Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Hoạt động của Trạm khuyến nông huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.76 KB, 92 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong bài khóa luận này là
hoàn toàn trung thực và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều đã được ghi
rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 16, tháng 2, năm 2015
Sinh viên

Ngô Thị Tuệ
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đại học này tôi đã nhận được nhiều sự giúp
đỡ của thầy cô, bạn bề và gia đình.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới thầy cô giáo khoa Kinh tế& PTNT, học viện
nông nghiệp Việt Nam đã truyền cho tôi kiến thức bổ ích trong suốt quá trình
học tập của tôi.
Đặc biệt tôi xin cảm ơn sâu sắc nhất tới GVC.THs Nguyễn Trọng Đắc đã tận
tình chỉ bảo giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn thiện đề tài khóa
luận.
Tôi xin cảm ơn lãnh đạo và toàn bộ cán bộ công nhân viên chức của Trạm
khuyến nông huyện Yên Phong đã quan tâm tạo điều kiện , giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian học tập và thực hiện khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viê, khích lệ tôi trong thời
gian làm khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 16, tháng 2, năm 2015
Sinh viên

Ngô Thị Tuệ
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Nước ta là một nước nông nghiệp, dân số chủ yếu tập chung ở nông
thôn và làm về nông nghiệp để nuôi sống bản thân và gia đình. Trong quá trình
công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đất đia dành cho công nghiệp nhiều


nhưng ngành nông nghiệp vẫn luôn giữ vai trò quan trọng đem lại nguồn thu
nhập đáng kể cho sự phát triển của đất nước. Cùng với sự phát triển của nông
nghiệp là sự hiện diện của các cơ quan, tổ chức khuyến nông ra đời. Khuyến
nông được hình thành và phát triển gắn liền với sự phát triển của sản xuất nông
nghiệp. Việt Nam là một nước có nền văn minh lúa nước phát triển tương đối
sớm, trải qua các giai đoạn phát triển lịch sử của các triều đại đều có những chủ
chương chính sách về phát triển nông nghiệp, cải thiện đời soomgs của người
dân.
Sau nhiều năm hoạt động công tác khuyến nông ngày càng phát triển
cả về tổ chức và nội dung, góp phần đáng kể vào sản xuất nông nghiệp. Nhiều
tiến bộ khoa học kĩ thuật đã được áp dụng góp phần tăng nanwng xuất cây trồng
và vật nuôi và chuyến đổi sản xuất theo hướng hàng hóa, tăng thu nhập cho
người lao động góp phần xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, khuyến nôngđã trở
thành địa chỉ đáng tin cậy cho người nông dân.
Khuyến nông huyện Yên Phong cũng không nằm ngoài địa chỉ đó.
Vốn là huyện có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp, kể từ
khi có các hoạt động khuyến nông sản xuất nông nghiệp đã có sự phát triển vượt
bậc từ một huyện sản xuất nông nghiệp còn kém phát triển đời sống của người
dân còn nhiều khó khăn nhưng đến nay trồng trọt chăn nuôi đang dần trở thành
thế mạnh, đời sống của người dân từng bước được cải thiện rõ rang. Để thấy rõ
diều này tôi tiến hành nghiên cứu đề tài’ “ Hoạt động của Trạm khuyến nông
huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh”
Tôi nghiên cứu đề tài trên với mục tiêu: Nghiên cứu tình hình hoạt động
của trạm khuyến nông huyện Yên Phong trong những năm gần đây từ đó đề xuất
một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh công tác hoạt động của trạm khuyến
nông huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh
Để đạt được mục tiêu chung tôi đã đề ra các mục tiêu cụ thể như sau:
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động khuyến
nông.
- Mô tả và phân tích hoạt động khuyến nông của trạm khuyến nông huyện

Yên Phong qua 3 năm 2012-2014.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động khuyến nông của trạm
khuyến nông huyện Yên Phong
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động của trạm
khuyến nông huyện Yên Phong trong thời gian tới.
Đối tượng nghiên cứu đề tài là cán bộ khuyến nông của Trạm, các hộ
nông dân trong huyện biết và từng tham gia vào hoạt động khuyến nông
Để nắm rõ cơ sở lý luận của đề tài tôi đã đưa ra một số khái niện cần
thiết về hoạt động khuyến nông, các nội dung, các hoạt động, phương pháp, yêu
cầu khuyến nông và các yếu tố chính ảnh hưởng đến hoạt động khuyến nông. Về
cơ sở thực tiễn tôi đã đề cập tới hoạt động khuyến nông của các nước trên thế
giới và hoạt động khuyến nông ỏ Việt Nam, những tồn tại và hạn chế của
khuyến nông Việt Nam.
Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, đề tài đã sử dụng các phương
pháp chọn điểm nghiên cứu, phương pháp thu thập tài liệu, phương pháp sử lý
số liệu, phương pháp phân tích và hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu.
Qua nghiên cứu về hoạt động của Trạm khuyến nông huyên Yên
Phong tỉnh Bắc Nin, đề tài đã thu được một số kết quả như sau:
- Cơ cấu tổ chức khuyến nông của Trạm khuyến nông huyện Yên Phong
- Nguồn lực phục vụ cho hoạt động khuyến nông
Nhân lực
Vố, kinh phí
Phương tiện, thiết bị………
- Hoạt động khuyến nông của Trạm khuyến nông huyện Yên Phong
Hoạt động xây dựng mô hình trình diễn
Hoạt động thông tin tuyên truyền
Hoạt động tập huấn
- Đánh giá về hoạt động khuyến nông
Đánh giá của người nông dân
Đánh giá của cán bộ khuyến nông

- Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động khuyến nông
Nhân lực
Vốn
Phong tục tập quán
Cơ sở vật chất kĩ thuật……
Định hướng vầ đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng
hoạt động của Trạm khuyến nông huyện Yên Phong Tỉnh Bắc Ninh
Nói tóm laị cac hoạt động khuyến nông của Trạm khuyến nông huyện
Yên Phong tỉnh Bắc Ninh đã hình thành và phát triển và đóng góp to lớn cho sự
phát triển kinh tế, xã hội của huyện. Trạm đã và đang phát huy tích cực vai trò
sẵn có của mình và đóng góp to lớn cho sự phát triển của xã, huyện trong thời
gian qua.
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CBKN Cán bộ khuyến nông
CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
HTX Hợp tác xã
KNV Khuyến nông viên
KHCN Khoa học công nghệ
KHKT Khoa học kĩ thuật
KL-KN Khuyến lâm- khuyến ngư
NN Nông nghiệp
PTNT Phát triển nông thôn
TBKH Tiến bộ khoa học
TBKT Tiến bộ kĩ thuật
UBND Uỷ ban nhân dân
WTO Tổ chức thương mại thế giới
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp và ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam. Nông nghiệp đã đống
vai trò trụ đỡ của nền kinh tế,nó góp phần thực hiện nhiệm vụ chống suy thoái

kinh tế. Nước ta vốn là nước nông nghiệp với dân số khu vực nông thoon chiếm
64%. Lao động nông thôn chiếm 50% lực lượng lao động xã hội.
Từ một nước còn gặp nhiều khó khăn,đời sống kinh tế xã hội của người dân còn
nhiều thiếu thốn thì dưới sự chỉ đạo của Đảng và nhà nước chúng ta đã và đang
cố gắng sản xuất. Sản xuất nông nghiệp chuyển từ sản xuất tiểu nông tự cung tự
cấp sang nền sản xuất hàng hóa. Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo thứ 2
trên thế giới và một số nông sản như:cà phê,hồ tiêu luôn được xuất khẩu vói sản
lương lớn. Có những ảnh hưởng nhất định tới thị trường thế giới.
Tuy nhiên trong cơ chế mới người nông dân luôn đứng trước thực trạng thiếu
hụt thông tin về thị trường, giá cả để định hướng cho sản xuất. Mặt khác trình độ
sản xuất của phần lớn người dân còn yếu, thông tin KHKT đối với người dân
còn ít. Do đó vấn đề nâng cao kiến thức về kỹ thuật nông nghiệp, kinh nghiệm
quản lý, thông tin thị trường, chuyển giao TBKH,… cho người dân để họ có đủ
khả năng phát triển sản xuất kinh doanh là một yêu cầu bức thiết trong vấn đề
phát triển nông nghiệp nông thôn hiện nay Trước yêu cầu đó, công tác khuyến
nông đã được củng cố và từng bước cải thiện cho phù hợp với tình hình mới.
Ngày 02/03/1993, Chính phủ ban hành Nghị định 13/CP về công tác khuyến
nông, thông tư liên bộ số 02/LB/TT ngày 02/08/1993 hướng dẫn thi hành nghị
định 13/CP. Từ khi ra đời Nghị định này đã đem lại nhiều kết quả khả quan cho
nông nghiệp nông thôn, hệ thống khuyến nông nước ta không ngừng lớn mạnh
kể cả về số lượng và chất lượng, với mạng lưới ngày càng hoàn chỉnh từ trung
ương đến địa phương. Có thể nói công tác khuyến nông đã có những đóng góp
quan trọng vào việc khuyến khích nông dân áp dụng TBKH, phát triển sản xuất
hiệu quả, tạo ra nhiều hàng hoá nông sản có chất lượng, tăng thu nhập và mức
sống cho người dân. Bên cạnh những thành tựu đạt được, vẫn phải thừa nhận một
thực tế đó là hiệu quả mà hoạt động khuyến nông đem lại còn chưa cao, một phần
là do trình độ nhận thức của người dân còn thấp, một phần do năng lực của cán bộ
khuyến nông viên cơ sở còn hạn chế, công tác khuyến nông chưa được đầu tư
đúng mức… Khắc phục những hạn chế trên đòi hỏi Nhà nước và các cán bộ
khuyến nông cần có các biện pháp đẩy mạnh công tác khuyến nông hiện nay.

Huyện Yên Phong là huyện có diện tích lớn nhất tỉnh Bắc Ninh. Yên Phong
đang phát triển kinh tế với nhiều khu công nghiệp. Thực trạng phát triển của khu
công nghiệp như vậy ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người dân. Nông
nghiệp vẫn chiếm vai trò quan trong nền kinh tế của huyện. Tuy nhiên trong
những năm gần đây cùng với quá trình công nghiệp hóa của tỉnh thì tốc độ công
nghiệp hóa của huyện cũng diễn ra nhanh chóng và đạt được những kết quả đáng
kể. Trong nền kinh tế thị trường người dân luôn đứng trước thực trạng thiếu hụt
kiến thức kiến thức cần thiết trong việc đưa ra quyết định trong sản xuất kinh
doanh của trên mảnh ruộng của chính gia đình mình, thiếu hụt thông tin cần thiết
về thị trường Vì vậy vai trò của trạm khuyến nông huyện Yên Phong là rất
cần thiết trong chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn của huyện. Trong
những năm vừa qua trạm khuyến nông đã chuyển giao nhiều khoa học kĩ thuật,
tiến bộ kĩ thuật, kiến thức về nông nghiệp và cả nội dung, chủ trương chính sách
của nhà nước cho nhân dân giúp họ có đủ khả năng tự mình giải quyết vấn đề của
gia đình mình cũng như của cộng đồng nhờ đó đời sóng của người nông dân mới
được nâng cao. Tuy nhiên, hoạt động khuyến nông của trạm vẫn chưa đáp ứng
được nhu cầu ngày càng cao của bà con nông dân để phát triển ngành nông nghiệp
hơn nữa, chưa phát huy hết tiềm năng sẵn có của huyện. Vấn đề đặt ra là: hoạt động
ở trạm khuyến nông huyện Yên Phong có đáp ứng được nhu cầu của sản xuất và
đời sống trước xu thế hội nhập của nền kinh tế hay không? Yếu tố nào có ảnh
hưởng quan trọng và quyết định đến hoạt động khuyến nông nơi đây? Cần phải
thực hiện những biện pháp gì để các hoạt động khuyến nông ở trạm phát huy tối đa
những tác dụng?
Giải quyết những vấn đề trên tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Hoạt động của trạm
khuyến nông huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu tình hình hoạt động của trạm khuyến nông huyện Yên Phong trong
những năm gần đây từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh công
tác hoạt động của trạm khuyến nông huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh

1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động khuyến nông.
- Mô tả và phân tích hoạt động khuyến nông của trạm khuyến nông huyện Yên
Phong qua 3 năm 2012-2014.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động khuyến nông của trạm khuyến
nông huyện Yên Phong
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động của trạm khuyến
nông huyện Yên Phong trong thời gian tới.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến hoạt động công tác khuyến nông của
trạm khuyến nông huyện Yên Phong.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
-Phạm vi về không gian : Đề tài tiến hành nghiên cứu trên phạm vi địa bàn
huyện Yên Phong.
-Phạm vi về thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 1/2015-tháng 5/2015. Số
liệu được thu thập từ năm 2012-2014.
-Phạm vi về nội dung: Thực trạng hoạt động khuyến nông, các yếu tố ảnh hưởng
đến hoạt động khuyến nông, những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
khuyến nông của trạm khuyến nông huyện Yên Phong.
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lí luận
2.1.1 Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Khái niệm về khuyến nông
Khuyến nông là một thuật ngữ khó định nghĩa một cách chính xác bởi vì khuyến
nông được tổ chức bằng nhiều cách khác nhau, để phục vụ nhiều mục đích rộng
rãi, do đó có nhiều quan niệm và định nghĩa về khuyến nông, mỗi cán bộ khuyến
nông đều có những ý niệm riêng dựa trên kinh nghiệm và tính chất công việc
của mình. Nói cách khác không thể đưa ra một định nghĩa khuyến nông duy
nhất.

Theo nghĩa hẹp, khuyến nông là sử dụng các cơ quan nông – lâm – ngư
nghiệp, các trung tâm khoa học nông – lâm nghiệp để phổ biến, mở rộng các kết
quả nghiên cứu tới nông dân bằng các phương pháp thích hợp để họ có thể áp
dụng nhằm thu lại nhiều nông sản hơn.
Theo nghĩa rộng, khuyến nông ngoài việc hướng dẫn kỹ thuật cho nông
dân còn phải giúp họ liên kết với nhau để chống lại thiên tai, dịch bệnh, giúp họ
tiêu thụ sảp phẩm, hiểu biết các chính sách, luật lệ của Nhà nước, giúp cho nông
dân phát huy khả năng tự quản lý, tổ chức các hoạt động tự sản xuất như thế nào
cho có hiệu quả cao nhất.
Khuyến nông được định nghĩa như là một công tác tổ chức, thiết kế để
cải thiện điều kiện sinh sống của người dân, các bà nội trợ và các người khác
trong nông thôn, bằng cách dạy cho họ thực hiện tốt hơn, cải thiện điều kiện
sinh sống của người dân, các bà nội trợ và những người khác trong nông thôn,
bằng cách dạy cho họ thực hiện tốt hơn, cải thiện phương pháp và cách làm
đồng áng, công việc nội trợ và có cuộc sống cộng đồng tốt hơn. Khuyến nông
được tiến hành bất cứ ở đâu mà con người hiện diện và bất cứ cái gì họ cần. Tất
cả những kết quả đạt được của khuyến nông là giúp cho gia đình nông dân đạt
được một đời sống tốt hơn, trở nên năng động hơn và là những thành viên tích
cực trong cộng đồng. Khuyến nông sẽ rộng và thay đổi tuỳ theo lợi ích mà nó
phục vụ cho con người, đó là một chương trình giáo giục cho dân chúng dựa
trên nhu cầu của họ và giải quyết các vấn đề trên cơ sở tự lực ở đâu có sự giúp
đỡ của cơ quan khác để giải quyết các vấn đề của nông thôn, thì khuyến nông sẽ
cung cấp các thông tin hướng dẫn sử dụng sự giúp đỡ đó.
2.1.1.2 Khái niệm về hoạt động khuyến nông.
Hoạt động khuyến nông là một loạt các hoạt động được thực hiện bởi các cơ
quan nhà nước và các cơ quan hữu quan khác với mục tiêu cung cấp các dịch vụ
chuyển giao kiến thức và những tiến bộ kĩ thuật cho người dân, góp phần giúp
họ có thể cải thiện đời sống và góp phần vào lợi ích chung của nhà nước. Ba
hình thức chuyển giao chính được quan tâm là thông tin tuyên truyền; bồi dưỡng
và tập huấn đào tạo; xây dựng và chuyển giao KHCN

Hoạt động khuyến nông là cách đào tạo và rèn luyện nghề cho nông dân đồng
thời giúp họ hiểu được các chủ trương, chính sách của nhà nước về nông nghiệp,
những kiến thức về kĩ thuật, kinh nghiệm về quản lý kĩ thuật những thông tin về
thị trường để họ có đủ khả năng giải quyết các vấn đề của gia đình, cọng đồng
nhằm đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí góp phần vào phát
triển nông thôn mới. Về bản chất hoạt động khuyến nông là đào tạo nông dân
nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống kinh tế, xã hội
cho người nông dân.
Hoạt động khuyến nông đóng góp vai trò quan trọng trong quá trình phát triển
nông nghiệp.Trong cơ chế mới hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ thì hoạt
động khuyến nông càng có ý nghĩa to lớn để nông dân tiếp cận với khoa học kĩ
thuật nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh
2.1.2 Nội dung các hoạt động khuyến nông.
Theo nghị định 02/2010/NĐ-CP của chính phủ ra ngày 08/01/2011 về khuyến
nông nêu rõ: Nội dung hoạt động khuyến nông bao gồm: Bồi dưỡng, tập huấn và
đào tạo; Thông tin tuyên truyền; Trình diễn và nhân rông mô hình; Tư vấn và
dịch vụ khuyến nông; Hợp tác quốc tế về khuyến nông
2.1.2.1 Bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo
Với nội dung chính là tập huấn và đào tạo cho người sản xuất về chính sách,
pháp luận; tập huấn truyền nghề cho nông dân về kĩ năng sản xuất, tổ chưc, quản
lý, sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực khuyến nông, tập huấn cho người
hoạt động khuyến nông nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đặc trưng cơ
bản của của phương pháp khuyến nông qua tập huấn là:
+ Phổ biến thông tin, kiến thức cho một nhốm nông dân trong một thời
điểm xác định.
+ Người phổ biến kiến thưc có thể là khuyến nông viên, cán bộ chuyển
giao và người nông dân tiêu biểu.
+ Nội dung tập huấn thường tập chung vào một chủ đề xác định như: kĩ
thuật ngâm ủ mạ, chọn giống, bảo quản nông sản, xử lý và xử dụng một loại
thuốc bảo vệ thưc vật hay phân bón, tổ chức ghi chép hay tính toán hiệu quả đầu

tư kinh tế cho một sản phẩm nào đó. Nội dung tập huấn thường xuất phát từ nhu
cầu của người dân và nhu cầu chuyển giao.
+ Thời điểm tập huấn có thể kéo dài nửa giờ, vài giờ , một vài ngày có thể
dài hơn tùy theo nội dung và chủ đề tập huấn.
+ Địa điểm tập huấn có thể diễn ra trên hội trường, lớp học trên đồng ruộng
tại nông trại hay mô hình trình diễn.
2.1.2.2 Thông tin tuyên truyền
Gồm ba nội dung là:
+ Phổ biến chủ trương đường lối của đảng, chính sách pháp luận của nhà
nước thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và các tổ chức chính trị xã
hội
Phổ biến tiến bộ khoa học kĩ thuật, các điển hình tiêu biểu trong sản xuất
kinh doanh thong qua các phương tiện thông tin đại chúng, tạp trí khuyến nông,
tài liệu khuyến nông, hội nghị hội thảo, hội thi, hội chợ, triển lãm, diễn đàn và
các hình thức thông tin tuyên truyền khác, xuất bản và ấn hành các ấn phẩm
khuyến nông.
+ Xây dựng và quản lý dữ liệu thông tin của hệ thống thông tin khuyến
nông.
2.1.2.3 Trình diễn và nhân rộng mô hình.
`Gồm bốn nội dung:
+ Xây dựng các mô hình trình diễn về tiến bộ khoa học kĩ thuật phù hợp
với từng địa phương, nhu cầu của người sản xuất và tuân theo định hướng của
nghành, các mô hình sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm
+ Xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp
+ Xây dựng mô hình tổ chức, quản lý sản xuấ kinh doanh nông nghiệp hiệu
quả và bền vững
+ Chuyển giao kết quả khoa học và công nghệ từ các mô hình trình diễn,
điển hình sản xuất tiên tiến và diện rộng
2.1.2.4 Tư vấn và dịch vụ khuyến nông.
Tư vấn và dịch vụ trong các lĩnh vực

+ Chính sách và pháp luân lien quan đến phát triển nông nghiệp, nông thôn.
+ Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, tổ chức quản lý để nâng cao
năng suất, chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm giá thành, nâng sức cạnh
tranh của sản phẩm.
+Khởi nghiêp cho chủ trang trại vừa và nhỏ để lập dự án đầu tư, tìm kiếm
mặt bằng sản xuất, huy động vốn, tuyển dụng và đào tạo lao động, lựa chọn
công nghệ và tìm kiếm thị trường.
+ Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, hợp đồng bảo hiểm sản xuất và kinh doanh.
+ Cung ứng vật tư nông nghiệp
Ngoài ra còn các tư vấn và dịch vụ khác lien quan đến phát triển nông nghiệp
nông thôn
2.1.2.5 Hợp tác quốc tế về khuyến nông
Gồm 3 nội dung
+ Tham gia thực hiện hoạt động khuyến nông trong các trương trình hợp
tác quốc tế
+ Trao đổi kinh nghiệm khuyến nông với các tổ chức trong và ngoài nước
theo quy định của pháp luật Việt Nam

+ Nâng cao năng lực trình độ ngoại ngữ cho người làm công tác khuyến nông
thông qua các trương trình hợp tác quốc tế và trương trình học tập khảo sát trong
và ngoài nước
2.1.3 Vai trò của khuyến nông.
- Khuyến nông là cầu nối giữa nông dân với: (1) Nhà nước, (2) nghiên cứu
khoa học, (3) Môi trường sinh thái, (4) Thị trường, (5) Nông dân giỏi, (6) Các
doanh nghiệp, (7) Các đoàn thể, (8) Các ngành có liên quan, (9) Quốc tế.
- Trong sự nghiệp phát triển nông thôn: Trong điều kiện nước ta hiện nay,
trên 80% dân số sống ở các vùng nông thôn với 70% lao động xã hội để sản xuất
ra những nông sản thiết yếu cung cấp cho toàn bộ xã hội như : lương thực, thực
phẩm, nguyên liệu công nghiệp chế biến và sản xuất nông nghiệp chiếm 35-40%
giá trị sản phẩm xã hội.

- Với nhà nước: khuyến nông, khuyến ngư là một tổ chức giúp nhà nước thực
hiện các chính sách, chiến lược về phát triển lâm nghiệp, nông thôn và nông
dân.Vân động nông dân tiếp thu và thực hiện các chính sách nông lâm nghiệp.
Trực tiếp hoặc góp phần cung cấp thông tin về những nhu cầu nguyện vọng của
người dân đến các cơ quan nhà nước, trên cơ sở đó nhà nước hoạch định, cải
tiến đề ra chính sách phù hợp.
- Khuyến nông góp phần liên kết nông dân, thúc đẩy sự hợp tác của nông
dân lại với nhau. Sản xuất nông nghiệp của nước ta nói chung còn mang tính tự
phát, nhỏ lẻ, chất lượng hàng hoá không đáp ứng yêu cầu của thị trường, giá trị
hàng hoá rất thấp. Muốn tăng giá trị hàng nông sản cần phải tổ chức sản xuất
hàng hoá tập trung gắn với yêu cầu của thị trường, trong điều kiện ruộng đất
manh mún như hiện nay, để thuyết phục người dân liên kết, hợp tác với nhau
không gì hơn là thông qua việc xây dựng các mô hình trình diễn về sản xuất gắn
với tiêu thụ sản phẩm. Chỉ khi người dân nhận thức được cái lợi của việc hợp tác
thì họ mới tự nguyện liên kết bên nhau để thúc đẩy sản xuất phát triển.
2.1.4 Những nguyên tắc hoạt động của khuyến nông
- Không áp đặt mệnh lệnh: Mỗi hộ nông dân là một đơn vị kinh tế độc lập,
tự chủ, đời sống của họ do họ quyết định. Vì vậy nhiệm vụ của khuyến nông là
tìm hiểu cặn kẽ những yêu cầu, nguyện vọng của họ trong sản xuất nông nghiệp,
đưa ra những tiến bộ kỹ thuật mới sao cho phù hợp để họ lựa chọn. Lúc này
chưa áp dụng vì họ chưa thấy có điều kiện, chưa thật tin tưởng, nhưng lúc khác
thông qua một số hộ đã áp dụng mô hình do khuyến nông tạo ra, lúc đó họ sẽ tự
áp dụng.
- Không làm thay: Cán bộ khuyến nông giúp đỡ nông dân thông qua trình
diễn kết quả (tạo mô hình), trình diễn phương pháp (hướng dẫn kỹ thuật thao
tác) để người nông dân “mắt thấy tai nghe”. Họ sẽ tự làm và giúp đỡ người khác
cùng làm.
- Không bao cấp: Khuyến nông chỉ hỗ trợ những khâu khó khăn ban đầu về
kỹ thuật và một phần giống, vốn mà từng hộ nông dân không thể tự đầu tư áp
dụng được những tiến bộ kỹ thuật mới do khuyến nông phổ biến hướng dẫn. Mọi

chi phí khác cho hoạt động sản xuất của hộ đều do hộ tự chi trả.
-Khuyến nông là nhịp cầu thông tin hai chiều giữa nông dân với các mối
quan hệ khác, phản ánh trung thực những ý kiến tiếp thu phản hồi và những vấn
đề chưa phù hợp cần sửa đổi khắc phục.
- Xã hội hoá khuyến nông: khuyến nông không hoạt động độc lập mà phải
phối hợp chặt chẽ với các tổ chức phát triển nông thôn khác; ngoài việc phối hợp
chặt chẽ với các Viện, Trường, trung tâm khoa học nông nghiệp, phải phối hợp
chặt chẽ với các hội đoàn thể quần chúng, các tổ chức quốc tế, các doanh
nghiệp… để đẩy mạnh hoạt động khuyến nông ở Việt Nam.
2.1.5 Chức năng của khuyến nông
Chức năng cơ bản của khuyến nông không những truyền bá thông tin, huấn luyện
nông dân mà còn biến những thông tin, kiến thức được truyền bá, những kỹ năng
đã đào tạo thành những kết quả cụ thể trong sản xuất và đời sống.
- Bồi dưỡng, tập huấn: Tổ chức các khoá tập huấn, xây dựng mô hình
tham quan, hội thảo đầu bờ cho nông dân.
- Thúc đẩy: Tạo điều kiện cho người nông dân đề xuất những ý tưởng,
sáng kiến và thực hiện thành công các ý tưởng sáng kiến của họ. Phát triển các
hình thức liên kết, hợp tác của nông dân nhằm mục tiêu phát triển nông lâm
nghiệp và nông thôn.
- Trao đổi và truyền bá thông tin: Bao gồm việc xử lý, lựa chọn các thông
tin cần thiết, phù hợp từ các nguồn khác nhau để phổ biến cho nông dân, giúp họ
cùng nhau chia sẻ và học tập.
- Giúp nông dân giải quyết các vấn đề khó khăn tại địa phương: Tạo điều
kiện giúp họ có thể phát hiện, nhận biết và phân tích các vấn đề khó khăn trong
sản xuất, đời sống và bàn bạc cùng nông dân tìm biện pháp giải quyết. Phát triển
các chương trình khuyến nông, khuyến lâm với các phương pháp và cách tiếp
cận thích hợp. Trên cơ sở cùng người dân, cộng đồng phân tích thực trạng địa
phương, xây dựng kế hoạch, thực hiện các chương trình khuyến nông, khuyến
lâm phù hợp đáp ứng được nhu cầu lợi ích của nhiều đối tượng người dân trong
cộng đồng.

- Giám sát và đánh giá các hoạt động khuyến nông: Đây là một trong
những nội dung rất quan trọng, nếu làm tốt công tác giám sát đánh giá có nghĩa
là đã cụ thể hoá được những kế hoạch, chương trình khuyến nông tới người dân,
nắm bắt những mặt được, chưa được trong quá trình triển khai hoàn thiện.
- Phối hợp với nông dân tổ chức các thử nghiệm phát triển kỹ thuật mới,
hoặc kiểm tra tính phù hợp của kết quả nghiên cứu trên hiện trường, từ đó làm
cơ sở cho việc khuyến khích lan rộng.
- Hỗ trợ nông dân về kinh nghiệm quản lý kinh tế hộ gia đình, phát triển
sản xuất quy mô trang trại.
- Tìm kiếm và cung cấp cho nông dân các thông tin về giá cả, thị trường
tiêu thụ sản phẩm
2.1.6 Các phương pháp khuyến nông.
Hiện nay dựa vào phương thức tác động tự cán bộ khyến nông đến hộ nông dân,
phương pháp khuyến nông được chia làm 3 nhóm là phương pháp cá nhân,
phương pháp nhóm, phương pháp thông tin đại chúng .
- Phương pháp nhóm
Phương pháp này được sử dụng thường xuyên trong công tác khuyến
nông, ưu thế hơn hẳn các phương pháp khác, bởi vì khi tập huấn kỹ thuật thì một
cán bộ khuyến nông có thể gặp được nhiều nông dân hơn. Phương pháp này dựa
trên nền tảng của công việc khuyến nông.
Phương pháp nhóm có hiệu quả đặc biệt để thuyết phục người nông dân vì
nêu được ý kiến, quyết định của nhóm có giá trị hơn hẳn quyết định của từng cá
nhân riêng rẽ. Phương pháp này dựa trên nền tảng của công việc khuyến nông.
Phương pháp nhóm được phổ biến rộng rãi nhất trong công tác khuyến
nông và nó được thể hiện dưới những hình thức sau: a) Họp nhóm; b) Đào tạo,
tập huấn; c) Hội thảo đầu bờ; d) Xây dựng mô hình trình diễn; e) Tham quan; f)
Cuộc thi nhà nông đua tài, tôn vinh người làm ăn giỏi.
Ưu điểm của phương pháp nhóm là mang lại hiệu quả cao do cùng một
lúc tiếp xúc với nhiều hộ nông dân. Tạo ra môi trường học tập sinh động có tác
dụng tác động tương hỗ đến từng hộ nông dân và cũng cố lòng tin cho hộ nông

dân về tiến bộ kỹ thuật mới, mang tính cộng đồng cao, mọi người trong nhóm
cùng làm một việc mà từng cá nhân không làm nổi.
Hạn chế của phương pháp nhóm là chi phí cao do phải chuẩn bị đầy đủ
các điều kiện như loa đài, hội trường, chi phí đi lại vvv; chỉ giải quyết những
vấn đề chung của nhóm, chưa đi sâu vào từng vấn đề của cá nhân, đôi khi đi đến
nhất trí của nhóm gặp khó khăn do có nhiều quan điểm khác nhau; tốn nhiều
thời gian hơn tiếp xúc cá nhân.
- Phương pháp cá nhân
Truyền đạt thông tin tới từng cá nhân phương pháp này giúp cán bộ
khuyến nông tiếp xúc với từng cá nhân, hộ nông dân nhằm tìm hiểu và giải đáp,
tư vấn cho hộ nông dân, giải quyết những vấn đề nảy sinh, cung cấp cho họ
những thông tin về khoa học kỹ thuật một cách nhanh nhất. Phương pháp tiếp
xúc người nông dân theo hai cách trực tiếp và gián tiếp. Phương pháp này sử
dụng rộng rãi và có hiệu quả cao nhất trong hoạt động khuyến nông dựa trên các
hình thức sau: a) Cán bộ khuyến nông đến thăm hộ nông dân; b) nông dân đến
thăm cơ quan khuyến nông; c) Gửi thư riêng; d) Gọi điện thoại.
Trong điều kiện nước ta việc gọi điện thoại gửi thư riêng còn chưa phổ biến, chủ
yếu là khuyến nông viên đến thăm hộ nông dân và ngược lại cơ quan khuyến
nông mời nông dân đến trao đổi.
Ưu điểm của phương pháp này là: a) Những cuộc gặp gỡ của cán bộ
khuyến nông và hộ nông dân thường rất thoải mái. Nó biểu lộ sự quan tâm của
khuyến nông đối với từng hộ nông dân, trên cơ sở đó cũng cố niềm tin và tình
cảm của người dân với khuyến nông cơ sở và b) Do được tiếp xúc với từng hộ
nên cán bộ khuyến nông có thể nắm bắt nhu cầu của người dân, từ đó đưa ra các
lời khuyên cần thiết, sát với thực tế.
Nhược điểm của phương pháp tiếp xúc cá nhân là: a) Tốn nhiều thời gian và
đòi hỏi cán bộ khuyến nông phải có chuyên môn vững vàng, cập nhật thông tin
thường xuyên mới có thể đưa ra lời khuyên thoả đáng cho nhu cầu thông tin phong
phú của người dân; b) Cần nhiều cán bộ khuyến nông mới có thể thăm hỏi hết cộng
đồng trong thôn, bản; c) Quá trình phổ biến thông tin chậm.

- Phương pháp thông tin đại chúng:
Phương pháp sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng như: Đài phát
thanh, ti vi, báo chí, tờ rơi, tờ gấp, lịch, tài liệu tập huấn kỹ thuật, bản tin khuyến
nông …để khuyến cáo, tuyên truyền cho các hộ nông dân. So với tiếp xúc nhóm
và tiếp xúc nhóm và tiếp xúc cá nhân, phương pháp này phổ biến nhanh, kịp thời
hơn những TBKT mới. Nó cũng thu hút được đông đảo nông dân hơn do được
phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Việc phổ biến và tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng có
ưu, nhược điểm sau: a) Các chủ trương, biện pháp kỹ thuật được thông tin hai
chiều và phổ biến nhanh; b) Phạm vi phổ biến rộng đến nhiều người; c) Mức độ
thông tin tương đối thấp; d) Thiếu sự giám sát hỗ trợ giữa những người đưa tin
và những người nhận tin; e) Người nhận tin ít có khả năng kiểm soát trực tiếp tin
mình nhận được.
Hạn chế của phương pháp này là: a) Không thể thay thế công việc của
khuyên nông viên; b) Không dạy được kỹ năng thực hành và không trả lời được
câu hỏi mà nông dân yêu cầu trả lời ngay.
Người ta sử dụng phương pháp thông tin đại chúng trong những trường
hợp: a) Cung cấp cho nông dân những kiến thức mới và tạo ra sự chú ý của họ
về một KTTB nào đó. Thông tin kịp thời về một bệnh dịch và cung cấp những
biện pháp phòng ngừa. c) Chia sẻ những kinh nghiệm cho những người nông
dân giỏi với những nông dân khác trong cộng đồng.
2.1.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động
- Về điều kiện tự nhiên: khuyến nông hoạt động trong môi trường nông
thôn. Các điều kiện đất đai, khí hậu thuỷ văn quyết định cơ cấu cây trồng của
một địa phương có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hiệu quả công việc. Cán
bộ khuyến nông cần nắm rõ chất đất của từng xứ, từng chân ruộng, thông qua đó
mà khuyến cáo người dân trồng cây gì, bón loại phân nào, bao nhiêu là phù hợp,
nuôi con gì, loại giống nào đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
- Điều kiện kinh tế xã hội
* Dân cư: Hiện nay dân số nông nghiệp của nước ta chiếm 74%, trong đó

lao động trẻ em chiếm một tỷ trọng lớn. Điều này rất thuận lợi cho sản xuất
nông nghiệp, tuy nhiên điều đó cũng đặt ra yêu cầu rất lớn đối với hoạt động
khuyến nông đặc biệt là cán bộ khuyến nông khi mà số lượng cán bộ khuyến
nông còn quá ít.
* Trình độ văn hoá: Phân loại trình độ văn hoá trong cộng đồng dân cư,
đặc biệt trình độ văn hoá của lao động nông nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến
việc tiếp thu khoa học công nghệ. Những vùng nông dân có trình độ văn hoá
cao, giáp các thành phố thị trấn thường là nhãng nơi tiếp thu mạnh khoa học kỹ
thuật, đòi hỏi hoạt động khuyến nông cần phải luôn đổi mới hấp dẫn người dân,
đội ngũ khuyến nông cần có trình độ cao luôn trau dồi kiến thức hơn những
vùng xa xôi.
* Cơ sở vật chất kỹ thuật: Hệ thống thuỷ nông, điện, đường, trường, trạm,
nhà kho, công cụ máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn
đến việc đưa tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất. Người dân có điều kiện làm
quen với máy móc thiết bị nên suy nghĩ cách làm đòi hỏi cao hơn yêu cầu những
tiến bộ kỹ thuật mới hơn, hiệu quả hơn.
* Chính sách cán bộ: Con người là chủ thể của mọi hoạt động, là nhân tố
quyết định trong quá trình phát triển xã hội, nhưng con người chỉ phát huy được
những sáng tạo và nhiệt tình khi có một chính sách cán bộ đúng đắn, chế độ thù
lao phù hợp.
* Chính sách đào tạo và đào tạo lại cán bộ: đây là vấn đề cấp bách trong
điều kiện chúng ta là thành viên chính thức của WTO, khi mà toàn cầu hoá đã và
đang đem lại những cơ hội rất lớn trong đó có những thành tựu về khoa học
công nghệ, đồng thời cũng đặt ra những thách thức lớn về vấn đề trình độ độ
ngũ cán bộ nói chung và cán bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp nói riêng. Thách
thức đó đòi hỏi phải có chính sách, kế hoạch đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân
lực để vươn lên theo kịp yêu cầu mới.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Hoạt động khuyến nông trên thế giới
*Khuyến nông ở Nhật Bản

Tại Nhật Bản công tác khuyến nông được hình thành và đi vào hoạt động từ năm
1900 và được xem là sớm nhất thế giới, cơ cấu hành chính và chính sách đã
được điều chỉnh, hoàn thiện qua các thời kì khác nhau.Lúc đầu khuyến nông
được thực hiện bởi các trường học và các trang trại của chính phủ thông qua
việc tiến hành và thử nghiệm khi đưa các tiến bộ kĩ thuật mới vào sản xuất.
Cùng với sự phát triển của nông nghiệp, các hoạt động khuyến nông tại Nhạt
Bản được chính thức hóa bằng văn bản pháp luật và đội ngũ cán bộ khuyến nông
được xây dựng và củng cố. Năm 1948 dịch vụ khuyến nông chính thức được
khôi phục tại Nhật Bản và lấy tên là :” Dịch vụ khuyến nông hợp tác xã” với ba
vai trò chính là cải thiện sản xuất nông nghiệp, cải thiện tiêu chuẩn sống của
cộng động dân cư ở các vùng nông thôn và cuối cùng là giáo dục thế hệ trẻ ở
nông thôn.
Về hệ thống tổ chức bao gồm bộ Lâm nghiệp, Nông nghiệp và Thủy sản là cơ
quan giúp chính phủ Nhật Bản thực hiện các dịch vụ khuyến nông trên phạm vi
toàn quốc, đội ngũ các bộ khuyến nông của Nhật Bản hiện nay khoảng trên
10.000 người, đội ngũ này làm việc như những chuyên gia cố vấn và được phân
bố ở 47 cơ quan cấp tỉnh và 630 cơ quan cấp huyện, mỗi tỉnh có một trung tâm
đào tạo nông dân. Và hiện nay một trong số những hình thức khuyến nông được
áp dụng phổ biến ở Nhật Bản là khuyến nông điện tử với hệ thống khuyến nông
điện tử này có thể giúp cho tất cả những người nông dân tiếp cận được những
tiến bộ kĩ thuật mới.
*Khuyến nông ở Thái Lan
Mặc dù khuyến nông ở Thái Lan hình thành sau mãi đến năm 1967 mới có
quyết định tổ chức thành lập khuyến nông song công tác khuyến nông lại được
chính phủ nước này hết sức chú trọng và quan tâm đầu tư. Số cán bộ khuyến
nông của Thái Lan vào năm 1992 đã vào khoảng 15.196 người và mỗi năm
chính phủ chi khoảng 130-150 triêu USD để thực hiện các trương trình khuyến
nông cùng với các hoạt động hoạt động của nó với các chính sách đúng đắn và
hợp lý hiện nay thì nền nông nghiệp của Thái Lan hiện nay có thể coi là khá
toàn diện cả về trồng trọt và chăn nuôi. Bằng chứng là Thái Lan luôn dẫn đầu

trong việc xuất nhập khẩu gạo và sắn trên thế giới với giá trị hàng hóa cao nhờ
việc xây dựng được thương hiệu của chính mình trên trường quốc tế. Hiện nay
Thái Lan là một trong những nước có vai trò và sức ảnh hưởng lớn đến thị
trường giá cả lúa gạo trên thế giới.
* Khuyến nông Trung Quốc
Hoạt động khuyến nông ở Trung Quốc đã có từ lâu nhưng mãi đến năm 1970 đất
nước này mới chính thức có tổ chức khuyến nông. Trong nghị quyết của đảng
cộng sản Trung Quốc khóa VIII về tăng cường công tác nông nghiệp , nông thôn
nêu rõ “ Phải nắm vững chiến lược KHCN và khuyến nông” đưa ngay sinh viên
mới tốt nghiệp xuống cơ sở, chú trọng đào tạo các nông dân giỏi trở thành nhân
viên khuyến nông “ Cuối năm 1997, trên địa bàn Trung Quốc đã có tới hơn
48.500 tổ chức khuyến nông với hơn 317 nghìn KNV( từ trung ương tới tỉnh
huyện và làng bản) KNV phối hợp hoạt động cùng với hơn 400 nghìn tổ chức
nông dân với hơn 1 triệu nông dân là kĩ thuật viên và với 6,6 triệu mô hình trình
diễn của nông dân. Hiện nay, khuyến nông Trung Quốc đã là một hệ thống toàn
diện trên quy mô cả nước sau nhiều năm không ngừng củng cố” ( Ths Phạm
Kim Oanh năm 2004)
Trên đây là hoạt động khuyến nông của một số nước trên thế giới và nhìn
vào đó ta có thể nhận ra rằng để cố sự phát triển ngày càng lớn mạnh của nền
nông nghiệp ở thời điểm hiện tại thì trước đó việc sửa đổi bổ xung trong các
chính sách cải cách và kiện toàn bộ máy khuyến nông, chú trọng đầu tư cho các
hoạt động khuyến nông đều đã được các nước trên thế giới thực hiện một cách
tích cực. Ngoài ra đối với các lực lượng tham gia vào khuyến nông cũng được
quan tâm một cách khá toàn diện. Việc đào tạo được thực hiện không chỉ đối với
người nông dân mà đối với cán bộ khuyến nông cũng được cử đi học tập và trao
đổi kinh nghiệm, việc cung cấp thông tin không chỉ trong mà trước quá trình đào
tạo để họ tự quyết định mình cần và muốn tham gia vào lĩnh vực nào, trong khi
đó cán bộ trẻ lại được đưa về các địa phương từ cấp cơ sở để được cọ sát tăng
kinh nghiệm thực tế vầ có cơ hội để thêm hiểu biết vể đời sống và nguyện vọng
của người dân từ đó mà tích lũy thêm được kinh nghiệm và phục vụ tốt hơn khi

chuyển giao TBKT việc phối hợp giữa khuyến nông và nông dân ở một số quốc
gia trên cũng rất tốt cộng thêm định hướng đi đôi với việc nâng cao số lượng và
chất lượng sản phẩm là xây dựng thương hiệu một cách thành công cũng là lý do
nữa để giải thích cho sự phát triển về nông nghiệp của các quốc gia trên thế giới
2.2.2 Hoạt động khuyến nông ở Việt Nam
Khuyến nông được hình thành và phát triển gắn liền với sự phát triển sản xuất
nông nghiệp. Cùng với sự phát triển của khuyến nông trên thế giới, khuyến nông
Việt Nam hình thành và phát triển tương đối sớm. Khuyến nông có từ thời các
vua Hùng, khi nhà nước Văn Lang phát triển gắn liền với nền văn minh lúa nước
Sông Hồng, các vua Hùng đã dạy dân cấy lúa, trồng một số loại cây ngũ cốc
(ngô, khoai, sắn…) và hướng dẫn nông dân chăn nuôi một số con gia súc (trâu,
bò, lợn, gà ). Đây được coi là công tác khuyến nông của các Vua Hùng giúp dân
phát triển sản xuất.
Từ đó hoạt động khuyến nông tiếp tục được quan tâm phát triển ở triều
đại phong kiến sau này.
Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ra đời dã
có những chủ trương chính sách phát triển nông nghiệp: cải cách ruộng đất, chia
ruộng đất cho nông dân thực hiện “người cày có ruộng”, xây dựng hợp tác xã
nông nghiệp và các nông trường quốc doanh. Những kết quả về sản xuất nông
nghiệp do phong trào hợp tác hoá mang lại trong thời kỳ kháng chiến cứu nước là
không thể phủ nhận. Tuy nhiên chuyển sang thời bình mô hình HTX nông nghiệp
kiểu cũ không còn phù hợp, đời sống nhân dân không những không được cải
thiện mà còn rơi vào tình trạng hết sức khó khăn, thiếu lương thực thực phẩm và
đồ dùng thiết yếu, người dân mất lòng tin.
Để thay đổi cơ chế quản lý nông nghiệp, ban Bí thư Trung ương Đảng ra chỉ thị
100 về khoán sản phẩm đến tay người lao động và hộ gia đình. Sau đó ngày
5/4/1988 Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 10 về “đổi mới quản lý trong nông
nghiệp”, hộ nông dân trở thành đơn vị tự chủ kinh tế toàn quyền quyết định về
quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Những chủ trương về chính sách đổi
mới kinh tế của Đảng và Nhà nước đã tạo ra những điều kiện thuận lợi đề phát

triển sản xuất nông nghiệp và đặt ra những yêu cầu mới cho công tác khuyến
nông. Trong thời gian vừa qua khuyến nông Việt Nam đã không ngừng được
củng cố và phát triển, đã hình thành mạng lưới rộng khắp từ trung ương đến địa
phương tới các làng bản xa xôi
*Hệ thống khuyến nông Việt Nam
-Hệ thông khuyến nông nhà nước(Hệ thống khuyến nông chính thống)
Đây là lực lượng khuyến nông nằm trong biên chế hưởng lương sự
nghiệp. Hệ thống tổ chức khuyến nông của nước ta thể hiện qua sơ đồ 2.1. Qua
sơ đồ 2.1 ta thấy: Tổ chức khuyến nông Nhà nước gồm 4 cấp: Cấp Trung ương,
cấp tỉnh cấp thành phố, huyện, thị, cấp xã và thôn bản. Các chương trình khuyến
nông được thực hiện dưới sự giám sát của các cơ quan khuyến nông, ở các cấp
cơ sở khuyến nông có thể trực tiếp làm công tác sản xuất, hướng dẫn nông dân
làm theo. Kinh phí của công tác khuyến nông được Nhà nước cung cấp để hoạt
động.


Sơ đồ 2.1 Hệ thống khuyến nông chính thống
HTX
nông
nghiệp
Sở NN& PTNT tỉnh,
thành phố
Phòng kinh tế

Khuyến nông cơ sở
Trạm khuyến
nông huyện
Trung tâm khuyến
nông tỉnh, thành phố
CLB

khuyến
nông
Các
hộ
Đoàn
thể
Hộ
nông
dân
Trung tâm khuyến
nông Quốc gia
Bộ NN& PTNT
HTX
nông
nghiệp
Sở NN& PTNT tỉnh,
thành phố
Phòng kinh tế

Khuyến nông cơ sở
Trạm khuyến
nông huyện
Trung tâm khuyến
nông tỉnh, thành phố
CLB
khuyến
nông
Các
hộ
Đoàn

thể
Hộ
nông
dân
Trung tâm khuyến
nông Quốc gia
Bộ NN& PTNT
HTX
nông
nghiệp
- Hệ thống khuyến nông phi chính thống
Ngoài khuyến nông nhà nước còn có các tổ chức khuyến nông phi chính thống
như các trường, viện, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội. Họ hoạt động
từ các nguồn kinh phí tự tạo, từ các hợp đồng thực hiện các nhiệm vụ khuyến
nông hoặc từ các nguồn tài trợ của các tổ chức kinh tế, xã hội trong và ngoài
nước. Các tổ chức này được tham gia vào các chương trình dự án khuyến nông
của Nhà nước, hoặc tham gia vào các chương trình đào tạo chuyên môn thông
qua các hợp đồng đối với các tổ chức khuyến nông Nhà nước.
*Nhiệm vụ của các cơ quan khuyến nông
- Ở trung ương: Có trung tâm khuyến nông quốc gia là đơn vị đơn vị sự
nghiệp trực thuộc Bộ nông nghiệp và PTNT. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và tổ chức bộ máy của trung tâm khuyến nông quốc gia do Bộ trưởng Bộ nông
nghiệp và PTNT quy định. Bộ nông nghiệp và PTNT thống nhất thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về hoạt động khuyến nông và phân công công tác. Cục
chuyên ngành trực tiếp thực hiện chức năng quản lý nhà nước các lĩnh vực
khuyến nông cụ thể như sau:
Cục Nông nghiệp quản lý nhà nước về khuyến nông trồng trọt và chăn nuôi.
Cục Lâm nghiệp quản lý nhà nước về khuyến lâm.
Cục chế biến nông lâm sản và nghề muối quản lý nhà nước về khuyến
nông trong lĩnh vực chế biến và bảo quản.

Cục Thuỷ lợi quản lý Nhà nước về khuyến nông trong lĩnh vực thuỷ lợi.
Cục HTX và PTNT quản lý nhà nước về khuyến nông xây dựng mô hình
nông thôn mới.
Nội dung quản lý nhà nước về khuyến nông của các cục chuyên ngành
bao gồm:
Xây dựng các chương trình đề án, dự án khuyến nông ngắn hạn, dài hạn
trình bộ trưởng.
Thẩm định và trình duyệt kế hoạch khuyến nông hàng năm.
Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và chính sách khuyến nông
Phối hợp cùng thanh tra Bộ thực hiện việc thanh tra, kiểm tra khuyến nông.

×