Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

VẬN DỤNG CÁC KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ TÌM HIỂU ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH PHÚ THỌ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.58 KB, 19 trang )

PHIẾU MÔ TẢ VỀ DỰ ÁN DỰ THI
I. TÊN DỰ ÁN DẠY HỌC:
VẬN DỤNG CÁC KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ TÌM HIỂU ĐỊA LÍ ĐỊA
PHƯƠNG TỈNH PHÚ THỌ
II. MỤC TIÊU DẠY HỌC .
1. Kiến thức.
- Thông qua việc dạy học địa lí địa phương, giúp học sinh:
+ Vận dụng các kiến thức Địa lí để tìm hiểu các đặc điểm Tự nhiên, Kinh tế, Dân
cư, xã hội tỉnh Phú Thọ.
+ Vận dụng các kiến thức Lịch sử để tìm hiểu quá trình thành lập tỉnh Phú Thọ và
các giai đoạn phát triển của nó.
+ Vận dụng các kiến thức văn học để nắm được văn hóa, xã hội và con người Phú
Thọ.
+ Vận dụng các kiến thức toán thống kê để nắm bắt các đặc điểm về số liệu Diện
tích, TNTN, dân cư, kinh tế… của tỉnh.
+ Vận dụng kiến thức âm nhạc để tìm hiểu về đời sống văn nghệ con người Phú
Thọ.
2. Kĩ năng
- Vận dụng các kiến thức đã học, có hiểu biết tổng quát và cụ thể về đất và người
Phú Thọ.
- Giải thích được các tình huống cụ thể trong cuộc sống
3. Thái độ.
- Có tình cảm yêu quý quê hương Phú Thọ nói riêng và đất nước, con người Việt
Nam nói chung.
- Có hành động thiết thực, cụ thể để xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.
4. Năng lực vận dụng của học sinh
Học sinh vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề liên quan trong
cuộc sống hành ngày, ví dụ:
- Biết xác định vị trí địa phương để xác định các khoảng cách.
- Xác định vị trí Phú Thọ để nghe dự báo thời tiết
- Biết các đặc điểm KTXH địa phương để có sự lựa chọ nghề nghiệp bản thân…


III. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC CỦA DỰ ÁN
1. Số lượng :
132 học sinh THCS
2. Khối lớp:
Khối lớp 9
IV. Ý NGHĨA CỦA DỰ ÁN:
1. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn dạy học.
- Giúp học sinh vận dụng được tất cả các kiến thức đã học của nhiều môn để tìm
hiểu và nắm bắt được một cách dễ dàng các đặc điểm về địa lí tỉnh Phú Thọ.
- Học sinh vận dụng được kiến thức để giải quyết nhiều vấn đề khác trong quá
trình học tập.
- Học sinh yêu thích môn học
2. Ý nghĩa của dự án đối với thực tế.
- Học sinh có hành động cụ thể, thiết thực để xây dựng và bảo vệ quê hương
thông qua các hành động hàng ngày.
- Có định hướng nghề nghiệp phù hợp.
- Tuyên truyền gia đình, người thân và nhân dân có thói quen tốt và hành động
phù hợp trong cuộc sống.
V. TÀI LIỆU, THIẾT BỊ DẠY HỌC:
1. Tài liệu dạy học.
- SGK, SGV Địa lí 9.
- Tài liệu địa lí Tỉnh Phú Thọ
- Tài liệu Lịch sử Tỉnh Phú Thọ.
- Số liệu thống kê KTXH tỉnh Phú Thọ
- Tài liệu văn hóa văn nghệ Tỉnh Phú Thọ.
2. Phương tiện thực hiện.
- Phấn trắng, bảng viết.
- Đầu, đĩa VIDEO
3. Ứng dụng công nghệ thông tin.
- Mạng Internet

- Máy chiếu
- Máy quay phim.
VI. HOẠT ĐỘNG VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy và
trò
Nội dung
A. Mở bài.
Giáo viên cho học
sinh xem một đoạn
video của Sở Văn
hóa - Thể thao và du
lịch Phú Thọ giới
thiệu sơ lược về đất
và người Phú Thọ.
- GV : Qua đoạn
phim trên phần nào
cho ta thấy được các
đặc điểm về địa lí
Tỉnh Phú Thọ, tuy
nhiên để hiểu cụ thể,
chi tiết hơn, chúng ta
cùng nhau tìm hiểu
bài này.
B. Hoạt động dạy
học
* Hoạt động 1. Sử
dụng kiến thức Địa lí
để xác định vị trí địa
lí tỉnh Phú Thọ

- GV sử dụng bản đồ
hành chính Việt Nam
và bản đồ Tỉnh Phú
Thọ
- Học sinh quan sát
Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam.
Phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và Yên Bái, phía Đông
giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Đông giáp huyện Ba Vì -
thành phố Hà Nội, phía Tây giáp tỉnh Sơn La, phía Nam
giáp tỉnh Hòa Bình. Phú Thọ là tỉnh nằm trong quy
hoạch vùng thủ đô Hà Nội.
Thành phố Thành phố Việt Trì là trung tâm hành chính,
kinh tế chính trị văn hoá giáo dục của tỉnh, cách trung
tâm thủ đô Hà Nội80 km và sân bay quốc tế Nội
Bài 50 km về phía Tây Bắc. Thành phố Việt Trì nằm đối
diện với huyện Ba Vì, Hà Nội qua sông Hồng.
Toạ độ địa lí:
• Cực Bắc: 21°43'B thuộc xã Đông Khê - huyện
Đoan Hùng.
• Cực Nam: 20°55'B ở chân núi Tu Tinh xã Yên
Sơn - huyện Thanh Sơn.
• Cực Đông: 105° 27'Đ ở xóm Vinh Quang - xã
Sông Lô - TP. Việt Trì.
• Cực Tây: 104°48'Đ thuộc bản Mĩ Á - xã Thu Cúc -
huyện Tân Sơn ( đây là xã có diện tích rộng nhất Phú
Thọ, rộng gần gấp 1,5 lần thị xã Phú Thọ - 96,6 km²).
* Bài tập: Trong các bản tin dự báo thời tiết trên ti vi và
đài phát thanh, em thường vận dụng thời tiết của địa
phương mình vào nội dung vùng nào?
*Hoạt động 2 . Vận

dụng kiến thức Lịch
sử, tìm hiểu sự phân
chia hành chính
Phú Thọ được coi là vùng Đất tổ cội nguồn của Việt
Nam. Tương truyền tại nơi đây các vua Hùng đã dựng
nước nên nhà nước Văn Lang - nhà nước đầu tiên của
- Quá trình thành
lập.
- Sự phân chia hành
chính
Việt Nam, với kinh đô là Phong Châu, tức xung quanh
thành phố Việt Trì ngày nay.
Thời Hùng Vương, nhà nước Văn Lang được chi thành
16 bộ, trong đó Phú Thọ thuộc bộ Văn Lang, trung tâm
của nước Văn Lang.
Thời An Dương Vương với nhà nước Âu Lạc, Phú Thọ
thuộc huyện Mê Linh.
Dưới thời Bắc thuộc (từ năm 111 trước Công nguyên đến
thế kỷ thứ 10), Phú Thọ thuộc quận Mê Linh, Tân
Xương, Phong Châu.
Thời kỳ phong kiến độc lập nhà Lí Trần, phân cấp hành
chính của Việt Nam có sự thay đổi, chế độ quận, huyện
thời Bắc thuộc được thay thế bằng các đạo (lộ, trấn, xứ,
tỉnh), dưới đạo là các phủ, châu, huyện. Phú Thọ thuộc
lộ Tam Giang.
Từ thời nhà Lê đến đầu triều nhà Nguyễn (1428 - 1891),
phần lớn tỉnh Phú Thọ ngày nay thuộc tỉnh Sơn Tây trừ
huyện Thanh Xuyên và huyện Yên Lập thuộc tỉnh Hưng
Hoá (huyện Thanh Xuyên nay là 3 huyện Tân
Sơn, Thanh Sơn và Thanh Thuỷ; huyện Yên Lập thuộc

phủQuy Hoá nay thuộc tỉnh Phú Thọ).
Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), nhà vua đã tiến hành cải
cách hành chính, đổi tất cả các trấn trong nước là tỉnh,
phân lại địa giới các tỉnh (điều chuyển một số huyện từ
tỉnh nọ sang tỉnh kia), chia tách một số huyện lớn Theo
đó, trong địa bàn tỉnh Sơn Tây đã điều chuyển như sau:
Điều chuyển huyện Từ Liêm về tỉnh Hà Nội;
Điều chuyển huyện Tam Nông về tỉnh Hưng Hoá để làm
tỉnh lỵ (tỉnh Hưng Hoá khi đó bao gồm toàn bộ diện tích
các tỉnh vùng Tây bắc Việt Nam ngày nay).
Trong địa bàn tỉnh Hưng Hoá, năm 1833, tách huyện
Thanh Xuyên phủ Gia Hưng thành hai huyện Thanh
Sơn và Thanh Thuỷ.
Sau khi đánh chiếm Bắc Kỳ, hoàn thành việc xâm lược
toàn bộ Việt Nam, thực dân Pháp lập ra các đạo quan
binh, các quân khu, tiểu quân khu để dễ dàng và chủ
động đàn áp các phong trào kháng chiến. Theo đó, tỉnh
Hưng Hóa với địa bàn rộng lớn ở vùng Tây Bắc Việt
Nam đã được chia thành nhiều tiểu quân khu: tiểu quân
khu Tuyên Quang, tiểu quân khu Lào Cai, tiểu quân
khu Yên Bái, tiểu quân khu Vạn Bú; tiểu quân khu
phụ Lai Châu (sau đổi thành các tỉnh dân sự Tuyên
Quang, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu ).
Sau khi cắt đi 16 châu, 4 phủ và hai huyện Trấn
Yên, Văn Chấn để thành lập các đạo quan binh, khu quân
sự, tiểu quân khu, Toàn quyền Đông Dương đã điều
chỉnh một số huyện của tỉnh Sơn Tây sang, cộng với các
huyện còn lại để thành lập tỉnh Hưng Hoá mới.
Theo Điều I của Nghị định Toàn quyền Đông Dương
ngày 8 tháng 9 năm 1891, tỉnh Hưng Hoá mới được

thành lập gồm có:
• Các huyện Tam Nông, Thanh Thuỷ của tỉnh Hưng
Hoá (huyện Thanh Thuỷ bỏ tổng Cự Thắng nhưng
tăng thêm tổng Tinh Nhuệ của huyện Thanh Sơn).
• Các huyện Sơn Vi, Thanh Ba và Phù Ninh của
phủ Lâm Thao, tỉnh Sơn Tây.
Như vậy tỉnh Hưng Hoá mới thành lập có 5 huyện và là
tiền thân của tỉnh Phú Thọ sau này.
Ngày 9 tháng 12 năm 1892 Toàn quyền Đông Dương ra
nghị định chuyển huyện Cẩm Khê nằm trong địa bàn tiểu
quân khu Yên Bái về tỉnh Hưng Hoá mới; ngày 5 tháng 6
năm 1893 huyện Hạ Hoà tách khỏi tiểu quân khu Yên
Bái nhập vào tỉnh Hưng Hoá mới (trước đó ngày 9 tháng
9 năm 1891 Toàn quyền Đông Dương đã điều chuyển
huyện Cẩm Khê và huyện Hạ Hoà thuộc phủ Lâm Thao,
tỉnh Sơn Tây về tiểu quân khu Yên Bái).
Tiếp đó ngày 17 tháng 7 năm 1895, hai châu Thanh
Sơn và Yên Lập thuộc khu quân sự Đồn Vàng chuyển về
tỉnh Hưng Hoá mới.
Ngày 24 tháng 8 năm 1895 hai huyện Hùng
Quan và Ngọc Quan của phủ Đoan Hùng thuộc tiểu quân
khu Tuyên Quang thuộc đạo quan binh 3 Yên Bái nhập
vào tỉnh Hưng Hoá mới.
Năm 1900 thành lập thêm huyện Hạc Trì.
Ngày 5 tháng 5 năm 1903, Toàn quyền Đông Dương ký
nghị định thành lập thị xã Phú Thọ trên cơ sở làng Phú
Thọ thuộc tổng Yên Phú, huyện Sơn Vi. Khi đó thị xã
Phú Thọ nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh Hưng Hoá lại có
sân bay, đường sắt sang Trung Quốc và nhà ga nên Toàn
quyền Đông Dương Paul Dumer đã quyết định chuyển

tỉnh lỵ của tỉnh Hưng Hoá (từ làng Trúc Phê huyện Tam
Nông) lên thị xã Phú Thọ và đổi tên tỉnh Hưng Hoá
thành tỉnh Phú Thọ. Khi đó tỉnh Phú Thọ gồm có 2 phủ
(Đoan Hùng, Lâm Thao), 8 huyện (Tam Nông, Thanh
Thủy, Sơn Vi, Thanh Ba, Phù Ninh, Cẩm Khê, Hạ
Hòa, Hạc Trì) và 2 châu (Thanh Sơn, Yên Lập).
Như vậy, ngày 08/ 09/ 1891 được coi là ngày thành lập
tỉnh Phú Thọ, còn ngày 05/ 05/ 1903 chỉ là ngày thành
lập thị xã Phú Thọ và ngày đổi từ tên tỉnh Hưng Hoá
thành tỉnh Phú Thọ.
Từ năm 1903 đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, về
cơ bản là đơn vị hành chính trong tỉnh không có những
thay đổi lớn, chỉ có thay đổi tên gọi một số huyện và
thành lập một số làng xã mới.
Ngày 22/ 07/ 1907, thành lập thị xã Việt Trì - thị xã thứ
hai của Phú Thọ, chỉ có 4 khu phố, 293 hộ người Kinh,
30 hộ Hoa kiều.
Ngày 04 tháng 06 năm 1962 thành phố Việt Trì được
thành lập theo quyết định số 65 của Hội đồng Chính phủ.
Từ đây Việt Trì trở thành tỉnh lị của Phú Thọ.
Năm 1919 bỏ tên huyện Sơn Vi đổi gọi là phủ Lâm
Thao. Cũng chính năm này hai huyện Hùng
Quan và Ngọc Quan hợp nhất thành phủ Đoan Hùng.
Năm 1939, phủ Đoan Hùng chuyển gọi là châu Đoan
Hùng. Cũng năm này huyện Thanh Ba đưa lên thành phủ
Thanh Ba.
Đến năm 1940, tỉnh Phú Thọ bao gồm hai phủ: Lâm
Thao, Thanh Ba; sáu huyện: Hạ Hoà, Cẩm Khê, Hạc Trì,
Thanh Thuỷ, Tam Nông, Phù Ninh; ba châu: Thanh Sơn,
Yên Lập, Đoan Hùng; hai thị xã: Phú Thọ, Việt Trì và

một thị trấn Hưng Hoá. Toàn tỉnh có 66 tổng, 467 làng
xã, 22 phố.
Sau Cách mạng tháng Tám, về mặt hành chính nhà nước
Việt Nam thống nhất gọi các phủ, châu, huyện là huyện,
bỏ cấp tổng và tiến hành hợp nhất các làng nhỏ thành xã.
Năm 1946, tỉnh Phú Thọ từ 467 làng cũ hợp nhất thành
106 xã mới. Do có xã quá lớn nên giữa năm 1947 chính
phủ lại chia tách một số xã, đưa số xã từ 106 lên 150 xã.
Cũng năm 1947, 5 huyện hữu ngạn sông Thao là Cẩm
Khê, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Thanh Sơn và Yên Lập
sát nhập vào khu 14 không thuộc tỉnh Phú Thọ. Đến
tháng 2 năm 1948 khu 14 hợp nhất với khu 10 thành liên
khu 10, 5 huyện hữu ngạn sông Thao lại trở về tỉnh Phú
Thọ.
Ngày 26 tháng 1 năm 1968, Uỷ ban thường vụ Quốc
hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra nghị quyết số
504-NQ/TVQH tiến hành hợp nhất hai tỉnh Phú Thọ
và Vĩnh Phúcthành tỉnh Vĩnh Phú, thành phố Việt Trì trở
thành tỉnh lỵ của Vĩnh Phú.
Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX đã thông qua nghị
quyết (ngày 26/11/1996) về việc chia và điều chỉnh địa
giới hành chính một số tỉnh, trong đó có việc tái lập tỉnh
Vĩnh Phúc và tỉnh Phú Thọ. Tỉnh Phú Thọ chính thức
được tái lập và đi vào hoạt động từ ngày 1 tháng 1 năm
1997, ngay năm sau Phú Thọ được công nhận là tỉnh
miền núi.
Khi tách ra, tỉnh Phú Thọ có diện tích 3.465,12 km², dân
số 1.261.949 người, gồm 10 đơn vị hành chính cấp
huyện: thành phố Việt Trì (tỉnh lỵ), thị xã Phú Thọ và 8
huyện Thanh Ba, Hạ Hòa, Đoan Hùng, Sông

Thao, Thanh Sơn, Yên Lập, Tam Thanh, Phong Châu.
Năm 1999, huyện Phong Châu lại được tách thành hai
huyện Phù Ninh và Lâm Thao
Tại nghị định số 61/2007/ NĐ-CP ngày 9 tháng 4 năm
2007 của chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa
* Bài tập: Huyện Cẩm
Khê có những đơn vị
hành chính nào? Giáp
các huyện nào? nếu
muốn đi đến thành phố
Việt Trì ta nên đi theo
đường nào?
Việt Nam, Huyện Thanh Sơn được tách thành 2 huyện:
Thanh Sơn vàTân Sơn .
Hành chính
Phú Thọ bao gồm 1 thành phố trực thuộc, 1 thị xã và 11
huyện, 277 xã/phường/thị trấn:
1. Thành phố Việt Trì: 13 phường, 10 xã
2. Thị xã Phú Thọ: 4 phường, 6 xã
3. Huyện Cẩm Khê: 1 thị trấn Sông Thao và 30 xã
4. Huyện Đoan Hùng: 1 thị trấn Đoan Hùng và 27 xã
5. Huyện Hạ Hòa: 1 thị trấn Hạ Hoà và 32 xã
6. Huyện Lâm Thao: 2 thị trấn Lâm Thao và Hùng
Sơn cùng 12 xã
7. Huyện Phù Ninh: 1 thị trấn Phong Châu (thường
gọi là Bãi Bằng) và 18 xã
8. Huyện Tam Nông: 1 thị trấn Hưng Hoá và 19 xã
9. Huyện Tân Sơn: 17 xã, huyện lị đặt tại xã Tân
Phú.
10.Huyện Thanh Ba: 1 thị trấn Thanh Ba và 26 xã.

Theo lộ trình đến 2020 thì huyện Thanh Ba nâng
cấp lên thành thị xã Thanh Ba.
11.Huyện Thanh Sơn: 1 thị trấn Thanh Sơn và 22 xã
12.Huyện Thanh Thủy: 1 thị trấn Thanh Thuỷ và 14

13.Huyện Yên Lập: 1 thị trấn Yên Lập và 16 xã
*Hoạt động 3. Vận
dụng kiến thức toán
thống kê, tìm hiểu
các đặc điểm về
Điều kiện tự nhiên,
TNTN và sự phát
triển kinh tế
Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh 3.532,9493 km², chiếm
1,5% diện tích cả nước.
Khí tượng thủy văn
Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, có
một mùa đông khô và lạnh. Nhìn chung khí hậu của Phú
Thọ thuận lợi cho việc phát triển cây trồng, vật nuôi đa
dạng.
- Lượng mưa trung bình hàng năm trên toàn tỉnh là 1600
– 1800 mm/năm
- Bài tập: Tính nhiệt
độ và lượng mưa
trung bình của địa
phương trong 3
năm( Trạm khí hậu
Phú Hộ).
- Bài tập: Xác định
dạng địa hình chính

và giá trị kinh tế của
nó tại địa phương
em?.
- Bài tập: Tìm hiểu
số dân và các đặc
điểm dân số của xã
Ngô Xá?.
- Nhiệt độ trung bình các ngày trong năm là 23,4°C
- Số giờ nắng trong năm: 3000 - 3200 giờ
- Độ ẩm tương đối trung bình hàng ngày là 85%
Địa hình
Phú Thọ là tỉnh miền núi, trung du nên địa hình bị chia
cắt, được chia thành tiểu vùng chủ yếu. Tiểu vùng núi
cao phía Tây và phía Nam của Phú Thọ, tuy gặp một số
khó khăn về việc đi lại, giao lưu song ở vùng này lại có
nhiều tiềm năng phát triển lâm nghiệp, khai thác khoáng
sản và phát triển kinh tế trang trại. Tiểu vùng gò, đồi
thấp bị chia cắt nhiều, xen kẽ là đồng ruộng và dải đồng
bằng ven sông Hồng, hữu Lô, tả Đáy. Vùng này thuận lợi
cho việc trồng các loại cây công nghiệp, phát triển cây
lương thực và chăn nuôi.Địa hình của tỉnh chủ yếu là đồi
núi, những vùng đất bằng phẳng rải rác trong tỉnh. Thành
phố Việt Trì là điểm đầu của tam giác châu Bắc Bộ.
Sông ngòi
Đoạn sông Lô chảy qua địa phận Việt Trì, Phú Thọ
Phú Thọ có 3 con sông lớn chảy qua: sông Hồng (đoạn
từ Lao Cai đến Việt Trì được gọi là sông Thao), sông
Lô và sông Đà, chúng hợp lại với nhau ở Thành phố Việt
Trì. Chính vì thế mà đây được gọi là "ngã ba sông".
Dân số

Theo điều tra dân số ngày 01/04/2009 Phú Thọ có
1.313.926 người với mật độ dân số 373 người/km². Tỷ lệ
dân số sống tại nông thôn, vùng núi khoảng 85% và
tại thành thị khoảng 15%. Theo Nghị định 05/NĐ-CP,
Phú Thọ có 1.400.226 người vào thời điểm tháng 1/2009.
Kinh tế
Năm 2009, thu nhập bình quân GDP/người đạt
1321USD/người
- Nông nghiệp năm 2007 đạt 1621,4 tỉ đồng, giai đoạn
1996-2000 giá trị sản xuất tăng trung bình 4,55%
- Công nghiệp:
+ Giá trị sản xuất công nghiệp tăng trung bình
14,9%/năm trong giai đoạn 1996-2000 trong đó công
nghiệp nhà nước tăng 10,8%/năm; công nghiệp ngoài
quốc doanh tăng 16,6%/năm; công nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài tăng 31,6%/năm. Năm 1999 sản xuất công
nghiệp và xây dựng đạt giá trị 1219,7 tỉ đồng
- Dịch vụ: Phát triển tương đối phong phú đa dạng thích
ứng với cơ chế thị trờng phục vụ tốt nhu cầu sản xuất và
đời sống, năm 1999 đạt 1140,6 tỉ đồng
*Hoạt động 4. Vận
dụng các kiến thức
chung … tìm hiểu
đời sống văn hóa,
tinh thần
- Bài tập: Địa
phương có những lễ
hội nào được tổ chức
ở đâu? khi nào? ý
nghĩa của những lễ

hội đó?
Phú Thọ có nền văn hoá rực rỡ từ lâu đời. Những di chỉ
khảo cổ văn hoá Sơn Vi, Đồng Đậu, Làng Cả và
nhiều đình, chùa, lăng, tẩm còn lại quanh vùng núi Nghĩa
Lĩnh cho thấy đấtPhong Châu là một trung tâm văn hoá
của dân tộc Việt. Di tích lịch sử quan trọng là đền quốc
mẫu Âu Cơ, khu di tích đền Hùng.
Lễ hội và địa danh văn hóa
Ao Giời-Suối Tiên, một địa chỉ du lịch sinh thái và văn
hóa gắn với truyền thuyết Lạc Long Quân-Âu Cơ
Đây là vùng đất có nhiều lễ hội, đáng kể nhất là lễ
hội Giỗ tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng Ba âm lịch).
Các dân tộc ít người cũng có những đặc trưng văn hoá
riêng của mình: người Mường có nhiều truyện thơ, ca
dao, tục ngữ, hát xéc bùa, hát ví, hát đúm. Người Việt
có hát xoan, hát ghẹo Các lễ hội chính trong tỉnh có thể
kể đến:
- Lễ hội đền Hùng tổ chức tại Đền Hùng ngày 10 tháng
Ba âm lịch, hiện đã được nâng lên thành quốc giỗ.
- Lễ hội Gia Thanh
- Bài tập: Xã Ngô
Xá được công nhận
là làng nghề gì? Bao
giờ? Ý nghĩa của
việc giữ gìn và phát
triển làng nghề ở địa
phương như thế
nào?
- Hội Đào Xá
- Hội đền Mẫu Âu Cơ (mùng 7 tháng 7 hàng năm tại xã

Hiền Luơng)
- Hội đình Cả
- Hội chọi trâu Phù Ninh
- Hội Chu Hóa
- Hội mở cửa rừng
- Hội đánh cá
- Lễ Cầu tháng Giêng
- Hội phết Hiền Quan
- Hội Xoan
- Hội đình nghè tổ chức tại xã Văn Lang, huyện Hạ Hòa,
vào ngày chính hội mùng 10 tháng giêng hàng năm.
- Hội đền Nghè ở xã Năng Yên, Thanh Ba vào ngày
mùng 7 tháng giêng hàng năm.
Làng nghề truyền thống
Xã Sai Nga huyện Cẩm Khê có nghề truyền thống là
may nón lá. Đây là loại nón làm từ lá cọ. Trước đây khi
nón lá còn thịnh hành tại làng nghề này nhà nào cũng
may nón bán nhưng hiện nay khi cuộc sống, nhu cầu đã
thay đổi, ít người còn làm. Ngoài ra còn có làng ủ ấm
Sơn Vi ( huyện Lâm Thao ), làng làm bún Hùng Lô ( xã
Hùng Lô - TP. Việt Trì ) đã được UBND tỉnh công nhận
là làng nghề truyền thống.
Phong tục
Sau khi uống xong một chén rượu hay một cốc bia người
dân Phú Thọ nói riêng và một số tỉnh miền Tây Bắc nói
chung (Vĩnh Phúc, Yên Bái, Lào Cai) thường bắt tay, thể
hiện tình cảm và sự trân trọng với nhau
Ẩm thực
Phú Thọ có một số sản vật địa phương khá đặc biệt:
- Hoa quả: tại Đoan Hùng có bưởi Đoan Hùng (xưa còn

gọi là bưởi Phủ Đoan với các giống bưởi Bằng Luân,
bưởi Pôlênô (lai Mỹ), bưởi Lã Hoàng, bưởi Sửu, bưởi
Chí Đám là ngon nhất, hầu hết đều có tép nhỏ, quả nhỏ,
vỏ héo mềm, mọng nước ngọt và mát, là đặc sản bưởi
vùng trung du Bắc Bộ. Tại Phường Tiên Cát - TP. Việt
Trì có hồng Hạc (hay còn gọi là hồng Hạc Trì), là loại
hồng không hạt quả to, mình vuông, tròn bằng, cát mịn
và ăn giòn ngọt, xưa được coi như sản vật quí hiếm, xếp
đứng đầu trong hàng ngũ hoa quả quý dùng để tiến vua.
Hiện nay ở Thành phố Việt Trì chỉ còn duy nhất một cây
hồng Hạc Trì cổ thụ.
- Sản vật trung du: vùng đất rừng cọ đồi chè Phú Thọ sản
sinh những đặc sản địa phương bao gồm chè (chè búp, lá
chè tươi và hạt chè nấu nước chè xanh). Quả cọ: dầu
cọchiết xuất từ thịt quả, rau giá ủ mầm từ hạt cọ. Sắn:
lá sắn non muối dưa chua sau đó nấu canh (với tép sông
hoặc với cá nhỏ).
- Cá: với sông Hồng, sông Lô cùng một hệ thống nhiều
suối, ẩm thực Phú Thọ có những loại cá nước ngọt đặc
sản, trong đó có những loại cá quý hiếm như cá Anh
Vũ xưa chỉ có ở vùng ngã ba sông Bạch Hạc, Việt Trì.
Đây là loại cá sống ở đáy sông, ăn rêu đá, suốt mùa xuân
hè ẩn trong hang và chỉ sang mùa thu đông mới ra ngoài,
thời phong kiến thường dùng tiến vua. Trên sông Lô,
sông Thao còn đánh bắt được nhiều cá lăng, và tại Việt
Trì, dọc bờ sông có rất nhiều quán sử dụng loại cá da
trơn đánh bắt tại chỗ này để làm các món ăn như chả
cá, lẩu cá, cá hấp, cá nướng. Tại vùng sông Thao
huyện Thanh Ba có cá cháy, một loại cá có hai buồng
trứng to và rất ngon.

- Thịt động vật: các món thịt chó Việt Trì và thịt
chua làm từ thịt lợn lên men bằng thính gạo tại huyện
Thanh Sơn là những món ăn được biết đến không chỉ
trong tỉnh.
- Rau: có thể kể đến rêu đá tại huyện Thanh Sơn làm từ
các loại rêu vớt dưới suối, tẩm ướp và nướng. Bên cạnh
đó là rau sắng, đặc sản của Vườn quốc gia Xuân Sơn,
huyện Tân Sơn.
- Bánh: ẩm thực Phú Thọ có món bánh tai dân dã nhưng
không kém phần đặc sắc. Đây là loại bánh có từ xa xưa
với tên gọi bánh Hòn. Bánh tai có hình thù giống cái tai,
là thứ bánh bột gạo tẻ, nhân thịt lợn ướp hành, dễ làm, là
món ăn hòa quyện của các vị dẻo, giòn, bùi, ngọt, béo
ngậy và thơm. Bánh tai có thể ăn thay cơm tẻ trên các
mâm cỗ cưới, cỗ tết, đem bán hoặc làm quà biếu như
một loại đặc sản địa phương.
- Cơm: tại các vùng núi phía Bắc tỉnh thịnh hành
món cơm lam làm từ gạo nếp nương, đặc biệt là món xôi
cọ là loại xôi được đồ từ gạo nếp trộn với thịt quả cọ đã
được om chín.
* Hoạt động 5: Vận
dụng kiến thức văn
học tìm hiểu đời
sống văn hoá, nhân
văn.
- Truyện cười Văn Lang.
Tính hài hước của người Văn Lang bắt nguồn từ quá
trình lao động vất vả, cực nhọc. Nỗi cực nhọc này còn đi
cả vào thơ ca: “Dù ai đi ngược về xuôi/ Váy ngắn quá
gối là người Văn Lang”, hay: “Ăn cơm với chồng mới

được nửa bữa/ Ngủ với chồng chỉ được nửa đêm”.
+ Ớt Văn Lang
- Bác mua ớt hử, mua đi, ớt Văn Lang chúng em đấy, cay
rõ là cay.
Người bán hàng mời chào. Người mua hàng nhặt quả ớt
lên định nếm. Người bán hàng vội ngăn lại:
- Chọn ớt chớ có ngửi. Ớt làng em cay lắm. Bác ngửi
một ít cũng cay sộc lên tận óc. Hít hai tý là hắt hơi suốt
ba ngày, mà ăn một chút xíu cũng cay đến rụt đầu lưỡi.
Mà có khi lại cấm khẩu nữa chứ.
- Gớm, ớt Văn Lang cay thế thì bố ai dám mua.
+Bác mua đi, nỏ lắm!
- Bác ơi! Bác mua gánh củi này cho cháu đi!
- Củi của cô còn tươi nguyên thế này mua làm gì? Tôi
cần củi đun ngay nên phải mua củi khô.
- Nhưng củi khô thì bác đem về thế nào được ạ?
- Tôi đèo xe đạp chứ!
- Thế thì cháy xe đạp mất!
- Sao cơ?
- Bác ở xa nên không biết rồi! Củi làng cháu nỏ lắm bác
ạ. Hễ củi khô là nó tự cháy, đặt đâu cháy đấy, không kịp
châm lửa đâu, nên chỉ đun củi tươi thôi. Thật đấy, bác
mua đi. Nỏ lắm!
- Thơ Bút Tre: Bút Tre tên thật là Đặng Văn Đăng, còn
gọi là Đặng Văn Quang, quê xã Đồng Lương,
huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Ông sinh năm 1911, mất
năm 1987. Ông lấy bút danh là Bút Tre. Ông đỗ tú
tài triết học dưới thời Pháp thuộc, viết báo dưới thời đó
với bút danh Lục Y Lang.
Ông từng làm công tác ngoại giao với chức danh bí thư

thứ hai sứ quán Việt Nam tại Rumani. Sau đó ông về
làm Trưởng ty (bây giờ gọi là Giám đốc sở) Văn hoá Phú
Thọ. Người ta nhớ Bút Tre, không phải vì những bài thơ
trữ tình, cũng không vì thơ ông gần với những bài ca
dao, mà vì cách làm thơ, gieo vần của ông thật bất ngờ,
thường mang đến cho những người nghe sự sảng
khoái sau những giờ lao động mệt nhọc căng thẳng.
Câu lục bát nổi tiếng nhất mà có rất nhiều người thuộc
khi nhắc đến ông là câu nói về Đại tướng Võ Nguyên
Giáp:
Hoan hô đại tướng Võ Nguyên
Giáp ta thắng trận Điện Biên trở về
Thơ của ông rất trào phúng:
Làng ta có cái núi voi
Đủ cả đầu đuôi, đủ cả vòi
Voi cũng hăng say đua sản xuất
Đầu thì trồng sắn đít trồng khoai.
từ đó thơ Bút Tre dân gian sáng tác thêm theo lối Hoan
hô:
"Hoan hô đồng chí Hà Đăng
Ấn cho tàu chạy băng băng như rùa "
*Hoạt động 6 : Vận
dụng kiến thức âm
nhạc tìm hiểu về Hát
Xoan Phú Thọ.
- Giáo viên sử dụng
đĩa hát và máy chiếu.
* Bài tập : Học sinh
thực hành hát một số
làn điệu Xoan trong

Chương trình âm
nhạc ?
- Hát Xoan là một loại dân ca độc đáo, tồn tại lâu đời ở
hai xã Kim Đức và Phượng Lâu, thuộc huyện Phù Ninh
cũ. Nay là huyện Phong Châu và thành phố Việt Trì.
Trước Cách mạng tháng Tám 1945, hát Xoan thường
được trình diễn vào mùa xuân trong những ngày hội đám
ở một số đình làng trong tỉnh, nên còn được gọi là Hát
cửa đình. Chữ Xoan là từ chữ Xuân đọc trẹo ra.
Những người đi hát Xoan thường sống cùng chòm xóm
và tổ chức thành phường. Người đứng đầu một phường
Xoan gọi là ông Trùm. Các thành viên thì gọi trai là Kép,
gái là Đào. Mỗi phường Xoan có khoảng 10 đến 15
người. Y phục dân tộc hệt quan họ Bắc Ninh. Nam thì áo
the, khăn xếp, quần trắng; nữ mặc áo năm thân, khăn mỏ
quạ, áo cánh trắng, yếm điều, thắt lưng bao, dải yếm các
mầu, quần lụa, đeo xà tích.
Các tiết mục múa hát thường theo thứ tự nhất định. Mở
đầu là 4 tiết mục có tính nghi thức, mang nội dung khấn
nguyện, chúc tụng, xen mô tả sản xuất. Đây là những bài
ca cổ, chủ yếu hát nói hoặc ngâm ngợi; theo thứ tự: Giáo
trống, giáo pháo, thơ nhang, đóng đám. Tiếp theo là phần
hát cách (còn gọi là quả cách).
- Đố huê (Hoa).
Anh đố em biết huê gì nở trên rừng bạc bội?
Anh đố em biết huê gì nở nội đồng không?
Anh đố em biết huê gì nở bẩy tám lần chông?
Anh đố em biết huê gì nở mùa đông hoa vàng trắng
vàng?
Anh đã đố thời em sẽ giảng

(Qua hòa) anh chẳng biết thời em giảng anh nghe:
Huê sim, huê mua nở trên rừng bạc bội
Nhược bằng huê lúa nở nội đồng không
Nhược bằng huê dứa nở bẩy tám lần chông
Nhược bằng huê cải nở mùa đông vàng trắng vàng
Kết luận :
- Tri thức của nhân loại rất rộng lớn, đó là kết quả quá
trình lao động sáng tạo không mệt mỏi của biết bao thế
hệ loài người. Nhiệm vụ của học sinh chúng ta là biết
tiếp thu có sáng tạo và vận dụng những kiến thức đó vào
thực tiễn cuộc sống. Việc nghiên cứu, tìm hiểu địa lí địa
phương cũng nhằm mục đích vận dụng sáng tạo các kiến
thức từ nhiều môn học vào giải quyết các vấn đề đặt ra
hàng ngày. Qua đó giúp các em có những hiểu biết đúng
đắn về quê hương đất nước, bồi đắp những tình cảm tốt
đẹp và có những hành động cụ thể để giữ gìn, phát huy
những truyền thống tốt đẹp của quê hương và xây dựng
quê hương ngày càng giàu đẹp.
2. Phương pháp dạy học :
Sử dụng một số phương pháp dạy học chủ yếu sau :
- Phương pháp vấn đáp - thuyết trình.
- Phương pháp thảo luận nhóm - phát hiện kiến thức
- Phương pháp điều tra lấy ý kiến
- Phương pháp trực quan phát hiện
3. Phương pháp kiểm tra đánh giá :
- Kiểm tra những kiến thức cơ bản qua bài kiểm tra.
- Kiểm tra mức độ vận dụng kiến thức đã học vào thực tế bằng cách đưa
ra các tình huống
- Kiểm tra kĩ năng vận dụng vào thực tế ở nhà
VII. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP :

1. Kiểm tra đánh giá :
- Nội dung bài kiểm tra :
Đề bài:
Câu 1: Phú Thọ là một tỉnh nằm ở:
a. Trung du Bắc Bộ
b. Đồng bằng Sông Hồng
c. Bắc Trung Bộ
d. Miền núi Bắc Bộ
Câu 2: Tỉnh Phú Thọ hiện có bao nhiêu đơn vị hành chính trực thuộc:
a. 10
b. 11
c. 12
d. 13
Câu 3: Đền Hùng hiện nay thuộc đơn vị hành chính nào?
a. Thị xã Phú Thọ
b. Thành phố Việ Trì
c. Huyện Lâm Thao
d. Huyện Phù Ninh
Câu 4: Nêu tên và giá trị kinh tế chủ yếu của các sông ngòi lớn ở Phú
Thọ?
Câu 5: Nêu những hiểu biết của em về hát Xoan Phú Thọ?
Câu 6: Huyện Cẩm Khê là quê hương của nhà thơ nổi tiếng nào đã tạo nên
một trào lưu thơ đặc biệt ở Việt Nam? Chép lại một số câu thơ của nhà thơ
trên mà em thuộc?
Đáp án
Câu 1: a
Câu 2: d
Câu 3: b( Mỗi câu đúng 1 điểm)
Câu 4: ( 3 đi ểm)
- Phú Thọ có 3 con sông lớn chảy qua: sông Hồng (đoạn từ Lao Cai đến Việt Trì

được gọi là sông Thao), sông Lô và sông Đà, chúng hợp lại với nhau ở Thành phố
Việt Trì. Chính vì thế mà đây được gọi là "ngã ba sông".
- Giá trị:
+ Cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt
+ Giao thông vận tải đường sông
+ Khai thác cát sỏi vật liệu xây dựng
+ Bồi đắp phù sa
+ Đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản
Câu 5: ( 2 điểm)
- Hát Xoan là một thể loại dân ca lễ nghi rất đặc biệt trong kho tàng văn
học dân gian Việt Nam. Do trước đây hát xoan thường được trình diễn
trước cửa đình làng vào những ngày hội Xuân nên còn được gọi là “khúc
môn đình”. Tên “Xoan” là do biến âm từ chữ Xuân mà ra.
- Những người hát Xoan tập họp theo nhóm từ 4 - 5 kép và 10 - 15 đào
thành một “phường”, đứng đầu là ông Trùm. Y phục phường Xoan cũng
giống Quan họ Bắc Ninh: nam thì áo the, khăn xếp, quần trắng và nữ thì
mặc áo năm thân, khăn mỏ quạ, thắt lưng bao, quần lụa, đeo xà tích…
- Các buổi hát Xoan được trình diễn theo thứ tự với phần nghi lễ, phần hát
cách hay còn gọi quả cách, phần hát hội và phần giã cá
- Hát Xoan Phú Thọ được UN ESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật
thể của nhân loại năm 2012
Câu 6 : (2 điểm)
- Nhà thơ Bút Tre tên thật là Đặng Văn Đăng, còn gọi là Đặng Văn
Quang, quê xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Ông sinh
năm 1911, mất năm 1987. Ông lấy bút danh là Bút Tre. Ông đỗ tú
tài triết học dưới thời Pháp thuộc, viết báo dưới thời đó với bút
danh Lục Y Lang
- Một số đoạn thơ tiêu biểu:
«Hoan hô đại tướng Võ Nguyên
Giáp ta thắng trận Điện Biên trở về »

« Làng ta có cái núi voi
Đủ cả đầu đuôi, đủ cả vòi
Voi cũng hăng say đua sản xuất
Đầu thì trồng sắn đít trồng khoai »
- Một số câu hỏi kiểm tra tình huống :
+ Em hãy chỉ dẫn đường đi cho một người bạn muốn đi từ Việt Trì đến thị
trấn Sông Thao bằng phương tiện xe máy ?
+ Một doanh nghiệp muốn đầu tư vào Phú Thọ vào lĩnh vực ẩm thực, em
hãy giới thiệu một số đặc sản địa phương để thuyết phục họ ?
- Kiểm tra các kỹ năng vận dụng các kiến thức về địa lí địa phương
vào thực tế cuộc sống
2. Tiêu chí đánh giá
- Học sinh trả bài kiểm tra mức độ đạt trên 65%, tức là học sinh đã nắm
được các kiến thức cơ bản về địa lí tỉnh Phú Thọ
- Học sinh giải quyết được các tình huống đưa ra
- Học sinh vận dụng được các kiến thức của nhiều môn học khác nhau để
giải quyết được những vấn đề thực tiễn cuộc sống
VIII. CÁC SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH :
Chất lượng bài kiểm tra :
- Tiến hành kiểm tra 65 học sinh
Điểm 9 - 10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 - 6 Điểm < 5
16 = 25% 20 = 30.8% 27 = 41,2% 2 = 3%
- Học sinh đã vận dụng được các kiến thức của nhiều môn học để giải
quyết vấn đề của thực tế cuộc sống
- Học sinh có hứng thú học tập bộ môn cao
- Bồi dưỡng tình yêu quê hương thông qua những việc làm cụ thể thiết
thực.

×