Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm ở các làng nghề thủ công mỹ nghệ xã Yên Tiến, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (617.3 KB, 104 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

________________

***

__________________

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI
GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM Ở CÁC LÀNG NGHỀ THỦ
CÔNG MỸ NGHỆ XÃ YÊN TIẾN, HUYỆN Ý YÊN, TỈNH NAM ĐỊNH
Tên sinh viên : HOÀNG THỊ HUYỀN
Chuyên ngành đào tạo : KINH TẾ
Lớp : K56KTPT
Niên khóa : 2011 – 2015
Giảng viên hướng dẫn : ThS. NGUYỄN THỊ MINH THU
:TRẦN HƯƠNG GIANG
HÀ NỘI - 2015
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội
dung nghiên cứu và kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa hề
được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận
này đã được cảm ơn và các thông tin được trích dẫn trong khóa luận này đã
được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả khóa luận
Hoàng Thị Huyền
i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này, tôi
đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể và cá nhân.
Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn đến những cá nhân và tập thể đó.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Minh
Thu và cô Trần Hương Giang , người đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và
Phát triển nông thôn đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên
cứu để hoàn thành khóa luận này.
Xin cảm ơn tập thể Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Ý Yên,
UBND và người dân các thôn trong xã Yên Tiến, huyện Ý Yên, tỉnh Nam
Định đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập tài liệu để nghiên
cứu khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới những người han và bạn bè đã cùng chia
sẻ những khó khăn, động viên và tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu để hoàn
thành khóa luận.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ của tập thể,
người han và bạn bè đã dành cho tôi!
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Sinh viên
ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN

Sự phát triển của làng nghề đã giúp xóa đói giảm nghèo, giải quyết
công ăn việc làm cho người dân trong xã cũng như ngoài xã lúc nông nhàn,
tăng mức thu nhập và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương
theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa theo chủ trương của Nhà nước.
Bên cạnh những thành tựu về mặt kinh tế thì sự phát triển làng nghề đã và
đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt cảnh quan sinh thái.

Để sự phát triển của làng nghề theo hướng phát triển bền vững thì cần
có những giải pháp mang tính chất thiết thực để giải quyết được những vấn
đề còn tồn tại trong làng nghề. Nhận thức được tầm quan của môi trường và
những tác hại mà con người gây ra cho môi trường thì chính quyền địa
phương và người dân nơi đây đã và đang cố gắng thực hiện các giải pháp
nhằm giảm thiểu tình trạng ONMT trên địa bàn toàn xã. Như vậy tình trạng
ONMT đang ở mức độ nào, họ đã áp dụng những biện pháp gì cải tạo MT và
những biện pháp đó có hiệu quả hay không? Để giải đáp câu hỏi tôi tến hành
nghiên cứu đề tài: “Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm ở các làng nghề thủ công
mỹ nghệ xã Yên Tiến, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.”
Mục tiêu của đề tài là phân tích, đánh giá thực trạng ô nhiễm môi
trường và một số giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm tại xã Yên
Tiến. Từ đó đề xuất bổ sung và hoàn thiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm
môi trường tại các làng nghề.
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu;
Phương pháp thu thập thông tin, số liệu: Đề tài sử dụng phương pháp
điều tra hộ, phỏng vấn theo phiếu điều tra;
Phương pháp phân tổ thống kê, mô tả, so sánh để phân tích số liệu đã
thu thập được.
iii
Do hoạt động sản xuất tại làng nghề còn mang tính nhỏ lẻ, tự phát,
công nghệ sản xuất lạc hậu làm cho hiệu quả sử dụng nguyên liệu thấp, mặt
bằng sản xuất chật hẹp lại cùng nơi sinh hoạt của gia đình nên môi trường
ngày càng bị ô nhiễm hơn.
Môi trường làng nghề ngày càng ô nhiễm trầm trọng nhất là môi
trường không khí. Để SX ra được một SP hoàn chỉnh thì hầu hết các khâu SX
đều gây ONMT không khí với lượng bụi, tiếng ồn lớn. Nguồn nước thải từ
SX cũng như từ hoạt động sinh hoạt của con người thải trực tiếp vào MT
không qua bất kỳ hệ thống xử lý là yếu tố gây ra ONMT nước, đất.

ONMT làng nghề là nguyên nhân làm bệnh tật gia tăng, tuổi thọ của
con người có xu hướng giảm. Các loại bệnh phổ biến nhất mà người dân hay
gặp chủ yếu là bệnh hô hấp, đau đầu, đau mắt và tai nạn nghề nghiệp.
Nhận thức được vấn đề này, chính quyền địa phương cũng như người
dân đã và đang cố gắng thực hiện các giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng
ONMT trong khu vực làng nghề. Các giải pháp cụ thể: Ban hành các quy
chế, quy định về BVMT trên địa bàn toàn xã, quy hoạch các khu công
nghiệp, hệ thống cơ sở hạ tầng cho BVMT, giáo dục BVMT.
Tuy nhiên công tác BVMT tại xã còn tồn tại những bất cập như các
văn bản pháp luật BVMT làng nghề còn thiếu và chưa cụ thể, việc quy hoạch
khu công nghiệp còn nhiều tồn tại, cơ sở vật chất kỹ thuật tại doanh nghiệp,
cơ sở SX ngày càng gây ô nhiễm, công tác thu gom xử lý chất thải chưa hợp
lý, tuyên truyền, giáo dục BVMT còn mang nặng tính hình thức.
Để giảm thiểu mức độ ONMT tại các làng nghề thì cần áp dụng tổng
thể các giải pháp như tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống chính sách pháp luật, tăng
cường công tác thanh tra giám sát chất lượng môi trường, tổ chức lại việc thu
gom rác, tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền.
iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN iii
iii
MỤC LỤC v
DANH MỤC BẢNG viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ x
DANH MỤC VIẾT TẮT xi
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN II: CƠ SỞ LÍ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ 4
2.1 Cơ sở lí luận 4
2.1.1 Làng nghề với phát triển kinh tế xã hội của nông thôn 4
2.1.2 Những vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề 12
2.1.3 Những nhân tố tác động đến môi trường làng nghề 17
2.1.4 Những giải pháp giảm thiểu ô nhiễm làng nghề 20
2.2 Cơ sở thực tiễn 24
v
2.2.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới 24
2.2.2 Kinh nghiệm của Việt Nam 26
2.2.3 Chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước về ô nhiễm môi trường 28
2.2.4 Tổng quan các tài liệu liên quan 29
PHẦN III : ĐẶC ĐIỂM ĐIA BÀN
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 31
3.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên 31
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 33
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43
3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu 43
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin số liệu 44
3.2.3 Phương pháp tổng hợp số liệu 45
3.2.4 Phương pháp phân tích thông tin 45
3.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 46

PHẦN IV : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 46
4.1Thực phát triển nghề thủ công mỹ nghệ ở xã Yên Tiến 46
4.1.1 Khái quát lịch sử phát triển nghề thủ công mỹ nghệ ở xã Yên Tiến 46
4.1.2 Thực trạng sản xuất của các làng nghề trong xã Yên Tiến 48
4.2 Thực trạng ô nhiễm làng nghề 57
4.2.1 Hiện trạng ô nhiễm môi trường 58
4.2.2 Hậu quả của ô nhiễm môi trường 64
4.2.3 Các giải pháp đã được thực hiện tại địa phương để giảm thiểu ô nhiễm môi trường 67
4.2.4 Những tồn tại trong công tác thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường
tại các làng nghề 70
4.3 Yếu tố ảnh hưởng đến giảm thiểu ô nhiễm làng nghề 74
4.4 Giải pháp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các làng nghề 76
vi
4.4.1. Giải pháp quản lý 76
4.4.2 Quy hoạch không gian sản xuất làng nghề gắn với bảo vệ môi trường 77
4.4.3. Áp dụng các công cụ quản lý BVMT làng nghề 77
PHẦN V : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 81
5.1 KẾT LUẬN 81
5.2 KIẾN NGHỊ 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
PHỤ LỤC 86
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Các yếu tố đặc thù về điều kiện tự nhiên
năm 2013 của xã Yên Tiến 32
Bảng 3.2. Tình hình sử dụng đất đai của xã từ năm 2011 – 2015 33
Bảng 3.3: Tình hình dân số, lao động của xã Yên Tiến (2011-2013) 36
Bảng 3.4 Các công trình của xã năm 2014 40
Bảng 3.5: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã Yên Tiến (2011-2013) 41
Bảng 3.6: Số lượng mẫu điều tra tại các địa bàn nghiên cứu 43

Bảng 3.7: Dự kiến thu thập thông tin thứ cấp 44
Bảng 4.1: Tình hình vốn đầu tư của các hộ 49
Bảng 4.2 Tình hình sử dụng vốn bình quân của 1 hộ sản xuất tại xã Yên Tiến (năm 2014)49
Bảng 4.3: Nguồn lao động làm nghề của xã Yên Tiến (2011-2013) 51
Bảng 4.4 Thu nhập bình quân của lao động nghề thủ công mỹ nghệ xã Yên Tiến năm 2013
53
Bảng 4.5: Số lượng sản phẩm mỹ nghệ của xã Yên Tiến (2011-2013) 55
Bảng 4.6 Các dạng chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất 57
Bảng 4.7 Các chất thải chính phát sinh trong quá trình làm sơn mài 58
Bảng 4.8 Đánh giá của người dân về lượng bụi, tiếng ồn trong không khí 60
Bảng 4.9 Đặc tính nước thải tại xã 61
Bảng 4.10 Đánh giá của người dân về chất lượng nước 62
Bảng 4.11. Đánh giá của người dân về màu, mùi nước ao trong xã 63
Bảng 4. 12 Một số chỉ tiêu nước ngâm tre, nứa tại Yên Tiến 63
Bảng 4.13 Tình hình khám chữa bệnh của người dân
trong toàn xã qua 2 năm 65
Bảng 4.14 Đánh giá của người dân về sự ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến sức
khỏe cộng đồng 66
Bảng 4.14: Cơ sở hạ tầng xử lý chất thải của xã 68
viii
Bảng 4.15. Số đợt dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm 70
Bảng 4.16. Đánh giá của người dân về dịch vụ thu gom rác thải 73
Bảng 4.17 Trình độ văn hóa của người dân trong xã 75
Bảng 2.18 Trình độ kỹ thuật ở các làng nghề 75
ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Phân loại làng nghề Việt Nam theo ngành nghề sản xuất 8
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ các làng nghề có các dịch vụ xã hội trong tổng số các làng nghề
được khảo sát 9
Biểu đồ: 4.1 Cơ cấu tình hình sử dụng vốn bình quân của 1 hộ năm 2010 và

năm 2014 50
Biểu đồ 4.2: Thông tin về nguồn lao động tại xã Yên Tiến (2011-2013) 52
Biểu đồ 4.3: Môi trường không khí dưới sự đánh giá của người dân 61
x
DANH MỤC VIẾT TẮT
ONMT : Ô nhiễm môi trường
MT : Môi trường
BVMT : Bảo vệ môi trường
CTR : Chất thải rắn
NN : Nông nghiệp
TR : Trung bình
TT – CN : Tiểu thủ công nghiệp
TM – DV : Thương mại dịch vụ
SX : Sản xuất
SX – KD : Sản xuất kinh doanh
SX – DV : Sản xuất dịch vụ
SP : sản phẩm
XH : Xã hội
KT – XH : Kinh tế xã hội
KT – VH – XH : Kinh tế văn hóa xã hội
CNH – HDH : Công nghiệp hóa hiện đại hóa
UBND : Uỷ ban nhân dân
xi
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Làng nghề ở nước ta đã tồn tại và phát triển từ rất lâu chủ yếu là các
làng nghề thủ công. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ không chỉ những vật dụng
sinh hoạt hằng ngày mà nó còn là tác phẩm nghệ thuật biểu trưng của nền văn
hóa dân tộc, thể hiện trình độ phát triển kinh tế, trình độ dân trí của dân tộc.
Các làng nghề truyền thống không chỉ đơn thuần sản xuất những sản phẩm

mà còn là nơi lưu giữ những tinh hoa nghệ thuật và kỹ thuật truyền từ đời này
sang đời khác, với những sản phẩm bản sắc riêng nhưng lại tiêu biểu độc đáo
cho cả dân tộc Việt Nam.Theo số liệu thống kê của Hiệp hội làng nghề Việt
Nam năm 2009 số lượng làng nghề miền Bắc phát triển hơn, chiếm gần 70%
số lượng các làng nghề trong cả nước (2.200 làng nghề), với sự tham gia
đông đảo của lực lượng lao động nông thôn mang lại nguồn thu nhập đáng kể
cho nhân dân góp phần xóa đói giảm nghèo, nhờ đó mà nhân dân ta nhiều nơi
thoát ra khỏi cảnh nghèo đói và vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê
hương. Sản phẩm từ các làng nghề không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
trong gia đình, trong vùng, trong nước, mà còn là nguồn hàng xuất khẩu ra
nhiều nước trên thế giới thu lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Tuy nhiên
bên cạnh những mặt tích cực trên các làng nghề cũng đang phải đối mặt với
tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, các cơ sở sản xuất
thải thẳng chất thải vào môi trường, mức độ ô nhiễm vượt nhiều lần so với
mức độ cho phép. Bệnh tật của người dân ngày càng tăng, tuổi thọ của người
dân trong làng nghề ngày càng giảm đi và thấp từ 5- 10 tuổi so với người
không ở làng nghề. Ô nhiễm môi trường kéo theo các bệnh như: tim mạch,
bệnh ngoài da, hô hấp, ung thư …
Xã Yên Tiến, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định là một trong các xã có làng
nghề sơn mài, đồ gỗ mỹ nghệ rất phát triển. Sự phát triển của làng nghề đã
1
giúp xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Cũng giống như bao làng nghề khác ngoài những thành tựu về kinh tế thì
làng nghề đã và đang gây ra tình trạng ô nhiễm trầm trọng như ô nhiễm tiếng
ồn, không khí, đặc biệt là nguồn nước. Chính quyền và người dân nơi đây đã
và đang cố gắng thực hiện các giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm
môi trường đang ở mức độ nào đó và họ đã áp dụng những biện pháp gì vào
cải tạo môi trường? Các biện pháp đó đã thực sự hiệu quả chưa? Có cần thiết
áp dụng các biện pháp khác nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường hay

không? Để trả lời cho câu hỏi trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“Giải pháp
giảm thiểu ô nhiễm ở các làng nghề thủ công mỹ nghệ xã Yên Tiến,
huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định”.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường và các giải pháp
giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại khu vực Yên Tiến - Ý Yên - Nam Định từ
đó đề xuất, bổ sung và hoàn thiện nâng cao các giải pháp nhằm giảm thiểu
tình trạng ô nhiễm môi trường.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
 Hệ thống hóa cở sở lý luận và thực tiễn về làng nghề, ô nhiễm làng
nghề, và các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
 Thực trạng ô nhiễm môi trường tại làng nghề xã Yên Tiến, Ý Yên,
Nam Định, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giảm ô nhiễm môi trương
làng nghề.
 Đề xuất bổ xung và hoàn thiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi
trường tại Yên Tiến, Ý Yên, Nam Định.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng ô nhiễm môi trường ở địa bàn nghiên cứu như thế nào.
- Công tác quản lý môi trường ở đó như thế nào.
2
- Những yếu tố làm hạn công tác quản lý môi trường tại địa bàn nghiên cứu.
- Những biện pháp nào làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong thời
gian tới.
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến ô nhiễm môi trường
làng nghề tại các làng nghề thủ công mỹ nghệ trên địa bàn xã Yên Tiến, Ý
Yên, Nam Định.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

1.4.2.1 Phạm vi không gian
- Đề tài được nghiên cứu tại xã Yên Tiến, Huyện Ý Yên Nam Định và
một số địa bàn liên quan. Một số nội dung nghiên cứu tại các hộ dân, cơ sở sản
xuất doanh nghiệp ,cơ quan chính quyền địa phương trên địa bàn liên quan.
1.4.2.2 Phạm vi thời gian
- Dữ liệu thứ cấp phục cho nghiên cứu thu thập từ năm 2010-2013.
- Dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu này được khảo sát từ năm 2015.
- Các giải pháp đề x uất cho giai đoạn 2015-2020.
1.4.2.3 Phạm vi nội dung
Đề tài tập trung làm rõ : Thực trạng ô nhiễm môi trường tại xã Yên
Tiến , những hạn chế, các yếu tố ảnh hưởng, các giải pháp giảm thiểu ô
nhiễm môi trường.
3
PHẦN II: CƠ SỞ LÍ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ
2.1 Cơ sở lí luận
2.1.1 Làng nghề với phát triển kinh tế xã hội của nông thôn
2.1.1.1 Khái niệm và tiêu chí công nhận làng nghề
 Khái niệm: Làng nghề
Có nhiều ý kiến đưa ra về khái niệm làng nghề. Theo Trần Minh Yến
khái niệm làng nghề bao gồm những nội dung sau:
- Làng nghề là một thiết chế kinh tế xã hộiở nông thôn, được cấu thành
bởi hai yếu tố ngành và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất
định,trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là
chính, giữa họ có mối liên kết về kinh tế, văn hóa và xã hội.
- Xét về mặt định tính: làng nghề ở nông thôn nước ta được hình thành
và phát triển do yêu cầu của phân công lao động và chuyên môn hóa sản xuất
nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển và chịu sự chi phối của nông nghiệp và
nông thôn. Làng nghề gắn liền với những đặc trưng của nền văn hóa lúa
nước và nền kinh tế hiện vật, sản xuất nhỏ tự cấp tự túc.

- Xét về mặt định lượng: làng nghề là những làng mà ở đó có số người
chuyên làm nghề thủ công và sống chủ yếu bằng nguồn thu nhập từ nghề đó
chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng dân số của làng.
 Khái niệm về nghề thủ công
Nghề thủ công là những nghề sản xuất ra sản phẩm mà kỹ thuật sản
xuất chủ yếu là làm bằng tay. Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật,
các nghề thủ công có thể sử dụng máy, hóa chất và các giải pháp kỹ thuật của
công nghiệp trong một số công đoạn, phần việc nhất định, nhưng phần quyết
định chất lượng và hình thức đặc trưng của sản phẩm vẫn làm bằng tay.
 Khái niệm về thủ công mĩ nghệ
Thủ công mĩ nghệ là các nghề thủ công làm ra các sản phẩm mỹ nghệ,
4
hoặc các sản phẩm tiêu dùng được tạo hình và trang trí tinh xảo giống như
sản phẩm mĩ nghệ. Ở sản phẩm mỹ nghệ, chức năng văn hóa, thẩm mỹ trở
nên quan trọng hơn chức năng thông thường.
 Các tiêu chí công nhận làng nghề
- Giá trị sản xuất và thu nhập từ nghề phi nông nghiệp ở làng nghề đạt
trên 50% so với tổng giá sản xuất và thu nhập chung của làng nghề trong năm
hoặc doanh thu từ ngành nghề ít nhất 300 triệu đồng .
Theo thông tư 116/2006/TT – BNN ngày 18/12/2006 về hướng dẫn
thực hiện NĐS số 66/2006/NĐ – CP ngày 7/7/2006 về phát triển ngành nghề
nông thôn thì tiêu chí công nhận làng nghề gồm có 3 tiêu chí:
- Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động
ngành nghề nông thôn;
- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời
điểm đề nghị công nhận;
- Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.
2.1.1.2 Đặc điểm chung của các làng nghề
Ở mỗi làng nghề tuy bao giờ cũng có sự khác nhau về quy mô sản
xuất,quy trình công nghệ, tính chất sản phẩm nhưng đều có chung một số đặc

điểm sau:
- Lực lượng lao động trong làng nghề đa số là người dân sống trong
làng. Các ngành nghề phi nông nghiệp trong làng sẽ tạo ra sản phẩm giúp cho
người dân tăng thu nhập trong lúc nông nhàn.
- Hộ gia đình là đơn vị cơ bản của sản xuất với nguồn nhân lực từ
thành viên trong gia đình và cơ sở hạ tầng tự có. Nhờ vào nhân lực gia đình
đã tạo cho các hộ gia đình khả năng thu nhập không phân biệt lứa tuổi và giới
tính vì nó đáp ứng nhu cầu chung của các thành viên trong gia đình. Do đó,
nó có thể huy động mọi người trong gia đình tham gia tích cực vào việc tăng
sản phẩm sản xuất của gia đình.
- Cơ sở sản xuất dịch vụ tại làng xã là nơi có nhiểu hộ gia đình cùng
tham gia.
5
Điều này tạo nên tính chất riêng biệt của làng nghề, dẫn đến xu thế độc
quyền những nghề nghiệp, sản phẩm.
- Tính chuyên môn hóa và sự phụ thuộc lẫn nhau trong các làng nghề
rất rõ rệt. Một số trường hợp, sự phân chia lao động trong làng nghề phụ
thuộc vào từng khâu trong quy trình sản xuất. Nghề càng phức tạp, càng có
nhiều công đoạn sản xuất thì tính chuyên môn hóa càng cao. Sự phân chia
này không chỉ trong một làng mà còn có thể mở rộng trong nhiều làng.
- Phần lớn kỹ thuật - công nghệ của làng nghề còn lạc hậu, chủ yếu vẫn
sử dụng các thiết bị thủ công, bán cơ khí hoặc đã đã được cải tiến một
phần,đa số mua lại từ các cơ sở công nghiệp quốc doanh, các thiết bị này đã
cũ, không đồng bộ, không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và điều kiện làm việc
cho người lao động. Công nghệ sản xuất đơn giản (đôi khi còn lạc hậu), cần
nhiều sức lao động (với kỹ thuật cũ mang lại lợi nhuận thấp so với sức lao
động đã bỏ ra).
- Biết tận dụng nguyên vật liệu và nhân lực thông qua kỹ năng lao
động và sự khéo léo để tạo thu nhập trong điều kiện thiếu vốn.
2.1.1.3 Phân loại và đặc trưng sản xuất của các làng nghề

Làng nghề với những hoạt động phát triển đã tạo ra những tác động
tích cực và tiêu cực đến đời sống kinh tế xã hội và môi trường nông thôn Việt
Nam với đặc thù hết sức đa dạng. Cần phải nhìn nhận theo nhiều khía cạnh,
góc độ khác nhau mới có thể hiểu rõ được bản chất cũng như sự vận động
của loại hình kinh tế này và các tác động của nó gây ra đối với môi trường.
Để giúp cho công tác quản lý hoạt động sản xuất cũng như quản lý, bảo vệ
môi trường và làm cơ sở thực tiễn để thấy được bức tranh tổng thể về làng
nghề Việt Nam, có thể phân loại làng nghề theo một số dạng sau:
(1). Phân loại theo làng nghề truyền thống và làng nghề mới: dựa trên
đặc thù văn hoá, mức độ bảo tồn các làng nghề đặc trưng cho các vùng văn
hoá lãnh thổ khác nhau.
(2). Phân loại theo ngành sản xuất, loại hình sản phẩm: nhằm xác định
6
nguồn và khả năng đáp ứng nguyên liệu cho hoạt động sản xuất cũng như
phần nào thấy được xu thế và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của xã hội.
(3). Phân loại theo quy mô sản xuất, theo quy trình công nghệ: nhằm
xác định trình độ công nghệ sản xuất và quản lý sản xuất của các làng nghề
qua đó có thể xem xét tiềm năng phát triển đổi mới công nghệ sản xuất đáp
ứng cho các nhu cầu đa dạng hoá sản phẩm và giảm thiểu ô nhiễm môi
trường.
(4). Phân loại theo nguồn thải và mức độ ô nhiễm: nhằm phục vụ
mục tiêu đánh giá đặc thù, quy mô nguồn thải từ hoạt động sản xuất của
làng nghề.
(5). Phân loại theo mức độ sử dụng nguyên, nhiên liệu: nhằm xem xét,
đánh giá mức độ sử dụng tài nguyên tại các làng nghề, tiến tới có được giải
pháp quản lý và kinh tế trong sản xuất nhằm giảm lượng tài nguyên sử dụng
cũng như hạn chế tác động đến môi trường.
(6). Phân loại theo thị trường tiêu thụ sản phẩm, tiềm năng tồn tại và
phát triển: nhằm xem xét tới các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng
nhất đối với sự phát triển của làng nghề. Tuỳ thuộc vào các tiêu chí mà ta áp

dụng cách phân loại này hay phân loại kia.
Với mục đích nghiên cứu về môi trường làng nghề, cách phân loại theo
ngành sản xuất và loại hình sản phẩm là phù hợp hơn cả. Vì thực tế cho thấy
nếu đánh giá được ngành sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất, quy mô sản
xuất thì sẽ đánh giá được tác động của sản xuất ngành nghề đến môi trường.
Làng nghề nước ta phong phú về chủng loại, đa dạng về hình thức đã
tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Cách
tiếp cận tốt nhất là nhóm các làng nghề lại theo các kiểu sản phẩm và phương
thức sản xuất chính. Theo cách tiếp cận này, làng nghề được xem xét đồng
thời trên các mặt: quy trình sản xuất, sản phẩm sản xuất và quy mô sản xuất.
Phân loại làng nghề theo 6 nhóm:
7
Biểu đồ 2.1: Phân loại làng nghề Việt Nam theo ngành nghề sản xuất
(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia năm )
Sự phân chia theo nhóm ngành cho chúng ta thấy:
- Mỗi ngành chính có nhiều ngành nhỏ liên quan phụ thuộc vào nhau
tạo thành các nhóm ngành.
- Mỗi nhóm ngành làng nghề trong hoạt động sản xuất, sẽ gây ảnh
hưởng khác nhau đến môi trường.
2.1.1.4 Vai trò cuả các làng nghề trong sự phát triển kinh tế xã hội
Sự phát triển của làng nghề đã góp phần vào công cuộc phát triển
chung của đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng công hiện đại
hóa,làng nghề có những tác động sau:
 Sự phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn
Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật là một yếu tố cực kỳ quan trọng hỗ
trợ phát triển các làng nghề. Khả năng tiếp cận thông tin, điện, nước sạch,
giao thông và các yếu tố khác về cơ sở vật chất là rất cần thiết cho sự phát
triển của các làng nghề. Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt sẽ góp phần mục
tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, tạo việc làm, xoá đói
giảm nghèo ở nước ta thông qua việc phát triển các ngành nghề tại các làng

8
nghề. Ngược lại, sự phát triển kinh tế của các làng nghề cũng góp phần đổi
mới bộ mặt nông thôn, cải thiện và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại đây.
Đơn vị: %
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ các làng nghề có các dịch vụ xã hội trong tổng số các
làng nghề được khảo sát
(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia )
 Góp phần tạo việc làm nâng cao thu nhập cho người lao động
cải thiện đời sống nhân dân ở nông thôn:
Việc mở mang đầu tư phát triển ngành nghề ở các làng nghề là biện
pháp tốt nhất để huy động nguồn lao động này. Bởi vì, sản xuất ngành nghề
chủ yếu thực hiện bằng tay, không đòi hỏi cao về chuyên môn, kĩ thuật như
đối với các lĩnh vực sản xuất khác. Các cơ sở sản xuất thủ công trong làng
nghề tuy có quy mô nhỏ, thậm chí là sản xuất của các hộ gia đình nhưng đã
thu hút một số lượng khá lớn lao động nông thôn. Nhiều ngành nghề ở các
làng nghề nước ta hiện nay thu hút trên 60% lao động tham gia vào các hoạt
động ngành nghề. Sự phát triển của làng nghề không những chỉ thu hút lao
động trong xã mà còn thu hút được nhiều lao động từ các địa phương khác.
Ngoài ra, sự phát triển của các làng nghề còn kéo theo nhiều nghề dịch vụ
khác phát triển, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động.
Bên cạnh đó, tạo thêm công ăn việc làm sẽ làm tăng thu nhập của
người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân.
9
Thu nhập từ nghề thủ công chiếm tỉ lệ cao trong tổng thu nhập đã đem lại cho
người dân ở các làng nghề một cuộc sống đầy đủ, phong lưu hơn cả về vật
chất lẫn tinh thần.
 Phát triển kinh tế địa phương và xây dựng nông thôn mới:
Phát triển nghề, làng nghề góp phần tăng thu nhập của người dân,
đồng thời đã tạo ra nguồn tích lũy khá lớn và ổn định cho các hộ gia đình
cũng như cho ngân sách địa phương. Vì vậy, nguồn vốn để đầu tư xây

dựng cơ sở hạ tầng nông thôn được huy động từ sự đóng góp của người
dân tại các địa phương có NNNT phát triển cũng khác hẳn so với các địa
phương không có nghề.
 Hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề góp phần làm
tăng giá trị tổng sản phẩm hàng hóa cho nền kinh tế:
Phát triển các ngành nghề có ý nghĩa rất quan trọng đối với phát triển
kinh tế, xã hội nông thôn. Với quy mô nhỏ bé, được phân bố rộng khắp ở các
vùng nông thôn, hàng năm các làng nghề luôn sản xuất ra một khối lượng sản
phẩm hàng hóa khá lớn phục vụ cho tiêu dùng trong nước và cho xuất khẩu,
đóng góp đáng kể cho nền kinh tế quốc dân nói chung và cho từng địa phương
nói riêng. Năng lực sản xuất, kinh doanh của các làng nghề là yếu tố quan trọng
thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa ở nông thôn. Thực tế cho thấy ở địa
phương nào có nhiều làng nghề thì ở đó kinh tế, hàng hóa phát triển.
 Làng nghề với sự phát triển du lịch
Lợi ích của việc phát triển làng nghề không chỉ là ở kinh tế, giải quyết
việc làm cho lao động địa phương mà còn góp phần bảo tồn được giá trị văn
hoá lâu dài. Điểm chung của làng nghề là thường nằm trên trục giao thông
đường bộ hay đường sông. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các
điểm hoặc tuyến du lịch lữ hành. Ngoài những lợi thế như cảnh quan thiên
nhiên, vị trí địa lý, nét văn hoá đặc sắc, các làng nghề còn có sức hút đặc biệt
bởi mỗi làng lại gắn với một vùng văn hoá hay một hệ thống di tích lịch sử.
10
Bên cạnh đó, khách tham quan còn được tận mắt theo dõi quá trình sản xuất
ra các sản phẩm thậm chí là tham gia thực hành vào một khâu sản xuất nào
đó, chính điều này tạo nên sức hấp dẫn của du lịch làng nghề.
Nhận thức được tiềm năng phát triển du lịch tại làng nghề sẽ góp phần
gia tăng tỷ trọng của nhóm ngành công nghiệp hoặc dịch vụ ở địa phương,
đồng thời tăng thêm cơ hội cho các cơ sở sản xuất thông qua các hoạt động
giới thiệu và bán sản phẩm truyền thống, nâng cao đời sống của người dân
thông qua các dịch vụ phụ trợ , điển hình như các tỉnh Ninh Bình, Hoà Bình,

Bắc Ninh, Hà Nội, Đà Nẵng , đã và đang phát triển mạnh mẽ loại hình du
lịch làng nghề. Đây là điểm đến của nhiều tuyến du lịch lữ hành của khách
tham quan trong nước đồng thời thu hút nhiều khách du lịch nước ngoài.
 Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc:
Lịch sử phát triển kinh tế cũng như lịch sử phát triển nền văn hóa
Việt Nam luôn gắn liền với lịch sử phát triển của các ngành nghề, làng nghề
truyền thống. Văn hóa làng nghề với các thể chế cộng đồng chứa đựng những
quan hệ huyết thống, láng giềng, hôn nhân, nghề nghiệp với các phong tục,
tập quán, tín ngưỡng, lễ hội mang đậm những sắc thái riêng, tạo nên bản sắc
truyền thống văn hóa phong phú sâu đậm của dân tộc ta. Vì vậy, để các làng
nghề truyền thống mai một cũng tức là đánh mất đi một phần máu thịt của
nhiều thế hệ, đánh mất một vốn quý của dân tộc.
Làng nghề là cả một môi trường kinh tế, xã hội và văn hóa thu nhỏ.
Nó bảo lưu những tinh hoa nghệ thuật và kĩ thuật từ đời này sang đời khác,
hun đúc các thế hệ nghệ nhân tài ba và những sản phẩm độc đáo mang bản
sắc riêng. Bởi vậy, các làng nghề truyền thống với những bàn tay vàng của
người thợ thủ công cần được coi trọng, bảo tồn và phát triển. Bảo tồn và phát
triển nghề trong các làng nghề là tăng thêm sức mạnh cội nguồn, gieo vào
lòng mỗi người dân tình cảm dân tộc, yêu quý, trân trọng, giữ gìn di sản và
bản sắc văn hóa. Điều đó không gì khác là giữ gìn và phát huy một bộ phận
11
của nền văn minh nhân loại, làm tăng những giá trị văn hóa truyền thống
trong một thế giới đa phương tiện thông tin và đầy biến động.
Với vai trò to lớn của làng nghề trong tiến trình CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn, để khôi phục và phát triển làng nghề đòi hỏi các cấp chính
quyền phải nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của làng nghề; kịp thời có
những biện pháp hỗ trợ các làng nghề phát triển phù hợp với đặc điểm từng
địa phương cũng như yêu cầu của thị trường.
2.1.2 Những vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề
2.1.2.1 Khái niệm ô nhiễm môi trường làng nghề

Theo luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm
2006 ô nhiễm môi trường là hiện tượng giảm chất lượng môi trường và tác
động đến sức khỏe con người và sự phát triển của sinh vật.
Các chất thải phát sinh tại nhiều làng nghề đã và đang gây ô nhiễm môi
trường và làm suy thoái môi trường nghiêm trọng, tác động trực tiếp tới sức
khoẻ người dân và ngày càng trở thành vấn đề bức xúc. Ô nhiễm môi trường
làng nghề có một số đặc điểm sau:
* Ô nhiễm môi trường tại làng nghề là dạng ô nhiễm phân tán trong
phạm vi một khu vực (thôn, làng, xã). Do quy mô sản xuất nhỏ, phân tán,
đan xen với khu sinh hoạt nên đây là loại hình ô nhiễm khó quy hoạch và
kiểm soát.
* Ô nhiễm môi trường tại làng nghề mang đậm nét đặc thù của hoạt
động sản xuất theo ngành nghề và loại hình sản phẩm, và tác động trực tiếp
tới môi trường nước, đất và không khí trong khu vực.
12

×