Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

giáo trình mô đun chọn và thả giống nghề nuôi cua biển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (944.03 KB, 28 trang )


0
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN






GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN

CHỌN VÀ THẢ GIỐNG
MÃ SỐ: MĐ02
NGHỀ: NUÔI CUA BIỂN
Trình độ: Sơ cấp nghề








1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 02





1
LỜI GIỚI THIỆU
Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về
số lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ
thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học
công nghệ trên thế giới, nghề nuôi trồng thuỷ sản nói chung và nghề nuôi cua
biển thương phẩm ở Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể.
Chương trình khung nghề nuôi cua biển đã được xây dựng trên cơ sở
phân tích nghề, phần nghề nuôi cua biển thương phẩm được kết cấu theo môn
học và các môđun. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá
trình thực hiện, việc biên soạn giáo trình nghề nuôi cua biển thương phẩm theo
các môđun đào tạo nghề là cấp thiết hiện nay.
Mô đun 02: Chọn và thả giống là mô đun đào tạo nghề được biên soạn
theo hình thức tích hợp lý thuyết và thực hành. Giáo trình được biên soạn theo
Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao
động- Thương binh và Xã hội.
- Giáo trình MĐ 02 là tài liệu hướng dẫn giáo viên tổ chức việc dạy học
từng bài trong chương trình dạy nghề Nuôi cua biển trình độ sơ cấp. Các thông
tin trong giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức các bài
dạy một cách hợp lý. Giáo viên vẫn có thể thay đổi hoặc điều chỉnh cho phù
hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế khi tiến hành thực hiện các bài dạy. Nội
dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian 44 giờ và bao gồm 06 bài:
Bài mở đầu
Bài 1. Giới thiệu tình hình sản xuất giống cua biển
Bài 2: Xác định thời vụ và mật độ nuôi
Bài 3: Lựa chọn giống
Bài 4: Vận chuyển giống

Bài 5: Thả giống.
Nhóm biên soạn xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên nhiệt tình
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lao động Thương binh và Xã
hội, Trường Cao đẳng Thủy sản, trong quá trình biên soạn chương trình nghề
nuôi cua biển.
Mặc dầu có rất nhiều cố gắng, nhưng không tránh khỏi những khiếm
khuyết, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả để giáo trình được
hoàn thiện hơn.
Tham gia biên soạn: 1. Chủ biên: TS. Thái Thanh Bình
2. KS. Đinh Quang Thuấn
3. ThS. Trương Văn Thượng
4. TS. Bùi Quag Tề

2
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC TRANG
LỜI GIỚI THIỆU 1
MỤC LỤC 2
MÔ ĐUN: CHỌN VÀ THẢ GIỐNG 3
Bài mở đầu 4
1. Tầm quan trọng của mô đun 4
2. Nội dung chương trình mô đun 4
Bài 1: Giới thiệu tình hình sản xuất cua giống 6
1. Giới thiệu vòng đời cua biển 6
2. Mùa vụ sinh sản 8
3. Giới thiệu các cơ sở sản xuất giống 8
Bài 2: Xác định mùa vụ và mật độ nuôi 9
1. Xác định thời tiết khí hậu, thời tiết vùng nuôi: 9
2. Xác định mùa vụ có cua giống 9
4. Xác định mật độ nuôi 9

Bài 3: Lựa chọn giống 11
1. Lựa chọn cỡ cua giống 11
2. Kiểm tra một số bệnh cua giống 11
Bài 4: Vận chuyển cua giống 16
1. Xác định mật độ vận chuyển 16
2. Chuẩn bị dụng cụ 16
3. Chọn phương tiện vận chuyển: 16
Bài 5: Thả cua giống 19
1. Xác định thời gian thả 19
2. Xác định địa điểm thả 19
3. Thực hiện thả cua giống 20
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 22












3
MÔ ĐUN: CHỌN VÀ THẢ GIỐNG
Mã mô đun: MĐ02
Giới thiệu mô đun:
Mục tiêu:
Sau khi học xong mô đun này, học viên cần đạt được:

- Xác định được mùa vụ thả giống
- Chọn được giống tốt và thả giống đúng thời vụ.
- Cẩn thận, tỷ mỉ.
Phƣơng pháp đánh giá:
+ Trong quá trình thực hiện mô đun: kiểm tra đánh giá mức độ thành thạo
thao tác.
+ Kết thúc mô đun: kiểm tra đánh giá mức độ nắm vững kiến thức và khả
năng thực hiện.
- Để được cấp chứng chỉ cuối mô đun, học viên phải:
+ Không vắng mặt quá 20% số buổi học lý thuyết, các buổi thực hành có
mặt đầy đủ.
+ Hoàn thành tất cả các bài kiểm tra định kỳ và bài kiểm tra kết thúc mô
đun.
+ Điểm kiểm tra định kỳ và kết thúc mô đun ≥ 5 điểm
Nội dung đánh giá:
- Nêu được phương pháp chọn và thả giống cua biển
- Thao tác chọn và thả giống cua biển đúng kỹ thuật.












4

Bài mở đầu
Giới thiệu mô đun:
Sau khi học xong mô đun này, học viên xác định được mùa mục thả giống,
chọ và thả giống đúng thời vụ, rèn luyện được tính cẩn thận và tỉ mỷ.
Mô đun được giảng dạy 44 giờ bao gồm 8 giờ lý thuyết, 30 giờ thực
hành và 6 giờ kiểm tra. Mô đun có 5 bài học chính: bài 1. Giới thiệu về tình
hình sản xuất cua giống, bài 2 Xác định thời vụ và mật nuôi , bài 3. Lựa chọn
giống, bài 4 vận chuyển giống, và bài 5 là thả giống
Mô đun được giảng dạy tại nơi sản xuất theo phương pháp tích hợp giữa
lý thuyết và thực hành.
Quá trình đánh giá học viên được thực hiện thông qua đánh giá mức độ
hiểu biết về mức độ thành thạo kỹ thuật chọn và thả giống cua biển.
Mục tiêu:
Sau khi học xong mô đun này, người học:
Hiểu biết tầm quan trọng, các nội dung chính, mối liên hệ với các mô
đun/môn học khác và những yêu cầu chính với người học để xác định thái độ
đúng đắn giúp người học tiếp thu kiến thức mô đun tốt nhất.
Nội dung chính:
1. Tầm quan trọng của mô đun
Việc xác định đúng, chính xác mùa vụ nuôi phù hợp với đặc điểm sinh
học và điều kiện tời tiết của từng vùng miền sẽ góp phần nâng cao tỷ lệ sống,
tốc độ sinh trưởng của cua biển. Mật độ nuôi phù hợp với điều kiện kinh tế, khả
năng cung cấp thức ăn, kỹ thuật nuôi và điều kiện môi trường.
Lựa chọn con giống có chất lượng tốt không nhiễm các mầm bệnh đóng
vai trò quan trọng trong quá trình quản lý và chăm sóc cua nuôi
Xác định mật độ và phương pháp vận chuyển phù hợp với từng cỡ cua
khác nhau nhằm đảm bảo sức khoẻ và nâng cao tỷ lệ sống của cua trong quá
trình vận chuyển.
Cung cấp cho người học những kiến thức cần thiết trong thao tác thả
giống đúng kỹ thuật và cách xử lý cua trước khi thả.

2. Nội dung chƣơng trình mô đun
Mở đầu
Bài 1: Giới thiệu về tình hình sản xuất cua giống
Bài 2: Xác định thời vụ và mật nuôi
Bài 3: Lựa chọn giống
Bài 4: vận chuyển giống

5
Bài 5: thả giống
Những yêu cầu đối với ngƣời học
- Người học phải hiểu biết được tình hình sản xuất cua giống ở địa
phương và các tỉnh lân cận.
- Người học cần phải hiểu được một số kiến thức cơ bản lựa chọn giống
cua thả

6
Bài 1: Giới thiệu tình hình sản xuất cua giống
Mục tiêu:
- Trình bày được các cơ sở sản xuất giống tại địa phương và các vùng lân
cận
- Nêu được thời điểm có giống
A. Nội dung:
1. Giới thiệu vòng đời cua biển
- Vòng đời của cua biển trải qua 5 giai đoạn biến thái chính:
+ Gia đoạn trứng
+ Giai đoạn Zoea
+ Giai đoạn Megalopa
+ Giai đoạn cua con
+ Giai đoạn cua trưởng thành





Hình 1.1 Cua ôm trứng

7

Hình 1.2. Giai đoạn Zoea


Hình 1.3. Giai đoạn Megalopa



Hình 1.4. Giai đoạn cua con


8


Hình 1.5. Giai đoạn cua trưởng thành

2. Mùa vụ sinh sản
- Cua biển có thể sinh sản sau 1 – 1,5 năm tuổi
- Tùy theo nhiệt độ cua có thể sinh sản quanh năm.
- Miền Bắc cua có thể sinh sản từ tháng 5 - 9.
- Miền Nam cua sinh sản quanh năm.
3. Giới thiệu các cơ sở sản xuất giống
- Hiện nay ở Việt Nam có hơn 2000 trại sản suất cua giống
- Các tỉnh sản xuất cua giống như Cà Mau, Bạc Liêu, Khánh Hòa, Nam

Đinh, Thái Bình.
B. Câu hỏi và bài tập
- Câu hỏi:
1. Hãy cho biết các giai đoạn chính của vòng đời cua biển?
2. Trình bày tình hình sản xuất cua giống ở Việt Nam.
C. Ghi nhớ:
- Ở Miền Bắc cua sinh sản từ tháng 5 đến tháng 9
- Ở miền Nam cua sinh sản quanh năm.






9
Bài 2: Xác định mùa vụ và mật độ nuôi
Mục tiêu:
Sau khi học xong học viên có thể:
- Xác định được thời vụ thả giống thích hợp
- Tính toán được mật độ cua thả nuôi chính xác
- Rèn luyện cho học viên tính cẩn thận
A. Nội dung:
1. Xác định thời tiết khí hậu, thời tiết vùng nuôi:
1.1. Xác định khí hậu vùng nuôi
- Căn cứ vào nhu cầu đòi hỏi môi trường của cua biển mà chúng ta cần
tham khảo điều kiện khí hậu vùng nuôi.
- Có thể tham khảo khí hậu vùng nuôi qua số liệu ghi chép về khí hậu của
huyệ hoặc tỉnh, kinh nghiệm của người đã nuôi ở vùng đó.
1.2. Xác định thời tiết thả giống
- Xác định thời tiếp thông qua dự báo thời tiết của đài, tivi

2. Xác định mùa vụ có cua giống
- Mùa vụ nuôi cua con thành cua thịt có thể quanh năm nhưng phổ biến
nhất vào khoảng tháng 2- 5 dương lịch. Lúc này nguồn giống phong phú điều
kiện môi trường nước tương đối thuận lợi cho nuôi cua.
-Những tháng mùa mưa cũng có thể nuôi cua nhưng sự biến động lớn về
nhiệt độ, độ mặn, độ phèn có thể ảnh hưởng xấu đến nuôi cua.
Ở miền Bắc có thể thả nuôi 2 vụ trong năm.
+ Vụ 1 (xuân - hè) từ tháng 3 đến tháng 8, thả giống trong tháng 3 đến
tháng 4.
+ Vụ 2 (thu – đông) từ tháng 10 đến tháng 2, thả giống vào tháng 10
tháng 11.
-Đối với các tỉnh miền nam thì có thể thả cua giống quanh năm.
4. Xác định mật độ nuôi
4.1. Xác định mật độ nuôi





10
- Mật độ cua nuôi theo bảng sau:
Cỡ cua giống
(Con/kg)
Mật độ nuôi (Con/m
2
)
Nuôi trong ao
Nuôi trong đầm
Thời gian nuôi
(Tháng)

Cua hạt tiêu
2 - 3
1 - 2
5 - 6
Cua hột me
1 - 2
0,5 - 1
3 - 4
Cua mặt đồng tiền
0,5 - 1
0,3 - 0,5
2 - 2,5
Ghi chú:
- Cua hạt tiêu (chiều rộng mai từ 0,5 - 0,7 cm);
- Cua hạt me (chiều rộng mai từ 1 - 1,5 cm);
- Cua mặt đồng tiền (chiều rộng mai từ 3 - 4 cm).
4.2. Tính toán tổng số cua cần thả
- Tổng số cua nuôi = diện tích ao/đầm x mật độ nuôi
- Ví dụ: ao nuôi có diện tích 1500m
2
, cua giống cỡ đồng tiền, tính tổng
số lượng cua nuôi?
+ Cua giống cỡ mặt đồng tiền thường nuôi mật độ 0,5 -1 con/m
2

+ Nếu chúng ta nuôi với mật độ 0,5con/m
2
thì tổng số cua nuôi trong ao
sẽ là:
Tổng số cua nuôi = 1500 m

2
x 0,5 con/m
2
= 750con
+ Nếu chúng ta nuôi với mật độ 1con/m
2
thì tổng số cua nuôi sẽ là:
Tổng số cua nuôi = 1500 m
2
x 1 con/m
2
= 1500con
B. Câu hỏi và bài tập thực hành của học viên
- Câu hỏi:
1. Trình bày thời vụ thả cua giống?
- Bài tập:
- Một hộ nông dân có đầm nuôi diện tích 2560m
2
. Dự định thả cua hạt
tiêu. Hãy tính tổng số cua giống mà hộ cần thả nuôi?
C. Ghi nhớ:
- Mật độ cua nuôi trong đầm luôn thấp hơn mật độ cua nuôi trong ao.
- Mật độ thưa cua nhanh lớn và và ít bị bệnh so với mật độ dày.


11
Bài 3: Lựa chọn giống
Mục tiêu:
- Thực hiện chính xác các thao tác chọn giống.
- Chọn được giống cua tốt

- Rèn luyện được tính tỷ mỉ, cẩn thận
A. Nội dung:
1. Lựa chọn cỡ cua giống
- Cua có cỡ đồng đều. Hiện nay người ta chia cua giống làm 3 loại
+ Cua hạt tiêu (chiều rộng mai từ 0,5 - 0,7 cm);
+ Cua hạt me (chiều rộng mai từ 1 - 1,5 cm);
+ Cua mặt đồng tiền (chiều rộng mai từ 3 - 4 cm).



Hình 3.1. Tuyển chọn cua giống khi khả nuôi

2. Kiểm tra một số bệnh cua giống
2.1. Chuâ
̉
n bi
̣
dụng cụ
- Chuẩn bị kính lúp có độ phóng đại >10 lần, panh
2.2. Lấy mâ
̃
u
- Lấy mẫu ngẫu nhiên 10 cá thể đại diện cua giống
2.3. Kiểm tra bệnh
- Quan sát cua bằng kính lúp xem có bị sinh vật bám và nấm không
- Phải không bị sây xát, dị hình, dị tật.

12
- Các bệnh thường gặp trên cua là:
+ Bệnh nổi hạt đốm trắng - đen:

Cua bị bệnh bỏ ăn, yếu, không lột xác được, rêu và tảo bám trên mai,
yếu dần rồi chết. Trên thân có những đốm trắng đôi khi có cả những đốm đen.





























Hình 3.2. Nổi hạt đốm trắng – Đen mang





13
- Bệnh đen mang:
Bệnh xuất hiện cả giai đoạn cua con và cua trưởng thành. Sau khi mắt
bệnh cua bỏ ăn, gây yếu, hô hấp kém nằm im không hoạt động. Mang cua có
những đốm đen, các tơ và áo mang chuyển màu đen một thời gian mang có
mùi rất tanh, thối từng phần cho tới toàn bộ mang cua. Thân Cua bị bệnh phần
vỏ ngoài có các đốm đen, sau đó gây mù mắt.




























Hình 3.3 . Đen mang





14
- Bệnh đốm trắng - vàng trên vỏ:
Cua gầy yếu, chậm lột xác hoặc lột xác kéo dài, cua bỏ ăn rồi chết. Trên
mai và yếm xuất hiện đốm trắng - vàng.












Hình 3.4. Bệnh đốm trắng vàng trên vỏ
- Bệnh teo các chân:
Triệu chứng của bệnh biểu hiện: cua dùng càng vận động như muốn bò
đi nhưng không nhích lên được, người ta gọi đây là bệnh cua vặn mình. Thân
gầy yếu, các chân bò, chân bơi teo tóp, cua lười vận động, phản xạ bắt mồi
chậm.













Hình 3.5. Bệnh teo chân



15
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
- Câu hỏi:
1.Nêu các tiêu chuẩn chọn cua giống?
- Bài tập thực hành:
+ Chọn 10 con cua giống đạt tiêu chuẩn kỹ thuật

C. Ghi nhớ:
- Cỡ cua giống phải đồng đều, đầy đủ các phần phụ và không bị bệnh
- Nên mua cua giống ở các trung tâm sản xuất giống có uy tín.

16
Bài 4: Vận chuyển cua giống
Mục tiêu:
- Chuẩn bị được dụng cụ vận chuyển chủ yếu
- Vận chuyển được cua giống an toàn
- Rèn luyện tính cẩn thận trong vận chuyển cua giống
A. Nội dung:
1. Xác định mật độ vận chuyển
-Dùng khay nhựa 30 x 40cm lót vải mùng phía dưới và rải giá thể lên trên,
tưới nước mặn sạch để giữ ẩm khi vận chuyển.
- Tùy theo kích cỡ cua mà vận chuyển theo số lượng như sau:

STT
Kích cỡ cua giống
Số lƣợng (Con/khay)
1
Cua tiêu
1000
2
Cua hột me
200
3
Cua mặt đồng tiền
100

2. Chuẩn bị dụng cụ

- Dụng cụ vận chuyển gồm có: khay, cỏ, bình nước, thùng xốp, tuií nilon,
bình ôxy.

Hình 4.1. Khay để vận chuyển cua biển

3. Chọn phương tiện vận chuyển:
3.1. Xác định quãng đường vận chuyển
- Trước khi vận chuyển phải xác định quãng đường vận chuyển làm sao
vận chuyển với thời gian nhanh nhất.

17
3.2. Xác định thời gian vận chuyển
- Mật độ vận chuyển khô : từ 2 - 3 con/cm
2
diện tích đáy của dụng cụ vận
chuyển.
+ Thời gian vận chuyển từ 24 - 30 giờ.
+ Tỷ lệ sống đạt từ 90 - 99%
- Vận chuyển cua vào sáng sớm, tốt nhất khi nhiệt độ từ 25 -28
0
C.
3.3. Xác định loại phương tiện vận chuyển
Tuỳ theo khoảng cách, có thể vận chuyển bằng máy bay, ô tô, tàu hoả,
tàu biển, xe đạp, xe máy.












Hình 4.2. Xe ôtô lạnh vận chuyển cua biển












Hình 4.3. Thuyền vận chuyển cua biển



18











Hình 4.4. Vận chuyển bằng xe máy

3.4. Đa
́
nh gia
́
sức khoẻ của cua
- Cua vận chuyển phải khỏe mạnh, không bị sây xát
- Tỷ lệ sống trên 90%.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
- Câu hỏi:
1. Cần vận chuyển 8.000 cua giống từ tỉnh A sang tỉnh B với quãng đường
100km, hãy nêu phương pháp vận chuyển.
- Bài tập thực hành:
Vận chuyển cua giống từ trại giống đến ao thả nuôi
C. Ghi nhớ:
- Trong quá trình vận chuyển không làm cua sốc nhiệt
- Vận chuyển ở mật độ thưa là tốt nhất.
- Kiểm tra cua giống 60 phút/lần trong quá trình vận chuyển.












19
Bài 5: Thả cua giống
Mục tiêu:
- Mô tả được kỹ thuật thả cua giống.
- Thực hiện thả giống đúng kỹ thuật.
- Tuân thủ các khâu kỹ thuật trong quy trình thả giống.
A. Nội dung:
1. Xác định thời gian thả
1.1. Xác định thời tiết
- Để việc thả giống thuận lợi cả về thao tác kỹ thuật và điều kiện môi
trường thuận lợi thì việc đầu tiên chúng ta phải xác định được điều kiện thời
tiết ở thời điểm thả. Trước khi thả giống khoảng 1 tuần người nuôi cần theo dõi
dự báo thời tiết để có kế hoạch thả nuôi cho phù hợp.
- Trong hai vụ nuôi cần bố trí một vụ chính, một vụ phụ để đảm bảo kịp sản
xuất 2 vụ/năm. Những ao nuôi chưa đảm bảo mực nước, cua nuôi thường
xuyên bị bệnh, chỉ nên thả nuôi 1 vụ trong năm.
- Thời tiết ngày thả giống cần đảm bảo: Nhiệt độ giao động từ 22-28
0
C, trời
không mưa
1.2. Xác định số lượng
Tùy thuộc vào diện tích nuôi, thời gian nuôi và kích cỡ giống để chúng ta xác
định số lượng cua thả cho một đơn vị diện tích cụ thể.
1.3. Xác định thời gian thả
Nên vận chuyển cua vào sáng sớm để thả vào buổi sáng. Môi trường ao
nuôi luôn biến động vì thế thả vào buổi sáng có thể rút ngắn thời gian thuần pH
và nhiệt độ và có thể quan sát được hoạt động của cua trong ngày thả. Cua sẽ

thích nghi với pH và nhiệt độ của ao nuôi ngay sau khi thả nhưng độ mặn thì
phải được điều chỉnh trước khi cua xuất trại. Không nên thay đổi độ mặn nước
đang sống quá 3
0
/
00
hàng ngày.
Thả giống vào lúc trời mát: sáng sớm 6-8h hoặc chiều muộn 16-17h.
Trước khi thả cua vào ao nuôi phải kiểm tra độ mặn của đầm nuôi cua
giống. Nếu độ mặn của đầm nuôi cua giống xấp xỉ độ mặn vùng thu mua thì
không phải thuần dưỡng cua nuôi, nếu độ mặn ở hai vùng này có sự chênh lệch
trên 5‰ nhất thiết phải thuần dưỡng cua giống. Nếu tăng độ mặn thì mỗi lần
chỉ tăng 1 - 3‰ và cứ sau 2 - 3 giờ lại tăng độ mặn một lần.
2. Xác định địa điểm thả
Đối với cua giống việc di chuyển có phần hạn chế do với các đối tượng
nuôi khác như cá và tôm, chính vậy việc xác định địa điểm thả cua là rất linh

20
động, có khi phải thả tại nhiều điểm khác nhau trong ao hoặc thậm trí phải thả
rải đều khắp toàn bộ trong ao để giúp cua phân bố đều và tránh lúc mới thả cua
tiêu diệt lẫn nhau.
3. Thực hiện thả cua giống
Vì cua giống hiếu động, bản năng tự vệ cao nên các thao tác bắt cua giống
thả phải nhanh, chuẩn xác, không để cua cắp phải bất cứ vật gì để có thể làm
rụng mất chân càng cua. Thời gian thả cua giống càng nhanh càng tốt, tránh cua
bị mất nước.











Hình 4.5. Lựa chọn cua giống









Hình 4.6. Thao tác kỹ thuật thả cua giống



21
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
- Câu hỏi:
1. Trình bày phương pháp xác định thời gian thả giống?
- Bài tập thực hành:
+ Mỗi học viên thả 10 con cua giống
C. Ghi nhớ:
- Mỗi ao/đầm nên thả đủ trong 2 ngày, tránh thả ngắt quãng.

22

HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN
I. Vị trí, tính chất của mô đun :
- Vị trí: Mô đun Chọn và thả giống là mô đun chuyên môn nghề trong
chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề của nghề nuôi cua biển; được giảng
dạy sau mô đun chọn và chuẩn bị nơi nuôi, cũng có thể giảng dạy độc lập theo
yêu cầu của người học.
- Tính chất: Chọn và thả giống là mô đun chuyên môn thực hành tích
hợp một phần lý thuyết để giới thiệu và trang bị cho học viên kiến thức cơ bản
về phương pháp lựa chọn cua giống, thao tác thả giống.
II. Mục tiêu:
Sau khi học xong mô đun này, học viên cần đạt được:
- Xác định được mùa vụ thả giống
- Chọn được giống tốt và thả giống đúng thời vụ.
- Cẩn thận, tỷ mỉ.
III. Nội dung chính của mô đun:
Mã bài
Tên bài
Loại
bài dạy
Địa
điểm
Thời gian
Tổng
số

thuyết
Thực
hành
Kiểm
tra*


Bài mở đầu

thuyết
Lớp
học
1
1


MĐ 02-01
Giới thiệu về
tình hình sản
xuất cua
giống

thuyết
Lớp
học
1
1


MĐ 02-02
Xác định thời
vụ và mật
nuôi
Tích
hợp
Khu ao

nuôi
8
1
5
1
MĐ 02-03
Lựa chọn cua
giống
Tích
hợp
Khu ao
nuôi
12
1
10
1
MĐ 02-04
Vận chuyển
Tích
hợp
Khu ao
nuôi
8
2
5
1
MĐ 02-05
Thả giống
Tích
hợp

Khu ao
nuôi
12
2
9
1

Kiểm tra kết thúc mô đun
2


2

Tổng cộng:
44
8
30
6
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào giờ thực hành.


23
IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành
4.1. Bài 2: Xác định thời vụ và mật nuôi
-Một hộ nông dân có đầm nuôi diện tích 2560m
2
. Dự định thả cua hạt tiêu.
Hãy tính tổng số cua giống mà hộ cần thả nuôi?
- Nguồn lực:
+ Máy tính cá nhân: 1 cái/ 1 nhóm 5 học viên

+ Vở: 1 cuốn/ 1 nhóm 5 học viên
+ Bút: 1 cái/1 nhóm 5 học viên
- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5-6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên.
- Thời gian thực hiện: 6 giờ.
- Tiêu chuẩn sản phẩm: Tính được số cua cần thả.
4.2. Bài 3: Lựa chọn cua giống
- Lựa chọn cua giống và thả cua giống
- Nguồn lực:
+ Vở: 1 cuốn/ 1 nhóm 5 học viên
+ Bút: 1 cái/1 nhóm 5 học viên
+ Cua giống: 300 con
+ Khay đựng cua để thả
- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5-6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên.
- Thời gian thực hiện: 5 giờ.
- Tiêu chuẩn sản phẩm: Lựa chọn cua có cỡ đồng đều, không bị bệnh.
4.3. Bài 4: Vận chuyển
- Vận chuyển cua giống
- Nguồn lực:
+ Vở: 1 cuốn/ 1 nhóm 5 học viên
+ Bút: 1 cái/1 nhóm 5 học viên
+ Cua giống: 1000 con
+ Khay vận chuyển: 6 cái
- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5-6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên.
- Thời gian thực hiện: 6 giờ.
- Tiêu chuẩn sản phẩm: Sau từ 5 - 6 giờ cua vẫn sống khỏe mạnh.
4.4. Bài 5: Thả giống

×