp dạy học dùng trong củng cố
kiến thức, các phương pháp dạy học dùng khi vận dụng phức hợp kiến thức, kỹ
năng kỹ xảo; các phương pháp dạy học dùng khi khái quát hóa và hệ thống hóa
kiến thức; các phương pháp dạy học dùng khi kiểm tra - đánh giá. Thí nghiệm biểu
diễn của giáo viên có thể sử dụng trong 3 khâu của quá trình dạy học:
• Trong nghiên cứu tài liệu mới.
GVHD: Cô Trịnh Đông HVTH: Nguyễn
Thị Ngọc Mỹ
Sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học
• Trong củng cố hoàn thiện kiến thức.
• Trong kiểm tra - đánh giá kiến thức.
- Trong nghiên cứu tài liệu mới, thí nghiệm có thể sử dụng như một biện
pháp để xác định nhiệm vụ nhận thức trước khi vào bài mới hay trước một
đơn vị kiến thức nào đó trong bài. Cách làm này sẽ tạo hứng thú cho người
học nhằm tìm hiểu những vấn đề mà thí nghiệm đặt ra. Có thể sử dụng các
thí nghiệm của chính các nhà khoa học phát hiện ra vấn đề mà học sinh sẽ
được lĩnh hội trong bài.
- Đôi khi để làm rõ hơn cho bản chất của vấn đề sẽ được học, người dạy có
thể sử dụng thí nghiệm đã được nghiên cứu một cách đầy đủ và hoàn hảo hơn so
với các thí nghiệm cổ điển. Như vậy, thí nghiệm đó sẽ trở thành là một minh
chứng thuyết phục nhất và chắc chắn đây là cái đích mà bất kỳ người dạy nào
cũng đều muốn hướng đến.
- Xét ở mức độ cao hơn, thí nghiệm sẽ được biến dạng để tạo thành một tình
huống có vấn đề. Trước hết cần khẳng định rằng để có thể phân loại được
các tình huống có vấn đề có thể vận dụng vào dạy học. Các vấn đề trong
dạy học không thể mang tính giả tạo hay bịa đặt vì chúng thể hiện logic
khách quan của bản thân đối tượng.
- Trong nghiên cứu tài liệu mới, thí nghiệm thường sử dụng làm điểm xuất
phát cho quá trình nhận thức. Nó là nguồn cung cấp thông tin, có tác dụng
kích thích hoạt động nhận thức, giúp phát triển tư duy khoa học đồng thời
rèn luyện một số kỹ năng thực hành. Thí nghiệm trong trường hợp này
mang tính chất tìm tòi, nghiên cứu và được gọi là thí nghiệm nghiên cứu
hay thực hành nghiên cứu.
Trong vai trò củng cố, hoàn thiện kiến thức, thí nghiệm không lặp lại hoàn
toàn thí nghiệm đã tiến hành khi nghiên cứu kiến thức mới mà là một biến dạng
của thí nghiệm gốc hoặc trình bày một thí nghiệm tưởng tượng.
GVHD: Cô Trịnh Đông HVTH: Nguyễn
Thị Ngọc Mỹ
Sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học
Chương 2: SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY – HỌC PHẦN
SINH HỌC CƠ THỂ THỰC VẬT, SINH HỌC 11
2.1. Hệ thống các thí nghiệm sử dụng trong dạy học phần Sinh học cơ thể
thực vật, Sinh học 11
2.1.1. Thí nghiệm 1: Xác định chất mà lá cây chế tạo ra khi có ánh sáng
2.1.1.1. Mục đích: Xác định chất mà lá cây chế tạo ra khi có ánh sáng.
2.1.1.2. Phương tiện: chậu khoai lang, băng giấy đen, cồn 90
o
, đèn cồn, pipet,
dung dịch iot loãng.
2.1.1.3. Cách tiến hành:
- Lấy một chậu cây rau khoai đặt vào chỗ tối trong hai ngày để loại bỏ hết
tinh bột. Dùng một băng giấy đen bịt kín một phần lá ở cả hai mặt. Đem chậu đó
để ra chỗ có nắng gắt (hoặc để dưới ánh sáng của bóng điện 500 W) từ 4 - 6 giờ.
- Ngắt chiếc lá đó, bỏ băng giấy đen, cho vào cồn 90
0
đun sôi cách thủy để
tẩy hết chất diệp lục của lá.
- Vớt ra, rửa sạch bằng nước ấm. Dùng pipet nhỏ dung dịch iot loãng vào
chiếc lá đó.
2.1.1.4. Hướng dẫn Hs quan sát:
- Quan sát cách tiến hành và màu sắc các phần của lá thí nghiệm
2.1.1.5. Yêu cầu:
1. Việc bịt lá thí nghiệm bằng giấy đen nhằm mục đích gì?
2. Phần nào của lá thí nghiệm đã chế tạo tinh bột?
(Giáo viên cho biết: Dung dịch Iot là chất thử để phát hiện tinh bột: Iot + tinh bột
làm dung dịch màu xanh tím đặc trưng).
3. Hiện tượng trên chứng tỏ điều gì?
GVHD: Cô Trịnh Đông HVTH: Nguyễn
Thị Ngọc Mỹ
Sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học
Hình 1: Thí nghiệm ở lá khoai lang
2.1.2. Thí nghiệm 2: Xác định chất khí thải ra trong quá trình lá chế tạo tinh
bột
2.1.2.1. Mục đích: Xác định chất khí thải ra trong quá trình lá chế tạo tinh bột.
2.1.2.2. Phương tiện: 2 chai nhựa, rong đuôi chồn, 2 bong bóng, que đóm., đèn
chiếu (nếu có)
2.1.2.3. Cách tiến hành:
- Lấy hai chai nhựa đổ đầy nước, cho vào mỗi chai khoảng 10 nhánh rong
đuôi chồn. Sau đó, dùng một bong bóng bịt chặt miệng chai lại.
- Lấy một chai (A) đem bỏ vào trong tối. Chai còn lại (B) dùng bóng đèn
500w chiếu sáng (hoặc đặt chai ở nơi có nắng gắt). Sau 30phút – 1h đem vào quan
sát.
2.1.1.4. Hướng dẫn Hs quan sát:
- Quan sát hình dạng bong bóng trước và sau thí nghiệm, những dấu hiệu bên
trong chai nhựa khi đã tiến hành thí nghiệm.
Chai A trước và sau TN Chai B trước và sau TN
Hình 2. Thí nghiệm ở rong đuôi chồn
GVHD: Cô Trịnh Đông HVTH: Nguyễn
Thị Ngọc Mỹ
Sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học
2.1.2.5. Yêu cầu:
1. Hiện tượng gì đã xảy ra ở mỗi chai? Tại sao lại có hiện tượng đó?
2. Cắt lỗ nhỏ trên bong bóng và đưa nhanh que đóm vào, hiện tượng gì đã xảy ra?
Chất khí tạo ra là gì?
3. Qua thí nghiệm trên em rút ra kết luận gì?
2.1.3. Thí nghiệm 3: Phát hiện hô hấp ở thực vật
2.1.3.1. Mục đích :
- Xác định chất khí thải ra trong hô hấp.
- Xác định chất khí mà hạt nảy mầm hấp thụ trong quá trình hô hấp.
- Phát hiện sự tăng nhiệt độ trong hô hấp.
2.1.3.2.Phương tiện: Hạt đậu xanh nảy mầm, 2 cốc nước vôi trong, bôcan, bình
thủy tinh tam giác, mùn cưa, nhiệt kế, que đóm (nến).
2.1.3.3. Cách tiến hành:
- Ngâm khoảng 150g đậu xanh trong nước. Khi hạt bắt đầu nảy mầm chia làm hai
phần. Một phần để sống, một phần đem luộc chín để nguội.
- Lấy 2 bình thủy tinh:
+ Bình A: cho vào phần hạt vẫn còn sống
+ Bình B: cho vào đó phần hạt đã luộc chín.
Sau đó đặt vào mỗi bình một nhiệt kế
- Lấy hai bôcan, cho vào mỗi bôcan một ít mùn cưa, đặt vào mỗi bocan một cốc
nhỏ nước vôi trong. Sau đó đánh dấu (1, 2) cho mỗi bocan
+ Bôcan 1 (Bôcan thí nghiệm): đặt bình A vào
+ Bôcan 2 (Bôcan đối chứng): đặt bình B vào
- Đậy nắp hai bôcan lại. Hàn chặt bằng sáp, để vào nơi tối
GVHD: Cô Trịnh Đông HVTH: Nguyễn
Thị Ngọc Mỹ
Sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học
- Sau khoảng 3- 4 ngày giáo viên đem lên cho học sinh quan sát.
Hình 3. Thí nghiệm hô hấp thực vật
2.1.1.4. Hướng dẫn Hs quan sát:
- Quan sát màu sắc của 2 cốc nước vôi trong ở hai bocan, chú ý nhiệt độ ở hai
nhiệt kế.
2.1.3.5. Yêu cầu:
1. Em có nhận xét gì về hiện tượng xảy ra giữa hai bocan?
2. Mở nắp hai bôcan và nhanh chóng đưa que diêm (nến) đang cháy vào mỗi
bôcan.
3. Tại sao que diêm (nến) đưa vào bôcan thí nghiệm lại bị tắt? Hiện tượng đó
chứng tỏ điều gì?
4. Nhận xét về sự thay đổi chỉ số nhiệt kế. Hiện tượng trên chứng tỏ điều gì?
2.1.4. Thí nghiệm 4: Chứng minh rễ là cơ quan hấp thụ khoáng
2.1.4.1. Mục đích: Chứng minh rễ là cơ quan hấp thụ khoáng
2.1.4.2. Phương tiện: hạt đậu xanh nảy mầm, chậu đất ẩm, phân N-P-K, cốc nhựa,
giấy thấm
2.1.4.3. Cách tiến hành: Cho một ít phân bón N-P-K gói vào giấy thấm, đặt vào
đáy ly nhựa nhỏ có đâm thủng lỗ. Lấy một chậu đất ẩm, đặt ly nhựa vào chính
giữa, gieo hạt đậu xanh nảy mầm vào 2 bên ly nhựa. Giữ độ ẩm cho cây. Sau một
tuần nhổ cây lên quan sát.
GVHD: Cô Trịnh Đông HVTH: Nguyễn
Thị Ngọc Mỹ
Bôcan 1
Bôcan 2
Cốc từ bôcan1
Cốc từ bôcan2
Sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học
Hình 4. Thí nghiệm ở cây đậu xanh
2.1.1.4. Hướng dẫn Hs quan sát:
- Quan sát hướng sinh trưởng của rễ cây ở mỗi bên ca nhựa.
2.1.4.5. Yêu cầu:
1. Hãy nhận xét về hướng sinh trưởng của rễ cây đối với ca nhựa có chứa N-P-K?
Giải thích.
2. Giả sử bỏ vào cốc này hóa chất độc (fluorua, arsenat), em hãy dự đoán hướng
sinh trưởng của rễ?
3. Rễ sinh trưởng như vậy có ý nghĩa gì?
2.1.5. Thí nghiệm 5: Cơ chế hấp thu bị động ion khoáng ở rễ
2.1.5.1. Mục đích: Chứng minh có sự hấp thu bị động các ion khoáng ở rễ.
2.1.5.2. Phương tiện: Cây thân thảo nhỏ còn nguyên rễ, bình thủy tinh, nước cất,
dung dịch xanh methylen, dung dịch CaCl
2
hoặc Ca(NO
3
)
2
0,7M
, giấy thấm.
2.1.5.3. Cách tiến hành:
- Lấy vài cây thân thảo nhỏ còn nguyên rễ, rửa sạch rễ, tránh xây xát rễ
- Nhúng bộ rễ của của cây vào cốc chứa dung dịch xanh methylen đã pha loãng.
- Một lúc sau, lấy cây ra, rửa sạch bộ rễ bằng nước cất trong 2-3 phút.
- Chia rễ cây làm 2 phần. Một phần nhúng vào bình chứa dung dịch CaCl
2
(bình
1). Phần còn lại nhúng vào cốc chứa nước cất (bình 2).
2.1.1.4. Hướng dẫn Hs quan sát:
- Quan sát màu sắc nước ở hai bình thí nghiệm.
2.1.5.5. Yêu cầu:
1. Quan sát hiện tượng sau 5 phút ? Tại sao lại có hiện tượng đó?
GVHD: Cô Trịnh Đông HVTH: Nguyễn
Thị Ngọc Mỹ
Sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học
( Gợi ý: xanh metylen là chất độc đối với tế bào).
Trước thí nghiệm Sau thí nghiệm
Hình 5. Thí nghiệm ở rễ cây thảo
2.1.6. Thí nghiệm 6: Vai trò của phân bón đối với cây trồng
2.1.6.1. Mục đích: Xác định vai trò của các nguyên tố khoáng đối với cây trồng
2.1.6.2. Phương tiện: Chậu đất ẩm, hạt đậu xanh đang nảy mầm, phân N-P-K.
2.1.6.3. Cách tiến hành: Trồng hạt đậu đang nảy mầm trong các chậu đất ẩm khác
nhau:
- Chậu 1: Bón đầy đủ N, P, K.
- Chậu 2: Chỉ tưới nước cất, không bón phân
Chậu 1 Chậu 2
Hình 6. Thí nghiệm vai trò của phân bón
2.1.1.4. Hướng dẫn Hs quan sát:
- Quan sát sự sinh trưởng của cây ở hai chậu.
2.1.6.5. Yêu cầu:
1. Quan sát hiện tượng ở mỗi chậu sau 1 tuần và rút ra nhận xét.
2. Tại sao bón đầy đủ N-P-K thì cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt?
GVHD: Cô Trịnh Đông HVTH: Nguyễn
Thị Ngọc Mỹ
1
2
1
2
Sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học
2.2. Sử dụng thí nghiệm trong dạy - học phần Sinh học cơ thể thực vật, Sinh
học 11
2.2.1. Sử dụng trong khâu nghiên cứu bài mới: hình thành khái niệm
2.2.1.1. Sử dụng thí nghiệm 1, 2 vào dạy học bài 7: Quang hợp, mục I
a. Đặt vấn đề:
Jan Baptista Van Helmont (1577 – 1644) đã làm một thí nghiệm: Ông lấy
90,9 kg đất khô, cho vào một thùng gỗ và trong đó trồng một cây liễu nhỏ nặng
2,3 kg. Cây liễu chỉ được tưới bằng nước đã chưng cất. Sau 5 năm, cây liễu nặng
lên thành 77 kg nhưng lượng đất chỉ giảm 0,1 kg. Ông đã rút ra kết luận: "cây lớn
lên không phải nhờ đất mà là nhờ nước”.
Năm 1727, nhà thực vật kiêm hóa học Anh Stephen Heles (1677- 1761)
một trong những người theo hướng nghiệm sinh học đã viết cuốn sách nêu những
thí nghiệm về sự thay đổi nhịp điệu sinh trưởng của thực vật
và áp suất của các chất dịch. Khi nghiên cứu thực nghiệm các chất khí khác nhau,
Heles đầu tiên đã xác nhận khí CO2 theo cách nào đó đã tham gia vào quá trình
dinh dưỡng của thực vật.
Em có nhận xét gì về các kết luận trên? Quá trình dinh dưỡng đó gọi là gì?
Hs trả lời: Kết luận của Van Helmont chỉ đúng một phần, quá trình dinh dưỡng
của thực vật có sự tham gia của cả 2 yếu tố là nước và khí CO2. Quá trình đó
chính là quang hợp
GVHD: Cô Trịnh Đông HVTH: Nguyễn
Thị Ngọc Mỹ
Sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học
Gv: Vậy quang hợp có vai trò và ý nghĩa thế nào, chúng ta cùng nghiên cứu
trong bài 7: Quang hợp, mục I. Vai trò của quang hợp
b. Tiến trình tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV & HS Nội dung
- GV mô tả thí nghiệm 1:
- GV hỏi:
1. Việc bịt lá thí nghiệm bằng giấy đen nhằm
mục đích gì?
2. Phần nào của lá thí nghiệm đã chế tạo tinh
bột?
(Gv cho biết: Dung dịch Iot là chất thử để phát
hiện tinh bột: Iot + tinh bột dung dịch màu
xanh tím đặc trưng).
3. Hiện tượng trên chứng tỏ điều gì
Hs:
1. Bịt lá để tránh quang hợp ở phần bịt giấy đen
2. Chỉ có phần không bị bịt giấy đen chế tạo
được tinh bột.
3. Lá cây chỉ chế tạo được tinh bột khi có ánh
sáng
I. Vai trò của quang hợp
GVHD: Cô Trịnh Đông HVTH: Nguyễn
Thị Ngọc Mỹ
Sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học
- Gv mô tả thí nghiệm 2 đồng thời đưa ra sản
phẩm thí nghiệm:
(Phương án 2: Gv có thể yêu cầu HS tiến hành
thí nghiệm này trước ở nhà và đem sản phẩm
lên lớp)
Gv: Hiện tượng gì đã xảy ra? Tại sao lại có
hiện tượng đó?
Hs: Chai B có bọt khí và bong bóng phồng
lên.Chai A không có hiện tượng gì.
Rong ở chai B đã thực hiện quang hợp giải
phóng một chất khí làm bong bóng phồng lên
Gv: cắt lỗ nhỏ trên bong bóng và đưa nhanh
que đóm vào, hiện tượng gì đã xảy ra? Chất khí
tạo ra là gì?
Hs: Que đóm bùng cháy, khí tạo ra là khí O
2
Gv yêu cầu Hs kết luận thí nghiệm, sau đó tổng
kết: Rong ở trong chai đã thực hiện quá trình
quang hợp nhờ các hệ sắc tố thực vật đã hấp
thụ năng lượng ánh sáng. Từ các hợp chất vô
cơ (CO
2
và H
2
O), quá trình quang hợp đã tổng
hợp chất hữu cơ (C
6
H
12
O
6
) và giải phóng O
2
GVHD: Cô Trịnh Đông HVTH: Nguyễn
Thị Ngọc Mỹ
Sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học
bong bong phồng lên.
Qua 2 thí nghiệm trên chúng ta đã biết được
những sản phẩm mà thực vật tổng hợp được khi
ở ngoài ánh sáng. Những sản phẩm đó chính là
sản phẩm của quá trình quang hợp. Vậy quang
hợp là gì? Phương trình tổng quát thế nào? Vai
trò của nó ra sao ? 1. Định nghĩa :
- Quang hợp là quá trình tổng hợp chất
hữu cơ (đường glucozo) và thải ra khí O
2
từ các chất vô cơ (CO
2
và H
2
O) nhờ
năng lượng ánh sáng mặt trời được hấp
thu bởi hệ sắc tố thực vật.
- Phương trình tổng quát:
6 CO
2
+ 12 H
2
O Năng lượng ánh sáng
Hệ sắc tố
C
6
H
12
O
6
+ 6 O
2
+ 6 H
2
O
2. Vai trò :
- Tạo chất hữu cơ cung cấp cho sự sông
trên Trái Đất
- Biến đổi và tích lũy năng lượng
- Giữ trong sạch bầu khí quyển : hấp thụ
CO
2
và thải O
2
điều hòa không khí
2.2.1.2. Sử dụng thí nghiệm 3 vào dạy học bài 11: Hô hấp ở thực vật, mục I
a. Đặt vấn đề:
Năm 1779- 1780: Ingenhousz ( sinh năm1730 ), nhà khoa học người Hà
Lan đã tiến hành hơn 500 lần thí nghiệm, ông đã phát minh ra hai phương pháp
cho phép thu được khí thể do thực vật tạo ra. Cách thứ nhất là cho thực vật vào
trong một đồ vật được bịt kín, cách còn lại là cho thực vật vào sâu trong nước. Sau
GVHD: Cô Trịnh Đông HVTH: Nguyễn
Thị Ngọc Mỹ
Sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học
khi tiến hành thử với hai phương pháp này Ingenhousz phát hiện ra phương pháp
thứ hai có thể nghiên cứu và thu được các bọt khí nhỏ một cách dễ dàng hơn. Mỗi
lần thu được chất khí do thực vật tạo ra như vậy, Ingenhousz đều kiểm tra xem
loại khí đó có thể khiến vật cháy mạnh hơn (chứa oxy) hay làm tắt ngọn lửa đang
cháy (chứa cacbonic). Ingenhousz thực sự bị bất ngờ đối với phát hiện của mình:
con người hít vào khí oxy và thở ra khí cacbonic nhưng đối với thực vật thì lại
ngược lại trong một mức độ nào đó. Trong điều kiện tối tăm, thiếu ánh sáng hay
vào ban đêm, thực vật giống như con người hít vào khí oxy và nhả ra cacbonic.
Kết luận đó của Ingenhousz liệu có vội vàng không khi mà 1842:
Liebig đã phủ nhận sự tồn tại của quá trình đó? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong
bài 11: Hô hấp ở thực vật
b. Tiến trình tổ chức dạy học
Hoạt động của Gv và Hs Nội dung
- Gv mô tả lại TN 3 đã làm ở nhà và đưa ra 2
bôcan đã làm thí nghiệm :
- Gv yêu cầu Hs quan sát và trả lời lần lượt các
câu hỏi 1, 2, 3, 4:
1. Em có nhận xét gì về hiện tượng xảy ra giữa
hai bôcan? Hiện tượng đó chứng tỏ điều gì
I. Khái niệm hô hấp
GVHD: Cô Trịnh Đông HVTH: Nguyễn
Thị Ngọc Mỹ
Bôcan 1 Bôcan 2
Sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học
Hs: Bôcan 1: Thành bôcan có hơi nước, cốc
nước vôi trong bị đục có H
2
O và CO
2
sinh
ra.
Bôcan 2: không có hiện tượng gì
2. Mở nắp hai bôcan và nhanh chóng đưa que
diêm (nến) đang cháy vào mỗi bôcan.
Hs: Bôcan 1: Que diêm tắt
Bôcan 2: không có hiện tượng gì 2. Tại
sao que diêm (nến) đưa vào bôcan thí nghiệm
lại bị tắt? Hiện tượng đó chứng tỏ điều gì?
Hs: Hạt ở bôcan 1 đã hút khí O
2
và thải ra khí
CO
2
Hạt nảy mầm hô hấp sẽ hút khí O
2
đồng thời
thải khí CO
2
.
4. Nhận xét về sự thay đổi chỉ số nhiệt kế. Hiện
tượng trên chứng tỏ điều gì?
Hs: Chỉ số nhiệt kế ở bôcan 1 lớn hơn bôcan
2
Hạt đang nảy mầm tỏa nhiệt
Gv thông báo: Hạt đậu ở giai đoạn nảy mầm
cường độ hô hấp mạnh. Những hiện tượng của
thí nghiệm trên chính là những dấu hiệu của hô
hấp. Vậy hô hấp là gì? Viết phương trình tổng
quát.
1. Định nghĩa:
- Hô hấp là quá trình oxy hóa các chất hữu
cơ thành CO
2
và H
2
O, đồng thời giải
GVHD: Cô Trịnh Đông HVTH: Nguyễn
Thị Ngọc Mỹ