Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ hành tại xã Phúc Thành, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (430.34 KB, 95 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ HÀNH
TẠI XÃ PHÚC THÀNH, HUYỆN KINH MÔN,
TỈNH HẢI DƯƠNG”
Tên sinh viên : Phạm Thị Huyền
Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp
Lớp : K56KTNNA
Niên khóa : 2011 – 2015
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Trần Đình Thao
Hà Nội – 2015
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận
này là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một khóa luận nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ của khóa luận này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận này đều được ghi rõ nguồn gốc
đồng thời tôi xin cam đoan rằng trong quá trình thực hiện đề tài này tại địa
phương tôi luôn chấp hành đúng mọi quy định của địa phương nơi thực hiện
đề tài.
Hà Nội, ngày 02 tháng 06 năm 2015
Sinh viên
Phạm Thị Huyền
i
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua, để hoàn thành được đề tài
tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được rất nhiều sự quan
tâm giúp đỡ của các tập thể, các cá nhân trong và ngoài trường.


Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới quý thầy giáo, cô giáo
khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam,
những người đã truyền đạt cho tôi rất nhiều kiến thức bổ ích và đã hết sức tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy PGS.TS Trần Đình
Thao. Thầy đã dành rất nhiều thời gian cũng như tâm huyết, tận tình hướng
dẫn chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND xã Phúc Thành đã cung cấp cho tôi
những số liệu cần thiết và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện
đề tài tại địa bàn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và bạn bè đã
khích lệ, cổ vũ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 02 tháng 06 năm 2015
Sinh viên
Phạm Thị Huyền
ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Cây hành là cây trồng chủ đạo trong vụ đông của huyện Kinh Môn nói
chung và xã Phúc Thành nói riêng. Cây hành đã đem lại rất nhiều lợi ích cho
người dân trong xã, đặc biệt là tạo được công ăn việc làm và nguồn thu
nhập ổn định cho hộ nông dân. Bên cạnh những thuận lợi về điều kiện tự
nhiên, nguồn nhân lực dồi dào, có kinh nghiệm lao động, việc phát triển sản xuất
và tiêu thụ hành tại Phúc Thành còn có những hạn chế trong khâu áp dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sản phẩm hành chưa đa dạng, tại xã chưa có
cơ sở chế biến sản phẩm hành, giá cả không ổn định, hiệu quả kinh tế chưa cao
Những tồn tại nêu trên đã làm hạn chế tiềm năng vốn có của cây hành tại xã
Phúc Thành.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: "Giải pháp phát triển
sản xuất và tiêu thụ hành tại xã Phúc Thành, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải

Dương” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
Mục tiêu đề tài đưa ra là: Nghiên cứu, đánh giá thực trạng sản xuất và
tiêu thụ hành trên địa bàn xã Phúc Thành, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương,
từ đó tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ hành trên địa
bàn, nhằm đề xuất những giải pháp cụ thể có tính khả thi nhằm phát triển sản
xuất và tiêu thụ hành trong thời gian tới.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm: Nghiên cứu những yếu tố có
liên quan đến phát triển sản xuất và tiêu thụ hành của các hộ nông dân trong
xã Phúc Thành. Đối tượng cụ thể nghiên cứu là những hộ sản xuất và tiêu thụ
hành trong xã.
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã sử dụng các phương pháp chọn
điểm nghiên cứu, phương pháp thu thập số liệu (thu thập số liệu sơ cấp, thứ
cấp), phương pháp phân tích và xử lý số liệu. Đề tà đã tiến hành điều tra,
phỏng vấn 60 hộ trong toàn xã.
iii
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Trong 3 năm gần đây diện tích, năng suất và sản lượng hành của xã có
xu hướng tăng dần, diện tích năm 2012 là 69,35 ha đến năm 2014 tăng lên là
77,14 ha tăng bình quân 5,45%. Sản xuất hành đang phát triển theo hướng mở
rộng, tập trung quy mô lớn.
Kết quả sản xuất hành phụ thuộc lớn và mức độ đầu tư của hộ trồng.
Các hộ quy mô lớn có mức đầu tư cao sẽ đem lại năng suất hành cao hơn các
hộ khác, điều này kéo theo kết quả sản xuất cũng cao hơn. Cụ thể: tổng chi
phí đầu tư hộ QM lớn là 2,9 triệu đồng/sào, năng suất đạt 5,14 tạ/sào, hộ QM
nhỏ có chi phí ít hơn là 2,618 triệu đồng/sào, năng suất chỉ đạt 4,62 tạ/sào.
Qua điều tra cho thấy các hộ QM lớn có hiệu quả sản xuất cao hơn. Thu
nhập hỗn hợp, hiệu quả sử dụng lao động, hiệu quả sử dụng vốn đều cao hơn
hộ QMTB và QM nhỏ. Điều này cho thấy hộ nông dân có QM lớn đã tận
dụng hết nguồn lực của địa phương khi tham gia sản xuất hành.
Hành chủ yếu được tiêu thụ qua 2 kênh phân phối chính là: kênh tiêu

thụ trực tiếp từ hộ sản xuất đến người tiêu dùng; kênh tiêu thụ thông qua bán
buôn và các hộ thu gom. Các kênh tiêu thụ hành nhìn chung vẫn còn sơ khai,
các tác nhân hoạt động không mang tính chuyên trách, giá cả vẫn chưa được điều
chỉnh hợp lý.
Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất và tiêu thụ hành: quy
trình kỹ thuật: chất lượng giống, thời vụ, kỹ thuật bón phân, phòng trừ sâu
bệnh; trình độ lao động, kinh nghiệm sản xuất, tác động của thị trường: ảnh
hưởng của thị trường đến giá vật tư, giá bán hành,
Trên cơ sở phân tích thực trạng sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng đến
tiêu thụ trong sản xuất và tiêu thụ hành của các hộ nông dân, nghiên cứu đã đề
ra một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả và hiệu quả kinh tế trong sản xuất
hành của các hộ nông dân trên địa bàn xã Phúc Thành.
iv
Giải pháp về kỹ thuật sản xuất: Sử dụng giống cho năng suất cao, có
nhiều phẩm chất tốt, sạch bệnh. Áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất từ
khâu chọn giống, trồng, chăm sóc, thu hái, phân loại sản phẩm. Thực hiện bón
phân cân đối, nhất là khai thác nguồn phân hữu cơ sẵn có. Xây dựng mô hình
trình diễn để nông dân chuyển giao được kỹ thuật và kiến thức cho nhau.
Giải pháp về trình độ lao động: mở các khóa đào tạo cho người sản
xuất về kiến thức quản lý, nắm bắt thông tin thị trường…hoặc có thể mời các
chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về giảng dạy,…
Giải pháp về thị trường: bảo đảm mức giá chung, tránh được tình trạng
người sản xuất bị ép giá, nâng cao khả năng tiếp cận thị trường, tăng cường
liên kết kinh doanh, xúc tiến thương mại.
Giải pháp hệ thống dịch vụ sản xuất và tiêu thụ: Về công tác khuyến
nông: Bồi dưỡng cho người sản xuất những kiến thức cần thiết để áp dụng
ứng xử nhanh nhạy với thị trường, tìm ra biện pháp thích hợp trong áp dụng
tiến bộ ký thuật tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm; Thường xuyên cung
cấp thông tin về thời vụ gieo trồng, giống, sâu bệnh, thị trường giá cả để
người nông dân chủ động ứng phó kịp thời, có hiệu quả. Về bảo vệ thực vật:

Hiện nay nông dân và các tổ chức kinh tế đang sử dụng phổ biến các loại
thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu bệnh, không những đối với Phúc
Thành mà nhiều địa phương khác cũng đang ứng dụng. Để hạn chế những
mặt tiêu cực của việc bảo vệ thực vật nên dùng các biện pháp phòng trừ tổng
hợp đang được ứng dụng khá phổ biến trên địa bàn xã Phúc Thành.
Giải pháp về cơ sở vật chất phục vụ sản xuất: về thủy lợi: cần kiên cố
hoá kênh mương và bố trí cho hệ thống khoa học phù hợp cho phục vụ sản
xuất. Hệ thống tưới tiêu trong xã đã cần đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu cho
100% diện tích sản xuất nông nghiệp, về chế biến: các cán bộ khuyến nông
cần phổ biến cách chế biến hành tài nhà để tạo ra nhiều loại sản phẩm hành.
v
Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ cho các cơ sở chế biến cũng như
người sản xuất.
Giải pháp chính sách tín dụng: các tổ chức tín dụng, phải có cơ chế thông
thoáng để hộ nông dân tiếp cận được với các tổ chức tín dụng, ngân hàng
thuận lợi cho việc vay vốn.
Cuối cùng khóa luận tóm tắt toàn bộ nội dung đã đạt được, giúp cho
người đọc có thể nắm bắt được nội dung chính và kết quả của bài khóa luận.
vi
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC VIẾT TẮT xi
Là một xã có diện tích trồng hành khá lớn so với các xã khác khu vực trong huyện. Với trình độ
chuyên môn và kinh nghiệm trồng lâu năm của các chủ hộ điều này tạo điều kiện thuận lợi hơn cho
việc mở rộng qua mô sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và tạo ra nhiều lợi thế cho lĩnh vực sản
xuất nông nghiệp 62
Bảng 4.14 Các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong sản xuất hành của các hộ nông dân xã
Phúc Thành 68
vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Diện tích hành cho thu hoạch của một số nước trên thế giới. Error:
Reference source not found
Bảng 2.2 Diện tích, sản lượng hành tại Việt Nam (2011 – 2013) Error:
Reference source not found
Bảng 3.1 Thực trạng sử dụng đất đai của xã Phúc Thành (2012 – 2014)
Error: Reference source not found
Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động của xã Phúc Thành (2012 – 2014)
Error: Reference source not found
Bảng 3.3 Điều kiện cơ sở hạ tầng xã Phúc Thành Error: Reference source
not found
Bảng 3.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Phúc Thành (2012 - 2014)
Error: Reference source not found
Bảng 3.5 Tỷ lệ nhóm hộ sản xuất hành điều tra Error: Reference source not
found
Bảng 3.6 Trình bày ma trận sử dụng mô hình phân tích SWOT Error:
Reference source not found
Bảng 4.1 Tình hình sản xuất hành tại xã Phúc Thành giai đoạn 2012 - 2014Error:
Reference source not found
Bảng 4.2 Đặc điểm nhân khẩu của hộ sản xuất hànhError: Reference source
not found
Bảng 4.3 Diện tích, năng suất và sản lượng hành sau khi thu hoạch của các
nhóm điều tra Error: Reference source not found
Bảng 4.4 Sản lượng, năng suất sản lượng hành khô sau khi bảo quản Error:
Reference source not found
Bảng 4.5 Chi phí sản xuất bình quân 1 sào hành Error: Reference source not
found
viii
Bảng 4.6 Tình hình tiêu thụ hành của các hộ nông dân xã Phúc ThànhError:
Reference source not found

Bảng 4.7 Giá hành tiêu thụ qua các kênh của hộ nông dân Error: Reference
source not found
Bảng 4.8 Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất hành khô của các hộ điều tra
Error: Reference source not found
Bảng 4.9 Thu nhập bình quân từ hành của các hộ điều tra Error: Reference
source not found
Bảng 4.10 Đánh giá của hộ nông dân về quy trình kỹ thuật ảnh hưởng đến
sản xuất hành Error: Reference source not found
Bảng 4.11 Tham gia tập huấn của chủ hộ Error: Reference source not found
Bảng 4.12 Kinh nghiệm trồng hành của chủ hộ Error: Reference source not
found
Bảng 4.13 Mức độ ảnh hưởng của thị trường Error: Reference source not
found
Bảng 4.14 Các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong sản xuất hành
của các hộ nông dân xã Phúc Thành Error: Reference source not
found
Bảng 4.15 Kết hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong sản
xuất hành của các hộ nông dân xã Phúc Thành Error: Reference
source not found
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Các hình thức kênh tiêu thụ Error: Reference source not found
Sơ đồ 4.1 Hình thức kênh tiêu thụ của các hộ sản xuất hành. Error: Reference
source not found
Sơ đồ 4.2 Các giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ hành.Error: Reference
source not found
ix
x
DANH MỤC VIẾT TẮT
BQ Bình quân
BVTV Bảo vệ thực vật

CNH – HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
ĐVT Đơn vị tính
GTSX Giá trị sản xuất
GTGT Giá trị gia tăng
Ha Héc ta
HTX Hợp tác xã
LĐ Lao động
QM Quy mô
TB Trung bình
TBA Trạm biến áp
TSCĐ Tài sản cố định
UBND Ủy ban nhân dân
xi
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Các loại gia vị được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày không những đem
lại vị thơm ngon hấp dẫn cho món ăn mà còn nhiều lợi ích với sức khỏe. Điển
hình như cây gia vị như hành, hồ tiêu, ớt, quế, hồi… những cây gia vị này đã
tạo nên sự khác biệt riêng cho các món ăn. Trong những cây gia vị trên, hành
xuất hiện khá phổ biến ở các món ăn và ở các thực phẩm đồ hộp dành cho
xuất khẩu. Ngoài những giá trị về ẩm thực như các cây gia vị khác, cây hành
còn được sử dụng như một loại thuốc với rất nhiều tác dụng.
Ở các nước phát triển họ rất quan tâm đến việc phát triển các cây gia vị
vớinhiều mùi vị khác nhau, các giống khác nhau. Nhưng ở Việt Nam loại cây
này phần lớn là lấy giống địa phương nên chưa được phát triển rộng rãi và có
quy mô lớn. Hành được trồng rải rác ở một số địa phương trong cả nước. Do
người dân vẫn chưa nhận thức được giá trị kinh tế của việc trồng hành trong
phát triển kinh tế nông nghiệp của địa phương.
Cây hành là một thế mạnh trong cơ cấu cây trồng vụ đông của nhiều

địa phương khu vực phía bắc nước ta bởi giá trị kinh tế của nó mang lại. Từ
việc trồng hành người dân địa phương đã có được nguồn thu nhập ổn định rất
nhiều so với việc trồng lúa, kinh tế của hộ cũng được cải thiện đáng kể. Tuy
nhiên nghề trồng hành gặp nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất cũng như
tiêu thụ của nó. Một số khó khăn thường gặp phải như sản xuất còn manh
mún, nhỏ lẻ nên khó chăm sóc, giá cả vật tư đầu vào tăng cao, thị trường tiêu
thụ không ổn định, hiệu quả kinh tế chưa cao, …
Xã Phúc Thành, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương là địa phương có
truyền thống trồng hành lâu năm, đến nay nghề đã được phát triển toàn xã.
Trong thời gian gần đây, nghề trồng hành được xã, huyện quan tâm nhiều
1
hơn và đưa ra các chính sách hỗ trợ phát triển nhưng xã vẫn không đạt được
hiệu quả kinh tế như mong muốn. Sản lượng không cải thiện đáng kể, giá cả
bất ổn trên thị trường… Xuất phát từ những vấn đề nêu trên nên tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: "Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ hành tại xã
Phúc Thành, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương"
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ hành trên địa bàn
xã Phúc Thành, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, từ đó tìm ra những yếu tố
ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ hành trên địa bàn, nhằm đề xuất những
giải pháp cụ thể có tính khả thi nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ hành
trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất, tiêu thụ hành.
- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất và tiêu thụ hành ở xã Phúc
Thành trong những năm vừa qua.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ hành của xã
- Đề xuất định hướng, giải pháp nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ
hành của xã trong những năm tới.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu những yếu tố có liên quan đến phát triển sản xuất và tiêu
thụ hành của các hộ nông dân trong xã Phúc Thành.
- Đối tượng cụ thể nghiên cứu là những hộ sản xuất và tiêu thụ hành
trong xã.
2
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Phạm vi nội dung
Nghiên cứu thực trạng sản xuất và tiêu thụ hành hàng năm chủ yếu của
xã và đề ra một số giải pháp.
1.3.2.2 Phạm vi không gian
Nghiên cứu tại địa bàn xã Phúc Thành, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
1.3.2.3 Phạm vi thời gian
- Thu thập số liệu từ năm 2012 – 2014
- Thời gian thực tập từ tháng 1/2015 đến tháng 5/2015
3
PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Khái niệm về tăng trưởng
* Tăng trưởng là quá trình tăng lên về quy mô, kích thước, khối lượng
của sự vật hiện tượng trong một thời gian nhất định. Tăng trưởng phản ánh sự
thay đổi về lượng của sự vật, hiện tượng.
* Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập quốc dân và sản phẩm
quốc dân hoặc thu nhập quốc dân tính theo đầu người (David Colman & Tre
Vor Young, 1994)
* Các chỉ tiêu dùng tính toán sự tăng trưởng kinh tế: Gồm 2 chỉ tiêu cơ
bản là tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

GNP = GDP + thu nhập tài sản ròng
(Thu nhập tài sản ròng: là phần chênh lệch giữa thu nhập nước ngoài
gửi về với thu nhập gửi ra nước ngoài)
2.1.1.2 Khái niệm về phát triển
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về phát triển, mỗi định nghĩa phản
ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau.
Theo Ngân hàng thế giới (WB): “Phát triển trước hết là sự tăng trưởng
về kinh tế, nó còn bao gồm cả những thuộc tính quan trọng và liên quan khác,
đặc biệt là sự bình đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do
của con người” (World Bank, 1992).
Theo MalcomGills – Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương:
“Phát triển bao gồm sự tăng trưởng và thay đổi cơ bản trong cơ cấu của nền
kinh tế, sự tăng lên của sản phẩm quốc dân do ngành công nghiệp tạo ra, sự
4
đô thị hóa, sự tham gia của các dân tộc của một quốc gia trong quá trình tạo ra
các thay đổi trên”.
Theo Raaman Weitz: “Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm
tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những thành
quả tăng trưởng trong xã hội”.
Còn theo quan điểm triết học Mác - Lênin: “Phát triển là khuynh hướng
đi từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn…”
Tuy có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển, nhưng các ý kiến đều
cho rằng đó là phạm trù vật chất, phạm trù tinh thần, phạm trù về hệ thống giá
trị trong cuộc sống con người. Mục tiêu chung của phát triển là nâng cao các
quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và quyền tự do công dân.
Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền
kinh tế. Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và
chất, nó là sự kết hợp chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và
xã hội ở mỗi quốc gia (Vũ Thị Ngọc Phùng, 2006).
Tóm lại, phát triển kinh tế là sự phát triển trong đó bao gồm cả sự tăng

thêm về quy mô, số lượng cũng như sự thay đổi cấu trúc theo chiều hướng
tiến bộ của nền kinh tế và việc nâng cao chất lượng của sản phẩm để đạt đến
đích cuối cùng đó là tăng hiệu quả kinh tế.
2.1.1.3 Phân biệt giữa tăng trưởng và phát triển
Từ khái niệm tăng trưởng và phát triển nói trên ta có thể phân biệt giữa
tăng trưởng và phát triển kinh tế như sau:
Tăng trưởng kinh tế được coi là tiền đề cần thiết cho sự phát triển. tăng
trưởng kinh tế thường được quan niệm là sự tăng thêm về quy mô sản lượng
nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định.
Phát triển kinh tế có thể hiểu là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về
mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự
5
tăng thêm về quy mô sản lượng (tăng trưởng) về sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế -
xã hội.
2.1.1.4 Khái niệm phát triển sản xuất
* Sản xuất
Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào (tài nguyên
hoặc yếu tố sản xuất) để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ (đầu ra).
Có 2 phương thức sản xuất là:
- Sản xuất mang tính tự cung, tự cấp, quá trình này thể hiện trình độ
còn thấp của các chủ thể sản xuất, sản phẩm sản xuất ra chỉ nhằm mực đích
đảm bảo chủ yếu cho các nhu cầu chính của họ, không có sản phẩm dư thừa
cung cấp cho thị trường.
- Sản xuất cho thị trường tức là phát triển theo hướng sản xuất hàng
hóa, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu trao đổi trên thị trường, thường được sản
xuất trên quy mô lớn, khối lượng sản phẩm nhiều. Sản xuất này mang tính tập
trung chuyên canh và tỷ lệ sản phẩm hàng hóa cao.
Phát triển kinh tế thị trường phải hướng theo phương thức thứ hai.
Nhưng cho dù sản xuất theo mục đích nào thì người sản xuất cũn phải trả lời
được ba câu sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai?

Tóm lại sản xuất là quá trình tác động của con người vào các đối tượng
sản xuất, thông qua các hoạt động để tạo ra các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ
phục vụ đời sống.
* Phát triển sản xuất
Từ những khái niệm về phát triển và sản xuất trên, ta có thể hiểu một
cách chung nhất về phát triển sản xuất nhứ sau:
Phát triển sản xuất là quá trình nâng cao khả năng tác động của con
người vào các đối tượng sản xuất, thông qua các hoạt động nhằm tăng quy mô
về số lượng, đảm bảo hơn về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục vụ
đời sống ngày càng cao của con người.
6
Như vậy có thể thấy phát triển sản xuất được nhìn nhận dưới 2 góc độ:
Thứ nhất đây là quá trình tăng quy mô về số lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch
vụ; Thứ hai là quá trình nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa dịch vụ. Cả
2 quá trình này đều nhằm mục đích phục vụ cho đời sống của con người.
Phát triển sản xuất là yêu cầu tất yếu trong quá trình tồn tại và phát
triển của mỗi quốc gia trên thế giới. Phát triển sản xuất càng có vai trò quan
trọng hơn nữa khi nhu cầu về các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ càng ngày được
nâng cao, đặc biệt hiên nay với xu thế tăng mạnh nhu cầu về chất lượng sản
phẩm.
Tóm lại phát triển sản xuất là một quá trình lớn lên (tăng tiến) về mọi
mặt của quá trình sản xuất trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả
sự tăng lên về quy mô sản lượng và sự tiến bộ về mặt cơ cấu. Phát triển sản
xuất bao gồm phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu.
2.1.2 Nội dung sản xuất và tiêu thụ hành
2.1.2.1 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của cây hành
Hành lá có tên khoa học là Allium fistulosum thuộc họ Hành (Alliaceae).
Tên tiếng Anh là Green onion (hành lá).
Hiện nay có 2 giống hành phổ biến: Giống hành gốc tím (hành sậy) và
gốc trắng (hành hương).Hành chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin

A, B, và C, giúp tăng cường hệ miễn dịch đặc biệt là vào mùa lạnh hành lá
có tác dụng tránh nhiễm trùng, giảm sốt và đổ mồ hôi ra cảm lạnh và cúm rất
tốt.
Ở xã Phúc Thành, huyện Kinh Môn giống hành trồng phổ biến là hành
ta (hành hương). Cây hành mang lại nhiều giá trị kinh tế hơn cây lúa và cây
trồng nông nghiệp khác. Từ khi người dân trồng hành đời sống vật chất lẫn
tinh thần được nâng cao rõ rệt.
7
* Đặc tính
Hành có đặc trưng rất nổi bật: một mùi và vị rất hăng. Đó là do trong
hành có chứa allyl propyl disulphide (gồm tinh dầu và hợp chất lưu huỳnh).
Tinh dầu dễ bay hơi này là thủ phạm chính gây kích ứng và chảy nước mát
khi làm hành.
Nếu ăn hành còn sống, tinh dầu sẽ được bài tiết qua phổi và nước bọt,
làm hơi thở có mùi đặc biệt. Điều này không còn là vấn đề nếu như ăn hành
đã nấu chín vì tinh dầu đã bị bay hơi hết khi đun nóng.
* Giá trị dinh dưỡng
- Ở bất cứ đâu hành cũng rất nổi tiếng bởi giá trị dinh dưỡng và những
ích lợi giống thuốc thảo dược của nó.
- Hành chứ một lượng vừa phải các chất protein, chất béo, chất xơ và
một lượng đáng kể can xi, phôt pho và kali.
- Thành phần chủ yếu trong hành là nước (chiếm khoảng 86,8% trong 100gr)
- Hành chứa rất ít calo (50calo/100gr hành)
- Thân hành chứa một lượng đáng kể carotene và chất sắt.
* Công dụng chữa bệnh
Hành và thân của nó có khả năng ngăn chặn và điều trị một số bệnh
- Tăng cường miễn dịch
- Chống loãng xương
- Tốt cho tiêu hóa
- Giảm cholesterol

- Tốt cho tim
- Tốt cho dạ dày
- Chống viêm nhiễm
- Tốt cho người tiểu đường
- Ngăn ngừa ung thư
8
* Giống
- Chọn những bụi hành tương đối đồng đều, đúng tuổi, sinh trưởng tốt,
không bị nhiễm sâu bệnh.
- Lượng giống: tùy chất lượng cây giống, thường cần khoảng 180-240
kg hành giống/1000 m2
- Xử lý giống: để đảm bảo không còn sâu bệnh lây lan sang vụ tới,
trước khi nhổ hành giống 1 - 2 ngày, tiến hành phun Regent 800WP hoặc
Map-permethrins 50EC, nếu sâu nhiều có thể xử lý bằng Secure 10EC theo
nồng độ khuyến cáo.
* Kỹ thuật trồng
- Thời vụ
Hành có thể được trồng quanh năm, tuy nhiên năng suất mùa nắng cao
hơn vào mùa mưa. Thời gian sinh trưởng 3 – 4 tháng. Trồng hành trong mùa
nắng chú ý sâu xanh da láng, mùa mưa thì bệnh khô đầu lá.
- Chuẩn bị đất trồng
+ Yêu cầu: đất nhiều mùn, thoát nước, ít chưa, pH thích hợp từ 6,0 –
6,5, nếu có pH thấp hơn 5,0 cần bón thêm vôi và tro bếp.
+ Đất trồng hành cần được phơi ải. Kỹ thuật lên luống hành thay đổi
tùy chân đất và tâp quán canh tác. Lên luống vồng cao 35 – 45 cm, chân
luống rộng khoảng 1 m, khoảng cách giữa hai luống là 30 cm để thoát nước
và đi lại chăm sóc.
+ Xử lý đất: tiến hành xử lý đất ở 3 ngày trước trông, sử dụng 1 kg
Mocap/1000m
2

. Rải thuốc lên luống rồi đảo đều lớp đất mặt.
+ Phủ rơm kín mặt luống ngay trước khi trồng
- Mật độ và khoảng cách
+ Lượng giống cần cho 1000 m2 là: 300 - 400 kg (mùa mưa) và 400-
500 kg (mùa nắng)
9
+ Khoảng cách hàng cách hàng: 20-30 cm. Khoảng cách cây cách cây:
20-25 cm.
+ Mỗi hốc, 2 tép hành.
+ Rãnh giữa 2 liếp rộng: 20-30 cm.
+ Khoảng cách trồng còn tuỳ thuộc vào mùa vụ. Mùa nắng có thể trồng
dày hơn mùa mưa.
* Bón phân, chăm sóc
- Bón phân
Tổng lượng phân dùng cho 1.000 m2: phân chuồng hoai 1-2 tấn + 30
kg tro + 12,5 kg urea, 28 kg super lân, 8 kg kali.
Dạng phân có thể sử dụng Urea, DAP, NPK, có thể tăng cường sử dụng thêm
các chế phẩm vi lượng (muối borat), chất kích thích sinh trưởng, phân bón lá
để tăng cường dinh dưỡng cho hành và giảm hiện tượng cháy đầu lá. Trong
trường hợp hành sinh trưởng xấu có thể dùng Super hume để phun lên hành.
+ Bón lót: 1-2 tấn phân chuồng hoai + 30 kg tro + 28 kg super lân + 5
kg kali
+ Bón thúc:Nguyên tắc bón phân thúc: hòa nước, tưới bằng thùng vòi
hoa sen. Tưới phân đầu tiên khi hành hồi xanh (khoảng 7 ngày sau trồng), 7
ngày tưới phân 1 lần (khoảng 4-5 lần/vụ) tùy theo sinh trưởng của hành và tùy
theo mùa vụ. Thời gian cách ly là 10 ngày trước khi thu hoạch.
Có thể sử dụng khuyến cáo sau (nếu sử dụng khuyến cáo này thì không bón
lót phân lân):
+ Lần 1 (7 NST): 4,5 kg urea
+ Lần 2 (14 NST): 14 kg DAP + 1,5 kg KCl

+ Lần 3 (21 NST): 19 kg NPK 16-16-8 + 1,5 kg KCl
+ Lần 4 (28 NST): 17 kg DAP + 2,5 kg KCl
+ Lần 5 (nếu có, 35 NST): 4,5 kg urea
10
- Phân bón lá và vi lượng (nếu có) có thể phun kết hợp khi phun thuốc
bảo vệ thực vật. Khuyến cáo không nên lạm dụng các chất điều hòa tăng
trưởng (ProGib, ) dễ dẫn đến hiện tượng rã bẹ, cây vóng, yếu. Có thể sử dụng
chế phẩm EM hoặc Crop-master cho hành lá. Nếu dùng Super hume phun 3
lần (lần 2, 4, 5) thì có thể giảm 1/3 lượng đạm dùng cho hành và hạn chế hiện
tượng vàng lá, tăng sức đề kháng cho hành.
- Chăm sóc
+ Làm cỏ: Làm cỏ bằng tay để tránh sự cạnh tranh dinh dưỡng của cỏ
với hành.
+ Tưới nước: Cây hành rất cần nước trong quá trình sinh trưởng cung
cấp đủ nước cho cây 1 - 2 lần/ngày.
+ Để tận dụng và tăng hiệu quả sử dụng đất, có thể trồng xen ngò rí, cải
xanh hoặc cải ngọt quanh mép liếp.
* Phòng trừ sâu bệnh
- Đối với cây hành đang sinh trưởng, thường bị phá hại bởi các loại sâu,
bệnh chủ yếu sau:
+ Về sâu hại phổ biến là sâu xanh da láng Spodoptera exigua (xuất hiện
rất sớm và gây hại đến cuối vụ), sâu xám, dòi đục lá lá (xuất hiện muộn), bọ
trĩ, nhện trắng.
+ Về bệnh hại chủ yếu là bệnh đốm khô lá hành, bệnh thán thư, bệnh
sương mai, bệnh thối ướt vi khuẩn, bệnh mốc xám và mốc đen do nấm…
- Ở giai đoạn sau thu hoạch trong thời gian bảo quản hành: Sâu bệnh
chủ yếu là sâu đục củ hành, bệnh thán thư, bệnh mốc đen, bệnh thối ướt vi
khuẩn… Để phòng trừ sâu bệnh hại cây hành cần chú ý phòng trừ kịp thời,
triệt để theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây, trên nguyên tắc 4 đúng và
phương châm quản lý dịch hại tổng hợp từ trước khi trồng đến thời kỳ bảo

quản.
11
Một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh:
+ Chọn củ hành giống chắc, đáy tròn, không mọc rễ non, không bị sâu
bệnh hại hoặc giập nát để trồng. Nên xử lý củ giống bằng dung dịch thuốc
Nativo 750 WG nồng độ 1% (3gr/3lít nước) + thuốc trừ vi khuẩn Kasumin 2L
(1%) phun ướt đều cho 15 kg hành giống trước khi trồng.
+ Hoặc xử lý củ giống bằng cách ngâm vào dung dịch Rovral 50 WP
2% + Kasumin 2 L (1%) trong thời gian 5 - 10 phút.
+ Xử lý cây con sau khi trồng để phòng trừ sâu bệnh hại: Pha 1 gói
Nativo 750 WG (3g) + 1 gói Confidor 700 WG (1g) + Kasumin 2L (1%) cho
1 bình 12 lít phun 1,5 bình cho 1 sào Bắc bộ (360 m2).
+ Nên luân canh cây hành với lúa nước hoặc cây trồng khác họ.
+ Ngoài việc làm đất kỹ, phơi ải, lên luống cao thoát nước tốt, cần chú ý
bón lót bằng phân chuồng hoai mục (5-7 tạ/sào Bắc bộ), bón lót thêm vôi bột.
+ Về phân hoá học cần chú ý bón cân đối N-P-K, có thể bổ sung
khoáng chất tinh khiết cho cây hành bằng cách phun trên lá thuốc Bayfolan
11-8-6 của công ty Bayer sau khi trồng 2 tuần với liều lượng 25ml /8lít nước
hoặc 50 ml/16 lít nước để cân bằng dinh dưỡng, bổ sung vi lượng và tăng sức
đề kháng cho cây hành.
+ Để hạn chế cỏ dại có thể rải hoặc phun thuốc Raft 800 WG với liều
lượng 130g/ha có tác dụng diệt nhiều loại cỏ dại, tiết kiệm chi phí và làm tơi
xốp đất.
+ Để phòng trừ sâu xanh da láng, ruồi đục lá có thể dùng luân phiên
một số loại thuốc sau: Regent 800 WG (32 g/ha), Buldock 025 EC (0,75
lít/ha) hoặc Decis Repel 2,5 EC (0,5 lít/ha).
- Phòng trừ bọ trĩ, nhện trắng dùng Confidor 100 SL (0,5 lít/ha) hoặc
Confidor 700 WG (0,04 kg/ha), Admire 200 OTEQ (0,2 lít/ha).
12

×