Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

luận văn quản trị nhân lực PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA THÁI ĐỘ CÁ NHÂN VỚI TỔ CHỨC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.03 KB, 30 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

MÔN HÀNH VI TỔ CHỨC
Đề tài:
PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA THÁI ĐỘ
CÁ NHÂN ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG
GVHD: Th.S Lê Việt Hưng
SVTH: Hứa Thanh Thảo
Lớp: Ngoại Thương 3 - K32
Tháng 10 – 2008

MUÏC LUÏC
Lời nói đầu
I. Khái niệm thái độ
1. Khái niệm
2. Cơ sở của thái độ
3. Phân loại thái độ.
II.Quan hệ giữa thái độ và hành vi
1. Thái độ và sự nhất quán
2. Thuyết về sự bất hoà nhận thức
3. Đo lường quan hệ giữa thái độ và hành vi
III.Thái độ và cuộc sống
1. Thái độ quyết định thành công của bạn
2.Thay thái độ đổi cuộc đời
3. Thái độ làm việc không tích cực – Con sâu làm rầu nồi canh
4. Ví dụ minh hoạ: Yếu tố ảnh hưởng lớn đến quan hệ khách hàng và bưu điện

IV. Hình thành thái độ tích cực
1. Nuôi dưỡng thái độ
2. Cách thức để xây dựng thái độ tích cực


3. Thái độ của một nhân viên thành công
Lời Kết
Danh mục tài liệu tham khảo
Lời Nói Đầu
Tất cả chúng ta khi được sinh ra trên cõi đời này đa phần đều giống nhau, đều là
con người với cấu tạo cơ thể tương tự nhau, khi vứa cất tiếng khóc chào đời tất cả
đều là “ một tờ giấy trắng”. Thế nhưng trong quá trình phát triền mổi người lại
trang bị cho mình một thái độ khác nhau, để từ đó chúng ta có thể lý giải được tại
sao có người lại thành đạt, bên cạnh đó là những người cứ “giặm chân tại chổ”
hoặc có khi còn “thụt lùi” lại phía sau người khác.
Dầu rằng trong cuộc sống chúng ta không thể lường trước được những vấn đề gì
sẽ xảy đến với mình, vá cũng có vô số những vấn đề mà bản thân chúng ta cũng
không thể lựa chọn. Bên cạnh vô số những vấn đề nẳm ngoài tầm kiểm soát của
chúng ta, có một điều mà bản thân ta có thể lựa chọn và đó cũng là điều quan
trọng nhất. Đó là hằng ngày chúng ta đều có thể lựa chọn thái độ của mình trong
ngày hôm đó. Hãy nhớ rằng “chúng ta không thề thay đổi quá khứ…chúng ta
không thể thay đổi một điều rằng mọi người sẽ hành động theo những cách khác
nhau”. Chúng ta cũng không thể thay đổi những điều chắc chắn xảy ra, điều duy
nhất chúng ta có thể lá “tận dụng điều chúng ta có”, và đó chính là thái độ của
chúng ta.
Tôi tin rằng cuộc sống chỉ là 10% những điều đã xảy ra với tôi và 90% còn lại là
phản ứng của tôi đối với cuộc sống
Và cũng như vậy đối với bạn…chúng ta chịu trách nhiệm cho chính thái độ của
chúng ta
Tiến sỹ Martin Seligman đã phát hiện ra rằng thái độ làm việc là nhân tố quyết
định, nó còn quan trọng hơn cả chỉ số IQ, bằng cấp và một số nhân tố khác. Ông
thấy rằng những người có thái độ tích cực, thân thiện thường tiến xa hơn trong sự
nghiệp. Cho dù bạn đến từ đâu, bạn thông minh như thế nào nếu bạn có một thái
độ đúng đắn trong công việc thì bạn sẽ thành công


-1-
I. Khái niệm thái độ
1. Khái niệm:
Thái độ là những biểu đạt có tính đánh giá ( tích cực hay tiêu cực ) liên quan
đến các vật thể, con người và các sự kiện. Nó phản ánh cảm giác của một người về
một cái gì đó thế nào. Khi ai đó nói: “tôi thích công việc của mình” là khi người
đó đang biểu đạt thái độ của mình đối với công việc.
Thái độ là môt khái niệm cụ thể, nó chứa đựng đạo đức, điều đúng đắn, hoặc
điều được mong muốn. khi một người cho rằng “trọng nam khinh nữ là điều
không đúng”- điều này phản ánh giá trị của anh ta. Khi họ nói “tôi thích tham gia
vào chương trình tuyển mộ và huấn luyện phụ nữ vào các chức vụ quản lí” điều
này phản ánh thái độ của anh ta.
2. Cơ sở của thái độ
Thái độ được hình thành từ cha mẹ, thầy cô giáo, và các thành viên trong
nhóm. Trong những năm đầu đời, chúng ta bắt đầu mô hình hoá thái độ của chúng
ta khi chúng ta khâm phục, kính trọng hoặc sợ hãi. Chúng ta quan sát cách cư xử
của gia đình, bạn bè từ đó hình thành thái độ và hành vi của chúng ta ccho thích
ứng với những cách của họ. Con người bắt trước thái độ của những cá nhân bình
thường hoặc của những ngừoi mà họ khâm phục hoặc kính trọng.
Khác với giá trị, thái độ của bạn ít ổn định hơn. Ví vụ thong điệp quảng cáo cố
gắng hướng thái độ của bạn đối với sản phẩm haay dịch vụ nào đó. Nếu nhân viên
coca cola có thể làm bạn thích sản phẩm của họ, thái độ này có thể dẫn đến hành
vi mong đợi đối với ho là bạn sẽ mua sản phẩm của họ.
Đối với tổ chức, thái độ là quan trọng vì nó ảnh hưởng tới hành vi người lao
động.
3. Phân loại thái độ.
Con ngừơi có thể có hàng ngàn thái độ, song hành vi tổ chức chỉ tập trung sự
chú ý trong các thái độ có liên quan đến công việc. Những thái độ có liên quan đến
công việc gắn liền với sự lượng giá tích cực hoặc tiêu cực của người lao động về
các khía cạnh của môi trường làm việc của họ. Đặc biệt có ba thái độ chủ yế cần

được quan tâm: sự thoả mãn đối với công việc, sự gắn bó với công việc, và sự tích
cực mhiệt tình với tổ chức.
– Sự thỏa mãn đối vời công việc: đề cập đến thài độ chung của một cá nhân với
công việc của người đó; một người không thoả mãn với công việc thừơng có
những thái độ tiêu cực. Khi một người lãnh đạo nói về thái độ tiêu cực của nhân
viên, thừơng là họ có ý nói về sự thỏa mãn của nhân viên đối với công việc. Trên
thực tế, người ta thường sử dụng hai thuật ngữ đan xen lẫn nhau.
Những nhân tố nào quyết định sự thoả mãn công việc? Thực tế cho thấy các
nhân tố quan trọng dẫn đến sự thoả mãn công việc là: công việc phải đòi hỏi hao
phí về trí lực; có sự công bằng, hợp lý trong đánh giá thực hiện công việc và thù
lao lao động; điều kiện làm việc thuận lợi; có sự hợp tác giữa những đồng nghiệp.
Người lao động có xu hứơng thích những công việc mà họ có cơ hội vận dụng
kỹ năng và năng lực của mình, họ có quyển tự chủ trong công việc của và nhận
được thông tin phản hồi về những gì họ đã làm. Những đặc điểm này đòi hỏi công
việc phải có những yêu cầu nhất định về mặt trí lực. Các công việc có quá ít đòi
hỏi về trí lực thường tạo ra tâm lý chán chừơng, ngược lại những công việc đòi hỏi
quá nhiều thường làm nản long và tạo cảm giác thất bại. Trong những điều kiện
đòi hỏi vừa phải, phần lớn người lao động cảm thấy phấn khởi và có được sự thoả
mãn.
Người lao động muốn có chính sách tiền lương và chính sách đề bạt mà họ coi
là công bằng, rõ ràng và phù hợp với những mong đợi của họ. Mức lương và chính
sách đề bạt mà họ coi là công bằng, rõ ràng và phù hợp với những mong đợi của
họ. Mức lương được coi là thoỏa đáng khi nó được trả trên cơ sở phân tích và
đánh giá thực hiện; trình độ và kỹ năng của người lao động đảm bảo, tương quan
hợp lí tiền lương giữa các công việc trong xã hội. Tương tự, những chính sách và
quyết định đề bạt được đưa ra một cách công bằng hợp lí sẽ làm cho người lao
động cảm thấy thoả mãn với công việc của họ hơn.
Người lao động thường quan tâm đến môi trường làm việc nói chung, điều
kiện làm việc nói riêng. Họ muốn rằng môi trường vật chất xung quanh nơi làm
việc phải an toàn, thuận tiện, sạch sẽ và có các điều kiện giải trí tối thiểu.

Các nhà quản lí cũng cần lưu ý rằng người lao động khi làm việc họ không chỉ
mong đợi tiền lương, tiền thưởng và những lợi ích vật chất mà họ còn mong đợi
hơn nữa. Đối với hầu hết người lao động, công việc còn phải đáp ứng nhu cầu giao
tiếp xã hội. Vì vậy, trong công việc nếu có những người cộng sự, người bạn thân
thiện và biết giúp đỡ nhau chắc chắn sẽ dẫn đến thoả mãn công việc.
Câu hỏi được dặt ra ở đây là: liệu những người lao động được thoả mản sẽ
có năng suất cao hơn những người lao động không được thoả mãn hay không?.
Các quan điểm trước kia về mối quan hệ giữa thoả mãn và năng suất có thể
được tóm tắt chủ yếu trong nhận định “một công nhân thoả mãn là công nhân có
năng suất lao động cao”. Tuy nhiên, trên thực tế quan điểm này cũng bị phê phán.
Chẳng hạn, người lao động được bố trí làm việc trên dây chuyền thì năng suất lao
động lại chịu sự chi phối nhiều bởi nhịp độ và tốc độ của dây chuyền đó hơn là
vào mức độ thoả mãn của người lao động đó với công việc.
Các nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng dường như năng suất cao thường
dẫn đến sự thoả mãn hơn là ngược lại. Nếu bạn làm một công việc có năng suất
cao hoặc có hiệu quả, bạn sẽ cảm thấy thú vị về công việc đó. Ngoài ra, nếu các
nhà quản lý tổ chức khen thưởng cho năng suất cao, và coi việc đạt năng suất cao
hơn là cơ sở của tăng lương và đề bạt thì những phần thưởng này sẽ làm tăng mức
độ thoả mãn của người lao động với công việc.
– Sự gắn bó đối với công việc là một nghiên cứu mới nhất hiện nay, khái niện
này vẫn chưa đạt đến một sự nhất trí. Một cách giải thích chấp nhận được là: sự
gắn bó với công việc đo lường mức độ hiểu biết về công việc của người lao động;
sự tham gia tích cực, và sự quan tâm tới việc thực hiện nhiệm vụ là quan trọng với
anh ta. Những người thể hiện sự gắn bó cao với công việc của họ là những người
có năng suất cao hơn, có mức độ thoả mãn đối với công việc cao hơn và ít thuyên
chuyển hơn những người có cự gắn bó thấp.
–Sự tích cực, nhiệt tình với tổ chức thể hiện sự hướng tới tổ chức của con người
-1-
bằng việc trung thành với tổ chức, gắn bó chặt chẽ với tổ chức. Một người có mức
độ nhiệt tình cao với tổ chức sẽ gắn bó cao với công việc của họ- không kể họ có

thoả mãn hay không. Với nhận thức này chúng ta có thể mong đợi một tương quan
nghịch biến giữa sự tích cực, nhiệt tình với tổ chứcvà sự thuyên chuyển.
II.Quan hệ giữa thái độ và hành vi
1. Thái độ và sự nhất quán
Bạn thường thấy điều mà người ta nói là không mâu thuẩn với cái người ta đã
làm. Các nghiên cứu có kết luận chung là con người theo đuổi sự nhất quán giữa
thái độ và hành vi. Điều này nghĩa là các cá nhân theo đuổi việc điều hoà các thái
độ khác nhau (trái ngược) và sắp xếp các thái độ và hành vi sao cho chúng xuất
hiện một cách hợp lý và nhất quán. Khi có sự không nhất quán, các áp lực xuất
hiện đưa cá nhân về tình trạng cân bằng ở đó các thái độ và hành vi trở lại nhất
quán. Điều này được thực hiện bằng việc thay đổi hoặc thái độ hoặc, hành vi, hoặc
bằng việc phát triển một sự hợp lý hoá cho sự nhất quán. Ví dụ, khi một người
tuyển nhân viên, để tạo ra sự hấp dẫn đối với các ứng viên anh ta phải trình bày
các điểm tốt của công ty, song có thể họ mâu thuẩn khi thấy công ty có điều kiện
làm việc tồi và khả năng thăng tiến kém vì vậy anh ta có thể:
– Cùng với thời gian anh ta có thể có thái độ tích cực hơn, và thấy rằng những
điểm yếu của công ty sẽ được khắc phục. Anh ta sẽ mạnh dạn nói về các ưu điểm
của công ty.
– Anh ta có thể có một thái độ tiêu cực với điều kiện lám việc của công ty,
nhưng nghĩa vụ của anh ta là phải nói tốt về công ty. Vì thế anh ta sẽ hợp lí hoá
bằng việc cho rằng không có một nơi làm việc nào là hoàn hảo và anh ta sẽ trình
bày một bức tranh hồng về công ty
– Anh ta có thể vẫn giữ thái độ tiêu cực với điều kiện làm việc của công ty điều
này dẫn tới sự giảm nhiệt tình và từ đó có khả năng anh ta sẽ thể hiện sự diễu cợt
về công ty.
2. Thuyết về sự bất hoà nhận thức
Từ nguyên tắc nhất quán liệu chúng ta có thể cho rằng chúng ta có thể luôn
luôn dự báo hành vi của một cá nhân nều chúng ta hiểu thái độ của họ về đối
tượng? Nếu bạn cho rằng công ty của bạn trả lương quá thấp, liệu sự tăng lên một
cách đáng kể của tiển lương có gây ra sự thay đổi hành vi của bạn? Nó sẽ lảm bạn

tích cực và chăm chỉ hơn? Câu trả lời là rất phức tạp, nó không chỉ đơn giản là có
hoặc không
Vào khoảng cuồi những năm 1950, Leon Festinger đưa ra thuyết về sự bất hoà
nhận thức.thuyết này cho phép giài thích quan hệ giữa thái độ và hành vi.
Sự bất hoà nhận thức đề cập đến sự không tương đồng (sự khác biệt) mà một cá
nhân có thể nhận thức giữa các thái độ và hành vi. Festinger cho rằng bất kỳ
những dạng không nhất quán nào cũng tạo ra sự khó chịu, hoặc sự không thoải
mái. Do đó, các cá nhân sẽ theo đuổi một tình trạng cân bằng tại đó sự bất hoà là
nhỏ nhất.
Tất nhiên, không một cá nhân nào tránh hoàn toàn sự bất hoà. Festinger cho
rằng mong muốn giảm sự bất hoà có thể được xác định bằng :
-1-
→Tầm quan trọng của các nhân tố tạo ra sự bất hoà;
→ Niềm tin của cá nhân về mức độ ảnh hửơng của họ đối với các nhân tố;
→ Các phần thưởng có thể nhận được trong sự bất hoà: phần thưởng có tác
dụng giảm sự mâu thuẩn bằng cách tăng mặt kiên định, nhất quán trong cân đối
hành vi của cá nhân, mặc dù mâu thuẩn vẫn tồn tại nhưng người lao động cảm
thấy bớt nặng nề và thoải mái hơn
Nếu các nhân tố tạo ra sự bất hoà là không quan trọng, sức ép cho việc điều
chỉnh sự bất hoà là thấp. Ví dụ, nếu bạn có niềm tin mãnh liệt là không một công
ty nào được gây ô nhiễm môi trường nhưng bạn phải ra quyết định về vấn đề này
để đảm bảo lợi nhuận của công ty. Bất hoà nhận thức ở mức cao, và do tầm quan
trọng của nhân tố này bạn không thể lờ đi sự bất hoà. Bạn có thể sẽ hành động
theo bốn cách
• Thứ nhất: bạn sẽ chấm dứt gây ô nhiễm;
• Thứ hai: giảm sự bất hoà bằng cách kết luận mâu thuẩn này là không quan
trọng;
•Thứ ba: bạn có thể thay đổi thái độ và cho rằng không có gì là sai trái;
• Thứ tư: điều hoà sự bất hoà bằng cách cho rằng lợi ích mà công ty mang lại là
lớn hơn so với những chi phí mà xã hội phải bỏ ra để xử lý ô nhiễm.

Niềm tin của cá nhân về mức độ ảnh hưởng của họ đối với các nhân tố sẽ ảnh
hưởng tới cách mà họ phản ứng đối với sự bất hoà. Nếu họ nhận thức sự bất hoà là
kết quả của các nhân tố mà họ không kiểm soát được thì họ dường như ít được
nhận thức cho sự thay đổi thái độ. Ví dụ, hành vi tạo ra sự bất hoà là được đòi hỏi
từ cấp trên, sức ép cho giảm sự bất hoà sẽ thấp hơn là hành vi được thực hiện một
cách tự nguyện. Khi sự bất hoà tồn tại, nó có thể được hợp lý hoá và được biện hộ
Các phần thưởng cũng ảnh hưởng đến mức độ mà mỗi cá nhân được động viên
trong giảm bầt hoà. Sự bất hoà cao trong khi gắn liền với nó là phần thưởng lớn sẽ
có xu hướng làm giảm căng thẳng trong bất hoà
Những điều trên cho thấy khi con người cảm thấy bất hoà thì điều đó không có
nghĩa là họ phải làm giảm sự bất hoà. Nếu sự bất hoà là không quan trọng, do các
nguyên nhân bên ngoài gây ra, hoặc phần thưởng nhận được là lớncon người có ít
mong muốn làm giảm bất hoà.
3. Đo lường quan hệ giữa thái độ và hành vi.
Chúng ta hiểu rằng thái độ ảnh hưởng tớii hành vi. Những nghiên cứu đầu tiên
về thái độ giả định rằng thái độ là nguyên nhân của hành vi, nghĩa là thái độ của
một người sẽ xác định điều mà họ làm. Về mặt cảm tính bạn dễ nhận thấy quan hệ
này. Sẽ không là vô lí nếu một người thích thể thao ngồi xem chương trình thể
thao trên Tivi, hoặc một người cố tình né tránh một nhiệm vụ mà họ không thích.
Tuy nhiên, vào cuối những năm 1960, các tổng kết về các nghiên cứu thái độ
đã thách thức quan hệ được giả định này. Từ vịêc lượng giá nhiều quan hệ giữa
thái độ và hành vi các nhà nghiên cứu kết luận rằng thái độ không có tương quan
với hành vi hoặc nếu có chỉ là tương quan rất yếu. Những nghiên cứu gần đây chỉ
ra rằng quan hệ giữa thái độ và hành vi có thề được cải thiện bằng việc quan tâm
tới các biến ngẫu nhiên trung hoà.
-1-
• Các biến trung hoà
Một điều cải thiện cơ hộ của chúng ta trong tìm kiếm quan hệ có ý nghĩa giửa
thái độ và hành vi là việc sử dụng những thái độ cụ thể và các hành vi cụ thể.
Những thái độ càng cụ thể và các hành vi liên quan đó càng cụ thể thì khả năng

chỉ ra ý nghĩa trong quan hệ giữa thái độ và hành vi càng lớn. Vào đầu những năm
1970, luật lệ ở các nước phát triển chưa đòi hỏi các ôtô thế hệ mới phải sử dụng
xăng không chì. Vào thời gian đó con người được tự do lựa chọn xăng thừơng
hoặc xăng không chì. Việc sử dụng xăng không chì sẽ tốn thêm một ít tiền nhưng
ít tác hại cho môi trường hơn. Nhiều nhà nghiên cứu đã quan sát các lái xe dùng
xăng thường và xăng không chì sau đó họ thiết kế các bảng câu hỏi để đo lường
thái độ của các lái xe. Các câu hỏi được thiết kế với bốn mức độ từ những lợi ích
chung trong những vấn đề môi trường đến những câu hỏi cụ thể về mức độ tuân
thủ của cá nhân trong việc sử dụng xăng không chì. Tương quan trong quan hệ
giữa thái độ và hành vi tăng lên từ +0.12 → +0.59 khi các câu hỏi từ chung chung
đến thật cụ thể. Nghĩa là, câu hỏi càng cụ thể thì tương quan trong quan hệ giữa
thái độ và hành vi càng chặt hơn.
Một biến trung hoà nữa là sức ép của xã hội đối với hành vi. Những sự không
nhất quán giữa thái độ và hành vi có thể là do sức ép của xã hội đối với cá nhân.
Ví dụ, sức ép của nhóm bạn bè có thể giải thích tại sao một người rất ghét chuyện
trốn học lại tham gia trốn học cùng bạn bè đi chơi.
Kinh nghiệm của con người với các thái độ được xem xét. Quan hệ giữa thái
độ và hành vi dường như rõ hơn nếu thái dđộ dđược nghiên cứu là có liên quan tới
những king nghiệm quá khứ của cá nhân. Ví dụ khi ta hỏi các sinh viên không có
kinh nghiệm làm việc về tầm quan trọng của các nhân tố của công việc sẽ xác định
họ sẽ chọn công việc hay không. Ta không thể căn cứ câu trả lời để dự đoán về
hành vi thuyên chuyển của họ trong thực tế.
• Thuyết tự nhận thức.
Trong khi nghiên cứu chỉ ra quan hệ giữa thái độ và hành vi và quan hệ này
rất yếu trước khi được điều chỉnh bởi các biến trung hoà. Để có thể có được tương
quan chặt hơn trong việc khái quát hoá quan hệ giữa thái độ và hành vi đòi hỏi
phải xem xét các biến trung hoà thì điều này gặp rất nhiều khó khăn. Điều này gơi
ý các nhà nghiên cứu tiếp cận theo hướng khác. Đó là có hay không việc hành vi
ảnh hưởng tới thái độ. Quan điểm này được gọi là thuyết tự nhận thức.
Khi được hỏi về thái độ đối với một đối tượng, các cá nhân nhớ lại hành vi

quá khứ có liên quan đến đối tượng và sau đó họ suy ra các thái độ của họ từ các
hành vi trong quá khứ.Thuyết tự nhận thức cho rằng những thái độ được sử dụng
để tạo ra ý nghĩa của hành động đã xảy ra hơn là có trước hành động và chỉ dẫn
hành động.
Trong khi quan hệ giữa thái độ và hành vi là rất yếu thì quan hệ giữa hành vi
và thái độ lại rất mạnh. Ta có thể có một kết luận: dường như con người rất giỏi
trong việc tìm ra các lí do để giải thích cho hành vi của mình, song lại rất dở trong
vịêc làm những điều mà họ thấy phải làm.
-1-
III.Thái độ và cuộc sống.
1. Thái độ quyết định thành công của bạn.
Thái độ được định nghĩa là thói quen suy nghĩ, hành động và tình cảm, thể hiện
khuynh hướng, quan điểm và niềm tin của bạn về cuộc sống. Ba yếu tố cơ bản tạo
ra thái độ là thói quen, suy nghĩ và niềm tin. Chúng ta biết rằng bạn sẽ làm việc
mà bạn luôn nghĩ đến. Thái độ là đặc điểm thể hiện rõ nhất suy nghĩ của bạn. Tính
cách, con người bạn thể hiện, thực chất chỉ là biểu hiện của thái độ và cảm xúc bên
trong. Thói quen kết hợp với thái độ tạo thành hành động. Thái độ là chiếc gương
phản ánh với thế giới bên ngoài toàn bộ niềm tin và suy nghĩ của bạn.
Nghiên cứu thêm về nguyên nhân giúp con người ta thành công đã cho thấy nhân
tố cốt yếu trong mọi trường hợp là - thái độ tích cực. Cùng với các nhân tố khác
mà chúng ta sẽ thảo luận sau này, thái độ tích cực là yếu tố đầu tiên không thể
thiếu được cho hành trang cuộc đời. Clement Stone, tác giả của một số cuốn sách
tự học kinh điển gọi thái độ tích cực là “PMA” (Positive Mental Attitude) và
khẳng định “PMA là chất xúc tác kết hợp các nguyên lý thành công hoạt động
cùng nhau tạo ra kết quả xứng đáng”.
Một cán bộ tuyển dụng cao cấp của trường đại học Harvard đã đưa ra một kết quả
điều tra là 85% những gì một cá nhân đạt được trên phương diện kinh tế tài chính,
sự giàu có, địa vị xã hội và công ăn việc làm sau khi tốt nghiệp đại học phụ thuộc
vào thái độ, 15% còn lại phụ thuộc vào khả năng và năng khiếu. Một cuộc điều tra
tương tự cho thấy không có sự tương quan nào giữa bằng cấp và khả năng kiếm

tiền.
Nếu như ta thấy tất cả những dẫn chứng cho việc cần thiết phải có thái độ tích cực
như vậy, tại sao rất nhiều người trong số chúng ta lại thiếu nó. Tất nhiên là chúng
ta có đủ thông minh để hiểu những điều tốt đẹp một khi ta thấy nó? Liệu tri thức
trên đã đủ làm cho ta thay đổi thái độ chưa? Hiển nhiên là chưa.
Chúng ta đều biết thái độ là một phần mềm của niềm tin - là niềm tin cơ bản của
bản thân, về khả năng và thế giới quan của mỗi người. Chúng ta cũng biết là niềm
tin quyết định hy vọng vào kết quả đạt được, vào tương lai. Nếu có thái độ lạc
quan, bạn mong muốn những điều tốt đẹp, những gì bạn yêu thích sẽ đến, ngược
lại với thái độ thiếu lạc quan bạn chỉ luôn nghĩ đến những gì không tốt đẹp xảy ra.
Xin dẫn ra đây lời của Denis Waitlay trong cuốn sách ” Tâm lý để chiến thắng”
(Psychology of Winning), ông cho là những người thành công thường có thói quen
tự tạo ra thái độ tích cực cho mình trước khi sự việc diễn ra. Họ tạo ra lòng tự tin
vào bản thân mặc dù không chắc là sự việc sẽ diễn ra đúng như ý muốn của họ.
Thái độ lạc quan dẫn đến hy vọng tích cực, lòng nhiệt tình và những yếu tố này
ảnh hưởng tích cực đến việc đem lại kết quả tốt đẹp. Thái độ tích cực là sức mạnh
vô cùng to lớn giúp ta tự tạo ta cuộc sống theo ý mình.
Samuel Johnson đã có nhận xét về thái độ như sau “Một người không có hiểu biết
gì về bản chất con người cứ muốn đi tìm hạnh phúc bằng cách cố gắng thay đổi
mọi thứ trừ thiên hướng của chính mình sẽ lãng phí thời gian vô ích mà không
đem lại kết quả gì ngoài việc làm tăng thêm nỗi buồn mà anh ta muốn loại bỏ đi”.
-1-
Hãy tự đánh giá tác động của thái độ trong cuộc phỏng vấn sau đây. Đọc lời đối
thoại và so sánh thái độ người được đi xin việc thể hiện với người phỏng vấn với
thực tế và đánh giá xem cái gì quan trọng hơn.
Hỏi - Người phỏng vấn: Xin chào! Anh có khoẻ không?
Đáp - Người xin việc: Cũng giống như hôm qua, không tốt hơn, không xấu hơn.
Tôi vẫn tồn tại.
Hỏi: Anh có thể cho biết vài thông tin về bản thân được không? Trước hết xin anh
cho biết tên.

Đáp: Shelley Clarke. Nhưng xin đừng đổ lỗi tôi vì cái tên đó. Cha mẹ tôi ước mơ
mọi việc tốt đẹp. Thử tưởng tượng mà xem! Shelley Clarke. Biết tìm lối thoát nào
trong cuộc sống đây.
Hỏi: Anh sống ở đâu?
Đáp: Số 12, đường Backwater. Gần đống rác của bang, ở đó có rất nhiều ruồi nhất
là vào buổi tối.
Hỏi: Anh đã từng học ở những trường nào, Shelley?
Đáp: Toàn là trường loại D (Consistent D’s), cơ sở vật chất tồi tàn, giáo dục chất
lượng kém. Ông không hy vọng có ai đó làm được trò trống gì khi mà chẳng có ai
quan tâm. Giá mà tôi được học ở cái trường mới trong thành phố …
Hỏi: Anh có thể cho biết vì sao anh muốn làm việc cho ABC không?
Đáp: Ồ, bởi vì các anh tuyển người, tôi nghĩ thế. Hơn nữa tôi nghe nói các anh có
chế độ trợ cấp y tế cao và có nhiều quyền lợi khi nghỉ hưu. Tôi thường hay bị ốm
và muốn nghỉ hưu sớm.
Hỏi: Tôi hiểu rồi. Vậy trình độ kỹ thuật của anh thế nào? Anh có thể làm được
những việc gì cho công ty của chúng tôi?
Đáp: Kỹ thuật ư? Tôi chẳng bao giờ nghĩ đến nó cả. Tôi không thích công việc
giấy tờ, không thích người khác can thiệp vào công việc của tôi. Họ toàn bắt tôi
làm những việc tôi không thích.
Hỏi: Trước đây anh đã có những kinh nghiệm gì ở vị trí này rồi Shelley?
Đáp: Chẳng ai cho tôi cơ hội để có kinh nghiệm cả. Tôi đợi chờ sự thay đổi đó đã
bao lâu rồi. Anh biết đấy, không phải bất cứ việc nào tôi cũng làm.
Hỏi: Shelley, anh có tin chắc là mình muốn làm việc cho Công ty ABC không?
Đáp: Bố mẹ tôi bảo là đã đến lúc tôi không nên bám vào họ nữa mà phải dựa vào
ai đó để thay đổi.
Hỏi: Được rồi Shelley, mơ ước của anh trong cuộc sống là gì? Anh muốn sinh
sống ở đâu trong vòng 5. 10 năm tới?
Đáp: Chắc chắn là tôi muốn đi xa khỏi nơi đây. Chẳng có tương lai gì cho tôi ở cái
thành phố này cả. Và cái tên của tôi nữa. Ai có thể hy vọng được cái gì tốt đẹp với
cái tên Shelley Clarke. Tôi có cảm giác mình đang ở trong một cái guồng quay

đang tăng tốc, chẳng đi đâu mà vội cả.
Từ những nhận xét của Shelley, bạn thấy gì trong suy nghĩ của anh ta? Chúng có
tích cực không? Có phản ánh đúng thực tế đang tồn tại không hay là anh ta tự tạo
ra một thực tế đầy bi quan mà anh ta tự chọn? Liệu anh ta có thể dễ dàng thay đổi
quan điểm một cách tích cực hơn không? Rất nhiều người khác với những cái tên
-1-
như George Bush, Paul Newman và Steve Jobs đã cố gắng làm việc tốt cho bản
thân mình đấy thôi.
Rõ ràng là thái độ quan trọng hơn thực tế. Bạn có thể làm chủ được thái độ trong
khi đó phần lớn sự thực như tên gọi, nơi sinh … không phụ thuộc phạm vi điều
khiển của bạn. Cách phản ứng của bạn đối với từng hoàn cảnh cụ thể mới thực sự
là yếu tố quan trọng nhất
→ Thái độ quyết định thành công của bạn
Bất cứ ai trong chúng ta cũng khao khát có được một cuộc sống đầy cảm hứng,
hạnh phúc và thành công. Tuy nhiên, để đạt được những gì bạn thật sự mong ước,
tất cả đều phải xuất phát từ việc nhận ra sự quan trọng và tìm được cho mình một
thái độ sống thông minh và tích cực nhất.
Một thái độ sống tích cực sẽ giúp bạn luôn lạc quan, yêu đời, tự tin để nhẹ nhàng
lướt qua mọi gian nan, thử thách trong cuộc sống. Ngược lại, một thái độ sống tiêu
cực sẽ đóng chặt bạn vào những suy nghĩ, cách nhìn phiến diện, vị kỷ, tự ti, đau
khổ và dễ dàng dẫn đến thất bại, bất hạnh. Thái độ của bạn ảnh hưởng tới mọi khía
cạnh trong cuộc sống và quyết định kết quả của mọi việc bạn làm.
Chúng ta ai cũng ít nhất một đôi lần mắc phải những sai lầm, gặp thất bại, hay ở
một trạng thái tinh thần chán nản tồi tệ - nhưng không vì thế mà chúng ta mãi bị
ám ảnh, day dứt mà không bao giờ dám tin mình sẽ khác đi hay không dám làm
một điều gì cả. Chính thái độ sống của chúng ta sau những va vấp ấy sẽ quyết
định: Liệu chúng ta có cho phép mình trượt dài trên những thất bại triền miên hay
sự va vấp ấy sẽ chính là một cơ hội, một bài học, một trải nghiệm quý báu để
chúng ta vươn lên, vững vàng và hoàn thiện mình hơn?
Attitude is Everything for Success - cuốn sách nổi tiếng và được bạn đọc trên thế

giới đánh giá cao với lượng phát hành hàng triệu bản của tác giả Keith D. Harrell -
sẽ mang lại cho bạn những lời khuyên bổ ích, thiết thực, qua những câu chuyện
sống động, những ví dụ minh họa có thật, những cảm nhận nội tâm rất sâu sắc
được thể hiện với một bố cục rõ ràng và lời văn bình dị, trong sáng.
Đây là kết quả mà Keith D. Harrell đúc kết được sau hơn 20 năm tâm huyết làm
công việc thuyết trình, nói chuyện và tư vấn cho hàng trăm ngàn người trong các
doanh nghiệp, tổ chức. Cuốn sách này chứa đựng 30 vấn đề then chốt mà những
người muốn thành đạt luôn quan tâm và vận dụng một cách thật sự hữu ích trong
cuộc sống của họ. Bất cứ khi nào bạn nhận thấy mình đang đuối sức, thiếu niềm
tin hay mất phương hướng trong cuộc sống thì cuốn sách này sẽ rất cần thiết đối
với bạn. Từng trang sách sẽ là lời giải đáp, là nguồn cảm hứng và động viên tinh
thần lớn lao của bạn - những công cụ bằng lời hiệu quả nhất.
Hơn thế nữa, nếu mỗi ngày bạn đều hướng mình đến những lời lẽ tự khích lệ,
động viên thì thái độ sống của bạn cũng dần dần được cải thiện theo hướng tích
cực. Những điều này sẽ trở thành nguồn động lực giúp bạn có một cuộc sống hạnh
phúc, thành công với những tư duy, những ý tưởng mới mẻ, thể hiện qua từng suy
nghĩ, từng hành động cũng như những ứng xử của chính bạn.
-1-
2.Thay thái độ đổi cuộc đời.
Một suy nghĩ vui, nhưng có lý: Trong cuộc sống nếu: A, B, C, D, E, F, G, H, I,
J, K, L, M, N, O, P, Q, R, S, T, U, V, W, X, Y, Z tương đương với giá trị: 1, 2, 3,
4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26 thì :
- Làm việc tích cực chỉ là: H+A+R+D+W+O+R+K = 8+1+18+4+23+15+18+11 =
98 %.
- Kiến thức vẫn chỉ là: K+N+O+W+L+E+D+G+E = 11+14+15+23+12+5+4+7+5
= 96 %
- Hay là may mắn? L+U+C+K = 12+21+3+11 = 47%.
Vẫn không phải!
Để vươn đến đỉnh cao và để đạt đựơc sự tuyệt đối (100%) trong cuộc sống, điều
thật sư giúp chúng ta vươn cao hơn, xa hơn chính là thái độ.

- Chỉ có thái độ là 100%: A+T+T+I+T+U+D+E = 1+20+20+9+20+21+4+5 = 100
%
=>> Thay thái độ, đổi cuộc đời !!!
Khi giơ bàn tay lên, bạn sẽ thấy ngón tay trỏ và ngón tay cái chỉ cách nhau vài
cen-ti-mét. Trong các cuộc thi chạy cự ly 100 m tại các Thế vận hội Olimpic,
khoảng cách về thời gian giữa vận động viên về đích đầu tiên và các vị trí tiếp
theo chỉ 1/100 giây. Nhưng đó chính là khoảng cách giữa chiến thắng và thất bại.
Trong cuộc chạy cự ly 100 m tại Thế vận hội Olimpic Barcelona, huy chương
vàng đã thuộc về một vận động viên người Mỹ, người đã về đích trước đối thủ
bám sát mình chỉ 2-3 cen–ti-mét. Vị trí thứ 5 thuộc về một vận động viên người ,
chị đã chỉ thua vận động viên về đích đầu tiên có 6/100 giây. Song chỉ bằng một
khoảng cách ngắn ngủi như thế cũng đủ để tạo ra sự khác biệt trên thế giới.
Điều tương tự như vậy cũng xảy ra đối với thái độ của con người. Khi bạn đem so
sánh tuổi tác, giới tính, sự nuôi dưỡng, giáo dục, chỉ số IQ hay bất cứ một yếu tố
nào khác mà bạn chợt nghĩ ra giữa con người với nhau, bạn sẽ thấy chỉ cần có một
chút thái độ và quan điểm sống khác nhau, có thể đem lại những sự thành công lớn
trong cả sự nghiệp cũng như đời sống cá nhân. Trên thực tế, nhiều nghiên cứu
cũng cho thấy: thái độ quan trọng và đảm bảo cho sự thành công của con người
hơn bất cứ một nhân tố nào khác
3. Thái độ làm việc không tích cực – Con sâu làm rầu nồi canh
Một điều lạ lùng là thái độ làm việc không tốt lại có sức ảnh hưởng nhiều hơn thái
độ làm việc tích cực
Con sâu làm rầu nồi canh. Một nhân viên có thái độ làm việc không tích cực giống
như virus. Bởi họ sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tinh thần làm việc của những đồng
-1-
nghiệp khác. Đó là kết quả của một cuộc nghiên cứu về những bất đồng nơi công
sở được thực hiện bởi Đại học Washington.
hình của “nồi Một điều lạ lùng là thái độ làm việc không tốt lại có sức ảnh hưởng
nhiều hơn thái độ làm việc tích cực. Điều này có nghĩa là một “con sâu có thể làm
rầu nồi canh”, nhưng nhiều đồng nghiệp tốt không thể nào giúp cải thiện tình canh

này được
Các doanh nghiệp cần phải nhanh chóng giải quyết vấn đề này, bởi tình trạng này
có thể nhận thấy ở rất nhiều công sở Nó có tính phá hủy và có khả năng lây lan rất
nhanh. Nếu như công ty nào đã lỡ tuyển dụng những “con sâu” này thì cần phải để
họ làm việc một mình, càng nhiều càng tốt.
Những “con sâu” này được miêu tả là những nhân viên không hoàn thành phần
công việc được giao, luôn luôn cau có, khó chịu với mọi người xung quanh. Thỉnh
thoảng những người này có biểu hiện cảm xúc buồn vui không ổn định, hay bắt
nạt và đe dọa những đồng nghiệp khác.
William Felps, một trong những người đã thực hiện của khảo sát này, cho biết
chính kinh nghiệm làm việc của vợ ông đã thúc đẩy ông thực hiện cuộc nghiên
cứu này. Chuyện là trong công ty của vợ ông có một nhân viên có thái độ không
tốt. Và khi người này bị bệnh nghỉ trong vài ngày, không khí làm việc trong công
ty đã có sự thay đổi lớn. Mọi người trong công ty bắt đầu giúp đỡ nhau, nghe nhạc
cùng nhau và cùng rủ nhau đi uống café sau khi làm việc. Nhưng ngay khi người
nhân viên “cá biệt” đó trở về làm việc, không khí trong phòng lại trở nên nặng nề
như trước. Theo Felps, anh ta đúng là “con sâu” đã làm ảnh hưởng đến tinh thần
làm việc của cả một tập thể.
Các doanh nghiệp cần phải nhanh chóng giải quyết vấn đề này, bởi tình trạng này
có thể nhận thấy ở rất nhiều công sở Nó có tính phá hủy và có khả năng lây lan rất
nhanh. Nếu như công ty nào đã lỡ tuyển dụng những “con sâu” này thì cần phải để
họ làm việc một mình, càng nhiều càng tốt.
Các nhà nghiên cứu cho rằng những cá nhân khó chịu này có thể trở thành chất
xúc tác cho sự tụt dốc của tinh thần làm việc. Theo ông Felps, các nhà tuyển dụng
có thể hạn chế tình trạng này bằng cách khắt khe hơn trong việc tuyển nhân viên
mới. Ông khuyên hai biện pháp là: gọi điện tham khảo những nơi làm việc cũ của
ứng viên, thực hiện các cuộc kiểm tra về tính cách ứng viên để có thể hạn chế
những nhân viên cá biệt này.
Mỗi người đều có một nhân sinh quan khác nhau, có người lạc quan, có người bi
quan. Người lạc quan luôn nghĩ về mặt tốt của mọi việc, giữ cách nhìn lạc quan;

người bi quan lại luôn nghĩ về mặt xấu của mọi việc, giữ cách nhìn bi quan.
Thật ra, trên thế giới không có lạc quan tuyệt đối, cũng không có bi quan tuyệt đối;
“Tâm sinh tắc chủng chủng pháp sinh, tâm diệt tắc chủng chủng pháp diệt” (Tâm
sinh có vô vàn cách sinh, tâm diệt có vô vàn cách diệt). Lạc quan, bi quan, đương
nhiên có nhân duyên bên ngoài, nhưng đa số đều là tự mình tạo nên.
-1-
Có một vị quốc vương, khi ra ngoài đi săn không may bị đứt một ngón tay, mới
hỏi vị đại thần thân cận nên làm thế nào? Đại thần nói với giọng lạc quan, nhẹ
nhõm: “Đây là việc tốt!” Quốc vương nghe vậy giận lắm, trách ông hí hửng khi
thấy người khác gặp nạn, vì thế ra lệnh nhốt ông vào đại lao. Một năm sau, quốc
vương lại ra ngoài đi săn, bị thổ dân bắt sống, trói vào đàn tế, chuẩn bị tế thần.
Thầy phù thủy đột nhiên phát hiện quốc vương khuyết mất một ngón tay, cho rằng
đây là vật tế không hoàn chỉnh, bèn thả quốc vương ra, thay vào đó viên đại thần
tùy tùng làm vật hiến tế. Trong niềm vui thoát nạn, quốc vương nghĩ tới viên đại
thần vui vẻ từng nói rằng mất ngón tay là việc tốt, liền ra lệnh thả ông, và xin lỗi
vì đã vô cớ bắt ông chịu nạn 1 năm trong ngục tối. Vị đại thần này vẫn lạc quan
nói: “Cái họa 1 năm ngồi tù cũng là việc tốt, nếu như tôi không ngồi tù, thì thử
nghĩ, vị đại thần theo người đi săn mà bị lên đàn hiến tế kia sẽ là ai?”
Bởi vậy, việc tốt chưa chắc đã tốt hoàn toàn, việc xấu cũng chưa chắc đã hoàn
toàn xấu; Phật giáo dạy “vô thường”, mọi chuyện có thể thành tốt, mọi chuyện có
thể nên xấu. Người bi quan mãi mãi nghĩ đến mình chỉ còn một triệu đồng mà
buồn lo, người lạc quan vẫn cảm thấy hạnh phúc vì mình vẫn còn mười ngàn
đồng.
Khi Tô Đông Pha bị giáng về đảo Hải Nam, sự cô tịch, hoang vu trên đảo, so với
thời kỳ đầu ông mới được thăng chức vùn vụt, đúng là hai thế giới khác nhau một
trời một vực. Nhưng sau đó, Tô Đông Pha nghĩ, giữa vũ trụ này, sống trên hòn đảo
cô độc này, thực ra, không chỉ có một mình ông, Trái đất cũng là một hòn đảo cô
độc giữa biển cả, giống như con kiến giữa chậu nước, khi leo lên một phiến lá, đây
cũng là một hòn đảo mồ côi. Vì thế, Tô Đông Pha cảm thấy, chỉ cần có thể biết hài
lòng là có thể vui vẻ.

Ở trên đảo, mỗi lần ăn một món hải sản địa phương, Tô Đông Pha lại thấy mình
thật may mắn vì đã được đến đảo Hải Nam này. Thậm chí, ông nghĩ, nếu trong
triều có vị đại thần nào đến đây sớm hơn ông, ông làm sao có thể được tự mình
nếm những món ăn ngon lành như thế? Vì vậy, nghĩ đến mặt tốt của mọi chuyện,
là sẽ cảm thấy cuộc đời hạnh phúc không gì sánh nổi.
Những nhà sư xuất gia theo Phật giáo, chỉ một chiếc áo cà sa, một đôi giày cỏ mà
vân du khắp cõi. Họ có thể đồng hành cùng kẻ hành khất, nhưng cũng có thể ngồi
ngang với bậc quân vương, xem ra lẻ loi một mình, nhưng tăng có cả pháp giới,
cùng một thể với chúng sinh trong vũ trụ, vậy nơi nào có chỗ cho cô đơn đây?
Bởi vậy, đời người không có vui buồn tuyệt đối, chỉ cần một tinh thần phấn đấu, tích
cực, chỉ cần luôn nghĩ đến mặt tốt của mọi chuyện, tự nhiên có thể biến khổ thành vui,
biến khó thành dễ, biến nguy thành an. Helen Keller nói: “Hướng về ánh nắng, bạn sẽ
không nhìn thấy bóng tối.” Nhân sinh quan tích cực, chính là ánh nắng trong trái tim,
lời này thật là chân giá trị!
4. Ví dụ minh hoạ: Yếu tố ảnh hưởng lớn đến quan hệ khách hàng và bưu điện
Quy trình sản xuất dịch vụ bưu chính của VNPT được chia làm 3 công đ oạn
chính: chấp nhận bưu gửi – khai thác, vận chuyển – phát đến người nhận. Chỉ cần
một người, một bộ phận của một trong 3 công đoạn làm không tốt thì chất lượng
-1-
sản phẩm sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, công đoạn đầu tiên - khâu chấp nh ận bưu
gửi của VNPT hiện còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục
Từ thái độ…
Hiện nay, bưu gửi của VNPT được chấp nhận tại 3 nơi là: bưu cục, tại các
điểm đại lý bưu điện, điểm BĐVHX. Với một số khách hàng lớn, có số lượng
gửi nhiều thì các đơn vị bưu điện tổ chức nhận bưu gửi tại địa chỉ của khách
hàng. Có thể khẳng định rằng, chất lượng phục vụ khách hàng của các giao dịch
viên bưu điện đã được nâng lên nhiều so với những năm trước đây, nhưng vẫn
còn tụt hậu so với chất lượng phục vụ của một số ngành nghề khác như: giao
dịch ngân hàng, lễ tân khách sạn, nhân viên siêu thị. Phóng viên báo BĐVN đã
nhận được nhiều ý kiến phản ánh về thái độ phục vụ của giao dịch viên bưu điện

như: vừa làm vừa nói chuyện, chậm chào hỏi khách hàng, chậm giải quyết công
việc, thái độ lạnh lùng với khách, càu nhàu khi khách hàng làm chưa đúng. Đặc
biệt hơn nữa là thiếu sự tư vấn cho khách hàng về những dịch vụ mà mình cung
cấp.
Ông Việt Cường (Đội Cấn – Hà Nội) cho biết, có lần ông gửi một thư chuyển
phát nhanh (EMS) đi Nha Trang tại Bưu điện Trung tâm Bờ Hồ (Hà Nội), khi
ông hỏi giao dịch viên là bao giờ thư đó tới Nha Trang thì nhận được câu trả lời
là 7 ngày. Không hiểu giao dịch viên này lơ đãng hay không nắm được nghiệp
vụ, vì thời gian toàn trình mà VNPT cam kết cho dịch vụ EMS từ Hà Nội tới
Nha Trang chỉ có 36 giờ. Dù sự việc xảy ra đã khá lâu, lá thư đó vẫn đến Nha
Trang đúng hẹn nhưng đến giờ ông Cường vẫn rất bức xúc vì thái độ của cô giao
dịch viên kia. Một số khách hàng đi đăng ký lắp đặt dịch vụ ADSL của Bưu điện
cũng phản ánh là không được tư vấn cẩn thận. Dịch vụ ADSL do VNPT cung
cấp hiện có 4 gói dịch vụ khác nhau, nhiều người khi đi đăng ký không biết chọn
gói dịch vụ nào cho phù hợp với nhu cầu sử dụng, nhưng khi hỏi giao dịch viên
thì nhận được câu trả lời qua loa chiếu lệ cho xong. Khi khách hàng chuyển sang
lắp đặt qua các đại lý của VNPT (là tư nhân) thì lại được đến tận nhà tư vấn và
ký hợp đồng rất nhiệt tình.
. …Đến hành vi tắc trách
Sự tắc trách của nhiều giao dịch viên trong khâu chấp nhận đã làm ảnh hưởng
lớn đến quy trình khai thác bưu gửi. Trung tâm Bưu chính liên tỉnh và quốc tế
khu vực I (VPSI) cho biết, việc giao dịch viên tiếp nhận bưu gửi sai quy định,
sai quy cách gói bọc, tính cước sai khá phổ biến. Do khách hàng sử dụng bưu
chính chưa tự giác chấp hành các quy định về gói bọc đối với hàng gửi có điều
kiện (hàng dễ vỡ, hàng cồng kềnh), giao dịch viên lại thiếu sự kiểm tra hướng
dẫn, chỉ biết nhận thế nào thì chuyển tiếp đi như vậy, nên khi chuyển đến VPSI
-1-
khai thác tập trung phải qua nhiều khâu giao nhận, hàng dễ vỡ do không gói bọc
cẩn thận bị hỏng, bị vỡ khá nhiều.
Rất nhiều bưu cục của Hà Nội như Trung tâm 1, Trung tâm 2, Quốc tế, Đống

Đa, Cầu Giấy… khi đóng chuyến thư về VPSI thì thư từ, tài liệu, ấn phẩm xếp
lẫn lộn trong bao tải, không buộc gọn, nhàu nát. Các công nhân khai thác VPSI
cho biết, bưu phẩm bị chuyển hoàn do ghi sai, ghi thiếu địa chỉ nhận khá nhiều,
lỗi này là do khách hàng chưa được khâu chấp nhận hướng dẫn chu đáo. Thư
chạy tem máy xong không được bó, để lộn xộn trong bao nên khi về VPSI phải
sắp xếp lại mất thời gian, làm chậm hành trình bưu gửi. Còn bưu phẩm từ các
tỉnh gửi về, cùng một bó lại đóng nhật ấn cách xa ngày nhau, điều này có thể
hiểu là do các giao dịch viên đã không chuyển thư đi trong ngày. Có thể nói,
những tắc trách trong khâu chấp nhận đã gián tiếp làm bưu gửi bị đến chậm, bị
vỡ, bị hỏng.
Không chỉ bị ảnh hưởng tới chất lượng, bà Lê Thị Khang – Phó Giám đốc
VPSI còn xác nhận, năm 2006, VPSI đã tiến hành lập biên bản một số bưu phẩm
dạng thư bị tính cước của ấn phẩm hạ cước, làm thiệt hại đến doanh thu của
VNPT. Cụ thể, hàng năm có những loại bưu phẩm gửi cho các cá nhân rất lớn,
như giấy báo điểm, giấy báo nhập học, giấy báo cước phí, các loại thư chăm sóc
khách hàng… Theo quy định, các thông tin riêng được dán kín, có địa chỉ nhận,
địa chỉ gửi thì phải tính mức cước thư thường là 800 đồng/thư, còn nếu không
dán kín, gửi dưới dạng tờ gấp thì được tính mức phí của ấn phẩm hạ cước (chỉ
400 đồng, 600 đồng). Nhiều khách hàng đã lợi dụng kẽ hở quy định này nhưng
nhân viên giao dịch tắc trách vẫn nhận gửi, tính cước sai quy định. Trong khi đó,
việc chuyển phát những loại tài liệu này trên toàn quốc không hề có cạnh tranh,
vì chỉ có VNPT mới có đủ năng lực làm được. “Thực tế, VNPT cũng chưa có lãi
vì những loại ấn phẩm kể trên có một lượng khá lớn chuyển đến những nơi vùng
sâu, vùng xa”, một lãnh đạo VNPT nói. Sai sót này đã được VPS báo cáo lên
Tập đoàn VNPT và được chấn chỉnh kịp thời.
Hiện nay, các dịch vụ bưu chính của VNPT đã bị cạnh tranh rất mạnh. Thái độ
phục vụ của giao dịch viên chính là tiêu chí quyết định khách hàng có tiếp tục
mua sản phẩm bưu chính của VNPT nữa hay không. Do đó, việc nâng cao chất
lượng đội ngũ giao dịch viên là vấn đề lớn mà VNPT cần quan tâm.
IV. Hình thành thái độ tích cực

1. Nuôi dưỡng thái độ
Bằng cách nào, bạn có thể xây dựng cho mình một thái độ tích cực để đảm
bảo cho sự thành công?
Bạn hãy thử áp dụng “Thực đơn bốn ngày cho việc nuôi dưỡng thái độ”, tập trung
những kỹ năng khác nhau trong từng ngày. Và tiếp tục nhắc lại chu kỳ này cho tới
khi nào bạn xây dựng được một thái độ vững chắc, không hề bị lung lay trước bất
-1-
cứ tình huống nào.
•Thực đơn nuôi dưỡng thái độ tích cực cho ngày thứ nhất: Hãy lấp đầy những suy
nghĩ tích cực trong đầu của bạn.
Thay bằng việc sống như một cái máy lái tự động. Hãy để cho mọi ý nghĩ xâm
chiếm vào đầu óc của bạn, song hãy ý thức nuôi dưỡng những ý nghĩa tích cực
trong đầu. Hãy làm điều này vào ngày đầu tiên trong mọi tuần, và làm điều đó suốt
cả ngày đó. Hãy đọc những quyển sách truyền cảm hứng tích cực cho bạn; lắng
nghe những bản nhạc yêu đời, hoặc gọi điện thoại cho những người lạc quan, vui
vẻ. Bằng mọi cách, bạn hãy tránh để mình bị rơi vào trạng thái hoài nghi, hay kêu
ca, phàn nàn.
Hãy viết ra giấy 50 thứ hấp dẫn và tuyệt vời đã mang đến cho bạn trong ngày đầu
tiên, từ những thứ nhỏ nhặt nhất, ví dụ như tìm thấy vẻ đẹp phố phường trong khi
dạo phố, hoặc bỗng nhiên một người hoàn toàn không quen biết tình cờ gặp bạn
trên đường và cất tiếng chào vui vẻ… Sau đó, bạn sẽ nhận ra mọi điều xảy ra trong
cuộc sống của mình đều tốt đẹp và tiếp nhận chúng với một thái độ tích cực.
•Thực đơn nuôi dưỡng thái độ tích cực cho ngày thứ hai: Khẳng định bản thân
Để xây dựng một thái độ tích cực, bạn nên thỉnh thoảng nhớ lại và nhắc nhở bản
thân mình bằng những chiến thắng hay thành công trong quá khứ. Hãy tự hào về
tất cả những gì bạn đã làm, và tin tưởng vào những gì mà bạn sẽ làm. Hãy biết từ
chối để loại bỏ những ý nghĩ ngờ vực và không tin tưởng vào bản thân mình xuất
hiện trong đầu. Hãy luôn tự nói với mình: “Tôi luôn luôn tin tưởng vào khả năng
và năng lực của mình”.
Và khi nào bạn mắc một sai lầm nào đó, hãy rút kinh nghiệm và lấy đó làm bài

học cho mình. Và một điều nữa là hãy biết tự cười giễu bản thân mình. Trên thực
tế cuộc sống, những người không biết cười mỗi khi thất bại, không chỉ luôn sống
với một thái độ tiêu cực, mà còn dễ mắc phải những bệnh hiểm nghèo như ung
thư, đột quỵ và tim mạch. Vì vậy, hãy cười nhạo bản thân mình… và chấp nhận sự
thật để học hỏi và lớn mạnh.
Tất nhiên, bạn có thể có một vài nghi ngờ về bản thân mình. Nhưng trong ngày
thứ hai, cũng giống như ngày thứ nhất, bạn nên có chủ ý nuôi dưỡng ý thức bằng
việc tiếp tục khẳng định thái độ tích cực. Giống như nhà cựu vô địch quyền anh
thế giới Sugar Ray Robinson đã từng nói: “Để trở thành một nhà vô địch, bạn phải
tin tưởng vào chính bản thân mình là không ai có thể vượt qua bạn”. Và nữ ca sĩ
nổi tiếng người Scotland Dolly Parton cũng nói: “Tôi không bao giờ làm mình bị
tổn thương hay bị kích động bởi những câu nói đùa ngớ ngẩn bởi vì tôi biết rằng
mình không phải là một người ngớ ngẩn, và tôi cũng không phải là người dễ bị
-1-
kích động”.
•Thực đơn nuôi dưỡng thái độ tích cực cho ngày thứ ba: Hãy chỉ nghĩ những điều
tốt đẹp về mọi người
Đừng cho phép những ý nghĩ không có lợi hay những ác ý xuất hiện trong đầu óc
của bạn. Hãy tìm ra những gì mà bạn thích trong mỗi con người mà bạn gặp gỡ.
Một người này có thể có một nụ cười rất tươi, hay người kia rất tận tụy với công
việc của mình…
Điều này sẽ không hề dễ dàng, nhất là khi bạn làm việc với những “sếp” rất khó
tính. Tuy nhiên, bạn hãy coi đó không phải là vấn đề gì ghê gớm cả. Đơn giản, bạn
hãy coi họ như những người tạo cho bạn cơ hội để học hỏi tính kiến trì, nhẫn nại.
Đó cũng là những gì mà bạn thích và có ích đối với bạn.
•Thực đơn nuôi dưỡng thái độ tích cực cho ngày thứ tư: Hãy chỉ nói những từ ngữ
có ý nghĩa tích cực
Để xây dựng và duy trì một thái độ tích cực, bạn hãy nói và kể bằng một niềm tin
và hy vọng về mọi thứ: công việc;những người khách hàng; người quản lý; các
nhân viên; con cái; sức khỏe và cả tương lai phía trước nữa. Hãy luôn là một

người vui vẻ và lạc quan.
Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng thốt ra được những lời lạc quan. Ví dụ,
trong quầy ăn tự phục vụ cơm trưa tại công ty có một người đàn ông dường như
không quan tâm đến mọi người xung quanh, chen lấn xô đẩy để lấy thức ăn cho
mình. Trông anh ta thật nực cười trong sự trật tự của mọi người chờ đến lượt mình
của mọi người. Bạn cảm thấy rất bất bình, và ngay lập tức muốn đưa ra một lời
nhận xét ác ý. Nhưng hãy đừng làm điều đó, mà thay vào đó, bạn có thể nói: “Thật
là tốt biết bao khi mà trong tất cả chúng ta, chỉ có một người duy nhất chen lấn, xô
đẩy như muốn tận dụng từng giây, từng phút của thời gian”.
Khi bạn có một thái độ tích cực, bạn sẽ không nói ngôn ngữ của một người thất
bại. Nếu bạn nói giống như một người thất bại, bạn sẽ rất dễ vấp phải thất bại.
Giống như ông George Schultz, cựu ngoại trưởng Mỹ đã nói: bất cứ khi nào nói
đến những gì mà bạn sẽ làm mà lại thêm từ “nếu như thất bại”, chắc chắn bạn sẽ
thất bại.
Hiển nhiên, không gì có thể đóng góp vào sự thành công nhiều hơn chính thái độ
của bạn. Và chẳng có gì ngăn cản bạn vươn tới thành công nếu bạn có một thái độ
tích cực, lạc quan. Vì vậy, ngay bây giờ bạn hãy áp dụng “thực đơn nuôi dưỡng
thái độ” này.
-1-
2. Cách thức để xây dựng thái độ tích cực
Thái độ sống và nhân sinh quan là một trong những điều đầu tiên mà người khác
chú ý đến bạn.Với sự rèn luyện thích hợp, bạn có thể tạo cho mình một thái độ
sống tích cực. Sau đây là 6 phương cách để bạn có thể quản chế được sự tiếp cận
cuộc sống của mình và đạt nhiều thành công hơn nữa với các mục tiêu đề ra.
1. Hãy nói những ngôn từ tích cực
Hãy bắt đầu bằng những câu nói khẳng định thái độ tích cực của bạn: Tôi hiểu tầm
quan trọng của việc duy trì một thái độ tích cực trong cuộc sống.
• Tôi luôn có thái độ sống tích cực, nhìn sự việc theo những khía cạnh lạc quan,
tươi sáng và đầy hi vọng.
• Tôi luôn lạc quan tin rằng, những điều tốt đẹp nhất sẽ đến trong cuộc sống của

tôi.
• Tôi háo hức đón chờ một ngày mới. Tôi tận hưởng niềm vui sống mỗi ngày và
cảm thấy hân hoan hơn bao giờ hết!
2.Hãy tin mình sẽ làm được
Có thể bạn không được chọn cho mình một hoàn cảnh sống, nhưng bạn có thể lựa
chọn một thái độ của mình trước hoàn cảnh đó. Nếu bây giờ bạn vẫn chưa hài lòng
với cuộc sống hiện tại thì thay vì cứ đắm mình mãi trong sự bực tức, oán than, tiếc
nuối, tại sao bạn không nghĩ khác đi, không tự mình thay đổi nó?
Nếu bạn muốn thoát khỏi cảnh nợ nần và tin rằng mình có thể làm được, thì bạn sẽ
làm được. Nếu bạn mong muốn tìm được một công việc tốt hơn và tin vào năng
lực của mình thì bạn sẽ từng bước chuẩn bị những điều kiện cần thiết và tìm kiếm
cơ hội đó.
Chính niềm tin do thái độ sống đúng đắn mang lại sẽ dẫn lối cho hành động. Và
chỉ có thông qua hành động, chúng ta mới có thể biến những khát vọng thành hiện
thực.
-1-
Để chắc chắn rằng mình sẽ luôn bắt đầu một ngày mới với một thái độ sống tích
cực, tôi thường tự mỉm cười với chính mình và tôi thầm cảm ơn cuộc sống đã cho
tôi thêm một ngày nữa để yêu thương, để biết hân hoan chờ đón những điều mới
mẻ đang đến. Tôi thấy rằng khi bắt đầu ngày mới với một thái độ tuyệt vời như thế
thì một ngày đối với tôi thật đẹp, thật ý nghĩa.
3.Hãy quyết tâm hành động
Mỗi sáng, khi vừa tỉnh giấc, suy nghĩ đầu tiên của bạn là gì? Có thể là “Thật khổ
thân tôi, giờ tôi phải lê mình ra khỏi giường để đi làm” hay cũng có thể là “Thật
tuyệt vời! Hôm nay là một ngày mới, ta sẽ có biết bao nhiêu cơ hội để làm được
những điều tốt đẹp!”. Bạn hãy chú ý những suy nghĩ của mình, xem nó thường
nghiêng về tích cực hay tiêu cực. Nếu đó là những suy nghĩ bi quan, mỏi mệt, sao
bạn không ngay lập tức thay thế chúng bằng những suy nghĩ lạc quan, phấn khởi
hơn? Nếu bạn vẫn thường khởi đầu một ngày bằng những suy nghĩ tốt đẹp, thì hãy
cứ tiếp tục như thế, bạn nhé!

Ở chỗ làm, bạn cư xử với đồng nghiệp của mình ra sao? Bạn có vui vẻ trả lời khi
họ hỏi thăm mình không? Hay bạn chỉ trả lời rằng: “Tôi vẫn khỏe và tôi đang đi
làm đây, cô không thấy sao?”.
Còn nếu bạn cho rằng, việc chúng ta nên xây dựng một niềm tin mạnh mẽ về
những điều tốt đẹp sẽ đến là một triết lý quá mới mẻ, thì bạn hãy nhớ rằng, từ hồi
đầu thập niên 90, trong quyển sách mang tên “Self Mastery Through Conscious
Autosuggestion”, nhà tâm lý học trị liệu người Pháp Émile Coué đã khuyên chúng
ta nên thường xuyên tự nhủ: “Mỗi một ngày trôi qua, ta sẽ càng tiến bộ hơn”. Hãy
bắt đầu một ngày bằng việc tự nhủ rằng mình sẽ tiến bộ hơn ngày hôm qua, rằng
mình sẽ dần hoàn thiện hơn, và cuộc sống mơ ước rồi sẽ đến với mình. Và hãy tin
một cách chắc chắn là bạn sẽ làm được những điều đó bởi vì, chính niềm tin này
sẽ định hình trong bạn một thái độ sống tích cực và một quyết tâm hành động để
thay đổi. Thật sự là bạn đang dần tiến bộ và bạn đang từng ngày có được những
điều mình hằng ấp ủ!
-1-
→Một thái độ tích cực sẽ tỏa sức mạnh, sẽ giúp hình thành sự tự tin trong bạn.
Chính sự tự tin đó sẽ thúc đẩy bạn hành động và cách bạn hành động như thế nào
sẽ là câu trả lời rằng những điều bạn mơ ước có thể trở thành hiện thực hay không.
4.Hãy đọc và suy ngẫm
•“10% cuộc sống của bạn là do những gì bạn tạo ra, còn 90% còn lại tùy thuộc vào
cách bạn suy nghĩ và cảm nhận.” - Irving Berlin
• “Thái độ sống của bạn sẽ quyết định là bạn có trưởng thành hơn hay mãi mãi
không thể trưởng thành được, cho dù bạn có già đi.” - Tiến sĩ Creflo Dollar
• “Không gì có thể ngăn cản được người có thái độ đúng đắn vươn tới mục tiêu
của mình; và cũng không có gì trên thế gian này có thể giúp được một người có
thái độ sống sai lầm.” - W.W. Ziege
Niềm tin Là một điều gì đó hay một người nào đó mà chúng ta đặt lòng tin tưởng
của mình
5. Đưa ra những quyết tâm tích cực
Keith Harrell, tác giả cuốn sách Thái độ là tất cả( xuất bản năm 2000, tái bản năm

2003), kể cho chúng ta nghe về kinh nghiệm bản thân của ông. Khi bước vào
ngưỡng cửa trung học, Keith đã bị thầy giáo chỉ định đi chữa “ liệu pháp ngôn
ngữ”. Từ nhỏ đến lớn, Keith là chàng trai ăn nói chẳng ra hồn, lúc nào cũng “lắp
ba lắp bắp”, “ấp a ấp úng”. Nhưng lần này thì Keith quyết tâm tạo nên sự khác
biệt. Trên đường đi đến lớp học trị liệu, Keith đã nhủ thầm liên tục trong đầu: “Tôi
sẽ không bao giờ nói lắp nữa. Tôi sẽ vượt qua trở ngại này. Từ giờ trở đi tôi sẽ nói
năng rõ ràng, mạch lạc”
Thế rồi Keith mạnh dạn bước vào lớp, nhìn thẳng vào mắt thầy và khẳng định rằng
từ giờ trở đi, anh sẽ không bao giờ “cà lăm” nữa. Sau đấy, Keith ứng khẩu, làm
luôn một bài “diễn văn” nho nhỏ mà không vấp váp, ngọng líu chỗ nào cả. Keith
hiểu rằng, anh đã khám phá và trải nghiệm được sức mạnh của những câu nói biểu
lộ lòng quyết tâm. Những câu nói khẳng định mạnh mẽ này, nếu được lặp đi lặp
lại liên tục, sẽ “tái lập chương” cho bộ não và hành động của bạn theo chiều
hướng tích cực. Đấy là cách ma đấu thủ quyền anh Anh Muhmmad Ali vẫn
thường áp dụng để “lên dây cót tinh thần” trước khi thi đấu: “ Tôi là người mạnh
-1-
mẽ nhất”. “Hãy thực hiện điều bạn mong muốn!” là khẩu hiệu hoạt động của hãng
dụng cụ thể thao Nike, và nó cũng trở thành “lá bùa hộ mệnh” được yêu thích nhất
của nhiều vận động viên điền kinh thế giới.
6. Tự tìm ra nguồn động lực để hành động
Phụ thuộc vào nguồn động lực bên ngoài chẳng khác chi nghe một ban nhạc biểu
diễn. Chừng nào mà ban nhạc còn chơi, đôi chân bạn còn rộn ràng nhảy múa theo.
Nhưng khi tiếng nhạc tắt hẳn, bạn sẽ ngồi phịch xuống, chẳng còn niềm hứng thú
nào nữa.
Do đó, nguồn động lực mạnh mẽ nhất phải xuất phát từ nội tại của bản thân bạn.
Bạn cần phải tự mình khám phá ra những điều tiềm ẩn có thể kích hoạt niềm đam
mê của mình. Một khi đã tìm được chúng, bạn có thể chia sẻ mục đích của mình
với những người có khả năng giúp đỡ. Hãy viết ra giấy những điều bạn muốn làm
và làm cho ai. Sau đó, lên một danh sách về phương thức bạn dự định thực hiện.
7. Sức mạnh của trí tưởng tượng

Các vận động viên điền kinh chuyên nghiệp thường dành nhiều thời gian cho việc
rèn luyện tinh thần, ngoài việc rèn luyện thể chất. Họ không những mường tượng
ra mục tiêu thành đạt, mà còn tưởng tượng đích xác cơ thể mình sẽ phải vận hành
như thế nào trong giây phút thi đấu hữu hiệu nhất.Nghiên cứu cho thấy, tất cả
chúng ta đều có thể học hỏi từ dạng tưởng tượng năng lực tinh thần này. Phil
Jackson, huấn luyện viên của đội bóng rổ Los Angeles Lakers, là một người tin
tưởng nhiệt thành vào năng lực tưởng tượng. Trong cuốn sách nhan đề Thử thách
bí mật, Jackson cho biết, ông luôn luôn dành 45 phút tưỏng tượng tích cực ở nhà
trước khi diễn ra một trận đấu_ một động tác chuẩn bị tinh thần hữu hiệu.
Nhà cựu lãnh đạo Nam Phi Nelson Mandela cũng đã viết một cuốn hồi ký, kể lại
việc tưởng tượng đã giúp ông duy trì thái độ tích cực trong nhiều thập nhiên bị
cầm tù như thế nào. “Tôi đã liên tục nghĩ về cái ngày mà tôi được bước ra giữa
bầu trời tự do. Tôi tưởng tượng đi, tôi tưởng tượng lại về những điều mà mình sẽ
thực hiện.
Bạn không thấy bất công lắm sao, khi hãy còn nhiều người trong chúng ta cứ
tưởng tượng về những thất bại, yếm thế, hơn là sự thành công? Mỗi ngày, bạn gửi
cho mình bao nhiều thông điệp tiêu cực như thế này: “Mình kém cỏi lắm, không
làm được việc đó đâu!”, “Mình vừa phạm một sai lầm tồi tệ, ngu ngốc, không thể
tha thứ được!” , “Mình sẽ chẳng bao giờ có đủ năng lực để được thẳng tiến trong
nghề nghiệp”.
-1-
Bạn sẽ mất cùng một lượng nỗ lực để tạo ra sự quyết tâm và sự mường tượng tích
cực, cũng như là những suy nghĩ tiêu cực. Nhưng những quan điểm tiêu cực sẽ
kiềm hãm bước tiến của bạn, trong khi những quan điểm tích cực sẽ giúp bạn tiến
vững vàng về phía trước.
8. Hãy nối kết nhau với sự đón chào tích cực
Lời nói hàm chứa sức mạnh. Vì vậy, bạn hãy sử dụng những lời nói có thể làm
“cất cánh” tâm hồn, thái độ của bạn cũng như người khác. Chúng ta thường chào
hỏi nhau xã giao với con số không của năng lực và sự quan tâm. Thế nhưng, bạn
có thể tạo nên những tác động tốt lên đời sống của người khác, mà chỉ bằng một

vài lời động viên tích cực.
Tác giả Keith đưa ra một ví dụ như sau: một tối nọ, ông đang ngồi một mình tại
phòng chờ ở nhà ga sân bay, thì chợt cảm thấy yêu đời hẳn lên bởi một giọng hát
vui tươi, trong trẻo của một cô gái. Chủ nhân giọng hát ấy là một cô lao công đang
dọn dẹp các thùng rác. Được hỏi công việc và cuộc sống như thế nào, cô gái mỉm
cười nói: “Tôi rất hạnh phúc. Mỗi ngày thức dậy là một ngày tươi mới cho tôi, và
cho cả ông nữa!”
Keith rất xúc động trước sự năng nổ trong công việc và niềm tự hào về những gì
mà cô gái đang góp phần vào việc làm đẹp cuộc sống, làm đẹp xã hội. Bản thân
công việc không phải là tuyệt vời, nhưng thái độ của cô gái thì “trên cả tuyệt vời”!
9. Hoà mình sự nhiệt thành
Sự nhiệt thành giúp bạn áp dụng tài năng của mình một cách hữu hiệu. Bạn không
bao giờ có cơ hội lần hai để tạo ấn tưọng đẹp đầu tiên. Vì vậy, bạn hãy chúng tỏ sự
nhiệt thành một cách chân tình trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.Lòng nhiệt thành
có nghĩa là chia sẽ những gì bạn có với bạn bè, đồng nghiệp và những người khác.
Nó giúp bạn trụ lại với một công trình mà lẽ ra bạn đã sẵng sàng từ bỏ từ trước.
10. Thắp sáng cuộc đời với óc hài hước
Hãy học cách thắp sáng cuộc đời với óc hài hước, đấy là một bước quan trọng để
bạn luôn trong trạng thái được thúc đẩy động cơ làm việc. Bạn hãy nhớ rằng các
động cơ thúc đẩy không phải lúc nào cũng tồn tại mãi mãi. Mỗi ngày, bạn cần tạo
ra những nụ cười để duy trì năng lực, sự tập trung và lòng nhiệt huyết trong công
việc cũng như cuộc sống.
-1-
→Trong cuộc chạy cự ly 100m tại Thế vận hội Olimpic Barcelona, huy chương
vàng đã thuộc về một vận động viên người Mỹ, người đã về đích trước đối thủ
bám sát mình chỉ 2-3 cen-ti-mét. Vị trí thứ 5 thuộc về một vận động viên người đã
chỉ thua vận động viên về đích đầu tiên có 6/100 giây. Song chỉ bằng một khoảng
cách ngắn ngủi như thế cũng đủ để tạo ra sự khác biệt trên thế giới.
Điều tương tự như vậy cũng xảy ra đối với thái độ của con người. Khi bạn đem so
sánh tuổi tác, giới tính, sự nuôi dưỡng, giáo dục, chỉ số IQ hay bất cứ một yếu tố

nào khác mà bạn chợt nghĩ ra giữa con người với nhau, bạn sẽ thấy chỉ cần có một
chút thái độ và quan điểm sống khác nhau, có thể đem lại những sự thành công lớn
trong cả sự nghiệp cũng như đời sống cá nhân. Trên thực tế, nhiều nghiên cứu
cũng cho thấy: thái độ quan trọng và đảm bảo cho sự thành công của con người
hơn bất cứ một nhân tố nào khác.
Bằng cách nào, bạn có thể xây dựng cho mình một thái độ tích cực để đảm bảo
cho sự thành công
3. Thái độ của một nhân viên thành công
Tại sao có nhiều người đi lên rất nhanh trên con đường sự nghiệp, trong khi một
số khác cứ "giậm chân tại chỗ"? Có thể bạn nghĩ lý do thành công là vì họ thông
minh, tài năng, có người đỡ đầu. Tuy nhiên, còn một điều quan trọng mà có thể
bạn không nghĩ đến: thái độ làm việc.
1.Tôi quyết định vận mệnh của mình
Những người thành công luôn tự quyết định số phận, tìm kiếm và tạo nên những
điều thú vị cho chính họ. Vậy, hãy cố gắng suy nghĩ về sự nghiệp của mình theo
một cách khác, bạn sẽ tạo nên bước đột phá cho sự nghiệp.
2. Mọi thứ đều có thể
Bạn nghĩ mình không có cách nào để sở hữu vị trí phó giám đốc. Nếu bạn suy nghĩ
như vậy thì đúng là bạn không thể leo đến vị trí đó. Hãy nhớ một điều, nếu bạn
nghĩ mình không thể, bạn sẽ không thể làm được.
3. Nhiệm vụ nào cũng cần hoàn thành tốt, dù là rất nhỏ
Bạn sẽ ghi điểm với sếp hơn nếu luôn làm việc chăm chỉ và chú ý đến từng chi
tiết. Vì vậy, nếu lần sau bạn được giao một công việc thật nhỏ nhặt và chẳng đáng
quan tâm, hãy nhớ là có khi sếp đang quan sát bạn đấy.
-1-

×