Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

giáo trình sử dụng các biện pháp canh tác nghề quản lý dịch hại tổng hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.87 MB, 58 trang )


1






























BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN




GIÁO TRÌNH

SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP CANH TÁC
Mã số: MĐ 02


NGHỀ QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP


Trnh đ: Sơ câ
́
p nghê
̀
/dy nghề dƣi 3 thng





2
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.

Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
Mã tài liệu: MĐ 02


3
LỜI GIỚI THIỆU
Sản xuất nông nghiệp ở nước ta trong nhiều năm qua đã có bước phát
triển rõ rệt và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Trong các biện pháp kỹ thuật
làm nên thành tựu này, biện pháp canh tác có vai trò rất quan trọng và là yếu tố
quyết định hiệu quả sản xuất. Ngoài ra biện pháp này dễ áp dụng trong các điều
kiện, hoàn cảnh, mọi trình độ sản xuất. Góp phần làm giảm đáng kễ việc sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật, tránh ô nhiễm môi trường, bảo vệ thiên địch góp
phần xây dựng nền nông nghiệp bền vững và sản xuất nông sản an toàn.
Trong mô đun Biện pháp canh tác, chúng tôi sẽ giới thiệu về vai trò và kỹ
thuật các biện pháp canh tác (bố trí thời vụ, luân canh, xen canh, làm đất, mật độ
khoảng cách gieo trồng, bón phân, tưới nước) một cách cơ bản và hợp lý.
Tuy vậy, với khuôn khổ nội dung cho phép của chương trình đào tạo và do
những hạn chế về phương pháp biên soạn nên giáo trình mô đun: Biện pháp
canh tác chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi chân thành
mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của anh chị em đồng nghiệp và
bạn đọc để chúng tôi bổ sung, sửa đổi cho giáo trình ngày càng hoàn thiện, góp
phần vào sự nghiệp đào tạo nghề hiện nay.
Các tác giả bày tỏ sự biết ơn với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Bộ Lao động thương binh và Xã hội, Tổng cục dạy nghề, Ban giám hiệu, tập thể
giảng viên khoa Trồng trọt-Bảo vệ thực vật, trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam
Bộ và các đồng nghiệp ở các trường bạn đã giúp đỡ để hoàn thành bộ giáo trình
này.
Các tác giả
Thành phần biên soạn:

Th.S Đinh Viết Tú chủ biên
Th.S Ngô Hoàng Duyệt hiệu chỉnh

4
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC TRANG

MÔ ĐUN SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP CANH TÁC 5
BÀI 1: BIỆN PHÁP SỬ DỤNG GIỐNG 7
1- VAI TRÒ CỦA GIỐNG TRONG CÔNG TÁC IPM 7
2- SỬ DỤNG GIỐNG CHỐNG CHỊU SÂU BỆNH 13
3- MỘT SỐ BIỆN PHÁP LÀM TĂNG TÍNH CHỐNG CHỊU 14
DANH MỤC GIỐNG CÂY TRỒNG ĐƯỢC CÔNG NHẬN TẠI 19
BÀI 2: VỆ SINH ĐỒNG RUỘNG 22
1. Khái niệm và vai trò của vệ sinh đồng ruộng 22
2. Một số biện pháp vệ sinh đồng ruộng 22
3. Thực hành 24
BÀI 3: LÀM ĐẤT 25
1. Khái niệm và vai trò của việc làm đất đối với sản xuất nông nghiệp 25
2. Một số biện pháp làm đất hợp lý 26
3. Thực hành 28
BÀI 4: LUÂN CANH VÀ XEN CANH 30
1. Khái niệm và vai trò của luân canh và xen canh 30
2. Kỹ thuật luân canh và xen canh 30
3. Thực hành 32
BÀI 5: THỜI VỤ VÀ GIEO TRỒNG THÍCH HỢP 34
1. Khái niệm và nguyên tắc bố trí thời vụ gieo trồng 34
2. Bố trí thời vụ gieo trồng 34
3. Bố trí mật độ khoảng cách gieo trồng 35
BÀI 6: TƯỚI TIÊU HỢP LÝ 39

1. Khái niệm và vai trò của biện pháp tưới tiêu 39
3. Thực hành 44
BÀI 7: BÓN PHÂN HỢP LÝ 46
1. Khái niệm và vai trò của phân bón trong công tác bảo vệ thực vật 46
2. Biện pháp bón phân hợp lý 47
3. Thực hành 50
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 52

5
1- Vị trí, ý nghĩa, vai trò mô đun: 52
2- Mục tiêu mô đun 52
3. Nội dung chính của mô đun 53
4. Yêu cầu về đánh giá hoàn thành mô đun 55
5- Tài liệu tham khảo 56


6
MÔ ĐUN SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP CANH TÁC
Mã mô đun: MĐ2
Gii thiệu:
Một trong những nhiệm vụ của công tác giống là không ngừng giữ gìn,
bồi dưỡng và nâng cao đặc tính chống chịu sâu bệnh của cây. Nâng cao đặc tính
chống chịu sâu bệnh của cây, không những trực tiếp hạn chế tác hại của sâu
bệnh, mà còn tăng hiệu quả của các biện pháp bảo vệ thực vật khác, cũng như
các biện pháp kỹ thuật thâm canh cây trồng. Sử dụng giống chống chịu sâu
bệnh, một dạng chủ yếu của phòng trừ sinh học, là một bộ phận không thể tách
rời của bất kì một hệ thống phòng trừ sâu bệnh nào. Sử dụng giống chống chịu
sâu bệnh là một giải pháp ít tốn kém nhất, hiệu quả nhất để phòng trừ sâu bệnh
nếu muốn duy trì năng suất và các đặc tính mong muốn khác.
Vệ sinh đồng ruộng thực sự là một biện pháp canh tác rất hiệu quả trong

phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng. Làm tốt biện pháp này là góp phần ngắt quãng
vòng chu chuyển của sâu bệnh của vụ này sang vụ khác, hạn chế nguồn bệnh
tích lũy trên đồng ruộng.
Đất là môi trường sống và tồn tại của nhiều loài dịch hại. Nhiều loài dịch
hại trong đời sống của mình có liên quan chặt chẽ với đất. Việc làm đất tốt
không những cải tạo đất mà còn tiêu diệt nhiều loài dịch hại sống và tồn tại
trong đất. Làm đất có tác dụng làm cho đất tơi xốp, tăn khả năng giữ nước, chất
dinh dưỡng, đồng thời còn diệt cỏ dại và mầm mống sâu bệnh, tạo điều kiện cho
cây sinh trưởng, phát triển tốt. Kỹ thuật làm đất ít nhiều đều có thể trực tiếp
hoặc gián tiếp tiêu diệt dịch hại hoặc hạn chế dịch hại sống và tồn tại trong đất
Lựa chọn, sắp xếp thời vụ gieo trồng thích hợp là một biện pháp phòng
trừ dịch hại có hiệu quả. Để xác định được thời vụ thích hợp cho từng loại cây
trồng ở mỗi địa phương cần phải dựa vào các điều kiện thời tiết khí hậu, đặc
điểm phát sinh và gây hại của các loài dịch hại chính trên từng cây trồng ở địa

7
phương, cũng như kinh nghiệm và tập quán trồng trọt lâu đời của nông dân.
Việc bố thí thời vụ thích hợp chỉ có hiệu quả cao khi áp dụng đồng loạt trên quy
mô rộng.
Nước là yếu tố rất quan trọng đối với cây trồng và có ảnh hưởng nhiều
đến sự phát sinh gây hại của dịch hại. Chế độ nước hợp lý là sự thay đổi lượng
nước thích hợp với từng giai đoạn trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của
cây trồng. Tưới nước hợp lý tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng tốt, tăng sức
chống chịu sâu bệnh. Ngoài ra còn ảnh hưởng trực tiếp đến dịch hại trên cây
trồng.
Phân bón ảnh hưởng trực tiếp rất rõ rệt đến sinh trưởng của cây trồng, qua
đó ảnh hưởng tới dịch hại, tới năng suất và phẩm chất cây trồng. Để góp phần
hạn chế dịch hại, tăng năng suất và phẩm chất cần áp dụng kỹ thuật bón phần
cân đối hợp lý.





8
BÀI 1: BIỆN PHÁP SỬ DỤNG GIỐNG
Mã bài: MĐ02-01
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
- Trình bày ý nghĩa của việc xử lý giống.
- Thực hiện được một số biện pháp xử lý giống cơ bản
- Vận dụng được vào điều kiện thực tế nhằm lựa chọn các biện pháp xử lý
thích hợp đối với các đối tượng trên giống
- Hiểu được nguyên lý của giống tốt trong công tác IPM
- Ứng dụng được các giống chống chịu sâu bệnh trong sản xuất
- Giải thích được giống chống chịu sâu bệnh và kỹ thuật chọn tạo giống
chống chịu
- Mô tả được đặc tính kháng và nguyên nhân làm giảm tính chống chịu
sâu bệnh của giống
Ni dung chính:
1- VAI TRÒ CỦA GIỐNG TRONG CÔNG TÁC IPM
1.1 Khái niệm
a. Khái niệm chung:
Là biện pháp sử dụng những giống cây trồng mang gen chống dịch hại
hoặc chịu đựng dịch hại nhiều hạn chế hoặc ngăn ngừa sự phát triển của dịch
hại.
Giống chống chịu như là một thành phần của mỗi chương trình IPM, có
thể là một biện pháp phòng trừ dịch hại chính hoặc hỗ trợ thêm cho các biện
pháp khác.
Tuy nhiên không phải cây trồng nào cũng có giống kháng sâu bệnh.
Giống kháng với sâu bệnh này nhưng không kháng sâu bệnh khác. Chưa có

giống cây trồng nào cùng kháng nhiều loại sâu bệnh.

9
Hình 1.1.1: Giống lúa CR203 chống rầy nâu (1988)
Giống lúa CR203 kháng rầy nâu
nhưng lại nhiễm bệnh khô vằn, rầy lưng
trắng. Giống bông lá nhẵn kháng sâu xanh
nhưng lại nhiễm nhện đỏ, rệp muỗi, rầy
xanh 2 chấm. Trong thực tế lai tạo giống
khó có thể kết hợp đặc tính kháng sâu
bệnh với đặc tính nông học tốt.
Các giống kháng sâu bệnh thường có năng suất ở mức khá. Việc dùng
giống kháng sâu bệnh thì dễ, nhưng tạo ra giống kháng sâu bệnh thì rất khó, mất
thời gian dài.
Ví dụ trước đây tạo ra giống lúa mì kháng sâu bệnh phải mất 15-20 năm.
Sử dụng giống kháng sâu bệnh trong
thời gian dài, rộng rãi làm xuất hiện nhiều nòi mới của dịch hại, dẫn đến giống
cây trồng bị mất tính kháng. Đây là hạn chế lớn nhất đối với biện pháp sử dụng
giống kháng sâu bệnh.
Giống chống chịu dịch hại (sâu bệnh) cây trồng là kết quả của chất lượng
cây trồng quyết định chiều hướng gây hại của sâu bệnh. Đây là một biện pháp
quan trọng của IPM.
b. Ưu, nhược điểm của biện pháp giống chống chịu dịch hại
- Ưu điểm:
+ Gắn liền với công việc sản xuất nông nghiệp
+ Giảm chi phí cho người nông dân
+ Không gây nhiễm bẩn môi trường sống
+ Thích hợp với các biện pháp khác trong bảo vệ thực vật
+ Ích lợi với những giống cây trồng giá trị thấp
+ Có tác dụng bất chấp mật độ dịch hại

+ Không bị ảnh hưởng của điều kiện thời tiết
+ Yêu cầu kiến thức không cao của người nông dân

10
Hình 1.1.2: Giông lúa MTL 547 kháng bệnh đạo ôn


+ Hiệu quả mang tính tích lũy
- Nhược điểm
+ Thời gian nghiên cứu, tạo giống chống dịch hại lâu
+ Phát triển những loài dịch hại mới
1.2. Mt số kết quả về chọn giống chống chịu sâu bệnh
Từ 1986 đến nay, các nhà khoa học Việt Nam đã chọn tạo và tuyển chọn
được nhiều giống cây trồng nông nghiệp mới, trong đó có nhiều giống có khả
năng chống chịu sâu bệnh:
Các giống cây trồng chống chịu sâu bệnh nổi bật là:
- Giống lúa nếp DT-22 có khả năng chống chịu sâu bệnh cho năng suất
chất lượng tốt.
- Việt lai 24, Việt lai 27 kháng bệnh bạc lá, thời gian sinh trưởng 108-110
ngày, năng suất 7,2-7,6 tấn/ha.
- Giống lúa ĐB6, cứng cây chống đổ, chịu rét, kháng sâu bệnh
- Giống lúa BT của Viện nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long có
tính kháng sâu đục thân sọc nâu
- Giống lúa MTL547 có tính
chống chịu bệnh đạo ôn rất ổn
định
- Giống lúa thuần TL6, lá gọn,
thân lá cứng, có khả năng chống
chịu sâu bệnh tốt.
- Hai giống lúa SH4 và LT25 có tính chống chịu sâu bệnh tốt, ít nhiễm

bạc lá, đạo ôn, khô vằn, bông to, cứng cây, chống đổ tốt



11
Hình MĐ1.1.5: Cà chua Hồng châu chống bệnh
vàng xoắn lá và đốm lá

Hình 1.1.3: Bắp nếp lai HN88 có tính chống chịu tốt với sâu bệnh


Hình 1.1.4: Giống đậu tương OMDT29 chống bệnh rỉ sắt
- Giống ngô nếp lai HN88 đánh giá: “Ngoài các ưu điểm về năng suất,
chất lượng bắp, khả năng kháng sâu bệnh,
chịu hạn, úng dễ chăm sóc…
- Giống ngô SSC2095 chống chịu
tốt đối với sâu đục thân ngô
- Giống lạc mới TK10, MD7 có khả
năng chống chịu bệnh
héo xanh cao
- Giống đậu tương OMDT29 có tính
chống bệnh rỉ sắt
- Giống cà chua Hồng Châu, chống
bệnh vàng xoăn lá, đốm lá
- Nghiên cứu chất kích kháng và
khả năng ứng dụng trong quản lý tổng hợp
bệnh cháy lá trên lúa ở đồng bằng sông
Cửu Long của Viện nghiên cứu lúa đồng
bằng sông Cửu Long đã nghiên cứu sử
dụng chất kích thích tính kháng đối với

bệnh cháy lá lúa như dipotassium
hydrogen phosphat (K
2
HPO
4
), oxalic acid (C
2
H
2
O
4
), natritetraborac (Na
2
B
4
O
7
)
dùng xử lý hạt giống trước khi sạ hàng giúp giảm bệnh cháy lá, tăng cường lực
mạ, tăng số hạt chắc và năng suất.
- Quản lý tính kháng rầy nâu bền vững bao gồm việc đa dạng hoá nguồn
gen trong sản xuất, lai tạo gen kháng rầy nâu từ lúa hoang, chọn tạo giống lúa

12
Hình 1.1.6: Nông dân tham quan mô hình sử
dụng giống tốt
Hình 1.1.5: Mô hình trồng bưởi sạch bệnh
(Viện nghiên cứu CAQ Miền Nam)

kháng ngang và ứng dụng quy trình thâm

canh tổng hợp (Viện nghiên cứu lúa đồng
bằng sông Cửu Long).
- Hoàn thiện và áp dụng thành
công một số công nghệ mới như: công
nghệ sản xuất giống lúa lai, ngô lai,
giống cây sạch bệnh có múi; công nghệ
nuôi cấy mô, nhân hom giống cây trồng;
sử dụng kỹ thuật di truyền phân tử trong sản xuất giống và chẩn đoán bệnh cây.
- Về tổ chức, đã hình thành một
hệ thống các cơ sở nghiên cứu, sản xuất,
kinh doanh giống với sự tham gia của
nhiều thành phần kinh tế, trong đó có cả
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài. Tính đến nay, cả nước có 25 cơ
quan chuyên nghiên cứu chọn tạo giống
cây trồng nông nghiệp, 174 đơn vị sản
xuất, kinh doanh giống cây trồng; 51 cơ sở giữ giống gốc.
Ðó là chưa kể một lượng giống lớn do nhân dân tự làm để trực tiếp trồng
trọt.
1.3. Các loi tính kháng sâu bệnh của cây trồng
Tính kháng sâu bệnh của cây trồng chia thành tính kháng không mang
tính di truyền và tính kháng di truyền
+ Tính kháng không mang tính di truyền. Đây là tính kháng không di truyền
lại cho đời sau. Bao gồm tính kháng sinh thái và tính kháng tạo được.

13
- Tính kháng sinh thái: Tính kháng này xuất hiện tạm thời ở giống nhiễm
do ảnh hưởng của điều kiện sinh thái.
Bản chất của hiện tượng này là giai đoạn mẫn cảm của cây trồng không
trùng với dịch hại có mật độ quần thể cao. Ví dụ, giống lúa IR-1820 chín sớm

không bị sâu hại cuối vụ.
Tính kháng bệnh tạo được là do con người sử dụng biện pháp nhân tạo để
làm tăng sức chống chịu của cây đối với sâu bệnh. Thường sử dụng một số hóa
chất. Ví dụ, bón tro trấu vào đất hạn chế được bệnh đạo ôn khi cây lúa ở giai
đoạn mạ. Bón kali làm cho cây lúa cứng cây ở giai đoạn lúa đẻ nhánh, hạn chế
sâu đục thân hại lúa
Tính kháng di truyền: là tính kháng do vật liệu di truyền (gen) quyết định.
Đây là tính kháng di truyền lại cho đời sau.
1.4. Nguyên nhân làm giảm tính kháng sâu bệnh của giống
- Do sự thay đổi tính độc của sâu bệnh
Sâu bệnh có thể thay đổi cách gây hại hoặc xuất hiện nòi mới có tính độc
cao hơn.
- Sử dụng giống liên tục nhiều năm
- Do sử dụng không đa dạng giống cây trồng
Sử dụng giống liên tục nhiều năm, không sử dụng đa dạng giống làm sinh
vật gây hại tự biến đổi để thích nghi và phù hợp với những thay đổi của cây
trồng
- Do sự tác động của điều kiện ngoại cảnh
Mỗi loại cây trồng đều đồi hỏi một điều kiện ngoại cảnh nhất định. Các
giống cây trồng khác nhau có khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh
khác nhau. Có những giống đặc tính chống chịu không bền vững dễ thay đổi nếu
điều kiện ngoại cảnh thay đổi.
- Do tác động của các biện pháp canh tác của con người

14
Trong quá trình canh tác, con người đã tác động vào quá trình sinh trưởng
của cây, những tác động có thể làm tăng khả năng chống chịu sâu bệnh hoặc
ngược lại có những tác động làm giảm khả năng chống chịu sâu bệnh. Đặc biệt
là chế độ bón phân và chế độ tưới nước.
2- SỬ DỤNG GIỐNG CHỐNG CHỊU SÂU BỆNH

2.1. Cơ sở lý luận
Một cây trồng có quan hệ dinh dưỡng là thức ăn cho nhiều loại sinh vật,
tuy vậy không phải lúc nào sinh vật có thể tồn tại và gây hại cho cây. Vì cây có
đặc tính chống chịu sinh vật gây hại. Tính chống chịu của cây có nhiều mức độ,
tùy giống, loài và từng cá thể trong loài.
Hạt giống có chất lượng tốt là tiền đề cho một nền sản xuất nông nghiệp
có hiệu quả. Hạt giống chất lượng tốt, ngoài các đặc điểm ưu việt về khả năng
cho năng suất, kháng sâu bệnh, đạt tiêu chuẩn các chỉ tiêu về kiểm định và kiểm
nghiệm, thì hạt giống còn phải được làm sạch sâu bệnh từ quá trình sản xuất, chế
biến và xử lý hạt giống trước khi gieo trồng.
2.2. Sử dụng giống chống chịu sâu bệnh
Nhằm khắc phục tình trạng làm giảm khả năng chống chịu sâu bệnh của
giống cây trồng cần có biện pháp sử dụng giống kháng cho từng vùng và cần có
biện pháp sử dụng thích hợp nhất. Các biện pháp sử dụng như sau:
- Sử dụng luân phiên các giống chống chịu. Không gieo trồng liên tục trên
diện rộng một giống kháng sâu bệnh mà cần có 2-3 giống kháng sâu bệnh để
thay thế trong các vụ.
- Sử dụng giống cây trồng có tính kháng ngang (đa gen), ổn định, lâu dài
trong sản xuất.
- Sử dụng giống kháng sâu bệnh nhiều dòng (giống kháng nhiều dòng có
khả năng ngăn cản sự phát triển nhanh các loài dịch hại mới).
- Cơ cấu đa dạng về di truyền. Hệ sinh thái có sự đa dạng phong phú về di
truyền sẽ ổn định hơn.

15


Giống chống chịu Giống bình thường Giống bình thường Giống chống chịu
Hình 1. 2.1: So sánh về đặc tính chống chịu của 2 giống lúa và ngô



Hình 1.2.2: Cây lúa chuyển gen Cry 1A (b) có tác dụng kháng sâu đục thân hại lúa

3- MỘT SỐ BIỆN PHÁP LÀM TĂNG TÍNH CHỐNG CHỊU
SÂU BỆNH CỦA GIỐNG
3.1. Nguyên lý chung
Đặc tính chống chịu dịch hại của cây hình thành và giữ lại, truyền qua
nhiều thế hệ trong hoạt động di truyền của loài cây (các gen chống chịu trong
cây). Các nhà di truyền học đã lợi dụng các gen chống chịu của một loài cây tạo
đặc tính này trong cây lai.

16
Đặc tính chống chịu dịch hại của cây không cố định mà thay đổi dưới tác
động của nhiều nguyên nhân, trong mối quan hệ biện chứng.




Dịch hại




Điều kiện môi trường Cây

Trong quá trình sử dụng giống, con người có thể làm tăng hoặc giảm đặc
tính chống chịu sâu bệnh bằng cách tác động của kỹ thuật canh tác.
3.2. Mt số biện php làm tăng tính chống chịu sâu bệnh của giống
3.2.1 Tuyển lựa giống: chọn những giống địa phương, giống khỏe. Chọn những
hạt, cây, bộ phân không bị sâu bệnh làm giống

3.2.2 Cắt tỉa
Cắt tỉa loại bỏ những bộ phận (cành, lá, hoa, quả, rễ, củ, chồi và có trường
hợp nhổ cả cây) bị sâu bệnh gây hại đem đi tiêu huy nhằm tránh sự lây lan và tăng
cường sức đề kháng của cây.
Cắt tỉa loại bỏ những cành không cần thiết, tạo điều kiện thông thoáng làm
giảm nơi cư trú và môi trường thích hợp cho dịch hại xâm nhập phát triển
3.2.3 Xử lý giống bằng biện pháp lý học
Dùng nhiệt: có thể dùng hơi nóng hoặc nước nóng
Xử lý giống bằng nhiệt chủ yếu để xử lý hạt giống. Tùy thuộc vào loại hạt có
vỏ dày mỏng và đặc tính thực vật học khác nhau mà ta tiến hành xử ở các khoảng

17
nhiệt độ và thời gian khác nhau. Ví dụ: để phòng trừ sâu bệnh trên hạt lúa, trước
khi đem ngâm ủ tiến hành ngâm hạt lúa trong nước nóng ở nhiệt độ 54
0
C từ 20-30
phút. Nhưng đối với hành tỏi ta tiến hành ở nhiệt độ 45-46
0
C trong 15 phút; mía
52
0
C trong 20 phút.
Ánh sáng: sử dụng ánh sáng mặt trời (phơi), sử dụng các tia phóng xạ tiêu
diệt các sinh vật tồn tại trên giống.
Hạt trước khi làm giống chúng ta phải phơi dưới ánh sáng tới một ẩm độ
trong hạt nhất định và trước khi gieo trồng ta tiến hành phơi nhẹ, sẽ tăng khả năng
nảy mầm và khả năng chống chịu sâu bệnh tốt hơn.
Dùng các tia chiếu xạ để tiêu diệt các loài dịch hại tồn tại trên hạt giống
3.2.4 Xử lý giống bằng biện pháp hóa học
- Sử dụng thuốc xông hơi (thuốc có khả năng bay hơi tạo thành khí chứa hơi

thuốc) để xử lý giống trong phòng kín, nhà kho
- Trộn giống với thuốc hóa học ở dạng bột cho thuốc bám dính bên ngoài vỏ
hạt, hay xử lý nửa khô (nước thuốc ở nồng độ cao phun lên hạt, đảo đều, ủ một thời
gian)
- Ngâm hạt giống, củ giống hoặc cây con trong dung dịch có chứa nước
thuốc hóa học với một thời gian nhất định.
3.2.5 Xử lý giống bằng biện pháp sinh học
Sử dụng các sinh vật, vi sinh vật có ích hoặc sản phẩm bài tiết của chúng
để tiêu diệt dịch hại trên giống. Ví dụ ngâm, ủ hạt giống lúa trong dung dịch vi
khuẩn Pseudomonas flourescent hay một số loài trong loại Bacillus với liều
lượng 109 tế bào/ml qua đêm trước khi gieo vào ruộng sẽ hạn chế được bệnh
khô vằn hại lúa.
Ngâm củ khoai tây vào trong nước lọc môi trường cấy vi khuẩn Bacillus
mesentericus, làm tăng tính chống bệnh thối củ do vi khuẩn gây ra
3.2.6 Các biện pháp canh tác

18
Tác động các biện pháp canh tác thích hợp như: bố trí thời vụ, làm đất,
mật độ khoảng cách, bón phân, tưới nước hợp lý.
3.3. Thực hành
- Địa điểm: ngoài đồng ruộng
- Nội dung: tham quan một số mô hình canh tác giống chống chịu sâu
bệnh
- Hoạt động của học viên: Ghi chép, tổng hợp, nhận xét đánh giá và viết
bài thu hoạch
- Địa điểm: Tại phòng thí nghiệm, trên đồng ruộng
- Nội dung: Xử lý giống bằng biện pháp:
+ Tuyển chọn, cắt tỉa
+ Xử lý giống bằng nhiệt độ
+ Xử lý giống bằng thuốc hóa học

- Tiến hành:
+ Lớp chia theo nhóm (mỗi nhóm 3-5 người)
+ Giáo viên hướng dẫn và làm mẫu trước, sau đó các tổ tiến hành làm
theo.
+ Quan sát, theo dõi, ghi chép, tổng hợp, nhận xét và đánh giá
+ Viết bài thu hoạch
Yêu cầu về đnh gi kết quả học tập
Tiêu chí đnh gi
Cch thức đnh gi
- Kiến thức về vai trò, đặc tính kháng
và nguyên nhân làm giảm tính kháng
sâu bệnh của giống, giống tốt và sử
dụng giống tốt
Thông qua câu hỏi phát vấn
- Mô hình sử dụng giống tốt, khả năng
tìm kiếm thông tin về giống chống
chịu sâu bệnh
Các bước trong sử dụng giống tốt, sự
đánh giá về hiệu quả
- Kiến thức về đặc tính chống chịu của
giống
Thông qua câu hỏi phát vấn

19
- Phương pháp cắt tỉa bộ phận bị sâu
bệnh
Quan sát, chọn lựa và thao tác cắt tỉa
Xử lý giống bằng nhiệt (3 sôi 2 lạnh)
Quan sát, thứ tự các bước, cách pha
nước và khi cho giống vào và tiếp theo

Xử lý giống bằng thuốc hóa học
Quan sát, thứ tự các bước, cách cân
đong, đo đếm, pha trộn thuốc và xử lý
thuốc

Ghi nh
- Các loại tính kháng của giống
- Nguyên nhân làm giảm tính kháng sâu bệnh của giống
- Thế nào là một giống tốt
- Cách sử dụng giống chống chịu dịch hại
- Các biện pháp xử lý giống
- Nhiệt độ và các loại thuốc, chế phẩm để xử lý giống
CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN
- Tính kháng dọc: Là phản ứng kháng khác nhau của cây với các nòi. Một
giống kháng một số nòi này nhưng cảm nhiễm với các nòi khác của cùng thể gây
bệnh và được kiểm soát bởi 1 gen hoặc ít gen
- Tính kháng ngang: Ngược lại với tính kháng dọc. Tính kháng ngang
không mang đặc thù theo nòi mà phản ứng tương đương với nhau với tất cả các
nòi và được kiểm soát bởi nhiều gen


20
DANH MỤC GIỐNG CÂY TRỒNG ĐƢỢC CÔNG NHẬN TẠI
VIỆT NAM NĂM 2008
Tổng hợp kết quả Hi đồng KHCN công nhận giống cây trồng nông nghiệp mi
(Thông tin truy cập trên trang web Cục Trồng trọt):

TT
Tên giống
Cơ quan tác giả

Mức công nhận
Số QĐ
1
Giống lúa BM9855
Viện CLT & CTP Viên
KHNN VN
Chính thức tại các tỉnh ĐBSH
và NTB
56/QĐ-
BNN-TT
08/01/08
2
Giống lúa BM9820
Viện CLT & CTP Viên
KHNN VN
Chính thức tại các tỉnh phía
Bắc
56/QĐ-
BNN-TT
08/01/08
3
Giống lúa ĐB5
TTKKNG, SPCT & PBQG;
Viện CLT & CTP
Chính thức tại các tỉnh MB và
MT
56/QĐ-
BNN-TT
08/01/08
4

Giống lúa ĐB6
TTKKNG, SPCT & PBQG;
Viện CLT & CTP
Chính thức tại các tỉnh MB và
MT
56/QĐ-
BNN-TT
08/01/08
5
Giống lúa AC5
Viện CLT & CTP- Viện
KHNN VN
Chính thức tại các tỉnh ĐBSH
và BTB
56/QĐ-
BNN-TT
08/01/08
6
Giống cà chua lai VT3
Viện CLT & CTP Viện
KHNN VN
Công nhận chính thức tại
ĐBSH
691/BNN
04/3/08
7
Giống dưa chuột PC4
Viện CLT & CTP Viện
KHNN VN
Công nhận chính thứctại

ĐBSH
691/BNN
04/3/08
8
Giống dưa hấu An Tiêm 103
Công ty CP giống cây trồng
MN
Công nhận chính thức
691/BNN
04/3/08
9
Giống lúa Hương Cốm
Viện Sinh học Nông nghiệp.
ĐH Nông nghiệp 1
Công nhận chính thức phía
Bắc
691/BNN
04/3/08
10
Giống lúa lai 2 dòng TH 3-4
Viện Sinh học Nông nghiệp.
ĐH Nông nghiệp 1
Công nhận chính thức phía
Bắc
691/BNN
04/3/08
11
Giống ngô lai đơn NK67
Công ty Syngeta
Công nhận chính thức phía

Nam
691/BNN
04/3/08
12
Giống lúa lai D ưu 725
Viện KHKTNN-BTB- Viện
KHNN
Sản xuất thử tại phía Bắc
27/TT
21/2/08
13
Giống lúa BT1 (QT2)
Viện KHKTNN-BTB- Viện
KHNN
Sản xuất thử tại BTB
27/TT
21/2/08
14
OM 5199
Viện lúa ĐBSCL
Sản xuất thử tại ĐBSCL
27/TT
21/2/08
15
OM 6561-12
Viện lúa ĐBSCL
Sản xuất thử tại ĐBSCL
27/TT
21/2/08
16

OM 4059
Viện lúa ĐBSCL
Sản xuất thử tại ĐBSCL
27/TT
21/2/08
17
OM 5636
Viện lúa ĐBSCL
Sản xuất thử tại ĐBSCL
27/TT

21
21/2/08
18
OM 6073
Viện lúa ĐBSCL
Sản xuất thử tại ĐBSCL
27/TT
21/2/08
19
OM 4668
Viện lúa ĐBSCL
Sản xuất thử tại ĐBSCL
27/TT
21/2/08
20
Giống lúa lai 3 dòng B-Te1
Công ty Bayer Việt Nam
Công nhận chính thức tại các
tỉnh phía Bắc

56/TT
14/3/08
21
Giống ngô lai đơn NK 72
Cty TNHH Syngenta VN
Sản xuất thử tại các tỉnh ĐNB
& TN
27/TT
21/2/08
22
Giống ngô lai kép CP 333
Cty TNHH hạt giống CP V
Nam
Sản xuất thử
27/TT
21/2/08
23
Giống lúa lai HYT 102
Viện CLT & CTP Viện
KHNN VN
Sản xuất thử
88/TT
22/4/08
24
Giống lúa lai HYT 103
Viện CLT & CTP Viện
KHNN VN
Sản xuất thử
88/TT
22/4/08

25
Dương Quang 18
Cty CP giống cây trồng miền
Bắc
Sản xuất thử tại các tỉnh phía
bắc
88/TT
22/4/08
26
Việt lai 24
Viện nghiên cứu lúa- ĐH NN
I
chính thức tại các tỉnh phía
Bắc
88/TT
22/4/08
27
Giống khoai tây EBEN
TTNC Cây có củ Viện CLT &
CTP Viện KHNN VN
Sản xuất thử tạI các tỉnh MB
88/TT
22/4/08
28
Giống lúa lai Phú ưu số 4
Cty Hữu hạn KH Trung
Chính-Tứ Xuyên- TQ
SX thử trong vụ Xuân và vụ
Mùa ở các tỉnh phía bắc
88/TT

22/4/08
29
Giống lúa lai HC1
Công ty CP giống cây trồng

Chính thức tại các tỉnh phía
Bắc
154/TT
09/7/08
30
Giống lúa OM5930
Viện lúa ĐBSCL
Chính thức tại các tỉnh
ĐBSCL
154/TT
09/7/08
31
Giống lúa OM4900
Viện lúa ĐBSCL
SX thử tại các tỉnh ĐBSCL
155/TT
09/7/08
32
Giống lúa lai 3 dòng PHB71
Cty TNHH Dupont Vạêt Nam
SX thử, vụ Xuân, HT tại
ĐBSCL
155/TT
09/7/08
33

Giống lúa lai Bác ưu 903 KBL
Cty CP giống cây trồng MN
SX thử,vụ Mùa tại các tỉnh
phía Bắc
155/TT
09/7/08
34
Giống lúa lai 3 dòng D.ưu
6511
Cty Thịnh Dụ-TX-TQ; Cty CP
giống cây trồng Bắc Ninh
SX thử, vụ Xuân,Mùa tại các
tỉnh phía Bắc
155/TT
09/7/08
35
Giống lúa cạn LC93-4
Viện BVTV- Viện KHNN
VN
SX thử tại các tỉnh MNPB,
MT & TN
155/TT
09/7/08
36
Giống ngô lai đơn Bioseed 08
Xí nghiệp SX hạt giống lai
Bioseed Việt Nam
SX thử tại vùng trồng ngô cả
nước
155/TT

09/7/08
37
Giống ngô lai HN45
Cty CP giống cây trồng TƯ
SX thử tại các tỉnh phía Bắc
155/TT
09/7/08
38
Giống ngô lai đơn Pioneer
Brand 30N34
Cty TNHH Dupont Việt Nam
SX thử tại các tỉnh NB,
DHNTB, vụ Xuân MB
155/TT
09/7/08
39
Giống ngô lai đơn TF222
Cty Seeds ASIA
SX thử tại các tỉnh TN, ĐNB,
vụ Xuân ĐBSCL
155/TT
09/7/08

22
40
Giống lúa lai Q. ưu số 6
Cty CP Tổng công ty VTNN
Nghệ An
Chính thực tại BTB
191/TT

26/8/08
41
Giống lúa Vật tư NN
1
Cty CP Tổng công ty VTNN
Nghệ An
Sản xuất thử tại BTB
193/TT
26/8/08
42
Giống lúa BM202
Viện CLT & CTP Viện
KHNN VN
Sản xuất thử tại các tỉnh phía
Bắc và DHNTB
193/TT
26/8/08
43
Giống lúa nếp N98
Viện CLT & CTP Viện
KHNN VN
Sản xuất thử tại các tỉnh phía
Bắc
193/TT
26/8/08
44
Giống Bí xanh số 1
Viện CLT & CTP Viện
KHNN VN
Chính thức tại các tỉnh ĐBSH

191/TT
26/8/08
45
Giống ngô lai LVN 37
Viện nghiên cứu ngô
Sản xuất thử tại các tỉnh phía
Bắc
193/TT
26/8/08
46
Giống ngô lai LVN 45
Viện nghiên cứu ngô
Chính thức tại các tỉnh phía
Bắc
191/TT
26/8/08
47
Giống ngô lai LSB4
Viện nghiên cứu ngô
Sản xuất thử tại các tỉnh phía
Bắc
193/TT
26/8/08
48
Giống ngô lai NK6654
Cty TNHH Syngenta VN
Sản xuất thử tại các tỉnh phía
Bắc
193/TT
26/8/08

49
Giống ngô đường Sugar 77
Cty TNHH Syngenta VN
Chính thức tại các tỉnh phía
Bắc
191/TT
26/8/08



23
Hình 2.1.1: Thu dọn tàn dư sau khi thu hoạch
BÀI 2: VỆ SINH ĐỒNG RUỘNG
Mã bài: MĐ02-2
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài học này người học có khả năng:
- Xác định được việc cần thiết phải vệ sinh tàn dư cây trồng và làm cỏ
trên đồng ruộng
- Thực hiện tốt việc thu dọn và tiêu hủy tàn dư cây trồng trên đồng ruộng
Ni dung chính:
1. Khi niệm và vai trò của vệ sinh đồng rung
Vệ sinh đồng ruộng là thu dọn
tàn dư thực vật còn sót lại trên đồng
ruộng sau mỗi vụ gieo trồng, hoặc trên
vườn cây lâu năm sau mỗi chu kỳ sinh
trưởng, phát triển của cây.
Vai trò: Để diệt trừ các mồng
mống dịch hại có trong đất, trên các
tàn dư cây trồng và trên cỏ dại.
Nguyên lý tác động của biện

pháp vệ sinh đồng ruộng và xử lý tàn dư cây trồng sau mỗi vụ là để cắt đứt vòng
chu chuyển của sâu bệnh từ vụ này sang vụ khác, hạn chế nguồn sâu bệnh tích
luỹ và lây lan ngay từ đầu vụ gieo trồng.
2. Mt số biện php vệ sinh đồng rung
2.1 Phá bỏ tàn dƣ cây trồng và làm cỏ

24
Hình 2.1.2: Cắt gốc ra sau khi thu hoạch
Hình 2.1.3: Làm cỏ cho lúa
Nhổ bỏ thân gốc, rễ cây sau mỗi
vụ thu hoạch có tác dụng phòng chống
một số loài sâu đục thân
Thu gom cành, lá, quả rơi rụng
ngăn chặn sự phát triển các loài ruồi,
ngài đục quả, rệp, một số loài sâu ăn
lá, ăn bông, các loài sâu đục cành
Làm cỏ có tác dụng tiêu diệt cỏ
dại, tránh sự cạnh tranh ánh sáng và
dinh dưỡng với cây trồng. Ngoài ra
làm cỏ tránh trược sự cư trú của dịch
hại trên cỏ dại.
2.2 Tiêu hủy tàn dƣ cây trồng
Là việc đưa tàn dư cây trồng đi
tiêu hủy (đốt, chôn) ở nơi cách xa
đồng ruộng sau mỗi vụ trồng trọt để tiêu
diệt các nguồn dịch hại có trong đó.












25
Hình 2.1.4: Thu gom và tiêu hủy tàn dư trên dồng ruộng



3. Thực hành
- Địa điểm: Ngoài đồng ruộng, vườn cây
- Nội dung: thu gom và tiêu hủy tàn dư thực vật trên vườn cây ăn trái
- Tiến hành:
+ Lớp chia 4-5 nhóm (mỗi nhóm 4-6 người)
+ Ghi chép, tổng hợp, nhận xét đánh giá
+ Viết bài thu hoạch
Yêu cầu về đnh gi kết quả học tập
Tiêu chí đnh gi
Cch thức đnh gi
- Kiến thức về vai trò của việc vệ sinh
đồng ruộng
Thông qua câu hỏi phát vấn
- Thu gom, làm cỏ và tiêu hủy tàn dư
thực vật
Quan sát nội dung và các bước tiến hành

Ghi nh

- Biện pháp phá bỏ và tiêu hủy tàn dư trên đồng ruộng
- Các đối tượng chính tồn tại trên đồng ruộng
CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN
Vòng chu chuyển của sâu bệnh: là một giai đoạn sinh trưởng phát triển
nào đó của sâu bệnh chuyển từ vụ này sang vụ khác

×