Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

giáo trình mô đun quản lý môi trường và dịch bệnh nghề nuôi ba ba

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 65 trang )

BỘ NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN

GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN

QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG VÀ
DỊCH BỆNH
MÃ SỐ: MĐ 05
NGHỀ NUÔI BA BA
Trình độ: Sơ cấp nghề


1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN:
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 05


2
LỜI GIỚI THIỆU
Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về
số lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ
thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học
công nghệ trên thế giới, lĩnh vực ni trồng thủy sản nói chung và nghề ni ba
ba ở Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể.
Chương trình quốc gia nghề nuôi ba ba được xây dựng trên cơ sở phân
tích nghề, phần kỹ thuật nghề được kết cấu theo các mô đun. Để tạo điều kiện
thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên soạn giáo


trình kỹ thuật nghề theo theo các mơ đun đào tạo nghề là cấp thiết hiện nay.
Giáo trình được biên soạn nhằm đào tạo nghề Nuôi ba ba cho lao động
nơng thơn. Giáo trình dùng cho hệ Sơ cấp nghề, biên soạn theo Thông tư số
31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao độngThương binh và Xã hội.
Bộ giáo trình đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, cập
nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế nuôi ba ba tại các địa
phương. Bộ giáo trình gồm 6 quyển:
1) Giáo trình mơ đun Xây dựng ao ni ba ba
2) Giáo trình mơ đun Chuẩn bị ao ni
3) Giáo trình mơ đun Chọn và thả giống
4) Giáo trình mơ đun Cho ăn và kiểm tra sinh trưởng
5) Giáo trình mơ đun Quản lý mơi trường và dịch bệnh
6) Giáo trình mơ đun Thu hoạch và vận chuyển sản phẩm
Quản lý môi trƣờng và dịch bệnh là một mô đun chuyên môn nghề.
Sau khi học mơ đun này người học có thể hành nghề quản lý môi trường ao
nuôi và dịch bệnh của ba ba. Mô đun này được học sau các mô đun: Xây dựng
ao nuôi ba ba, Chuẩn bị ao nuôi, Chọn và thả giống, Cho ăn và kiểm tra sinh
trưởng.
Chương trình mơ đun Quản lý mơi trường và dịch bệnh có thể sử dụng
dạy độc lập hoặc cùng một số mơ đun khác cho các khóa tập huấn hoặc dạy
nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên).
Giáo trình Quản lý môi trường và dịch bệnh giới thiệu về quản lý một số
yếu tố mơi trường; phịng, chẩn đốn và điều trị bệnh cho ba ba; nội dung được
phân bổ giảng dạy trong thời gian 80 tiết và bao gồm 4 bài:
Bài mở đầu
Bài 1. Quản lý mơi trường
Bài 2. Phịng bệnh
Bài 3. Chẩn đoán và trị bệnh



3
Trong q trình biên soạn giáo trình, chúng tơi có sử dụng, tham khảo
nhiề tư liệu, hình ảnh của các tác giả trong và ngồi nước…. Chúng tơi xin
chân thành cảm ơn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng khơng thể tránh khỏi sai sót, rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả để giáo trình được hoàn thiện
hơn.
Tham gia biên soạn:
1. Chủ biên: Th.S Lê Văn Thắng
2. Th.S Nguyễn Thanh Hoa
3. Th.S Ngơ Chí Phương
4. Th.S Đỗ Văn Sơn
5. TS. Bùi Quang Tề


4
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

TRANG

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: ............................................................................. 1
LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................. 2
MÔ ĐUN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ DỊCH BỆNH ................................. 5
Bài mở đầu: ...................................................................................................... 6
1. Tầm quan trọng của mơ đun ...................................................................... 6
2. Nội dung chương trình mơ đun .................................................................. 6
3. Mối quan hệ với mô đun khác ................................................................... 6
4. Những yêu cầu chính với học viên ............................................................ 7
Bài 1: Quản lý môi trường ................................................................................ 8

1. Quản lý độ trong - màu nước: .................................................................... 8
2. Quản lý pH: ............................................................................................. 11
3. Quản lý nhiệt độ nước: ............................................................................ 16
4. Quản lý hàm lượng ơxy hịa tan (DO):..................................................... 20
5. Quản lý một số chất khí hịa tan (H2S, NH3): ........................................... 25
Bài 2: Phòng bệnh tổng hợp cho ba ba ............................................................ 34
1. Vị trí ao ni và cơng trình ni phải phù hợp......................................... 34
2. Tẩy trùng cho ao nuôi .............................................................................. 35
3. Tiêu diệt tác nhân gây bệnh ..................................................................... 37
4. Vệ sinh môi trường trong q trình ni .................................................. 38
5. Tăng sức đề kháng cho ba ba ................................................................... 40
6. Dùng thuốc phòng ngừa trước mùa phát sinh bệnh .................................. 41
Bài 3: Chẩn đoán và trị bệnh ........................................................................... 44
1. Bệnh viêm loét do vi khuẩn (bệnh bã đậu):.............................................. 44
2. Bệnh nấm thủy mi ................................................................................... 48
3. Bệnh sưng cổ ........................................................................................... 49
4. Bệnh di độc tố mỡ ................................................................................... 50
5. Bệnh sưng phổi, hỏng mắt ....................................................................... 51
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MƠ ĐUN ........................................................ 59
I. Vị trí, tính chất của mô đun: ..................................................................... 59
II. Mục tiêu: ................................................................................................ 59
III. Nội dung chính của mơ đun: .................................................................. 59
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành........................................... 60
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ....................................................... 62
VI. Tài liệu tham khảo ................................................................................. 63


5
MƠ ĐUN QUẢN LÝ MƠI TRƢỜNG VÀ DỊCH BỆNH
Mã mơ đun: MĐ 05

Giới thiệu mô đun:
- Sau khi học xong mơ đun, học viên có thể:
+ Trình bày được phương pháp kiểm tra, xử lý các yếu tố: độ trong- màu
nước, nhiệt độ, pH, ơxy hịa tan và chất khí hịa tan trong ao ni ba ba thương
phẩm;
+ Nêu được phương pháp phịng bệnh, chẩn đốn và trị bệnh cho ba ba
trong ao nuôi thương phẩm;
+ Thực hiện được biện pháp quản lý mơi trường; phịng, chẩn đốn và trị
bệnh cho ba ba.
+ Mô đun được phân bổ giảng dạy trong thời gian 80 tiết và gồm 4 bài:
Bài mở đầu
Bài 1. Quản lý mơi trường
Bài 2. Phịng bệnh
Bài 3. Chẩn đốn và trị bệnh
- Để học mơ đun này, học viên:
+ Học lý thuyết trên lớp và ngoài thực địa.
+ Tự nghiên cứu tài liệu ở nhà.
+ Thực hành kỹ năng cơ bản: tất cả các bài tập thực hành được thực hiện
ở ao nuôi ba ba của các cơ sở ni hoặc ao ni hộ gia đình tại địa phương mở
lớp.
- Trong q trình thực hiện mơ đun: kiểm tra đánh giá mức độ thành thạo
thao tác;
- Kết thúc mô đun: kiểm tra mức độ hiểu biết kiến thức và khả năng thực
hiện các kỹ năng.
- Để được cấp chứng chỉ cuối mô đun, học viên phải:
+ Không vắng mặt quá 20% số buổi học lý thuyết, các buổi thực hành có
mặt đầy đủ.
+ Hồn thành tất cả các bài kiểm tra định kỳ và bài kiểm tra kết thúc mô
đun.
+ Điểm kiểm tra định kỳ và kết thúc mô đun ≥ 5 điểm.



6
Bài mở đầu:
1. Tầm quan trọng của mô đun
Môi trường nuôi bất lợi là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ba ba bị bệnh từ
đó gây thiệt hại cho người nuôi.
Ba ba sống trong nước nên nếu trong ao nuôi xuất hiện ba ba bị bệnh thì
khả năng lây lan rất nhanh, khó kiểm sốt và trị bệnh thường kém hiệu quả.
Chính vì vậy để ni ba ba thành cơng người nuôi cần phải quản lý tốt
môi trường, đồng thời phải chú trọng đến cơng tác phịng bệnh, chỉ trị bệnh khi
cần thiết.
Mô đun Quản lý môi trường và dịch bệnh là mô đun chuyên môn nghề,
trang bị cho học viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất về quản lý một
số yếu tố môi trường; biện pháp phịng, chẩn đốn và điều trị bệnh cho ba ba.
Sau khi học xong mô đun Quản lý môi trường và dịch bệnh, học viên có
khả năng quản lý một số yếu tố môi trường cơ bản như độ trong-màu nước, pH,
nhiệt độ, ơxy hịa tan, H2S và NH3; phịng và trị một số bệnh thường gặp ở ba
ba.
2. Nội dung chương trình mơ đun
Mơ đun gồm 4 bài:
+ Bài mở đầu
+ Bài 1. Quản lý yếu tố môi trường
+ Bài 2. Phịng bệnh
+ Bài 3. Chẩn đốn và trị bệnh
3. Mối quan hệ với mô đun khác
Mô đun quản lý mơi trường và dịch bệnh có liên quan mật thiết với các
mô đun khác:
Xây dựng ao nuôi là mô đun cung cấp kiến thức về công tác thiết kế và
xây dựng nơi nuôi ba ba thương phẩm đủ điều kiện kỹ thuật, xây dựng những

cơng trình phụ trợ cho việc nuôi ba ba.
Chuẩn bị nơi nuôi là mô đun cung cấp kiến thức về công tác cải tạo,
chuẩn bị nước, gây màu nước tạo môi trường sạch cho ba ba sinh trưởng phát
triển, thuận lợi cho công tác thả con giống.
Chọn giống giúp người ni có thể chọn được những con giống tốt phục
vụ nuôi thương phẩm. Để chọn giống người ni căn cứ vào các đặc điểm bên
ngồi và kiểm tra để đánh giá chất lượng.


7
4. Những yêu cầu chính với học viên
- Học viên cần tham dự học ít nhất 80% số giờ lý thuyết và 100 % số giờ
thực hành của mô đun.
- Học viên phải chăm chỉ, nghiêm túc.
- Sau khi học xong mô đun học viên nắm được đặc điểm dinh dưỡng,
sinh trưởng, kỹ thuật chuẩn bị thức ăn, cho ăn và kiểm tra sinh trưởng của ba ba.


8
Bài 1: Quản lý môi trƣờng
Mục tiêu:
- Mô tả phương pháp đo các yếu tố: độ trong - màu nước, nhiệt độ, pH,
chất khí hịa tan trong ao ni ba ba thương phẩm;
- Xác định và quản lý được các yếu tố độ trong- màu nước, nhiệt độ, pH,
chất khí hịa tan trong ao ni ba ba thương phẩm;
- Tn thủ nghiêm túc trình tự, tiêu chuẩn qui trình kỹ thuật
A. Nội dung:
1. Quản lý độ trong - màu nước:
Quản lý độ trong và màu nước trong ao nuôi ba ba thực chất là quản lý
thành phần và số lượng tảo trong ao nhằm ổn định môi trường ao nuôi.

Độ trong giảm khi mật độ tảo tăng và ngược lại.
1.1. Tiêu chuẩn độ trong - màu nước:
1.1.1. Tiêu chuẩn độ trong
Độ trong là một chỉ tiêu dễ xác định.
Độ trong thích hợp cho ao ni ba ba là từ 20 – 30 cm.
1.1.2. Tiêu chuẩn màu nước
- Trong ao nuôi ba ba có thể có các màu sau:
+ Màu xanh nhạt (xanh nõn chuối): nước có màu xanh nhạt chứng tỏ
nước có thành phần và mật độ tảo thích hợp. Ao đầy đủ ơxy, ít khí độc.
+ Màu xanh đậm (xanh rêu): tảo phát triển quá mức, thường gặp vào cuối
chu kỳ nuôi.
+ Màu nâu đen: ao nhiều chất hữu cơ đang phân huỷ, thiếu ơxy và nhiều
khí độc.
+ Màu vàng cam: nước nhiều sắt, độc cho vật nuôi.
+ Màu trắng đục (màu nước hến): nước ao chứa nhiều hạt sét, trường hợp
này thường do nước mưa rửa trôi đất từ trên bờ ao.
+ Màu bùn phù sa do nước ao chứa nhiều hạt phù sa.
- Trong ao nuôi ba ba cần phải duy trì nước ao có màu xanh nhạt hay
màu xanh nõn chuối.
1.2. Xác định độ trong - màu nước:
1.2.1. Xác định độ trong
- Xác định độ trong - màu nước ngày 1 lần.
- Dụng cụ: đĩa đo độ trong (đĩa secchi):


9
+ Một đĩa tơn trịn, đường kính 20 cm.
+ Mặt trên được chia ra làm 4 phần sơn đen và trắng xen kẽ nhau.
+ Chính tâm đĩa buộc một sợi dây hoặc sào gỗ có đánh dấu khoảng cách
từng 1 cm.


Hình 5-1: Đĩa đo độ trong
* Phương pháp đo:
- Đo bằng đĩa:
Bước 1: Đưa đĩa từ từ xuống nước theo phương thẳng đứng.
Bước 2: Quan sát xem mặt trên của đĩa cho tới khi nào mắt ta không
phân biệt được ranh giới giữa màu trắng và màu đen.
Bước 3: Đọc kết quả:
Khoảng cách từ mặt đĩa đến mặt nước chính là giá trị độ trong (tính theo
cm).

Hình 5-2: Đo độ trong bằng đĩa


10
- Đo bằng tay:
Bước 1: Đưa bàn tay vào trong nước đến khuỷu tay (cùi chỏ).
Bước 2: Nhìn theo bàn tay, nếu cịn nhìn thấy bàn tay là nguồn nước có
độ trong thích hợp.

Hình 5-3: Đo độ trong bằng tay
1.2.2. Xác định màu nước
- Để xác định màu nước ao, trước hết phải loại trừ hai hiện tượng:
+ Hiện tượng gây nên ảo giác mầu cho người quan sát: sự tương phản
của cảnh vật và không gian xung quanh ao nuôi (cây cối, bầu trời, đồi núi..).
+ Sự khúc xạ ánh sáng thường làm chúng ta lầm tưởng nước có mầu.
- Dụng cụ: cốc thủy tinh, lọ thủy tinh hoặc bình tam giác trong suốt:

Hình 5-4: Cốc thủy tinh và bình tam giác



11
- Phương pháp xác định: múc nước vào lọ thủy tinh, cốc thủy tinh hoặc
bình tam giác trong suốt để quan sát.
Bước 1: Đổ nước cất vào trong cốc thủy tinh.
Bước 2: Thu mẫu nước cần xác định màu nước vào cốc thủy tinh thứ 2.
Bước 3: So sánh màu nước ở hai bình tam giác với nhau. Từ đó kết luận
về màu nước cần xác định.
Bước 4: Ghi lại kết quả vào sổ ghi chép.
1.3. Xử lý độ trong – màu nước:
* Độ trong từ 25-30 cm:
- Định kỳ 10 ngày bón vơi sống CaCO3 xuống ao với liều lượng từ 1- 2
kg/ 100m3 nước.
+ Bước 1: Tính lượng vơi cần bón
Lượng vơi bón (kg) = V x M
Trong đó:

V là thể tích nước (m3)
M là liều lượng vơi bón (kg/m3)

+ Bước 2: Hịa tan vào nước
+ Bước 3: Té đều khắp mặt ao.
- Giữ nước sâu từ 1-1,5m, màu nước xanh lá chuối non, pH từ 7-8, ơxy
hồ tan từ 4mg/l trở lên.
* Độ trong trên 50 cm:
Bón phân vơ cơ để kích thích tảo phát triển, có thể bón URE : NPK theo
tỷ lệ 1 : 2, với liều lượng 0,2 kg/100m2 ao.
Bước 1: Tính lượng phân cần sử dụng
Lượng phân cần dùng (kg) = S x 0,2/100
S là diện tích ao ni (m2)

Bước 2: Hịa tan phân vô cơ vào nước
Bước 3: Té đều khắp mặt ao.
* Nếu độ trong thấp hơn 20 cm:
+ Thay khoảng 10- 20% thể tích nước trong ao.
+ Thay nước phải nhẹ nhàng, tránh tạo tiếng động mạnh làm ba ba sợ bỏ
ăn và trốn đi.
2. Quản lý pH:
2.1. Tiêu chuẩn pH


12
Chúng ta đều biết vị chua của chanh, dấm... đó là các chất có tính axít và
ngược lại cũng đều biết vị nồng của vơi đó là chất có tính kiềm.
Để đặc trưng cho các mức độ diễn biến khác nhau của tính axít và tính
kiềm của mơi trường nước người ta dùng đại lượng "Độ pH".
Độ pH có giá trị từ 0 - 14.
pH < 7: mơi trường axít.
pH = 7: mơi trường trung tính.
pH > 7: mơi trường kiềm.
Ba ba có thể phát triển, sinh trưởng tốt trong mơi trường có pH từ 6,5-8,5,
tốt nhất là pH từ 7-8.
2.2. Đo pH:
Có thể dùng giấy so màu (giấy quỳ), bộ xác định nhanh (bộ test kit đo
pH) hay máy đo pH.
Ngày đo pH 2 lần: buổi sáng 7-8 giờ và buổi chiều 14-15 giờ.
2.2.1. Đo pH giấy quỳ
Giấy quỳ được tẩm dung dịch chỉ thị màu thích hợp (rượu quỳ), sấy khô
cho vào hộp sử dụng. Khi được thấm ướt giấy sẽ hiện màu. Tuỳ thuộc vào pH
của nước, giấy sẽ hiện màu khác nhau.
Bước 1: Nhúng giấy vào nước ao, để giấy quỳ theo phương nằm ngang

3-5 giây
Bước 2: Đem so giấy quỳ với bảng màu chuẩn trên nắp hộp, nếu giấy
quỳ trùng với màu nào trên bảng màu chuẩn thì số ghi trên màu chuẩn đó là giá
trị pH của nước đã đo.

Hình 5-5: So mầu giấy quỳ với bảng mầu


13
2.2.2. Đo pH bằng bộ kiểm tra nhanh (Test kit)
Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất kèm theo.

Hình 5-6: Bộ xác định nhanh pH của Đức
- Dụng cụ:
+ Lọ thủy tinh
+ Dung dịch thử
+ Bảng mầu
- Xác định bằng bộ thử nhanh Sera của Đức thực hiện như sau:
+ Bước 1: Rửa lọ thủy tinh nhiều lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau
đó đổ đầy 5ml mẫu nước vào lọ. Lau khơ bên ngồi lọ.


14

Hình 5-7: Rửa lọ thủy tinh
+ Bước 2: Lắc đều chai thuốc thử trước khi sử dụng. Cho 4 giọt thuốc
thử vào lọ thủy tinh chứa mẫu nước cần kiểm tra, đóng nắp lọ, lắc nhẹ rồi mở
nắp ra.

Hình 5-8: Nhỏ thuốc thử

+ Bước 3. So sánh kết quả thử nghiệm với bảng so màu: đặt lọ thủy tinh
vào vùng trắng của bảng so màu, đối chiếu giữa kết quả thử nghiệm với bảng
so màu rồi xem giá trị pH tương ứng.


15

Hình 5-9: So kết quả với bảng mầu
+ Bước 4: Làm sạch trong và ngoài lọ thủy tinh bằng nước máy trước và
sau mỗi lầ n kiể m tra .
2.2.3. Đo pH bằng máy

Hình 5-10: Máy đo pH cầm tay


16
Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng kèm theo để biết cách sử dụng.
- Dụng cụ:
+ Đầu đo.
+ Dung dịch bảo quản
+ Máy đo.
- Cách đo:
+ Bước 1: Nối máy với đầu đo
+ Bước 2: Lấy đầu đo từ trong lọ bảo quản, vẩy nhẹ rồi đưa đầu đo
xuống mực nước cần xác định.
+ Bước 3: Bật công tắc máy, chờ đến khi chỉ số trên màn hình ổn định
đọc kết quả.
2.3. Xử lý pH
- Khi pH từ 7-8,5 cần duy trì ổn định pH:
+ Định kỳ bón vơi từ 2-4 lần/tháng, bón với lượng 1 kg vơi/100m3 nước;

+ Kiểm soát sự phát triển của tảo.
+ Tránh cho ăn dư thừa.
- Khi pH thấp:
+ Nếu pH <7 bón 2 kg vôi/100m3 nước;
+ Giảm lượng thức ăn.
- Khi pH cao:
Tuỳ theo nguyên nhân làm tăng pH và theo tình hình thực tế ta có thể áp
dụng các biện pháp xử lý như sau:
+ pH >8,5 bón bột đá vơi (CaCO3) với lượng 1kg/100m3 nước.
+ Thay nước: thay nước sạch với 20% thể tích nước ao/ngày.
+ Có thể dùng men vi sinh hoặc đường cát (2 kg/1000m3) rải xuống ao.
+ Nếu pH tăng cao do việc sử dụng vôi không hợp lý, cần phải giảm sử
dụng các loại vôi và đặc biệt là không sử dụng vôi tôi và vôi sống.
3. Quản lý nhiệt độ nước:
3.1. Tiêu chuẩn nhiệt độ
Nguồn nhiệt chính làm cho nước trong ao nuôi ấm lên là do năng lượng
ánh sáng mặt trời cung cấp.
Nhiệt độ nước ao ở mùa đơng càng xuống sâu thì càng ấm, về mùa hè
nước ở tầng sâu mát hơn ở tầng mặt.


17
Mùa hè nhiệt độ khơng khí lên đến 36 – 370C nhưng nhiệt độ trong nước
chỉ 33 – 340C và nhiệt độ ban ngày chỉ nóng hơn ban đêm từ 1 – 20C.
Trong một ngày thì nhiệt độ thấp nhất 2 - 5 giờ sáng, cao nhất khoảng 14
-16 giờ, và nhiệt độ thường đạt giá trị trung bình vào lúc 10h.
Các ao nhỏ và nơng có mức độ dao động nhiệt độ lớn hơn các ao lớn và
sâu.
Bức xạ
mặt trời


Bức xạ nhiệt
Bốc hơi nƣớc

Nƣớc cấp vào

Nƣớc thoát đi

Nước ao
Nhiệt trao đổi
với nền đáy

Hình 5-11. Năng lượng nhiệt vào và ra khỏi ao nuôi
Trong ao nuôi, tầng nước mặt nhiệt độ dao động mạnh, tầng đáy dao
động ít hơn và tầng giữa có thể coi là trung bình cộng của 2 tầng.
Khi nhiệt độ quá thấp hay quá cao sẽ làm cho ba ba mất cân bằng sinh lý
cơ thể, giảm q trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng. Do đó làm cho ba ba
kém ăn, chậm lớn.
Tại khoảng nhiệt độ tối ưu thì q trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng ở
mức tối ưu, ba ba sẽ phát triển nhanh, khỏe mạnh.
Ngoài ra khi nhiệt độ tăng cao còn gây ra một số ảnh hưởng như sau:
+ Làm giảm q trình hịa tan của O2 trong nước.
+ Làm tăng các chất hòa tan trong ao cũng như làm thay đổi thành phần
các chất trong ao nuôi.
+ Ba ba dễ bị bệnh.
+ Trong phạm vi nhất định khi nhiệt độ cao tác dụng của thuốc phòng, trị
bệnh sẽ mạnh hơn.
Nhiệt độ để vật nuôi sống và phát triển thông thường rất rộng nhưng
nhiệt độ để vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt nhất cho đại đa số các lồi tơm
cá và ba ba là từ 25- 300C.

3.2. Đo nhiệt độ


18
Để đo nhiệt độ của nước, người ta thường dùng nhiệt kế thuỷ ngân có
chia độ từ 0 – 1000C.
Ngày đo nhiệt độ nước ao 2 lần: buổi sáng 7-8 giờ và buổi chiều 14-15
giờ; lấy giá trị trung bình của 2 lần đo, giá trị trung bình đó là nhiệt độ nước ao
trong ngày.
Hoặc có thể đo 1 lần vào lúc 10 giờ sáng, thơng số đo được chính là nhiệt
độ nước ao trong ngày.
* Đo bằng nhiệt kế:
- Bước 1. Buộc dây vào nhiệt kế bách phân.
- Bước 2. Đưa nhiệt kế trực tiếp xuống nước:
+ Bầu thuỷ ngân hướng xuống dưới theo phương thẳng đứng.
+ Đầu nhiệt kế cách mặt nước 15 – 20 cm, để yên 5 phút.

Hình 5-12: Đo nhiệt độ nước bằng nhiệt kế
+ Bước 3: Nghiêng nhiệt kế và đọc nhiệt độ của nước xong mới lấy nhiệt
kế lên khỏi mặt nước, ghi lại kết quả vào sổ theo dõi.


19

Hình 5-13: Đọc kết quả
Cũng có thể đo nhiệt độ bằng máy, hiện nay một số máy đo pH và ơxy
hịa tan được chế tạo có thể đo được thêm chỉ tiêu nhiệt độ.
3.3. Xử lý nhiệt độ
- Luôn luôn duy trì ổn định mực nước trong ao, khi biên độ biến động
nhiệt độ trong ngày quá 30C cần phải nâng cao mực nước.

- Mùa hè nhiệt độ cao cần chống nóng cho ba ba, khơng để nhiệt độ nước
ao, bể nuôi vượt quá 33oC. Các biện pháp thông thường:
+ Làm giàn che mát, thả rong, bèo trong ao...
+ Giữ nước sâu từ 1,5 m trở lên, thêm nước mới vào ao...

Hình 5-14: Thả bèo vào ao


20

Hình 5-15: Thêm nước vào ao
- Mùa lạnh cần chống rét cho ba ba (các tỉnh phía Bắc), cố gắng giữ cho
nhiệt độ nước ao nuôi luôn trên 15oC. Các biện pháp thông thường:
+ Giữ nước ao sâu trên 1,5m, đáy ao có lớp bùn pha cát dày 20-25cm cho
ba ba rúc nằm.
+ Mặt ao thả bèo kín hoặc che chắn đỡ bị gió lạnh làm ảnh hưởng tới sức
khoẻ.
+ Nơi có nguồn nước nóng nên tận dụng đưa qua ao nuôi, nâng nhiệt độ
nước ao nuôi lên 20-30oC.
4. Quản lý hàm lượng ơxy hịa tan (DO):
4.1. Tiêu chuẩn hàm lượng ơxy hịa tan
Trong ao ni thủy sản hàm lượng ôxy hòa tan cần đạt từ 3,0-8,0 mg/l.
Mặc dù ba ba là loài thở bằng phổi nhưng để đảm bảo chất lượng nước trong ao
ni cũng địi hỏi hàm lượng ôxy hòa tan trong ao từ 4 mg/l trở lên.
Nguồn cung cấp ơxy hồ tan trong nước chủ yếu từ quá trình quang hợp
của thực vật nước, khuếch tán từ khơng khí.
Ơxy hồ tan trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ của nước. Nhiệt độ càng
lớn thì khả năng hồ tan của ơxy trong nước càng ít.



21
Trong nước hàm lượng ơxy hồ tan có thể mất đi do q trình hơ hấp của
thuỷ sinh vật, ơxy hố các hợp chất vơ cơ và hữu cơ trong nước và nền đáy ao.
Biến động của ơxy hồ tan trong nước thường tuân theo các quy luật sau:
* Biến động theo chu kỳ ngày đêm:
- Trong ao nuôi nghèo dinh dưỡng, thực vật kém phát triển biên độ dao
động của ôxy nhỏ.
- Trong ao giàu dinh dưỡng thực vật phát triển mạnh:
+ Ban ngày hàm lượng ôxy tăng cao, có thể đạt mức q bão hồ và mức
cao nhất vào khoảng từ 14 – 16 giờ.
+ Ban đêm hàm lượng ôxy giảm dần và đạt mức thấp nhất vào sáng sớm.
- Những ao quá giàu dinh dưỡng, tảo phù du phát triển mạnh, vào những
ngày trời nắng to hàm lượng ơxy hồ tan có thể đạt đến mức q bão hồ vào
buổi trưa và sáng sớm có thể giảm đến 0 mg/l.
- Trong một ao nuôi vào cuối vụ nuôi, sự biến động hàm lượng ôxy theo
ngày đêm cũng tăng dần.
+ Đầu vụ nuôi, hàm lượng dinh dưỡng và mật độ thực vật phù du thấp
nên sự biến động ôxy theo ngày thấp.
+ Càng về cuối vụ nuôi, thực vật phù du phát triển q mức thì hàm
lượng ơxy hoà tan lúc thấp nhất (sáng sớm) sẽ thấp hơn nhu cầu của vật ni
nên cần phải có biện pháp khắc phục.
* Biến động theo tầng nước:
Tầng mặt hàm lượng ôxy thường lớn và biến động mạnh.
Ngược lại, tầng đáy có hàm lượng ơxy hồ tan thấp và tương đối ổn định.
Ao sâu, chất hữu cơ lắng tụ ở tầng đáy lớn và nước ít được xáo trộn thì
hàm lượng ôxy tầng đáy sẽ rất thấp.
Bảng 5-1: Quan hệ giữa độ sâu nước với ơxy hồ tan và thực vật phù du
Độ sâu (m)

Thực vật phù du (tế bào/l)


O2 (mg/l)

1

390.000

7

2

70.000

4

3

5.000

0,5

4.2. Xác định hàm lượng ơxy hịa tan
Để xác định hàm lượng ơxy hịa tan trong ao, có thể dùng máy đo ôxy
hoặc dùng bộ xác định nhanh (Test Kit).


22
- Xác định bằng máy đo: cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng kèm theo để biết
cách sử dụng của từng loại máy.
Đối với máy đo ôxy cầm tay, khi đo thực hiện như sau:

Bước 1: Nhúng đầu điện cực vào nước
Bước 2: Mở máy (bật công tắc), đợi cho số ổn định rồi.
Bước 3: Đọc kết quả đo tức thời theo giá trị mg O2/lít.
- Xác định bằng bộ xác định nhanh: cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng
Có thể dùng bộ xác định nhanh của Đức:

Hình 5-16: Bộ xác định nhanh hàm lượng ơxy hịa tan
+ Bước 1: Rửa lọ thủy tinh nhiều lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau
đó đổ đầy mẫu nước đến mép lọ. Lau khơ bên ngồi lọ.


23

Hình 5-17: Lấy mẫu nước
+ Bước 2: Lắc đều chai thuốc thử trước khi sử dụng. Nhỏ 6 giọt thuốc
thử số 1 và 6 giọt thuốc thử số 2 vào lọ chứa mẫu nước cần kiểm tra, đậy nắp lọ
thử ngay sau khi nhỏ (phải đảm bảo khơng có bất kỳ bọt khí nào trong lọ), lắc
đều, sau đó mở nắp lọ ra.

Hình 5-18: Nhỏ thuốc thử số 1


24

Hình 5-19: Nhỏ thuốc thử số 2
+ Bước 3: Đặt lọ thử nơi nền trắng của bảng so màu, so sánh màu kết tủa
của lọ với các cột màu và xác định nồng độ Ôxy (mg/l). Nên thực hiện việc so
màu dưới ánh sáng tự nhiên, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào.

Hình 5-20: So mầu



×