Tải bản đầy đủ (.docx) (67 trang)

Kế toán các khoản dự phòng tại doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh BRVT và một số giải pháp khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.61 KB, 67 trang )

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG TẠI DOANH NGHIỆP
1. Những vấn đề chung trong trích lập dự phòng:
1.1. Khái niệm về dự phòng và ảnh hưởng của nó tới kết quả kinh doanh trong kỳ
1.1.1. Khái niệm về dự phòng
Theo Ủy ban thuật ngữ của Hội đồng quốc gia về kế toán của Pháp, dự phòng được
định nghĩa như sau: “Dự phòng là việc xác nhận về phương diện kế toán, sự giảm giá trị
của một tài sản hay sự gia tăng công nợ, xác thực về bản chất nhưng mang tính ước tính
về mặt giá trị. Việc xác lập dự phòng dựa trên bằng chứng xác thực xảy ra xung quanh
thời điểm khóa sổ kế toán”.
Như vậy có thể nói, đặc điểm chủ yếu của dự phòng là một ước tính của kế toán, nó
vừa mang tính chất dự đoán, vừa mang tính chất tạm thời.
Việc lập dự phòng là do nguyên tắc thận trọng trong kế toán, khi có những vấn đề
chưa rõ ràng, cần phải xem xét thận trọng để không làm cho tài sản và thu nhập bị thổi
phòng, cũng như nợ phải trả và chi phí bị giấu bớt.
Trước khi đi sâu vào phân tích các khoản trích lập dự phòng, chúng ta cần tìm hiểu
thế nào là dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính,
dự phòng nợ phải thu khó đòi để có một cái nhìn khái quát và nắm bắt rõ ràng các quy
định về kế toán trích lập các khoản dự phòng đó.
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do giá vật tư,
thành phẩm, hàng hóa tồn kho bị giảm.
Dự phòng nợ phải thu khó đòi: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ
phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do
khách nợ không có khả năng thanh toán.
1
Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất
do các loại chứng khoán đầu tư của doanh nghiệp bị giảm giá; giá trị các khoản đầu tư tài
chính bị tổn thất do tổ chức kinh tế mà doanh nghiệp đang đầu tư vào bị lỗ.
1.1.2. Ảnh hưởng của dự phòng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp:
− Nhờ dự phòng giảm giá tài sản mà bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp phản
ánh chính xác hơn giá trị thực tế của tài sản không quá cao.


− Do dự phòng làm giảm lãi của doanh nghiệp, doanh nghiệp tiết kiệm được một số
vốn đáng lẽ phải được phân chia để bù đắp các khoản giảm giá tài sản có thể phát
sinh ở niên độ sau. Khoản dự phòng thực chất là một nguồn tài chính giúp doanh
nghiệp tránh được các rủi ro có thể gặp sau này.
− Dự phòng giảm giá được ghi nhận như một khoản chi phí và sẽ được khấu trừ vào
thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp nên thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp sẽ
giảm đi.
1.2. Nguyên tắc chung trong trích lập các khoản dự phòng:
Một doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh tốt cần phải bảo đảm được ổn định về
nhiều mặt như tài sản cố định, công cụ dụng cụ, hàng hóa, nguyên vật liệu, hàng tồn kho,
khả năng thanh toán… Nhưng làm thế nào để doanh nghiệp đảm bảo được cho mình
những tiềm lực kinh tế trên? Trích lập dự phòng là một trong những công cụ tài chính an
toàn có thể giúp cho doanh nghiệp đối phó với những rủi ro, tổn thất có thể xảy ra, phản
ánh các giá trị của tài sản trên các bản báo cáo một cách đáng tin cậy, đồng thời giúp
doanh nghiệp vận hành, hoạt động một cách ổn định và có hiệu quả trong một môi trường
cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.
Trích lập dự phòng được thực hiện dựa trên nguyên tắc thận trọng của kế toán. Điều
đó đã được Bộ Tài chính quy định thực hiện trong chế độ kế toán của Việt Nam. Có
nhiều loại trích lập dự phòng nhưng trong phạm vi của bài nghiên cứu này, nhóm nghiên
cứu xin tập trung vào 3 loại dự phòng là: dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng
giảm giá đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi. Tuy vậy, dù là loại trích lập dự
phòng nào thì cũng phải tuân theo chuẩn mực cụ thể và nguyên tắc chung của trích lập dự
2
phòng mà Bộ Tài chính đã ban hành theo Thông tư 228/2009/TT-BTC. Thông tư 228
của Bộ Tài chính quy định:
− Các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế
theo quy định của pháp luật Việt Nam (gọi là doanh nghiệp) phải thực hiện trích lập
dự phòng. Riêng một số trường hợp đặc biệt sau:
+ Đối với các doanh nghiệp được thành lập trên cơ sở các Hiệp định ký giữa Chính
phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước ngoài, nếu

Hiệp định có các quy định về trích lập và sử dụng các khoản dự phòng khác với
hướng dẫn tại Thông tư này, thì thực hiện theo quy định của Hiệp định đó.
+ Việc trích lập dự phòng của các Tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định tại văn
bản hướng dẫn chế độ tài chính đối với các Tổ chức tín dụng.
− Các khoản dự phòng (dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản
đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi) được trích trước vào chi phí hoạt động
kinh doanh năm báo cáo của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có nguồn tài chính
để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, nhằm bảo toàn vốn kinh doanh;
đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh giá trị vật tư hàng hóa tồn kho, các khoản đầu tư
tài chính không cao hơn giá cả trên thị trường và giá trị của các khoản nợ phải thu
không cao hơn giá trị có thể thu hồi được tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
− Thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng (dự phòng giảm giá hàng tồn kho,
dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi) là thời
điểm cuối kỳ kế toán năm. Trường hợp doanh nghiệp được Bộ Tài chính chấp thuận
áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch (bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc 31/12
hàng năm) thì thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là ngày cuối cùng của
năm tài chính.
− Đối với các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán phải lập báo cáo tài
chính giữa niên độ thì được trích lập và hoàn nhập dự phòng ở cả thời điểm lập báo
cáo tài chính giữa niên độ.
− Doanh nghiệp phải xây dựng cơ chế về quản lý vật tư, hàng hóa, quản lý công nợ để
hạn chế các rủi ro trong kinh doanh. Đối với công nợ, hàng hóa, quy chế phải xác
3
định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, từng người trong việc theo dõi, quản lý hàng
hóa, thu hồi công nợ.
− Bộ Tài chính nghiêm cấm doanh nghiệp lợi dụng việc trích lập dự phòng để tính thêm
vào chi phí các khoản dự phòng không có đủ căn cứ nhằm làm giảm nghĩa vụ nộp
ngân sách. Những doanh nghiệp cố tình vi phạm sẽ bị xử phạt như hành vi trốn thuế
theo quy định của pháp luật hiện hành.
− Doanh nghiệp phải lập Hội đồng để thẩm định mức trích lập các khoản dự phòng và

xử lý tổn thất thực tế của vật tư hàng hóa tồn kho, các khoản đầu tư tài chính, các
khoản nợ không có khả năng thu hồi theo quy định tại Thông tư này và văn bản pháp
luật khác có liên quan. Riêng việc trích lập dự phòng chi phí bảo hành sản phẩm, hàng
hóa, công trình xây lắp thì thực hiện theo hợp đồng hoặc cam kết với khách hàng.
− Thành phần Hội đồng gồm: Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc), Kế toán trưởng, các
trưởng phòng, ban có liên quan và một số chuyên gia (nếu cần). Tổng giám đốc (hoặc
Giám đốc) doanh nghiệp quyết định thành lập Hội đồng.
2. Nguyên tắc và phương pháp trích lập dự phòng
Dựa trên những chuẩn mực chung, Bộ tài chính đã ban hành thông tư 228/2009/TT-
BTC nhằm hướng dẫn chi tiết giúp các doanh nghiệp dễ dàng thực hiện trong công tác
trích lập dự phòng. Mỗi loại dự phòng đều có một nguyên tắc và phương pháp trích lập
riêng cụ thể như sau:
2.1. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
Đối với các doanh nghiệp, hàng tồn kho luôn chiếm tỷ trọng và giá trị lớn do đó cần
phải có những quy định để kiểm soát chặt chẽ. Thời gian trôi qua, hàng tồn kho bị giảm
giá trị là điều không thể tránh khỏi. Do đó, nhằm giúp doanh nghiệp bù đắp được các
khoản thiệt hại thực tế xảy ra do hàng tồn kho bị giảm giá và phản ánh đúng giá trị thuần
có thể thực hiện được của hàng tồn kho khi lập Báo cáo tài chính (BCTC), kế toán dự
phòng giảm giá hàng tồn kho đã được thực hiện.
2.1.1. Đối tượng trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: bao gồm nguyên vật liệu,
dụng cụ dùng cho sản xuất, vật tư, hàng hóa, thành phẩm tồn kho (gồm cả hàng tồn kho
bị hư hỏng, kém mất phẩm chất, lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, lỗi thời, ứ đọng, chậm
4
luân chuyển…), sản phẩm dở dang, chi phí dịch vụ dở dang (sau đây gọi tắt là hàng tồn
kho) mà giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được và đảm
bảo điều kiện sau:
- Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ Tài chính hoặc các bằng
chứng khác chứng minh giá vốn hàng tồn kho.
- Là những vật tư hàng hóa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tồn kho tại thời
điểm lập báo cáo tài chính.

Trường hợp nguyên vật liệu có giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn so với giá
gốc nhưng giá bán sản phẩm dịch vụ được sản xuất từ nguyên vật liệu này không bị giảm
giá thì không được trích lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho đó.
2.1.2. Phương pháp trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
Mức trích lập dự phòng tính theo công thức sau:
Mức dự phòng
giảm giá vật tư
hàng hóa
=
Lượng vật tư hàng
hóa thực tế tồn kho
tại thời điểm lập
báo cáo tài chính
x
Giá gốc
hàng tồn
kho theo
sổ kế toán
-
Giá trị thuần có
thể thực hiện
được của hàng
tồn kho
Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan
trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại theo
quy định tại Chuẩn mực kế toán số 02 - Hàng tồn kho ban hành kèm theo Quyết định số
149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho (giá trị dự kiến thu hồi) là giá
bán (ước tính) của hàng tồn kho trừ (-) chi phí để hoàn thành sản phẩm và chi phí tiêu thụ
(ước tính).

Mức lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính cho từng loại hàng tồn kho bị
giảm giá và tổng hợp toàn bộ vào bảng kê chi tiết. Bảng kê là căn cứ để hạch toán vào giá
vốn hàng bán (giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa tiêu thụ trong kỳ) của doanh nghiệp.
5
Riêng dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho tính theo
từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt.
2.1.3: Xử lý khoản dự phòng:
Tại thời điểm lập dự phòng nếu giá gốc của hàng tồn kho cao hơn giá trị thuần có thể
thực hiện được của hàng tồn kho thì doanh nghiệp phải tiến hành trích lập dự phòng giảm
giá hàng tồn kho.
Nợ TK 632 Giá vốn hàng bán
Có TK 159 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
- Nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng giảm giá hàng
tồn kho, thì doanh nghiệp không phải trích lập khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
- Nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng giảm giá
hàng tồn kho, thì doanh nghiệp được trích thêm phần chênh lệch vào giá vốn hàng bán ra
trong kỳ.
Nợ TK 632 Giá vốn hàng bán
Có TK 159 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
- Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn
kho, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch và ghi giảm giá vốn hàng bán.
Nợ TK 159 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Có TK 632 Giá vốn hàng bán
2.1.4: Xử lý hủy bỏ đối với vật tư, hàng hóa đã trích lập dự phòng:
a) Hàng tồn đọng do hết hạn sử dụng, mất phẩm chất, dịch bệnh, hư hỏng, do không
còn giá trị sử dụng như: dược phẩm, thực phẩm, vật tư y tế, con giống, vật nuôi, vật tư
hàng hóa khác phải hủy bỏ thì xử lý như sau:
Doanh nghiệp lập Hội đồng xử lý tài sản để thẩm định tài sản bị hủy bỏ. Biên bản
thẩm định phải kê chi tiết tên, số lượng, giá trị hàng hóa phải hủy bỏ, nguyên nhân phải
hủy bỏ, giá trị thu hồi được do bán thanh lý, giá trị thiệt hại thực tế.

6
Mức độ tổn thất thực tế của từng loại hàng tồn đọng không thu hồi được là khoản
chênh lệch giữa giá trị ghi trên sổ kế toán trừ đi giá trị thu hồi do thanh lý (do người gây
thiệt hại đền bù, do bán thanh lý hàng hóa).
b) Thẩm quyền xử lý: Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị)
hoặc Hội đồng thành viên (đối với doanh nghiệp có Hội đồng thành viên); Tổng giám đốc
(hoặc Giám đốc) đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên;
chủ doanh nghiệp căn cứ vào Biên bản của Hội đồng xử lý, các bằng chứng liên quan đến
hàng hóa tồn đọng để quyết định xử lý hủy bỏ vật tư, hàng hóa nói trên; quyết định xử lý
trách nhiệm của những người liên quan đến số vật tư, hàng hóa đó và chịu trách nhiệm về
quyết định của mình trước chủ sở hữu và trước pháp luật.
c) Xử lý hạch toán:
Giá trị tổn thất thực tế của hàng tồn đọng không thu hồi được đã có quyết định xử lý
hủy bỏ, sau khi bù đắp bằng nguồn dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phần chênh lệch
thiếu được hạch toán vào giá vốn hàng bán của doanh nghiệp.
Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện
có đầu kỳ.
Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã
lập tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ.
Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho
được hoàn nhập ghi giảm giá vốn hàng bán
trong kỳ.
Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện
có cuối kỳ.
2.2: Dự phòng nợ phải thu khó đòi:
Một doanh nghiệp sản xuất thì hoạt động chủ yếu là chế biến, tạo ra thành phẩm và
bán thành phẩm đó. Và mỗi doanh nghiệp tùy thuộc vào chính sách bán hàng riêng của
mình để thu tiền khách hàng một cách phù hợp. Khách hàng có thể trả tiền hàng ngay, có

thể trả trước hoặc trả tiền hàng sau… Và một khi đã xảy ra hoạt động thu tiền của khách
hàng sau ngày giao hàng thì trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi là một công cụ tài
7
chính an toàn giúp đảm bảo cho vòng quay vốn của doanh nghiệp được diễn ra liên tục và
đều đặn, tránh các khoản thất thoát quá lớn cho doanh nghiệp.
2.2.1: Đối tượng trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi là các khoản nợ phải thu khó
đòi nhưng cần phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Khoản nợ phải thu cần phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về
số tiền còn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam
kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác.
Các khoản mà doanh nghiệp không có đủ căn cứ xác định là nợ phải thu theo quy
định của Thông tư 288 – BTC phải xử lý như một khoản tổn thất.
- Doanh nghiệp cần có đủ căn cứ để xác định là khoản nợ phải thu khó đòi:
+ Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ
hoặc các cam kết nợ khác.
+ Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế (các công ty,
doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ chức tín dụng ) đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc
đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy
tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết.
2.2.2: Phương pháp trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi:
Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các
khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các
chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên. Trong đó:
- Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:
+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm.
+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.
+ 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.
+ 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.
8
- Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình

trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ
quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đã chết… thì doanh
nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.
- Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp
toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào
chi phí quản lý của doanh nghiệp.
2.1.3. Xử lý khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi:
Khi các khoản nợ phải thu được xác định khó đòi, doanh nghiệp phải dự kiến mức
tổn thất có thể xảy ra để trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi.
- Nếu số dự phòng phải trích lập bằng số dư dự phòng nợ phải thu khó, thì doanh
nghiệp không phải trích lập.
- Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi,
thì doanh nghiệp phải trích thêm vào chi phí quản lý doanh nghiệp phần chênh lệch:
Nợ TK 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 139 Dự phòng phải thu khó đòi
- Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi,
thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp:
Nợ TK 139 Dự phòng phải thu khó đòi
Có TK 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp
2.1.4. Xử lý tài chính các khoản nợ không có khả năng thu hồi:
a) Nợ phải thu không có khả năng thu hồi bao gồm các khoản nợ sau:
- Đối với tổ chức kinh tế:
+ Khách nợ (doanh nghiệp nợ) đã giải thể, phá sản: Phải có quyết định của Tòa án
tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo Luật phá sản hoặc quyết định của người có thẩm
quyền về giải thể đối với doanh nghiệp nợ. Trong trường hợp doanh nghiệp nợ tự giải thể
9
thì có thông báo của đơn vị hoặc xác nhận của cơ quan quyết định thành lập đơn vị, tổ
chức.
+ Khách nợ (doanh nghiệp nợ) đã ngừng hoạt động và không có khả năng chi trả:
Phải có xác nhận của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc tổ chức đăng ký

kinh doanh về việc doanh nghiệp, tổ chức đã ngừng hoạt động không có khả năng thanh
toán.
- Đối với cá nhân phải có một trong các tài liệu sau:
+ Giấy chứng từ (bản sao) hoặc xác nhận của chính quyền địa phương đối với người
nợ đã chết nhưng không có tài sản thừa kế để trả nợ.
+ Giấy xác nhận của chính quyền địa phương đối với người nợ còn sống hoặc đã mất
tích nhưng không có khả năng trả nợ.
+ Lệnh truy nã hoặc xác nhận của cơ quan pháp luật đối với người nợ đã bỏ trốn hoặc
đang bị truy tố, đang thi hành án hoặc xác nhận của chính quyền địa phương về việc
khách nợ hoặc người thừa kế không có khả năng chi trả.
b) Xử lý tài chính:
Tổn thất thực tế của từng khoản nợ mà doanh nghiệp không thu hồi được là khoản
chênh lệch giữa nợ phải thu ghi trên sổ kế toán và số tiền doanh nghiệp đã thu hồi được
(do người gây ra thiệt hại đền bù, do phát mại tài sản của đơn vị nợ hoặc người nợ, do
được chia tài sản theo quyết định của tòa án hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác…).
Đối với giá trị tổn thất thực tế của khoản nợ không có khả năng thu hồi, doanh nghiệp
sử dụng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi, quỹ dự phòng tài chính (nếu có) để bù đắp,
phần chênh lệch thiếu hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp:
Nợ TK 139 Dự phòng phải thu khó đòi (Nếu đã lập dự phòng)
Nợ TK 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp (Nếu chưa lập dự phòng)
Có TK 131 Phải thu của khách hàng
Có TK 138 Phải thu khác
10
Các khoản nợ phải thu sau khi đã có quyết định xử lý, doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục
theo dõi riêng trên sổ kế toán và được phản ánh ở ngoài bảng cân đối kế toán trong thời
hạn tối thiểu là 10 năm, tối đa là 15 năm kể từ ngày thực hiện xử lý và tiếp tục có các
biện pháp để thu hồi nợ.
Ghi đơn bên Nợ tài khoản 004 “Nợ khó đòi đã xử lý” (Tài khoản ngoài bảng Cân đối
kế toán).
Nếu doanh nghiệp thu hồi được nợ thì số tiền thu hồi sau khi trừ các chi phí có liên

quan đến việc thu hồi nợ sẽ được hạch toán vào thu nhập khác.
Nợ TK 111 Tiền mặt
Nợ TK 112 Tiền gửi ngân hàng
Có TK 711 Thu nhập khác
Đồng thời ghi đơn bên Có tài khoản 004 “Nợ khó đòi đã xử lý” (Tài khoản ngoài
bảng Cân đối kế toán).
Các khoản nợ phải thu khó đòi có thể được bán cho công ty mua bán, nợ. Khi doanh
nghiệp hoàn thành thủ tục bán các khoản nợ phải thu (đang phản ánh trên Bảng cân đối
kế toán) cho công ty mua, bán nợ và thu được tiền ghi:
Nợ TK 111 Số tiền mặt thu được từ việc bán khoản nợ phải thu
Nợ TK 112 Số tiền gửi ngân hàng từ việc bán khoản nợ phải thu
Nợ TK 139 Dự phòng phải thu khó đòi (Số chênh lệch được bù đắp bằng
khoản dự phòng phải thu khó đòi)
Nợ TK 642 Số chênh lệch giữa giá gốc khoản nợ phải thu khó đòi với số
tiền thu được từ bán khoản nợ và số đã được bù đắp bằng khoản dự phòng phải thu
khó đòi theo quy định của chính sách tài chính hiện hành
Có TK 131 Phải thu của khách hàng
Có TK 138 Phải thu khác
c) Khi xử lý khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi doanh nghiệp phải lập hồ
sơ sau:
11
- Biên bản của Hội đồng xử lý nợ của doanh nghiệp. Trong đó ghi rõ giá trị của từng
khoản nợ phải thu, giá trị nợ đã thu hồi được, giá trị thiệt hại thực tế (sau khi đã trừ đi các
khoản thu hồi được).
- Bảng kê chi tiết các khoản nợ phải thu đã xóa để làm căn cứ hạch toán, biên bản đối
chiếu nợ được chủ nợ và khách nợ xác nhận hoặc Bản thanh lý hợp đồng kinh tế hoặc xác
nhận của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp, tổ chức hoặc các tài liệu khách
quan khác chứng minh được số nợ tồn đọng và các giấy tờ tài liệu liên quan.
- Sổ kế toán, chứng từ, tài liệu chứng minh khoản nợ chưa thu hồi được, đến thời
điểm xử lý nợ doanh nghiệp đang hạch toán nợ phải thu trên sổ kế toán của doanh

nghiệp.
d) Thẩm quyền xử lý nợ:
Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị) hoặc Hội đồng thành
viên (đối với doanh nghiệp có Hội đồng thành viên); Tổng giám đốc, Giám đốc (đối với
doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên) hoặc chủ doanh
nghiệp căn cứ vào Biên bản của Hội đồng xử lý, các bằng chứng liên quan đến các khoản
nợ để quyết định xử lý những khoản nợ phải thu không thu hồi được và chịu trách nhiệm
về quyết định của mình trước pháp luật, đồng thời thực hiện các biện pháp xử lý trách
nhiệm theo chế độ hiện hành.
Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 139 – Dự phòng phải thu khó đòi
Số dự phòng các khoản nợ phải thu khó
đòi hiện có đầu kì
Hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi Số dự phòng nợ phải thu khó đòi được lập
tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp
Xóa các khoản nợ phải thu khó đòi
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
Số dự phòng các khoản nợ phải thu khó
đòi hiện có cuối kì
2.3: Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính:
12
Hiện nay ngoài hoạt động chính là sản xuất kinh doanh, một số doanh nghiệp còn
thực hiện các hoạt động đầu tư tài chính, có thể là đầu tư tài chính ngắn hạn hoặc đầu tư
tài chính dài hạn. Với mỗi loại hoạt động đầu tư tài chính, doanh nghiệp cần phải tiến
hành trích lập dự phòng cho phù hợp.
2.3.1: Đối với các khoản đầu tư chứng khoán (đầu tư tài chính ngắn hạn):
2.3.1.1: Đối tượng trích lập dự phòng là các chứng khoán có đủ các điều kiện sau:
- Là các loại chứng khoán được doanh nghiệp đầu tư theo đúng quy định của pháp
luật.
- Được tự do mua bán trên thị trường mà tại thời điểm kiểm kê, lập báo cáo tài chính

có giá thị trường giảm so với giá đang hạch toán trên sổ kế toán.
Những chứng khoán không được phép mua bán tự do trên thị trường như các chứng
khoán bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định của pháp luật; cổ phiếu quỹ thì không
được lập dự phòng giảm giá.
Các tổ chức đăng ký hoạt động kinh doanh chứng khoán như các công ty chứng
khoán, công ty quản lý quỹ được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật chứng
khoán, việc trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán thực hiện theo quy định riêng.
Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 129 – Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
Số dự phòng giảm giá chứng khoán đầu
tư ngắn hạn hiện có đầu kỳ.
Hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán
đầu tư ngắn hạn kỳ này phải lập nhỏ hơn số
đã lập cuối kỳ trước.
Trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán
đầu tư ngắn hạn (số cần trích lập lần đầu và
số chênh lệch giữa số dự phòng kỳ này phải
lập lớn hơn số đã lập cuối kỳ trước).
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
Số dự phòng giảm giá chứng khoán đầu
tư ngắn hạn hiện có cuối kỳ.
2.3.1.2: Phương pháp trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán:
13
Mức trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán được tính theo công thức sau:

Mức dự
phòng giảm giá
đầu tư chứng
khoán
=

Số lượng
chứng khoán bị
giảm giá tại thời
điểm lập báo cáo
tài chính
x
Giá chứng
khoán hạch
toán trên sổ kế
toán
-
Giá
chứng khoán
thực tế trên
thị trường
− Đối với chứng khoán đã niêm yết: giá chứng khoán thực tế trên thị trường được tính
theo giá thực tế trên các Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) là giá giao dịch
bình quân tại ngày trích lập dự phòng; Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí
Minh (HOSE) là giá đóng cửa tại ngày trích lập dự phòng.
− Đối với các loại chứng khoán chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán, giá chứng
khoán thực tế trên thị trường được xác định như sau:
+ Đối với các Công ty đã đăng ký giao dịch trên thị trường giao dịch của các công ty
đại chúng chưa niêm yết (UPCom) thì giá chứng khoán thực tế trên thị trường
được xác định là giá giao dịch bình quân trên hệ thống tại ngày lập dự phòng.
+ Đối với các Công ty chưa đăng ký giao dịch ở thị trường giao dịch của các công ty
đại chúng thì giá chứng khoán thực tế trên thị trường được xác định là giá trung
bình trên cơ sở giá giao dịch được cung cấp tối thiểu bởi ba (03) công ty chứng
khoán tại thời điểm lập dự phòng.
− Trường hợp không thể xác định được giá trị thị trường của chứng khoán thì các doanh
nghiệp không được trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán.

− Đối với những chứng khoán niêm yết bị hủy giao dịch, ngừng giao dịch kể từ ngày
giao dịch thứ sáu trở đi là giá trị sổ sách tại ngày lập bảng cân đối kế toán gần nhất.
− Doanh nghiệp phải lập dự phòng riêng cho từng loại chứng khoán đầu tư, có biến
động giảm giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính và được tổng hợp vào bảng kê chi
tiết dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư, làm căn cứ hạch toán vào chi phí tài
chính của doanh nghiệp.
2.3.1.3: Xử lý các khoản dự phòng:
14
Tại thời điểm lập dự phòng nếu các chứng khoán do doanh nghiệp đầu tư bị giảm giá
so với giá đang hạch toán trên sổ kế toán thì phải trích lập dự phòng giảm giá đầu tư
chứng khoán:
Nợ TK 635 Chi phí tài chính
Có TK 129 Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
Nếu số dự phòng phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng, thì doanh nghiệp không
phải trích lập khoản dự phòng.
Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng, thì doanh nghiệp trích
thêm vào chi phí tài chính của doanh nghiệp phần chênh lệch.
Nợ TK 635 Chi phí tài chính
Có TK 129 Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng, thì doanh nghiệp
phải hoàn nhập phần chênh lệch ghi giảm chi phí tài chính.
Nợ TK 129 Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
Có TK 635 Chi phí tài chính
2.3.2: Các khoản đầu tư tài chính dài hạn:
2.3.2.1: Đối tượng trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn:
Các khoản vốn doanh nghiệp đang đầu tư vào tổ chức kinh tế khác được thành lập
theo quy định của pháp luật như công ty nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty
cổ phần, công ty hợp danh… và các khoản đầu tư dài hạn khác, nếu tổ chức kinh tế mà
doanh nghiệp đang đầu tư bị lỗ (trừ trường hợp lỗ theo kế hoạch đã được xác định trong
phương án kinh doanh trước khi đầu tư) thì doanh nghiệp phải tiến hành trích lập dự

phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn.
Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 229 – Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
Số dự phòng giảm giá chứng khoán đầu
tư dài hạn hiện có đầu kỳ.
Hoàn nhập chênh lệch giữa số dự phòng Trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán
15
giảm giá chứng khoán đầu tư dài hạn năm
nay phải lập nhỏ hơn số dự phòng đã lập
năm trước chưa sử dụng hết.
Bù đắp giá trị khoản đầu tư tài chính dài
hạn bị tổn thất khi có quyết định dùng số
dự phòng đã lập để bù đắp số tổn thất xảy
ra.
đầu tư dài hạn (số cần trích lập lần đầu và
số chênh lệch giữa số dự phòng kỳ này phải
lập lớn hơn số đã lập cuối kỳ trước).
Số dự phòng giảm giá chứng khoán đầu
tư dài hạn hiện có cuối kỳ.
2.3.2.2: Phương pháp trích lập:
Mức trích tối đa cho mỗi khoản đầu tư tài chính bằng số vốn đã đầu tư và tính theo
công thức sau:
Mức dự phòng
tổn thất các
khoản đầu tư
tài chính
=
Vốn góp
thực tế của
các bên tại

tổ chức
kinh tế
-
Vốn chủ
sở hữu
thực có
x
Số vốn đầu tư của doanh
nghiệp
Tổng số vốn góp thực
tế của các bên tại tổ chức
kinh tế
Trong đó:
- Vốn góp thực tế của các bên tại tổ chức kinh tế được xác định trên Bảng cân đối kế
toán của tổ chức kinh tế năm trước thời điểm trích lập dự phòng (mã số 411 và 412 Bảng
cân đối kế toán – ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006
của Bộ trưởng Bộ Tài chính).
- Vốn chủ sở hữu thực có được xác định tại Bảng cân đối kế toán của tổ chức kinh tế
năm trước thời điểm trích lập dự phòng (mã số 410 Bảng cân đối kế toán – ban hành kèm
theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).
Căn cứ để lập dự phòng khi vốn góp thực tế của các bên tại tổ chức kinh tế lớn hơn
vốn chủ sở hữu thực có tại thời điểm báo cáo tài chính của tổ chức kinh tế.
16
Doanh nghiệp phải lập dự phòng riêng cho từng khoản đầu tư tài chính có tổn thất và
được tổng hợp vào bảng kê chi tiết dự phòng tổn thất đầu tư tài chính. Bảng kê là căn cứ
để hạch toán vào chi phí tài chính của doanh nghiệp.
2.3.2.3: Xử lý khoản dự phòng:
Tại thời điểm lập dự phòng nếu các khoản vốn đầu tư vào tổ chức kinh tế bị tổn thất
do tổ chức kinh tế bị lỗ thì doanh nghiệp phải trích lập dự phòng tổn thất các đầu tư tài
chính dài hạn theo những quy định đã nêu trên.

Nợ TK 635 Chi phí tài chính
Có TK 229 Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
Nếu số dự phòng tổn thất đầu tư tài chính phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng,
thì doanh nghiệp không phải trích lập khoản dự phòng tổn thất đầu tư tài chính.
Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng, thì doanh nghiệp trích
thêm vào chi phí tài chính của doanh nghiệp phần chênh lệch:
Nợ TK 635 Chi phí tài chính
Có TK 229 Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng, thì doanh nghiệp
phải hoàn nhập phần chênh lệch ghi giảm chi phí tài chính:
Nợ TK 229 Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
Có TK 635 Chi phí tài chính
3. Kế toán dự phòng ở Việt Nam qua các thời kì
3.1: Thời kì áp dụng thông tư 64/TC- TCDN ban hành ngày 15/09/1997 hướng dẫn
trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng công nợ khó đòi, dự phòng giảm giá
chứng khoán tại doanh nghiệp Nhà nước:
Thông tư 64/TC- TCDN ban hành nhằm hướng dẫn trích lập dự phòng giảm giá tài
sản có một số đặc điểm như sau:
− Theo thông tư thì đối tượng trích lập dự phòng gồm có: nguyên vật liệu chính dùng
cho quá trình sản xuất, vật tư, hàng hóa, thành phẩm tồn kho để bán có giá thị trường
17
thấp hơn giá ghi trên sổ kế toán. Trong đó giá thực tế thị trường là giá có thể mua
hoặc bán được trên thị trường. Chứng khoán bị giảm giá so với giá ghi trên sổ kế toán,
các khoản nợ phải thu khó đòi.
− Mức trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và chứng khoán dựa trên cơ sở chênh
lệch giữa giá thị trường và giá đang ghi sổ và là phần nợ không thu hồi được đối với
nợ phải thu khó đòi.
− Việc hạch toán các khoản giảm giá tài sản được quy định trong thông tư 64 như sau:
+ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho và dự phòng nợ phải thu khó đòi được đưa
vào chi phí quản lý doanh nghiệp và hoàn nhập toàn bộ số dự phòng của niên

độ trước vào thu nhập của hoạt động bất thường.
+ Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán lúc trích lập dự phòng cho và chi phí
tài chính còn hoàn nhập dự phòng vào doanh thu tài chính.
Một số bất cập của thông tư này:
Đối tượng lập dự phòng đối với hàng tồn kho là các vật tư, hàng hóa có giá trị thị
trường thấp hơn giá trị ghi trên sổ kế tóan. Một trường hợp đặt ra là liệu có nên lập dự
phòng cho nguyên vật liệu doanh nghiệp dùng trong sản xuất mà những thành phẩm làm
ra từ nguyên vật liệu ấy lại không bị mất giá trên thị trường hay không.
Việc trích lập dự phòng dựa vào việc so sánh giá trị thị trường mà cụ thể ở đây là giá
mua hoặc giá bán của hàng tồn kho như vậy dẫn đến việc không nhất quán bởi giá mua
và giá bán trên thực tế là có sự chênh lệch đáng kể.
Không những thế đối tượng lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho lại chỉ là những
hàng hóa vật tư giảm giá so với thị trường mà không có những hàng hóa vật tư đã bị
hỏng, khiếm khuyết lỗi thời.
Phương pháp hạch toán khoản dự phòng có điểm không nhất quán. Lúc trích lập dự
phòng đối với hàng tồn kho hay nợ phải thu khó đòi thì cho vào chi phí quản lý doanh
nghiệp còn khi hoàn nhập thì lại cho vào thu nhập bất thường như vậy là không nhất
quán.
18
3.2: Thời kì áp dụng thông tư 107/2002/TT- BTC ban hành ngày 31/12/2001 hướng
dẫn trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, giảm giá chứng
khoán đầu tư,dự phòng nợ khó đòi tại doanh nghiệp:
Thông tư 107/2002/TT- BTC đã có một số điểm tích cực so với thông tư 64/TC-
TCDN:
− Thêm vào danh mục loại hàng hóa vật tư được phép trích lập dự phòng bao gồm cả
hàng tồn kho bị hư hỏng, kém phẩm chất, lỗi thời. thêm vào đó thông tư còn quy định
doanh nghiệp chỉ được phép trích lập dự phòng đối với các loại NVL khi giá bán của
các sản phẩm dịch vụ được sản xuất ra từ chùng bị giảm giá trên thị trường.
− Thông tư còn quy định lại việc hoàn nhập dự phòng theo đó các doanh nghiệp sẽ
không phải hoàn nhập lại toàn bộ số dự phòng đã trích vào chi phí mà chỉ cần so sánh

giữa số dự phòng cần nhập năm nay với số dự phòng còn lại của năm trước và xử lý
số chênh lệch: nếu mức dự phòng cần lập năm nay lớn hơn năm trước thì tiến hành
trích lập thêm vào tài khoản chi phí. Ngược lại, nếu số cần trích lập năm nay nhỏ hơn
năm trước thì hoàn nhập số thừa vào tài khoản thu nhập.
Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế mà thông tư này chưa giải quyết được:
+ Vẫn sử dụng giá thực tế của hàng tồn kho dùng để so sánh và lập mức dự phòng
là giá mua hoặc giá bán.
+ Không khắc phục được sự thiếu nhất quán trong việc sử dụng tài khoản khi trích
lập dự phòng thì dùng tài khoản chi phí nhưng khi hoàn nhập dự phòng thì dùng
tài khoản thu nhập bất thường.
3.3: Sự ra đời của quyết định 149/2002/QĐ- BTC ban hành ngày 31/12/2001 về việc
công bố bốn chuẩn mực kế toán Việt Nam đợt 1:
Quyết định này khắc phục được nhược điểm của việc hạch toán dự phòng giảm giá
hàng tồn kho đó là mức trích lập dự phòng được tính bằng mức chênh lệch giữa giá trị
thuần có thể thu hồi được với giá gốc của hàng tồn kho. Giá trị thuần có thể thực hiện
được theo quyết định 149/2002/QĐ- BTC là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kì
19
sản xuất kinh doanh bình thường trừ chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí
ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.
3.4: Sự ra đời của Thông tư 13/2006/TT-BTC ban hành ngày 27/02/2006:
Thông tư này đã khắc phục được nhược điểm của thông tư trước kia như:
− Đơn giản hóa quy định xử lý nợ phải thu khó đòi: Các chứng cứ chứng minh
khoản nợ phải thu là khó đòi không còn phức tạp như trước. Ví dụ: Đối với các
khoản nợ trên 3 năm doanh nghiệp được lập hội đồng xử lý nợ để xử lý mà không
cần một số tài liệu chứng minh mà đối với doanh nghiệp là rất khó có thể có được
như: phải có Báo cáo tài chính của khách nợ hoặc có xác nhận của cơ quan quyết
định thành lập doanh nghiệp về tình hình tài chính.
− Tăng tỷ lệ trích lập dự phòng giảm giá tài sản không còn giới hạn trong 20% nữa
mà đã lên tới 70%, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính phản
ánh đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp.

3.5: Sự ra đời của Thông tư 228/2009/TT-BTC ban hành ngày 7/12/2009
Đây là thông tư mới nhất được ban hành và có một số sửa đổi bổ sung so với thông
tư 13/2006/TT-BTC như sau:
− Đối với dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn
số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập
phần chênh lệch và ghi giảm giá vốn hàng bán.
− Đối với dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính: Các chứng khoán bị hạn
chế chuyển nhượng theo quy định của pháp luật; cổ phiếu quỹ thì không được lập
dự phòng giảm giá.
− Bổ sung căn cứ xác định giá chứng khoán:
+ Đối với chứng khoán đã niêm yết: giá chứng khoán thực tế trên thị trường
được tính theo giá thực tế trên các Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) là
giá giao dịch bình quân tại ngày trích lập dự phòng; Sở giao dịch chứng khoán
thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) là giá đóng cửa tại ngày trích lập dự phòng.
20
+ Đối với các loại chứng khoán chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán, giá
chứng khoán thực tế trên thị trường được xác định như sau:
o Đối với các Công ty đã đăng ký giao dịch trên thị trường giao dịch của các
công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCom) thì giá chứng khoán thực tế trên
thị trường được xác định là giá giao dịch bình quân trên hệ thống tại ngày
lập dự phòng.
o Đối với các Công ty chưa đăng ký giao dịch ở thị trường giao dịch của các
công ty đại chúng thì giá chứng khoán thực tế trên thị trường được xác định
là giá trung bình trên cơ sở giá giao dịch được cung cấp tối thiểu bởi ba
(03) công ty chứng khoán tại thời điểm lập dự phòng.
Trường hợp không thể xác định được giá trị thị trường của chứng khoán thì các
doanh nghiệp không được trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán.
+ Đối với những chứng khoán niêm yết bị hủy giao dịch, ngừng giao dịch kể từ ngày
giao dịch thứ sáu trở đi là giá trị sổ sách tại ngày lập bảng cân đối kế toán gần
nhất.

+ Doanh nghiệp phải lập dự phòng riêng cho từng loại chứng khoán đầu tư, có biến
động giảm giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính và được tổng hợp vào bảng kê
chi tiết dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư, làm căn cứ hạch toán vào chi phí
tài chính của doanh nghiệp.
+ Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng, thì doanh nghiệp
phải hoàn nhập phần chênh lệch ghi giảm chi phí tài chính.
− Đối với dự phòng nợ phải thu khó đòi:
+ Mức trích lập dự phòng được thay đổi: 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá
hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm. Và bổ sung thêm mức trích lập 100% đối với
các khoản phải thu từ 3 năm trở lên.
+ Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó
đòi, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch ghi giảm chi phí quản lý
doanh nghiệp.
4. Trích lập dự phòng ở một số quốc gia:
4.1: Theo chuẩn mực kế toán quốc tế:
21
Theo chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS 37) định nghĩa thì một khoản dự phòng là một
khoản nợ phải trả có giá trị và thời gian không chắc chắn. Trong đó một khoản nợ phải
trả là một nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ những sự kiện trong quá khứ,
việc thanh toán các nghĩa vụ này được dự tính là sẽ làm giảm các nguồn lợi kinh tế của
doanh nghiệp gắn liền với các lợi ích kinh tế.
Một khoản dự phòng chỉ được ghi nhận khi:
− Một doanh nghiệp có nghĩa vụ hiện tại phát sinh từ một sự kiện trong quá khứ. Một
nghĩa vụ pháp lý thường phát sinh từ một hợp đồng hoặc qui định của pháp luật. Có
thể mất đi các nguồn lực gắn liền với các lợi ích kinh tế để thanh toán khoản nghĩa vụ
và có thể ước tính một cách đáng tin cậy về giá trị của nghĩa vụ đó.
− Giá trị của khoản dự phòng phải là một giá trị ước tính tốt nhât về những chi phí cần
có để thanh toán nghĩa vụ hiện tại vào ngày lập bảng tổng kết tài sản.
− Một phần hoặc toàn bộ các khoản chi phải bỏ ra thanh toán một khoản dự phòng có
thể được hoàn lại bởi một bên khác. Những khoản hoàn trả này được hạch toán như

sau:
+ Ghi nhận khoản hoàn trả khi gần chắc chán rằng doanh nghiệp sẽ nhận
được khoản hoàn trả đó khi thanh toán nghĩa vụ nợ. Giá trị được ghi nhận
cho việc hoàn trả không được vượt quá giá trị khoản dự phòng.
+ Hạch toán khoản hoàn trả như một tài sản riêng biệt.
+ Chi phí liên quan đến khoản dự phòng có thể được trình bày sau khi trừ đi
giá trị được ghi nhận cho một khoản hoàn trả trong báo cáo thu nhập.
+ Các khoản dự phòng cần được xem xét lại vào ngày lập bảng cân đối kế
toán hàng năm và điều chỉnh để phản ánh mức ước tính tốt nhất theo hiện
tại.
+ Một khoản dự phòng chỉ được sử dụng cho khoản chi tiêu mà khoản dự
phòng được lập cho.
Ví dụ: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Theo IAS 2 – Hàng tồn kho quy định như
sau:
22
- Đối tượng trích lập: Chủ yếu là các loại hàng tồn kho dùng để bán. Các loại tồn kho
dùng để sản xuất chỉ lập dự phòng khi bán các thành phẩm sản xuất ra từ các loại vật tư
đó giảm sút trên thị trường.
- Phương pháp lập dự phòng:
+ Đối với hàng hóa, thành phẩm: là chênh lệch giữa giá trị có thể thực hiện được
(NRV – Net Reliable Value) với giá sổ sách.
+ Đối với hàng hóa tồn kho dự trữ cho sản xuất: là chênh lệch giữa giá phí thay
thế với sổ sách.
- Phương pháp hạch toán: Hạch toán mức dự phòng và hoàn nhập dự phòng vào giá
vốn hàng bán.
4.2. Kế toán trích lập dự phòng ở Pháp
3.2.1. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Vào cuối niên độ kế toán nếu thấy hàng tồn kho có khả năng giảm giá thì kế toán
tiến hành lập dự phòng:
Nợ TK 681N: Niên khoản khấu hao và dự phòng- chi phí kinh doanh

Có TK 39 C: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho và dở dang
Sang năm sau, nếu có hàng đã được lập dự phòng bị xuất bán thì kế toán hoàn nhập
dự phòng:
Nợ TK 39N: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Có TK 781C: Hoàn nhập khấu hao và dự phòng ghi và lợi tức kinh doanh
Cuối niên độ kế toán sau, xác định số dự phòng cần lập cho niên độ tới và tiến hành
điều chỉnh:
− Nếu số dự phòng cần lập cho niên độ tới bằng số dự phòng đã lập từ cuối niên độ
trước thì không phải điều chỉnh.
− Nếu số dự phòng cần lập cho niên độ tới lớn hơn số dự phòng đã lập từ cuối niên
độ trước thì kế toán tiến hành lập bổ sung số thiếu:
Nợ TK 681N: Niên khoản khấu hao và dự phòng - chi phí kinh doanh
Có TK 39C: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho và dở dang
− Nếu số dự phòng cần lập cho niên độ tới nhỏ hơn số dự phòng đã lập từ cuối niên độ
truớc thì kế toán hoàn nhập số thừa:
Nợ TK 39N: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho và dở dang
23
Có TK 781: Hoàn nhập khấu hao và dự phòng ghi vào lợi tức kinh doanh.
3.2.2. Dự phòng phải thu khó đòi
Vào cuối niên độ, kế toán tiến hành phân loại khách hàng thành khách hàng bình
thường và khách hàng khó đòi. Sau đó kế toán tiến hành lập dự phòng đối với khách hàng
khó đòi. Trình tự kế toán tiến hành như sau:
Trước hết, kế toán tiến hành chuyển nợ khách hàng:
Nợ TK 461N: Khách hàng khó đòi
Có TK 411C: Khách hàng bình thường
Sau đó, kế toán lập dự phòng cho số nợ khó đòi:
Nợ TK 681N: Niên khoản khấu hao và dự phòng – chi phí kinh doanh
Có TK 491C: Số nợ khó đòi * khả năng bị mất (%)
Sang năm sau, nếu đòi được nợ thì kế toán hoàn nhập dự phòng:
Nợ TK 491N: Dự phòng giảm giá các tài khoản khách hàng

Có TK 781C: Hoàn nhập khấu hao và dự phòng ghi vào lợi tức kinh
doanh
Nếu mất nợ chắc chắn thì phản ánh số nợ bị mất rồi tiến hành hoàn nhập. Cuối niên
độ kế toán sau, xác định số dự phòng cần lập cho niên độ tới rồi tiến hành điều chỉnh:
− Nếu số dự phòng cần lập cho niên độ tới bằng số dự phòng đã lập từ cuối niên độ
trước thì không phải điều chỉnh.
− Nếu số dự phòng cần lập cho niên độ tới lớn hơn số dự phòng dẫ lập từ cuối niên
đô trước thì kế toán tiến hành lập bổ sung số thiếu:
Nợ TK 681N: Niên khoản khấu hao và dự phòng – chi phí kinh doanh
Có TK 491C: Dự phòng giảm giá các tài khoản khách hàng
− Nếu số dự phòng cần lập cho niên độ tới nhỏ hơn số dự phòng đã lập từ cuối niên độ
trước thì kế toán hoàn nhập số thừa:
Nợ TK 491N: Dự phòng giảm giá các tài khoản khách hàng
Có TK 781C: Hoàn nhập khấu hao và dự phòng ghi vào lợi tức kinh doanh
3.2.3. Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán
Vào cuối niên độ kế toán, nếu các chứng khoán mà doanh nghiệp đầu tư có khả năng
giảm giá thì doanh nghiệp phải lập dự phòng. Khi lập dự phòng, kế toán ghi:
Nợ TK 686N: Niên khoản khấu hao và dự phòng – chi phí tài chính
Có TK 296C: Dự phòng giảm giá chứng khoán dự phần
Có TK 297C: Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính khác
Có TK 590C: Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
24
Sang năm sau, khi các chứng khoán đã lập dự phòng được nhượng bán hoặc thu hồi,
kế toán hoàn nhập số dự phòng đã lập:
Nợ TK 296N: Dự phòng giảm giá chứng khoán dự phần
Nợ TK 297N: Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính khác.
Nợ TK 590N: Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn.
Có TK 786C: Hoàn nhập dự phòng giảm giá các tài khoản tài chính
Vào cuối niên độ kế toán sau, xác định số dự phòng cần lập cho niên độ tới rồi tiến
hành điều chỉnh:

− Nếu số dự phòng cần lập cho niên độ tới bằng số dự phòng đã lập từ cuối niên độ
trước thì không phải điều chỉnh.
− Nếu số dự phòng cần lập cho niên độ tới lớn hơn số dự phòng đã lập từ cuối niên
độ trước thì kế toán tiến hành lập bổ sung số thiếu:
Nợ TK 686N: Niên khoản khấu hao và dự phòng – chi phí tài chính
Có TK 296C: Dự phòng giảm giá chứng khoán dự phần
Có TK 297C: Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính khác
Có TK 590C: Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
− Nếu số dự phòng cần lập cho niên độ tới nhỏ hơn số dự phòng đã lập từ cuối niên độ
trước thì kế toán hoàn nhập số thừa:
Nợ TK 296N: Dự phòng giảm giá chứng khoán dự phần
Nợ TK 297N: Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính khác
Nợ TK 590N: Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
Có TK 786C: Hoàn nhập dự phòng giảm giá các tài khoản tài chính
4.3. Trong kế toán Mỹ:
Việc trích lập dự phòng của kế toán Mỹ cũng khá giống với Việt Nam. Ví dụ như
trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi được áp dụng với các khoản nợ nghi ngờ về khả
năng thanh toán của khách hàng nhưng cách hạch toán tên tài khoản có thể khác:
Nợ TK Chi phí nợ khó đòi
Có TK Dự phòng nợ khó đòi
Chi phí nợ khó đòi được tính theo hai cách:
- Phương pháp ước tính nợ khó đòi dựa vào báo cáo thu nhập
Chi phí nợ khó đòi ước
tính
=
Doanh thu bán
chịu
x Tỷ lệ nợ khó đòi
25

×