Tải bản đầy đủ (.docx) (97 trang)

Giải pháp phát triển lúa chất lượng cao trên địa bàn xã Thụy Dương, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (527.1 KB, 97 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
"Giải pháp phát triển sản xuất lúa chất lượng cao trên địa bàn
xã Thụy Dương- huyện Thái Thụy- tỉnh Thái Bình "
Sinh viên thực hiện: Đoàn Thị La
Khóa: 56
Ngành: Kinh tế phát triển
Niên khóa: 2011 - 2015
Giảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Thu Quỳnh

Hà Nội – 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là đề tài nghiên cứu khoa học của tôi, nội dung, số liệu
và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa hề được sử dụng.
Tôi cũng xin cam kết chắc chắn rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận
đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 26 tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Đoàn Thị La
2
2
LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ
tận tình, sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước tiên, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu Học
viện Nông nghiệp Việt Nam, Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến ThS. Nguyễn Thị Thu
Quỳnh, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt thời


gian tôi thực hiện khóa luận.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn UBND xã Thụy Dương, huyện Thái
Thụy, tỉnh Thái Bình, Hợp tác xã Thụy Dương cùng các cá nhân, tổ chức khác
đã tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp số liệu, tư liệu khách quan giúp tôi hoàn
thành khóa luận này. Xin chân thành cảm ơn các hộ sản xuất lúa chất lượng cao
tại xã đã cung cấp thông tin số liệu, giúp đỡ tôi trong quá trình làm khóa luận.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và người
thân đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện về mọi mặt cho tôi trong quá trình
thực hiện đề tài nghiên cứu.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Sinh viên
Đoàn Thị La
3
3
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Thụy Dương là một xã thuộc huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình với vị trí
địa lý khá thuận lợi cho giao lưu buôn bán. Tổng diện tích đất tự nhiên của
toàn xã là 418,04 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp là 306,49 ha chiếm
73,31%, có thể thấy nhân dân trong xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệpvà sự
phát triển theo hướng này vẫn có xu hướng tiếp tục. Nhiều năm trở lại đây xã
đã nổi tiếng với việc trồng các loại lúa chất lượng, với những đặc điểm về sản
xuất đã tạo cho lúa chất lượng tại xã những lợi thế cũng như năng suất sản
lượng tốt mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nắm bắt được điều này, trong những
năm qua các trung tâm, ngành, địa phương đã quan tâm phát triển sản xuất lúa
chất lượng cao tại xã. Diện tích, quy mô, sản lượng lúa chất lượng tại xã liên
tục tăng qua các năm, tuy nhiên các dự án, nghiên cứu mới chỉ bước đầu thúc
đẩy phát triển sản xuất lúa chất lượng chứ chưa thể giải quyết hết các vấn đề
khó khăn còn tồn tại cũng như phát huy hết tiềm năng của lúa chất lượng. Do
đó đề tài chúng tôi hướng tới việc trên cơ sở tìm hiểu thực trạng phát triển sản

xuất lúa chất lượng trên địa bàn xã Thụy Dương, đề xuất những giải pháp
nhằm phát triển sản xuất lúa chất lượng góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời
sống của các hộ nông dân tại địa phương. Và cụ thể hóa bằng mục tiêu sau:
- Góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển
sản xuất lúa chất lượng cao.
- Phân tích thực trạng phát triển sản xuất lúa chất lượng cao ở xã Thụy
Dương thời gian qua (2012-2014).
- Chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển sản xuất lúa chất lượng cao.
- Đề xuất một số giải pháp hợp lý nhằm phát triển sản xuất lúa chất
lượng cao của xã Thụy Dương trong thời gian tới.
Kết quả nghiên cứu cho thấy thực trạng phát triển sản xuất lúa chất
lượng cao trên địa bàn xã như sau:
4
4
- Diện tích, năng suất, sản lượng lúa chất lượng cao của xã có xu hướng
tăng qua các năm. Sản xuất lúa chất lượng cao đang phát triển theo hướng mở
rộng, tập trung quy mô lớn.
- Hiện nay, trên địa bàn xã sản xuất chủ yếu 3 loại lúa chất lượng cao bao
gồm: lúa BC, lúa Bắc thơm số 7 và lúa Hương thơm số 1. Trong đó lúa BC
được gieo trồng trên phần lớn diện tích canh tác của người nông dân.
- Mức độ đầu tư cho lúa chất lượng cao tại các nhóm hộ nhìn chung còn có
sự chênh lệch lớn. Nhóm hộ nghèo có khả năng tận dụng nguồn lực để giảm
chi phí trung gian tốt nhất. Trong khi nhóm hộ khá có khả năng sử dụng chi
phí trung gian cùng công lao động hiệu quả cao nhất.
- Về kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa CLC, hộ khá đạt lợi nhuận
cao nhất, hiệu quả lao động cùng hiệu quả chi phí cao nhất do các hộ khá có
sự đầu tư cao và hợp lý hơn so với nhóm hộ trung bình và nhóm hộ nghèo.
Dựa vào kết quả khảo sát thực tiễn, tính toán kết quả, hiệu quả sản xuất
lúa chất lượng cao của hộ nông dân tôi nhận thấy những yếu tố chính ảnh
hưởng chủ yếu đến sự phát triển sản xuất lúa chất lượng cao của các hộ nông

dân trên địa bàn xã Thụy Dương gồm có: thực hiện quy trình kỹ thuật, phòng
trừ sâu bệnh, tham gia tập huấn, kinh nghiệm trồng lúa, thời tiết, tình hình tiêu
thụ, cơ chế- chính sách và khuyến nông.
Như vậy, để phát triển sản xuất lúa chất lượng cao của hộ nông dân trên
địa bàn xã Thụy Dương trong thời gian tới, tận dụng tối đa những điểm mạnh và
cơ hội, khắc phục, hạn chế những khó khăn và thách thức, một số giải pháp chủ
yếu cần làm là:
- Giải pháp về sản xuất
- Giải pháp về tiêu thụ
- Giải pháp về cơ chế chính sách
- Giải pháp khác
Kiến nghị với nhà nước, chính quyền địa phương cùng bà con nông dân
để có những hoạt động cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả phát triển sản xuất lúa
chất lượng cao trên địa bàn.
5
5
MỤC LỤC
6
6
DANH MỤC BẢNG
7
7
DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1 Ảnh hưởng của việc thực hiện quy trình kỹ thuật 70
Hộp 4.2 Ảnh hưởng của phòng trừ sâu bệnh tới năng suất lúa 70
Hộp 4.3 Ảnh hưởng của thời tiết đến năng suất lúa 73
8
8
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BQ : Bình quân

BVTV : Bảo vệ thực vật
CC : Cơ cấu
CLC : Chất lượng cao
DT : Diện tích
FAO : Tổ chức Liên hiệp quốc về lương thực và nông nghiệp
(Food and Agriculture Organization )
HTX : Hợp tác xã
KHKT : Khoa học kỹ thuật
KN : Kinh nghiệm
LĐ : Lao động
NS : Năng suất
SL : Sản lượng
UBND
TB
: Ủy ban nhân dân
: Trung bình
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
WTO : Tổ chức thương mại thế giới ( World Trade
Organization)
9
9
PHẦN I:
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài.
Lúa là cây lương thực thực phẩm, cung cấp năng lượng chính cho sự
sống của con người. Sản xuất lúa gạo được hầu hết các quốc gia trên thế giới
quan tâm và có các chính sách để mở rộng diện tích, tăng năng suất- trong đó
có Việt Nam. Việt Nam với dân số đông, việc đảm bảo đủ lương thực cho
người dân là mục tiêu lớn cần đẩy mạnh thực hiện. Vì thế, áp dụng tiến bộ kỹ
thuật vào sản xuất, các giống lúa mới có năng suất, chất lượng gạo tốt, thơm

ngon có giá trị thương phẩm cao đang được khuyến khích và mở rộng diện
tích trên phạm vi cả nước.
Thái Bình là tỉnh nông nghiệp có diện tích lúa là 161,8 nghìn ha, đã trở
thành tỉnh dẫn đầu cả nước về năng suất lúa với 65,4 tạ/ha (Tổng cục thống
kê, 2013), trong đó quy mô và sản lượng lúa chất lượng cao chiếm chủ yếu.
Các giống lúa chất lượng cao được trồng ở tất cả các địa phương trong tỉnh,
nhưng tập trung chủ yếu ở các huyện Tiền Hải, Thái Thụy, Kiến Xương và Vũ
Thư.
Xã Thụy Dương, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình là xã có nhiều ưu thế về
trồng lúa nhất là các giống lúa chất lượng cao - ưu thế vượt trội về chất lượng thóc
gạo và chống chịu sâu bệnh, năng suất khá cao từ 60-70 tạ/ha, chất lượng gạo
thơm nên các giống này đang được nông dân mở rộng sản xuất, được người tiêu
dùng rất ưa chuộng. Tuy nhiên, sản xuất lúa chất lượng cao đang gặp phải một số
thách thức, đó là: các hộ nông dân mới chỉ sản xuất ở quy mô nhỏ, manh mún,
canh tác chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống là chính, do đó chưa khai thác
hết tiềm năng, thế mạnh của xã nhà. Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: "Giải pháp phát triển lúa chất lượng cao trên địa
bàn xã Thụy Dương, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình".
10
10
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển sản xuất lúa chất lượng cao
trên địa bàn xã Thụy Dương, tìm ra các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển sản
xuất lúa chất lượng cao trong thời gian qua, từ đó đề xuất một số giải pháp
nhằm phát triển sản xuất lúa chất lượng cao trên địa bàn xã Thụy Dương trong
thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển
sản xuất lúa chất lượng cao.

- Phân tích thực trạng phát triển sản xuất lúa chất lượng cao ở xã Thụy
Dương thời gian qua (2012-2014).
- Chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển sản xuất lúa chất lượng
cao trên địa bàn xã Thụy Dương.
- Đề xuất một số giải pháp hợp lý nhằm phát triển sản xuất lúa chất
lượng cao của xã Thụy Dương trong thời gian tới.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Giải pháp phát triển sản xuất lúa chất lượng cao ở xã Thụy Dương-
huyện Thái Thụy- tỉnh Thái Bình.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu quá trình phát triển mô
hình sản xuất lúa chất lượng cao của hộ nông dân ở xã Thụy Dương, huyện
Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
- Phạm vi không gian: tiến hành trên địa bàn xã Thụy Dương.
- Phạm vi thời gian:
Số liệu thứ cấp: trong 3 năm gần đây nhất (2012-2014).
Số liệu điều tra sơ cấp: trong năm 2014
Thời gian nghiên cứu đề tài: từ ngày 21/1/2015 đến ngày 30/5/2015
11
11
PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1 Lý luận về phát triển lúa chất lượng cao
2.1.1 Lý luận về lúa chất lượng cao
2.1.1.1 Lý luận về cây lúa, cây lúa chất lượng cao
a, Lý luận về cây lúa
Lúa là một trong những loại cây trồng có lịch sử trồng trọt lâu đời nhất.
Căn cứ vào các tài liệu khảo cổ ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam,…cây lúa có
mặt từ 3000-2000 năm trước công nguyên, ở Trung Quốc vùng Triết Giang đã

xuất hiện cây lúa 5000 năm, ở hạ lưu sông Dương Tử - 4000 năm. Tuy nhiên
vẫn còn thiếu những tài liệu để xác định một cách chính xác thời gian cây lúa
được đưa vào trồng trọt.
Ở Việt Nam cây lúa được coi là cây trồng “bản địa”, nó không phải là
loại cây từ nơi khác đưa vào (Bùi Huy Đáp, 1987). Với điều kiện khí hậu
nhiệt đới, Việt Nam cũng có thể là cái nôi hình thành cây lúa nước. Từ lâu,
cây lúa đã trở thành cây lương thực chủ yếu có ý nghĩa quan trọng trong nền
kinh tế và xã hội của nước ta.
b, Khái niệm về lúa chất lượng cao
Lúa là lúa đạt các tiêu chuẩn về hình thái, kích thước của hạt gạo và các
chỉ tiêu dinh dưỡng theo quy định.
 Một số tiêu chuẩn phân loại chất lượng lúa gạo:
Tại cuộc hội thảo của các nhà di truyền chọn giống, các nhà hóa sinh
học đến từ tất cả các nước trồng lúa trên thế giới tại viện lúa Quốc tế IRRI
(tháng 10/1978), người ta đã chia chất lượng lúa gạo thành bốn nhóm:
- Chất lượng xay xát (Milling quality)
- Chất lượng thương phẩm (Market quality)
- Chất lượng nấu nướng và ăn uống (Cooking and eating quality)
- Chất lượng dinh dưỡng (Nutritive quality)…
12
12
Đây là cơ sở cho các nhà chọn giống nghiên cứu, đánh giá chất lượng
của các dòng giống lúa.
• Chất lượng xay xát:
Chất lượng xay xát được xem xét ở 2 chỉ tiêu chủ yếu đó là tỷ lệ gạo lật và
gạo xát tính theo % trọng lượng của thóc; tỷ lệ gạo nguyên tính theo 5 trọng lượng
gạo xát. Thóc có chất lượng xay xát tốt là thóc sau khi xát cho tỷ lệ gạo tổng số và
gạo nguyên cao. Xay xát thực chất là quá trình loại bỏ vỏ trấu, phôi và vỏ cám.
Khi loại bỏ các thành phần này thì hàm lượng của cenllulose ở ngoài sẽ giúp tăng
khả năng tiêu hóa, còn khi giảm hàm lượng lipid sẽ làm tăng khả năng bảo quản.

Việc loại bỏ phôi và vỏ cám cũng sẽ làm giảm hàm lượng protein, có thể làm
giảm sự mất mát nhiều dinh dưỡng do xay xát bằng kỹ thuật xử lý thủy nhiệt,
ngâm với thóc, hấp phơi khô rồi mới xát. Khi thu hoạch lúa phải xác định đúng
thời điểm chín sinh lý thì mới đạt tỷ lệ gạo nguyên cao.
Tỷ lệ vỏ trấu trung bình từ 20-22% và có thể thay đổi từ 16-26%. Cám
và phôi hạt chiếm 10%. Do đó tỷ lệ gạo trắng thường ở khoảng 10% (Khush
và ctv, 1979). Tỷ lệ gạo trắng thường ít biến động và nó cũng phụ thuộc ít vào
môi trường (Bùi Chí Bửu và ctv, 2000). Tỷ lệ gạo nguyên biến động rất lớn.
Đây là một tính trạng di truyền và chịu nhiều ảnh hưởng của môi trường, đặc
biệt là nhiệt độ và độ ẩm trong thời gian chín và sau thu hoạch (Khush và ctv,
1979).
Theo T.S Ngô Quốc Trung, 2007, hàm lượng trấu của lúa Việt Nam rải
rộng (18,18% đến 26,9%), các giống lúa ở miền Nam gieo trồng trong vụ hè
thu có hàm lượng vỏ trấu gần như nhau, các giống lúa gieo trồng vụ xuân hè
có hàm lượng trấu cao nhất.
• Chất lượng thương phẩm:
Chất lượng thương phẩm là tiêu chuẩn dùng để mua bán, trao đổi trong
nước và quốc tế. Chất lượng thương phẩm căn cứ vào: hình dạng, chiều dài,
chiều rộng, độ bóng, độ trong, độ bạc bụng và màu sắc hạt gạo. Hạt gạo càng
dài, càng trong (độ bạc trắng càng thấp) thì càng được ưa chuộng trên thị
trường.
13
13
Chất lượng thương phẩm là chỉ tiêu có ý nghĩa quyết định trong việc
sản xuất hàng hóa của lúa gạo, chất lượng này được thể hiện ở các chỉ tiêu cơ
lý sau:
- Tỷ lệ gạo nguyên (Wale Kernel): hạt gạo còn nguyên, hình dạng tự nhiên theo
khối lượng gạo xát (Lê Doãn Diên và cộng sự, 1984).
- Tỷ lệ gạo trắng trong: là tỷ lệ gạo nguyên (trừ gạo nếp) sau khi loại bỏ các hạt
vàng (yellow kemel), hạt đỏ (red kemel), hạt hư hỏng (head damaged kemel).

Chất lượng của các mẫu hạt gạo thương phẩm thường được đánh giá
căn cứ vào hàm lượng ẩm, độ sạch, không có trấu, rơm rạ và các loại hạt khác
cũng như căn cứ vào màu sắc và độ đồng đều. Khi các nhà sản xuất lúa gạo
mang thóc đi bán, tất cả các chỉ tiêu này đều phải được xem xét, đánh giá các
mẫu thóc, sau đó phải chịu các thử nghiệm xay xát và nấu nướng. Do đó kích
thước hạt, màu sắc hạt, độ láng bóng, độ trong và độ đồng đều của hạt rất
quan trọng cần xem xét trước khi đánh giá độ tăng trọng của hạt gạo.
Phương pháp đánh giá độ tăng trọng của hạt gạo được đánh giá bằng
mắt hoặc kính hiển vi. Theo Lê Doãn Diên, 1990 về kích thước và hình dạng
hạt gạo cho rằng: tùy theo đặc tính của giống mà hạt gạo có kích thước và
khối lượng khác nhau.
• Chất lượng nấu nướng và ăn uống:
Ngoài tính trạng thon dài, trong suốt, tỷ lệ gạo nguyên cao thì chất
lượng nấu nướng và ăn uống được đánh giá qua các chỉ tiêu về nhiệt độ hóa
hồ, hàm lượng amylose, hương thơm và các phẩm chất của cơm như độ nở,
độ hút nước, độ bóng, độ rời, độ chín,…Chất lượng nấu nướng và ăn uống
phản ánh thị hiếu người tiêu dùng ở các khu vực.
Sản phẩm chính của lúa gạo là cơm, tính ngon miệng của cơm quyết
định do yếu tố vật lý là độ dẻo, độ mềm của cơm và yếu tố hóa học là mùi
cơm (Nguyễn Văn Hiển, 1992).
Hàm lượng amylose được coi là quan trọng bậc nhất để xác định chất
lượng nấu nướng và ăn uống của gạo. Dựa vào hàm lượng amylose trong nội
nhũ, các giống lúa được phân thành 2 nhóm waxy (1-2%) (gạo nếp) và
nonwaxy (>2%) (gạo tẻ). Trong nonwaxy chia làm 3 nhóm: hàm lượng
14
14
amylose thấp (10-20%), hàm lượng amylose trung bình (20-25%) và hàm
lượng amylose cao (>25%). Các giống có hàm lượng amylose thấp cho cơm
dẻo, các giống có hàm lượng amylose trung bình cho cơm mềm, các giống có
hàm lượng amylose cao cho cơm cứng hoặc rất cứng.

Mùi thơm là một chỉ tiêu rất quan trọng khi đánh giá chất lượng gạo.
Mùi thơm có thể được đánh giá tại 3 thời điểm: trên lá, trên hạt gạo lật và trên
cơm khi nấu. Theo đó thì người ta chia các giống thành 3 mức: không thơm,
hơi thơm và thơm.
• Chất lượng dinh dưỡng:
So với các cây trồng được coi là cây lương thực nuôi sống con ngườithì
lúa có hàm lượng protein trong hạt ít hơn, chỉ khoảng 7-8%. Tuy nhiên lúa
gạo lại cung cấp 40-80% lượng calori và 40-50% lượng protein trong khẩu
phần dinh dưỡng hàng ngày của con người. Protein của gạo là loại protein có
giá trị dinh dưỡng cao nhất so với tất cả các loại ngũ cốc khác. Nó được đặc
trưng bởi tính dễ đồng hóa, sự cân bằng về các loại aminoacid và có mặt của
đủ 8 aminoacid không thay thế cũng như các loại vitamin và khoáng chất.
2.1.1.2 Đặc điểm sản xuất lúa chất lượng cao
a, Đặc điểm kinh tế:
Với ưu thế cho năng suất cao, chất lượng gạo ngon, giá thành cao, sản
phẩm tiêu thụ thuận lợi đã làm cho sản xuất lúa chất lượng cao có hiệu quả hơn
sản xuất lúa thường. Giá bán lúa chất lượng cao thường cao gấp 1,2-1,5 lần giá
bán lúa thường, góp phần làm tăng thu nhập người nông dân.
- Về giống:
Đối với ngành trồng trọt, giống là yếu tố đầu vào không thể thiếu. Bởi
giống là yếu tố đầu vào của chu trình sản xuất này nhưng khi kết thúc chu
trình sản xuất ấy, một phần đầu ra có thể sử dụng làm đầu vào cho sản xuất vụ
sau. Giống là một trong 3 yếu tố đầu vào cần thiết vì nó ảnh hưởng đến năng
suất lúa. Số lượng, chất lượng giống lúa tốt hay không, có đạt tiêu chuẩn hay
không là tùy thuộc vào khâu chọn giống. Nếu để giống lúa chất lượng cao lẫn
15
15
với các giống thường khác đem đi gieo cấy thì khi cho thu hoạch, năng suất sẽ
không đạt được năng suất tối ưu. Vì vậy, chúng ta phải đầu tư vào khâu chọn
giống do đây là một khâu có vai trò quan trọng quyết định tới hiệu quả sản

xuất lúa chất lượng cao.
- Về quy trình chăm sóc:
Quy trình chăm sóc lúa chất lượng cao cũng tương tự như với quy trình
chăm sóc các loại giống thường khác, có thể hiểu là:
+ Bón phân đúng thời điểm.
+ Làm cỏ và phun thuốc trừ sâu đúng đợt, kịp thời.
+ Quan tâm đến công tác nông giang, cung cấp đầy đủ nhu cầu nước
cho cây lúa chất lượng cao sinh trưởng và phát triển tốt.
- Về đầu tư:
Khi sản xuất lúa chất lượng cao, người nông dân nên đầu tư các yếu tố
phân bón (đạm, lân, kali, NPK), thuốc BVTV, phân chuồng hợp lý, đầu tư chi
phí lao động cao hơn so với các loại lúa thường khác để đạt hiệu quả sản xuất tối
ưu.
b) Đặc điểm xã hội:
Sản xuất lúa chất lượng cao làm thay đổi tập quán canh tác, từ canh tác
truyền thống, người dân đã biết áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới
vào sản xuất, thực hiện quy trình sản xuất theo hướng dẫn, nhất là trong sản
xuất lúa giống, qua đó đã có tác động làm tăng dân trí cho người nông dân.
Lúa chất lượng cao cho năng suất cao, chất lượng, hiệu quả làm tăng thu
nhập trên một đơn vị diện tích cũng góp phần làm cho người nông dân yên tâm
gắn bó với đồng ruộng, hạn chế tình trạng di chuyển lao động từ nông thôn ra
thành thị.
Sản xuất lúa chất lượng cao đòi hỏi phải đầu tư nhiều công lao động, sẽ
tạo điều kiện tốt cho thu hút lao động ở nông thôn, giải quyết công ăn việc
làm, hạn chế thất nghiệp.
16
16
c) Đặc điểm môi trường:
Sản xuất lúa chất lượng cao ngoài mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các
hộ nông dân, lúa chất lượng cao còn có tác động tích cực đến môi trường, đó

là khả năng thích nghi và tính chống, chịu sâu bệnh tốt đã hạn chế được lượng
lớn thuốc bảo vệ thực vật ra đồng ruộng, hạn chế gây ô nhiễm môi trường.
2.1.1.3 Vai trò, ý nghĩa của việc sản xuất lúa chất lượng cao
Những năm gần đây, nước ta đã trở thành một trong những nước xuất
khẩu gạo hàng đầu thế giới, nhưng giá gạo của ta luôn thấp hơn giá gạo cùng
loại của các nước như Thái Lan, Mỹ,…là do gạo của ta có phẩm cấp thấp,
một trong những nguyên nhân chất lượng gạo thấp là giống lúa có phẩm chất
gạo cao còn sản xuất rất ít. Ngày nay cùng với việc phát triển của đời sống
kinh tế xã hội, mức sống tăng lên thì nhu cầu, thị hiếu của con người cũng đòi
hỏi ở mức cao hơn, do vậy việc sản xuất lúa gạo ngoài mở rộng diện tích, tăng
vụ thì việc sử dụng giống lúa mới năng suất cao, kháng sâu bệnh và có phẩm
chất gạo tốt, có giá trị thương phẩm cao ngày càng gia tăng. Điều này kích
thích nghiên cứu khoa học về công tác chọn tạo giống và kỹ thuật trồng lúa
ngày càng hoàn thiện hơn.
Như vậy phát triển sản xuất lúa chất lượng cao là phù hợp với phát triển
kinh tế xã hội, đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
17
17
2.1.2 Phát triển sản xuất lúa chất lượng cao
2.1.2.1 Khái niệm phát triển
Trong thời đại ngày nay có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển. Raaman
Weitz cho rằng: “Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng trưởng
mức sống con người và phân phối công bằng những thành quả tăng trưởng
trong xã hội”.
Ngân hàng thế giới đưa ra khái niệm có ý nghĩa rộng hơn, bao gồm những
thuộc tính quan trọng liên quan đến hệ thống giá trị của con người, đó là: “Sự
bình đẳng hơn về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do công dân để
củng cố niềm tin trong cuộc sống của con người trong các mối quan hệ với
Nhà nước, với cộng đồng ”.
Lưu Đức Hải cho rằng: Phát triển là một quá trình tăng trưởng bao gồm nhiều

yếu tố cấu thành khác nhau như kinh tế, chính trị, xã hội, kỹ thuật, văn hóa,
Bùi Ngọc Quyết có khái niệm: Phát triển hay nói một cách đầy đủ hơn là
phát triển kinh tế xã hội của con người là quá trình nâng cao về đời sống vật
chất và tinh thần bằng phát triển sản xuất, tăng cường chất lượng các hoạt
đông văn hóa.
Tuy có rất nhiều những quan điểm khác nhau về sự phát triển, nhưng
tóm chung lại các ý kiến đều cho rằng: Phạm trù của sự phát triển là phạm trù
vật chất, phạm trù tinh thần, phạm trù về hệ thống giá trị con người. Mục tiêu
chung của phát triển là nâng cao các quyền lợi kinh tế, chính trị, văn hóa xã
hội và quyền tự do công dân của mọi người dân.
2.1.2.2 Khái niệm về sản xuất
Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào (tài
nguyên hoặc các yếu tố sản xuất) để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ
(đầu ra) (Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung, 1997).
18
18
Quá trình sản xuất là việc chuyển các đầu vào, dưới hình thức lao động
của con người và những nguồn lực vật chất khác, thành đầu ra. Những đầu ra
này có thể được sử dụng là đầu vào cho quá trình sản xuất khác hoặc là những
sản phẩm cuối cùng được phân chia cho các thành viên trong xã hội với vai
trò là người tiêu dùng cuối cùng (Neva Goodwin, Phạm Vũ Luận, 2002).
Đầu vào của sản xuất bao gồm các yếu tố như sau: lao động, đất đai,
máy móc, vốn, nguyên liệu, trình độ quản lý, các yếu tố này tác động qua lại
lẫn nhau.
Đầu ra là kết quả quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào như: lương thực,
thực phẩm, rau xanh, hoa quả nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người.
Mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra được thể hiện ở hàm sản xuất (hàm
sản xuất là mối quan hệ về mặt kỹ thuật giữa đầu vào và đầu ra).
Q= F(X
1,

X
2,
X
3, ,
X
n
)
Trong đó:
Q là sản lượng sản phẩm nhất định.
X
1
,X
2,
X
3, ,
X
n
là lượng của một số yếu tố đầu vào được sử dụng trong
quá trình sản xuất.
Có 2 phương thức sản xuất là:
- Sản xuất mang tính tự cung tự cấp: quá trình này thể hiện trình độ còn
thấp của các chủ thể sản xuất, sản phẩm sản xuất ra chỉ nhằm mục đích đảm
bảo chủ yếu cho các nhu cầu của chính họ, không có sản phẩm dư thừa cung
cấp cho thị trường.
- Sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa: sản phẩm sản xuất ra chủ yếu
trao đổi trên thị trường, thường được sản xuất trên quy mô lớn, khối lượng
sản phẩm nhiều. Sản xuất này mang tính tập trung chuyên canh và tỷ lệ sản
phẩm hàng hóa cao.
Phương thức sản xuất theo hướng thị trường tập trung vào ba câu hỏi
cơ bản là: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào?. Theo đó,

19
19
sản xuất hướng tới tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu của thị trường trong tất cả các
khâu của quá trình sản xuất.
Tóm lại, sản xuất là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào để tạo ra các
sản phẩm đầu ra, là quá trình tác động của con người vào các đối tượng sản
xuất, thông qua các hoạt động để tạo ra các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục
vụ đời sống con người.
2.1.2.3 Nội dung phát triển sản xuất lúa chất lượng cao
a, Phát triển sản xuất lúa chất lượng cao theo chiều rộng:
Phát triển theo chiều rộng là sự tăng thêm về mặt lượng các nguồn lực
trong điều kiện yếu tố kỹ thuật không thay đổi nhằm nâng cao kết quả sản
xuất. Đối với sản xuất lúa chất lượng cao, phát triển theo chiều rộng có 2 nội
dung chính, cụ thể:
+ Tăng số lượng hộ trồng lúa chất lượng cao. Trong điều kiện số lượng hộ
sản xuất lúa chất lượng cao trên địa bàn chưa nhiều, phân bố nhỏ lẻ, manh mún,
chậm phát triển, ngoài ra, với điều kiện tiềm năng phát triển sản xuất lúa chất
lượng cao của địa phương chưa khai thác hết, diện tích đất bỏ trống nhiều, lực
lượng lao động dồi dào, người dân có kinh nghiệm trồng lúa lâu năm được truyền
từ đời này sang đời khác…thì việc phát triển sản xuất lúa chất lượng cao theo
hướng tăng số hộ tham gia sản xuất lúa chất lượng cao có ý nghĩa quan trọng, tạo
điều kiện tiền đề để lúa chất lượng cao phát triển trong thời gian tới. Các hoạt
động chủ yếu nhằm tăng số lượng hộ tham gia sản xuất lúa chất lượng cao là
tuyên truyền, chuyển giao kỹ thuật, lợi ích của trồng lúa chất lượng cao tới các hộ
nông dân, xây dựng các cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện
thuận lợi để hộ nông dân có thể đưa việc trồng lúa chất lượng cao vào cuộc sống.
+ Tăng quy mô sản xuất lúa chất lượng cao của hộ nông dân. Nếu sự
tăng thêm về số lượng hộ tham gia trồng lúa chất lượng cao là sự tăng trưởng
trên địa bàn toàn xã thì sự tăng quy mô sản xuất lúa chất lượng cao của hộ
nông dân là sự tăng trưởng của sản xuất lúa chất lượng cao trong nền kinh tế

hộ gia đình. Để mở rộng quy mô sản xuất lúa chất lượng cao, hộ cần phải mở
20
20
rộng diện tích trồng lúa chất lượng cao bằng việc khai thác đất chưa sử dụng
hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng từ ngành nghề không hiệu quả sang trồng
lúa chất lượng cao, bỏ ra nhiều hơn sức lao động gia đình hoặc đầu tư chi phí
thuê lao động bên ngoài nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất không bị gián
đoạn. Điều kiện để tăng quy mô sản xuất lúa chất lượng cao của hộ là các yếu
tố nguồn lực: Đất đai, lao động gia đình, và tài chính chưa tận dụng hết hoặc
có khả năng đáp ứng mở rộng sản xuất.
Phát triển sản xuất lúa chất lượng cao theo chiều rộng tạo điều kiện cần
để lúa chất lượng cao phát triển ổn định, bền vững. Khi nguồn lực ngày càng
hạn hẹp, khan hiếm do tác động của phát triển sản xuất lúa chất lượng cao
theo chiều rộng, hoạt động phát triển sản xuất lúa chất lượng cao sẽ phải
hướng vào phát triển theo chiều sâu. Đây là điều kiện đủ để sản xuất lúa chất
lượng cao phát triển ổn định, bền vững.
b, Phát triển sản xuất theo chiều sâu:
Phát triển sản xuất lúa chất lượng cao theo chiều sâu có những nội dung
chủ yếu sau:
- Tăng hiệu quả kinh tế của việc trồng lúa chất lượng cao.
- Tăng năng suất sản xuất.
- Nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm lúa chất lượng cao
- Tăng tổng sản phẩm sản xuất và thu nhập theo đầu người từ trồng lúa chất
lượng cao.
Các nội dung phát triển sản xuất lúa chất lượng cao theo chiều sâu có
mối quan hệ chặt chẽ. Để thực hiện được các nội dung phát triển theo chiều
sâu, cần thiết phải áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất và chế biến lúa
chất lượng cao. Hỗ trợ vay vốn với lãi suất thấp nhằm tạo điều kiện cho người
nông dân có điều kiện phát triển sản xuất lúa chất lượng cao.Cải thiện hình
thức tổ chức sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng sản xuất tập trung, quy

mô lớn. Ngoài ra, nâng cao trình độ lao động bằng việc tổ chức các lớp tập
huấn, mô hình trình diễn, học hỏi kinh nghiệm các địa phương khác, phân
21
21
công lao động hợp lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực cũng đóng vai trò quan
trọng trong việc phát triển sản xuất lúa chất lượng cao theo chiều sâu.
Tóm lại, phát triển sản xuất lúa chất lượng cao cần chú trọng phát triển
theo chiều sâu, kết hợp chặt chẽ với phát triển theo chiều rộng nhằm đạt được
kết quả và hiệu quả cao nhất.
2.1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất lúa chất lượng cao trên
địa bàn xã Thụy Dương
a, Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên:
Sản xuất nông nghiệp gắn liền với điều kiện tự nhiên. Do vậy, điều kiện tự
nhiên của vùng sản xuất có ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng sản phẩm.
Thông thường nhân tố đầu tiên mà người ta phải kể đến đó là điều kiện đất đai,
ngoài đất đai và khí hậu, nguồn nước cũng cần được xem xét. Chính những điều
kiện này ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của lúa, đồng thời cũng là nhân tố
cơ bản để dẫn đến quyết định đưa ra định hướng sản xuất, hướng đầu tư thâm
canh, lịch trình chăm sóc và thu hoạch. Do vậy, muốn phát triển sản xuất lúa
chất lượng cao cần phải hiểu rõ điều kiện tự nhiên của vùng sản xuất, nhất là đất
đai, khí hậu, thổ nhưỡng để vận dụng chúng vào trong sản xuất, từ đó tạo tiền đề
cho việc bố trí các giống lúa chất lượng đưa vào sản xuất cho phù hợp, đạt hiệu
quả cao. Vị trí địa lý cũng là yếu tố quan trọng cho việc phát triển sản xuất lúa
chất lượng cao. Vị trí gần thị trường tiêu thụ, giao thông thuận lợi, là yếu tố lợi
thế cho tiêu thụ và giảm chi phí sản xuất, kích thích sản xuất phát triển.
b, Nhóm nhân tố về điều kiện kinh tế - xã hội:
- Nguồn lực: Nguồn lực theo nghĩa rộng là tiềm năng phục vụ cho sản
xuất: Vốn, đất đai, lao động, tri thức, khả năng tổ chức, điều kiện tự
nhiên. Trong sản xuất kinh doanh, các nguồn lực được hiểu đó là giá
trị đầu vào, là điều kiện vật chất cần thiết để tiến hành sản xuất kinh

doanh, người sản xuất chủ động về nguồn lực sẽ thực hiện tốt hơn
quá trình sản xuất.
- Về lao động: Lao động là hoạt động có mục đích của con người
22
22
thông qua công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động. Để phát
triển sản xuất cây lúa chất lượng cao yêu cầu trước mắt và lâu dài là
phải bồi dưỡng đội ngũ lao động phù hợp với tình hình mới.
- Trình độ, kinh nghiệm của người nông dân trong việc sản xuất cấy
lúa chất lượng cao: Cây lúa chất lượng cao đòi hỏi sự chăm sóc kịp
thời và đúng quy trình kỹ thuật mới làm cho năng suất, chất lượng
đạt kết quả tốt nhất.
c, Nhóm nhân tố về khoa học kỹ thuật:
Cần có hiểu biết về các đối tượng sản xuất, cần hiểu biết rõ công nghệ
sản xuất, dự định triển khai ở vùng sản xuất. Những hiểu biết này cần được
học tập ở trường lớp, trong sách vở, tài liệu tham khảo hay những buổi tham
quan khảo sát, Như vậy để sản xuất và phát triển lúa chất lượng cao thì
người dân cần phải biết được các giống lúa chất lượng cao, quá trình chăm
sóc, phân bón, loại phân nào phù hợp với hiệu quả khi thu hoạch lúa chất
lượng cao,
d, Nhóm nhân tố về kỹ thuật canh tác:
Biện pháp kỹ thuật canh tác là sự tác động của con người vào cây trồng
như chọn giống, kĩ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh,
- Giống lúa: Trong sản xuất nông nghiệp, giống đóng vai trò quan
trọng trong việc tăng sản lượng và chất lượng cây trồng, nâng cao
hiệu quả kinh tế. Mỗi giống lúa có năng suất nhất định và cho năng
suất cao khi đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của chúng. Việc lựa chọn
giống phù hợp và cho năng suất cao đối với từng địa phương là hết
sức quan trọng và cần thiết.
- Phân bón: Cây trồng hút chất dinh dưỡng trong đất và từ phân bón để

tạo ra sản phẩm của mình nhờ quá trình quang hợp. Vì vậy, sản phẩm
thu hoạch phản ánh tình hình đất đai và việc cung cấp thức ăn cho
cây. Phân bón là thức ăn của cây trồng, thiếu phân cây không thể
23
23
sinh trưởng và cho năng suất, phẩm chất cao.
- Kỹ thuật chăm sóc: Đây là một khâu không thể thiếu trong quá trình
sản xuất nếu muốn đạt năng suất cao. Quá trình chăm sóc lúa chất
lượng cao không chỉ quan tâm đến phân bón mà còn quan tâm đến
làm cỏ, cung cấp đầy đủ nhu cầu nước cho cây lúa sinh trưởng và
phát triển tốt.
- Phòng trừ sâu bệnh: Sâu bệnh là một trong những nguyên nhân làm
giảm năng suất. Ở cây lúa chất lượng cao, tình hình sâu bệnh rất
phức tạp, với từng giống lúa thường xuất hiện những loại sâu bệnh
khác nhau như bệnh rầy nâu, sâu đục thân, khô vằn, đạo ôn cổ
bông, gây hại làm giảm năng suất. Phòng chống sâu bệnh một cách
hữu hiệu, kịp thời sẽ giúp cho cây sinh trưởng, đem lại năng suất và
chất lượng tốt hơn.
e, Nhóm nhân tố về chủ trương và chính sách:
Trong thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều chính sách quan tâm đến
phát triển sản xuất lúa nói chung và lúa chất lượng cao nói riêng, nhất là chính
sách về khoa học công nghệ, chính sách về khuyến nông, chính sách về hỗ
trợ, từ đó đã góp phần phát triển trồng lúa chất lượng cao, đã phần nào giải
quyết được vấn đề giống lúa chất lượng cao của nước ta.
Tóm lại, các nhân tố tự nhiên, kinh tế, xã hội trên có liên quan mật thiết
và tác động qua lại với nhau, làm biến đổi lẫn nhau và cùng ảnh hưởng tới
quá trình sản xuất và hiệu quả sản xuất. Do vậy, đánh giá đúng sự tác động
của nó đến hiệu quả sản xuất lúa là rất cần thiết để có những giải pháp hữu
hiệu nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa chất lượng cao.
24

24
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình sản xuất lúa chất lượng cao trên thế giới
Lúa là cây lương thực quan trọng nhất đối với hàng tỷ người dân châu
Á. Cùng với sự phát triển của loài người nghề trồng lúa đã được hình thành và
phát triển từ rất lâu. Ngày nay các nhà khoa học dự báo rằng thời gian tới ở
một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Philipin,…nhu cầu tiêu
dùng gạo sẽ tăng nhanh hơn khả năng sản xuất lúa gạo ở những nước này. Vì
vậy, sản xuất lúa gạo trong vùng phải tăng lên gấp bội để đáp ứng nhu cầu
lương thực. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về lương thực, sản xuất lúa
gạo trong vài thập kỷ gần đây đã có mức tăng trưởng đáng kể. Sự bất ổn giữa
cung cầu, thiệt hại do thiên tai mang lại là những nhân tố khiến cho vấn đề
lương thực trở lên cấp thiết hơn lúc nào hết. Tuy tổng sản lượng lúa không
ngừng được gia tăng, năm sau cao hơn năm trước nhưng dân số tăng nhanh
hơn, nhất là các nước đang phát triển, nên lương thực vẫn là vấn đề cấp bách
cần quan tâm trong những năm trước mắt cũng như lâu dài.
Dân số thế giới là 7.021.836.029 người và dự báo dân số thế giới sẽ đạt
ngưỡng 9 tỷ người vào năm 2040. Hàng năm thế giới có thêm khoảng 90 triệu
người, với tốc độ dân số tăng nhanh như vậy thì vấn đề an ninh lương thực
luôn luôn là vấn đề cấp bách và quan trọng hàng đầu. Trong đó, lúa đóng vai
trò quan trọng số một cho vấn đề an ninh lương thực (FAO, 2013).
25
25

×