Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

giáo trình mô đun chọn và thả giống nghề nuôi ba aba

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 50 trang )


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN












GIÁO TRÌNH MÔĐUN
CHỌN VÀ THẢ GIỐNG
Mã số: MĐ 03
NGHỀ: NUÔI BA BA
TRÌNH ĐỘ: SƠ CẤP NGHỀ







1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.


Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 03




2
LỜI GIỚI THIỆU

Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về số
lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật
trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ
trên thế giới, nghề nuôi trồng thuỷ sản nói chung và nghề nuôi ba ba thương
phẩm ở Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể.
Chương trình khung nghề nuôi ba ba đã được xây dựng trên cơ sở sơ đồ
phân tích nghề, phần nghề nuôi ba ba được kết cấu theo các môđun. Để tạo điều
kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên soạn
giáo trình nghề nuôi ba ba theo các môđun đào tạo nghề là cấp thiết hiện nay.
Mô đun MĐ03: Chọn và thả giống là mô đun đào tạo nghề được biên soạn
theo hình thức tích hợp lý thuyết và thực hành. Trong quá trình thực hiện, nhóm
biên soạn đã tham khảo nhiều tài liệu kỹ thuật nuôi ba ba trong và ngoài nước,
kết hợp với kinh nghiệm trong thực tế sản xuất.
Mô đun bao gồm 5 nội dung: Giới thiệu đặc điểm hình thái, Xác định thời
vụ, Chọn giống, Vận chuyển giống, Thả giống
Mặc dầu có rất nhiều cố gắng, nhưng trong quá trình biên soạn giáo trình
không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của độc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Tham gia biên soạn
1. Chủ biên :

2………………………………
3………………………………
4………………………………


3
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC
TRANG
Lời giới thiệu
2
Mục lục
3
Mô đun: Chọn và thả giống
4
Bài mở đầu
5
Bài 1: Giới thiệu đặc điểm hình thái
7
Bài 2: Xác định mùa vụ
12
Bài 3: Chọn giống
19
Bài 4: Vận chuyển giống
28
Bài 5: Thả giống
38

Hướng dẫn giảng dạy mô đun
44
Tài liệu tham khảo
47


4
MÔ ĐUN: CHỌN VÀ THẢ GIỐNG
Mã mô đun: MĐ 03

Giới thiệu mô đun:
* Mục tiêu của mô đun:
- Nêu được căn cứ để xác định thời vụ, xác định mật độ; tiêu chuẩn con
giống và kỹ thuật thả giống.
- Thực hiện được công việc lựa chọn con giống và thả giống.
- Tuân thủ quy trình kỹ thuật.
* Nội dung của mô đun:
Bài mở đầu
Bài 1: Giới thiệu đặc điểm hình thái
Bài 2: Xác định thời vụ
Bài 3: Chọn giống
Bài 4: Vận chuyển giống
Bài 5: Thả giống
Kiểm tra kết thúc mô đun
* Phương pháp học tập:
- Học tập lý thuyết: học các nội dung lý thuyết tại phòng học
- Tự nghiên cứu: học sinh tự nghiên cứu các nội dung ở nhà theo yêu cầu
của giáo viên
- Học tập thực hành: thực hành các kỹ năng tại phòng học, ao nuôi ba ba
hoặc hộ gia đình nuôi ba ba.

* Phương pháp đánh giá:
- Phương pháp đánh giá:
+ Trong quá trình thực hiện mô đun: kiểm tra đánh giá mức độ thành thạo
thao tác;
+ Kết thúc mô đun: kiểm tra mức độ hiểu biết kiến thức và khả năng thực
hiện các kỹ năng.
- Nội dung đánh giá:
+ Chọn giống
+ Thả giống


5
Bài mở đầu:

Giới thiệu:
Chọn và thả giống là khâu kỹ thuật then chốt nhằm chọn được con giống
có chất lượng tốt, tránh được ảnh hưởng của bệnh ảnh nên sinh trưởng và phát
triển của ba ba và xác định chính xác mùa vụ và mật độ thả. Từ đó, nâng cao
được tỉ lệ sống, năng xuất và sản lượng ba ba nuôi thương phẩm.
Mục tiêu:
Hiểu biết tầm quan trọng, các nội dung chính, mối liên hệ với các mô đun
khác và những yêu cầu chính với người học để xác định thái độ đúng đắn giúp
người học tiếp thu kiến thức mô đun tốt nhất.
A. Nội dung:
1. Tầm quan trọng của mô đun
Mô đun Chọn và thả giống giúp người nuôi ba ba chọn được con giống có
chất lượng tốt, từ đó có phương pháp thả giống phù hợp. Chọn và thả giống giúp
người nuôi xác định được thời vụ thả giống, đánh giá chất lượng con giống, và
thả ba ba giống đúng kỹ thuật.
Trong quá trình thực hiện cần làm đúng trình tự các bước kỹ thuật: tìm

hiểu đặc điểm hình thái có liên quan đế ba ba giống, xác định thời vụ căn cứ vào
đặc điểm sinh học và điều kiện tự nhiên, chọn ba ba giống đảm bảo chất lượng,
cận chuyển và thả con giống.
Giới thiệu đặc điểm hình thái giúp người nuôi có thể phân biệt được các
loại ba ba từ đó chọn lựa đúng loại ba ba thả nuôi.
Xác định thời vụ để thả nuôi đúng thời điểm, căn cứ vào điều kiện tự
nhiên có thể chọn thời vụ thả phù hợp. Xác định thời vụ thả ba ba mang tính
vùng miền cao
Chọn giống giúp người nuôi có thể chọn được những con giống tốt phục
vụ nuôi thương phẩm. Để chọn giống người nuôi căn cứ vào các đặc điểm bên
ngoài và kiểm tra để đánh giá chất lượng.
2. Nội dung chương trình mô đun
Bài mở đầu
Bài 1: Giới thiệu đặc điểm hình thái
Bài 2: Xác định thời vụ
Bài 3: Chọn giống
Bài 4: Vận chuyển giống
Bài 5: Thả giống
Kiểm tra kết thúc mô đun


6
3. Mối quan hệ với các mô đun/ môn học khác
Mô đun chọn và thả giống có liên quan chặt chẽ với các mô đun khác:
Xây dựng ao nuôi là mô đun cung cấp kiến thức về công tác thiết kế và
xây dựng nơi nuôi ba ba thương phẩm đủ điều kiện kỹ thuật, xây dựng những
công trình phụ trợ cho việc nuôi ba ba.
Chuẩn bị nơi nuôi là mô đun cung cấp kiến thức về công tác cải tạo,
chuẩn bị nước, gây màu nước tạo môi trường sạch cho ba ba sinh trưởng phát
triển, thuận lợi cho công tác thả con giống.

Là tiền đề để tiếp thu các kiến thức mô đun tiếp theo như:
Cho ăn và kiểm tra sinh trưởng là mô đun cung cấp cho người học những
kiến thức về kỹ thuật chuẩn bị thức ăn, thao tác cho ăn và kiểm tra đánh giá tốc
độ sinh trưởng của ba ba.
Quản lý môi trường và dịch bệnh là mô đun trang bị cho người học kiến
thức về biện pháp xác định các yếu tố môi trường cơ bản trong ao nuôi ba ba, từ
đó đề ra những biện pháp để quản lý các yếu tố môi trường hiệu quả, ngoài ra
người nuôi còn được trang bị kiến thức về nhận biết, phòng và trị bệnh cho ba
ba.
4. Những yêu cầu đối với người học
- Thời gian học tập: học viên tham gia tối thiểu
+ 80% số giờ lý thuyết
+ 100% số giờ thực hành
- Học viên phải được trang bị những kiến thức đại cương về đặc điểm sinh
học hình thái của ba ba và kỹ thuật thiết kế và xây dựng ao nuôi.
- Sau khi học xong học viên phải hiểu biết kiến thức về biện pháp kỹ thuật
chọn và thả ba ba giống
- Thực hiện chính xác những kỹ năng theo hướng dẫn như: thao tác chọn
giống, vận chuyển và thả giống.


7
BÀI 1: GIỚI THIỆU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI

Mục tiêu:
- Mô tả được đặc điểm hình thái;
- Phân biệt được các loài ba ba;
- Cẩn thận chính xác.
A. Nội dung:
Đặc điểm hình thái của ba ba giúp người nuôi có thể nhận biết chính xác

loại ba ba thả nuôi từ đó có biện pháp chăm sóc quản lý phù hợp. Việc nhận biết
đặc điểm hình thái của ba ba dựa trên những chỉ tiêu phân loại.
1. Đặc điểm hình thái:
Ba ba có dạng hình ovan, mặt bụng phẳng, lưng hình vòng cung, trên lưng
có mai.
Trên mai có những đường vân tạo bởi gai.
Mắt nhỏ ở trên đầu, mõm nhọn, đầu nhỏ có khả năng cơ động tốt phù hợp
với việc bắt mồi.
Hàm trên và dưới không có răng nhưng có những phiến sừng dùng để
nghiền thức ăn.
Chân có móng nhọn bằng sừng, giữa các móng chân có màng giúp cho
việc bơi lội của ba ba.
Ba ba sống dưới nước nhưng thở bằng phổi, có hai lá phổi xốp nằm dọc
hai bên cơ thể.
2. Đặc điểm nhận biết các loài ba ba
- Ba ba có hệ thống phân loại như sau:
Lớp bò sát Reptilia
Bộ rùa Testudiata
Họ ba ba Trionychidae
Loài Trionyx sinensis (ba ba hoa)
Trionyx steinachderi (ba ba gai)
Trionyx catilagineus (cu đinh, phân bố ở miền Nam)
Hiện nay, việc phân loại giống đối với người nuôi vẫn chưa được rõ ràng.
Để đáp ứng yêu cầu nhận biết đối tượng ba ba nuôi, Trung tâm Giáo dục thiên
nhiên (ENV), Trung tâm bảo tồn rùa Cúc Phương (TCC) và Chương trình bảo
tồn rùa châu Á (ATP) đã đưa ra một số tiêu chí nhận biết các dạng ba ba nuôi
phổ biến hiện nay như sau:




8
2.1. Ba ba hoa- trơn (Pelodiscus sinensis)
Ba ba hoa (ba ba trơn): phân bố tự nhiên trong các thủy vực nước ngọt ở
đồng bằng sông Hồng. Đặc điểm nhận biết:















Hình 3.01: ba ba hoa
- Lúc nhỏ da bụng có màu cam, khi lớn lên màu nhạt dần, khi đạt cỡ 2kg
chuyển sang màu trắng.
- Trên nền da bụng điểm khoảng trên dưới 10 chấm đen to và đậm, vị trí
từng chấm tương đối cố định, các chấm đen này loang to nhưng nhạt dần khi ba
ba lớn, khi đạt tới cỡ 2kg phải quan sát kỹ mới nhận thấy.
- Trên mai trơn nhẵn, mai và thân màu nâu hoặc xám xanh và có các đốm
xen kẽ như hoa gấm.
- Phân biệt với ba ba gai và ba ba Nam bộ ở chổ không có nếp da gấp ở cổ
và nốt sần trên mai.
- Ba ba trơn phân bố chủ yếu ở các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông

Hồng, là loài có kích thước cơ thể vừa phải, tốc độ sinh trưởng chậm. Ba ba trơn
được nuôi tương đối phổ biến ở các tỉnh đồng bằng bắc bộ, giá trị kinh tế không
cao (300.000- 500.000đ/ kg).
2.2. Ba ba gai (Palea steindachneri)
Ba ba gai: phân bố tự nhiên trong các sông suối ở các tỉnh miền núi phía
Bắc như: Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu và một số tỉnh miền Trung:
Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Đà Nẵng Đặc điểm nhận biết:



9

















Hình 3.02: ba ba gai
- Da bụng có mà xám trắng, trên điểm nhiều chấm đen nhỏ, lúc nhỏ da

bụng có màu xám đen, khi lớn chuyển sang màu xám trắng.
- Mai có màu nâu đến xám, trên mai ba ba có các nốt sần như gai không
đều và đường gân nổi nên rất rõ ở chính giữa.
- Mũi dài, cá thể non có một viền trắng nhạt màu từ sau mắt đến đầu.
- Có các vết ngấn da sần ở cổ, rìa trước và trên mai có nhiều nốt sần (1).
Đây là đặc điểm để phân biệt với các loài ba ba khác.
- Hiện nay ba ba gai được nuôi phổ biến ở các tỉnh phía bắc đặc biệt là
Yên Bái.
- Ba ba gai là loài có tốc độ tăng trưởng nhanh, kích thước cơ thể lớn và
giá trị kinh tế cao (1.000.000- 1.500.000đ/ kg)
2.3. Ba ba nam bộ- Cua đinh (Amyda cartilaginea)
Ba ba nam bộ phân bố chủ yếu ở các tỉnh nam trung bộ, tây nguyên và
đồng bằng sông cửu long






10
















Hình 3.03: ba ba nam bộ (cua đinh)
- Ba ba Nam bộ có mũi dài, mai màu nâu hoặc xám, khá nhẵn, đầu có các
đốm màu vàng, yếm màu trắng, cá thể non có các chấm hoặc đốm màu vàng trên
mai.
- Đặc điểm phân biệt rõ ràng với các loài ba ba khác là có các nốt răng
cưa dọc rìa trước của mai (1).
- Hiện nay, ba ba nam bộ đã được các nông hộ ở khu vực miền tây nam bộ
cho sinh sản thành công và nuôi phổ biến ở khu vực này.
- Ba ba nam bộ cũng là loài có kích thước cơ thể lớn, tốc độ sinh trưởng
nhanh giá trị kinh tế tương đối cao (300.000- 500.000đ/kg).
* Chú ý: Ngoài ra trong tự nhiên chúng ta còn có thể bắt gặp loài nẹp suối (ba ba
giải) đây là loại phân bố tự nhiên, khó nuôi, chậm lớn và có giá trị kinh tế không
cao, dưới đây là một số đặc điểm nhận dạng
+ Không có mũi dài như ba ba, mặt giống con ếch.
+ Mai hình tròn màu nâu, yếm trắng, vùng da quanh cổ (1) kéo dài ra phía
sau cùng với phần rìa trước của mai.








11



















Hình 3.04: đặc điểm nhận dạng ba ba giải
Những năm gần đây do nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu tăng,
việc khai thác ba ba trong tự nhiên không đáp ứng được nhu cầu nuôi, vì vậy
nuôi ba ba nhân tạo là điều tất yếu. Song song với việc xây dựng quy trình nuôi
ba ba thương phẩm thì việc sản xuất chủ động con giống là cần thiết. Sản xuất
giống các loại ba ba khác nhau không khó và đều dựa trên một nguyên lý vì vậy
hiện nay các hộ gia đình nuôi ba ba thương phẩm đều có thể tự sản xuất nguồn
ba ba giống cho mình và cho người xung quanh.
B. BÀI TẬP VÀ SẢN PHẨM THỰC HÀNH
1. Bài thực hành 1: phân biệt 3 loài ba ba (12 giờ)
1.1. Bối cảnh:
- Trang trại nuôi ba ba, trại thực nghiệm nuôi trồng thủy sản nước ngọt.

- Lớp học, cơ sở học tập có đủ yêu cầu.
1.2. Chuẩn bị vật tư, dụng cụ, thiết bị






12
Bảng 3.01. Vật tư thiết bị phục vụ thực hành
TT
Tên vật tƣ, thiết bị
Quy cỡ/ đơn vị
Số lƣợng
Ghi chú
1.
Thùng xốp
Các
3

2.
Túi lưới
Cái
3

3.
Ba ba giống (3 loài)
Con
3


4.
Ba ba thương phẩm (3
loài)
Con
3

5.
Lẹp suối (giải)
Con
1

6.
Dụng cụ bảo hộ lao động
Bộ
10

7.
Sổ ghi chép, bút
Bộ
5

1.3. Cách thức tổ chức:
- Chia lớp thành các nhóm: 5- 7 học viên/ nhóm
- Giáo viên (chuyên gia hướng dẫn) giao nhiệm vụ cho từng nhóm thực
hiện và yêu cầu công việc
1.4. Tổ chức thực hiện:
- Các nhóm nhận vật tư dụng cụ, nguyên vật liệu theo yêu cầu bài tập:
- Quan sát mai, mặt bụng, cổ, riềm mai
- Nhận xét những điểm khác biệt
- Phân loại các loài ba ba

- Ghi kết quả: kết quả nhận xét, phân loại các loài ba ba.
C. GHI NHỚ
- Nhận biết đặc điểm hình thái của ba ba
- Phân biệt chính xác các loài ba ba




13
BÀI 2: XÁC ĐỊNH THỜI VỤ

Mục tiêu:
- Mô ta
̉
những kiến thức cơ bản về xác định thời tiết , khí hậu vùng nuôi;
đặc điểm sinh học của ba ba; điều kiện chăm sóc quản lý, thu hoạch của nguời
nuôi ba ba.
- Xác định được những yếu tố thời tiết, khí hậu ảnh hưởng đến mùa vụ thả
nuôi ba ba.
- Xác định được những đặc điểm sinh học có lien quan đến thời vụ thả ba
ba giống.
- Xác định được điều kiện nuôi, thu hoạch và yêu cầu thị trường ba ba
thương phẩm.
- Tuân thủ các khâu kỹ thuật trong công ta
́
c xác định mùa vụ.
A. Nội dung:
Xác định mùa vụ nuôi là khâu kỹ thuật then chốt nhằm giúp cho người
nuôi xem xét, tính toán điều kiện khí hậu, thủy văn để xác định mùa vụ thả, xác
định thời gian nuôi để từ đó đưa ra quyết định đúng về thời điểm và kích cỡ

giống thả giống giúp ba ba có được điều kiện tốt nhất ngay từ những ngày đầu
giúp tăng tỷ lệ sống, đảm bảo tốc độ sinh trưởng và giúp ba ba phát triển tốt
nhất.
Việc xác định mùa vụ để nuôi ba ba được thực hiện dựa trên cơ sở: điều
kiện thời tiết khí hậu của vùng nuôi thả, đặc điểm sinh học của đối tượng nuôi
và điều kiện chăm sóc quản lý, thu hoạch của nguời nuôi ba ba.
1. Căn cứ đặc điểm thời tiết khí hậu vùng nuôi:
1.1. Khí hậu Việt Nam:
Việt Nam nằm trải dài theo hướng kinh độ (15 vĩ độ) nên khí hậu không
đồng nhất trên toàn lãnh thổ:
Cực Bắc cách chí tuyến bắc 0
o
04 nên khí hậu miền Bắc mang tính chí
tuyến nóng ẩm.
Cực Nam cách xích đạo 8
o
30 nên miền Nam khí hậu mang tính xích đạo
nóng ẩm, ranh giới ở 160
o
Bắc (dãy Bạch Mã).
Tính chất nội chí tuyến ẩm được thể hiện như sau:
1.1.1. Tính chất nội chí tuyến:
- Do Việt Nam nằm gọn trong vùng nội chí tuyến, làm cho mặt trời lên
thiên đỉnh 2 lần trong năm nhưng không đồng nhất về thời gian. Làm cho miền
Bắc chỉ có một cực đại và một cực tiểu, còn ở miền Nam là 2 cực đại và 2 cực
tiểu trong nhiệt chế và vũ chế, từ đó ảnh hường đến biên độ nhiệt trong năm.


14
- Bức xạ mặt trời trung bình trong năm Việt Nam ở mức cao, khoảng

130Kcal/km
2
/năm, cân bằng bức xạ luôn luôn dương, nhiệt độ trung bình năm
trên 20
o
C.
- Có sự hiện diện của gió Tín Phong
1.1.2.Tính chất gió mùa:
Gió mùa mùa Đông:
Còn gọi là gió mùa đông bắc. Là khối khí cực lục địa NPc từ áp cao Sibir
thổi về. Hình thành vào mùa đông từ tháng 11 – 3 ở miền bắc, tạo nên đặc trưng
thời tiết là lạnh đột ngột và khô.
Gió mùa mùa hạ:
Tháng 4 – 5 mặt trời di chuyển từ xích đạo lên bắc bán cầu. NPc yếu dần
và bị triệt tiêu là thời gian hoạt động của các khối khí chí tuyến (Tm, Tp)
Từ tháng 5 – 6, lục địa Âu – Á bị đốt nóng, các hạ áp hình thành và hút gió từ
An Độ Dương vào, lúc này có gió tây nam đến VN có nguồn gốc từ vịnh
Bengan, đây là khối khí nhiệt đới chí tuyến nên có tên là TBg (Triopical
Bengale ). TBg có tính chất nóng và ẩm, gây mưa vào mùa hạ, là tác nhân gây ra
gió Lào ở bắc Trung Bộ và Tây Bắc.
Từ tháng 6 – 10 do có hạ áp Bắc bán cầu hoạt động ổn định và hút gió
mạnh tạo điều kiện cho các khối khí Tín Phong Nam bán cầu vượt xích đạo đổi
hướng tây nam đến Việt Nam. Do vượt qua vùng biển xích đạo đến Việt Nam
nên có tên là Em (Equatorial Maritine). Có sự hiện diện của CIT và bão.
1.1.3. Tính chất ẩm:
- Là sự tác động tương hỗ giữa gió mùa , tín phong trong điều kiện cụ thể
của địa hình.
- Khí hậu Việt Nam có ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc (NPc), nhưng
chỉ trong thời gian ngắn, còn qui luật đai cao chỉ có tác dụng ở 15% diện tích, do
đó đặc trưng của khí hậu Việt Nam vẫn là nội chí tuyến gió mùa ẩm.

- Nguyên nhân cơ bản là các khối khí thổi đến Việt Nam có nhiệt độ cao
và ẩm lớn, từ đó hình thành một lượng mưa dồi dào từ Bắc đến Nam (Hà Nội
1706mm, Huế- 2867mm, TPHCM 1910mm), nó đã xoá đi tính khô hạn với
thảm thực vật bán hoang mạc và sa mạc mà đáng lẽ Việt Nam phải có một số
loại gió và hoạt động của chúng:
1.2. Khí hậu Việt Nam có sự phân hoá theo không gian:
1.2.1. Sự phân hoá Bắc – Nam:
Do Việt Nam trải dài qua nhiều kinh độ, cũng như sự tham gia của gió
mùa đông bắc làm cho:
Miền Bắc có tổng nhiệt độ là 7500
o
C


15
Miền Nam do gần xích đạo nên có tổng nhiệt độ đạt tiêu chuẩn á xích đạo
là 9500
o
C, với ¾ diện tích là đồi núi, quy luật đai cao làm cho nhiệt độ giảm khi
lên cao.
1.2.2. Tương quan giữa nhiệt – ẩm:
Do lượng mưa phân bố không đều, nơi đón gió mưa nhiều, nơi khuất gió
mưa ít, làm cho cả nước có 5 kiểu tương quan nhiệt ẩm: Khô, Hơi khô, Hơi ẩm,
Ẩm, Ẩm ướt
1.2.3. Phối hợp giữa nhiệt lượng và tương quan nhiệt ẩm. Ta có 11 kiểu khí
hậu:
+ A xích đạo khô ở Ninh Thuận
+ A xích đạo hơi khô ở Sông Ba – Khánh Hoà – Bình Thuận.
+ A xích đạo hơi ẩm ở Bình Định – Phú yên – Đông Nam Bộ
+ A xích đạo ẩm ở Quảng Nam – Quảng Ngãi – Sông Bé – Minh Hải

+ Chí tuyến khô ở Mường Xén (Thanh Hoá)
+ Chí tuyến hơi khô ở Yên Châu – sông Mã
+ Chí tuyến hơi ẩm ở Đông Bắc – Thanh Hoá – Nghệ An
+ Chí tuyến ẩm ở Hà Tĩnh – Bình Trị Thiên
+ A chí tuyến hơi ẩm ở vùng núi thấp
+ A chí tuyến ẩm ở vùng núi trung bình
+ Ôn hoà ẩm ướt ở các đỉnh núi cao
* Kết luận:
- Đặc điểm khí hậu Việt Nam chia làm 2 vùng khí hậu cơ bản: khí hậu chí
tuyến nóng ẩm ở miền bắc, khí hậu cận xích đạo ở miền nam (danh giới là dãy
Bạch Mã).
- Chế độ nhiệt cao: nhiệt độ trung bình năm > 20
o
C, tổng nhiệt 7500
o
C ở
miền bắc và 9500
o
C ở miền nam.
- Lượng mưa trung bình năm cao > 1500mm.
Từ những kết luận nêu trên thì tính chất mùa vụ nuôi ba ba cần chú ý:
+ Mùa vụ nuôi ba ba có sự thay đổi giữa miền bắc và miền nam do đặc
trưng khí hậu 2 vùng khác nhau, miền nam khí hậu thuận lợi có thể nuôi ba ba
quanh năm, miền bắc nhiệt độ mùa đông giảm do gió mùa nên thời vụ nuôi phải
tránh mùa đông (từ tháng 11- 3 hành năm).
+ Ở những vùng khí hậu đặc thù (11 vùng khí hậu) người nuôi cần có
những điều chỉnh phù hợp.
2. Căn cứ đặc điểm sinh học của ba ba
2.1. Đặc điểm sinh học sinh sản



16
- Mùa sinh sản: ở các tỉnh phía nam ba ba có thể sinh sản quanh năm, ở
miền bắc mùa vụ sinh sản từ giữa tháng 3 đến tháng 11 dương lịch
- Ba ba có khả năng sinh sản nhiều lần trong năm (khoảng 2- 5 lần)
- Trong mùa sinh sản, khi nhiệt độ nước trên 20
o
C ba ba đã thành thục
sinh dục có biểu hiện tìm kiếm nhau, dượt đuổi và giao phối. Hoạt động giao
phối thường diễn ra vào ban đêm, có thể đúng vào thời gian đẻ trứng hoặc trước
khi đẻ trứng.
- Ba ba là động vật dưỡng mô thụ tinh trong, đặc biệt có khả năng lưu giữ
tinh trùng tới sáu tháng. Khi trứng chín tự di chuyển ra khỏi buồng trứng và đi
vào phần ống dẫn trứng, tại đây nếu gặp tinh trùng thì trứng sẽ thụ tinh.
- Số lần tham gia sinh sản phụ thuộc vào trọng lượng con cái, chế độ và
điều kiện dinh dưỡng. Điều này cần phải chú ý khi lựa chọn ba ba bố mẹ.
- Các giai đoạn phát triển của ba ba:
+ Ấp trứng: giai đoạn này kéo dài khoảng 50- 80 ngày tùy thuộc và loại
ba ba (ba ba trơn khoảng 50 ngày; ba ba gai khoảng 80 ngày)
+ Giai đoạn mới nở (từ khi nở đến khi rụng rốn): giai đoạn này kéo dài
khoảng 3 ngày.
+ Ương ba ba đến cỡ 20- 25g/ con: giai đoạn này ba ba được ương trong
bể, thời gian ương khoảng 30- 45 ngày.
+ Ương đến cỡ ba ba giống 100- 200g/ con: giai đoạn này ba ba được
ương bể xi măng hoặc ao đất, thời gian ương 6 tháng.
* Kết luận:
- Đặc tính sinh học sinh sản theo mùa (tháng 3- 11) thì mùa vụ thả nuôi ba
ba thương phẩm cũng cần có những điều chỉnh phù hợp với đặc điểm mùa sinh
sản.
- Thời gian các giai đoạn phát triển của ba ba từ giai đoạn trứng đến ba ba

giống kéo dài, vì vậy người nuôi ba ba cũng cần chú ý để điều chỉnh mùa vụ
nuôi thích hợp với thời gian có ba ba giống.
2.2. Căn cứ đặc điểm sinh trưởng và tập tính dinh dưỡng của ba ba
- Ba ba là loài động vật biến nhiệt, nhiệt độ môi trường ảnh hưởng rất lớn
tới đời sống của ba ba, chính vì đặc điểm này mà có thể thấy ba ba hầu như
không tăng trọng vào mùa đông, ngược lại vào mùa hè tăng trọng rất nhanh (có
thể tới 28 g/tháng)
- Tốc độ tăng trưởng của ba ba phụ thuộc rất lớn vào cỡ vào giai đoạn
phát triển, ba ba càng nhỏ tốc độ tăng trưởng càng nhanh. Tốc độ tăng trưởng
còn phụ thuộc vào mật độ thả nuôi, mật độ càng dày tốc độ tăng trưởng càng
chậm và ngược lại.


17
- Ảnh hưởng của nhiệt độ tới tốc độ tiêu hoá thức ăn của ba ba (thấp dưới
12
o
C và trên 35
o
C ba ba bỏ ăn). Nhiệt độ thích hợp nhất cho ba ba bắt mồi 25 -
30
o
C.
- Khẩu phần ăn: vào những ngày nhiệt độ tăng cao thích hợp cho sự phát
triển ba ba ăn nhiều 8 - 10%, những ngày trời rét lượng thức ăn chỉ 3 - 5% trọng
lượng thân.
- Thức ăn nuôi ba ba: Thức ăn ưa thích nhất của ba ba là cá mè trộn với
các thành phần khác như ốc, giun băm nhỏ trộn đều. Ngoài ra cũng có thể sử
dụng hỗn hợp thức ăn: bột cá 30%, bột ngũ cốc 70%
* Kết luận:

- Ba ba là loài động vật biến nhiệt nên nhiệt độ môi trường ảnh hưởng lớn
đến tốc độ tăng trưởng của ba ba, vì vậy mùa vụ nuôi cần xác định để quá trình
sinh trưởng của ba ba tập trung vào những tháng nuôi có đặc điểm nhiệt độ môi
trường phù hợp
- Khả năng bắt mồi và tốc độ tiêu hóa thức ăn của ba ba tốt nhất trong
khoảng nhiệt độ nước 25- 30
o
C, vì vậy mùa vụ nuôi ba ba cần căn cứ điều này
để điều chỉnh phù hợp
 với các tỉnh phía bắc nên xác định mùa vụ nuôi ba ba từ tháng 3 dương lịch.
3. Căn cứ điều kiện nuôi và yêu cầu thị trường
3.1. Căn cứ chu kỳ nuôi:
Do đặc thù tốc độ sinh trưởng của ba ba chậm (ở điều kiện thuận lợi
khoảng 28g/ tháng; điều kiện môi trường không thuận lợi ba ba hầu như không
tăng trưởng) nên thời gian để tiến hành một chu kì nuôi ba ba thường kéo dài
khoảng từ 18- 24 tháng. Người nuôi căn cứ vào thời gian 1 chu ký nuôi để xác
định thời gian nuôi phù hợp.
3.2. Khả năng cung cấp thức ăn:
+ Ba ba ăn động vật là chủ yếu, tuy nhiên cũng có thể sử dụng thực vật
làm thức ăn. Trong tự nhiên ba ba ăn ốc, hến, trai, tôm con , trong ao nuôi ba
ba có ăn hầu hết các loại thức ăn do con người cung cấp.
+ Ba ba là loài sống cả trên cạn và dưới nước, nhưng chỉ bắt mồi trong
nước, không kiếm mồi trên bờ.
+ Luyện cho ba ba sử dụng thức ăn nhân công
Ba ba ăn động vật là chủ yếu, nguồn thức ăn của ba ba chủ yếu là do
người nuôi cung cấp, phạm vi bắt mồi hạn chế (trong nước) vì vậy để nuôi ba ba
người nuôi phải tính đến khả năng cung cấp thức ăn để lựa chọn mùa vụ thả
giống phù hợp.
3.3. Căn cứ vào cỡ ba ba thương phẩm:



18
Cỡ ba ba thương phẩm có liên quan đến thời gian nuôi và giá trị thương
phẩm, việc xác định cỡ ba ba thương phẩm liên quan mật thiết đến mùa vụ thả
nuôi.
Bảng 3.02: giá ba ba thương phẩm (Nguồn, trang trại Hoàng Tiến, 2011)
Loại
Trọng lƣợng
Giá bán
Ghi chú
Loại 1
1kg3 - 3kg
350.000

Loại 2
1,1kg - 1,3kg
260.000

Loại 3
1kg - 1,1kg
200.000

Loại 4
0,8kg - 1kg
Theo từng thời điểm




19

BÀI 3: CHỌN GIỐNG

Mục tiêu:
- Mô tả phương pháp lựa chọn con giống theo tiêu chuẩn kích cỡ, ngoại
hình.
- Lựa chọn được con giống khỏe, có chất lượng tốt đảm bảo chất lượng.
- Thực hiện đúng trình tự quy trình.
A. Nội dung:
Chọn giống là khâu kỹ thuật then chốt nhằm chọn được con giống có chất
lượng tốt, tránh được ảnh hưởng của bệnh ảnh đến sinh trưởng và phát triển của
ba ba. Từ đó, nâng cao được tỉ lệ sống, năng xuất và sản lượng ba ba thương
phẩm.
Việc lựa chọn ba ba giống hiện nay vẫn thực hiện trên cơ sở một số yếu
tố: nguồn gốc ba ba giống, các chỉ tiêu cảm quan. Mặc dù vật nếu tuân thủ đúng
các tiêu chí kỹ thuật cũng cho phép người nuôi chọn được ba ba giống đảm bảo
chất lượng cho nuôi thương phẩm.
1. Nguồn gốc ba ba
- Lựa chọn đúng loại ba ba thả nuôi: người nuôi cần xác định chính xác
loại ba ba thả nuôi làm căn cứ chọn giống
- Mua tại các cơ sở tin cậy, có số lượng ba ba bố mẹ lớn tham gia sinh sản
- Không bị cận huyết
- Hiểu rõ nguồn gốc của ba ba bố mẹ tham gia sinh sản













Hình 3.05: ba ba bố mẹ kích thước lớn sẽ cho phẩm chất con giống tốt



20
2. Kính cỡ và tuổi ba ba giống
Ba ba giống hiện nay trên thị trường có thể dễ dàng mua được với số
lượng và chất lượng theo yêu cầu, tuy nhiên trong quá trình mua ba ba giống
người nuôi cũng cần lưa ý chọn loại ba ba giống có kích cỡ phù hợp. Ở những
gia đình có điều kiện đầu tư nên mua ba ba có trong lượng lớn để đảm bảo tỷ lệ
sống và rút ngắn thời gian nuôi. Cỡ ba ba giống tham khảo:
Bảng 3.03: giá ba ba giống theo tuổi và kích cỡ (Nguồn, trại giống Hải Vân,
2011)
Tuổi ba ba
Chiều dài (cm)
Giá (đồng/ con)
2 Tuần
3
3.500
1 Tháng
3,5
5.000
1 Tháng 15 ngày
4 – 4,5
6.000
2 Tháng

5 – 6
10.000
3 Tháng
7 – 8
15.000
4-5 tháng
> 10
20.000
- Mua ba ba giống từ vùng lân cận có cùng điều kiện thời tiết và khí hậu
tại cơ sở nuôi. Trường hợp mua giống ở xa cần được vận chuyển nhanh về nơi
thả nuôi, trước khi thả nuôi nên tạo điều kiện ba ba thích ứng với môi trường
mới.
- Tính toán số lượng giống cần thả đặt mua đúng và đủ số lượng trong
một lần mua.
- Trong cùng một ao nuôi chỉ thả ba ba cùng cỡ để tránh hiện tượng cạnh
tranh thức ăn và phân đàn trong khi nuôi.
* Chú ý:
+ Hiện nay tại một số cơ sở sản xuất giống có hiện tượng pha trộn giữa ba
ba F1 (ba ba nở từ những quả trứng có kích thước lớn) với những con ba ba
giống F2 (trứng nhỏ không đảm bảo tiêu chuẩn). Vì vậy khi chọn ba ba cần tìm
những cơ sở tin cậy và nắm rõ nguồn gốc ba ba giống khi mua.
+ Để tránh hiện tượng ba ba giống được sinh sản từ những con bố mẹ có
cùng nguồn gốc (cận huyết) người nuôi cần chú ý nắm rõ nguồn gốc, phả hệ của
ba ba khi lựa chọn nguồn giống.


21

Hình 3-06: Ba ba giống
3. Xác định tiêu chí cảm quan

3.1. Hình thái ngoài
3.1.1. Đặc điểm hình thái ngoài
- Phần đầu: ba ba có đầu nhỏ hình rắn, cổ dài có khả năng quay rất linh
hoạt (có thể quay 360
o
) giúp cho việc quan sát và bắt mồi của ba ba. Phần trước
của đầu có một đôi mắt nhỏ, không có mí mắt. Miệng ba ba nhọn, mũi dài, trong
miệng không có răng (ba ba không biết nhai) nhưng có phiến sừng dùng để,
càm, giữ và nghiền thức ăn.
- Phần lưng bụng: toàn bộ phần lưng bụng của ba ba có dạng hình ovan,
mặt bụng phẳng có màu sắc khác nhau tùy loài (màu trắng ngà với ba ba nam bộ
và ba ba gai, màu đỏ  trắng và có chấm ở ba ba trơn). Phần lưng có mai mềm
hình vòng cung, trên mai có những đường vân nổi hoặc gai sần.
- Phần đuôi và chân: chân của ba ba làm hai nhiệm vụ di chuyển dưới
nước và đi trên cạn vì vậy nên chân có màng như chân vịt, toàn bộ chân của ba
ba có thể co rút vào trong mai. Đuôi của ba ba nằm phía sau dưới mai, độ dài
của đuôi là một tiêu chí phân biệt con đực, cái.
- Phân biệt đực cái, có thể tiến hành phân loại ngay trong quá trình nuôi
dựa vào:
+ Con đực thường có đuôi dài vượt thân.
+ Thân con cái thường không có hình ovan như con đực.
+ Mùa sinh sản ba ba cái có bề dày thân tăng so với ngoài mùa sinh sản.


22
+ Khoảng cách giữa hai chân sau ba ba cái rộng hơn ba ba đực.
+ Trong tự nhiên khi thành thục, kích thước ba ba đực bao giờ cũng lớn
hơn ba ba cái.
3.1.2. Tiêu chuẩn hình thái lựa chọn ba ba
- Kích cỡ giống: tùy theo điều kiện của từng hộ nuôi có thể lựa chọn ba ba

giống với kích cỡ khác nhau:
+ Cỡ giống 0,1 - 0,2kg/con, với cỡ giống này ba ba lớn nhanh và ít hao
hụt, tuy nhiên mức độ đầu tư lớn.
+ Cỡ giống nhỏ <100g/ con, với cỡ giống nhỏ thì vốn đầu tư ban đầu thấp,
tuy nhiên tỷ lệ hao hụt trong quá trình nuôi cao. Trường hợp mua giống cỡ nhỏ
chúng ta nên chuẩn bị ao ương thả nuôi tiếp thành cỡ ba ba 0,1- 0,2kg rồi mới
thả nuôi thương phẩm.
- Chọn theo tiêu chuẩn hình thái: chọn ba ba giống: màu sắc đẹp, mình
dầy, cỡ đồng đều không xây xát, không có dấu hiệu bệnh tật.
- Đối với ba ba cỡ lớn có thể tiến hành chọn riêng ba ba đực, cái để nuôi
riêng















Hình 3.07: Tiêu chuẩn hình thái của ba ba giống


23

3.2. Khả năng vận động
- Khi ba ba trên cạn:
+ Thả xuống đất ba ba di chuyển (bò) nhanh tìm chỗ trốn
+ Khi nằm cổ rụt hết vào mai
+ Thử khả năng vận động: khi bị lật ngửa sẽ tự lật sấp xuống và bò tìm
chỗ trốn.













Hình 3.08: bắt lên tay ba ba bò nhanh lẩn trốn
- Quan sát trong dụng cụ chứa:
+ Ba ba hoạt động bình thường
+ Phân bố đều trong dụng cụ chứa
+ Thử phản xạ bằng cách gõ vào thành dụng cụ chứa nếu thấy ba ba giống
phản ứng nhanh với tiếng động là ba ba tốt




24


Hình 3.09: Quan sát hoạt động của ba ba giống trong bể
3.3. Kiểm tra bệnh ba ba
Chất lượng con giống đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của vụ
nuôi. Con giống có chất lượng tốt thì tốc độ tăng trưởng nhanh, không có mầm
bệnh, sức đề kháng với các điều kiện môi trường tốt. Do vậy, việc kiểm dịch
nguồn giống trước khi thả nuôi đóng vai trò quan trọng góp phần nâng cao tỷ lệ
sống sau khi thả nuôi, nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm.
- Chọn mua con giống tại các cơ sở có uy tín, đảm bảo chất lượng.
- Con giống phải đảm bảo đồng đều kích cỡ, không dị hình dị tật.
- Con giống phải được kiểm dịch không có mầm bệnh: vi rút, vi khuẩn
tránh lây lan ra ao và khu vực nuôi.
- Loại bỏ những con bệnh ra khỏi đàn ba ba giống, trường hợp tỷ lệ mắc
bệnh cao > 30% không sử dụng làm con giống
* Một số bệnh thường gặp ở ba ba giống:
Bệnh sưng cổ
- Triệu trứng: Cổ sưng to, bụng có các nốt mụn đỏ, mắt trắng đục, khi bị
nặng chảy máu mũi, hai mắt sưng đỏ có khi bị phù.
Bệnh nấm thuỷ mi
- Tác nhân: Do nấm thuỷ mi gây ra thường thấy ở ba ba giống vào mùa
xuân nhiệt độ lạnh (18-22
o
C)

×