Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

giáo trình mô đun kỹ thuật trồng và chăm sóc nghề trồng cây có múi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.52 MB, 86 trang )

1


























BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN




GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
TÊN MÔ ĐUN: KỸ THUẬT
TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
MÃ SỐ: MĐ 03
NGHỀ: TRỒNG CÂY CÓ MÚI
Trình độ: Sơ cấp nghề





2

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể
đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 03
3

LỜI GIỚI THIỆU
Chúng tôi nhóm giáo viên của Trƣờng cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ,
đƣợc sự phân công của nhà trƣờng biên soạn giáo trình mô đun “Kỹ thuật trồng
và chăm sóc” cho nghề “Trồng cây có múi” theo sự chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp
và nghiệp phát triển nông thôn và Bộ Lao động thƣơng binh và Xã hội, trên tinh
thần phát triển dạy nghề của nƣớc ta đến năm 2020. Để đạt đƣợc mục tiêu tăng
cƣờng các điều kiện đảm bảo chất lƣợng dạy nghề, việc xây dựng giáo trình

phục vụ cho đào tạo nghề là rất quan trọng. Giáo trình mô đun “Kỹ thuật trồng
và chăm sóc” của “Nghề trồng cây có múi” trình độ sơ cấp nghề đƣợc tổ chức
biên soạn nhằm góp phần đạt đƣợc mục tiêu đào tạo nghề đã đặt ra.
Giáo trình mô đun “Kỹ thuật trồng và chăm sóc” trong của chƣơng trình
đào tạo nghề “Trồng cây có múi”. Là một trong 5 quyển giáo trình của nghề
trồng cây có múi gồm
1. Giáo trình mô đun Chuẩn bị cây giống để trồng
2. Giáo trình mô đun Chuẩn bị đất trồng cây có múi
3. Giáo trình mô đun Trồng và chăm sóc cây có múi
4. Giáo trình mô đun Quản lý dịch hại
5. Giáo trình mô đun Thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm
Chƣơng trình đào tạo nghề Trồng cây có múi” cùng với bộ giáo trình đƣợc
chúng tôi biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã
cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất tại các địa
phƣơng trong cả nƣớc, do đó có thể coi là cẩm nang cho những ngƣời đã, đang
và sẽ trồng cây có múi.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng biên soạn những phần hƣớng dẫn chi tiết để
giúp ngƣời học rèn luyện các thao tác, kỹ năng nghề gồm các câu hỏi, bài tập
theo từng bài học.
Mô đun này gồm các bài :
1. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cam
2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc bƣởi
3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc chanh, tắc (quất)
4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc quýt
Thay mặt những ngƣời tham gia biên soạn chƣơng trình, giáo trình,
chúng tôi chân thành cảm ơn Vụ Tổ Chức Cán Bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội, Ban Giám Hiệu trƣờng
Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ, cán bộ Trung tâm bảo vệ thực vật phía Nam,
Chi cục bảo vệ thực vật Tiền Giang, Long An, Bến Tre, cán bộ Viện Cây Ăn
Quả Miền Nam và các cán bộ trong ngành. Các cán bộ, giảng viên trƣờng

4

Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ đã tạo điều kiện giúp đỡ, đóng góp ý kiến,
tham gia hội đồng phản biện, hội đồng thẩm định và hội đồng nghiệm thu
chƣơng trình, giáo trình sơ cấp nghề “Trồng cây có múi”
Trong quá trình biên soạn dù có nhiều nỗ lực cũng không tránh khỏi những
khiếm khuyết, chúng tôi rất mong nhận đƣợc các góp ý bổ ích về nội dung cũng nhƣ
cách trình bày đến từ ngƣời học cũng nhƣ quý đọc giả quan tâm để giáo trình đƣợc
hoàn thiện hơn góp phần nâng cao chất lƣợng, hiệu quả và đáp ứng đƣợc nhu cầu
học nghề trong thời kỳ đổi mới.
TM nhóm tác giả

1. K.S Trần Thị Xuyến (Chủ biên)
2. Th.S Ngô Hoàng Duyệt
3. Th.S Hà Chí Trực
4. Th.S Nguyễn Thanh Bình
5

MỤC LỤC
Tiêu đề Trang

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 2
LỜI GIỚI THIỆU 3
MỤC LỤC 5
CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT 7
MÔ ĐUN: KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CÓ MÚI 8
Bài 1: Trồng và chăm sóc cam 9
A. Nội dung 9
1. Kỹ thuật trồng 9
1.1. Chọn đất trồng 9

1.2. Chọn giống 10
1.3. Cách trồng, mật độ trồng 10
1.4. Thời vụ 13
2. Kỹ thuật chăm sóc 13
2.1. Làm cỏ, tƣới nƣớc, giữ ẩm, trồng xen 13
2.2. Cắt tỉa, tạo hình tán cây 15
2.3. Bón phân 17
2.4. Xử lý ra hoa 21
2.5. Xử lý tăng đậu quả và chống rụng trái 23
B. Câu hỏi và bài thực hành 25
C. Ghi nhớ 27
Bài 2: Trồng và chăm sóc bƣởi 28
A. Nội dung 28
1. Kỹ thuật trồng 28
1.1. Chọn đất trồng 28
1.2. Chọn giống 28
1.3. Cách trồng, mật độ trồng 30
1.4. Thời vụ 31
2. Kỹ thuật chăm sóc 31
2.1.Làm cỏ, tƣới nƣớc, giữ ẩm, trồng xen 31
2.2. Cắt tỉa, tạo hình tán cây 32
2.3. Bón phân 35
2.4. Xử lý ra hoa 38
2.5. Xử lý tăng đậu quả và chống rụng trái 45
B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 47
C. Ghi nhớ: 48
Bài 3: Trồng và chăm sóc chanh, tắc 49
A. Nội dung 49
1. Kỹ thuật trồng và chăm sóc chanh 49
6


1.1. Kỹ thuật trồng 49
1.2. Kỹ thuật chăm sóc 50
1.3. Xử lý ra hoa 53
1.4. Xử lý tăng đậu quả và chống rụng trái 56
2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc tắc (quất) 56
2.1 .Kỹ thuật trồng 56
2.2. Chăm sóc 59
2.3. Xử lý ra hoa 61
B. Câu hỏi và bài thực hành 65
C. Ghi nhớ 65
Bài 4: Trồng và chăm sóc quýt 66
A. Nội dung 66
1. Kỹ thuật trồng 66
1.1.Chọn đất trồng 66
1.2. Chọn giống 66
1.3. Cách trồng, mật độ trồng 67
1.4 .Thời vụ 68
2. Kỹ thuật chăm sóc 68
2.1. Làm cỏ, tƣới nƣớc, giữ ẩm, trồng xen 68
2.2. Cắt tỉa, tạo hình tán cây 70
2.3. Bón phân 73
2.4. Xử lý ra hoa 75
2.5. Xử lý tăng đậu quả và chống rụng trái 77
B. Câu hỏi và bài tập 77
1. Câu hỏi 77
2. Bài tập thực hành 77
C. Ghi nhớ 78
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 79
I. Vị trí, tính chất của mô đun 79

II. Mục tiêu 79
III. Nội dung chính của mô đun 80
IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 80
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 81
VI. Tài liệu tham khảo 84
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH, BIÊN
SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 85
DANH SÁCH BAN HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 86

7

CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT

ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long
8

MÔ ĐUN: TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CÓ MÚI
Giới thiệu
Mô đun này giới thiệu đến ngƣời học và những bạn đọc về kỹ thuật trồng
chăm sóc và xử lý ra đậu quả cho các cây trong nhóm cây có múi (cam, quýt,
bƣởi ). Trên cơ sở đó, ngƣời học biết đƣợc phƣơng pháp trồng và chăm sóc
cũng nhƣ xử lý ra hoa trên nhóm cây có múi.
Để học tốt mô đun này, ngƣời học cần phải tham khảo giáo trình, học lý
thuyết và thực hiện đầy đủ các bài thực hành để có đƣợc kỹ năng trồng và chăm
sóc cây có múi cũng nhƣ việc xử lý ra hoa.
9

Bài 1: Trồng và chăm sóc cam
Mã bài: MĐ 03-01
Mục tiêu

 Trình bày đƣợc kỹ thuật trồng cam, cách bón phân tƣới nƣớc, làm cỏ, xới
đất, tạo tán tỉa cành
 Ứng dụng đƣợc phƣơng pháp xử lý ra hoa và xử lý tăng đậu quả trên cây
cam
A. Nội dung
1. Kỹ thuật trồng
1.1. Chọn đất trồng
Cây cam có thể trồng đƣợc trên nhiều loại đất khác nhau nhƣng vƣờn
trồng phải đảm bảo tiêu thoát nƣớc tốt, đất thoáng khí và không có tầng đất
cứng, vì sự hiện diện của tầng đất này sẽ làm cản trở sự phát triển của bộ rễ. Để
trồng cây cam đƣợc thành công đòi hỏi nhà vƣờn phải có sự đầu tƣ vƣờn trồng
và áp dụng những biện pháp quản lý đất thích hợp.
Đất phù sa ven sông, đất bồi tụ, đất rừng mới khai phá, đất thung lũng, đất
phù sa cổ có bề dày từ 80-100 cm, có hàm lƣợng mùn cao, cao ráo, thoát nƣớc,
mực nƣớc ngầm dƣới 1 m đều có thể trồng cam quýt. Nếu mực nƣớc ngầm cao,
ít thoát nƣớc thì phải có hệ thống thoát nƣớc tốt, lên liếp để trồng.
Đất cát pha thịt hay đất thịt có chiều sâu ít nhất là 1m, tơi xốp và thoáng
khí là những loại đất lý tƣởng nhất thích hợp để trồng cây cam.
Nếu vƣờn trồng thoát nƣớc kém vào mùa mƣa thì bộ rễ cây sẽ bị ngập úng
và từ đó dẫn đến sự xuất hiện của nhiều loại bệnh hại cây trồng. Do đó, khi
chuẩn bị vƣờn trồng cần phải chú ý đến hệ thống tiêu và thoát nƣớc cho vƣờn.
- Cây cam cần nhiều nƣớc, nhất là trong thời kỳ ra hoa và kết quả nhƣng
cũng rất sợ ngập úng, ẩm độ thích hợp nhất là 70-80%. Lƣợng mƣa cần khoảng
1000-2000mm/ năm. Trong mùa nắng, cần phải tƣới nƣớc và lƣợng muối NaCl
trong nƣớc tƣới không quá 3g/lít.
- Chọn địa điểm làm vƣờn: Xa các vƣờn cây có múi đã bị nhiễm bệnh
virus hoặc tƣơng tự virus và các bệnh vi khuẩn nhƣ bệnh loét, vàng lá greening,
- Không trồng trên các vƣờn đã trồng cây có múi cũ đã có triệu chứng tiền
nhiễm tuyến trùng hoặc các bệnh nấm nhƣ Phytophthora
- Độ cách ly không gian giữa vƣờn trồng cây cam sạch bệnh với các vƣờn

cây có múi không rõ nguồn gốc ít nhất là 50m.
1.2. Chọn giống
- Phù hợp cho từng vùng
10

- Tiêu chuẩn cây giống:
+ Đƣợc nhân giống từ nguồn sạch bệnh
+ Cây sinh trƣởng khoẻ, thân thẳng, không có lá dị dạng
+ Chiều cao cây giống 60cm (vị trí ghép)
+ Đúng giống.
+ Không có triệu chứng bị sâu bệnh hại.


Hình 1:Cây giống đạt tiêu chuẩn trồng
1.3. Cách trồng, mật độ trồng
1.3.1.Cách trồng
- Nên thiết kế hàng theo hƣớng Bắc - Nam và trồng cây giữa các hàng theo
nguyên tắc “nanh sấu” để cây tiếp xúc ánh sáng từ hƣớng đông và tây đƣợc tối
ƣu nhất (cây của hàng trƣớc sẽ không che ánh sáng của hàng sau).



11

Hình 2: Trồng theo kiểu nanh sấu.
Chú thích:
a: Cây cách cây
b: Hàng cách hàng
c: khoảng cách giữ 2 hàng đôi
Khi trồng, đảo lớp đất trộn phân đã có trong hố, đào một lổ sâu hơn bầu

một ít, đặt cây vào giữ tháo bỏ bầu (nếu bằng nilon) và lắp đất lại cao hơn mặt
bầu khoảng 3-5cm. Nén chặt và tƣới nƣớc.
Nên tỉa bớt lá trên cây giống. Cây giống khi trồng nên đặt thẳng đối với cây
tháp hoặc cây chiết có nhánh phân bố đều. Đặt nghiêng đối với cây chiết ít
nhánh, giúp các đọt bên mọc lên để tạo tán
Trong một số trƣờng hợp cần cắt rễ cọc, để tránh rễ ăn sâu gặp tầng phèn
hoặc thủy cấp cao dễ bị thối rễ.









Hình 3: Thao tác cắt rễ trƣớc khi trồng
Khi đặt cây phải xoay mắt ghép hƣớng về chiều gió để tránh gãy nhánh.
Sau khi trồng cắm cọc giữ chặt cây con.


12

Hình 4: Cắm cọc giữ chặt cây

Để xử lý côn trùng có thể gây hại bộ rễ, chúng ta nên dùng thuốc Regent
liều lƣợng khuyến cáo và trộn đều với đất trong hố để khử trùng.
Gần đây theo những kết quả nghiên cứu thì trƣớc khi trồng cây khoảng 10
ngày, nên sử dụng thuốc trừ sâu lƣu dẫn tƣới vào bầu cây con, để bảo vệ cây từ
vƣờn ƣơm ra ngoài

Mùa khô nên dùng rơm rạ tủ gốc, cách gốc 10cm
Biện pháp này cũng tránh đƣợc cỏ dại phát triển đồng thời khi rơm rạ bị
phân hủy sẽ cung cấp cho đất một lƣợng dinh dƣỡng đáng kể .












Hình 5: Tủ gốcbằng rơm khô cho vườn cam
Trồng dặm
Sau khi trồng mới 15-20 ngày là tiến hành trồng dặm kịp thời những cây bị
chết. Kỹ thuật trồng dặm thao tác nhƣ trồng mới.
1.3.2 Mật độ trồng
Mật độ phụ thuộc đất ít hay nhiều, đất tốt xấu, khả năng đầu tƣ phân bón,
nƣớc tƣới, thời gian khai thác ngắn hay dài.
Khoảng cách trồng phổ biến: 4m x 5m (500cây/ha) với cây ghép, cây giống
chiết trồng dầy hơn 4x3m, hay 3x 3m (800 – 1000cây/ha)
Mật độ này còn phụ thuộc vào có trồng xen hay không, nếu trồng xen phải
tính cả cây trồng xen.


13






Hình 6: Mô hình trồng ổi xen cam
1.4. Thời vụ
- Ở các tỉnh phía Bắc, vụ Xuân: tháng 2-3 hay vụ Thu: tháng 9-10 đều trồng
đƣợc cam quýt nhƣng tốt nhất là trồng vào vụ xuân có độ ẩm không khí cao và
có mƣa xuân nên tỷ lệ cây sống cao.
- Phía Nam trồng vào đầu và cuối mùa mƣa
2. Chăm sóc
2.1. Làm cỏ, tƣới nƣớc, giữ ẩm, trồng xen
Sau khi trồng phải tƣới nƣớc thƣờng xuyên giữ ẩm trong vòng 20 ngày đến
1 tháng để cây hoàn toàn bén rễ và phục hồi.
Những năm đầu cây còn nhỏ chƣa giao tán phải làm sạch cỏ gốc, trồng cây
phân xanh ở giữa các hàng cây hoặc có thể trồng xen các cây họ đậu tận dụng
đất và để che phủ đất giữ ẩm, chống cỏ dại, vừa tạo nguồn phân xanh cải tạo đất
và cung cấp dinh dƣỡng cho cây
Thƣờng xuyên làm cỏ xung quanh hình chiếu tán cây kết hợp tủ gốc, tƣới
nƣớc đủ ẩm cho cây.



Hình 7: Làm cỏ sạch
14

Mô hình ổi xen cam
Khi cây vào thời kỳ kinh doanh (cho trái), cần giữ cỏ trong vƣờn nhằm giữ
ẩm cho đất và chống xói mòn và lèn (đóng váng) đất trong mùa mƣa.



Hình 8. Giữ cỏ trong vườn
Hình 9: cỏ đậu phộng đƣợc khuyến cáo
trồng trong vƣờn cam

Mùa nắng nên thƣờng xuyên tƣới nƣớc cho cam.
Sau đó khi cây lớn, tùy thời tiết khô nắng mà có thể tƣới bổ sung chống hạn
cho cây.



















15




Hình 10: Tƣới nƣớc cho vƣờn cây
Mùa mƣa do lƣợng mƣa không phân bố đều, vì vậy vƣờn cần phải có
mƣơng cống để tiêu nƣớc vào các tháng mƣa nhiều, trách ngập úng kéo dài cây
có thể chết.
Vƣờn cần phải có mƣơng cống để tiêu nƣớc vào các tháng mƣa nhiều,
tránh ngập úng kéo dài cây có thể chết.
Ở các vùng nƣớc tƣới gặp khó khăn nhƣ miền Đông và các tỉnh Duyên hải
Nam Trung bộ thì sử dụng hệ thống tƣới nhỏ giọt sẽ mang lại hiệu qủa hơn.
2.2. Cắt tỉa, tạo hình tán cây
Tạo tán theo các bƣớc nhƣ sau:
- Cây con cần đƣợc cắt ngắn ở độ cao 50-80 cm tính từ mặt đất. Việc cắt tỉa
này nhằm mục đích kích thích các chồi non
- Chọn 3 cành khỏe, thẳng mọc từ thân chính và phát triển theo ba hƣớng
tƣơng đối đồng đều nhau làm cành cấp 1. Dùng tre cột giữ cành cấp 1 tạo với
thân chính một góc 35-40
0
.
- Sau khi cành cấp 1 phát triển dài khoảng 50-80cm thì cắt đọt để các mầm
ngủ trên cành cấp 1 phát triển hình thành cành cấp 2 và chỉ giữ lại 2-3 cành.
- Cành cấp 2 này cách cành cấp 2 khác khoảng 15-20cm và tạo với cành
cấp 1 một góc 30-35
0
. Sau đó, cũng tiến hành cắt đọt cành cấp 2 nhƣ cách làm ở
cành cấp 1. Từ cành cấp 2, sẽ hình thành cành cấp 3.
- Cành cấp 3 không hạn chế về số lƣợng và chiều dài, nhƣng cần loại bỏ
các chỗ cành mọc quá dày hoặc quá yếu. Sau ba năm, cây sẽ có bộ tán cân đối,
thuận lợi trong chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh và thu hoạch

Cách tạo tán trên cam

Hình 11: Cách tạo tán
16

Tỉa cành:
Một trong những đặc điểm của cây có múi so với những loại cây ăn trái
khác, là không có sự khác nhau giữa mầm chồi và mầm trái.
Không có sự biến chuyển của chồi trong nhiều năm, mà mỗi chồi có thể
phát triển trong một năm, để tạo mầm hoa và mang một hay nhiều trái ở cuối
cành.
Ba mục tiêu chính của việc cắt tỉa cành đối với cây có múi là:
- Tạo bộ khung khoẻ mạnh.
- Lập những cành mang trái, trẻ, dồi dào sinh lực và phân bố giống nhau
trên khung (sƣờn) và cành mẹ (cành chính).
- Thay thế những cành già, không có khả năng sản xuất bằng những
cành non trẻ sẽ mang trái trong những năm tiếp theo.
Công việc tỉa cành đƣợc tiến hành hàng năm, sau khi thu hoạch cần phải
loại bỏ những đoạn cành sau đây:
- Cành đã mang quả (thƣờng rất ngắn khoảng 10-15cm).
- Cành bị sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm bên trong tán không có khả
năng mang quả.
- Cành đan chéo nhau, những cành vƣợt trong thời cây đang mang quả
nhằm hạn chế việc cạnh tranh dinh dƣỡng với quả.





















Hình 11: Cây cam cần cắt tỉa
- Ngắt bỏ toàn bộ hoa trong thời gian cây 1-2 tuổi và tỉa bớt những hoa
dị hình, những hoa quả ra muộn và ở vị trí không thích hợp cho việc hình thành
Cành khô cần tỉa
Cành quá thấp
cần tỉa
17

quả, công việc này có thể tiến hành bằng cách phun các chất điều tiết sinh
trƣởng.
Chú ý :
- Cần phải khử trùng dụng cụ bằng nƣớc Javel hoặc cồn 70
0
khi cắt hoặc
tỉa cành để tránh lây bệnh (tiềm ẩn virut, vivoid ) qua cây khác, hoặc khử trùng
dụng cụ bằng cách hơ qua ngọn lửa .
- Đối với những cành lớn hơn 3cm thì phải dùng cƣa.
- Những vết thƣơng lớn sau khi cắt tỉa phải dùng sơn hoặc các thuốc trừ

bệnh quét kín vết cắt nhằm tránh vết thƣơng bị thối tạo điều kiện thích hợp cho
côn trùng
2.3. Bón phân
2.3.1.Thời kỳ cây con (Thời kỳ kiến thiết cơ bản từ 1-3 năm tuổi)

Phân bón đƣợc chia làm nhiều đợt (4-6) để bón cho cam. Sau khi trồng
nên dùng phân DAP với liều lƣợng 40gr hòa cho tan trong 10 lít nƣớc để tƣới
cho một gốc cam (2tháng/lần), có thể sử dụng phân tôm, phân cá ủ để tƣới cho
cây cam. Khi cây trên 1 năm tuổi cần bón phân gốc để giúp cho cây phát triển
mạnh. Sử dụng phân vi sinh nhƣ EM (Effective Micro- Organisms), WEHG tƣới
để giúp cho phân hữu cơ mau phân hủy tạo thành chất vô cơ cho cây trồng hấp
thụ. Có thể ủ phân hữu cơ với nấm Trichoderma để bón cho cây cam.
Phân bón lá có thể đƣợc phun lên cây để hổ trợ dinh dƣỡng giúp cho cây
cam phát triển tốt hơn, nhất là trong trƣờng hợp nguồn nƣớc tƣới bị nhiểm mặn.
Bảng1: Liều lƣợng phân bón cho cây cam ở thời kỳ kiến thiết cơ bản
Tháng
Thời điểm
bón
Liều lƣợng
(g/cây/ lần bón)
Phƣơng pháp bón

Bón lót
trƣớc khi
trồng 7 - 10
ngày
5-10kg phân hữu cơ
1 kg super lân, 05 kg vôi
200g NPK(16 – 16 - 8 )
Trộn đều số phân trên với

đất và cho vào hố trồng.

Cây mới trồng:
4
4 tháng
40g DAP(18 - 46 - 0 )
Pha 40 g DAP trong 10 lít
nƣớc tƣới ƣớt gốc, nếu
nƣớc còn thừa thì tƣới
tiếp cho các cây khác. Có
6
6 tháng
40g DAP(18 - 46 - 0 )
8
8 tháng
40g DAP(18 - 46 - 0 )
18

10
10 tháng
40g DAP(18 - 46 - 0)
thể tƣới xả lại bằng nƣớc
để tránh lá bị ngộ dộc
phân bón.

Cây > 1 năm tuổi:
13
Tháng 1
100g NPK(20 – 20 -15)
+ 10kg phân hữu cơ

Cuốc rảnh xung quanh
gốc theo hình chiếu của
tán cây, rảnh sâu 5- 10
cm, rộng 10- 20 cm cho
phân vào, lấp đất và tƣới
nƣớc
16
Tháng 4
100g NPK(20 – 20 -15)
19
Tháng 7
100g NPK(20 – 20 -15)
22
Tháng 10
100g NPK(20 – 20 -15)

Cây đƣợc > 2 năm tuổi:
25
Tháng 1
200g NPK(20 – 20 -15)
+ 10kg phân hữu cơ
Cuốc rảnh xung quanh
gốc theo hình chiếu của
tán cây, rảnh sâu 5- 10
cm, rộng 10- 20 cm cho
phân vào, lấp đất và tƣới
nƣớc
28
Tháng 4
200g NPK(20 – 20 -15)

31
Tháng 7
200g NPK(20 – 20 -15)
34
Tháng 10
200g NPK(20 – 20 -15)
( nguồn Viện cây ăn quả miền nam)

Phƣơng pháp bón:
Cuốc rãnh xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây, rãnh sâu 10- 15
cm, rộng 10- 20 cm cho phân vào, lấp đất và tƣới nƣớc. Chú ý phải cuốc cách
gốc ít nhất 50cm đối với cây 2 năm tuổi.
Khi cây giao tán không cần đào rãnh mà có thể dùng cuốc súp nhẹ lớp đất
chung quanh tán cây, bón phân, lấp đất lại và tƣới nƣớc.




19




Hình 12: Cách bón phân cho cây cam
2.3.2. Thời kỳ kinh doanh
Với lƣợng phân (bảng 2) Giai đoạn cây cho trái năm 4 trở đi
Chia 4 lần :
- Trƣớc khi cây ra hoa : 1/3N.
- Sau khi đậu trái : 6-8 tuần : 1/3 N +1/2 K
2

O.
- Trƣớc khi thu hoạch (1 –2 tháng) : ½ K
2
O.
- Sau khi thu hoạch trái, tỉa cành xới gốc làm cỏ, bồi bùn : 1/3N + toàn
bộ lân + 10-20kg phân chuồng/1 gốc.
Lƣợng phân bón tăng theo tuổi cây nhƣng đến năm thứ 10 trở đi lƣợng
phân ổn định.
Hiện nay đối với cây từ 6 năm tuổi trở lên, ở những vƣờn có điều kiện
chăm sóc cao, có thể bón nhƣ sau
+ Sau thu hoạch : 30%N + 40% P
2
O
5
(10-20 kg phân hữu cơ/1 gốc).
+ Trƣớc khi xiết nƣớc : 10% N + 20% P
2
O
5
+ 50% K
2
O.
+ Sau khi tƣới trở lại : 10% N + 10% P
2
O
5
+ 10% K
2
O.
+ Sau khi đậu quả : 15% N + 10% P

2
O
5
+ 10% K
2
O.
+ Giai đoạn phát triển quả : 35%N + 20% P
2
O
5
.
+ Trƣớc khi thu hoạch 1 tháng : 30% k
2
O

.
Giai đoạn phát triển quả có thể kết hợp phun phân bón lá phù hợp với
từng giai đoạn sinh trƣởng.
Phân bón lá có thể đƣợc phun lên cây để hổ trợ dinh dƣỡng giúp cho cây
cam phát triển tốt hơn, nhất là trong trƣờng hợp nguồn nƣớc tƣới bị nhiễm mặn.
Theo Viện Cây Ăn Qủa Miền Nam khuyến cáo:
Bảng 2:Lượng phân bón cho cây có múi
Tuổi cây
Lƣợng phân g/cây/năm
N
P
2
O
5


K
2
O
1-3
4-6
7-9
>10
50-100
200-250
300-400
400-800
50-100
150-200
250-300
350-400
60
120
180
240

Phƣơng pháp bón giống nhƣ trên
20

Vét bùn bồi liếp (vùng ĐBSCL)
- Có thể vét bùn kết hợp với việc tạo khô hạn để xử lý ra hoa.
- Vét bùn vào tháng 2-3 dƣơng lịch hoặc sau mùa mƣa.
Ƣu điểm:
- Cung cấp thêm dinh dƣỡng cho cây.
- Nâng cao dần tầng canh tác.
- Vét sình kết hợp với việc xiết nƣớc để xử lý ra hoa.

Nhƣợc điểm:
- Xác bã thực vật chƣa kịp phân hủy hoàn toàn sẽ bị đƣa lên lìếp.
- Thông qua vét sình vô tình đƣa tầng phèn tiềm tàng lên liếp gây ngộ độc
cho cây cam.
Để khắc phục nhƣợc điểm này, chúng ta có thể vét sình hai năm/lần.
Sình đƣợc đƣa lên líếp mặt lớp mỏng khoảng 2- 3 cm hoặc sình đƣợc tập
trung một chỗ cho khô hoàn toàn sau đó trộn với đất mặt ruộng hoặc đất mặt líếp
rồi mới đấp vào mô cây.








Hình 13: Vét sình bồi líếp
Khi cây giao tán không cần đào rãnh mà có thể dùng cuốc súp nhẹ lớp
đất chung quanh tán cây, bón phân, lấp đất lại và tƣới nƣớc. Cũng có thể kết hợp
với bồi bùn, đắp gốc để bón phân hoặc dùng bừa răng cào lấp phân giúp hạn chế
đứt rễ.
2.4. Xử lý ra hoa
Sau thu hoạch cần làm các việc sau:
- Bón phân phục hồi và tƣới nƣớc: Sau thu hoạch bón liền khoảng 200g
Urê +100g DAP +20- 30 kg phân chuồn hoai (hoặc 10 kg phân hữu cơ vi sinh)
cho cây 4- 5 tuổi và tƣới nƣớc đều đặn cho cây.
- Tỉa cành & vệ sinh vƣờn: Cắt tỉa đoạn cành đã mang trái (Khoảng 10-
15cm), cành già, cành sâu bệnh, cành nằm bên trong tán, quét vôi hay
Bordeauxe dƣới gốc, phun thuốc trừ sâu bệnh.
21


- Phun trên lá: Sử dụng các loại phân dƣỡng lá có hàm lƣợng N, phun
sƣơng đều tán cây 2- 3 lần (7 ngày / lần) giúp cây phục hồi nhanh, phát triển tốt,
chuẩn bị sức ra hoa.
Hoa cây có múi thuộc loại hoa đơn hay chùm, mọc từ nách lá, thƣờng là
hoa lƣỡng tính

Hình 14: Hoa cam sành

Hoa đa số là tự thụ phấn nhƣng cũng có thụ phấn chéo. Sự thụ phấn chéo
làm tăng năng suất nhƣng trái sẽ có nhiều hạt.
- Đặc tính ra hoa tự nhiên của Cam là sau một thời gian khô hạn, khi gặp
mƣa hoặc nƣớc tƣới thì cây sẽ ra đọt mới đồng thời với nụ hoa.
- Hoa hình thành và phát triển trên cành một năm tuổi.
- Trên cành vƣợt thƣờng ra bông và lá
- Trên cành gỗ già thƣờng ra bông không mang lá.
- Cây còn tơ thƣờng ra hoa không tốt nhƣ cây trƣởng thành.
Dựa vào đặc tính ra hoa sau một thời cho khô hạn và tƣới trở lại
Ngƣời ta sử dụng biện pháp xiết nƣớc tạo khô hạn, kết hợp phun thuốc kích
thích ra hoa.
Kỹ thuật cụ thể gồm các giai đoạn nhƣ sau:
Sau thu hoạch tỉa cành và vệ sinh vƣờn :
- Cắt tỉa đoạn cành đã mang trái (khoảng 10- 15cm), cành già, cành sâu
bệnh, cành nằm bên trong tán, quét vôi hay Bordeaux dƣới gốc, phun thuốc trừ
sâu bệnh, bón phân lần 1 (đạm cao), tùy theo tuổi và sự sinh rƣởng của cây, có
thể căn cứ vào vụ trái năm trƣớc.
- Lá non ra, khi lá già, bón phân lần 2 (Lân cao)
- Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh.
22


- Xiết nƣớc: rút khô nƣớc trong mƣơng vƣờn và ngƣng tƣới để tạo “sốc”
cho cây. Thời gian 15-20 ngày, tùy theo tuổi cây, thời tiết chi phối. Tổng quát
chỉ nên xiết đến khi cây vừa xào lá (lá hơi héo).
- Chỉ nên xiết nƣớc khi vƣờn cây trên 3 năm tuổi để không làm cây kiệt
quệ, mất sức.
- Sau khi xiết, cho nƣớc lại vào trong mƣơng vƣờn đến cách mặt đất 20-
30cm trong vòng 12 giờ, sau đó rút bớt nƣớc ra cách mặt liếp 50 –60cm để
không làm bộ rễ cây bị thiệt hại, gây mất sức cho cây.
- Tƣới nƣớc trở lại vừa phải và bón phân theo khuyến cáo, có 2 cách nhƣ
sau:
Cách 1:
- Ngƣng tƣới và rút cạn nƣớc, khoảng 20 ngày.
- Tƣới lại: 2-3 lần mỗi ngày, liên tục đến ngày thứ tƣ bón phân (tuỳ theo
sinh trƣởng của cây, lƣợng phân là 0,3-0,5 kg phân 20-20-15 và 0,1 kg phân
ure/ cây.
- Sau khi bón phân tƣới mỗi ngày 1 lần.
- Khoảng 7-15 ngày sau cây ra hoa, lúc này cần lƣợng nƣớc vừa phải,
ngày tƣới ngày nghỉ (nếu tƣới nhiều cây cây sẽ ra đọt). Giai đoạn này có thể
phun thêm kali nitrat (nồng độ 0,5-1%)
Cách 2:
- Áp dụng nhƣ cách 1, nhƣng có bồi sình.
- Đầu tiên liếp đƣợc tƣới đẩm.
- Bồi sình một lớp dầy 5cm, rút nƣớc và không tƣới.
- Khoảng 20-25 ngày sau, sình khô (mặt sình nứt nẻ), tƣới trở lại và xử lý
nhƣ cách 1.
Khoanh cành: Có tác dụng làm hãm vận chuyển nhựa trong cây và kích
thích ra hoa, khoanh ở những cành cấp 1, 2. Khoanh tròn một vòng, độ rộng lát
khoanh khoảng 1-2 mm. Khoanh xong dùng nilon quấn kín để tránh bị thối vết
khoanh.
2.5. Xử lý tăng đậu quả và chống rụng trái

2.5.1. Xử lý tăng đậu quả
Muốn thụ phấn tốt, hoa đậu nhiều, hạn chế rụng trái non phải chăm sóc
cây cho sung sức và phun thuốc hổ trợ ra hoa (cần nhất là Bo kết hợp với Canxi.
giúp hoa thụ phấn tốt và cuống hoa, cuốn trái mập & dai)
Rễ cam yếu, hay bị sốc nên khi cây đang ra hoa đậu trái thì không bón
phân. Chỉ bón lại khi cây đang nuôi trái và nên bón là nhiều lần.
Khoanh cành để hạn chế sự rụng quả: trong quá trình phát triển của quả,
cây cam sẽ có các đợt phát lộc, khi phát lộc thì cây sẽ tự rụng quả để dành dinh
23

dƣỡng cho phát triển lộc non, vì vậy cần phải khoanh cành vào giai đoạn cây
phát lộc để hạn chế rụng quả.
Chú ý:
Hoa đang nở rộ thì hạn chế phun thuốc cho cây và tƣới nƣớc giử ẩm
thƣờng xuyên cho cây nhƣng lúc này không đƣợc tƣới phun lên hoa đang nở rộ.
2.5.2 Chống hiện tƣợng rụng trái quá nhiều
Có 2 đợt rụng trái sinh lý trên cây
- Đợt rụng lần thứ nhất, thƣờng xuất hiện khi trái còn nhỏ, bằng ngón tay
út, tức khoảng 3 tuần sau khi đậu. Đặc trƣng của đợt rụng trái này là trái mang
theo cả cuống.
- Đợt rụng trái thứ 2 khi có đƣờng kính trái khoảng 3cm, đặc trƣng là trái
rụng không cuống.
- Hiện tƣợng rụng trái trên cây có múi gần nhƣ là tất yếu. Biện pháp kỹ
thuật quan trọng là bón thúc, bón thúc dƣới gốc (khoảng 100- 200g phân N.P,K
(20- 20- 15) / cây) và phun bổ sung dinh dƣỡng kịp thời trên lá để nuôi trái và
hạn chế rụng.
Chú ý :
Hiện tƣợng khi gặp mƣa nhiều, trái bị vàng, rụng nhiều phần lớn là do
cây nhiều trái, thiếu dinh dƣỡng lại bị “sốc nƣớc” cách khắc phục: tƣới nƣớc
thƣờng xuyên, bón phân gốc đầy đủ và phun ngay thuốc dƣỡng trái.

Nuôi Trái:
Thời kỳ trái nhỏ đến 4- 5 tháng: Thời kỳ này trái to chậm, có nhiều đợt rụng
sinh lý nên cần chăm sóc nhƣ sau:
- Bón phân: bón ít khoảng 100g NPK (20- 20- 15) /cây, 15 ngày /lần và
tƣới đều đặn.
- Phun trên lá: Phân dƣỡng trái có Ca, phun sƣơng đều tán cây, 10 ngày /1
lần để nuôi trái, hạn chế hiện tƣợng rụng trái, khi trái đang lớn. Nên cộng thêm
ProGibb 1 lần và thuốc trừ nhện để hạn chế bệnh da cám trên vỏ trái.
Thời kỳ trái lớn: Thời kỳ này trái bắt đầu”da lƣơn”, tức vỏ trái sần lên,
trái muốn to nhanh thì nung phân cho trái mau lớn mà ít sợ nứt trái. Nên bón
phân nhiều và phun bổ sung trên lá mhƣ sau:
- Bón phân: khoảng 200gNPK 20- 20- 15+50gKCl / cây. 15 ngày / lần và
tƣới đều đặn.
- Phun trên lá: Dƣỡng trái có Ca, phun sƣơng đều tán cây 10 ngày /1 lần.
Nên cộng thêm Progibb 1 lần và thuốc trừ nhện để hạn chế bệnh da cám trên vỏ
trái
*Một số điểm cần chú ý:
Đón và dƣỡng đọt non
Sau khi ra hoa khoảng 4- 6 tháng, cây có ra 1 đợt đọt non, nhất là khi ta
thúc phân, nƣớc cho trái phát triển.
Cần bảo vệ đợt cành non này vì đó là những cành lá cung cấp dinh dƣỡng
nuôi trái và là cành mẹ qua năm sau sẽ cho các cành mang trái.
24

Đợt cành này rất quan trọng, phải nuôi cành đƣợc từ 3, 5- 4 tháng thì sau
này cành sẽ cho đọt non ra hoa đơn ở gần đỉnh ngọn, những hoa này sẽ rất dễ
đậu trái trên cây.
Bảo vệ nhƣ sau: khi thấy cây bắt đầu nhú đọt non thì bón thêm phân gốc
cho cây và phun dƣỡng lá giúp cây ra đọt non đồng loạt.
Khi đọt non đang phát triển, pha thuốc nhƣ: Basutigi, Supracide…cộng với

Dƣỡng trái hoặc Dƣỡng lá, phun 2- 3 lần để phòng trừ sâu vẽ bùa, rầy và nuôi
đọt lá lẫn nuôi trái trên cây.
Tỉa & bao trái :
Mục đích là cho trái to, sáng đẹp, cao cấp và bán đƣợc giá cao. Bao trái
nhằm bảo vệ trái không bị da cám do nhện gây nên, không bị ngài, ruồi hay bọ
xít chích trái. Bao trái còn chống trái cam bị nám.
Cách làm:
Sau giai đoạn rụng sinh lý (khoảng 45 ngày sau đậu), tỉa trái đeo xong
phun thuốc diệt trứng, sâu, nấm có sẵn trên trái. Một ngày sau dùng túi chuyên
dùng (loại 16x20cm dùng bao cam,) bao trái lại, xiết chặt miệng bao nếu bao
trái thì đỡ tiền thuốc sâu bệnh, bao trái nên dùng 1 lần để hạn chế sự lây lan sâu
bệnh và màu sắc bao đã thay đổi nên trái dễ sâu bệnh và không đƣợc đẹp.
Chống hiện tƣợng nứt trái
Thƣờng xuất hiện khi trái đã lớn (nhất là cam), có thể do thiếu nƣớc gặp
nƣớc nhiều đột ngột làm phần ruột lớn nhanh hơn phần vỏ và do vỏ thiếu Ca (có
khi bón N quá nhiều) …Cách khắc phục: Bón cân đối NPK cộng thêm một ít
Ca (NO
3
)
2
, tƣới nƣớc đều đặn cho cây.

25

B. Câu hỏi và bài thực hành
1. Câu hỏi lý thuyết
1.1. Trình bày cách bón và liều lƣợng bón cho cây cam
Tiêu chí
Đánh giá
1- Lƣợng phân bón thời kỳ cây chƣa mang quả

3
2- Lƣợng phân bón thời kỳ cây mang quả
3
3- Cách bón
4
Tổng
10
1.2. Trình bày cách xử lý ra hoa
Tiêu chí
Đánh giá
Bƣớc 1: Cắt tỉa, bón phân
3
Bƣớc 2: Xiết nƣớc
3
Bƣớc 3: Tƣới trở lại và bón phân
4
Tổng
10

2. Bài tập thực hành
2.1 .Thực hiện cách trồng cam
Mục tiêu:
- Về kiến thức: Trình bày đƣợc yêu cầu của cách trồng cây cam
- Về kỹ năng: Thành thạo các bƣớc trồng cây bảo đảm cho sinh trƣởng của cây.
- Về thái độ: Cẩn thận, an toàn khi thực hiện công việc
Điều kiện thực hiện:
Trên vƣờn cây cũng có thể thực hiện trên một mô hình thực hành của cơ
sở (nếu có)
Thời gian thực hiện: 8 giờ
Trình tự các bƣớc và hƣớng dẫn

Bƣớc
Công việc
Thiết bị dụng cụ
Yêu cầu kỹ thuật
1
Đào lỗ trên mô (hố) đã chuẩn
bị sẵn
Cuốc, len
Kích thƣớc lỗ to
hơn bầu cây môt ít
2
Cắt vỏ bầu cây giống
Cây giống
Không làm vỡ bầu
3
Đặt cây

Thẳng
4
Ém đất và cắm cọc giữ cây
Cuốc
Không làm lung
lay khi gió

 Hình thức tổ chức
Chia nhóm thực hiện 6-8 học viên.
Mỗi nhóm thực hiện trên 5-10 cây cam

×