Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Giải pháp phát triển làng nghề làm lồng chim tại làng Vác, xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (526.43 KB, 100 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN






PHÙNG THỊ BÍCH THUẦN
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ LÀM
LỒNG CHIM TẠI LÀNG VÁC, XÃ DÂN HÒA,
HUYỆN THANH OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
HÀ NỘI - 2015
ii
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN






KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ LÀM
LỒNG CHIM TẠI LÀNG VÁC, XÃ DÂN HÒA,
HUYỆN THANH OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Tên sinh viên : Phùng Thị Bích Thuần
Chuyên ngành đào tạo : Quản lý kinh tế
Lớp : QLKT – K56
Niên khoá : 2011 - 2015


Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Mậu Dũng
CN. Nguyễn Mạnh Hiếu
HÀ NỘI - 2015
4
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong khóa luận tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong khóa luận tốt
nghiệp đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 2 tháng 6 năm 2015
Tác giả khóa luận
PHÙNG THỊ BÍCH THUẦN
i
LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, tôi xin
chân thành cảm ơn đến toàn thể các thầy cô giáo trường Học Viện Nông
Nghiệp Việt nam, các thầy cô trong Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã
trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản và có định hướng đúng đắn trong học
tập và nghiên cứu.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo trực tiếp
hướng dẫn tôi, CN. Nguyễn Mạnh Hiếu đã giành nhiều thời gian trực tiếp
chỉ bảo tận tình, hướng dẫn tôi những hướng đi cụ thể, giúp tôi hoàn thành
khóa luận này.
Tôi xin được trân trọng cảm ơn sự chia sẻ những khó khăn và sự giúp
đỡ tận tình của các anh, chị, các chú, các bác trong UBND xã Dân Hòa,
huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội trong thời gian vừa qua, giúp tôi có thể
hoàn thành tốt khóa luận của mình.
Cuối cùng, tôi xin gửi tới gia đình, bạn bè, những người đã động viên
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập, nghiên cứu cũng như trong thời

gian thực hiện đề tài lời cảm ơn chân thành nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả khóa luận
PHÙNG THỊ BÍCH THUẦN
ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Nước ta là một nước nông nghiệp, nông dân chiếm 70% – 80% dân số
cả nước, người nông dân cần cù chăm chỉ sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên sản
xuất nông nghiệp mang tính chất mùa vụ nên thời gian nông nhàn rất nhiều.
Nếu chỉ sống bằng sản xuất nông nghiệp thì thu nhập rất thấp. Vì vậy thúc
đẩy phát triển làng nghề, tạo công ăn việc làm cho nông dân sẽ thúc đẩy kinh
tế nông thôn phát triển hơn nữa.
Tuy nhiên việc phát triển các làng nghề vẫn gặp nhiều khó khăn như:
thị trường tiêu thụ không ổn định, thiếu vốn, giá cả đầu vào tăng cao, trình độ
tay nghề của lao động còn hạn chế… đang là những thách thức đối với các
làng nghề ở nước ta hiện nay. Làng nghề làm lồng chim tại làng Vác, xã Dân
Hòa, huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội cũng đang gặp phải rất nhiều khó
khăn. Xuất phát từ vấn đề trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Giải pháp
phát triển làng nghề làm lồng chim tại làng Vác, xã Dân Hòa, huyện
Thanh Oai, Thành phố Hà Nội”.
*Mục tiêu nghiên cứu này nhằm:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển làng nghề.
- Đánh giá thực trạng phát triển làng nghề làm lồng chim làng Vác
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề làm lồng
chim tại làng Vác.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển làng nghề làm lồng chim
tại làng Vác trong thời gian tới
*Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các phương pháp thu thập số
liệu truyền thống. Chọn địa điểm nghiên cứu là xã Dân Hòa. Tài liệu sơ cấp

thu từ việc điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên 60 hộ trong xã. Phương pháp phân
tích và xử lý thông tin sử dụng công cụ chính là excel để từ đó đưa ra giải
pháp phù hợp.
*Kết quả nghiên cứu:
 Thực trạng làng nghề làm lồng chim những năm gần đây
iii
- Số lao động làm lồng chim, sản lượng sản xuất của nghề lồng chim
và giá trị sản xuất của nghề làm lồng chim có sự sụt giảm nhẹ.
- Chất lượng lao động còn hạn chế, số lao động tay nghề cao không nhiều.
- Nghề làm lồng chim được làm bằng thủ công là chủ yếu với rất nhiều
công đoạn tỉ mỉ đòi hỏi sự khéo léo của người thợ.
- Khoa học kỹ thuật chưa được áp dụng phổ biến trong làng nghề
- Vốn sản xuất ít so với tiềm năng phát triển và đang thiếu, vay vốn cho
sản xuất gặp nhiều khó khăn.
- Giá nguồn nguyên liệu đầu vào tăng cao, cung chủ yếu là các tỉnh
vùng núi phía Bắc như: Cao Bằng, Hòa Bình…Sản phẩm tiêu thụ rộng khắp
các tỉnh và xuất khẩu nhưng thị phần nhỏ.
 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề làm lồng chim tại xã
Dân Hòa
- Thị trường tiêu thụ: Chịu tác động mạnh mẽ của quy luật thị trường.
Bởi vậy việc đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của khách hàng là vấn đề quan
trọng đòi hỏi người làm lồng chim phải nghiên cứu, sáng tạo ra những sản
phẩm có chất lượng và mẫu mã phù hợp.
- Vốn của hộ: Để phát triển nghề làm lồng chim thì việc có đủ vốn tạo
điều kiện cho các hộ kinh doanh lồng chim phát triển là rất cần thiết. Vấn đề
đặt ra là cần phải tìm ra nguồn vốn cho làng nghề.
- Nguồn nhân lực: Sản xuất trong các làng nghề chủ yếu là thủ công vì
thế kinh nghiệm, tay nghề của người lao động có ảnh hưởng rất lớn đến sự
phát triển của làng nghề.
- Kỹ thuật công nghệ: là yếu tố quan trọng giúp nâng cao năng suất lao động.

- Nguyên liệu đầu vào: Có vai trò quan trọng quyết định đến chất lượng
của sản phẩm
-Kết cấu cơ sở hạ tầng: Kết cấu hạ tầng tốt sẽ là điều kiện và nhân tố
quan trọng thúc đấy sản xuất phát triển. Nếu kết cấu hạ tầng kém thì quy mô
sản xuất của các hộ sản xuất trong làng nghề sản xuất lồng chim cũng chậm
được mở rộng, làng nghề sẽ kém phát triển.
iv
- Thương hiệu: Trong tình hình kinh tế thị trường hiện nay, được công
nhận thương hiệu là một việc rất quan trọng trong công cuộc bảo tồn và phát
triển làng nghề. Khi có thương hiệu, khách hàng có thể phân biệt được sản
phẩm của làng nghề này với làng nghề khác, hàng hóa sẽ bán chạy hơn, giá
bán cao hơn và dễ xâm nhập thị trường
- Chính sách, chủ trương của Nhà nước: Các chính sách chủ trương của
Nhà nước là rất quan trọng đối với phát triển các làng nghề, vì vậy Nhà nước cần
có những chính sách, giải pháp để hỗ trợ, thúc đấy làng nghề phát triển hơn nữa.
 Giải pháp phát triển làng nghề làm lồng chim
- Giải pháp về thị trường: mở rộng thị phần và thị trường tiêu thụ sản
phẩm, tìm kiếm thị trường mới cho sản phẩm của làng nghề.
- Giải pháp về sản phẩm: Cải tiến sản phẩm, đa dạng hóa mẫu mã để
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dung
- Giải pháp về nguyên liệu đầu vào: Tìm kiếm các vùng nguyên liệu
đầu vào mới, giảm giá đầu vào.
- Giải pháp về vốn: đa dạng hoá hình thức vay vốn và huy động vốn,
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Giải pháp về lao động: Đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động
- Giải pháp về kỹ thuật, công nghệ: kết hợp công nghệ truyền thống với
công nghệ hiện đại, áp dụng tiến bộ kỹ thuật đưa máy móc thiết bị công nghệ
cao vào sản xuất.
- Giải pháp về kết cấu hạ tầng: nâng cấp hệ thống đường giao thông, hệ
thống cung cấp thông tin

- Gắn làng nghề với phát triển du lịch: quy hoạch và phát triển làng
nghề, tổ chức công tác tuyên truyền quảng bá rộng rãi mô hình làng nghề gắn
với làng du lich; nâng cấp cơ sở hạ tầng, xây dựng các cơ sở sản xuất có quy
mô lớn phục vụ du khách đến thăm quan
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CÁM ƠN ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN iii
MỤC LỤC vi
DANH MỤC BẢNG viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT x
x
PHẦN I. MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1 Đối tương nghiên cứu 2
- Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển làng nghề làm lồng
chim Vác 2
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 2
PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4
2.1 Cơ sở lý luận 4
2.1.1 Một số khái niệm 4
2.1.2 Các đặc điểm cơ bản của làng nghề 7
2.1.3. Vai trò của làng nghề 9
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển của làng nghề 12
2.2 Cơ sở thực tiễn 15

2.2.1 Kinh nghiệm về phát triển làng nghề một số nước trên thế giới 15
vi
2.2.2 Kinh nghiệm phát triển làng nghề ở Việt Nam 17
2.2.3 Các nghiên cứu có liên quan về phát triển làng nghề 23
2.2.4 Bài học kinh nghiệm về phát triển làng nghề 24
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 27
3.1.1 Vị trí địa lý 27
3.1.2 Địa hình, thổ nhưỡng 27
3.1.3 Điều kiện kinh tế, xã hội 29
3.2 Phương pháp nghiên cứu 37
3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 37
3.2.2 Phương pháp xử lý thông tin 38
3.2.3 Phương pháp phân tích thông tin 38
3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong đề tài 40
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 42
4.1 Thực trạng phát triển nghề làm lồng chim tại làng Vác, xã Dân hòa, huyện Thanh Oai, Hà Nội
42
4.1.1. Khái quát làng nghề làm lồng chim tại làng Vác, xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai, Thành phố
Hà Nội 42
4.1.2 Thực trạng phát triển sản xuất và tiêu thụ lồng chim tại làng nghề 46
4.1.2.2 thực trạng tiêu thụ lồng chim của các hộ sản xuất 53
a) Kênh tiêu thụ sản phẩm của hộ 53
4.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề làm lồng chim 58
4.1.4 Thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức của làng nghề làm lồng chim 65
4.2 Một số giải pháp phát triển làng nghề làm lồng chim 69
4.2.1 Giải pháp về thị trường 69
4.2.3. Giải pháp về sản phẩm 72
Trước hết cần phải cải tiến mẫu mã, tạo ra nhiều sản phẩm mới của làng nghề phục vụ
lượng khách hàng đa dạng và thị hiếu đa dạng. Để xâm nhập và chiễm lĩnh các thị trường thì

vii
cần phải thay đổi mẫu mã chủng loại sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu thị trường. Và hơn
nữa là sản xuất những sản phẩm có chất lượng đảm bảo đủ 3 yếu tố sang, bền, đẹp, giá
thành thấp cạnh tranh với những sản phẩm cùng loại của các vùng khác. Vì vậy cần phải tăng
cường đổi mới công nghệ, áp dụng công nghệ hiện đại nhằm tạo ra sản phẩm có giá thành
thấp nhưng chất lượng tốt phục vụ cho nhu cầu của thị trường. 72
4.2.4 Giải pháp về vốn 72
4.2.5 Giải pháp về lao động 73
4.2.6 Giải pháp về kỹ thuật và công nghệ 74
4.2.7 Giải pháp về kết cấu hạ tầng 75
4.2.8 Gắn làng nghề với phát triển du lịch 75
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77
5.1 Kết luận 77
5.2 Kiến nghị 78
5.2.1 Đối với Nhà Nước 78
5.2.2 Đối với chính quyền địa phương 78
5.2.3 Đối với hộ và các cơ sở sản xuất 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
PHỤ LỤC 81
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của xã qua 3 năm 2012- 2014 29
Bảng 3.2 Tình hình dân số, lao động của xã Dân Hòa qua 3 năm 2012-2014 32
Bảng 3.3 Tình hình cơ sở hạ tầng của xã Dân Hòa năm 2014 34
Bảng 3.4 Tình hình phát triển kinh tế của xã Dân Hòa qua 3 năm 2012-2014 36
Bảng 3.5 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp 37
Bảng 3.6: Phân lọai hộ điều tra 38
Bảng 4.1 Cơ cấu số hộ làm lồng chim của xã Dân Hòa 43
viii
qua 3 năm 2012 - 2014 43
Bảng 4.2 Cơ cấu sản phẩm lồng chim của xã Dân Hòa 44

qua 3 năm 2012 - 2014 44
Bảng 4.3 Giá trị sản xuất lồng chim của xã Dân Hòa 45
qua 3 năm 2012 - 2014 45
Bảng 4.4: Thông tin chung về các hộ điều tra năm 2014 46
Bảng 4.5 Phân công lao động trong nghề làm lồng chim 48
Bảng 4.6: Tình hình vốn đầu tư bình quân của các hộ/năm 49
Bảng 4.7: Nguyên liệu đầu vào của các hộ sản xuất năm 2014 51
Bảng 4.8: Tình hình sử dụng kỹ thuật công nghệ của hộ sản xuất năm 2014 52
Bảng 4.9: Giá bán bình quân 1 sản phẩm lồng chim năm 2015 54
Bảng 4.10: Cơ cấu hộ tiêu thụ theo vùng miền, chân lục năm 2014 55
Bảng 4.11: Hiệu quả sản xuất bình quân của các hộ sản xuất 58
lồng chim năm 2014 58
Bảng 4.12: Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề làm lồng chim 58
Bảng 4.13: Hiệu quả sản xuất bình quân/năm của nhóm hộ áp dụng KH-KT và nhóm hộ không áp
dụng KH-KT 62
ix
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CNH – HĐH
CN – TTCN
ĐVT
LN
NVL
SX - KD
TM – DV
TTCN
KTXH
UBND
XHCN
Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

Đơn vị tính
Làng nghề
Nguyên vật liệu
Sản xuất – kinh doanh
Thương mại – dịch vụ
Tiểu thủ công nghiệp
Kinh tế xã hội
Ủy ban nhân dân
Xã hội chủ nghĩa
x
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một đất nước có nhiều làng nghề thủ công, đặc biệt là vùng
châu thổ sông hồng. Với đặc trưng của vùng sản xuất nông nghiệp mùa vụ và
chế độ làng xã, nghề thủ công xuất hiện khá sớm và gắn liền với lịch sử thăng
trầm của dân tộc. Các làng nghề đã hình thành, tồn tại và phát triển cùng với
sự phát triển của xã hội, của cộng đồng
Làng Vác, xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội là làng
nghề được mọi người biết đến với nghề làm lồng chim. Làng nghề làm lồng
chim ở làng Vác đã có từ lâu đời, theo lối cha truyền con nối. Cho đến nay,
dân làng Vác vẫn tự hào mỗi khi kể lại chuyện lồng chim làng Vác từng đoạt
huy chương tại các kỳ đấu xảo ở Hà Nội thời Pháp thuộc. Tuy nhiên một số
năm gần đây trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước suy giảm, cùng với
những tác động của cơ chế thị trường và quá trình công nghiệp hóa mạnh mẽ
đã khiến nhiều làng nghề rơi vào tình trạng lao đao, thậm chí bị mai một. Các
làng nghề phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc duy trì sự phát triển sản
xuất như thị trường tiêu thụ không ổn định, thiếu vốn, giá cả đầu vào tăng
cao, trình độ tay nghề của lao động chưa cao… đang là những thách thức đối
với các làng nghề thủ công nói chung và đối với làng nghề làm lồng chim Vác
nói riêng.

Vấn đề đặt ra là làm sao để duy trì, phát triển sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm lồng chim vác? Giải pháp nào thúc đẩy mục tiêu đó? Nghiên cứu thực
trạng nghề làm lồng chim tại làng vác hiện nay nhằm tạo cơ sở khoa học cho
các giải pháp phát triển nghề, gìn giữ những giá trị văn hóa cổ truyền, nâng
cao đời sống cho nhân dân địa phương trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống.
1
Xuất phát từ vấn đề trên, em tiến hành nghiên cứu đề tài “ Giải pháp
phát triển làng nghề làm lồng chim tại làng Vác, xã Dân hòa, Huyện
Thanh Oai, thành phố Hà Nội ’’
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình
phát triển của làng nghề làm lồng chim, từ đó đề ra một số giải pháp nhằm
đẩy mạnh phát triển làng nghề làm lồng chim Vác, xã Dân Hòa, huyện Thanh
Oai, thành phố Hà Nội.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển làng nghề
- Đánh giá thực trạng phát triển của làng nghề làm lồng chim tại làng Vác.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề làm lồng
chim tại làng Vác.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển làng nghề làm lồng chim tại
làng Vác trong thời gian tới.
1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tương nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển làng
nghề làm lồng chim Vác
- Đối tượng điều tra: Các hộ làm lồng chim trên địa bàn xã Dân Hòa, cán bộ
quản lý địa phương.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và các
yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của làng nghề làm lồng chim, từ đó đề xuất
một số giải pháp phát triển làng nghề làm lồng chim tại làng Vác, xã Dân Hòa,
huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội.
2
Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại làng nghề làm lồng chim xã Dân
Hòa, Huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội, từ đó suy rộng ra cả khu vực
nghiên cứu.
Phạm vi về thời gian: tài liệu thứ cấp thu thập trong 3 năm gần đây từ
2012 – 2014. Tài liệu sơ cấp thông qua điều tra các hộ sản xuất lồng chim
năm 2015.
Tiến hành đề tài trong thời gian từ 01/2015 đến 05/2015.
3
PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.1 Quan niệm về làng nghề
Từ trước đến nay có nhiều quan niệm về làng nghề. Có quan niệm cho
rằng làng nghề là nơi mà hầu hết mọi người trong làng đều làm nghề và lấy
nó làm nghề sinh sống. Với quan niệm này thì làng nghề hiện không có nhiều.
Có quan niệm cho rằng làng nghề là làng có làm nghề thủ công nhưng không
nhất thiết tất cả dân làng đều làm nghề. Với quan niệm này, rất khó xác định
thế nào là làng nghề, bởi vì hầu như ở các làng, xã ở nước ta đều có nghề thủ
công như nghề rèn, nghề đan lát, nghề mộc, nghề chạm khảm
Đề tài Khảo sát một số làng nghề truyền thống – chính sách và giải
pháp (1996) của Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học quan niệm “Làng nghề là
một cộng đồng dân cư, một cộng đồng sản xuất nghề TTCN và nông nghiệp ở
nông thôn”. Quan niệm này mới nêu chung chung về mặt định tính mà chưa
nêu được mặt định lượng của làng nghề.
Theo giáo sư Trần Quốc Vượng(1994) thì làng nghề là làng tuy vẫn có

trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi gà, lợn, nhưng ở đó đã nổi trội một
nghề cổ truyền, tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán
chuyên nghiệp, sống chủ yếu bằng nghề đó.
Tác giả Trần Yến(2004) quan niệm, làng nghề là một thiết chế KT –
XH ở nông thôn, được cấu thành bởi yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một
không gian địa lý nhất định, trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống
bằng nghề thủ công là chính, giữa họ có mối liên kết về kinh tế - xã hội và
văn hóa.
Thông tư số 116/2006/TT-BNN của bộ NN&PTNT hướng dẫn thực
hiện một số nội dung Nghị định số 66/2006/NĐ-CP của Chính phủ “Về phát
4
triển ngành nghề nông thôn” quy định “Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân
cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự
trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất
ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau”.
Từ một số quan niệm trên ta thấy rằng thuật ngữ làng nghề gồm hai yếu
tốt làng và nghề.
*Làng là một tổ chức ở nông thôn nước ta, là sản phẩm tự nhiên phát
sinh từ quá trình định cư và cộng cư của con người, ở đó họ sống, làm việc,
quan hệ, vui chơi, thể hiện mối ứng xử văn hóa với thiên nhiên, xã hội và bản
thân họ. Về cơ bản, cơ cấu làng được biểu hiện dưới hình những hình thức:
- Tổ chức theo khu đất cư trú. Theo hình thức này, làng được chia
thành nhiều xóm. Các xóm thường cách nhau, mỗi xóm sinh hoạt riêng. Xóm
phân thành nhiều ngõ, ngõ có một hay nhiều nhà
- Tổ chức theo huyết thống, dòng họ. Dòng họ có vị trí và vai trò quan
trọng trong làng. Có làng có nhiều dòng họ, có làng chỉ có một dòng họ.
- Tổ chức theo cơ cấu hành chính. Làng có khi gọi là xã, có khi gọi là
thôm, dưới thôn có xóm.
- Tổ chức theo lớp tuổi. Hình thức này chỉ dành riêng cho nam giới,
phụ nữ không được vào. Hiện nay, hình thức tổ chức này rất ít tồn tại.

*Nghề trước hết được hiểu là nghề thủ công cụ thể như nghề dệt vải,
nghề đúc đồng, nghề khảm trai, nghề gốm sứ, mây tre đan Lúc đầu nghề chỉ
làm phụ trong các gia đình ở nông thôn, chủ yếu lúc nông nhàn. Nhưng dần
dần số người làm nghề thủ công càng nhiều, tách rời khỏi nông nghiệp và họ
sinh sống chính bằng thu nhập từ nghề đó ngay tại làng quê. Ngày nay ngoài
nghề thủ công trên, các hoạt động cung ứng dịch vụ ở nông thôn cũng được
xếp vào nghề người ta gọi chung là nghề phi nông nghiệp. Ngành nghề phi
nông nghiệp được mở rộng, bao gồm các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp
như: công nghiệp, TTCN, các dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống
5
Như vậy, có thể quan niệm rằng làng nghề là một cụm dân cư như làng,
thôn, ấp, bàn, buôn, phum, sóc, (gọi chung là làng) có sản xuất kinh doanh
ngành nghề nông thôn mà số hộ làm nghề và thu nhập từ các nghề đó chiếm
tỷ trọng cao.
2.1.1.2 Lý thuyết về sự tăng trưởng, phát triển và phát triển làng nghề
Tăng trưởng được hiểu là sự gia tăng về mặt số lượng của một sự vật
nhất định. Trong kinh tế, tăng trưởng thể hiện sự gia tăng hơn trước về sản
phẩm hay lượng đầu ra của một quá trình sản xuất hay hoạt động. Tăng
trưởng kinh tế có thể hiểu là kết quả của mọi hoạt động kinh tế trong lĩnh vực
sản xuất cũng như trong lĩnh vực dịch vụ tạo ra trong một thời kỳ nhất định.
Phát triển bao hàm ý nghĩa rộng hơn,không những tăng thêm về lượng
mà còn tăng thêm về chất, bên cạnh thu nhập bình quân đầu người còn bao
gồm nhiều khía cạnh khác. Sự tăng trưởng cộng thêm các thay đổi cơ bản
trong cơ cấu của nền kinh tế, sự tăng lên của sản phẩm quốc dân do ngành
công nghiệp tạo ra, sự tham gia của một quốc gia trong quá trình tạo ra các
thay đổi nói trên là những nội dung của sự phát triển. Phát triển là việc nâng
cao phúc lợi của nhân dân, nâng cao các tiêu chuẩn sống, cải thiện sức khoẻ
và đảm bảo sự bình đẳng cũng như quyền công dân.
Phát triển làng nghề trên cơ sở lý luận về tăng trưởng và phát triển, là
sự tăng lên về quy mô và phải đảm bảo hiệu quả sản xuất của làng nghề. Sự

tăng lên về quy mô làng nghề được hiểu là sự mở rộng về sản xuất của từng
làng nghề và số lượng làng nghề, trong đó làng nghề cũ được củng cố và làng
nghề mới được hình thành. Từ đó giá trị sản lượng của làng nghề không
ngừng được tăng lên, nó thể hiện sự tăng trưởng của làng nghề. Sự phát triển
của LN phải đảm bảo hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường (Nguyễn Chí
Thành, 2002).
6
2.1.2 Các đặc điểm cơ bản của làng nghề
2.1.2.1 Đặc điểm về địa lý, văn hóa
Làng nghề trước hết là nơi ở của cư dân ở nông thôn. Trong làng có nhà
thờ họ, đình, chùa chiền, miếu mạo, đền thờ, hệ thống giao thông, vườn cây,
ao cá, Làng nghề chứa đựng những giá trị tinh thần đậm nét, được phản ánh
qua các tập tục, tín ngưỡng, lễ hội và nhiều quy định khác. Các làng nghề
truyền thống còn hình thành các quy ước, luật lệ để gìn giữ bí quyết, bảo tồn
nghề. Trong làng nghề, còn mang rất đậm yếu tố văn hóa phần nào có những
yếu tố tâm linh. Do đó, làng nghề còn là một di sản văn hóa quan trọng cần
được bảo tồn và phát huy trong sự nghiệp phát triển văn hóa dân tộc và phát
triển đất nước.
2.1.2.2 Đặc điểm về sản xuất
Sản xuất trong các làng nghề chủ yếu sử dụng kỹ thuật thủ công. Nhiều
loại sản phẩm hoàn toàn dựa vào đôi tay khéo léo của người thợ. Hiện nay,
tuy đã áp dụng công nghệ - kỹ thuật vào 1 số khâu sản xuất nhưng một số
công đoạn không thể áp dụng được, vẫn đòi hỏi phải duy trì kĩ thuật thủ công.
Do đó, năng suất lao động ở các làng nghề không cao, chất lượng sản phẩm
không đồng đều. Do vậy, trong các sản phẩm làng nghề, công lao động chiếm
tỷ lệ cao trong giá thành sản phẩm. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong
việc tạo thêm việc làm cho người dân nông thôn.
2.1.2.3 Đặc điểm về thị trường
Thị trường là một yếu tố rất quan trọng, nó có ý nghĩa quyết đinh tới sự tồn tại
và phát triển đối với mỗi làng nghề. Nếu thị trường các yếu tố đầu vào là yếu tố

quyết định của quá trình sản xuất thị các yếu tố đầu ra lại có ý nghĩa quyết định
cho sự tồn tại và phát triển của các làng nghề thông qua việc tiêu thụ sản phẩm.
Thị trường cung cấp nguyên vật liệu: Nguyên liệu sản phẩm làng nghề chủ
yếu có nguồn gốc từ tự nhiên được nhập chủ yếu từ các tỉnh Cao Bằng, Hòa
Bình như: Gỗ, tre, trúc, Điều đáng lưu ý là nguyên liệu thực vật như tre,
7
trúc, rất dễ bị mối mọt nếu không khai thác đúng mùa vụ, không đủ tuổi
hoặc không được xử lý tốt thì một số nguyên liệu thực vật dễ hút ẩm nên các
mặt hàng làm từ nguyên liệu này dễ bị mốc, ngay cả trong quá trình sản xuất,
lưu kho và trong quá trình vận chuyển
Thị trường công nghệ: Công nghệ sử dụng trong các LN cũng mang những
nét riêng biệt. Qua quá trình lao động miệt mài của người thợ thủ công, họ đã tạo
ra những dụng cụ để phục vụ cho sản xuất. Ngày nay dưới tác động của cuộc
cách mạng khoa học kỹ thuật thị trường công nghệ trong các làng nghề đã có
bước phát triển mới, thay thế những công đoạn thủ công để nâng cao năng suất
lao động, tăng hiệu quả sản xuất
Thị trường vốn: Trong quá trình sản xuất vai trò của vốn là khá lớn, tuy đã
được hình thành nhưng vẫn còn nhỏ bé so với sức phát triển của sản xuất. Các
làng nghề đang thiếu một khối lượng vốn lớn để phục vụ cho quá trình sản
xuất. Các nguồn vốn tự có, vốn chiếm dụng và vốn vay là những nguồn vốn
chủ yếu, có tác động quan trọng tới sự mở rộng quy mô sản xuất và duy trì sự
phát triển của làng nghề.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Đây là loại thị trường quan trọng, nó đóng
vai trò quyết địng tới sự sống còn của làng nghề. Sự ra đời của các LN là xuất
phát từ sự đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của người nông dân. Cùng
với sự phát triển của sản xuất, thay đổi công nghệ và sự trao đổi hàng hoá
được mở rộng thì thị trường tiêu thụ các sản phẩm của các làng nghề ngày
càng khẳng định được chỗ đứng và vị thế của mình.
2.1.2.4 Đặc điểm về lao động
LN truyền thống là một yếu tố không thể tách rời với nông nghiệp nông

thôn. Do đó, lao động ngành nghề phần lớn là lao động nông nhàn với quy mô
sản xuất hộ gia đình. Do nhu cầu phát triển của LN ngày càng lớn nên lao
động dần dần mở rộng ra khỏi phạm vi hộ gia đình và một phần thuê ngoài.
Người lao động sản xuất ở các làng nghề tuy dồi dào, nhưng còn thiếu nhân
lực quản lý và lao động kỹ thuật.
8
2.1.3. Vai trò của làng nghề
2.1.3.1, Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn là nhằm phát triển kinh tế nông
thôn lên một bước mới về chất, làm thay đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu lao động,
cơ cấu việc làm, cơ cấu giá trị sản lượng và cơ cấu thu nhập của dân cư nông
thôn bằng các nguồn lợi từ các lĩnh vực trong nông nghiệp và phi nông
nghiệp.Với mục tiêu như vậy, vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
ngày càng được thúc đẩy, nó diễn ra ngay trong nội bộ ngành nông nghiệp và
cả các bộ phận hợp thành khác của cơ cấu kinh tế nông thôn. Trong quá trình
vận động và phát triển, các LN có vai trò tích cực trong việc góp phần tăng tỷ
trọng của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, thu hẹp tỷ trọng nông
nghiệp, chuyển lao động từ sản xuất nông nghiệp có thu nhập thấp sang ngành
nghề phi nông nghiệp có thu nhập cao hơn. Trong thực tế, sự ra đời và phát
triển của các LN ngay từ đầu đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế xã hội nông thôn.
Ở nông thôn, khi nghề thủ công xuất hiện thì kinh tế nông thôn không chỉ còn
nông nghiệp thuần nhất, mà bên cạnh là các ngành thủ công nghiệp, thương
mại và dịch vụ cùng tồn tại và phát triển.
2.1.3.2 Góp phần giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người lao động ở
nông thôn
Phát triển toàn diện kinh tế, xã hội nông thôn, tạo việc làm nâng cao đời
sống cho dân cư nông thôn là vấn đề quan trọng ở nước ta hiện nay. Là một
nước sản xuất nông nghiệp là chính, dân số tập trung ở nông thôn chiếm tỷ lệ
cao, lao động chỉ tập chung vào những tháng mùa vụ, còn những lúc nông
nhàn thì không có việc làm. Do vậy, vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho

lao động nông thôn trở nên hết sức khó khăn, đòi hỏi sự hỗ trợ về nhiều mặt
và đồng bộ của các ngành nghề và các lĩnh vực.
9
Trong những năm gần đây hoạt động ngành nghề phi nông nghiệp trong
đó bao gồm các nghề truyền thống đã thu hút hơn 11 triệu lao động và đóng
vai trò rất quan trọng đối với vấn đề xóa đói giảm nghèo, góp phần nâng cao
chất lượng cuộc sống cho người lao động. Tại các làng nghề, trung bình mỗi
cơ sở doanh nghiệp chuyên làm nghề tạo việc làm ổn định cho 27 lao động
thường xuyên và 8 - 10 lao động thời vụ. Đặc biệt, ở làng nghề dệt, thêu ren,
mây tre đan thì mỗi cơ sở có thể thu hút 200 - 250 lao động. Mức thu nhập
của người lao động ở các làng nghề cao gấp từ 3 - 4 lần so với thu nhập của
người lao động thuần nông. Nhiều làng nghề không những thu hút lao động ở
tại địa phương mà còn thu hút lao động ở các địa phương khác. Sự phát triển
của các LN đã kéo theo sự phát triển và hình thành nhiều nghề khác, nhiều
hoạt động dịch vụ liên quan xuất hiện, tao thêm nhiều việc làm mới, thu hút
nhiều lao động, tăng thu nhập cho người lao động và mức sống của dân cư
nông thôn (Lê Hồng Anh và Nguyễn Hồng Hạnh, 2009).
2.1.3.3 Thu hút vốn nhàn rỗi, tận dụng thời gian và lực lượng lao động, hạn
chế di dân
Khác với một số ngành nghề công nghiệp, đa số các nghề thủ công
không đòi hỏi số vốn đầu tư lớn, bởi rất nhiều nghề chỉ cần công cụ thủ công,
thô sơ do thợ thủ công tự sản xuất được; đặc điểm của sản xuất trong các làng
nghề là qui mô nhỏ, cơ cấu vốn và lao động ít nên phù hợp với khả năng huy
động vốn và các nguồn lực vật chất của các gia đình, đó là lợi thế để các làng
nghề có thể huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân vào sản xuất kinh
doanh. Mặt khác, do đặc điểm sản xuất lao động thủ công là chủ yếu, nơi sản
xuất cũng chính là nơi ở của người lao động nên bản thân nó có khả năng tận
dụng và thu hút nhiều lao động, từ lao động thời vụ nông nhàn đến lao động
trên độ tuổi hay dưới độ tuổi lao động, trẻ em vừa học và tham gia sản xuất
dưới hình thức học nghề hay giúp việc, lực lượng này chiếm một tỉ lệ đáng kể

trong tổng số lao động làng nghề.
10
Sự phát triển của làng nghề đã có vai trò tích cực trong việc hạn chế di
dân tự do ở nông thôn. Quá trình di dân tự do hình thành một cách tự phát do
sự tác động của qui luật cung cầu lao động; diễn ra theo hướng di chuyển từ
nơi thừa lao động và giá nhân công rẻ đến nơi thiếu lao động với giá nhân
công cao, từ nơi có đời sống thấp đến nơi có đời sống cao. Quá trình này xét
trên bình diện chung của nền kinh tế đã có những tác động tích cực làm giảm
sức ép việc làm ở khu vực nông thôn, đáp ứng nhu cầu lao động giản đơn ở
thành phố; đồng thời làm tăng thu nhập, nâng cao đời sống xã hội, giảm bớt
đói nghèo cho người dân nông thôn. Tuy nhiên, nó lại có những tác động tiêu
cực tới đời sống KT-XH, gây áp lực đối với dịch vụ, cơ sở hạ tầng xã hội ở
thành thị và là một khó khăn lớn trong vấn đề quản lí đô thị.
Việc phát triển các làng nghề được thúc đẩy ở khu vực nông thôn,
ngoại thị là chuyển biến quan trọng tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập và
cải thiện đời sống nông dân. Phát triển làng nghề theo phương châm “Ly
nông, bất li hương” không chỉ có khả năng giải quyết việc làm, nâng cao
thu nhập cho người lao động mà còn có vai trò tích cực trong việc hạn chế
dòng di dân tự do ra đô thị.
2.1.3.4 Đa dạng hóa nông thôn và xây dựng nông thôn mới
Đa dạng hoá kinh tế nông thôn là một biện pháp thúc đẩy nền kinh tế
hàng hoá ở nông thôn phát triển, tạo ra một sự chuyển biến mới về chất góp
phần phát triển kinh tế, xã hội nông thôn. Sự phát triển của làng nghề đã phá
vỡ thế độc canh trong các làng thuần nông, mở ra hướng phát triển mới đem
lại hiệu quả cao trong việc sử dụng hợp lý các nguồn lực ở nông thôn. Phát
triển LN cùng với việc tăng thu nhập của người dân đã tạo ra một nguồn tích
luỹ khá lớn và ổn định cho ngân sách địa phương cũng như cho các hộ gia
đình. Vì vậy, nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn được huy động
từ sự đóng góp của người dân và hỗ trợ từ ngân sách địa phương. Trong
những năm qua cơ sở hạ tầng ở nông thôn và đặc biệt là ở các làng nghề rất

được chú ý phát triển. Hệ thống đường giao thông và các hệ thống điện được
11

×