Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đề+ĐA kiểm tra HKI môn Văn 12 năm học 10-11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.42 KB, 2 trang )

SỞ GD & ĐT THANH HÓA
TRƯỜNG THPT NGA SƠN
ĐỀ THI HỌC KỲ I - KHỐI 12
Năm học: 2010 - 2011
Môn: Ngữ Văn
Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian phát đề).
Đề bài:
Câu 1( 2 điểm).
Đặc điểm phong cách nghệ thuật của nhà thơ Xuân Quỳnh, Thanh Thảo?
Câu 2 ( 8 điểm).
Trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu có đoạn:
“ Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời đã ca vang núi đèo
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa…”
(Trích SGK Ngữ văn 12- Nhà XBGD năm 2007, trang 111)
Anh(chị) hãy phân tích đoạn thơ trên.
Hết
SỞ GD & ĐT THANH HÓA
TRƯỜNG THPT NGA SƠN
ĐỀ THI HỌC KỲ I - KHỐI 12
Năm học: 2010 - 2011
Môn: Ngữ Văn
Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian phát đề).
Đề bài:


Câu 1( 2 điểm).
Đặc điểm phong cách nghệ thuật của nhà thơ Xuân Quỳnh, Thanh Thảo?
Câu 2 ( 8 điểm).
Trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu có đoạn:
“ Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời đã ca vang núi đèo
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa…”
(Trích SGK Ngữ văn 12- Nhà XBGD năm 2007, trang 111)
Anh(chị) hãy phân tích đoạn thơ trên.
Hết

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I- KHỐI 12
Năm học 2010-2011
Môn:Ngữ văn
Câu 1(2 điểm) Đây là dạng đề kiểm tra kiến thức về phong cách nhà thơ đề nghị học sinh cần phải
nếu chính xác.
-Phong cách thơ Xuân Quỳnh: .(1đ)
Là tiếng lòng của một tâm hồn người phụ nữ, vừa hồn nhiên vừa tươi tắn, vừa chân thành đằm
thắm và luôn da diết trong hạnh phúc bình dị đời thường.
-Phong cách thơ Thanh Thảo (1đ)
+ Thơ Thanh Thảo là tiếng nói của người tri thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời
đại.
+Ông muốn cuộc sống phải được cảm nhận và thể hiện ở bề sâu nên luôn khước từ lối biểu đạt dễ

dãi; đào sâu vào cái tôi nội cảm, tìm kiếm những cách biểu đạt mới qua hình thức câu thơ tự do,
giải phóng mọi ràng buộc nhằm mở đường cho một cơ chế liên tưởng phóng khoáng, xoá những
khuôn sáo bằng những nhiệp điệu bất thường, đem đến cho thơ một mĩ cảm hiện đại bằng hệ thống
hình ảnh và ngôn từ mới mẻ.
Câu 2(8điểm):
1) Yêu cầu về kỹ năng:
- HS biết cách phân tích một đoạn thơ trữ tình.
- Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn dạt tốt, không mắc lỗi dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
2) Yêu cầu về kiến thức : Trên cơ sở hiểu biết về nhà thơ Tố Hữu và hoàn cảnh sáng tác của bài
“Việt Bắc”, HS phát hiện, phân tích những thủ pháp nghệ thuật trong đoạn thơ để làm rõ giá trị nội
dung đoạn trích.
- Về nội dung: Cần đạt các ý chính sau:
+ Là tình cảm nhớ thương sâu nặng của người ra đi với nhân dân Việt Bắc trong kháng chiến.
+ Nhân dân đã “đồng cam cộng khổ” với cách mạng để dành thắng lợi trên cả ba mặt trận:
Chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Đó là một tình cảm đặc biệt của quân-dân cá nước;
một nhân dân anh hùng
- Về nghệ thuật:
+ Nhà thơ sử dụng lối đối-đáp DG, thể thơ lục bát quen thuộc như ca dao.
+ Điệp từ “nhớ” gắn liền với những hình ảnh, sự việc cụ thể, có tác dụng xoáy sâu vào lòng
người những nghĩa tình sâu nặng của nhân dân.
3) Biểu điểm:
- Điểm 8-7: Về cơ bản thí sinh đạt được những yêu cầu trên.
- Điểm 6-5: Ý đúng nhưng kỹ năng phân tích chưa sâu.
- Điểm 4-3: Diễn ý chung chung, chưa biết phân tích thơ. Diễn đạt còn lủng củng, mắc nhiều
lỗi chính tả, dùng từ ngữ
- Điểm 2-1: Viết vài dòng chiếu lệ.

Hết

×