Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Vận dụng các kiến thức liên môn để áp dụng vào trồng susu trong nông nghiệp giúp cho người nông dân có năng suất cao hơn và chất lượng đạt được cũng tốt hơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.6 KB, 4 trang )

1. Tên tình huống
“ BIỆN PHÁP ĐỂ TRỒNG SU SU ĐẠT HIỆU QUẢ CAO”
2. Mục tiêu giả quyết tình huống
Vận dụng các kiến thức liên môn để áp dụng vào trồng susu trong nông
nghiệp giúp cho người nông dân có năng suất cao hơn và chất lượng đạt được
cũng tốt hơn.
3.Tổng quan về các nghiên cứu có liên quan để giải quyết tình huống
Để đạt được hiệu quả cao ta cần áp dụng vào nhiều môn học khác nhau:
- Về Toán học
+ Đo khoảng cách giữa các hố susu ( cách nhau từ khoảng 1m20cm tới
1m50cm )
+ Dựng giàn susu, tính độ cao của các cột để dựng giàn. Độ cao các cột có thể
từ 1m60cm tới 1m80cm để thuận tiện cho việc thu hoạch. Dựng giàn thành
hình chữ nhật đÓ đảm bảo độ chắc chắn của giàn.
-Về Vật lý
Thiết kế giàn susu trên một khu đất quang, thiết kế đất sao cho đất trồng susu
nằm trên một mặt phẳng, tránh để đất chỗ cao chỗ thấp.
-Về Sinh học
Chăm bón cho cây trồng
-Về Công nghệ
+ Kiểm tra sâu bệnh hại, chỉ phun thuốc trừ sâu khi dịch hại tới ngưỡng gâu
hại, tránh lạm dụng thuốc kích thích.
+ Đảm bảo tưới tiêu đầy đủ để cây trồng sinh trưởng và phát triển.
4. Giải giải quyết tình huống và thuyết minh tiến trình giả quyết tình
huống.
-Trồng susu không nhất thiết phải trên các khu đất màu mỡ mà ta có thể trồng
ở các vùng đất khô cằn, hay trên các khu dồi bị bỏ hoang. Ta có thể chăm bón
vun xới để làm tăng độ phì nhiêu cho đất, hay sử dụng những phế phẩm trong
nông nghiệp để cải thiện đất trong cây trồng. Ví dụ như ta có thể sử dụng trấu
là sảm phẩm thừa ta thu được khi xay xát thóc, đem về ủ ở nơi ăm ướt cho
hoại mục, sau đó đem vun xới trực tiếp vào đất trồng susu ( chỉ vun xới vào


những chç đất trồng susu). Hoặc sau khi dào hố trồng susu sâu khoảng từ 25-
30cm, ta có thể trải một lớp trấu đã hoại mục vào vào hố rồi đặt quả susu
giống vào hố cây trồng rồi trải thêm một lớp nữa để dảm bảo dinh dưỡng cho
cây giống bắt đầu phát triển.
- Khi chọn giống lưu ý chọ những quả giống to có mầm cây đã trồi lá hoặc
những quả giống đã có rễ, tránh chọn những quả giống nhỏ, có màu vàng
hoặc có nhiều những nốt sần vì đây là những quả đã có bệnh khi trồng sẽ sinh
trưởng chậm thậm chí còn bị ủng và lây lan sang quả giống khác.
- Khi trồng susu mỗi hố ta có thể dặt từ 3-4 quả đó để đảm bảo hố cây đều có
những mầm có thể phát triển.
- Khi thấy có kiến bò nhiều vào hố cây trồng thì phải kiểm tra hố cây đó vì
khi có kiến bò vào là chứng tỏ đã có quả susu bị thối. Vậy nên ta cần thường
xuyên kiểm tra và nếu có hiện tượng đó ta cần nhẹ nhàng đào lỗ cho kiến chui
xuống và lấy quả giống bị hỏng lên. Tránh đào cả hố sẽ làm ảnh hưởng đến
những quả giống khác.
- Khi trồng susu ta nên để một lớp phân hoại mục dưới hố susu sau đó đặt quả
giống vào rồi phủ một lớp đất mỏng lên trên. Tránh đào hố quá sâu rồi phủ
một lớp đất dày trên quả susu giống vì như vậy sẽ làm gãy mầm quả susu và
làm chậm thời gian phát triển của cây.
- Khi trồng xong ta nên đậy một mảnh bao tải hoặc lấy những lá cây to như lá
cây chuối đặt trên hố cây. Đề phòng khi đêm có mưa to sẽ làm ngập úng quả
giống.
- Sau khoảng 2 tuần khi những hố cây đã có ngọn dài từ 40-50cm thì ta bắt
đầu dựng giàn susu.
+Sử dụng các cây như tre, mai, nứa, để dựng thành giàn.
+ Mỗi hố susu dựng một cọc tre đường kính khoảng 7-10cm, dài từ 1m60cm
đến 1m80cm. Vót nhọn một đầu đó dễ dàng cắm xuống đất. Nên cắm cọc vào
phía bên trong cùng của hố để thuận lîi cho việc chăm sóc.
+Dùng những đoạn tre khác trẻ nhỏ ra để làm thành một khung giữa các cột ở
các hố, sau đó dùng những tay tre nhỏ hoặc ngọn tre xếp lên trên để làm kín

giàn.
+ Với những hộ gai đình lâu năm có thể sử dụng cọc bê tông và dây thép để
dựng giàn, đảm bảo độ chắc chắn và có thể sử dụng được trong nhiều năm,
+ Tùy thuộc vào từng hộ gia đình để lựa chọn cách dựng giàn
-Đây cũng là thời kì cây trồng vào giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Vậy
nên cần tăng cường vun xới đất, đảm bảo nước tưới tiêu để cây trồng nhiều
ngọn và nhiều quả.
-Khoảng 3 tuần sau khi các ngọn đã leo kín giàn cần bón thêm cho các hố một
chút phân lân để kích thích ra quả nhiều hơn và sẽ cho quả xanh hơn.
-Cần thường xuyên kiểm tra giàn và bắt ong tránh đÓ ong đậu vào những quả
đang lớn vì như vậy sẽ làm hỏng quả susu.
-Đây cũng là thời gian bắt đầu được thu hoạch. Khi hái quả nên cẩn thận và
nhẹ nhàng, tránh làm trầy xước vỏ quả susu vì như vậy sẽ làm xấu mẫu mã
của quả và làm giảm giá thành. Không nên để quả susu đến khi vỏ quá cứng
vì để như vậy sẽ làm quả susu bị già và khó có thể bán được. Susu thường ra
quả theo tính liên tục, vậy nên 2 ngày chúng ta nên thu hoạch 1 lần, tránh để
quá lâu. Khi đến thời kì rộ quả, ta nên hái bớt những lá già và úa trên giàn
susu để làm tăng độ thoáng mát và làm tăng diện tích đó quả được to hơn.
-Nên thường xuyên tỉa lá và có thể dùng chính những lá đó làm phân bón cho
cây. Cho lá hái được vào một sè chiếc thùng to hoặc ta có thể
đào 1 chiếc hố rồi lót vải bạt áo mưa vào trong lòng hố rồi cho lá vào. Đæ
nước lã vào những chiếc thùng hoặc chiếc hố đó để lá cậy tự phân hủy.
Sau đó khoảng 2 tuần, khi lá cây đã phân hủy hết thì đem nước đó tưới
cho các hố susu. Biện pháp đó vừa tiết kiệm lại có hiệu quả rất tốt. Ít người
nông dân trồng susu có thể biết cách làm phân bón như vậy.
- Thời kì ra quả của susu phụ thuộc vào sự đầu tư và chăm sóc của người
nông dân. Khi susu đã hết quả, ta có thể thu hoạch ngọn susu. Khi đó ta nên
cắt bớt những dây susu leo lên giàn từ trước chỉ để lại những dây leo gần gốc
để ngọn susu mọc ra được to. Tránh để dây leo dài trên giàn vì như vậy sẽ làm
cho dinh dưỡng bị chia đi nhiều nơi làm cho ngọn cây sẽ bị nhỏ và có màu

xanh nhạt. Tăng cường vun xới gốc cây để tăng nguồn dinh dưỡng cho ngọn.
- Mỗi một vụ trồng susu có thể kéo dài từ 3,5 – 4 tháng, trong thời gian đó ta
có thể trồng một số loại cây dễ sinh trưởng như : cải thì, xà lách, rau mùng
tơi, dưới giàn susu để tăng thêm thu nhập.
5. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
Các biện pháp trên đều được lấy từ những kinh nghiệm đời sống và dựa vào
các kiến thức đã học. Ví dụ như việc hái lá susu cho vào ngâm nước để làm
phân bón cũng là dựa trên cơ sở môn công nghệ : Khi lá cây dụng xuống đất
và tự phân hủy góp phần làm tăng nguồng dinh dưỡng cho đất. Đó có thể là
một cách rất dễ để làm ra phân bón cho cây nhưng lại rất ít người tìm ra được
cách vừa nhanh chóng, hiệu quả lại tiết kiệm đó. Hầu như chúng ta chỉ biết sử
dụng những thứ đã có sẵn như : phân lân, thuốc trừ sâu, mà không biết tận
dụng những gì chính chúng ta đang có. Các biện pháp trên, nếu biết cách áp
dụng đúng cách và hợp lý với từng loại cây trồng thì ta sẽ thu được năng suất
cao hơn trước và chất lượng thu được cũng tốt hơn. Susu là một loại cây rất rễ
trông trong nông nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế cao mà lại mất rất ít thời
gian chăm sóc. Susu cho hiệu quả thu hoạch không những ở quả mà còn ở cả
ngọn của chính nó. Nên việc biết kết hợp từng giai đoạn để thu hoạch sẽ đem
lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người nông dân.
Trên đây là một số học hỏi của chúng em về tự nhiên và những hiểu biết dựa
trên những gì đã được học. Chúng em mong rằng các biện pháp trên sẽ được
áo dụng vào thực tiễn và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.
Chúc cho những người trồng susu có một mùa bội thu và năng suất đạt chất
lượng cao.

×