1
Chương 1: TỔNG QUAN VỂ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI
DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm chung về kế toán trách nhiệm
Kế toán trách nhiệm là hệ thống kế toán tập hợp kết quả theo từng lĩnh vực thuộc
trách nhiệm cá nhân nhằm giám sát và đánh giá kết quả của từng bộ phận trong tổ chức.
Mục tiêu của hệ thống kế toán trách nhiệm là nhằm đảm bảo sử dụng hữu hiệu và
hiệu quả các nguồn lực của tổ chức. Tính hữu hiệu bao gồm việc hoàn thành các mục tiêu
của tổ chức với chi phí thấp thể hiện bằng lượng đầu ra đạt được trên một đơn vị đầu vào.
Tính hiệu quả được đo lường mà không tính tới việc đầu ra có phù hợp với mục tiêu của
tổ chức hay không.
1.2. Chức năng và sự cần thiết của thông tin kế toán cho các đối tượng sử dụng
1.2.1.Chức năng của kế toán trách nhiệm
Hệ thống kế toán trách nhiệm là một “công cụ” để đo lường kết quả hoạt động của
một khu vực nào đó trong tổ chức, qua đó giúp nhà quản trị kiểm soát và đánh giá trách
nhiệm quản trị ở từng cấp quản trị khác nhau. Các chức năng của kế toán trách nhiệm đều
gắn liền với sự phân cấp về quản lý. Chức năng này được thể hiện như sau:
Sự phân cấp quản lý trải rộng giúp các ban quản lý cấp cao sẽ không phải giải
quyết các vấn đề chi tiết mà họ có thể tập trung vào những công việc chiến lược, việc lập
các kế hoạch dài hạn và điều phối các hoạt động của các bộ phận trong tổ chức, đảm bảo
việc thực hiện các mục tiêu chung. Sự phân cấp quản lý còn giúp cho các nhà quản lý có
sự độc lập tương đối trong việc điều hành công việc, phát triển kỹ năng, nâng cao kiến
thức chuyên môn, tăng khả năng xử lý tình huống để tăng tốc độ hoạt động của mỗi bộ
phận. Ngoài ra sự phân cấp quản lý còn gắn liền với xác định nhiệm vụ ở các cấp quản lý,
nên từ đó có cơ sở để đánh giá thành quả ở các cấp quản lý tốt hơn, nhờ đó, thúc đẩy các
nhà quản lý bộ phân điều hành bộ phận của mình theo phương cách phù hợp với những
mục tiêu cơ bản của toàn bộ tổ chức.
- Giúp xác định sự đóng góp của từng đơn vị, bộ phận vào lợi ích của toàn bộ tổ
chức. Sự phân cấp quản lý trải rộng việc quyết định cho nhiều cấp quản lý.
1
2
- Cung cấp một cơ sở cho việc đánh giá chất lượng về kết quả hoạt động của những
nhà quản lý bộ phận.
- Được sử dụng để đo lường kết quả hoạt động của các nhà quản lý, do đó nó ảnh
hưởng đến cách thức thực hiện hành vi của các nhà quản lý này.
- Thúc đẩy các nhà quản lý bộ phận điều hành bộ phận của mình theo phương cách
phù hợp với những mục tiêu cơ bản của toàn bộ tổ chức.
1.2.2. Vai trò của kế toán trách nhiệm
- Đối với nhà quản trị cấp cao:
Nhiệm vụ của nhà quản trị cấp cao là đưa ra các quyết định chiến lược, tổ chức
thực hiện chiến lược để duy trì và phát triển tổ chức. Do đó kế toán trách nhiệm cung cấp
thông tin cho các nhà quản trị cấp cao việc thực hiện chức năng tổ chức và điều hành của
doanh nghiệp. Kế toán trách nhiệm xác định các trung tâm trách nhiệm, qua đó nhà quản
lý có thể hệ thống hoá các công việc của từng trung tâm mà thiết lập các chỉ tiêu đánh giá.
Kế toán trách nhiệm giúp nhà quản trị đánh giá và điều chỉnh các bộ phận cho thích hợp.
- Đối với nhà quản trị cấp trung:
Với nhiệm vụ là đưa ra các quyết định chiến thuật, thực hiện các kế hoạch và chính
sách của doanh nghiệp, phối hợp các hoạt động, các công việc để hoàn thành mục tiêu
chung. Kế toán trách nhiệm cung cấp cho các nhà quản trị cấp trung thông tin cho việc
thực hiện chức năng kiểm soát tài chính và kiểm soát quản lý. Thông qua kế toán trách
nhiệm, nhà quản trị có thể phân tích, đánh giá chi phí, doanh thu và lợi nhuận thực hiện
của từng bộ phận. Báo cáo trách nhiệm phản hồi cho người quản lý biết thực hiện kế
hoạch của các bộ phận ra sao, nhận diện các vấn đề hạn chế để có sự điều chỉnh các chiến
lược mục tiêu ra sao cho kết quả kinh doanh là tốt nhất. Đây có thể xem là nguồn thông
tin quan trọng để nhà quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng doanh thu, giảm chi
phí một cách hợp lý, và cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận.
- Đối với nhà quản lý cấp thấp:
Nhà quản lý cấp thấp có nhiệm vụ đưa ra các quyết định tác nghiệp nhằm đốc thúc,
hướng dẫn, điều khiển các công nhân viên trong các công việc sản xuất kinh doanh cụ thể
hàng ngày, nhằm thực hiện mục tiêu chung. Do đó, đối với các nhà quản lý cấp thấp vai
trò hàng đầu của kế toán trách nhiệm là khuyến khích nhà quản lý hướng đến mục tiêu
chung. Mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp được gắn với các trung tâm trách nhiệm.
Khi kế toán trách nhiệm có thể kiểm soát được công tác tài chính và công tác quản lý, sẽ
2
3
điều chỉnh hoạt động hướng đến các mục tiêu chung của doanh nghiệp. Đồng thời, bản
thân các giám đốc trung tâm trách nhiệm được khích lệ hoạt động sao cho phù hợp với
các mục tiêu cơ bản của toàn doanh nghiệp.
1.3. Nội dung kế toán trách nhiệm
1.3.1. Phân cấp quản lí và xác định trung tâm trách nhiệm
Kế toán trách nhiệm là công việc không thể tách rời các trung tâm trách nhiệm.
Các trung tâm này được hình thành thông qua việc phân cấp quản lý.
1.3.1.1. Phân cấp quản lý
Phân cấp quản lý là việc người quản lý giao quyền ra quyết định cho cấp quản lý
thấp hơn trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Và cấp dưới đó chỉ ra quyết định
trong phạm vi trách nhiệm của mình. Tùy theo từng doanh nghiệp, mức độ phân chia có
thể khác nhau, gồm nhiều cấp độ hay chỉ một cấp và việc giao quyền quyết định có thể
nhiều hay ít.
Mỗi cấp độ sẽ có người quản lý riêng và có thể thuộc về một trong các trung tâm
từ thấp lên cao như sau: trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và
trung tâm đầu tư. Người quản lý sẽ điều phối các nguồn lực và hoạt động trong trung tâm
mình để thực hiện các chỉ tiêu do cấp trên đã giao.
Có nhiều cách phân quyền quản lý mà chủ yếu là phân chia theo chức năng kinh
doanh, theo sản phẩm sản xuất kinh doanh, và theo khu vực địa lý. Đối với doanh nghiệp
phân chia theo chức năng kinh doanh ta có các phòng ban như tiếp thị, sản xuất, nghiên
cứu và phát triển, tài vụ… Đối với cách phân chia theo sản phẩm hay khu vực địa lý, các
phòng ban được chia theo các loại sản phẩm kinh doanh, khu vực địa lý, và thường mỗi
sản phẩm kinh doanh và khu vực đó gắn với các đầu vào và đầu ra riêng để xác định hiệu
quả kinh doanh của nó.
a. Ưu điểm phân cấp quản lý:
Người quản lý sẽ giao bớt việc cho nhân viên theo từng cấp từ trên xuống dưới phù
hợp với vị trí công việc cuẩ họ. Nhờ đó, cấp quản lý có thể tiết kiệm được thời gian của
mình hơn để tập trung vào mục tiêu và chỉ tiêu của doanh nghiệp. Mặc dù những công
việc đó người quản lý có thể thực hiện hiệu quả hơn cấp dưới nhưng nếu ôm đồm hết mọi
việc thì người quản lý vừa mệt mỏi vì khối lượng công việc quá nhiều trong khi nhân viên
cấp thấp hơn lại không có nhiều việc để làm, đồng thời họ không có cơ hội được thử
3
4
thách bởi những việc khó khăn hơn, phức tạp hơn và có tầm quan trọng đối với doanh
nghiệp nhiều hơn.
Đối với các doanh nghiệp có đa ngành đa nghề, quy mô kinh doanh lớn, thị trường
rộng, phân bố ở khắp cả nước thì nhất thiết phải có nhiều nhân sự cùng gánh vác trách
nhiệm và ngược lại. Trung tâm trách nhiệm sẽ giúp các doanh nghiệp điều chỉnh để thích
nghi với môi trường kinh doanh một phần là nhờ vào việc phân cấp đó.
Nhờ vào việc phân cấp đó, các bộ phận mới nhanh chóng tiếp nhận được các thông
tin và phản hồi lại để gửi thông tin cần thiết lên cấp trên, giúp nhà quản trị nắm bắt được
tình hình công ty ở những bộ phận khác nhau, khu vực khác nhau và hiểu rõ hơn về khách
hàng, nhân viên, nhà cung cấp hay đối thủ cạnh tranh… Nó giúp thích ứng nhanh với sự
thay đổi liên tục của môi trường kinh doanh như hiện nay.
Đồng thời việc phân cấp cũng là phương pháp hữu hiệu để khuyến khích nhân viên
nổ lực hơn với trách nhiệm được giao. Khi trung tâm xác định kết quả, hiệu quả làm việc
của mỗi con người, nó ghi nhận công lao của người thực nên sẽ thúc đẩy họ làm việc tốt
hơn, càng cố gắng hoàn thiện công việc của mình hiệu quả hơn để được đánh giá cao.
Nhờ đó sẽ tạo được môi trường thi đua lành mạnh giữa các cá nhân, các đơn vị và khuyến
khích họ đạt được các chỉ tiêu tốt nhất và nhanh nhất.
Nhà quản lý sẽ đưa ra các tiêu chí để đánh giá nhân viên và có biện pháp chế tài
phù hợp để quản lý chặt chẽ công việc của cấp dưới.
Thông qua việc phân cấp quản lý, việc ra quyết định của nhà quản trị sẽ nhanh
chóng hơn và chính xác hơn. Cấp dưới sẽ nắm bắt thông tin từ trung tâm của mình, đồng
thời nhanh chóng thực hiện việc quyết định ở mức độ cấp quản lý của mình nhanh hơn,
tiết kiệm được thời gian. Và cấp trên sẽ dựa vào hiệu quả từ những quyết định của các
nhà quản lý từng trung tâm để đánh giá khả năng làm việc của họ. Đưa ra các biện pháp
phù hợp để phát triển những điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu của cấp dưới.
b. Khuyết điểm phân cấp quản lý:
Việc phân cấp càng nhiều thì các nhà quản trị cấp cao càng khó kiểm soát đối với
các cấp thấp hơn cách nhiều bậc.
Phân cấp trách nhiệm giữa các trung tâm cũng có thể khiến cho các cấp quản lý
trung tâm chỉ quan tâm đến lợi ích của trung tâm mình mà không lưu tâm đến lợi ích
chung của toàn công ty. Do đó sẽ có những quyết định có lợi cho trung tâm họ nhưng
đồng thời lại bất lợi đối với trung tâm khác, gây ảnh hưởng đến lợi ích toàn công ty.
4
5
Do đó để kiểm soát việc phân cấp hiệu quả, doanh nghiệp cần phân chia cấp bậc
kết hợp với phân quyền cho hợp lý với tình hình hoạt động kinh doanh và những chiến
lược chung của doanh nghiệp.
1.3.1.2. Xác định trung tâm trách nhiệm
Trung tâm trách nhiệm là một chức năng hay một bộ phận trong tổ chức, đặt dưới
sự lãnh đạo của một nhà quản trị, chịu trách nhiệm trực tiếp với kết quả của chức năng đó
hay bộ phận đó. Thường có bốn loại trung tâm trách nhiệm: Trung tâm chi phí, trung tâm
doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư.
a. Trung tâm chi phí
Trung tâm chi phí: là trung tâm trách nhiệm mà người quản lý chỉ chịu trách nhiệm,
hoặc chỉ có quyền kiểm soát đối với chi phí phát sinh ở trung tâm, không có quyền hạn
đối với việc tiêu thụ và đầu tư vốn. Được xếp vào loại trung tâm chi phí là các phân
xưởng sản xuất, các phòng ban chức năng. Trung tâm chi phí được chia thành hai nhóm:
Trung tâm chi phí tiêu chuẩn và trung tâm chi phí dự toán.
Trung tâm chi phí tiêu chuẩn:
Là trung tâm chi phí mà các yếu tố chi phí và các mức hao phí về các nguồn lực sử
dụng để sản xuất một đơn vị sản phẩm đều được xây dựng định mức cụ thể. Ở trung tâm
chi phí tiêu chuẩn, chỉ tiêu chi phí tính cho một đơn vị là yếu tố cơ bản để xác định tổng
chi phí tiêu chuẩn. Nhà quản trị trung tâm chi phí tiêu chuẩn có trách nhiệm kiểm soát chi
phí thực tế phát sinh, để vẫn đảm bảo kế hoạch sản xuất và vẫn đảm bảo kế hoạch chi phí,
tính cho từng đơn vị sản phẩm và tính cho toàn bộ.
Trung tâm chi phí dự toán:
Là trung tâm chi phí mà các yếu tố chi phí được dự toán và đánh giá căn cứ trên
nhiệm vụ được giao tính chung, không thể xác định cụ thể cho từng đơn vị sản phẩm hoặc
cho từng công việc của trung tâm. Nhà quản trị trung tâm chi phí tùy ý có trách nhiệm
kiểm soát chi phí thực tế phát sinh cho phù hợp với chi phí dự toán và đảm bảo thực hiện
nhiệm vụ được giao.
Trung tâm chi phí tiêu chuẩn và trung tâm chi phí dự toán khác nhau ở chỗ, sản
phẩm của trung tâm chi phí tiêu chuẩn có thể định lượng cụ thể, chính xác trong khi sản
phẩm của trung tâm chi phí dự toán thường khó định lượng chính xác, vì chúng thường
thể hiện bằng những hoạt động phục vụ, những ý tưởng
b. Trung tâm doanh thu
5
6
Trung tâm doanh thu là trung tâm trách nhiệm mà người quản lý chỉ có trách nhiệm
với doanh thu cần tạo ra, không chịu trách nhiệm với lợi nhuận và vốn đầu tư. Trung tâm
doanh thu có quyền quyết định công việc bán hàng trong khung giá cả cho phép để tạo ra
doanh thu cho doanh nghiệp đồng thời phù hợp với tình hình thị trường, giá thành, chi phí
và các mục tiêu lâu dài của công ty.
Trung tâm này thường được gắn với bậc quản lý cấp trung hoặc cấp cơ sở, đó là các
bộ phận kinh doanh trong đơn vị như các chi nhánh tiêu thụ, khu vực tiêu thụ, cửa hàng
tiêu thụ, nhóm sản phẩm,…
c. Trung tâm lợi nhuận
Trung tâm lợi nhuận là trung tâm trách nhiệm mà nhà quản trị phải chịu trách nhiệm
với kết quả sản xuất và tiêu thụ của trung tâm. Nhà quản trị được quyền quyết định về vấn
đề giá, marketing, sản lượng sản xuất, nguồn cung cấp, cơ cấu hàng bán,…Nhà quản lý
trung tâm lợi nhuận còn được giao quản lý và sử dụng một số vốn của tổ chức, cùng với
nhiệm vụ tao ra lợi nhuận từ việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn đó.
Trung tâm lợi nhuận gồm các đơn vị kinh doanh trong tổ chức như các công ty phụ
thuộc, các chi nhánh…
d. Trung tâm đầu tư
Trung tâm đầu tư là trung tâm trách nhiệm mà nhà quản trị ngoài việc phải chịu
trách nhiệm với chi phí, doanh thu, lợi nhuận còn phải chịu trách nhiệm với vốn đầu tư và
khả năng huy động các nguồn tài trợ. Nhà quản trị có quyền ra quyết định đầu tư vốn và
sử dụng vốn lưu động. Được xếp vào trung tâm đầu tư là Hội đồng quản trị, các công ty
con độc lập…
Việc chọn lựa một trung tâm thích hợp nhất cho một đơn vị trong tổ chức là điều
không dễ dàng. Cơ sở để xác định một bộ phận trong tổ chức là trung tâm loại gì, là căn
cứ trên loại nguồn lực hoặc trách nhiệm mà nhà quản lý trung tâm trách nhiệm đó được
giao.
1.3.2. Xây dựng các chỉ tiêu sử dụng để đánh giá trách nhiệm từng bộ phận
1.3.2.1. Chỉ tiêu tỷ lệ lợi nhuận trước thuế và trả lãi trên giá trị tài sản sử dụng
bình quân trong kỳ
Khi thiết kế các trung tâm trách nhiệm, phải xuất phát từ quan điểm nhìn nhận toàn
bộ tổ chức là một trung tâm đầu tư. Vì vậy, với chỉ tiêu này nhà quản trị có thể đo lường
mức lợi nhuận ở phạm vi toàn bộ tổ chức. Tổ chức phải đạt được mức lợi nhuận từ hoạt
6
7
động kinh doanh thỏa đáng để đáp ứng nhu cầu đầu tư và đổi mới cơ sở vật chất, nhu cầu
tiền mặt cần thiết cho sự tăng trưởng, đối phó với bất trắc ngoài dự kiến và thỏa mãn sự kì
vọng của các nhà đầu tư.
Công thức:
Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế và
trả tiền lãi/Tài sản bình quân
=
Tỷ lệ này càng cao thì càng tốt. Để tỷ lệ này cao thì tăng lợi nhuận và không thay
đổi giá trị tài sản sử dụng hoặc đầu tư thêm tài sản với điều kiện tốc độ tăng của lợi
nhuận nhanh hơn tốc độ tăng của tài sản đầu tư thêm.
1.3.2.2. Trung tâm chi phí
a. Trung tâm chi phí tiêu chuẩn
Nhà quản trị trung tâm chi phí tiêu chuẩn có trách nhiệm điều hành hoạt động sản
xuất ở trung tâm sao cho đạt được kế hoạch sản xuất được giao, đồng thời đảm bảo chi
phí thực tế phát sinh không vượt quá chi phí tiêu chuẩn và đánh giá trung tâm 2 nội dung
sau:
- Có hoàn thành nhiệm vụ được giao về sản lượng sản xuất không?
- Chi phí thực tế phát sinh có vượt định mức tiêu chuẩn không?
b. Trung tâm chi phí dự toán:
Nhà quản trị có trách nhiệm điều hành hoạt động sản xuất ở trung tâm, sao cho hoàn
thành nhiệm vụ được giao và đảm bảo chi phí thực tế phát sinh không vượt quá chi phí dự
toán.Đánh giá trung tâm ở 2 nội dung sau:
- Có hoàn thành nhiệm vụ được giao không?
- Chi phí thực tế phát sinh có vượt quá chi phí dự toán không?
Nếu hoàn thành nhiệm vụ nhưng chi phí thực tế vượt chi phí dự toán thì nhà quản trị
thực hiện phân tích xác định biến động về mức chi phí so với dự toán.
1.3.2.3. Trung tâm doanh thu
Nhà quản trị tổ chức hoạt động tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ sao cho đạt được doanh
thu trong kỳ nhiều nhất của bộ phận do mình kiểm soát. Đối chiếu doanh thu thực tế so
với dự toán để phân tích sai biệt doanh thu do ảnh hưởng của các nhân tố có liên quan
như đơn giá bán, khối lượng tiêu thụ và cơ cấu sản phẩm tiêu thụ. Đánh giá trung tâm
bằng cách so sánh giữa chi phí thực tế và chi phí dự toán của trung tâm.
Các chỉ tiêu thường dùng để đánh giá trách nhiệm trung tâm này là tỷ lệ thực hiện kế
hoạch doanh thu, tỷ lệ hoàn thành chi phí bỏ ra để tạo ra doanh thu, tỷ lệ lãi gộp đạt được.
Công thức:
7
8
- Tỷ lệ thực hiện kế hoạch doanh thu = x 100%
Tỷ lệ trên cho biết trong kỳ trung tâm doanh thu đạt được bao nhiêu phần trăm kế
hoạch đề ra, tỷ lệ này càng cao càng tốt. Tùy thuộc vào mức độ phân cấp mà có thể
xác định doanh thu thực tế phát sinh.
- Tỷ lệ thực hiện kế hoạch chi phí = x 100%
Doanh thu cao chưa chắc đã đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Nếu mục tiêu của
doanh nghiệp là lợi nhuận thì ngoài việc sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ thực hiện kế hoạch
doanh thu, để đánh giá trách nhiệm của trung tâm doanh thu, ta còn phải sử dụng chỉ
tiêu tỷ lệ thực hiện kế hoạch chi phí bỏ ra để có doanh thu, và đánh giá thêm về khả
năng sinh lợi trên doanh thu thông qua tỷ lệ lãi gộp. Tỷ lệ này cho biết trong kỳ
trung tâm đã được bao nhiêu phần trăm kế hoạch, tỷ lệ này càng thấp càng tốt.
- Tỷ lệ lãi gộp = x 100%
Tỷ lệ lãi gộp cho biết cứ một trăm đồng doanh thu thì tạo ra được bao nhiêu đồng lãi
gộp và tỷ lệ này càng cao thì khả năng sinh lời càng cao.
1.3.2.4. Trung tâm lợi nhuận
Trách nhiệm của trung tâm là tổ chức hoạt động kinh doanh sao cho lợi nhuận đạt
cao nhất. Nhà quản trị được giao vốn và những quyền hạn nhất định trong việc sử dụng
số vốn đó để tạo ra lợi nhuận. Do vậy, bên cạnh trách nhiệm phải tạo ra lợi nhuận cao
còn phải kiểm soát chi phí phát sinh. Kế toán quản trị đánh giá trung tâm qua việc thực
hiện chỉ tiêu lợi nhuân, giá bán và lượng bán.
Khi đánh giá kết quả của trung tâm lợi nhuận, trước tiên kế toán quản trị sẽ thực hiện
đánh giá theo chỉ tiêu cơ bản sau:
- Mức lợi nhuận thực hiện so với kế hoạch được giao:
o Số tuyệt đối: Mức tăng/giảm lợi nhuận = LN thực tế - LN kế hoạch
o Số tương đối: Tỷ lệ thực hiện kế hoạch lợi nhuận = LN thực tế/LN kế hoạch
Nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận là doanh thu và chi phí nên để đánh giá
chính xác kết quả của trung tâm lợi nhuận, kế toán quản trị trước hết sẽ xác định phạm vi
chi phí mà nhà quản trị trung tâm có thể kiểm soát được, rồi áp dụng phương pháp phân
tích biến động chi phí như phương pháp áp dụng ở cá trung tâm chi phí. Đối với chỉ tiêu
doanh thu, kế toán đánh giá qua hai khía cạnh:
- Có đạt được mức tiêu thụ dự toán hay không?
8
9
- Giá bán có đúng như dự toán hay không?
- Cơ cấu hàng bán có đúng như dự toán hay không?
1.3.2.5. Trung tâm đầu tư
Đối với trung tâm đầu tư ngoài chỉ tiêu tỷ lệ lợi nhuận trước thuế và trả lãi/ giá trị
trài sản bình quân tính cho toàn bộ tổ chức, Kế toán quản trị còn đánh giá thêm các chỉ
tiêu:
-Tỷ lệ lợi nhuận/Vốn sử dụng bình quân(ROI)
Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu lợi nhuận đã được tạo ra so với giá trị các nguồn
lực đầu tư, công thức tính:
ROI
(Tỷ lệ lợi nhuận/Vốn sử dụng bình quân)
=
Chỉ tiêu ROI có thể phân tích thành:
ROI =
(1)
x
(2)
ROI = Tỷ lệ lãi trên doanh thu x Hệ số quay vòng vốn sử dụng
Nhân tố (1) phản ánh khả năng sinh lợi của doanh thu. Nếu tỷ lệ lãi trên doanh thu
của một bộ phận tăng và các yếu tố khác không đổi, thì tỷ lệ lợi nhuận/ Vốn đầu tư của
bộ phận đó sẽ tăng.
Nhân tố (2) phản ánh tính hiệu quả của việc sử dụng vốn, thể hiện bằng tỷ lệ tạo ra
doanh thu của từng đồng vốn. Mỗi đồng vốn càng tạo ra nhiều đồng doanh thu thì việc
sử dụng vốn càng hiệu quả. Nếu hệ số quay vòng vốn tăng mà những yếu tố khác không
đổi thì ROI sẽ tăng.
Chỉ tiêu ROI là một chỉ tiêu đánh giá rất hữu ích vì cả ba yếu tố (doanh thu, chi phí,
và tài sản đầu tư), thuộc quyền kiểm soát cảu các nhà quản lý trung tâm đầu tư, đều được
đưa vào công thức tính chỉ tiêu. Do có đặc điểm đo lường khả năng sinh lợi của vốn đầu
tư, nên chỉ tiêu ROI cũng có thể dùng để so sánh hiệu quả sử dụng đồng vốn đầu tư giữa
các trung tâm với nhau. Giá trị của chỉ tiêu càng cao, tài sản được sử dụng càng hiệu quả.
-Lãi thặng dư (RI)
Để khắc phục những hạn chế của ROI và để khuyến khích các nhà quản trị các trung
tâm đầu tư tận dụng mọi cơ hội kinh doanh có đem lại lợi nhuận cho tổ chức nói chung,
kế toán quản trị sử dụng một chỉ tiêu bổ sung để đánh giá kết quả của trung tâm đầu tư, đó
là chỉ tiêu lãi thặng dư (RI)
9
10
Lãi thặng dư là một chỉ tiêu tuyệt đối, phản ánh phần lãi kinh doanh bộ phận vượt
trội chỉ tiêu lãi bộ phận. Chỉ tiêu lãi bộ phận do quản lý cấp cao giao cho trung tâm đầu
tư, căn cứ trên các nhân tố như chi phí đầu tư cho các hoạt động kinh doanh của bộ phận
và mức ROI bình quân của toàn doanh nghiệp. Chỉ tiêu “Lãi kinh doanh bộ phận” được
tính bằng cách nhân mức ROI bình quân với giá trị vốn đầu tư ở từng bộ phận.
Lãi thặng dư (RI) được tính như sau:
RI = Lợi nhuận – Chi phí vốn
RI = Lợi nhuận – (Vốn đầu tư x Tỷ suất chi phí vốn)
Trong đó, chi phí vốn là những phí tổn mà trung tâm phải bỏ ra để có được vốn đầu
tư như: lãi vay, cổ tức phải trả,…Tỷ suất chi phí vốn đầu tư thường do tổ chức quy định
chung cho toàn doanh nghiệp.
Sử dụng chỉ tiêu lãi thặng dư làm thước đo kết quả bộ phận có ưu điểm là đánh giá
đúng kết quả của các trung tâm đầu tư, vì chỉ tiêu này đã đặt các trung tâm đầu tư lên
cùng một mặt bằng so sánh. Ngoài ra, lãi thặng dư còn khuyến khích các nhà quản lý bộ
phận chấp nhận bất kỳ cơ hội kinh doanh nào được dự kiến sẽ mang lại ROI cao hơn mức
ROI bình quân.
Tuy nhiên RI cũng có hạn chế là được tính bằng con số tuyệt đối nên khó có thể
đánh giá được hoạt động của các trung tâm đầu tư có quy mô vốn khác nhau.
Như vậy, cả ROI và RI đều có những hạn chế, cho nên chúng thường được sử dụng
phối hợp với nhau trong quá trình đánh giá sự thực hiện của các trung tâm đầu tư.
1.3.3.Xây dựng các báo cáo trách nhiệm của các trung tâm trách nhiệm
1.3.3.1. Mục tiêu, đặc điểm và yêu cầu của báo cáo kế toán trách nhiệm
a. Mục tiêu
Ghi nhận việc thực hiện mục tiêu và so sánh với mục tiêu được phân công của mỗi
bộ phận trong doanh nghiệp. Sau đó, hệ thống sẽ tổng hợp việc thực hiện mục tiêu của
các cấp dưới lên cấp cao hơn, và cứ thực hiện như vậy cho đến khi tổng hợp được việc
thực hiện mục tiêu của toàn doanh nghiệp, so sánh với mục tiêu doanh nghiệp và tạo báo
cáo thực hiện theo từng bộ phận và toàn doanh nghiêp. Sự khác biệt giữa thông tin thực
hiện với mục tiêu dự toán sẽ giúp nhà quản trị đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động của
các cấp quản trị bộ phận.
b. Đặc điểm
Mức độ chi tiết khác nhau với những cấp độ quản lý khác nhau. Với cấp quản lý càng
thấp thì các mức độ chi tiết của các chỉ tiêu báo cáo càng nhiều. Những kết quả tổng cộng
10
11
từ báo cáo của một cấp quản lý sẽ được báo cáo lên cho cấp quản lý cao hơn kế tiếp. Dữ
liệu được tổng hợp, chắt lọc và cô đọng khi thông tin được báo cáo lên cho những cấp độ
quản lý cao hơn, có nghĩa là mức độ chi tiết của các chỉ tiêu sẽ giảm dần ở cấp quản lý
càng cao.
Những bảng báo cáo mà được phát hành dưới một hệ thống báo cáo trách nhiệm có
mối liên hệ mật thiết vói nhau. Thông tin trong báo cáo ở cấp thấp mang tính giải thích,
chứng minh cho các chỉ tiêu trong báo cáo ở cấp cao hơn.
Báo cảo phải bao gồm tất cả những chỉ tiêu doanh thu, chi phí và lợi nhuận có thể xác
định trực tiếp hay phân bổ gián tiếp đến cấp quản lý cụ thể và căn cứ vào tính có thể kiểm
soát được đối với từng chỉ tiêu cụ thể. Khi áp dụng phương pháp này, cần phải thận trọng
khi phân tách giữa những hạng mục có thể kiểm soát được và không thể kiểm soát được
để xác định rõ những hạng mục mà một nhà quản lý có thể và phải chịu trách nhiệm đối
với nó.
c. Các yêu cầu cơ bản của báo cáo trách nhiệm
Báo cáo trách nhiệm là một bộ phận của báo cáo kế toán quản trị, do vậy trước hết
báo cáo kế toán trách nhiệm phải đáp ứng được các yêu cầu chung của bóa cáo kế toán
quản trị. Ngoài ra, do tính đặc thù riêng có cũng như để phát huy được tác dụng thì báo
cáo trách nhiệm phải thỏa mãn những yêu cầu sau:
Báo cáo phải được lập và truyền đạt kịp thời
Báo cáo phải được thực hiện thường xuyên, liên tục
Hình thức phải tương đối đơn giản, dễ hiểu và có sự so sánh.
1.3.3.2. Các loại báo cáo trách nhiệm
Thông tin kế toán trách nhiệm cung cấp cho nhà quản lý trong doanh nghiệp
cơ sở để đánh giá trách nhiệm quản trị của từng đơn vị, bộ phận gắn với từng trung tâm
trách nhiệm cụ thể thông qua trách nhiệm quản trị nguồn lực của bộ phận, mức tiêu hoa
của các nguồn lực và mức độ hoàn thành công việc của họ.Căn cứ vào nội dung và hình
thức báo cáo, có thể chia báo cáo trách nhiệm làm hai nhóm:
a. Nhóm báo cáo thực hiện
Là loại báo cáo phản ánh cụ thể, chi tiết tình hình hoạt động, tình hình tài chính, kết
quả sản xuất kinh doanh của từng bộ phận, từng chức năng, từng lĩnh vực hoạt động của
doanh nghiệp. Các trung tâm cấp thấp hơn phải báo cáo lên cấp cao hơn tình hình thực
11
12
hiện chỉ tiêu chủ yếu của trung tâm mình định kỳ. Qua đó cấp nhận được báo cáo kiểm
soát được hoạt động của cấp dưới trực thuộc.
Báo cáo thực hiện gồm:
+ Báo cáo chi phí: Là báo cáo thực hiện của các trung tâm chi phí. Báo cáo này có
thể được chi tiết theo yếu tố và khoản mục tùy thuộc vào yêu cầu của việc đánh
giá trách nhiệm ở các trung tâm chi phí.
+ Báo cáo doanh thu: Là báo cáo thực hiện ở các trung tâm doanh thu để báo cáo
tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ ở từng
trung tâm cũng như tổng hợp doanh thu của toàn doanh nghiệp. Báo cáo này có
thể chi tiết theo từng lĩnh vực hoạt động, theo từng chi nhánh, khu vực, cửa hàng
tiêu thụ hoặc theo từng nhóm mặt hàng, sản phẩm cụ thể,… tùy thuộc vào đặc
điểm, tình hình tiêu thụ của từng đơn vị.
+ Báo cáo lợi nhuận bộ phận: Là công cụ đánh giá tình hình thực hiện của các
trung tâm lợi nhuận và trách nhiệm của những người đứng đầu trung tâm đó. Bộ
phận là tất cả các đơn vị hay hoạt động trong tổ chức mà xác định được doanh
thu, chi phí và lợi nhuận.
+ Báo cáo lợi nhuận toàn doanh nghiệp: Là báo cáo kết quả của toàn doanh nghiệp
và được tổng hợp từ cá bóa cáo lợi nhuận bộ phận dùng để đánh giá trách nhiệm
quản trị của nhà quản lý ở các trung tâm đầu tư.
b. Nhóm báo cáo phân tích
Là phân tích sự biến động của các chỉ tiêu thực hiện so với kế hoạch trong mối quan
hệ với các yếu tố cấu thành từng chỉ tiêu đó nhằm có cơ sở đầy đủ hơn trong việc đánh
giá trách nhiệm quản trị các chỉ tiêu được giao cho các trung tâm trách nhiệm và từng bộ
phận trong doanh nghiệp.
Báo cáo phân tích gồm:
+ Báo cáo phân tích tình hình thực hiện chi phí của các trung tâm chi phí
+ Báo cáo phân tích tình hình thực hiện doanh thu của các trung tâm doanh thu.
+ Báo cáo phân tích tình hình thực hiện doanh thu của các trung tâm lợi nhuận.
+ Báo cáo phân tích phản ánh tình hình sử dụng hiệu quả vốn đầu tư của các trung
tâm đầu tư.
1.3.3.3. Nội dung của hệ thống báo cáo trách nhiệm
Báo cáo được thiết kế chứa đựng những thông tin về các dữ liệu tài chính theo các
trung tâm trách nhiệm trong một tổ chức, và cho các cấp quản lý khác nhau, thông qua
12
13
việc tính những khoản doanh thu, chi phí mà một nhà quản lý nào đó có thể kiểm soát
được đối với bộ phận mình. Đồng thời, số lượng các cấp quản lý trong một trung tâm
trách nhiệm tùy thuộc vào cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp.
Tùy theo mỗi loại trung tâm trách nhiệm mà nội dung báo cáo sẽ khác nhau và mang
đặc trưng riêng:
Báo cáo trách nhiệm của các trung tâm chi phí: Là bảng so sánh chi phí thực hiện và dự
toán, xác định mức chênh lệch giữa chi phí thực hiện so với dự toán.
Bảng 1.1: Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí
Báo cáo trách nhiệm của trung
tâm chi phí định mức
Dự toán Thực tế Chênh lệch
Báo cáo cho Giám đốc Nhà máy
1. Chi phí sản xuất của Phân
xưởng 1
2. Chi phí sản xuất của Phân
xưởng 2
3. Chi phí sản xuất của Phân
xưởng 3
–
–
–
Cộng (
Các báo cáo của các trung tâm chi phí được trình bày theo các cấp quản lý tương
ứng với các bộ phận thuộc trung tâm. Báo cáo sẽ được thực hiện theo luồng thông tin từ
dưới lên trên và trách nhiệm chi tiết đến từng bộ phận sẽ tùy thuộc vào cơ cấu bộ máy tổ
chức quản lý của từng công ty. Báo cáo của cấp càng thấp thì càng chi tiết, cấp càng cao
thì càng súc tích, tổng hợp.
Báo cáo trách nhiệm của các trung tâm doanh thu: Là báo cáo nhằm đánh giá trách nhiệm
và thành quả hoạt động dựa trên báo cáo thực hiện doanh thu thực tế so với doanh thu dự
toán ban đầu, kèm theo phân tích ảnh hưởng của các nhân tố như giá bán, sản lượng tiêu
thụ, cơ cấu sản phẩm tiêu thụ và biến động của doanh thu trong trung tâm đó.
Bảng 1.2: Báo cáo trách nhiệm của trung tâm doanh thu
Báo cáo trách Doanh Doanh Chênh lệch Ảnh hưởng biến động của
13
14
nhiệm trung tâm
doanh thu
thu
thực
tế
thu dự
toán
các nhân tố
Đơn
giá
bán
Số
lượng
tiêu
thụ
Cơ cấu
mặt
hàng tiêu
thụ
Báo cáo cho giám đốc kinh doanh
1. Chi nhánh 1
a
1
b
1
b
1
- a
1
X
1
Y
1
Z
1
2. Chi nhánh 2
a
2
b
2
b
2
- a
2
X
2
Y
2
Z
2
3. Chi nhánh 3
a
3
b
3
b3 - a3 X
3
Y
3
Z
3
Cộng toàn công ty
a1+a2
+a3
b
1
+ b
2
+
b
3
(b
1
+ b
2
+ b
3
)-
(a1+a2+a3)
X
1
+ X
2
+X
3
Y
1
+Y
2
+
Y
3
Z
1
+Z
2
+
Z
3
Báo cáo trách nhiệm của các trung tâm lợi nhuận: Là báo cáo nhằm đánh giá trách nhiệm
của trung tâm dựa trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và thường được trình bày
theo dạng số dự đảm phí nhằm xác định số dư của từng bộ phận trong phạm vi được phân
cấp và kiểm soát về chi phí, doanh thu, đồng thời, đánh giá được đóng góp của từng bộ
phận vào lợi nhuận chung của công ty.
Bảng1.3: Báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận
Báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận Dự toán Thực tế Biến động
1. Doanh số
2. Biến phí
- Sản xuất
- Lưu thông và quản lý
3. Số dư đảm phí
4. Định phí trực tiếp
5. Số dư bộ phận kiểm soát được
6. Định phí không kiểm soát được
7. Số dư bộ phận
8. Chi phí chung của công ty phân bổ
9. Lợi nhuận trước thuế
Báo cáo trách nhiệm của các trung tâm đầu tư: Là báo cáo dùng để đánh giá trách nhiệm
của trung tâm đầu tư.
Bảng 1.4. Báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư
Nội dung Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch
1. Doanh thu thuần
2. Biến phí
3. Số dư đảm phí
14
15
4. Định phí bộ phận
5. Số dư bộ phận
6. Chi phí chung phân bổ
7. Lợi nhuận trước thuế
8. Chi phí thuế TNDN
9. Lợi nhuận sau thuế TNDN
10. Vốn đầu tư
11. Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI)
12. Thu nhập thặng dư (RI)
Báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư cũng là sản phẩm cuối cùng và cao cấp
nhất của hệ thống kế toán trách nhiệm, là một bộ phận quan trọng trong hệ thống báo cáo
Kế toán quản trị của doanh nghiệp. Mỗi trung tâm trách nhiệm, mỗi bộ phận sẽ có các báo
cáo riêng mang tính chất đặc thù, trong đó nội dung báo cáo gắn liền với các chỉ tiêu
nhằm đánh giá kết quả hoạt động của từng trung tâm trách nhiệm hay bộ phận đó.
Các bảng báo cáo trách nhiệm trên cũng chỉ là minh họa cho một số mẫu do một số
công ty sử dụng chứ hoàn toàn không phải quy định chung cho tất cả công ty bởi vì trong
thực tế không có mẫu biểu chính xác của một bảng báo cáo của từng bộ phận trong doanh
nghiệp mà vấn đề này phụ thuộc vào từng tổ chức kinh tê, từng doanh nghiệp cụ thể và
bản chất của trung tâm trách nhiệm.
Nói tóm lại, hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm là hệ thống báo cáo đánh giá trách
nhiệm quản trị chứa đựng nội dung các chỉ tiêu kế toán, tài chính nhằm đánh giá trách
nhiệm quản trị của các cá nhân, bộ phận trong đơn vị. Điều đó có nghĩa là hệ thống báo
cáo kế toán trách nhiệm là một bộ phận cơ bản và chủ yếu của hệ thống báo cáo đánh giá
kế toán trách nhiệm quản trị trong đơn vị.
1.4. Tóm tắt một số công trình nghiên cứu trước về kế toán trách nhiệm
1.4.1. Tổ chức công tác kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần dược Danapha
- Tác giả: Tôn Nữ Xuân Hương.
- Thời gian, địa điểm: Đà Nẵng, năm 2012.
1.4.1.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm về cơ cấu tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và các yêu
cầu quản trị nội bộ, đánh giá trách nhiệm tại Công ty.
15
16
- Trên cơ sở đó, tổ chức công tác KTTN đảm bảo thông tin kế toán quản trị phục vụ
đầy đủ việc đánh giá trách nhiệm của từng đơn vị, bộ phận, cá nhân liên quan đến kết
quả cuối cùng của Công ty.
1.4.1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Về đối tượng: Nghiên cứu những nội dung cơ bản và tổ chức công tác KTTN tại
công ty CP dược Danapha.
- Về phạm vi: Tất cả các bộ phận tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.4.1.3. Phương pháp khảo sát và xử lý số liệu
Hệ thống hóa, thống kê, so sánh, phân tích…tìm hiểu thực tế liên quan KTTN…
1.4.1.4. Kết quả khảo sát và kết luận của công trình
- Kết quả khảo sát: Luận văn không thu thập số liệu cụ thể mà chỉ đi sâu tìm hiểu các
phần hành kế toán, các bộ phận tham gia vào các phần hành. Cách thức xây dựng việc
dự toán và các báo cáo kế toán phục vụ quản trị nội bộ. Đi đến đánh giá ưu, nhược
điểm.
- Kết luận: Hệ thống KTTN là công cụ quản lý hiệu quả và cần thiết để thu thập, xử lý
và cung cấp thông tin giúp nhà quản lý kiểm soát và đánh giá tốt hơn trách nhiệm của
các đơn vị, cá nhân. Đưa ra một số biện pháp cụ thể để triển khai công tác KTTN tại
Công ty.
1.4.2. Tổ chức công tác KTTN tại công ty cổ phần Vinaconex 25
- Tác giả: Nguyễn Thị Kim Đính
- Thời gian, địa điểm: Đà Nẵng, năm 2012
1.4.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Kế thừa nghiên cứu lý luận trong và ngoài nước để nghiên cứu thực tiễn và tổ chức
KTTN tại Công ty Cổ phần Vinaconex 25.
1.4.2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Những nội dung cơ bản về KTTN, nghiên cứu thực trạng công tác kế
toán phục vụ quản trị nội bộ và vận dụng lý thuyết KTTN để tổ chức công tác KTTN tại
Công ty.
- Phạm vi: Công ty cổ phần Vinaconex 25.
1.4.2.3. Phương pháp khảo sát và xử lý số liệu
Thu thập thông tin, tổng hợp số liệu, phân tích số liệu thực tế, so sánh, đối chiếu và
các phương pháp khoa học khác…
16
17
1.4.2.4. Kết quả khảo sát và kết luận của công trình
- Kết quả: tìm hiểu được sự phân cấp quản lý, tổ chức bộ máy kế toán, tố chức công
tác kế toán, tổ chức báo cáo kế toán nội bộ ở từng bộ phận… Đánh giá mặt đạt được và
hạn chế.
- Kết luận: đưa ra giải pháp tổ chức công tác KTTN. Nội dung KTTN giúp cho
doanh nghiệp có một hệ thống cung cấp thông tin tin cậy để kiểm soát chặt chẽ và đánh
giá được kết quả từng bộ phận, đơn vị trực thuộc và bản thân doanh nghiệp. Đảm bảo cho
các đơn vị, bộ phận thực hiện tốt và phối hợp với nhau thực hiện mục tiêu của Công ty.
• Điểm mạnh của đề tài:
- Đều đi theo một hệ thống từ cơ sở lý luận đến thực trạng và cuối cùng là giải pháp tổ
chức, hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm.
- Đi đúng vào đề tài không viết lan man, chung chung do nghiên cứu tại một đơn vị cụ thể
- Đánh giá được thực trạng hệ thống quản lý ở các đơn vị (có nêu ưu và nhược điểm)
- Tổ chức được các trung tâm trách nhiệm và đánh giá thành quả của các trung tâm đó.
• Điểm yếu của đề tài:
- Các nghiên cứu đều không đi sâu thu thập và phân tích số liệu cụ thể.
17
18
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
- Trong chương 1 của bài nghiên cứu, nhóm tác giả đã tập trung khái quát các đặc điểm
về kế toán trách nhiệm, xác định các nội dung của kế toán trách nhiệm như: tổ chức
phân cấp quản lý, tổ chức các trung tâm trách nhiệm, xác định các chỉ tiêu đánh giá
thành quả quản lý và hệ thống báo cáo trách nhiệm có liên quan. Đồng thời đánh giá
được vai trò của dự toán trong hệ thống kế toán trách nhiệm khi các trung tâm đều có
báo cáo với nội dung đều so sánh giữa kết quả thực tế và định mức. Chương 1 cũng
đồng thời đưa ra các mẫu biểu báo cáo trách nhiệm của các trung tâm chi phí, trung
tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư.
- Đồng thời nhóm cũng đưa ra một số đề tài nghiên cứu về kế toán trách nhiệm trước
đó và nêu lên những ưu khuyết điểm của nó để từ đó có hướng cho việc phân tích đề
tài.
- Việc nghiên cứu cơ sở lý luận của tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm sẽ là nền tảng
để nhóm có thể đánh giá thực trạng và hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm ở các
doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
======Hết chương 1======
18
19
Chương 2: THỰC TRẠNG MÔ HÌNH KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM Ở MỘT SỐ
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
Kết quả khảo sát mô hình tổ chức quản lí kinh doanh và kế toán
Trong phần này, nhóm sẽ trình bày rõ công việc khảo sát trong thời gian qua như
sau:
Xây dựng các biến sử dụng trong nghiên cứu:
Biến phụ thuộc (hay biến nghiên cứu) là mục tiêu khảo sát của đề tài. Nội dung khảo
sát tập trung trả lời 2 câu hỏi:
• Có hay không việc áp dụng hệ thống kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp
sản xuất thông qua việc lập báo cáo bộ phận.
• Xem xét tính hữu hiệu và hiệu quả tại các công ty có tổ chức thực hiện kế toán
trách nhiệm thông qua các thông tin chi tiết về doanh thu, chi phí, lợi nhuận được
trình bày trên báo cáo bộ phận.
Biến độc lập (hay biến nhân tố): Trong phạm vi của đề tài, nhóm khảo sát 3 yếu tố
ảnh hưởng là quy mô, lĩnh vực kinh doanh và hình thức tổ chức kế toán.
• Biến thứ nhất là nhân tố “Quy mô”, biến quy mô được đo lường bằng giá trị tài sản thuần
của mỗi doanh nghiệp được chọn làm mẫu. Hiện nay việc áp dụng hệ thống kế toán trách
nhiệm không phải là phổ biến, việc thống kê và phân tích về quy mô của doanh nghiệp sẽ
cho biết được với quy mô đó doanh nghiệp có áp dụng mô hình kế toán trách nhiệm hay
không. Dựa vào kết quả nghiên cứu thực nghiệm của các nghiên cứu đi trước liên quan
đến tổ chức và hoàn thiện kế toán trách nhiệm như:
- Tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm của kế toán quản trị tại các doanh nghiệp Việt Nam
của tác giả Nguyễn Đình Hùng (năm 2003).
- Hoàn thiện kế toán đánh giá trách nhiệm bộ phận tại Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam của
tác giả Đỗ Thị Xuân Thu (năm 2011).
- Tổ chức công tác kế toán trách nhiệm về chi phí tại Công ty Sợi thuộc Tổng Công ty Cổ
phần Dệt may Hòa Thọ của tác giả Nguyễn Thị Linh Nguyệt (năm 2008).
- Hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty Vận tải quốc tế I.T.I của tác giả
Dương Thị Cẩm Nhung (năm 2007)
Tên công ty
Giá trị tài sản thuần
(triệu đồng)
Công ty Kinh Đô
270.078
19
20
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam 12.477.205
Công ty Cổ phần Dệt may Hòa Thọ 207.311
Công ty Vận tải quốc tế I.T.I
(Nguồn: Báo cáo tài chính các công ty tại năm phân tích)
Các doanh nghiệp trong các báo cáo trên đều có tổ chức hệ thống kế toán trách
nhiệm tùy theo mức độ khác nhau và đều có quy mô giá trị tài sản thuần lớn và khá lớn.
Từ đó, nhóm xây dựng giả thuyết nghiên cứu cho đề tài:
Giả thuyết H1: Các công ty có tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm là các công ty
có quy mô lớn với giá trị tài sản thuần từ 100 tỷ trở lên.
• Biến thứ hai: Cùng với việc kế thừa kết quả các nghiên cứu đi trước (như đã nêu) nhóm
chọn biến thứ hai là nhân tố “Lĩnh vực kinh doanh”. Để đo lường cũng như biết chính xác
mối liên hệ giữa biến nhân tố này với biến nghiên cứu, chúng ta sẽ dựa trên kết quả khảo
sát thống kê số lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp để phân tích. Thông qua khảo
sát để biết được những công ty nào hoạt động đơn ngành hay đa lĩnh vực thường tổ chức
hệ thống kế toán trách nhiệm.
Tên công ty
Số lượng ngành nghề
kinh doanh
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam 14
Công ty Cổ phần Dệt may Hòa Thọ 2
Công ty Kinh Đô 8
Công ty Vận tải quốc tế I.T.I 1
(Nguồn: Báo cáo tài chính các công ty tại năm phân tích)
Các công ty trong các nghiên cứu đi trước đều kinh doanh đa lĩnh vực. Từ đó, nhóm xây
dựng giả thuyết nghiên cứu thứ hai cho đề tài:
Giả thuyết H2: Các công ty hoạt động kinh doanh đa lĩnh vực sẽ có xu hướng tổ
chức hệ thống kế toán trách nhiệm nhiều hơn các công ty kinh doanh đơn ngành.
• Cuối cùng, nhóm lập biến thứ ba là tổ chức bộ máy kế toán. Để đo lường biến này nhóm
dùng hình thức tổ chức kế toán tập trung hay phân tán. Việc xem xét hình thức tổ chức kế
toán sẽ cho biết được doanh nghiệp có tổ chức phân việc, phân quyền thực hiện công việc
một cách chặt chẽ và hợp lý hay không. Với hình thức tổ chức bộ máy kế toán đó, doanh
nghiệp có xu hướng tổ chức kế toán trách nhiệm hay không?
Tên công ty Hình thức tổ chức bộ
20
21
máy kế toán
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Phân tán
Công ty Cổ phần Dệt may Hòa Thọ Tập trung
Công ty Kinh Đô Phân tán
Công ty Vận tải quốc tế I.T.I
(Nguồn: Báo cáo tài chính các công ty tại năm phân tích)
Với kết quả thực nghiệm trên, xây dựng giả thuyết nghiên cứu thứ ba là:
Giả thuyết H3: Phần lớn các công ty có mô hình tổ chức kế toán phân tán thường
tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm hơn các công ty có mô hình kế toán tập trung.
Chọn mẫu trong nghiên cứu:
Chọn mẫu cũng đóng một vai trò quan trọng trong bài nghiên cứu. Mẫu được chọn
trong bài là các công ty có cổ phiếu niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí
Minh (HOSE). Dựa vào kết quả nghiên cứu trước đây liên quan đến hệ thống kế toán
trách nhiệm như đã nêu tên ở trên, nhóm muốn thu hẹp phạm vi nghiên cứu cho đề tài so
với nghiên cứu trên các doanh nghiệp tại Việt Nam và mở rộng hơn so với các nghiên cứu
tại một doanh nghiệp cụ thể.
Dữ liệu nghiên cứu định lượng trong bài nghiên cứu là dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu thứ
cấp là các báo cáo tài chính năm 2011 của các công ty có cổ phiếu niêm yết tại Sở giao
dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE). Nhóm đã lựa chọn được 50 công ty và
phân chia 50 công ty đó thành 2 nhóm là nhóm có tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm
và nhóm không có tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm. Chọn mẫu đại diện sẽ giúp
chúng ta đạt được yêu cầu nghiên cứu đồng thời giải quyết được vấn đề thời gian và chi
phí. Một khi đã có dữ liệu đại diện và đo lường đạt giá trị và độ tin cậy, vấn đề tiếp theo
là dùng công cụ thích hợp để xử lí các thông tin đó để có thể dựa vào đó để phân tích
được những vấn đề xung quanh đề tài.
Phương pháp thống kê sử dụng:
- Phương pháp thống kê định lượng: Thống kê các chỉ tiêu quy mô giá trị tài sản
thuần, lĩnh vực kinh doanh và hình thức tổ chức bộ máy kế toán theo số lượng, tỷ
lệ với mục đích đưa ra nhận định sơ bộ về sự tác động của 3 yếu tố đến việc tổ
21
22
chức hệ thống kế toán trách nhiệm. Việc thống kê được thực hiện trên dữ liệu đã
được sàn lọc.
- Kiểm định giả thuyết về giá trị trung bình của hai mẫu độc lập và kiểm định giả
thuyết về hệ số tương quan tuyến tính được sử dụng để đánh giá sự tác động của
các nhân tố đến công tác tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm thông qua việc tổ
chức Hệ thống kế toán trách nhiệm hay mức độ tương quan của từng nhân tố đến
việc tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm. Và mức độ cung cấp thông tin trên báo
cáo bộ phận để đánh giá tính hữu hiệu và hiệu quả của các công ty có tổ chức hệ
thống kế toán trách nhiệm.
Kết quả khảo sát sau khi thực hiện thống kê trên phần mềm thống kê SPSS
Kết quả khảo sát sau khi thực hiện thống kê trên phần mềm thống kê SPSS
Kết quả khảo sát quy mô của doanh nghiệp
Bảng 2.1.Tính phân bố Hệ thống kế toán trách nhiệm trên các doanh nghiệp
được khảo sát
Hệ thống kế toán trách nhiệm
Frequenc
y Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid Không 27 54.0 54.0 54.0
Có 23 46.0 46.0 100.0
Total 50 100.0 100.0
Kết quả khảo sát cho thấy, trong số 50 doanh nghiệp khảo sát thì có 23 công ty có lập báo
cáo bộ phận tỷ lệ 46% và có 27 công ty không lập báo cáo bộ phận tỷ lệ 54%. Như vậy
trong 50 doanh nghiệp đó chỉ có 23 công ty có tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm.
Bảng 2.2.Phân loại Quy mô theo Tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm
22
23
Giá trị tài sản thuần * Báo cáo bộ phận Crosstabulation
Báo cáo bộ phận
TotalKhông Có
Giá trị tài sản
thuần
GTTST dưới 100 tỷ Count 5 1 6
% within Bao cao bo
phan
18.5% 4.3% 12.0%
GTTST từ 100 -
1000 tỷ
Count 19 17 36
% within Bao cao bo
phan
70.4% 73.9% 72.0%
GTTST từ 1000 tỷ
trở lên
Count 3 5 8
% within Bao cao bo
phan
11.1% 21.7% 16.0%
Total Count 27 23 50
% within Bao cao bo
phan
100.0% 100.0% 100.0%
Xét về quy mô của giá trị tài sản thuần, quy mô dưới 100 tỷ chỉ có 6 công ty và chỉ
có 1 công ty có tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm, quy mô từ 100 – 1000 tỷ có 36
công ty trong đó có 15 công ty có tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm và 21 công ty
không có tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm. Quy mô từ 1000 tỷ trở lên có 8 công ty
trong đó có 4 công ty có tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm và 4 công ty không tổ chức
hệ thống kế toán trách nhiệm. Như vậy, trong 20 công ty có lập tổ chức hệ thống kế toán
trách nhiệm chỉ có 1 công ty ở mức quy mô giá trị tài sản thuần dưới 100 tỷ còn lại đều từ
100 – 1000 tỷ và trên 1000 tỷ.
Trả lời được giả thuyết H1: Vậy theo kết quả thống kê thì biến quy mô với giá trị
tài sản thuần có ảnh hưởng đến việc có tổ chức thực hiện kế toán trách nhiệm tại các
23
24
doanh nghiệp, tức là những công ty có quy mô càng lớn thì càng có tổ chức hệ thống kế
toán trách nhiệm.
Bảng 2.3. Phân loại Số lĩnh vực kinh doanh theo Tổ chức hệ thống kế toán
trách nhiệm
Số lĩnh vực kinh doanh * Báo cáo bộ phận Crosstabulation
Báo cáo bộ phận
TotalKhông Có
Số lĩnh vực kinh
doanh
1 Count 2 0 2
% within Bao cao bo
phan
7.4% .0% 4.0%
2 Count 13 8 21
% within Bao cao bo
phan
48.1% 34.8% 42.0%
3 Count 11 12 23
% within Bao cao bo
phan
40.7% 52.2% 46.0%
4 Count 1 3 4
% within Bao cao bo
phan
3.7% 13.0% 8.0%
Total Count 27 23 50
% within Bao cao bo
phan
100.0% 100.0% 100.0%
Từ bảng thống kê cho thấy, trong 23 doanh nghiệp có lập báo cáo báo cáo bộ phận
thì có đến 12 công ty hoạt động kinh doanh đến 3 lĩnh vực tỷ lệ 52,2%, 8 công ty kinh
doanh 2 lĩnh vực 34,8% và 3 công ty kinh doanh đến 4 lĩnh vực tỷ lệ 13%. Không có công
24
25
ty nào kinh doanh 1 lĩnh vực. Như vậy, hiện nay đa số các công ty đều hoạt động kinh
doanh đa lĩnh vực ngành nghề, xu hướng các công ty lập báo cáo bộ phận đều là các công
ty này.
Theo đó trả lời được giả thuyết H2, nhóm nhận thấy rằng biến lĩnh vực kinh doanh
có tác động đến việc tổ chức thực hiện kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp, đặc biệt
là những doanh nghiệp có quy mô giá trị tài sản thuần cao, tức là những công ty hoạt
động trong lĩnh vực đa lĩnh vực ngành nghề thì có xu hướng tổ chức thực hiện kế toán
trách nhiệm nhiều hơn các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đơn ngành.
Bảng 2.4.Phân loại Hình thức tổ chức theo Tổ chức hệ thống kế toán trách
nhiệm
Hinh thuc to chuc bo phan ke * Bao cao bo phan Crosstabulation
Báo cáo bộ phận
TotalKhông Có
Hình thức tổ chức Tập
trung
Count 11 9 20
% within Bao cao bo
phan
40.7% 39.1% 40.0%
Phân tán Count 16 14 30
% within Bao cao bo
phan
59.3% 60.9% 60.0%
Total Count 27 23 50
% within Bao cao bo
phan
100.0% 100.0% 100.0%
Kết quả thống kê cho thấy, về hình thức kế toán tập trung có 20 công ty trong đó
có 9 công ty có tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm và 11 công ty không tổ chức hệ
thống kế toán trách nhiệm. Hình thức tổ chức phân tán có 30 công ty trong đó có 14 công
ty có tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm và 16 công ty không có tổ chức hệ thống kế
25