Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Thực trạng nông thôn miền Trung hiện nay.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.54 KB, 9 trang )

1. Giới thiệu
Trải qua một quá trình hình thành về mặt địa lý, xã hội, qua bao nhiêu
năm thăng trầm của lịch sử, dưới sự ảnh hưởng khắc nghiệt của điều kiện tự
nhiên đã hình thành nên con người miền Trung với nhân cách, lối sống, cách
cư xử, tình cảm, ý chí rất riêng.
Khí hậu nóng, khô, là nơi thường xuyên bỏng rát dưới cái nắng gay
gắt và gió lào khô khốc, lại phải gánh thêm những cơn giận dữ của thời tiết
khi hàng năm các cơn bão đi vào nước ta đều đi vào miền Trung. Với điều
kiện khắc nghiệt như thế con người ở đây phải cần cù, cần mẫn, kiên nhẫn
để chế ngự, chịu đựng, thích nghi với thiên nhiên làm giàu cho mình.
Người miền Trung sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước, của
cải làm ra rất khó khăn do đó họ rất quý trọng người lao động, sức lao động.
Tư tưởng chính của người miền Trung trong cuộc sống là “tích tiểu thành
đại”, “ăn chắc mặc bền”. Họ quen sống đạm bạc, đề cao tiết kiệm. Trong sản
xuất họ dựa vào kinh nghiệm là chủ yếu.
Người miền Trung có lối sống đề cao tính cộng đồng, đời sống tuân
theo một nguyên tắc truyền thống, theo một chuẩn mực chung. Ý thức sống
hòa thuận, giữ gìn tình làng nghĩa xóm, giúp đỡ người khác được coi là
chuẩn mực, lương tâm, bổn phận của họ.
Hòa chung với sự phát triển của đất nước, nông nghiệp miền Trung
cũng có sự phát triển đáng kể. Phát triển toàn diện cả trồng trọt, chăn nuôi,
lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Cơ sở hạ tầng cho sản xuất nông nghiệp
và nông thôn được tăng cường, công nghiệp chế biến nông lâm sản tăng. Hệ
thống đê và các công trình phòng chống thiên tai được tăng cường. Đời sống
của các tầng lớp dân cư nông thôn được cải thiện đáng kể, thu nhập bình
quân năm. Kinh tế trang trại phát triển nhanh ở tất cả các vùng đã mang lại
hiệu quả rõ rệt về kinh tế, xã hội và môi trường.
1
2. Thực trạng nông thôn miền Trung hiện nay.
Các tỉnh duyên hải miền Trung chiếm 13,3% diện tích tự nhiên và
10,5% dân số cả nước nhưng chỉ đóng góp được 6,8% tổng sản phẩm quốc


dân (GDP). Mức thu nhập bình quân người chỉ đạt 136 USD/ người năm
nghĩa là chỉ bằng 63,5% mức thu nhập bình quân cả nước (214 USD). Mặc
dù có nhiều tiềm năng cho phát triển kinh tế, nhưng đây vẫn là vùng bị coi là
chậm phát triển kinh tế so với hầu hết các vùng khác trên đất nước Việt
Nam.
Tiềm năng phát triển trồng trọt ở vùng Duyên hải miền Trung thấp so
với chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản biển và ven biển vì vùng này hạn chế
về đất nông nghiệp thích hợp và thiếu nguồn nước ngọt vào mùa khô. Hiện
nay, để phát triển cho miền Trung, chính quyền địa phương và trung ương
đang tập trung vào phát triển ngành công nghiệp và dịch vụ để thay thế. Vì
rừng ở phía tây của vùng đang bị suy giảm thường gây ra thiên tai như xói
mòn đất, bão, lũ lụt, hạn hán..., nên việc tái trồng rừng và phát triển rừng
thương mại đóng vai trò quan trọng và đang được khuyến khích.
Tuy nhiên, hiện nay các tiềm năng sẵn có đó vẫn chưa phát huy được
lợi thế kinh tế vùng miền nói chung khi các tỉnh, thành đều có những ưu thế
nhưng lại không được quy hoạch tổng thể, đang còn tồn tại sự phát triển lao
động sản xuất manh mún và mang tính tự phát.
Khí hậu Trung Bộ có điểm đặc biệt là mùa mưa và mùa khô không
cùng xảy ra vào một thời gian trong năm với mùa mưa và khô của vùng Bắc
Bộ và Nam Bộ. Lại là nơi có khí hậu khắc nghiệt nhất trong cả nước: nắng
nóng mưa nhiều, thiên tai, hạn hán thường xuyên xảy ra làm cho sản xuất
nông nghiệp miền Trung phụ thuộc quá nhiều thiên nhiên, không chủ động
trong sản xuất nên việc phát triển nông thôn từ nông nghiệp ở đây gặp rất
2
nhiều khó khăn. Trong khi đó nông nghiệp là ngành mang lại thu nhập chính
cho đa số người dân trong vùng, nên đói nghèo cứ đeo đuổi dai dẳng miền
Trung. Trên 80% số người nghèo là nông dân và có khoảng 64% số người
nghèo tập trung ở các vùng miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên,
Duyên hải miền Trung. Thực tế cho thấy là, các vùng kinh tế - sinh thái có tỷ
lệ hộ nghèo cao như: Miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên cũng là

những vùng có tỷ lệ số dân nông thôn. Đói nghèo ở Tây Nguyên có tỷ lệ gấp
đôi tỷ lệ trung bình của cả nước Việt Nam và Tây Nguyên được xem là một
trong những vùng nghèo nhất, chỉ sau vùng miền núi Tây Bắc. Trong khi đó,
vùng ven biển miền Trung có tỷ lệ đói nghèo ngang bằng với tỷ lệ chung của
cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo tập trung chủ yếu ở những vùng khó khăn, có nhiều
yếu tố bất lợi như điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, kết cấu hạ tầng thấp kém,
trình độ dân trí thấp, trình độ sản xuất manh mún, sơ khai.
Khả năng đối phó và khắc phục rủi ro của người nghèo rất kém do
nguồn thu nhập thấp, bấp bênh và khả năng tích lũy kém nên họ khó có khả
năng chống chọi với những biến cố xảy ra trong cuộc sống (mất mùa, thiên
tai, mất nguồn lao động, mất sức khỏe,...). Với năng lực kinh tế mong manh
của các hộ gia đình nghèo trong khu vực nông thôn, những đột biến này sẽ
tạo ra những bất ổn trong cuộc sống của họ và tất nhiên người nghèo thì
càng nghèo hơn.
Đa số người nghèo vẫn nghèo, đặc biệt có một bộ phận người nghèo
trở nên ngày càng khó khăn do họ không được quan tâm giúp đỡ vì nhiều lí
do. Vì tài nguyên thiên nhiên và việc làm ở trong vùng rất hạn chế, nên đa số
người nghèo không biết làm thế nào để thoát khỏi cảnh nghèo đói. Hơn nữa,
nhiều người nghèo bị tàn tật và không có khả năng làm việc. Đặc biệt là đối
với người dân tộc ít người, vì họ bị bất lợi về các mặt như mù chữ, không có
3
kinh nghiệm kinh doanh và tập tục canh tác lạc hậu, họ dường như bị lãng
quên trong các làng bản xa xôi hẻo lánh của họ. Đa số các làng dân tộc thiểu
số vẫn ở trong tình trạng nghèo nàn như nhiều thập kỷ trước đây. người
nghèo và người dân tộc là những người dễ bị tổn thương nhất trước những
rủi ro của của nền kinh tế thị trường. Trong khi một vài người trong số họ đã
xoay xở được để thoát khỏi đói nghèo, thì nhiều người khác rơi trở lại điểm
khởi đầu, thậm chí còn nghèo hơn.
Ở nhiều làng ven biển, ngư dân đã vượt qua đói nghèo nhờ chương
trình đánh cá xa bờ của CPVN. Tuy nhiên chương trình đánh cá xa bờ của

CPVN chỉ có thể bền vững khi số lượng tàu đánh cá xa bờ được giới hạn.
Nhiều người dân lo ngại về sự tăng nhanh của số lượng tàu đánh cá xa bờ
hiện nay. Nếu việc quản lý nguồn lợi thuỷ sản yếu kém thì nhiều hộ ngư dân
sẽ lại rơi vào tình trạng đói nghèo. Nên ở miền Trung vấn đề nghèo đói là
vấn đề khó giải quyết.
Mặc dù, trong những năm qua số hộ nghèo đã giảm mạnh, song trên
thực tế công cuộc xóa đói, giảm nghèo còn vô cùng gian nan. Nguy cơ tái
nghèo có thể tăng do tác động của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế
quốc tế; do đầu tư phát triển kinh tế giữa các vùng chưa đồng đều; cơ hội về
việc làm của người nghèo ngày càng khó khăn hơn do đổi mới công nghệ
trong sản xuất, yêu cầu trình độ của người lao động ngày càng cao. Đói
nghèo trở lại là vấn đề luôn rình rập một bộ phận khá lớn số hộ nghèo vừa
vượt khỏi ngưỡng nghèo. Chỉ cần gặp thiên tai, dịch bệnh, đau ốm hoặc biến
động giá cả, thì các hộ này lại dễ rơi vào tình trạng đói nghèo. Mà những
vấn đề đó thường xuyên xảy ra ở nông thôn miền Trung.
Quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn nước
ta đang tác động sâu sắc đến đời sống của người dân nông thôn miền Trung.
4
Đời sống nhân dân được cải thiện cả về vật chất và tinh thần đồng thời cơ
cấu giai cấp xã hội ở nông thôn nói chung và đối với nông dân nói riêng có
biến đổi to lớn. Nông trại gắn liền với sự tập trung lớn ruộng đất để áp dụng
các biện pháp canh tác tiên tiến, sử dụng máy móc đã giải phóng những
người lao động không có khả năng kinh doanh nông nghiệp sang hoạt động
kinh tế khác thích hợp hơn, sử dụng lao động thuê mướn sẽ giảm bớt gánh
nặng dư thừa lao động ở nông thôn, tạo ra sự phân công lao động mới trên
cơ sở chất lượng lao động. Tuy nhiên địa bàn cơ giới hoá còn hẹp, phạm vi
đối tượng cơ giới hoá còn hạn chế trong một vài cây trồng, thuộc ngành
trồng trọt, cơ giới hoá chăn nuôi còn yếu. Vốn đầu tư và giải pháp sử dụng
lao động dư thừa do cơ giới hoá nông nghiệp tạo ra gặp nhiều khó khăn.
Hoạt động của các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong quá trình phát

triển còn gặp khó khăn về nhiều mặt như vốn, nguyên liệu, công nghệ, đến
thị trường tiêu thụ. Vốn của các cơ sở tiểu thủ công nghiệp còn ít, chủ yếu là
vốn tự có, khả năng vay vốn ít vì có nhiều trở ngại. Nguyên liệu không ổn
định và có chiều hướng khan hiếm dần, vì nguồn khai thác cạn kiệt dần.
Việc tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho các làng nghề là một vấn đề thời sự
cần được đặt ra. Ngoài ra, vấn đề công nghệ thiết bị của các ngành nghề
chậm được đổi mới ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng, chất lượng và giá
trị sản phẩm. Việc đổi mới thiết bị công nghệ gặp trở ngại là thiếu vốn và tổ
chức sản xuất nhiều nghề chưa ổn định về đầu ra. Nhiều công trình thuỷ lợi
bị xuống cấp, cần được sửa chữa, tu bổ. Đường giao thông trong nông thôn
còn thiếu và đặc biệt là chất lượng kém. Không ít nơi do thiếu đường giao
thông mà nông sản bị ứ đọng, không vận chuyển đến nơi tiêu thụ được. Mặt
khác cnh-hđh đã tạo số lượng sản phẩm lớn nhưng giá cả nông sản quá thấp
so với sức lao động và tiền vốn bỏ ra tạo ra nạn ứ thừa sản phẩm nông
5

×