Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

giáo trình mô đun tổ chức hội thảo tập huấn hoạt động khuyến nông lâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 100 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN






GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN

TỔ CHỨC HỘI THẢO, TẬP HUẤN
HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG LÂM

MÃ SỐ: MĐ- 03
NGHỀ: KHUYẾN NÔNGLÂM
Trình độ: Sơ cấp nghề



2
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN:
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 03





























3
LỜI GIỚI THIỆU

Để đáp ứng nhu cầu đào tạo của nguồn lao động nông thôn và thực hiện
thành công đề án dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, dưới sự chỉ đạo
và phân công của Bộ Nông nghiệp và Phát riển nông thôn, Trường Cao đẳng nghề
Cộng nghệ và Nông lâm Đông Bắc tiến hành biên soạn giáo trình giảng dạy đào tạo

nghề khuyến nông lâm nghề trình độ sơ cấp va
̀
da
̣
y nghề dươ
́
i 3 tháng. Giáo trình
nghề khuyến nông lâm được biên soạn trên cơ sở chương trình khung dạy ngắn hạn
nghề khuyến nông lâm do Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Nam bộ
biên soạn năm 2009 trong chương trình VOCTECH, được chỉnh sửa, bổ sung và
cập nhật từ những tiến bộ khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm đào tạo khuyến nông
lâm của đội ngũ giáo viên Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Đông
Bắc trong những năm qua.
Mô đun Tổ chức hội thảo, tập huấn hoạt động khuyến nông lâm là mô
đun chuyên môn trong chương trình đào tạo nghề khuyến nông lâm nhằm giúp
cho người học xây dựng chương trình hội thảo, tập huấn và tổ chức thực hiện
hội thảo, tập huấn, sử dụng thành thạo một số kỹ năng giao tiếp và thúc đẩy
trong quá trình điều hành hội thảo, tập huấn hoạt động nông - lâm nghiệp tại
thôn, xã.
Để hoàn thành bộ giáo trình chúng tôi nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của
Vụ tổ chức cán bộ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Tổng cục dạy nghề Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội. Trung tâm khuyến nông Quốc gia. Đồng thời
nhận được những ý kiến có hiệu quả tham gia đóng góp của các nhà khoa học, các
cán bộ kỹ thuật, các nhà quản lý khuyến nông của các tỉnh Hà Giang, Bắc Cạn,
Lạng Sơn, Lao Cai, Quảng Ninh
Trong qúa trình biên soạn, chúng tôi đã được sự quan tâm giúp đỡ và đóng
góp ý kiến của Ban giám hiệu, lãnh đạo các phòng khoa chuyên môn của Trường
và các ban đồng nghiệp, chúng tôi xin chân thành cảm ơn.
Tài liệu này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Ban chủ nghiệm
và các tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ

quản lý, cán bộ kỹ thuật và các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn./.
Xin chân thành cảm ơn/

Tham gia biên soạn
1) Hà Thị Minh Thu (Chủ biên)
2) Trần Quang Minh
3) Đặng Minh Tuấn


4
MỤC LỤC

MỤC LỤC 4
Bài 1: Xây dựng chương trình hội thảo, tập huấn 12
Mục tiêu: 12
A. Nội dung: 12
1. Một số khái niệm cơ bản 12
1.1. Hội thảo là gì 12
1.2. Tập huấn là gì 12
2. Cách viết mục tiêu 12
2.1. Nguyên tắc 12
2.2. Yêu cầu 12
2.3. Cách viết mục tiêu 12
3. Xây dựng chương trình hội thảo 13
3.1. Xác định mục tiêu hội thảo 13
3.2. Xác định nội dung 14
3.3. Thời gian, địa điểm và thành phần 14
3.4. Chương trình hội thảo 14
4. Xây dựng chương trình tập huấn 16
4.1. Nội dung chương trình tập huấn 16

4.2. Trình tự xây dựng chương trình tập huấn 16
4.2.1. Xác định mục tiêu của chương trình tập huấn 16
4.2.2. Xây dựng nội dung tập huấn 16
4.2.3. Lựa chọn phương pháp 17
4.2.4. Liệt kê trang thiết bị, dụng cụ, vật tư cần thiết cho tập huấn 20
4.2.5. Xác định đối tượng tham gia 20
4.2.6. Xác định thời gian và số lượng người tham gia tập huấn 20
4.2.7. Chọn địa điểm tổ chức tập huấn 21
4.2.8. Liên hệ với lãnh đạo thôn, xã . Thảo luận về chương trình tập huấn 21
4.2.9. Tiếp thu, chỉnh sửa chương trình tập huấn 21
4.2.10. Trình duyệt chương trình tập huấn 22
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 22
C. Ghi nhớ 22
Bài 2: Chuẩn bị các điều kiện cho hội thảo, tập huấn 23
Mục tiêu : 23
A. Nội dung: 23

5
1. Chuẩn bị địa điểm 23
1.1. Liên hệ địa điểm tổ chức hội thảo, tập huấn 23
1.2. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị 23
1.3. Sắp xếp trong phòng hội thảo, tập huấn 24
1.4. Bố trí vị trí ngồi cho các thành phần tham gia hội thảo, tập huấn 25
1.5. Kiểm tra công tác chuẩn bị địa điểm hội thảo, tập huấn 25
2. Chuẩn bị tài liệu cho hội thảo, tập huấn 26
2.1. Lập danh mục các tài liệu cần chuẩn bị cho hội thảo, tập huấn 26
2.2. Tìm tài liệu theo danh mục được lập 26
2.3. Tổng hợp số lượng người tham gia hội thảo, tập huấn 26
2.4. Nhân bản tài liệu chuẩn bị cho hội thảo, tập huấn 27
2.5. Sắp xếp và kiểm tra tài liệu được nhân bản 27

2.6. Sắp xếp tài liệu theo từng bộ 28
3. Chuẩn bị hậu cần cho tập huấn, hội thảo 28
3.1. Lập danh sách các công việc hậu cần 28
3.2. Tổ chức nghỉ giữa buổi hội thảo, tập huấn 28
3.3. Tổ chức bữa ăn trưa cho các thành viên tham gia hội thảo, tập huấn 28
3.4. Chuẩn bị phòng nghỉ qua đêm 29
3.5. Lập bảng thanh toán chi phí cho chuyên gia và người tham gia 29
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 30
C. Ghi nhớ 30
Bài 3: Mời chuyên gia và đối tượng tham gia tập huấn 31
Mục tiêu: 31
A. Nội dung chính: 31
1. Mời chuyên gia 31
1.1. Liệt kê các nội dung có thể thực hiện và các nội dung cần tư vấn 31
1.2. Lựa chọn và sắp xếp thứ tự ưu tiên nội dung tư vấn 31
1.2.1. Sắp xếp thứ tự ưu tiên 31
1.2.2. Lựa chọn nội dung tư vấn 31
1.3. Trình tự các bước mời chuyên gia/tư vấn 32
1.3.1. Xác định mục đích 32
1.3.2. Chuẩn bị hồ sơ, nội dung tư vấn 32
1.3.3. Thông báo và lựa chọn tư vấn 33
1.3.4. Thống nhất với chuyên gia về kế hoạch thực hiện 33
1.3.5. Theo dõi, giám sát đánh giá kết quả thực hiện của chuyên gia/ tư vấn 33
2. Mời người tham gia hội thảo, tập huấn 33

6
2.1. Các phương pháp mời 33
2.2. Soạn thư mời người tham gia 34
2.2.1. Kết cấu thư mời. Kết cấu của một thư mời gồm 3 phần: 34
2.2.2. Điền thông tin vào trong thư mời 34

2.2.3. Gửi thư mời 35
2.2.4. Nhắc lại lời mời 35
2.2.5. Bổ sung người tham gia 35
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 35
C. Ghi nhớ 36
Bài 4: Đón tiếp khách mời và tổ chức khai mạc hội thảo, tập huấn 37
Mục tiêu: 37
A. Nội dung: 37
1. Đón tiếp khách mời 37
1.1. Nhận biết khách mời 37
1.2. Tiếp nhận thư mời và đón khách 37
1.3. Hướng dẫn khách thực hiện các thủ tục và ổn định nơi nghỉ 38
1.3.1. Bố trí cho khách ở xa đến trước ngày hội thảo, tập huấn. 38
1.3.2. Bố trí chỗ cho khách nghỉ ngơi 38
1.3.3. Mời khách lên phòng hội thảo, tập huấn 38
1.3.4. Hướng dẫn khách vào vị trí trong phòng hội thảo, tập huấn 38
2. Khai mạc hội thảo 39
2.1. Ổn định tổ chức 39
2.2. Trình bày lý do tổ chức hội thảo, tập huấn 39
2.3. Giới thiệu đại biểu hội thảo, tập huấn 40
2.3.1.Chuyên gia, đơn vị hỗ trợ 40
2.3.2. Giới thiệu thành phần tham gia 40
2.4. Giới thiệu chương trình hội thảo, tập huấn 40
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 41
C. Ghi nhớ 41
Bài 5: Điều hành hội thảo, tập huấn 42
Mục tiêu: 42
A. Nội dung: 42
1. Chức năng chính của người điều hành hội thảo, tập huấn 42
2. Vai trò, nhiệm vụ của người điều hành 42

2.1. Vai trò người điều hành 42
2.2. Nhiệm vụ điều hành 43

7
3. Những kỹ năng chính của người điều hành/giảng viên 44
3.1. Kỹ năng đặt câu hỏi 44
3.1.1. Yêu cầu đặt câu hỏi trong phương pháp họp có sự tham gia 44
3.1.2. Các cách đặt câu hỏi 44
3.1.3. Các loại câu hỏi 45
3.1.4. Làm thế nào để đặt câu hỏi phù hợp 46
3.2. Các kỹ năng chính của người điều hành/giảng viên 46
3.2.1. Kỹ năng lắng nghe 46
3.2.2. Kỹ năng quan sát 49
3.2.3. Kỹ năng chia nhóm thảo luận 50
3.2.4. Điều hành thảo luận 51
3.2.5. Tóm ý và tổng hợp 52
3.2.7. Kỹ năng đánh giá, nhận xét 54
4. Những chú ý thường gặp và người điều hành cần tránh 56
5. Đào tạo cho người lớn tuổi 56
5.1. Đặc điểm việc học của người lớn tuổi 56
5.2. Lời khuyên cho người hướng dẫn/ tập huấn đối tượng người lớn tuổi 57
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 58
C. Ghi nhớ 58
Bài 6: Một số kiến thức cơ bản về lớp học hiện trường 59
Mục tiêu: 59
A. Nội dung: 59
1. Một số kiến thức cơ bản về lớp học hiện trường (FFS) 59
1.1. Khái niệm – FFS là gì? 59
1.2. Nguyên tắc của lớp học hiện trường (FFS) 59
1.3. Đặc trưng của lớp học hiện trường (FFS) 60

1.4. Phương pháp đào tạo và vai trò của các bên liên quan của lớp học hiện trường 60
1.4.1. Phương pháp lấy người học là trung tâm trong tập huấn hiện trường 60
1.4.2. Vài trò của nhóm 61
1.4.3. Đối với tập huấn viên 61
1.5. Tình hình ứng dụng FFS trên thế giới và Việt Nam 61
1.5.1. Tình hình sử dụng FFS trên thế giới 61
1.5.2. Tình hình sử dụng FFS ở Việt Nam 62
1.6. Ưu nhược điểm của phương pháp FFS 63
1.6.1. Ưu điểm 63
1.6.2. Nhược điểm 63

8
2. Thiết kế chương trình tập huấn lớp học hiện trường 63
2.1. Chuẩn bị tổ chức 63
2.2. Địa điểm 64
2.3. Xác định thời điểm 65
2.4. Xác định mục tiêu 65
2.5. Kết quả mong đợi 65
2.6. Xây dựng chương trình thực hiện bài giảng 65
2.6.1. ổn định tổ chức lớp/ báo cáo kết quả bài trước 65
2.6.2. Nêu mục đích, yêu cầu, thời gian, phương pháp học 65
2.6.3. Nội dung giảng 65
2.6.4. Đánh giá buổi học 66
2.6.5. Kế hoạch bài tới 66
2.6.6. Kế hoạch hoạt động sau đào tạo 66
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 69
C. Ghi nhớ: 69
Bài 7: Thiết kế chương trình tập huấn lớp học tại hiện trường 70
Mục tiêu: 70
A. Nội dung: 70

1. Chuẩn bị tổ chức 70
2. Địa điểm 71
3. Xác định thời điểm 71
4. Xác định mục tiêu 71
5. Kết quả mong đợi 72
6. Xây dựng chương trình thực hiện bài giảng 72
6.1. ổn định tổ chức lớp/ báo cáo kết quả bài trước 72
6.2. Nêu mục đích, yêu cầu, thời gian, phương pháp học 72
6.3. Nội dung giảng 72
6.3.1. Tại hiện trường 72
6.3.2. Tại lớp 72
6.4. Đánh giá buổi học 72
6.5. Kế hoạch bài tới 72
6.6. Kế hoạch hoạt động sau đào tạo 73
Câu hỏi và bài tập thực hành 75
C. Ghi nhớ: 75
Bài 8: Phối hợp chuyên gia và hỗ trợ người tham gia hội thảo, tập huấn
76
Mục tiêu : 76

9
A. Nội dung: 76
1. Kiểm tra và phát tài liệu cho người tham gia 76
1.1. Xác lập danh mục các tài liệu cần chuẩn bị cho hội thảo, tập huấn 76
1.2. Kiểm tra và phát tài liệu cho người tham gia 77
2. Hỗ trợ cho chuyên gia và người tham gia hội thảo, tập huấn 77
2.3. Truyền đạt thông tin từ chuyên gia đến người tham gia và tiếp nhận sản
phẩm của các nhóm 77
3. Thảo luận các vấn đề của người tham gia quan tâm 78
3.1. Chuyển ý kiến của người tham gia đến chuyên gia 78

3.2 Khuyến khích mọi người tham gia, giải quyết những xung đột trong thảo
luận nhóm, giúp nhóm đi đến kết luận 78
3.3. Phát hiện và xử lý sớm những hành vi bất ổn trong hội thảo, tập huấn 79
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 80
C. Ghi nhớ 80
Bài 9: Tổ chức lấy ý kiến phản hồi 81
Mục tiêu 81
A. Nội dung: 81
1. Sự cần thiết lấy ý kiến phản hồi 81
2. Trình tự và cách thức thực hiện công việc 81
2.1. Xác định thời điểm lấy ý kiến phản hồi 81
2.2. Các phương pháp lấy ý kiến phản hồi 82
2.2.1. Xây dựng nội dung phản hồi trực tiếp 82
2.2.2. Xây dựng nội dung phản hồi gián tiếp 82
2.3. Xác định hình thức lấy ý kiến phản hồi 83
2.3.1. Bằng đặt câu hỏi 83
2.3.2. Bằng phiếu câu hỏi 83
2.3.3. Bằng phiếu trắc nghiệm 83
2.3.4.Ưu điểm và nhược điểm của các hình thức 83
2.4. Tổ chức lấy ý kiến phản hồi và đánh giá 84
2.4.1 Tổ chức lấy ý kiến phản hồi 84
2.4.2. Tổng hợp ý kiến phản hồi 84
2.4.3. Báo cáo kết quả ý kiến phản hồi 85
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 86
C. Ghi nhớ 86
Bài 10: Tổ chức bế mạc hội thảo, tập huấn 87
Mục tiêu: 87

10
A. Nội dung: 87

1. Chuẩn bị 87
1.1. Chuẩn bị nội dung báo cáo bế mạc hội thảo, tập huấn 87
1.2 Chuẩn bị cơ sở vật chất 89
2. Trình tự các bước bế mạc hội thảo, tập huấn 90
2. 1. Ổn định tổ chức 90
2.2. Trình bày báo cáo đánh giá hội thảo, tập huấn 91
2.3. Phát biểu rút kinh nghiệm 91
2.4. Phát biểu cảm ơn 91
2.5. Đưa tiễn khách 91
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 92
C. Ghi nhớ 92
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 93
I. Vị trí, tính chất của mô đun: 93
II. Mục tiêu: 93
III. Nội dung chính của mô đun: 93
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 95
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 95
VI. Tài liệu tham khảo 99


11
MÔ ĐUN: TỔ CHỨC HỘI THẢO, TẬP HUẤN
HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG LÂM
Mã số mô đun: MĐ- 03

Giới thiệu mô đun:
Mô đun Tổ chức hội thảo, tập huấn hoạt động khuyến nông lâm là mô
đun chuyên môn trong chương trình đào tạo nghề khuyến nông lâm nhằm giúp
cho người học xây dựng chương trình hội thảo, tập huấn và tổ chức thực hiện
hội thảo, tập huấn, sử dụng thành thạo một số kỹ năng giao tiếp và thúc đẩy

trong quá trình điều hành hội thảo, tập huấn hoạt động nông - lâm nghiệp tại
thôn, xã.
Học xong mô đun này người học có khả năng trình bày được các công việc
cần chuẩn bị cho một khóa hội thảo, tập huấn; xây dựng và tổ chức chương trình
hội thảo, tập huấn; sử dụng thành thạo một số kỹ năng giao tiếp và thúc đẩy
trong quá trình điều hành hội thảo, tập huấn hoạt động nông - lâm nghiệp tại
thôn, xã.
Mô đun này sử dụng các phương pháp tập huấn lấy người học làm trung tâm,
học thông qua hành, qua kinh nghiệm thực tế và phương pháp tích hợp giữa lý
thuyết và thực hành.
Học viên sẽ học những nội dung lý thuyết cơ bản sau đó thực hành để có thể
thực hiện công việc.

12
Bài 1: Xây dựng chƣơng trình hội thảo, tập huấn
Mục tiêu:
- Trình bày các bước xây dựng chương trình hội thảo, tập huấn hoạt động
khuyến nông lâm;
- Xây dựng chương trình hội thảo, tập huấn đầy đủ, ngắn gọn, rõ ràng và
khoa học, thiết kế được chương trình tổ chức lớp học hiện trường;
- Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận và chính xác; có ý thức trách nhiệm và
tham gia tích cực trong công việc.
A. Nội dung:
1. Một số khái niệm cơ bản
1.1. Hội thảo là gì
Hội thảo là một phương pháp khuyến nông nhằm tập trung một nhóm
người để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và tri thức làm cho việc học khuyến nông
có kết quả.
Hội thảo là nhiều người cùng tham gia thảo luận về một hoặc nhiều chủ
đề mà mình quan tâm, qua đó mọi người sẽ thống nhất được các nội dung cần

thực hiện và tìm cách giải quyết những vấn đề còn tồn tại.
1.2. Tập huấn là gì
Tập huấn là một hình thức chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, là một
trong những phương pháp khuyến nông theo nhóm nhằm cung cấp kiến thức và
huấn luyện kỹ năng về một lĩnh vực nào đó cho nông dân.
2. Cách viết mục tiêu
2.1. Nguyên tắc
- Mục tiêu dạy học cần được viết dưới góc độ người đọc để nhấn mạnh
kết quả cuối cùng của bài dạy là ở phía học sinh chứ không phải ở giáo viên dạy.
Vì vậy mục tiêu cần biểu hiện khả năng của người học làm được gì sau khi học
xong môn học/mô đun.
2.2. Yêu cầu
- Mục tiêu cần phải đảm bảo tiêu chuẩn “SMART” (cụ thể, đo đếm được,
đạt được, thực tế, giới hạn được thời gian).
- Từ đầu tiên của mục tiêu phải bắt đầu từ động từ để khẳng định rằng
người học có thể làm được gì sau quá trình học tập được.
2.3. Cách viết mục tiêu
Một số động từ được sử dụng khi viết muc tiêu
* Mục tiêu nhận thức (mức độ nhận biết)
- Nêu lên, trình bày, phát biểu; kể laị, liệt kê; nhận biết, chỉ ra; mô tả.

13
- Định nghĩa ; gọi tên
* Mục tiêu nhận thức (mức độ thông hiểu)
- Xác định ; so sánh ; phân biệt ; phân tích ; tóm lại ; đánh giá
- Cho ví dụ ; đếm được ; đọc đựơc bản vẽ
* Mục tiêu mức độ vận dụng
- Giải thích ; chứng minh ; liên hệ ; vận dụng ; ứng dụng
- Xây dựng ; giải quyết ; thực hiện
* Mục tiêu kỹ năng

- Viết được, vẽ được, đo được ; làm được ; thực hiện được
- Tổ chức được ; thu thập được ; phân loại được ; đánh giá được
- Tổng hợp
* Mục tiêu thái độ
- Tuân thủ ; tán thành ; phản đối ; hưởng ứng ; chấp nhận
- Bảo vệ, hợp tác.
3. Xây dựng chương trình hội thảo
Mục đích của hội thảo
- Có nhiều người được tham gia, phát biểu ý kiến nói lên quan điểm của
mình và những kết quả mà mình đạt được
- Trao đổi và chia sẻ những kinh nghiệm từ thực tiễn sản xuất cho một
chủ đề được nhiều người quan tâm
- Có tác dụng giáo dục trong hoạt động khuyến nông lâm
- Mục đích của hội thảo trả lời cho câu hỏi:
+ Tổ chức hội thảo để làm gì?
+ Tại sao thực hiện hoạt động này?
+ Nội dung của hoạt động như thế nào?
+ Khả năng đạt được như thế nào?
3.1. Xác định mục tiêu hội thảo
- Muốn xác định mục tiêu cho một chủ đề, trước hết phải đưa ra yêu cầu
của chủ đề đó nhằm đạt được cái gì và khả năng thực hiện. Xác định mục tiêu
của hội thảo trả lời cho câu hỏi:
- Tổ chức hội thảo để làm gì?
- Tại sao thực hiện hoạt động này?
- Nội dung của hoạt động như thế nào?
- Khả năng đạt được như thế nào?

14
Ví dụ: Hội thảo chủ đề: Trồng Cây điều cao sản tại địa phương.
- Mục tiêu hội thảo cần đạt được:

+ 80% người dân tham gia hội thảo giải thích được hiệu quả của việc
trồng điều cao sản.
+ Thống nhất được kế hoạch trồng thay thế cây bạch đàn bằng cây điều
+ Ít nhất 50% số người tham gia sẽ triển khai thực hiện khi mùa vụ tới
trong địa phương, hộ gia đình.
3.2. Xác định nội dung
Nội dung hội thảo được xác định dựa vào mục tiêu hội thảo. phần nội
dung này chỉ trình bày những nội dung chính của hội thảo. Với ví dụ mục 3.1 thì
nội dung hội thảo như sau :
+ Giới thiệu hiệu quả của việc trồng điều cao sản
+ Thông qua và thống nhất kế hoạch trồng điều
+ Thuyết phục người dân triển khai việc trồng điều và tổ chức đăng ký
trồng điều.
3.3. Thời gian, địa điểm và thành phần
- Xác định rõ đối tượng, địa điểm tổ chức, thời gian, thành phần và số
lượng tham gia hội thảo.
- Liệt kê ở thôn, xã những người có nhu cầu tham gia (về một chủ đề nào
đó) có thể thông qua hộ nông dân điển hình, cán bộ thôn, ấp và mạng lưới
khuyến nông lâm viên cơ sở
- Chọn người tham gia phù hợp với nội dung và điều kiện tổ chức hội thảo.
- Lựa chọn địa điểm căn cứ trên các yêu cầu: Thuận lợi cho người tham
gia, phù hợp với quy mô tổ chức hội thảo.
- Dự kiến thời gian tổ chức: Nên tổ chức vào buổi tối và những thời điểm
nông nhàn của người dân.
- Tham khảo ý kiến và chọn thời gian tổ chức phù hợp nhất. Tránh các
thời điểm nhạy cảm: mùa vụ, thời tiết bất lợi
- Chọn người tham gia, dựa vào các tiêu chí: khả năng phục vụ của địa
điểm tổ chức, kinh phí của hội thảo (nếu có).
3.4. Chương trình hội thảo
- Khai mạc: (Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, thành phần tham gia hội

thảo, thông báo nội dung hội thảo…)
- Giới thiệu chủ tọa (người điều khiển); người báo cáo chính, thư ký.
- Trình tự triển khai các nội dung sẽ được đưa ra thảo luận trong hội thảo
(người báo cáo chính).

15
- Thảo luận của người tham gia: Chia sẻ kinh nghiệm, thảo luận những
nội dung chính trong nội dung hội thảo, chỉ ra những kết quả đạt được và những
mặt còn hạn chế trong nội dung.
- Tổng hợp và thống nhất các ý kiến đã được thảo luận trong hội thảo
- Bế mạc hội thảo:
+ Người chủ tọa tóm
tắt các ý kiến đã được thảo
luận trong hội thảo.
+ Những kết luận của
hội thảo đã được thống nhất
(kết quả, tồn tại, định
hướng tiếp tục….)
+ Tuyên bố bế mạc
cuộc hội thảo: Cám ơn đại
biểu, các thành viên tham
gia hội thảo, ý kiến phát
biểu…
- Báo cáo kết quả sau
hội thảo
+ Hoàn thiện báo cáo
kết quả hội thảo gửi cấp có thẩm quyền
+ Biên bản cuộc hội thảo
+ Các số liệu tổng hợp…
Biểu 1. Chương trình hội thảo về tiềm năng của cây điều

Thời gian
Nội dung
Ngƣời chịu
tránh nhiệm
chính
Ngƣời
hỗ trợ
8h00 - 8h30
Khai mạc
Bầu người chủ trì, thư ký
Ông Trần văn A

8h30 - 8h45
Giới thiệu tiềm năng, giá trị của cây điều

Bà Bùi Thị B

8h45 - 9h30
Thảo luận chung
Bà: Nông Thị B

9h30 - 9h45
Giải lao


9h45 - 10h00
Giới thiệu về các giống điều đang
trồng tại khu vực miền Đông Nam Bộ
Bà: Bùi Thị B


10h00 -11h00
Thảo luận về việc trồng cây điều tại
Bà Nông Thị B

Hình 1: Hội thảo biên soạn tài liệu học tập

16
địa phương
11h00 - 11h15
Bế mạc hội thảo
Ông Trần Văn A

4. Xây dựng chương trình tập huấn
4.1. Nội dung chương trình tập huấn
Là những nội dung chính, trọng tâm cần phải giải thích trong khóa tập
huấn để đạt được mục tiêu đề ra. Nội dung tập huấn được xây dựng dựa trên
mục tiêu.
4.2. Trình tự xây dựng chương trình tập huấn
4.2.1. Xác định mục tiêu của chương trình tập huấn
Người tham gia mong muốn đạt được điều gì sau tập huấn
Ví dụ: Xác định mục tiêu của chương trình tập huấn: Trồng cây điều cao
sản giai đoạn kiến thiết cơ bản cho những người dân có nhu cầu trên địa bàn.
Mục tiêu cần đạt được:
Tổ chức được 01 khóa tập huấn kỹ thuật trồng điều cao sản cho những
người dân có nhu cầu trên địa bàn.
Người được tham gia tập huấn thực hiện được việc chọn cây giống, kỹ
thuật trồng và chăm sóc cây điều cao sản tại địa phương.
* Mục tiêu viết chưa tốt: Không cụ thể, chưa rõ ràng, khó đo lường và khó
đạt được.
* Mục tiêu viết tốt: Cụ thể, rõ ràng, đo lường được và thực hiện được.

Bài tập: Học viên thực hành viết mục tiêu của chương trình tập huấn: Kỹ
thuật trồng cây keo lai tại địa phương.
4.2.2. Xây dựng nội dung tập huấn
Chương trình tập huấn được thực hiện theo các bước chính sau:
- Khai mạc: (ổn định tổ chức, tuyên bố lý do, nội dung làm việc…).
- Chuyên gia chủ trì các nội dung tập huấn.
- Người tham gia thực hiện theo từng chủ đề đã được lập trong chương trình.
- Bế mạc chương trình tập huấn (lấy ý kiến người tham gia, phát biểu của
ban tổ chức cảm ơn đại biểu chuyên gia và người tham gia).
- Thời gian thực hiện cho từng nội dung.
- Người hoặc bộ phận chịu trách nhiệm chính cho mỗi hoạt động trong
chương trình tập huấn.
* Ví dụ:
Biểu 2. Xây dựng nội dung tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây điều cao sản:

17
Thi gian
Ni dung v hot ng
Chu trỏch
nhim chớnh
Ngy 1
8h - 9h 45
Khai mc chng trỡnh tp hun
Gii thiu tim nng v giỏ tr ca cõy iu
Ban t chc
Chuyờn gia tp hun
9h45 - 10h00
Gii lao

10h00 - 11h00

Tho lun v tim nng v giỏ tr cõy iu
Chuyờn gia v
ngi tham gia
11h0 - 13h30
Ngh tra

13h30 - 14h40
K thut chn cõy ging iu cao sn
Chuyờn gia
14h40 - 15h00
Gii lao

15h00 - 16h30
Hot ng nhúm (k thut chn ging iu
cao sn)
Chuyờn gia v
ngi tham gia
Ngy 2
7h30 - 9h15
Cỏc nhúm trỡnh by v tho lun
Ngi tham gia
9h15 - 9h30
Gii lao

9h30 - 11h00
K thut trng v chm súc cõy iu cao sn
Chuyờn gia
11h00 - 13h30
Ngh tra


13h30 14h45
Hot ng nhúm (k thut trng v chm
súc cõy iu cao sn)
Ngi tham gia
14h45 -15h00
Gii lao

15h00 16h00
Cỏc nhúm trỡnh by v tho lun
Ngi tham gia
16h00 16h30
B mc tp hun
Ban t chc
4.2.3. La chn phng phỏp
Cn c vo iu kin c th: thi gian, kinh phớ v kh nng ca ngi
tham gia a ra cỏc phng phỏp phự hp.
Đối t-ợng học là ng-ời nông dân, ng-ời lớn tuổi,
do vậy ng-ời học phải nắm đ-ợc hàng loạt kiến thức,

18
kỹ năng, thái độ trong phạm vi rộng. Nếu ng-ời học
đ-ợc tăng quyền, họ sẽ có khả năng tự tổ chức việc
học của mình. Khi xem xét sẽ sử dụng ph-ơng pháp dạy
học nào , cần phải xác định ngay từ đầu là học viên
sẽ học nh- thế nào? chúng ta mong muốn học viên học
nh- thế nào. Cần huy động ng-ời dân tham gia học tập
và nh- vậy học là quá trình có sự tham gia.
Yếu tố ảnh h-ởng đến việc lựa chọn ph-ơng pháp đào
tạo
- Yếu tố học viên

- Yếu tố kiến thức, kỹ năng, thái độ của giáo viên,
học viên
- Căn cứ vào mục tiêu lớp học
- Phụ thuộc vào nội dung
- Phụ thuộc vào nguồn (nhân lực, vật t-, kinh phí)
Trình tự các b-ớc lựa chọn ph-ơng pháp
B-ớc 1: Xác định mục tiêu tập huấn
Đối với từng mục tiêu tập huấn đã xây dựng,
nên xem xét thủ tục này để lựa chọn ph-ơng pháp
thích hợp cho lớp tập huấn.
B-ớc 2: Xác định sự thực hiện cần có
Kiểm tra chặt chẽ mục tiêu nh- đã viết. Sự
thực hiện nào mà bạn đang mong đợi? Có phải bạn dạy
để hiểu không? Có phải bạn đang cố gắng làm thay
đổi chuẩn mực không?
B-ớc 3: Xem xét các đặc tr-ng của ng-ời học
Nên xem xét càng nhiều càng tốt -u tiên của ng-ời
học để truyền đạt tập huấn. Bao nhiêu học viên cần

19
phải tập huấn? Bao nhiêu học viên trong mỗi lớp?
Mức độ tập huấn nào đ-ợc mong đợi? Học viên có kinh
nghiệm gì liên quan đến chủ đề?
B-ớc 4: Liệt kê các ph-ơng pháp thích hợp
Bảng liệt kê các thủ tục tập huấn có thể chấp
nhận đ-ợc, có thể áp dụng Tuy nhiên bạn không cần
phải biết tất cả các ph-ơng pháp để làm một bảng liệt
kê tốt. Nếu bạn không thành thạo một ph-ơng pháp nào
đó thì bạn sẽ không có khả năng sử dụng nóp một cách
có hiệu quả. Vì vậy, hãy dựa vào những kinh nghiệm

của mình và của những ng-ời khác.
B-ớc 5: Xem xét các yêu cầu thực tế
Hãy xem xét điều kiện đào tạo thực tế của bạn.
Tập huấn có thể đ-ợc thực hiện ở đâu? Bố trí chỗ ngồi
nh- thế nào? Môi tr-ờng trợ giúp giảng dạy là gì (ánh
sáng, tiếng ồn )? Loại công cụ và thiết bị gì có
thể có và phục vụ cho giảng dạy? Bạn có bao nhiêu
thời gian.
B-ớc 6: Giới hạn bảng liệt kê và đ-a ra quyết định
cuối cùng
Tại thời điểm này bạn nên so sánh các tính chất
và các đặc tr-ng của các ph-ơng pháp giảng dạy mà bạn
đã chọn. Chọn ph-ơng pháp phù hợp nhất với điều kiện
học viên. Ph-ơng pháp thích hợp nhất không phải lúc
nào cũng có sẵn trong thực tế. Nếu bạn cho rằng có
một số ph-ơng pháp bạn thực hiện tốt nh- nhau thì bạn
hãy chọn ph-ơng pháp sẵn có và thuận tiện nhất đối
với bạn.


20
Phƣơng
pháp
Đặc điểm
Khi nào sử
dụng
Thuận lợi
Hạn chế
1.Thuyết
trình

- Trình bày bằng
lời nói (dùng lời
nói để giải thích,
giảng bằng lời)
- Có sự phản hồi
- Khi có đông
người
- Hạn chế thời
gian
- Giàu thông tin
-Chủ động
thông tin
- ít thời gian
-Tiết kiệm vật
liệu
- Cơ bản là giao
tiếp một chiều,
khó nhận thức sự
phản hồi
2.Thảo
luận, làm
theo
nhóm
Chia nhóm thảo
luận, báo cáo
(theo sở thích,
chủ đề)
- Giáo viên sẽ
hỏi những câu
khuyến khích

- Tóm tắt kết quả
thảo luận trên
bảng
- Khi muốn
thu thập nhiều
thông tin,
quan điểm để
xây dựng kế
hoạch
- Tích cực hóa
người học
- Thống nhất
nội dung
- Dân chủ
- Lôi cuốn học
viên tham gia
- Khai thác
được nhiều trí
tuệ
- Cho phếp
những điểm
chưa rõ cần
được xác định
và thảo luận
- Mất nhiều thời
gian
- Khó chọn người
lãnh đạo nhóm
- Tính tham gia
không dồng đều

- Có thể dễ lạc đề
3. Phỏng
vấn
1 bên hỏi, một
bên trả lời
Khi cần có số
liệu cụ thể,
không tập
trung đông
người
- Biết kết quả
ngay
- Tiết kiệm
được thời gian
hỏi
- Có cơ hội tốt
để trao đổi, học
hỏi
- Tốn thời gian
chuẩn bị câu hỏi

4. Làm
mẫu
Minh hoạ cho lời
nói, thực hành
bằng động tác
- Chỉ ra một
kỹ thuật được
sử dụng như
thế nào

- Minh hoạ 1
kỹ năng
-Tăng sức
thuyết phục
- Học viên dễ
hiểu, dễ nhớ
- Sinh động
- Nhiều đối
tượng
- Cẩn phải có kỹ
năng
- Tốn nhiều thời
gian chuẩn bị
- Tốn kém vật tư,
nguyên liệu
5. Thực
hành
Nâng cao kỹ
năng áp dụng lý
thuyết vào thực
tế
- Kiểm tra tay
nghề
- Thực hành
phần lý thuyết
đã học
Hiệu quả cao
- Cần hướng dẫn
viên
- Tốn thời gian

chuẩn bị. Phụ
thuộc vào thời
tiết.
- Tốn vật tư,
nguyên liệu

Ví dụ:

21
Tập huấn kỹ thuật trồng cây điều (nếu có điều kiện thuận lợi về cây
giống, hiện trường và thời gian). Ta chọn phương pháp: thuylàm mẫu, sau đó
học viên thực hành kỹ năng tại hiện trường.
4.2.4. Liệt kê trang thiết bị, dụng cụ, vật tư cần thiết cho tập huấn
Lập danh mục những dụng cụ, vật tư, thiết bị thường sử dụng trong tập
huấn: Giấy màu, giấy A0, bút lông, bàn ghế, cây giống, con giống, máy vi tính,
máy chiếu và các tranh ảnh, mô hình sản xuất
Chú ý: Cần chuẩn bị đầy đủ thiết bi, dụng cụ cho tập huấn.
4.2.5. Xác định đối tượng tham gia
Danh sách người tham gia là những người có nhu cầu thực sự về chủ đề
sẽ tập huấn.
Lựa chọn người tham gia theo thứ tự ưu tiên. Ví dụ: Khả năng tiếp nhận thông
tin về chủ đề tập huấn, có thể áp dụng và làm cơ sở để nhân rộng trên địa bàn.
4.2.6. Xác định thời gian và số lượng người tham gia tập huấn
* Xác định thời gian tổ chức:
Thời gian tổ chức tập huấn thường được xác định căn cứ trên nội dung tập
huấn và yêu cầu của chuyên gia. Thông thường nên dự kiến thời gian tổ chức tập
huấn chuyên đề khuyến nông lâm ở địa phương từ 1 đến 3 ngày.
* Số lượng người tham gia:
Căn cứ trên cơ sở nội dung tập huấn và phương pháp, điều kiện tổ chức
tập huấn cụ thể của từng địa phương để đưa ra số lượng người tham gia phù hợp

sau khi tham khảo ý kiến của chuyên gia. Số lượng người tham gia cho 1 lần tổ
chức tập huấn là 15 - 20 người.
Bài tập nhóm: Lập một chương trình tập huấn theo chủ đề tự chọn theo mẫu
định dạng.
4.2.7. Chọn địa điểm tổ chức tập huấn
- Liệt kê những địa điểm có thể tổ chức tập huấn (văn phòng thôn, ấp, nhà
văn hóa, nhà trường thôn ).
- Địa điểm tổ chức đảm bảo các yêu cầu tối thiểu cho chuyên gia và đơn vị khác.
- Chọn địa điểm tổ chức: thuận lợi trong việc đi lại, nằm ở vị trí trung tâm
và phù hợp với quy mô tổ chức tập huấn.
4.2.8. Liên hệ với lãnh đạo thôn, xã . Thảo luận về chương trình tập huấn
Chương trình tập huấn sau khi được xây dựng phải được sự chấp thuận
của lãnh đạo địa phương. Uỷ ban xã thường hoạt động theo lịch làm việc, vì vậy
người cán bộ khuyến nông lâm khi liên hệ làm việc lãnh đạo xã thường phải
đăng ký ngày giờ. Thông qua việc đăng ký ngày giờ làm việc thể hiện tính cách
làm việc chuyên nghiệp và hạn chế việc làm ảnh hưởng đến lịch làm việc của
lãnh đạo xã và sự đi lại nhiều lần gây lãng phí thời gian không cần thiết.

22
Thảo luận về chương trình tập huấn
- Trình bày chương trình tổ chức tập huấn trước lãnh đạo xã hoặc các bộ
phận có liên quan dưới sự chủ trì của lãnh đạo xã.
- Nêu rõ từng vấn đề, từng nội dung của chương trình tập huấn.
- Trả lời các câu hỏi một cách rõ ràng và lý giải được sự cần thiết của việc
tổ chức khoá tập huấn tại địa phương.
4.2.9. Tiếp thu, chỉnh sửa chương trình tập huấn
- Lắng nghe và ghi chép đầy đủ các ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo xã và các
bên liên quan.
- Lưu ý các ý kiến bổ sung mà lãnh đạo cho là cần thiết và các vấn đề đưa
ra có ý kiến cho rằng không nên đề cập trong chương trình tập huấn.

- Tổng hợp các ý kiến bổ sung và các ý kiến về những vấn đề không nên
đưa vào chương trình.
- Đưa các nội dung cần bổ sung theo ý kiến chỉ đạo và góp ý của các bên
liên quan vào trong chương trình và điều chỉnh các vấn đề chưa phù hợp.
- Chỉnh sửa cách trình bày văn bản, các lỗi chính tả và hoàn thiện chương
trình tập huấn.
Lưu ý: Trong quá trình chỉnh sửa phải bám sát mục tiêu và quan điểm của
người xây dựng chương trình.
4.2.10. Trình duyệt chương trình tập huấn
- Trình lãnh đạo địa phương chương trình tập huấn đã được chỉnh sửa và
hoàn thiện theo ý kiến chỉ đạo và sự góp ý của các bên liên quan, kèm theo danh
mục các nội dung được chỉnh sửa bổ sung.
- Chuẩn bị đầy đủ các thông tin, số liệu cụ thể để trình bày và chứng minh
một cách thuyết phục cho lãnh đạo địa phương.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Câu hỏi 1: Hãy lựa chọn 01 chủ đề hội thảo, tập huấn về nông lâm nghiệp và
xây dựng chương trình hội thảo.
Câu hỏi 2: Hãy lựa chọn 01 chủ đề tập huấn về nông lâm nghiệp và xây dựng
chương trình tập huấn.
Làm bài tập theo nhóm. Mỗi nhóm 5 -7 người
C. Ghi nhớ
Phân biệt rõ mục tiêu hội thảo và mục tiêu tập huấn, chương trình hội
thảo, chương trình tập huấn với nội dung hội thảo, nội dung tập huấn.

23
Bài 2: Chuẩn bị các điều kiện cho hội thảo, tập huấn
Mục tiêu :
- Nêu được yêu cầu của trình tự các bước chuẩn bị các điều kiện cho hội
thảo, tập huấn.
- Chuẩn bị được phòng và trang thiết bị đáp ứng với quy mô của hội thảo,

tập huấn.
- Liệt kê được các tài liệu cần chuẩn bị cho hội thảo, tập huấn.
- Chuẩn bị được tài liệu phục vụ cho hội thảo, tập huấn;
- Có tinh thần trách nhiệm, rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận và chính xác,
khoa học, có tác phong công nghiệp
A. Nội dung:
1. Chuẩn bị địa điểm
1.1. Liên hệ địa điểm tổ chức hội thảo, tập huấn
Căn cứ theo điều kiện cụ thể của địa phương để liên hệ địa điểm: có thể là
hội trường thôn, xóm nhưng có thể ở nhà dân nằm ở khu vực trung tâm, thuận
lợi cho việc đi lại của người dân.
Địa điểm liên hệ có phòng làm việc đảm bảo yêu cầu và quy mô của buổi
tập huấn, hội thảo. Có thể thực hiện như sau: Người chọn địa điểm liệt kê những
địa điểm có thể tổ chức ở trong thôn, bản; đưa ra những thuận lợi và khó khăn
của những nơi được chọn; xác định ưu tiên bằng cách cho điểm và chọn ra địa
điểm phù hợp nhất.
Cán bộ khuyến nông lâm gặp trực tiếp những người có trách nhiệm
(trưởng thôn, cán bộ quản lý hoặc chủ nhà) nơi dự kiến tổ chức để trình bày,
thỏa thuận và thống nhất về ngày giờ tổ chức hội thảo, tập huấn.
1.2. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị
Trong các phòng họp, hội thảo ở cấp xã, huyện thường có sẵn dụng cụ và
thiết bị phục vụ cho hội họp, nhưng khi tổ chức hội thảo, tập huấn ở thôn, xóm
thì trang thiết bị, dụng cụ thường rất thiếu nên việc chuẩn bị dụng cụ thiết bị là
rất cần thiết và gặp không ít khó khăn.
Người chuẩn bị cần căn cứ vào diện tích của phòng, số lượng người tham
gia của hội thảo để chuẩn bị bàn ghế, nên chọn bàn ghế có thể di chuyển dễ
dàng, ngoài ra cần có chuẩn bị dự phòng để đề phòng khi có phát sinh.
Số lượng quạt, bóng điện trong phòng dây dẫn điện và ổ cắm điện phục vụ
cho máy chiếu và thiết bị khác cần được chuẩn bị theo yêu cầu và đảm bảo khả
năng phục vụ. Các thiết bị nghe nhìn như bảng đen, bảng trắng, bảng từ, bảng

ghim, bảng Flip chart, máy chiếu và màn chiếu nếu có yêu cầu. Chuẩn bị đúng
số lượng, đúng chủng loại yêu cầu và đảm bảo chất lượng.

24
Các vật tư thiết bị, dụng cụ được sắp đặt vào vị trí thích hợp, căn cứ theo
sơ đồ bố trí và diện tích của phòng hội thảo, tập huấn. Ngoài ra còn chuẩn bị
giấy viết, bìa màu , đúng theo chủng loại và đủ số lượng.
1.3. Sắp xếp trong phòng hội thảo, tập huấn
Hội thảo, tập huấn hoạt động nông lâm nghiệp tại địa phương thường có
số lượng người tham dự đông. Vì vậy để thuận lợi cho người tập huấn nghe nhìn
và tham gia thì việc sắp xếp trong phòng là rất quan trọng. Căn cứ theo mục tiêu
của hội thảo, tập huấn và diện tích thực tế của phòng sẽ có sơ đồ bố trí thích hợp
khác nhau.
Sau đây là một số sơ đồ thường sử dụng trong hội thảo, tập huấn hoạt
động khuyến nông lâm:
Sơ đồ 01: Sơ đồ bàn tròn












Sơ đồ 02: Sơ đồ hàng dọc













B

N
G
BẢNG

25
Sơ đồ 03: Sơ đồ hoạt động nhóm









1.4. Bố trí vị trí ngồi cho các thành phần tham gia hội thảo, tập huấn
Viết bảng tên của các đơn vị hoặc tên riêng bằng bút lông trên giấy bìa A

4, chiều cao của chữ khoảng 1,5 - 2cm, bao gồm các nội dung sau:
+ Đại diện địa phương;
+ Chuyên gia tập huấn;
+ Đại diện cơ quan hỗ trợ;
+ Đơn vị tham gia hoặc người tham gia.
Căn cứ vào sơ đồ vị trí và số lượng bàn ghế đã chuẩn bị tại phòng hội
thảo, tập huấn để sắp xếp bảng tên vào vị trí. Bảng tên được sắp xếp gọn gàng và
thuận lợi cho người tham gia và người điều hành quan sát.
1.5. Kiểm tra công tác chuẩn bị địa điểm hội thảo, tập huấn
Kết thúc công việc chuẩn bị địa điểm hội thảo, tập huấn, nhiều khi
chúng ta vẫn chưa yên tâm không biết đã chuẩn bị đầy đủ theo yêu cầu hay
chưa, do đó phải lập bảng kiểm để kiểm tra lại.
Biểu 3. Bảng kiểm công tác chuẩn bị địa điểm
TT
Nội dung
chuẩn bị
Đạt
Không đạt
Ghi chú
1




2










Kẻ khung gồm 5 cột (cột thứ nhất ghi số thứ tự, cột thứ 2 ghi nội dung
chuẩn bị, cột thứ 3 ghi đạt, cột thứ 4 ghi không đạt, cột thứ 5 ghi ghi chú; ví dụ

×