Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Giải pháp hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong điều kiện hiện nay.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383 KB, 13 trang )


i
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ______________________________________ iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU _________________________________________ v
LỜI MỞ ĐẦU ________________________________________________________ 1
1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI _____________________________ 1
A. Tình hình nghiên cứu ngoài nước _____________________________________ 1
B. Tình hình nghiên cứu trong nước ______________________________________ 1
2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ______________________________________ 3
3. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI _________________________________________________ 5
4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU ________________________________ 5
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ______________________________________ 5
6. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ____________________________________________ 6
7. KẾT CẤU ĐỀ TÀI ___________________________________________________ 7
CHƯƠNG 1 __________________________________________________________ 8
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG BÁO CÁO ____________________ 8
KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ___________________ 8
1.1 Khái quát chung về báo cáo kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ______ 8
1.1.1 Khái quát về doanh nghiệp nhỏ và vừa _____________________________ 8
1.1.2.Báo cáo kế toán và các nhân tố ảnh hưởng đến báo cáo kế toán trong các
doanh nghiệp nhỏ và vừa ___________________________________________ 16
1.1.3 Báo cáo tài chính trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ___________________ 23
1.1.4. Báo cáo kế toán quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa __________ 37
1.2 Báo cáo kế toán theo kinh nghiệm một số nước trên thế giới và bài học cho Việt
Nam _______________________________________________________________ 44
1.2.1 Kinh nghiệm về lập báo cáo tài chính ____________________________ 44
1.2.2 Kinh nghiệm về báo cáo kế toán quản trị __________________________ 48
1.2.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ______________________________ 54
Kết luận chương 1 ____________________________________________________ 57


CHƯƠNG 2 _________________________________________________________ 58

ii
THỰC TRẠNG HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN _________________________ 58
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM _______________ 58
2.1 Phát triển kinh tế trong điều kiện hiện nay và yêu cầu đặt ra đối với báo cáo kế
toán của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam ______________________________ 58
2.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh và tổ chức quản lý ảnh hưởng đến việc lập và
trình bày hệ thống báo cáo kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay _______________________________________________ 60
2.2.1 Khái quát thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
nhỏ và vừa ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay _________________________ 60
2.2.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh và tổ chức quản lý ảnh hưởng đến việc lập
và trình bày hệ thống báo cáo kế toán của các SME ở Việt Nam ____________ 67
2.3 Thực trạng hệ thống báo cáo kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt
Nam hiện nay _______________________________________________________ 69
2.3.1 Những thuận lợi và khó khăn khi vận dụng hệ thống pháp lý kế toán trong
việc lập và trình bày hệ thống báo cáo kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa
_______________________________________________________________ 70
2.3.2 Thực trạng hệ thống báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở
Việt Nam ________________________________________________________ 80
2.3.3 Thực trạng hệ thống báo cáo kế toán quản trị trong các SME ở Việt Nam_ 98
2.4. Đánh giá thực trạng hệ thống báo cáo kế toán trong các SME ở Việt Nam _ 107
2.4.1 Ưu điểm ___________________________________________________ 107
2.4.2 Hạn chế ___________________________________________________ 108
2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế ________________________________ 112
Kết luận chương 2 ___________________________________________________ 116
CHƯƠNG 3 ________________________________________________________ 117
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN _____________ 117
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM ______________ 117

3.1. Yêu cầu, nguyên tắc cơ bản của việc hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán trong
các doanh nghiệp nhỏ và vừa __________________________________________ 117
3.1.1. Yêu cầu của việc hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán ______________ 117

iii
3.1.2 Nguyên tắc cơ bản của việc hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán trong các
doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam ________________________________ 118
3.2 Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt
Nam ______________________________________________________________ 119
3.2.1 Hoàn thiện các qui định kế toán về lập và trình bày báo cáo tài chính trong các
doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam ____________________________________ 119
3.2.2 Hoàn thiện việc vận dụng các quy định kế toán để ghi nhận các yếu tố trình
bày báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ___________________ 130
3.2.3 Một số giải pháp khác về hệ thống báo cáo tài chính ________________ 137
3.2.4 Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán quản trị ______________________ 139
3.3 Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán trong các
doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam ___________________________________ 152
3.3.1 Về phía Nhà nước ___________________________________________ 152
3.3.2 Về phía các tổ chức nghề nghiệp, các cơ sở đào tạo _________________ 154
3.3.3 Về phía các doanh nghiệp nhỏ và vừa ____________________________ 154
Kết luận chương 3 ___________________________________________________ 155
KẾT LUẬN CHUNG _________________________________________________ 157
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO __________________________________ 159

















iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

KÝ HIỆU
GIẢI THÍCH KÝ HIỆU
BCKT
Báo cáo kế toán
BCTC
Báo cáo tài chính
BCĐKT
Bảng cân đối kế toán
BCKQKD
Báo cáo kết quả kinh doanh
BCLCTT
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
BCKTQT
Báo cáo kế toán quản trị
BTC
Bộ Tài Chính
DN
Doanh nghiệp

FAS
Chuẩn mực kế toán tài chính
FASB
Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính
IAS
Chuẩn mực kế toán quốc tế
IASB
Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế
IASC
Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế
IFAC
Liên đoàn kế toán quốc tế
IFRS
Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế về trình bày báo cáo tài chính
TSCĐ
Tài sản cố định
SME
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
TT
Thông tư
TK
Tài khoản
VAS
Chuẩn mực kế toán Việt Nam
WTO
Tổ chức thương mại thế giới
CNTT
Công nghệ thông tin





v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

BẢNG
NỘI DUNG
TRANG
Bảng 1.1
Tiêu chuẩn phân định SME của một số nước trên thế giới
10
Bảng 1.2
Phân loại SME theo khu vực kinh tế ở Việt Nam
12
Bảng 1.3
Qui định về BCTC đối với SME ở Liên minh Châu Âu
45
Bảng 1.4
Qui định về BCTC đối với SME ở một số quốc gia
48
Bảng 1.5
Thực tiễn áp dụng kế toán quản trị tại các SME ở Malaysia
và đánh giá xếp hạng
53
Bảng 2.1
Số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh cho đến
31/12
62

Bảng 2.2
Một số tiêu chí cơ bản của doanh nghiệp nhỏ và vừa
63
Bảng 2.3
Chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, thuế của các Doanh nghiệp
nhỏ và vừa
63
Bảng 2.4
Tình hình hoạt động của doanh nghiệp cả nước tháng
1/2014

65
Bảng 2.5
Các chuẩn mực kế toán áp dụng đầy đủ cho SME
72
Bảng 2.6
Các chuẩn mực kế toán áp dụng không đầy đủ cho các SME
72
Bảng 2.7
Các chuẩn mực kế toán không áp dụng cho các SME
74
Bảng 2.8
Lĩnh vực kinh doanh
80
Bảng 2.9
Hình thức sở hữu
80
Bảng 2.10
Chế độ kế toán
81

Bảng 2.11
Thời gian hoạt động
81
Bảng 2.12
Số lượng nhân viên
82
Bảng 2.13
Mô hình bộ máy kế toán
82
Bảng 2.14
Áp dụng CNTT
82
Bảng 2.15
Kiểm định ANOVA về các mục đích lập BCTC giữa các
loại hình sở hữu
84
Bảng 2.16
Các căn cứ để xây dựng định mức chi phí
100
Bảng 2.17
Các căn cứ để xây dựng định mức về giá
101

vi

BIỂU ĐỒ
NỘI DUNG
TRANG
Biểu đồ 2.1
Số lượng SME đang hoạt động kinh doanh

62
Biểu đồ 2.2
Ảnh hưởng của nhà quản lý đến việc lập BCTC
87
Biểu đồ 2.3
Tỷ lệ SME có giao dịch ngoại tệ
92
Biểu đồ 2.4
Tỷ lệ SME có đánh giá lại ngoại tệ
92
Biểu đồ 2.5
Tỷ lệ các SME lập BCLCTT
95
Biểu đồ 2.6
Tỷ lệ các SME thực hiện kiểm toán
97
Biểu đồ 2.7
Tỷ lệ SME lập báo cáo dự toán
99
Biểu đồ 2.8
Căn cứ xây dựng định mức về giá
102
Biểu đồ 2.9
Tỷ lệ lập các BCKTQT thực hiện ở doanh nghiệp sản
xuất
103
Biểu đồ 2.10
Các yếu tố trên báo cáo chi phí
105
Biểu đồ 2.11

Tỷ lệ các BCKTQT thực hiện được lập
106
Biểu đồ 2.12
Tỷ lệ các BCKTQT phân tích được lập
107















1
LỜI MỞ ĐẦU
1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
A. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Grusd, Neville (2006) “Đề xuất giải pháp cải thiện báo cáo tài chính cho các
công ty tư nhân” đã chỉ ra những vấn đề mà các công ty tư nhân đang gặp phải khi lập
báo cáo tài chính sau vụ sụ Enron và đưa ra giải pháp cần thay đổi nguyên tắc kế toán
(GAAP) cho các công ty tư nhân trong việc trình bày báo cáo tài chính đơn giản hơn.
Li, Qingyuan, Wang, Tielin (2010) “Nâng cao chất lượng báo cáo tài chính và
hiệu quả đầu tư của công ty: Kinh nghiệm từ Trung Quốc” đã nghiên cứu mối quan hệ

giữa chất lượng báo cáo tài chính và hiệu quả đầu tư ở Trung Quốc bằng cách phân tích
nền tảng thể chế và phát triển giả thuyết. Bài viết này có ý nghĩa cho nghiên cứu xem
xét các yếu tố quyết định hiệu quả đầu tư và những hiệu quả kinh tế của các báo cáo tài
chính đem lại, đồng thời nâng cao vai trò của thông tin kế toán mà báo cáo tài chính
cung cấp.
Howard M. Armitage và Alan Webb (2013) thuộc đại học Waterloo “Việc sử
dụng công cụ kế toán quản trị tại 11 SME ở Canada” đã giải quyết được 2 vấn đề lớn:
(1) xác định mức độ áp dụng các công cụ kế toán quản trị tại các doanh nghiệp có quy
mô khác nhau và hoạt động trong những ngành nghề khác nhau, (2) giải thích lý do tại
sao một số công cụ kế toán quản trị cụ thể không được sử dụng.
Kamilah Ahmad, luận án tiến sĩ (2012) Đại học Exeter “Kế toán quản trị trong
công tác quản lý tại các SME ở Malaysia” đã chỉ ra vai trò của kế toán quản trị trong
công tác quản lý tại các SME ở Malaysia; Đồng thời xác định được các nhân tố ảnh
hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp này; Nêu lên mối liên hệ
giữa việc áp dụng kế toán quản trị với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
B. Tình hình nghiên cứu trong nước
Phạm Quang (2002) luận án tiến sĩ kinh tế Đại học Kinh tế quốc dân “Phương
hướng xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị và tổ chức vận dụng vào các doanh
nghiệp Việt Nam” đã phân tích và chỉ ra điểm xuất phát để tổ chức hệ thống kế toán
quản trị và xây dụng hệ thống báo cáo kế toán quản trị trong các doanh nghiệp nhằm
thực hiện hai chức năng cơ bản của báo cáo kế toán quản trị là chức năng định hướng

2
và chức năng đánh giá tình hình thực hiện tiêu chuẩn kiểm soát. Luận án đã nghiên cứu
thực trạng của vấn đề qua hai thời kỳ là kế hoạch hóa tập trung và thời kỳ quản lý
doanh nghiệp theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Từ đó, luận án trình
bày mục đích, tác dụng, nội dung, kết cấu và phương pháp lập những báo cáo kế toán
quản trị để thực hiện hai chức năng cơ bản của báo cáo kế toán quản trị.
Nguyễn Viết Lợi (2003) luận án tiến sĩ kinh tế Học Viện Tài Chính “Hoàn thiện
hệ thống báo cáo tài chính nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho phân tích tài chính

doanh nghiệp ở Việt Nam” đã đề xuất giải pháp hoàn thiện các chỉ tiêu trên BCTC
nhằm phục vụ cho công tác phân tích tài chính.
Nguyễn Phúc Sinh (2008) luận án tiến sĩ kinh tế “Nâng cáo tính hữu ích của
báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” đã tập trung vào
vấn đề cung cấp thông tin của BCTC, hoàn thiện các chỉ tiêu dựa vào các chuẩn mực
Việt Nam đã ban hành.
Trần Đình Phụng (2005) đề tài khoa học “Giải pháp hoàn thiện hệ thống báo
cáo kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất ở nước ta trong giai đoạn hiện
nay” đã thiết lập hệ thống báo cáo kế toán quản trị mang tính hướng dẫn để các doanh
nghiệp lựa chọn áp dụng, phù hợp với đặc điểm quản lý của đơn vị. Tuy nhiên, các đề
xuất chủ yếu vận dụng cho các doanh nghiệp có qui mô lớn.
Bùi Thị Thu Hương (2011), luận án tiến sĩ, Học viện Tài Chính “Hoàn thiện hệ
thống báo cáo kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Việt
Nam” đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán trong doanh nghiệp sản
xuất thức ăn chăn nuôi dựa vào qui định của chế độ kế toán hiện hành và chuẩn mực kế
toán Việt Nam.
Nhìn chung, các công trình khoa học này đã góp phần:
Phân tích những lý luận về bản chất vai trò, mục tiêu của báo cáo tài chính, các
nguyên tắc lập, trình bày báo cáo tài chính, nội dung thông tin trình bày trên báo cáo tài
chính, đánh giá khái quát quá trình phát triển của hệ thống báo cáo tài chính ở Việt
Nam.
Nghiên cứu hệ thống báo cáo tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam
hiện nay, tình hình thực tế việc lập báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp Việt Nam và

3
hệ thống báo cáo tài chính trên thế giới, nhìn nhận ưu, nhược điểm của hệ thống báo
cáo tài chính hiện hành ở Việt Nam.
Chỉ ra rằng hệ thống báo cáo tài chính không ngừng đổi mới và hoàn thiện cho
phù hợp với các chuẩn mực chung của kế toán quốc tế, thu hẹp sự khác nhau giữa kế
toán Việt Nam với chuẩn mực chung của kế toán quốc tế.

Phân tích báo cáo tài chính, đưa ra ý kiến nhằm nâng cao chất lượng thông tin
cũng như phát huy thực sự tác động của Báo cáo tài chính trong công tác quản lý tài
chính, đánh giá hiệu quả kinh doanh.
Một số công trình có đề cập đến các báo cáo kế toán quản trị nhưng chưa thực
sự coi trọng và mới chỉ dừng ở những doanh nghiệp đặc thù và thường có qui mô lớn.
Tóm lại, qua nghiên cứu khảo sát, chúng tôi cho rằng các công trình nghiên cứu
về báo cáo kế toán mới chủ yếu đi vào các giải pháp kế toán nói chung hoặc phân tích
lý luận và đề xuất giải pháp hoàn thiện BCTC gắn với các doanh nghiệp lớn chứ chưa
nghiên cứu trong phạm vi các SME. Hơn nữa, các công trình cũng chưa chú trọng đến
những sai sót và gian lận trong lập BCTC tại các SME; Bên cạnh đó các nghiên cứu
chưa nghiên cứu cập nhật những khác biệt về lập và trình bày BCTC của Việt Nam với
thông lệ quốc tế cũng như các quốc gia trên thế giới. Mặc dù cũng có một số công trình
nghiên cứu về báo cáo kế toán quản trị nhưng chưa gắn với phạm vi nghiên cứu tại các
SME hơn nữa các công trình này cũng đã khá lâu chủ yếu phân tích các công cụ kế
toán quản trị truyền thống mà chưa cập nhật những công cụ kế toán quản trị hiện đại.
Xuất phát từ những khía cạnh đã được nghiên cứu và những vấn đề còn tồn tại
chưa được giải quyết triệt để trong các công trình nghiên cứu đã công bố, chúng tôi
tiếp tục kế thừa các kết quả nghiên cứu trước và tập trung khai thác “khoảng trống”
nghiên cứu để góp phần phân tích rõ cơ sở luận và cơ sở thực tiễn nhằm đề xuất các
giải pháp hoàn thiện báo cáo kế toán trong các SME ở Việt Nam nhằm đáp ứng yêu
cầu phát triển kinh tế trong giai đoạn hiện nay.
2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trước những yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế nhu cầu thông tin có chất
lượng cao của những đối tượng sử dụng về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh,
huy động vốn, sử dụng tiền của các doanh nghiệp ngày càng cao. Bên cạnh đó, đòi hỏi

4
các nhà quản lý doanh nghiệp cần phải có các quyết định hợp lý để nâng cao chất
lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, tối đa hóa lợi nhuận, đảm bảo sự phát
triển bền vững của doanh nghiệp. Chính vì vậy thông tin kế toán ngày càng phát huy

tính hữu hiệu trong việc ra quyết định của các đối tượng sử dụng thống tin và báo cáo
kế toán (BCKT) là công cụ truyền tải những thông tin này.
Hệ thống BCKT là sản phẩm của công tác kế toán trong doanh nghiệp, trong đó
báo cáo tài chính (BCTC) là sản phẩm của kế toán tài chính, là cầu nối giữa doanh
nghiệp và các đối tượng sử dụng thông tin bên ngoài, còn báo cáo kế toán quản trị
(BCKTQT) là sản phẩm của kế toán quản trị có nhiệm vụ cung cấp thông tin cho chính
các nhà quản trị doanh nghiệp, giúp họ đưa ra những quyết định đúng đắn, phù hợp
trong quá trình kinh doanh. Trong những năm qua, với sự ra đời của hệ thống chuẩn
mực kế toán Việt Nam đã góp phần quan trọng hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kế
toán, tăng cường tính minh bạch của thông tin và tạo dựng môi trường kinh doanh phù
hợp với quốc tế, duy trì niềm tin cho các đối tác, đặc biệt là các đối tác nước ngoài.
Tuy nhiên, khuôn khổ pháp lý về kế toán hiện nay vẫn đang trong quá trình chỉnh sửa
và bổ sung mới, bên cạnh đó các qui định về kế toán quản trị vẫn còn thiếu.
Ở Việt Nam hiện nay số lượng SME (SME) chiếm đại đa số trong các doanh
nghiệp hoạt động (Theo tổng cục Thống kê: SME chiếm 97,63% vào năm 2012), và
trên thực tế việc vận dụng những chính sách kế toán của các SME vẫn còn những bất
cập do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hệ thống BCKT của các doanh nghiệp
Việt Nam vẫn chưa phát huy được vai trò vốn có của nó, điều này có ảnh hưởng đến
hiệu quả đầu tư, lòng tin của các đối tượng sử dụng thông tin kế toán. Chính vì vậy,
việc nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện hệ thống BCKT của các SME Việt Nam hiện
nay là vấn đề thực sự cần thiết và có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.
- Về lý luận: Lý luận về hệ thống BCKT còn chưa thực sự phù hợp với nhu cầu
thực tiễn đòi hỏi cần phải nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện.
- Về thực tiễn: Các SME hiện nay còn chưa nhận thức đầy đủ vai trò của BCKT
và chưa vận dụng đúng các chính sách để lập BCTC, còn lúng túng trong việc lập
BCKTQT vì vậy BCKT chưa đáp ứng được yêu cầu sử dụng thông tin.

5
Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết về lý luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi đã lựa
chọn đề tài: “Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán trong các SME ở Việt Nam nhằm

đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong điều kiện hiện nay”
3. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Thông qua việc hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lí luận cơ bản về hệ
thống BCKT trong các SME đồng thời nghiên cứu, đánh giá thực trạng tại các SME ở
nước ta hiện nay đề tài đề xuất hoàn thiện hệ thống BCKT phù hợp với hệ thống khuôn
khổ pháp lý về kế toán và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của SME hiện nay. Thông
qua việc hoàn thiện để đề xuất hệ thống BCKT thực sự là kênh thông tin hữu hiệu cho
việc ra quyết định kịp thời và hiệu quả của bản thân SME cũng như những đối tượng
bên ngoài SME sử dụng thông tin BCKT như cơ quan thuế, ngân hàng thương mại, cơ
quan thống kế, các nhà đầu tư…
4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống BCKT của các SME, trong đó bao
gồm cả BCTC và BCKTQT.
Đề tài được thực hiện với các SME ở Việt Nam, nghiên cứu cụ thể trong giai
đoạn 2010-2013
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1 Cách tiếp cận
Đề tài được thực hiện bằng cách nghiên cứu làm rõ lý thuyết về hệ thống BCKT
SME trong đó lấy chuẩn mực kế toán quốc tế làm trọng tâm, kế đến là qui định của
chuẩn mực kế toán Việt Nam. Đồng thời để làm rõ hơn về lý luận đề tài có sự so sánh,
phân tích và đối chiếu với chuẩn mực kế toán một số quốc gia khác trên thế giới. Tiếp
đó, đề tài khảo sát thực tế về hệ thống BCKT tại một số SME nhằm mô phỏng hiện
trạng từ đó phát hiện các vấn đề còn tồn tại, tìm nguyên nhân và đề xuất các giải pháp.
Nghiên cứu đề tài theo 3 bước sau:
Bước 1, thu thập dữ liệu thông qua các tài liệu về hệ thống BCKT trong và
ngoài nước (nghiên cứu lý thuyết) cùng với đi khảo sát thực tế tại một số SME (nghiên
cứu thực tiễn) cũng như phỏng vấn chuyên gia tham gia tư vấn, hỗ trợ các SME lập

6
BCKT. Sau đó, tiến hành phân tích dữ liệu, so sánh giữa thực tế tại các doanh nghiệp

với lý thuyết.
Bước 2, sau khi so sánh phát hiện vấn đề tồn tại trong việc lập BCKT tại các
SME ở Việt Nam đề tài tìm ra các nguyên nhân của hạn chế.
Bước 3, từ các những hạn chế và nguyên nhân đề tài đề xuất các giải pháp nhằm
hoàn thiện hệ thống BCKT.
5.2 Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài
+ Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để nghiên cứu các
vấn đề vừa toàn diện vừa cụ thể đảm bảo tính logic của vấn đề nghiên cứu. Đồng thời
nghiên cứu vấn đề trong mối quan hệ vận động và phát triển đi từ quá khứ, hiện tại đến dự
đoán tương lai.
+ Phương pháp qui nạp, diễn giải, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp tiếp
cận mục tiêu, phương pháp so sánh, đối chiếu.
+ Phương pháp điều tra, khảo sát và hỏi ý kiến chuyên gia.
6. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đề tài đã có những đóng góp chủ yếu sau:
+ Hệ thống hoá các vấn đề cơ bản về SME; Phân tích làm rõ các lý luận về BCKT của
SME; Đề tài nghiên cứu các qui định lập BCTC theo chuẩn mực quốc tế và một số các
quốc gia và kinh nghiệm về lập BCKTQT ở một số nước thuộc EU, Mỹ và nhiều quốc
gia khác từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
+ Đề tài đã phân tích các yêu cầu đặt ra đối với BCKT của SME Việt Nam trong trong
điều kiện phát triển kinh tế hiện nay; Khái quát khung pháp lý kế toán Việt Nam cho
SME qua các giai đoạn từ đó phân tích những thuận lợi và khó khăn đối với SME trong
việc thực hiện hệ thống BCKT.
+ Từ việc khảo sát thực tiễn thông qua các số liệu, tài liệu thu thập về nhận thức vai trò
của BCTC, ghi nhận các yếu tố trình bày trên BCTC, việc tuân thủ chế độ nộp BCTC,
về kiểm tra kiểm toán và công khai BCTC, hệ thống BCKTQT trong các SME như báo
cáo định mức, kế hoạch và dự toán, báo cáo thực hiện và báo cáo phân tích đề tài đã
phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống BCKT trong các SME Việt Nam.

7

+ Đề tài đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống BCKT tại các SME gồm các giải
pháp vĩ mô hoàn thiện chính sách kế toán cho SME và các giải pháp hoàn thiện việc
thực hiện BCKT tại các SME. Đồng thời đề tài đề xuất các điều kiện cần thiết đối với
Nhà nước, cơ quan chủ quản, các SME và hiệp hội nghề nghiệp nhằm tăng tính khả thi
cho các giải pháp đề xuất.
7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt, danh mục tài liệu tham
khảo và phụ lục, kết cấu của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Những lý luận cơ bản về hệ thống báo cáo kế toán trong các
doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chương 2: Thực trạng hệ thống báo cáo kế toán trong các doanh nghiệp
nhỏ và vừa ở Việt Nam
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán trong các doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam














×