Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG môi TRƯỜNG của các KHU CÔNG NGHIỆP ở VÙNG bắc TRUNG bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.7 KB, 11 trang )

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Social Sci., 2014 , Vol. 59, No. 10, pp. 131-141
This paper is available online at
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG
CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở VÙNG BẮC TRUNG BỘ
Lê Thị Lệ
Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
Tóm t ắt. Qua khảo sát và nghiên cứu môi trường của các khu công nghiệp (KCN) vùng
Bắc Trung Bộ cho thấy, bên cạnh m ột số KCN có sự nỗ lực lớn trong việc xây dựng hệ
thống xử lí nguồn chất thả i đạt quy chuẩn Việt Nam (QCVN) về môi trường thì phần lớn
các KCN đang đứng trước tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng lớn. Môi trường nước
mặt và nước ngầm chưa đạt quy chuẩn Việt Nam là 80%, một số dự án trong các KCN hoạt
động gây ô nhiễm môi trường nguồn nước và đất rất lớn cho địa phương có KCN. Tình
trạng thu g om, vận chuyển và tái chế nguồn chất thải rắn chủ yếu dựa vào hình thức tự thu
gom và thuê xử lí, tỉ lệ rác thải chưa được xử lí là 60%, môi trường không khí của vùng
mức độ ô nhiễm còn thấp. Trước thực tế ô nhiễm môi trường do các KCN gây ra, các cấ p
chính quyền và doanh nghiệp sản xuất trong các KCN cần có c ác giải pháp để phát triển
bền vững KCN.
Từ khóa: Khu công n ghiệp, Bắc Trung Bộ, thực trạng môi trường.
1. Mở đầu
Quá trình phát triển bền vững KCN phải bảo đảm và nâng cao chất lượng môi trường của
địa phương có KCN, KCN có khả năng xử lí tốt vấn đề ô nhiễm môi trường, không gây ảnh hưởng
tiêu cực đến môi trường sống và sức khỏe của con người, bảo vệ được môi trường sinh thái.
Vùng Bắc Trung Bộ hiện có 18 KCN đang hoạt động với tổng số 238 dự án. Sự phát triển
của các KCN vùng Bắc Trung Bộ trong thời gian qua đã làm thay đổi đáng kể đời sống kinh tế của
một vùng có nhiều khó khăn và kém phát triển, bên cạnh những tác động về mặt kinh tế, xã hội
thì vấn đề môi trường cũng đang được quan tâm. Nghiên cứu về môi trường KCN Việt Nam, nhiều
tác giả đã đề cập đến trong báo cáo môi trường quốc gia [3], tuy nhiên chưa có các nghiên cứu về
tác động môi trường của các KCN vùng Bắc Trung Bộ. Nghiên cứu của tác giả nhằm đánh giá tác
động môi trường của các KCN, từ thực trạng chất lượng môi trường do hoạt động của các KCN
gây ra, cần thiết phải có các biện pháp bảo vệ môi trường để phát triển KCN theo hướng bền vững.


2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Tiêu chí đánh giá
“Bảo vệ môi trường KCN là các hoạt động nhằm giữa cho môi trường bên trong và vùng
xung quanh KCN được trong sạch, cải thiện môi trường, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu
Ngày nhận bài: 22/3/2014. Ngày nhận đăng: 15/9/2014.
Liên hệ: Lê Thị Lệ, e-mail:
131
Lê Thị Lệ
các hoạt động của KCN gây ra” [2].
Căn cứ quy chế bảo vệ môi trường KCN [2], Theo đó quá trình hình thành và phát triển các
KCN đều phải qua các giai đoạn quản lí các hoạt động môi trường từ khi xét duyệt dự án đầu tư
xây dựng KCN, xây dựng hạ tầng, xét duyệt các dự án đầu tư vào KCN, hoạt động của KCN. Công
tác kiểm tra, thanh tra và giám sát môi trường phải được thực hiện thường xuyên theo định kì.
Để bảo vệ môi trường của các KCN thì các chất thải phát sinh từ sự hoạt động của các KCN
cần đảm bảo các quy chuẩn quốc gia về môi trường của các KCN [4-9].
Trên cơ sở quy định về bảo vệ môi trường các KCN và các quy chuẩn quốc gia (QCVN) về
xử lí nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại, ô nhiễm không khí và tiếng ồn, tác giả xây dựng
các tiêu chí đánh giá tác động môi trường
2.1.1. Tiêu chí đánh giá việc xử lí nước thải các KCN
Quy mô và tốc độ tăng lượng nước thải KCN ra môi trường.
Các chỉ số phản ánh chất lượng xử lí nguồn nước thải từ KCN ra môi trường: Tỉ lệ số KCN
đạt tiêu chuẩn xả thải loại A, loại B và không đạt loại B. Các chỉ số này được đánh giá dựa trên
các chỉ tiêu về mức độ ôxy sinh hoá (BOD - biochemical oxygen demand); độ ôxy hoá học (COD-
chemical oxygen demand), nồng độ nitơ, cadimium .
Tỉ lệ, số lượng KCN có hệ thống xử lí nước thải tập trung
2.1.2. Tiêu chí đánh giá việc xử lí chất thải rắn các KCN
Khối lượng chất thải rắn từ các hoạt động sản xuất KCN được thu gom và xử lí, đặc biệt là
các chất thải nguy hại.
Các chỉ số phản ánh chất lượng xử lí chất thải rắn từ KCN dựa trên phương pháp xử lí rác
thải KCN: Tỉ lệ % lượng rác thải được tái chế; Tỉ lệ % lượng rác thải được xử lí tại chỗ; % được xử

lí bởi các doanh nghiệp xử lí rác thải công nghiệp.
Tỉ lệ, số lượng KCN có hệ thống xử lí, phân loại chất thải rắn.
Tỉ lệ rác thải KCN được chôn lấp; Tỉ lệ rác thải được xử lí bằng phương pháp đốt rác và các
phương pháp khác.
2.1.3. Tiêu chí đánh giá vấn đề ô nhiễm về không khí
Các chỉ số phản ánh chất lượng không khí trong và ngoài KCN, bị tác động từ hoạt động
sản xuất của KCN: Nồng độ khí độc SO
2
, NO
2
, Ozone, CO, nồng độ bụi lơ lửng (TSP); chì
Vấn đề đầu tư và vận hành các trang thiết bị xử lí ô nhiễm không khí của các doanh nghiệp
trong KCN.
2.2. Phương pháp đánh giá
Căn cứ các tiêu chí để đánh giá mức độ xử lí nguồn chất thải với QCVN và tỉ lệ các KCN
có hệ thống xử lí nguồn chất thải.
Lấy mẫu phân tích tại các điểm trong và ngoài KCN về mẫu đất và mẫu nước, không khí và
tiếng ồn. Dựa trên số liệu quan trắc và các thông số phân tích, kết quả phân tích so sánh với Quy
chuẩn môi trường hiện hành về giới hạn cho phép.
2.3. Kết quả đánh giá
2.3.1. Đánh giá việc xử lí nước thải các KCN
132
Đánh giá tác động môi trường của các khu công nghiệp vùng Bắc Tr ung Bộ
Bảng 1. Thực trạng xử lí nguồn nước thải các KCN vùng Bắc Trung Bộ
TT
Khu công
nghiệp
Quy mô lượng
nước thải
(m

3
/ngày.đêm)
Chất lượng nguồn nước
thải
Tình hình xử lí nước thải
tập trung
Tỉnh Thanh Hóa
1 Lễ Môn 420
24/33 dự án đạt tiêu chuẩn B
giá trị C
Có nhà máy xử lí nước thải
tập trung, công suất 2.200
m
3
/ngày đêm
2 Lam Sơn 550
07 d ự án đang hoạt động, có
05 dự án chưa đạt tiêu chuẩn
xả thải loại B
Chưa có nhà máy xử lí nước
thải tập trung.
3 Bỉm Sơn 500
17 dự án chưa đạt tiêu chuẩn
xả thải loại B
Chưa có nhà máy xử lí nước
thải tập trung
4.
Tây Bắc Ga
200
64/72 dự án thải vào hệ

thống thoát nước KCN, sau
đó xả thẳng ra sông cầu Hạc
chưa qua xử lí
Chưa có nhà máy xử lí nước
thải tập trung
Tỉnh Nghệ An
5
Bắc Vinh
500
15/22 dự án đang hoạt động.
15 dự án chưa đạt tiêu chuẩn
xả thải loại B
Chưa có nhà máy xử lí nước
thải tập trung
6
Nam Cấm 672
25 dự án đang hoạt độn g và
chưa đạt tiêu chuẩn xả thải
loại B
Đang xây dựng nhà máy xử
lí thải tập trung tại Khu C,
với công suất thiết kế 5.000
m
3
/ngày đêm; Giai đoạn 1:
2.500 m
3
/ngày đêm
7 Hoàng Mai
Chưa phát sinh

nước thải CN
02 dự án đang hoạt động,
chưa có nước thải công
nghiệp
Chưa có nhà máy xử lí nước
thải tập trung
Tỉnh Hà Tĩnh
8
Gia Lách 150
05 dự án đang hoạt động,
chưa đạt tiêu chuẩn xả thải
loại B
Chưa có nhà máy xử lí nước
thải tập trung
9
Vũng Áng I
200
06/15 dự án đang hoạt động,
06 dự án chưa đạt tiêu chuẩn
xả thải loại B
Chưa có nhà máy xử lí nước
thải tập trung
10 Hạ Vàng 55
02 dự án đang hoạt động,
chưa đạt tiêu chuẩn xả thải
loại B
Chưa có nhà máy xử lí nước
thải tập trung
Tỉnh Quảng Bình
11

Tây Bắc Đồng
Hới
49
Trong số 14/15 dự án đang
hoạt động có 08 d ự án đạt
tiêu chuẩn xả thải loại B, 06
dự án không đạt tiêu chuẩn
xả thải loại B
Chưa có hệ thống xử lí nước
thải tập trung
12 Bắc Đồng Hới
2,6
Có 01/05 dự án đang hoạt
động, chưa đạt tiêu chuẩn xả
thải loại B
Chưa có hệ thống xử lí nước
thải tập trung
133
Lê Thị Lệ
13
Cảng biển
Hòn La
12,5
Có 04/05 dự án đang hoạt
động, chưa đạt tiêu chuẩn xả
thải loại B
Đang xây dựng nhà máy xử
lí nước thải tập trung
14 Hòn La II 5,3
03/05 dự án đang hoạt động,

chưa đạt tiêu chuẩn xả thải
loại B
Chưa có hệ thống xử lí nước
thải tập trung
Tỉnh Quảng Trị
15 Nam Đông Hà 350
Có 10/28 dự án đang hoạt
động, có 08 dự án chư a đạt
tiêu chuẩn xả thải loại B
Chưa có hệ thống xử lí nước
thải tập trung
16 Quán Ngang 150
Có 05/26 dự án đang hoạt
động, chưa đạt tiêu chuẩn xả
thải loại B
Chưa có hệ thống xử lí nước
thải tập trung
Tỉnh Thừa Thiên-Huế
17 Phú Bài 2.500
39/54 dự án có hệ th ống
thoát nước, trong đó 22 dự
án đạt tiêu chuẩn xả thải B
giá trị C.
Có nhà máy xử lí nước
thải tập trung, CS: 4.000
m
3
/ngày.đêm
18 Phong Điền 150
03/08 dự án đang hoạt động,

đạt tiêu chuẩn xả thải loại B
Nước thải được thu gom,
xử lí trước khi thải ra môi
trường , tỉ lệ đạt 90%.
Nguồn: Ban quản lí Khu kinh tế các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ.
Qua bảng phân tích trên, có thể thấy phần lớn các KCN vùng Bắc Trung Bộ đều chưa đạt
tiêu chuẩn xả nước thải ra môi trường, có tổng số 179 dự án chưa đạt tiêu chuẩn xả thải loại B theo
quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt [6] và nước thải công nghiệp [4] và nước ngầm [7],
chiếm tỉ lệ 79%. Một số dự án đang gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng tại KCN Nam
Cấm ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của dân cư khu vực xung quanh như: Nhà máy chế biến hải
sản đông lạnh của Công ti TNHH XNK thủy sản Hải An. Nhà máy sản xuất bột cá của Công ti
Cổ phần Minh Thái Sơn (Khu C, KCN Nam Cấm); Nhà máy Bia Hà Nội - Nghệ An của Công ti
Cổ phần Bia Hà Nội - Nghệ An (Khu B, KCN Nam Cấm) [1]; Trong toàn vùng mới có 02 KCN
có nhà m áy xử lí nước thải tập trung và 02 KCN đang xây dựng nhà máy xử lí nước thải tập trung
chiếm 22 % số KCN đang hoạt động toàn vùng. Số dự án xả thải đạt tiêu chuẩn loại B đạt tỉ lệ đạt
chỉ chiếm 21% (cả nước đạt 50%). So với vùng Đồng bằng sông Cửu L ong hiện có 27 KCN thì
cũng chỉ có 25% KCN có hệ thống xử lí nước thải tập trung. Trong khi đó tại TP Hồ Chí Minh thì
tỉ lệ này đạt 60%.
Bảng 2. Phâ n tích mẫu nước tại một số KCN vùng Bắc Trung Bộ
TT
Khu công
nghiệp
Phương pháp lấy mẫu
Kết quả đối chiếu
QCVN 08: 2008/BTNMT,
QCVN 40:2011/BTNMT,
QCVN 09: 2008/BTNMT
Vị trí lấy mẫu SL mẫu
1.
Lễ Môn

(Thanh Hóa)
Mẫu 1: Mặt nước sông
Thống Nhất Mẫu 2:
Nước ngầm tại KCN
02 mẫu
Nằm tron g giới hạn cho phép theo
QCVN, riêng hàm lượng dầu mỡ của mẫu
1 vượt QCVN [6]về chất lượng nước mặt
2,3 lần
134
Đánh giá tác động môi trường của các khu công nghiệp vùng Bắc Tr ung Bộ
2.
Bắc Vinh
(Nghệ An)
Mương thoát nước
chung của KCN Bắc
Vinh
01 mẫu
Có 03/07 chỉ tiêu (BOD
5
, COD
và Coliform) vượt giới hạn theo
QCVN[4].Thông số BOD
5
vượt 2,74 lần
giới hạn cho phép; Thông số COD vư ợt
1,28 lần giới hạn cho phép; Thông số
Coliform có giá trị vượt 1,36 lần giới hạn
cho phép.
3.

Nam Cấm
(Nghệ An)
Mẫu 1; Mẫu nước
ngầm lấy tạ i n hà ông
Nguyễn Tuấn Thuận
xóm 3 xã Nghi Thuận,
huyện Nghi Lộc.
Mẫu 2: Mương th oát
nước tại Khu B,tiếp
giáp với đường quốc lộ
1A;
03 mẫu
- Mẫu 1; Có 3/16 thông số vượt ng ưỡng
quy định [7], cụ thể: Thông số CN-
(Xianua) vượt 1 ,3 lần; Mn (Mangan) vượt
1,02 lần và coliform vượt 5,33 lần. - Mẫu
2: Có 04/13 chỉ tiêu vượt giá trị cho
phép [6],Cụ thể: BOD
5
có giá trị vượt 1,2
lần; COD có giá trị vượt 1,1 lần; NO

2
(Nitơrit) có giá trị vượt 1,5 lần; PO
3−
4
(Phốt pho rát) vượt 6,5 lần.
4.
Vũng Áng I
(Hà Tĩnh)

Mẫu 1: nguồn nước
mặt; nơi tiếp nhận
nguồn nước thải KCN:
sông Quyền
Mẫu 2: nguồn nước
ngầm trong nhà máy
thép Đức Dũng.
03 mẫu
Mẫu 1: The o [4]. Thông số tổng chất rắn
hòa tan BOD
5
, COD, Coliform vượt quá
quy chuẩn cho phép. Mẫu 2: phân tích 16
thông số đều nằm trong giới hạ n cho phép
theo QCVN.
5.
Tây Bắc Đồng
Hới (Quảng
Bình)
Mẫu 1: Mẫu nước thải
lấy tại đầu ra hệ thống
xử lí của Công ti
cổ phần Tân Quang
Thành
Mẫu 2 : Tại giếng đào
nhà ông Võ Khắc Sự,
tiểu khu 8, phường Bắc
Lý, TP Đồng Hới.
03 mẫu
Mẫu 1 : Theo [4]. Thông số chất rắn lơ

lửng vượt 1,43 lần, BOD
5
vượt 1,72 lần;
COD vượt 2,19 lần; Photpho tổng vượt
1,02 lần QCVN Mẫu 2: So sánh với
QCVN về nước ngầm[7] Tại điểm quan
trắc có chỉ tiêu Coliform vượt quy chuẩn
cho phép từ 2,6 - 4 lần (QCVN ≤ 3).
6.
Nam Đông Hà
(Quảng Trị)
Mẫu 1: Mương th oát
nước thải phía Đông
KCN Nam Đông Hà
Mẫu 2: Tại giếng của
hộ ông Nguyễn Lương
Phúc, khu phố 3,
phường Đôn g Lươ ng,
TP Đông Hà
02 mẫu
- Chỉ tiêu phân tích đều nằm trong khoản g
giới hạn phép theo QCVN về nước thải
công nghiệp.[4 ] Ngoại trừ chỉ tiêu T SS
vượt 1,05 lần, BOD
5
vượt 1,60 lần quy
chuẩn quy định. - Các chỉ tiêu chất lượn g
nước ngầm đều nằm trong giới hạn cho
phép theo QCVN [7]. Ngoài trừ chỉ tiêu
NH4-N có kết quả v ượt giới hạn cho phép

3,20 lần.
135
Lê Thị Lệ
7.
Quán Ngang
(Quảng Trị)
Mẫu 1: Tại cố ng thoát
nước thải phía Nam
KCN Quán Ngang
Mẫu 2: Tại giếng
khoan trong khuôn
viên Nhà máy sản xuất
nguyên vật liệu hàn -
Công ti Cổ phần Kim
Tín Quảng Trị
02 mẫu
Phần lớn các chỉ tiêu phân tích đều có
kết quả nằm trong giới hạn cho phép theo
QCVN [4]. Ngoại trừ một số chỉ tiêu như
TSS, BOD
5
và coliform có dấu hiệu vượt
hạn quy định lần lượt là 1,57 lần; 1,27
lần và 1,86 lần Về nước ngầm đều nằm
trong giới hạn cho phép theo QCVN [7].
Ngoại trừ chỉ tiêu E.coli và coliform có
dấu hiệu vượt giới hạn cho phép 3 lần,
báo hiệu nguồn nước có nguy cơ bị nhiễm
vi sinh vật gây bệnh liên quan đến đường
tiêu hóa, hô hấp, tiêu chảy

8.
Phú Bài (TT.
Huế)
Hộ ông Thơ cách KCN
20 m
02 mẫu Hầu hết các thông số chất lượng nước
mặt đều có giá trị nhỏ hơn giới hạn cho
phép tại cột B1-Qu y chuẩn MT hiện
hành về chất lượng nước mặt [6], một số
chỉ tiêu còn đạt mức A1
9.
Phong Điền
(TT.Huế)
Tại cống thoát nư ớc
thải KCN
02 mẫu
Nguồn: Ban quản lí Khu kinh tế các tỉn h vùng Bắc Trung Bộ.
Qua bảng phân tích mẫu nước tại một số KCN vùng Bắc Trung Bộ, hầu hết các KCN các
chỉ số TSS, BOD
5
, coliform, NO

2
(nitơrit), PO
3−
4
(photphat) có dấu hiệu vượt hạn quy định theo
QCVN về môi trường. Đặc biệt KCN Nam Cấm các thông số tại thời điểm quan trắc đều vượt quy
định nhiều lần. Riêng 3 KCN Lễ Môn, Phú Bài và Phong Điền hầu hết các thông số đều đạt QCVN
về môi trường.

2.3.2. Đánh giá việc xử lí chất thải rắn các KCN
Bảng 3. Thực trạng xử lí chất thải rắn và chất thải nguy hại KCN Bắc Trung Bộ
TT
Khu công
nghiệp
Chất thải
rắn (tấn/
ngày.đêm)
Chất
thải nguy
hại (tạ/
ngày.đêm
Tình hình xử lí chất thải rắn
Tỉnh Thanh Hóa
1
Lễ Môn 1,2 0,8
KCN bố trí thu gom rác hàng ngày, tập kết tại khu
chứa rác thải của các cơ sở và hợp đồng với Công ti
TNHH MTVmôi trường và công tr ình đô thị
Thanh Hoá. Một số doanh nghiệp hàng ngày vận
chuyển rác về bãi tập trung của Thành phố Thanh
Hoá để xử lí.
Chất thải rắn ngu y hại được các doanh nghiệp lưu
giữ tại đơn vị mình sau đó hợp đồn g với c ác đơn vị
chức năng trong và ngoài tỉnh xử lư.
2 Lam Sơn 0,5 0,4
3 Bỉm Sơn 0,6 0,4
4 Tây Bắc Ga 0,8 0,5
136
Đánh giá tác động môi trường của các khu công nghiệp vùng Bắc Tr ung Bộ

Tỉnh Nghệ An
5
Bắc Vinh 0,4
0,2
Các doanh nghiệp tự thu gom và hợp đồng với
Công ti môi trường đô thị và dịch vụ Cửa Lò vận
chuyển, xử lí. Chất thải rắn nguy hại; Các doanh
nghiệp tự thu gom, lưu trữ và hợp đồng với đơn vị
có chức năng (Chủ yếu là Công ti TNHH Sản xuất
Dịch vụ Thương mại Môi trường xanh (Tại Hải
Dương) để vận chuyển, xử lí.
6 Nam Cấm 12
1.0
7 Hoàng Mai 0.2 -
Tỉnh Hà Tĩnh
8 Gia Lách 1,2 0,5 Các doanh nghiệp tự thu go m và xử lí
9 Vũng Áng I 1,7 1,2
Chất thải rắn được thu gom và phân loại tại các nhà
máy để tái sử dụng hoặc đem đi xử lí tập trung thông
qua các hợp đồng với Công ti cổ phần tư vấn xây
dựng- Quản lí trật tự đô thị Kỳ Anh
10 Hạ Vàng 1,0 - Các doanh nghiệp tự thu gom và xử lí
Tỉnh Quảng Bình
11
Tây Bắc
Đồng Hới
1,1 0,9
Chất thải rắn của các doanh nghiệp được thu gom
về thùng chứa rác tập trung trong khuôn viên của
doanh nghiệp và hợp đồng với Công ti TNHHMTV

Môi trường và Phát triển đô thị Quảng Bình vận
chuyển về bãi xử lí rác chung định kì 01 ngày/lần.
Chất thải rắn ngu y hại: các doanh nghiệp thu gom
và lưu giữ tại đơn vị.
12
Bắc Đồng
Hới
0,4 -
13
Cảng biển
Hòn La
1,6 0,5
14 Hòn La I I 0,3 0,2
Tỉnh Quảng Trị
15
Nam Đông

0,9 0,4
Chất thải rắn: Các cơ sở hợp đồng với Công ti
TNHH MTV Môi trường và Công trình đô thị Đông
Hà thu gom, xử lí định kì. Chất thải nguy hại: Công
ti May Hòa Thọ Đ ông Hà đã hợp đồng với Công ti
Ánh Dương (ở Đà Nẵn g) thu gom, vận chuyển và
xử lí chất thải nguy hại. Còn lại các doanh nghiệp
khác tự thu gom và lưu giữ trong khuôn viên.
16
Quán Ngang 0,6 0,2
Các cơ sở chủ động thu gom hoặc tập trung tại băi
chứa để tái sản xuất hay bán lại cho người dân và
các cơ sở khác tái sử dụng .

Tại KCN chưa có đơn vị thu gom, vận chuyển xử lí
rác thải đúng quy định. Nên các c ơ sở đã chủ động
thu gom và đốt trong khuôn viên Công ti.
Tỉnh Thừa Thiên Huế
17 Phú Bài 1.5 0,6
Chất thải rắn p hát sinh tại các KCN, các doanh
nghiệp đă thu gom và hợp đồng với Công ti TNHH
MTV mô i trường và đô thị Huế xử lí, tỉ lệ đạt 80%.
Chất thải nguy hại khoảng 0,25 tấn/ngày.đêm, tỉ lệ
thu gom và xử lư mới đạt 50%.
18 Phong Điền 0,5 0,5
137
Lê Thị Lệ
Tổng số
26,5 6,2
Một số tỉnh thành và vùng khác [3]
1.
TP Hồ Chí
Minh
1.618 1.910
Có 20 doanh nghiệp thực hiện thu gom, phân loại
và xử lí chất thải rắn đã được Bộ/Sở tài nguyên M ôi
trường cấp phép.
2. Đồng Nai 329 550
Cti TNHH MTV Dịch vụ Môi trường đô thị Biên
Hòa thu gom, vận chuyển và xử lí rá c thải. Ngoài
ra, có 2 Doanh n ghiệp là DNTN Tân Phát Tài và Cti
phát triển KCN Biên Hòa (Sonadezi) có chức năng
trong hoạ t động trong lĩnh vực vận chuyển và tiêu
hủy chất thải nguy hại. Tỉ lệ thu gom chất thải đạt

71%, còn 29% rác thải đang thải ra môi trường chưa
được xử lí.
3.
11 tỉnh
Đồng bằng
sông Cửu
Long
371 93
Tỉ lệ thu gom và xử lí đạt 40%.Phần lớn trong số đó
chưa được thu gom và xử lí kh oa học, mà trực tiếp
hoặc gián tiếp thải xuống sông rạch
4. Hà Nội 112 45
Công ti môi trường URENCO Hà Nội thu gom, xử
lí. Việc thu gom và xử lí đạt 65%
Nguồn: Ban quản lí Khu kinh tế các tỉnh vùng Bắc Trung B ộ.
Do đặc thù sản xuất của các doanh nghiệp KCN vùng Bắc Trung Bộ là các ngành công
nghiệp chế biến như sản xuất thực phẩm, đồ uống, chế biến gỗ và sản xuất hàng thủ công mĩ nghệ,
hàng may mặc, sản xuất bao bì, đường và phần lớn các KCN của vùng mới hoạt động được vài
năm, số dự án đang hoạt động ít nên chất thải rắn và chất thải nguy hại chưa nhiều so với các thành
phố lớn như Hà Nội (lớn gấp 3,4 lần so với vùng Bắc Trung Bộ), TP Hồ Chí Minh (lớn gấp 41 lần
so với vùng Bắc Trung Bộ), vùng Đồng Bằng sông Cửu Long (lớn gấp 14 lần). Các khu vực này
phần lớn sản xuất các ngành công nghiệp điện tử, hóa chất, lắp ráp thiết bị cao cấp, đồng thời quy
mô sản xuất cũng như sản lượng lớn nên chất thải rắn cao hơn rất nhiều so với vùng Bắc Trung Bộ.
Số lượng các KCN đang hoạt động vùng Bắc Trung Bộ có hệ thống xử lí, phân loại chất
thải rắn còn ít, chủ yếu tự thu gom sơ bộ chưa có phân loại chất thải tại nguồn, được đưa về thùng
chứa rác tập trung trong khuôn viên của doanh nghiệp, sau đó hợp đồng với các công ti chức năng
để vận chuyển về bãi xử lí rác chung của thành phố hoặc huyện, thị. KCN Quán N gang tự thu gom
và xử lí chất thải chưa đúng quy định. Tỉ lệ KCN phân loại chất thải rắn trước khi thuê xử lí đạt
25%. Số doanh nghiệp tự xử lí chất thải rắn khoảng 35%. Đối với doanh nghiệp có sản xuất vật
liệu xây dựng (sản xuất gạch, bê tông thương phẩm . ) được tận dụng để san lấp mặt bằng trong

khuôn viên. Các vỏ bao xi măng được thu gom bán cho người thu mua phế liệu, các doanh nghiệp
sản xuất hàng mộc, đồ gỗ mĩ nghệ được thu gom về nhà chứa sau đó tận dụng làm chất đốt cho lò
sấy hoặc bán cho dân có nhu cầu.
Về chất thải nguy hại: Phần lớn các doanh nghiệp trong KCN tự thu gom và lưu giữ tại công
ti, do nguồn chất thải nguy hại của một số KCN chưa lớn nên nên hầu hết các doanh nghiệp chưa
tiến hành lập hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải nguy hại trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Riêng
các KCN tại Nghệ An hợp đồng với các đơn vị chức năng để vận chuyển, xử lí. Tuy nhiên khối
lượng rác thải nguy hại được thu gom và xử lí chỉ chiếm 40% tổng lượng chất thải nguy hại. Về lâu
dài nếu không có biện pháp xử lí kịp thời lượng chất thải này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường.
Tại các thành phố như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, lượng chất thải rắn phát sinh rất nhiều
138
Đánh giá tác động môi trường của các khu công nghiệp vùng Bắc Tr ung Bộ
và phần lớn đã được thu gom và thuê xử lí. Tuy nhiên vấn đề đặt ra cho các KCN là trong quá trình
vận chuyển, xử lí là công nghệ xử lí chưa đạt yêu cầu, nên hiệu quả thu hồi, tái chế còn thấp.
2.3.3. Đánh giá việc xử lí ô nhiễm về không khí và tiếng ồn
Bảng 4. Phâ n tích mẫu không khí và tiếng ồn tại một số KCN vùng Bắc Trung Bộ
TT
KCN
Không khí, tiếng ồn
Kết quả phân tích
Vị trí lấy
mẫu
Số lượng
mẫu
Các chỉ tiêu
phân tích
1.
Lễ Môn
(Thanh
Hóa)

Khu vực tây
nam, tây bắc,
đông và đông
nam KCN
04 mẫu
Bụi, CO, SO
2
,
NO
2
, độ ồn
dB(A)
Độ bụi lơ lửng 190 µg/m
3
; độ
ồn dao động 50- 56 dB(A);
SO
2
:177-234 µg/m
3
; NO
2
dao
động từ 127-170 µg/m
3
; CO dao
động từ 775 -1025 µg/m
3
2.
Nam Cấm

(Nghệ An)
Gần Công ti
Thiên Phú và
điểm trước
Công ti Hải
An
02 mẫu
Bụi, CO, SO
2
,
NO
2
, độ ồn
dB(A)
Chỉ tiêu bụi lơ lửng có giá trị
vượt từ 1,32- 1,18 theo QCVN
[8], tiếng ồn có giá trị vượt 1,04
QCVN [9]
3.
Vũng Áng
I (Hà
Tĩnh)
Tại khu vực
vào nhà điều
hành KCN
02 mẫu
Bụi, CO, SO
2
,
NO

2
, độ ồn
dB(A)
Độ bụi lơ lửng 120 µg/m
3
; độ
ồn d ao động 64 dB(A); SO
2
:26
µg/m
3
; NO
2
dao động từ 8 µg/m
3
;
CO dao động từ 780 µg/m
3
4.
Tây bắc
Đồng Hới
(Quảng
Bình)
Trục đường
chính vào
KCN, đường
bao phía tây
bắc, phía
đông. Ngã ba
đường F325,

trục dân cư
TK8 và tiểu
khu 7,8.
08 mẫu
Bụi, CO, SO
2
,
NO
2
, độ ồn
dB(A)
Độ bụi dao động từ 0.052- 0,212
µg/m
3
; độ ồn dao động ≤ 70
dB(A); SO
2
dao động từ 0,02 - 0,5
µg/m
3
; NO
2
dao động từ 0,01 -
0,02 µg/m
3
; CO dao động từ 1 -
5 µg/m
3
5.
Cảng biển

Hòn La
(Quảng
Bình)
Trong và
ngoài KCN
04 mẫu
Bụi, CO, SO
2
,
NO
2
, độ ồn
dB(A)
Độ bụi dao động từ 12- 23 µg/m
3
;
độ ồ n dao đ ộng ≤ 70 dB(A); SO
2
dao động từ 5 - 11 µg/m
3
; NO
2
dao động từ 1 - 8 µg/m
3
; CO dao
động từ 17 - 55 µg/m
3
6.
Quán
Ngang

(Quảng
Trị)
Ngã ba đường
2, 3, ngã tư
đường 1, 2,5,
khu dân cư
phía đông
và đông na m
KCN
05 mẫu
Bụi, CO, SO
2
,
NO
2
, độ ồn
dB(A)
Độ bụi dao động từ 93 - 238
µg/m
3
; độ ồn dao động từ 64,1 -
69,7 dB(A); SO
2
dao động từ 34 -
40 µg/m
3
; NO
2
dao động từ 32 -
36 µg /m

3
; CO dao động từ 1891 -
1969 µg/m
3
139
Lê Thị Lệ
7.
Nam
Đông Hà
(Quảng
Trị)
Tại điểm
đường K1,
K2, K4 và
ngã ba K2,
K4. Khu dân
cư phía đông
nam cách
KCN 100m
05 mẫu
Bụi, CO, SO
2
,
NO
2
, độ ồn
dB(A)
Độ bụi tại các vị trí dao động trong
khoản g 119 - 215 µg/m
3

, độ ồn
đo được dao động trong khoảng
64,9 - 69,3 dB(A) Kết quả SO
2
dao động từ 32 - 47 µg/m
3
, NO
2
dao động từ 38 - 83 µg/m
3
, CO
dao động từ 2065 - 2839 µg/m
3
8.
Phú Bài
(Thừa
Thiên
Huế)
Trong và
ngoài KCN
07 mẫu
Bụi, CO, SO
2
,
NO
2
, độ ồn
dB(A).
Độ bụi lơ lửng 140-230 µg/m
3

;
(QCVN: 90) độ ồn dao động
55- 85 dB(A); (QCVN:
70), SO
2
:299-375 µg/m
3
,
(QCVN:350); NO
2
dao động
từ 107-150 µg/m
3
; CO dao động
từ 755-1337 µg/m
3
9.
KCN
Phong
Điền (T.T
Huế)
Trong và
ngoài KCN
04 mẫu
Bụi, CO, SO
2
,
NO
2
, độ ồn

dB(A).
Độ bụi lơ lửng 110-210
µg/m
3
;(QCVN: 90), độ ồn
dao động 89 dB (A); (QCVN: 70)
SO
2
:137-214 µg/m
3
; NO
2
dao
động từ 100-140 µg/m
3
; CO dao
động từ 275 -517 µg/m
3
Kết quả
đối chiếu
QCVN
Nằm trong giới hạn QCVN về chất lượng môi trường không khí xung quanh QCVN
05:2009/BNMT. QCVN về tiếng ồn QCVN 26:2010/BTNMT. KCN Phong Điền và
Phong Điền: có 11 dự án đang hoạt độn g sử dụng công nghệ đốt lò hơi để thu nhiệt
phục vụ sản xuất, hầu hết các hoạt động này phát sinh khí thải gây ô nhiễm môi
trường . Hiện nay, tỉ lệ thu gom và xử lí lượng khí thải này đạt 40%. KCN Nam Cấm
tại thời điểm quan trắc, thông số về bụi và tiếng ồn vượt quá QCVN [8, 9].
Nguồn: Ban quản lí Khu kinh tế các tỉn h vùng Bắc Trung Bộ.
Trong quá tr ình vận hành của các nhà máy, lượng không khí và tiếng ồn sẽ phát tán ra khu
vực xung quanh. Phần lớn các doanh nghiệp trong các KCN đã sử dụng các hệ thống xử lí và

phương pháp xử lí khí thải, bụi (khoảng hơn 100 dự án, chiếm 45% số doanh nghiệp trong các
KCN của vùng Bắc Trung Bộ). Một số phương thức như: Lọc cyclone khô; lắng trọng lực hoặc
hấp thụ bằng dung dịch hấp thụ, các doanh nghiệp may đã lắp đặt quạt thông gió, máy hút bụi;
thiết kế chiều cao ống khói từ 30 - 36m (Công ti May 10, Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu Phú
Quý - KCN Tây Bắc Đồng Hới). Vì vậy mỗi doanh nghiệp đã đảm bảo môi trường làm việc tốt cho
công nhân đồng thời kiểm soát được nguồn thải vào môi trường xung quanh. Một số doanh nghiệp
đặc thù, các loại hình sản xuất có lượng khí thải, bụi phát sinh từ các cơ sở không lớn nên không
gây ảnh hưởng đến môi trường, lượng khí độc của các KCN của vùng thải ra môi trường thấp hơn
so với các vùng khác. Một số doanh nghiệp chưa có hệ thống xử lí khí thải, bụi và thải trực tiếp ra
môi trường không qua xử lí chiếm tỉ lệ 55% số dự án trong các KCN của vùng.
3. Kết luận
Sự phát triển của các KCN vùng Bắc Trung Bộ đã ảnh hưởng lớn tới m ôi trường của khu
vực có KCN, thể hiện là môi trường nước của các KCN của vùng chưa đạt QCV N, một số KCN có
mức độ ô nhiễm nguồn nước rất cao. Tình trạng xử lí nguồn chất thải rắn và chất thải nguy hại còn
nhiều bất cập, phần lớn các doanh nghiệp vốn ít nên không đầu tư thuê xử lí, việc xử lí nguồn chất
140
Đánh giá tác động môi trường của các khu công nghiệp vùng Bắc Tr ung Bộ
thải này chủ yếu dựa trên việc tự thu gom và lưu giữ tại công ti, tỉ lệ chất thải rắn được thu gom về
các bãi rác đạt 80%, được xử lí đạt 40%, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường đô thị và
môi trường khu vực có KCN. Về ô nhiễm môi trường không khí và tiếng ồn là không đáng kể.
Bảo vệ môi trường do hoạt động của các KCN là việc làm cần thiết trong việc phát triển bền
vững KCN, vì vậy cần có các giải pháp nâng cao vai trò quản lí nhà nước về môi trường, nâng cao
ý thức, nhận thức của các doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, xây dựng không gian
KCN gắn với bảo vệ môi trường và hướng tới những giải pháp kĩ thuật trong sản xuất sạch nhằm
hạn chế và phòng ngừa phát sinh chất thải là mục tiêu của phát triển KCN bền vững.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ban quản lí các KKT tỉnh Thanh Hóa - Phòng tài nguyên - Môi trường tỉnh Nghệ An, Hà
Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Báo cáo môi trường của các tỉnh năm 2012
và Báo cáo giám sát môi trường 6 tháng đầu năm 2013.
[2] Bộ Khoa học, công nghệ và Môi trường, 2002. Quyết định số 62/2002/QĐ- BKHCNMT ngày

09/08/2002 về quy chế bảo vệ môi trường KCN
[3] Bộ Tài nguyên Môi trường, 2009. B áo cáo môi trường quốc gia 2009- môi trường các khu
công nghiệp. Hà Nội 2009.
[4] Bộ tài nguyên và Môi trường, 2011. Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp
QCVN 40:2011/BTNMT, ban hành kèm T hông tư 47/2011/TT-BT NMT của Bộ Tài nguyên
và Môi trường
[5] Bộ tài nguyên và M ôi trường, 2009. Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất thải rắn QCVN 07:
2009/BTNMT, ban hành theo Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009
của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
[6] Bộ tài nguyên và Môi trường, 2008. Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
QCVN 08: 2008/BTNMT.
[7] Bộ tài nguyên và Môi trường, 2008. Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm
QCVN 09: 2008/BTNMT.
[8] Bộ tài nguyên và Môi trường, 2009. Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng không khí
xung quanh QCVN 05: 2008/BTNMT .
[9] Bộ tài nguyên và Môi trường, 2010. Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về tiếng ồn QCVN 26:
2010/BTNMT.
ABSTRAC T
An environmental impact assessment of industrial zones in North Central Vietnam
Environmental surveys and research done in the Industrial Zones (IZs) in North Central
Vietnam have shown that some IZs had made a great effort to put in place waste processing
systems (to Vietnamese standards) but most IZs have failed to do so and environmental pollution
is steadily increasing. At this time 80% of the surface and ground water is below the Vietnamese
standards and in many IZs the soil is also heavily polluted. Because businesses are allowed to
collect, ship and recycle their solid waste as they choose, 60% of all waste that Vietnamese IZs
produce goes untreated. Air pollution levels are said to be ‘low’. This production of untreated
waste is ongoing and well know, and it is a known byproduct of businesses operating within the
IZs. O nly governmental authorities have the power to step in and force these businesses to process
their waste products, as is now required by Vietnamese law.
141

×