Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Thực trạng và giải pháp của nhà nước trong việc phát triển nền kinh tế nông thôn nước ta hiện nay.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.76 KB, 18 trang )

A. LỜI MỞ ĐẦU
Là một quốc gia có nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp (với 80% dân số
làm trong nông nghiệp), nằm trong nhóm các nước dang phát triển và thuộc
trong số các nước nghèo trên thế giới .Với gần 70% dân số sống ở khu vực
nông thôn, phát triển kinh tế nông thôn được xem là yếu tố quan trọng nhất
đảm bảo cho sự phát triển bền vững của quốc gia. Trong khi đó cơ sở hạ tầng
còn thấp kém, sản xuất nông nghiệp hay gặp rủi ro, hệ số doanh lợi thấp hơn
so với các ngành khác, dân trí chưa phát triển theo kịp với yêu cầu của thị
trường vì vậy sức hấp dẫn của nông dân đối với các nhà đầu tư trong và ngoài
nước thấp.lượng vốn từ thành thị về nông thôn đang đứng trước thử thách
tương đối nhiều mặt: vốn, kĩ thuật, cơ sở hạ tầng…nếu không được giải quyết
căn bản thì nông nghiệp , nông thôn và nông dân sẽ càng có nguy cơ tụt hậu
xa so với thành thị.
Thực hiện đường lối đổi mới do đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, gần
20 năm qua nông nghiệp va kinh tế nông thôn đã có sự phát triển mạnh mẽ
đạt được những két quả quan trọng trên các mặt kinh tế, xã hội, văn hoá,đời
sống cộng đồng góp phần nâng cao vai trò, vị trí và sức cạnh tranh của nền
kinh tế, giữ vững ổn định chính trị-xã hội ở nông thôn cả nước, tạo tiền đề để
tăng tốc độ phát triển kinh tế và đẩy mạnh công nghiệp hoá-hiện đại hoá.
Nội dung đề án gồm 2 phần:
Phan 1:Những vấn đề lí luận của vai trò nhà nước trong việc phát triển
nền kinh tế nông thôn.
Phần 2:Thực trạng và giải pháp của nhà nước trong việc phát triển nền
kinh tế nông thôn nước ta hiện nay.
1 1
B. NỘI DUNG
PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA VAI TRÒ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VIỆC
PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN
I. VAI TRÒ CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN TRONG PHÁT
TRIỂN KINH TẾ QUỐC DÂN
1. Quan niệm về nông nghiệp, nông thôn


- Nông thôn: Là khái niệm dùng để chỉ một địa bàn mà ở đó sản xuất
nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, nông thôn có thể được xem xét trên nhiều
góc độ về kinh tế, chính trị, văn hoá…Nông thôn không đơn thuần là khu vực
xã hội mà cũng là khu vực kinh tế - kinh tế nông thôn trong địa bàn nông thôn
ngoài nông nghiệp cũng có công nghiệp dịch vụ thường gọi là các hoạt động
phi nông nghiệp.Việc phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn đồng thời
cũng là tăng tỷ lệ hoạt động phi nông nghiệp.
- Kinh tế nông thôn: là một khu vực của nền kinh tế gắn liền với địa bàn
nông thôn, kinh tế nông thôn vừa mang những đặc trưng chung của nền kinh
tế về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, về cơ chế kinh tế… vừa có
những đặc điểm riêng gắn liền với nông nghiệp và nông thôn. Xét về mặt kinh
tế nông thôn có thể bao gồm nhiều ngành: nông nghiệp, lâm nghiệp, tiêu thụ
công nghiệp,dịch vụ...nhưng nếu xét về mặt kinh tế xã hội kinh tế nông thôn
cung bao gồm nhiều thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế hộ gia đình,
kinh tế tập thể …xét về không gian lãnh thổ bao gồm các vùng chuyên canh
và vùng độc canh…
-Nông nghiệp: Theo nghĩa hẹp nó là ngành sản xuất ra của cải vật chất
mà con người phải dựa vào quy luật sinh trưởng của cây trồng vật nuôi đã rạo
ra sản phẩm như lương thực, thực phẩm. Nông nghiệp theo nghĩa rộng còn
bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp.
2 2
Như vậy: Nông nghiệp là ngành sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào tư
nhiên. Nông nghiệp cũng là ngành sản xuất có năng suất lao động thấp, là
ngành sản xuất mà việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ còn gặp nhiều
khó khăn vì thế nông nghiệp cần được nhà nước quan tâm hơn nữa để không
còn hiện tượng đựơc mùa mà thu nhập của nông dân không tăng. Nêu trường
hợp này vẫn bị xảy ra liên tục trong nhiều mùa sẽ làm mất đi động lực phat
triển của nông nghiệp.
2. Vai trò của nông nghiệp, nông thôn
- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho xã hội.

Đây là một nhu cầu thiết yếu của con người không thể thiếu lương thực,
thực phẩm.sự phỏt triển của nông nghiệp có ý nghĩa quam trọng là cơ sở phát
triển các mặt khác của đời sống xã hội.
- Cung cấp nguyên liệu đi phát triển công nghiệp nhẹ
Nhưng ngành công nghiệp nhẹ: chế biến lương thực, thực phẩm, công
nghiệp dệt.Tăng trưởng của các nganh công nghiệp nhẹ phụ thuộc vào tăng
trưởng của số lượng nguyên liệu.
- Cung cấp một phần vốn để công nghiệp hoá.
Vốn có vai trò cực kì quan trọng trong việc đẩy mạnh công nghiệp hóa
hiện đại hoá đất nước. Là một nước nông nghiệp do vậy phat triển kinh tế
nông thôn sẽ gúp phần tăng thêm đồng vốn cho đất nước.
-Nông nghiệp, nông thôn là thị trường quan trọng của các ngành công
nghiệp và dịch vụ.
Nước ta là nước nông nghiệp lạc hậu nông nghiệp, nông thôn phần lớn
tập trung lao động, dân cư do đó đây là thị trường quan trọng của công nghiệp
và dịch vụ. Nông nghiệp nông thôn càng phát triển thì nhu cầu về hàng hoá,
tư liệu sản xuất như: thiết bị nông nghiệp, điện năng, phân bón… càng tăng.
3 3
Mặt khác sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn làm cho mức sống, mức
thu nhập của dân cư nông thôn càng tăng lên. Nhu cầu về sản phẩm công
nghiệp ti vi, tủ lạnh, xe máy… và nhu cầu dịch vụ, văn hoá, y tế, giáo dục…
cũng tăng hơn.
- Phát triển nông nghiệp, nông thôn là cơ sở ổn định kinh tế, chính trị,
xã hội.
Phát triển kinh tế nông thôn là cơ sở ổn định để phát triển nền kinh tế
quốc dân. Thực tiễn phát triển kinh tế từ tình trạng lạc hậu đến văn minh và
tiến bộ ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đã cho thấy: Kinh tế nông thôn với
nội dung kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp bao gồm: trồng trọt, chăn
nuôi, nghề rừng và thuỷ sản ở giai đoạn đầu khi công nghiệp và đô thị còn
chưa phát triển đã giữ vị trí bao trùm. Song cùng với sự gia tăng mức độ công

nghiệp hoá và đô thị hoá nền kinh tế, kinh tế nông thôn dần thu hẹp cả về nội
dung sản xuất nông nghiệp và không gian lãnh thổ. Hoạt động nông nghiệp dã
có hàng nghìn năm kể từ khi con người từ bỏ săn bắn hái lượm tự nhiên để kiế
sống.
Vì vậy lịch sử phát triển sản xuất nông nghiệp là lâu đời, chứa đựng
nhiều yếu tố truyền thống, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ với các điều kiện tự
nhiên như: đất dai, môi trường sinh thái và đặc điểm sinh học của cây trồng,
vật nuôi. Tuy nhiên, các điều kiên này lại rất khác nhau giữa các vùng, làm
cho tính chất của sản xuất vừa có điểm giống nhau lại vừa có điểm rất khác
nhau giữa các vùng lãnh thổ. Đặc điểm trên đây giải thích tại sao kinh tế nông
thôn mang tính bảo tồn rất cao, khó thay đổi những phương pháp sản xuất
truyền thống mặc dù trong những điều kiện nhất định đã tự thể hiện tính lỗi
thời.
Lý luận và thực tế đã chứng minh rằng nông nghiệp đóng vai trò to lớn
trong phát triển kinh tế. Trừ một vài ngoại lệ có tính đặc thù rất cao, hầu hết
4 4
các nước đã phải dựa vào sản xuất nông nghiệp để tạo ra một sản lượng lương
thực cần thiết, đủ nuôi sống dân tộc mình vào tạo nền tảng cho các ngành các
hoạt động kinh tế khác phát triển.
Từ những chứng minh trên ta đã có thể thấy rõ sự quan trọng của việc
phát triển kinh tế nông thôn mỗi quốc gia, đặc biệt là với một nước nông
nghiệp như Việt Nam thì việc thúc đẩy kinh tế nông thôn càng quan trọng hơn
nó quyết định sự phát triển kinh tế, sự giàu mạnh của đất nước.
II. VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ NÔNG
THÔN
Trong quản lí nhà nước, quản lí nhà nước giữ về kinh tế quan trọng, bởi
vì lịch sử phát triển kinh tế thế giới đó khẳng định rằng không khi nào và
không ở đâu có nhà nước phi kinh tế, đứng bên trên hay bên ngoài kinh tế.
Các hoạt động của nhà nước đều hoặc tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm sự vận
động của nền kinh tế: mặt khác bất cứ nhà nước nào cũng có vai trò quản lí

nền kinh tế quốc dân thông qua các công cụ quản lí và can thiệp bằng hệ
thống thể chế, chính sách để điều khiển nền kinh tế sao cho nền kinh tế tự
thân vận động nhằm đạt tới mục tiêu mong muốn và theo quỹ đạo đó lựa
chọn. Điều khác nhau cơ bản giữa các quốc gia là nhà nước quản lý nền kinh
tế như thế nào về hình thức, mức độ can thiệp, điều tiết ra sao, và đến đều là
hợp lý và thoả mãn được các yêu cầu để đạt tới mục tiêu đã đặt ra. Thực tiễn
cũng đã chứng minh rằng không có một mô hình quản lí nào đúng cho mọi
quốc gia, vì vây mỗi nước phải căn cứ vào các điều kiện cụ thể về kinh tế,
chính trị xã hội, điều kiện cụ thể về các nguồn lực để lựa chọn các giải pháp
phát triển hữu hiệu nhất cho nước mình va đua ra nhung chinh sỏch phu hop.
1. Những chính sách ruộng đất.
Đối với nông nghiệp, nông thôn thì ruộng đất là quan trọng nhất đối với
người dân. Vì vậy để phát triển được nông nghiệp, nông thôn thì Nhà nước
5 5
cần phải có những chính sách khuyến khích nông dân thực hiện "dồn điền,
dồn thửa" và tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi mục đích sử dụng
đất theo quy định của pháp luật.
2. Chính sách đầu tư
Sản xuất trong nông nghiệp đạt hiệu quả cao thì cơ sở vật chất phục vụ
cho quá trình sản xuất phải đầy đủ, mà đối với nông nghiệp nông thôn việc
xây dựng công trình thuỷ lợi, hệ thống giao thông, hệ thống cung cấp điện…
vượt ra ngoài khả năng do vậy Nhà nước nên có chính sách đầu tư hỗ trợ cho
nông nghiệp, nông thôn nhằm phát triển một cách tổng thể.
3..Chính sách đào tạo cho lao động ở nông thôn
Ngày nay là thời đại của khoa học công nghệ vì vậy để áp dụng được
những biện pháp khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất buộc người lao động
phải nâng cao trình độ khoa học kĩ thuât do vay nhà nước cần có nhưng chinh
sách đào tạo lao động nhằm mục tiêu tăng năng suất lao động,
4.Chính sách phát triển thị trường nông thôn
Bằng cách mở rông thị trường buôn bán ở nông thôn, tăng khả năng

xuât khẩu lương thực thực phẩm, mở rông các thị trường buôn bán.
5. Chính sách cơ sở hạ tầng
Xây dưng thêm các trung tâm buôn bán giao dịch phục vụ cho quá trình
trao đổi hàng hóa của người dân trong và ngoài nước. Đông thời nâng cấp
nhưng công trình đã lâu năm.
6. Chính sách khoa học - công nghệ
Vì nước ta còn nghèo nên việc tiếp cận với khoa học công nghệ thông
tin ứng dụng vào sản xuất phát triển nông nghiệp còn thấp. Do vậy phát triển
nong nghiệp, nông thôn cần sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc đưa ứng dụng
khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Những chính sách đó sao cho
6 6
phù hợp với yêu cầu sản xuất từng vùng, địa phương ngoài ra còn phải xuất
phát từ những nhu cầu thị trường thế giới
7. Chính sách xã hội
Kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển tạo điều kiện phát triển văn
hoá - xã hội đồng thời sự phát triển của cơ chế thị trường làm nảy sinh các
vấn đề xã hội: dư thừa lao động, phân hoá giàu nghèo, tệ nạn xã hội…
Do vậy Nhà nước cần phải có những chính sách hạn chế vấn đề xã hội,
… Đẩy mạnh phát triển hoạt động văn hóa nông thôn, phát triển y tế, giáo
dục.
7 7

×