Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Đánh giá kết quả và tác động từ hoạt động khuyến nông của Trạm khuyến nông huyện Yên Thế - tỉnh Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (499.18 KB, 91 trang )

PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Hệ thống khuyến nông Nhà nước của Việt Nam chính thức được thành
lập theo Quyết định 13/CP ngày 02/03/1993 của Thủ tướng Chính phủ. Qua 14
năm xây dựng và phát triển, khuyến nông đã và đang khẳng định vị thế quan
trọng của mình trong chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn ở nước ta.
Khuyến nông là một quá trình, một hệ thống các hoạt động nhằm truyền bá kiến
thức và huấn luyện tay nghề cho nông dân, đưa đến cho họ những hiểu biết để
họ có khả năng tự giải quyết những vấn đề gặp phải nhằm nâng cao hiệu quả
sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống, nâng cao dân trí trong cộng
đồng nông thôn.
Nhìn lại những năm qua từ khi có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, đặc
biệt là sau khi Quyết định 13/CP của Chính phủ được đưa vào thực hiện thì
nông nghiệp nước ta đã có những bước chuyển biến rõ rệt. Trước đây, sản xuất
nông nghiệp không đủ cung cấp lương thực, thực phẩm cho nhu cầu của nhân
dân cả nước. Đến nay ngành nông nghiệp đã đảm bảo an ninh lương thực quốc
gia và đưa Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu lương thực
hàng đầu thế giới. Hàng năm cả nước sản xuất được trên dưới 40 triệu tấn
lương thực và một khối lượng rất lớn các nông sản khác. Điều đó đã chứng tỏ
sự quan tâm kịp thời và đúng đắn của Đảng, Chính phủ đối với ngành nông
nghiệp và trong đó khuyến nông có vai trò quan trọng.
Hiện nay, khoa học kỹ thuật (KHKT) ngày một phát triển, Những kỹ thuật
tiến bộ (KTTB) ngày một nhiều trong khi điều kiện và trình độ sản xuất của một
bộ phận không nhỏ nhân dân còn yếu, các kênh thông tin đến được với người
dân còn ít và thiếu đồng bộ. Do đó mà vấn đề chuyển giao công nghệ, KTTB,
kiến thức nông nghiệp và các chính sách cho người dân là một yêu cầu cấp thiết
trong chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam. Bà con nông dân
- 1 -
còn đang thiếu kiến thức trong sản xuất trên chính thửa ruộng, mảnh vườn và
chuồng trại của mình. Vì thế, họ cần và thực sự có nhu cầu được đào tạo tay


nghề để nâng cao kiến thức về cả trồng trọt và chăn nuôi. Mặt khác, khi đất nước
đã hội nhập, cùng với sự phát triển của thị trường, một bộ phận “nông dân tiên
tiến” ngoài nhu cầu kiến thức về trồng trọt - chăn nuôi họ đã có nhu cầu kiến
thức về chế biến, marketing và tiêu thụ nông sản.
Nằm trong cơ cấu tổ chức của khuyến nông Nhà nước, Trung tâm
khuyến nông khuyến lâm (TTKNKL) Bắc Giang nói chung và Trạm khuyến
nông huyện Yên Thế nói riêng trong vài năm trở lại đây đã có nhiều hoạt động
tiêu biểu góp phần tích cực vào công cuộc phát triển nông nghiệp nông thôn của
huyện, của tỉnh. Song trong quá trình hoạt động Trạm khuyến nông Yên Thế
vẫn còn gặp phải những khó khăn và thách thức cần giải quyết. Hoạt động
khuyến nông và công tác lập kế hoạch khuyến nông cho Trạm thực sự cần được
xã hội hoá, cần được đổi mới và phải được tiến hành đồng bộ hơn.
Xuất phát từ yêu cầu đó, từ tình hình thực tế của địa bàn nghiên cứu cùng
với sự phân công của Khoa KT&PTNT trường ĐHNN I HN và được sự hướng
dẫn của thầy giáo TS. Nguyễn Quốc Chỉnh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài “Đánh giá kết quả và tác động từ hoạt động khuyến nông của Trạm
khuyến nông huyện Yên Thế - tỉnh Bắc Giang”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung:
Trên cơ sở đánh giá kết quả và tác động từ hoạt động khuyến nông ở
huyện Yên Thế, của Trạm khuyến nông huyện và các xã điểm nghiên cứu để đề
xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động của Trạm khuyến nông Yên
Thế trong thời gian tới.
- 2 -
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
+ Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về khuyến nông, hoạt động
khuyến nông và lập kế hoạch khuyến nông.
+ Đánh giá kết quả hoạt động và tác động của hoạt động khuyến nông Trạm đã
thực hiện đến sản xuất nông nghiệp của huyện những năm gần đây.
+ Xác định những nhu cầu của nông dân về kiến thức khuyến nông, lắng nghe ý

kiến của nhân dân. Trên cơ sở đó có những đánh giá thoả đáng về hệ thống tổ
chức và tình hình hoạt động khuyến nông ở Yên Thế.
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động khuyến nông ở địa
phương, lập kế hoạch cho một hoạt động khuyến nông phù hợp.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu những hoạt động khuyến nông tại Trạm khuyến nông
huyện Yên Thế - tỉnh Bắc Giang, cán bộ khuyến nông (CBKN) hiện đang làm
việc tại huyện, đại diện 3 xã (Bố Hạ, Đồng Kỳ, Tân Sỏi) và một số hộ dân được
lựa chọn trên địa bàn huyện.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về không gian: Huyện Yên Thế, Trạm khuyến nông huyện, các xã
trong huyện, các hộ dân và một số điển hình kinh tế có tác động của hoạt động
khuyến nông.
+ Phạm vi về thời gian: Đề tài được thực hiện từ ngày 14/1/2007 đến
17/5/2007, số liệu được sử dụng trong phạm vi 3 năm (2004-2006) và một số
thông tin từ các năm trước phục vụ cho việc so sánh, đánh giá.
+ Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu tập trung tìm hiểu, đánh giá các hoạt động
khuyến nông đã và đang được Trạm khuyến nông huyện Yên Thế thực hiện
trong 3 năm qua.
- 3 -
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.1.1. Các định nghĩa cơ bản về khuyến nông
Theo nghĩa hẹp: Khuyến nông là sử dụng các cơ quan nông - lâm - ngư
nghiệp, các trung tâm khoa học nông lâm nghiệp để phổ biến, mở rộng kết quả
nghiên cứu tới nông dân bằng các phương pháp thích hợp để họ áp dụng nhằm
thu được nhiều nông sản hơn. Hiểu theo nghĩa này thì khuyến nông chỉ là công
việc chuyển giao KTTB trong nông nghiệp mà thôi.

Theo nghĩa rộng: Khuyến nông ngoài việc hướng dẫn cho nông dân biết
KTTB còn phải giúp họ liên kết với nhau để phòng chống thiên tai, để có vật tư
kỹ thuật, để sản xuất, để tiêu thụ sản phẩm, để thi hành chính sách của Chính
phủ và luật lệ của Nhà nước, giúp cho nông dân phát triển khả năng tự quản lý,
tổ chức cuộc sống một cách tốt nhất.
Trên thế giới, từ “Extension” được sử dụng đầu tiên ở nước Anh năm
1866 có nghĩa là “mở rộng, triển khai”. Từ “Extension” ghép với từ
“Agriculture” thành “Agriculture Extension” thì được dịch là “Khuyến nông”.
Theo nghĩa cấu tạo của từ ngữ Hán - Việt thì “Khuyến nông” là những
hoạt động nhằm khuyến khích, giúp đỡ và tạo điều kiện để phát triển sản xuất
nông nghiệp trên tất cả các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, lâm sinh, thuỷ sản ở
nông thôn.
Ở Việt Nam, khuyến nông được hiểu là một hệ thống các biện pháp giáo
dục không chính thức cho nông dân nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất nông
nghiệp, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, xây dựng và
phát triển nông thôn mới.
- 4 -
Còn theo định nghĩa của Trung tâm khuyến nông khuyến lâm quốc gia
(TTKNKLQG) thì: Khuyến nông là một quá trình, một dịch vụ thông tin nhằm
truyền bá những chủ trương, chính sách về nông nghiệp, những kiến thức về kỹ
thuật, kinh nghiệm tổ chức và quản lý sản xuất, những thông tin về thị trường
giá cả, rèn luyện tay nghề cho nông dân, để họ có đủ khả năng tự giải quyết vấn
đề của sản xuất, đời sống, của bản thân họ và cộng đồng, nhằm phát triển sản
xuất, nâng cao dân trí, cải thiện đời sống và phát triển nông nghiệp nông thôn.
Như vậy khuyến nông là cách giáo dục không chính thức ngoài học
đường cho nông dân, là cách đào tạo người lớn tuổi. Khuyến nông là quá trình
vận động quảng bá, khuyến cáo cho nông dân theo các nguyên tắc riêng. Đây là
một quá trình tiếp thu dần dần và tự giác của nông dân. Nói cách khác, khuyến
nông là những tác động vào quá trình sản xuất kinh doanh của người nông dân,
giúp họ sản xuất đạt hiệu quả cao nhất. Nội dung của hoạt động khuyến nông

phải khoa học, kịp thời và thích ứng với điều kiện sản xuất của người nông dân.
2.1.2. Nội dung hoạt động của khuyến nông
Ở nước ta hoạt động khuyến nông chủ yếu tập trung vào một số nội dung
sau: (1) Tuyên truyền chủ trương, chính sách về phát triển nông nghiệp xây dựng
nông thôn của Đảng và Chính phủ; (2) Truyền bá những KTTB trong thâm canh
cây trồng, vật nuôi, bảo quản nông sản, bao gồm cả nghề cá, nghề rừng và là một
mảng hoạt động quan trọng của phát triển nông thôn; (3) Cung cấp cho nông dân
những thông tin về thị trường, giá cả nông sản để họ tổ chức sản xuất kinh doanh
có lãi; (4) Phổ biến những kinh nghiệm sản xuất giỏi của nông dân cho các nông
dân khác làm theo; (5) Bồi dưỡng, phát triển kỹ năng và kiến thức quản lý kinh tế
cho hộ nông dân để tăng năng suất chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập, nâng cao
mức sống cho họ; (6) Thực hiện các dịch vụ kỹ thuật và tham gia cung ứng vật tư
cho nông dân; (7) Truyền bá thông tin kiến thức, lối sống sinh hoạt lành mạnh, đề
cao ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên, nhằm phát triển nền nông nghiệp bền
vững (Phương pháp khuyến nông, Dự án PTNT Cao Bằng - Bắc Kạn, 2004
(1)
).
- 5 -
Mới đây, Nghị định 56/2005/NĐ-CP của Chính phủ ra ngày 26/4/2005
về công tác khuyến nông, khuyến ngư cũng nêu rõ: Nội dung hoạt động khuyến
nông, khuyến ngư bao gồm: (1) Thông tin, tuyên truyền; (2) Bồi dưỡng, tập
huấn và đào tạo; (3) Xây dựng mô hình và chuyển giao KHCN; (4) Tư vấn và
dịch vụ; (5) Hợp tác quốc tế về khuyến nông, khuyến ngư.
Có hai nội dung mới đã được nêu ra trong Nghị đinh này là: Thứ nhất:
Khuyến nông thực hiện việc tư vấn và dịch vụ: Tư vấn hỗ trợ chính sách pháp
luật. Tư vấn hỗ trợ việc khởi sự doanh nghiệp (lập dự án đầu tư phát triển nông
nghiệp, ngành nghề nông thôn…). Tư vấn hỗ trợ, phát triển ứng dụng công
nghệ sau thu hoạch, chế biến nông lâm, thuỷ sản. Tư vấn hỗ trợ quản lý, sử
dụng nước sạch nông thôn và vệ sinh môi trường nông thôn. Tư vấn hỗ trợ đổi
mới tổ chức, cải tiến quản lý, hợp tác sản xuất, hạ giá thành sản phẩm của

doanh nghiệp, của các tổ chức kinh tế tập thể trong lĩnh vực nông nghiệp, nông
thôn; Thứ hai: Khuyến nông thực hiện hợp tác quốc tế: Tham gia các hoạt
động về khuyến nông, khuyến ngư trong các chương trình hợp tác quốc tế. Trao
đổi kinh nghiệm khuyến nông, khuyến ngư với các tổ chức, cá nhân nước
ngoài. (Nghị định 56/2005/NĐ-CP).
Như vậy nội dung khuyến nông là rất đa dạng bao gồm cả nội dung kinh
tế, kỹ thuật, xã hội nhân văn và môi trường. Trong đó chuyển giao KTTB cho
nông dân là một nội dung quan trọng. Trong thực tế, không ít KTTB được phát
minh nhưng nông dân lại không hề biết đến, KTTB ấy không được đưa vào sản
xuất. Cho nên để sản xuất áp dụng được KTTB thì kỹ thuật phải được khẳng
định là phù hợp và khả thi về sinh thái, kinh tế và xã hội trên đồng ruộng của
nông dân, góp phần nâng cao hơn hiệu quả sử dụng nguồn lực trong nông
nghiệp, tạo điều kiện phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường cho
nông nghiệp và nông thôn (Đỗ Kim Chung, 2005
(1)
). Phương tiện truyền tải
KTTB, kiến thức sản xuất nông nghiệp (SXNN) tới nông dân chính là khuyến
nông - thông qua khuyến nông.
- 6 -
2.1.3. Chức năng và yêu cầu của khuyến nông
Hoạt động khuyến nông nói chung có các chức năng sau: (1) Đào tạo,
hướng dẫn, tuyên truyền và tư vấn về KTTB cho nông dân; (2) Cung cấp dịch
vụ như: cây con giống, chữa bệnh vật nuôi, bảo vệ thực vật, tiêu thụ nông sản
cho nông dân; (3) Kiểm tra, đánh giá các hoạt động khuyến nông, các chương
trình PTNT; (4) Khuyến nông còn là cầu nối giữa sản xuất và nghiên cứu.

Nguồn: Phương pháp khuyến nông, Dự án PTNT Cao Bằng - Bắc Kạn, 2004
(2)
Các yêu cầu của khuyến nông: (1) Cụ thể cho từng cây và con do đối
tượng của sản xuất nông nghiệp là sinh vật; (2) Phù hợp với đặc điểm KTXH của

từng vùng do sản xuất nông nghiệp diễn ra trong phạm vi không gian rộng; (3)
Kịp thời do nông nghiệp có tính thời vụ; (4) Phù hợp với từng đối tượng khuyến
cáo, do nông dân không đồng nhất nguồn lực và nhân lực; (5) Dễ thấy, dễ nghe,
dễ hiểu và dễ làm theo; (6) Đáp ứng được mong muốn của dân; (7) Tăng khả
năng để nông dân tự giúp đỡ được mình; (8) Hiệu quả và tiết kiệm.
2.1.4. Các nguyên tắc khuyến nông
Hoạt động khuyến nông phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản sau:
(1) Nguyên tắc tự nguyện, không áp đặt, mệnh lệnh: Mỗi hộ nông dân là một
đơn vị kinh tế tự chủ, sản xuất của họ do họ quyết định. Vì vậy, nhiệm vụ của
khuyến nông là tìm hiểu cặn kẽ những yêu cầu, nguyện vọng của họ trong
SXNN, đưa ra những KTTB mới sao cho phù hợp để họ tự cân nhắc, lựa chọn.
Vụ này họ chưa áp dụng vì họ chưa đủ điều kiện, chưa thật tin tưởng nhưng vụ
sau, thông qua một số hộ đã áp dụng có hiệu quả, lúc đó họ sẽ tự áp dụng.
- 7 -
Nghiên
cứu
Nông dân
Khuyến nông
(2) Nguyên tắc không làm thay: Cán bộ khuyến nông (CBKN) giúp đỡ nông
dân thông qua trình diễn kết quả, trình diễn phương pháp để họ mắt thấy tai
nghe. CBKN cần thao tác chậm để nông dân theo dõi, vừa làm vừa giải thích
sau đó mời nông dân làm thử.
(3) Nguyên tắc không bao cấp: Khuyến nông chỉ hỗ trợ những khâu khó khăn
ban đầu về kỹ thuật, giống và vốn mà từng hộ nông dân không thể tự đầu tư áp
dụng do hạn chế về nguồn lực của mình. Không nên bao cấp toàn bộ, tránh
trường hợp nông dân ỉ lại không phát huy được năng lực và trách nhiệm vào
công việc.
(4) Nguyên tắc khuyến nông là nhịp cầu thông tin hai chiều: Giữa nông dân
với các tổ chức và cơ quan khác luôn có mối quan hệ, khuyến nông phải phản
ánh trung thực những ý kiến tiếp thu, phản hồi của nông dân về những vấn đề

chưa phù hợp cần sửa đổi khắc phục.
(5) Nguyên tắc khuyến nông không hoạt động đơn độc: Khuyến nông phải
phối hợp chặt chẽ với các tổ chức phát triển nông thôn khác. Ngoài việc phối
hợp chặt chẽ với các trường, viện nghiên cứu khoa học, trung tâm khoa học
nông nghiệp còn phải phối hợp chặt chẽ với các hội, đoàn thể quần chúng, các
tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp… để đẩy mạnh hoạt động khuyến nông.
Công tác khuyến nông cần được xã hội hóa.
(6) Nguyên tắc công bằng: Khuyến nông phải quan tâm tạo điều kiện đến mọi
thành viên, mọi tầng lớp nông dân, đặc biệt là những người nghèo để họ phát
triển sản xuất, vươn lên cải thiện đời sống và hoà nhập với cộng đồng.
2.1.5. Mục tiêu của tổ chức khuyến nông
Trong thực tế có nhiều loại hình tổ chức khuyến nông, mỗi tổ chức lại có
mục tiêu của riêng mình. Tuy vậy, các tổ chức khuyến nông vẫn có những mục
tiêu chung như sau: (1) Làm thay đổi nông dân hay nông trại, tạo động cơ để
nông dân thực hiện quyết định của mình; (2) Giáo dục và huấn luyện nông dân
giúp họ thành lập các tổ chức, các hội nông dân cùng nhau phát triển sản xuất
- 8 -
kinh doanh; (3) Giúp nông dân quyết định mục tiêu, đạt được mục đích, cho họ
lời khuyên đúng lúc để họ nhận thức được vấn đề nông dân có thể lựa chọn,
thông báo cho họ kết quả mong đợi của mọi sự lựa chọn. Như vậy, hoạt động
của một tổ chức khuyến nông phải luôn mang theo mục tiêu làm lợi cho dân,
thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp nông thôn.
2.1.6. Vai trò và nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông
CBKN là những người trực tiếp tiếp xúc, làm việc với những đối tượng
rất đa dạng, phần lớn lại là các nông dân, những người có điều kiện hoàn cảnh
khác biệt với bản thân họ. Các cuộc điều tra nông thôn nước ta gần đây cho
thấy sau Nghị quyết 10 của bộ Chính trị, các hộ nông dân bắt đầu có phân hoá ở
mọi vùng sinh thái nông nghiệp, các nhóm hộ nông dân khác nhau tuỳ theo điều
kiện sản xuất (Đất đai, vốn, lao động, công cụ…) có cách làm ăn khác nhau, có
các biện pháp kỹ thuật khác nhau. Vì vậy, CBKN phải xác định một mối quan

hệ làm việc, tiếp xúc, cư xử khéo léo, tháo vát và đúng mực. Trong thực tế
không có các kiểu mẫu nào hợp hoàn cảnh. Trên thế giới có nhiều cách nhìn
nhận và đánh giá khác nhau về vai trò CBKN trong việc đem lại sự đổi mới cho
hệ thống nông nghiệp, cụ thể hơn là hệ thống các hộ nông dân.
Tuy nhiên, nhiệm vụ chính của các CBKN là dùng các kiến thức mình đã
được đào tạo, tập huấn để tham gia vào chương trình nghiên cứu phát triển hệ
thống nông nghiệp, thay đổi hệ thống nông nghiệp một vùng nông thôn.
Trong thực tế, người CBKN có trách nhiệm cung cấp các kiến thức thông
tin để làm cho nông dân dễ hiểu và đi đến quyết định về sự thay đổi, cải tiến
nào đó trong sản xuất của mình. Từ đó những kiến thức mới, thông tin mới này
sẽ được lan truyền đến nông dân khác. Vì vậy, người CBKN phải thường xuyên
được bồi dưỡng đào tạo qua các lớp tập huấn những kiến thức mới, thông tin
mới, những chủ trương chính sách mới của Đảng và Chính phủ, những chương
trình phát triển nông thôn.
- 9 -
Mặt khác, người CBKN có liên hệ chặt chẽ và liên quan đến sự phát triển
tình cảm, tư duy cá nhân của nông dân trước những đổi mới trong SXNN. Họ
chú ý giúp đỡ nông dân có niềm tin, thường xuyên có ý thức tập hợp nhau lại
lôi cuốn vào các hoạt động khuyến nông.
Vai trò của CBKN có thể được mô tả bằng những cụm từ: Người thầy -
Người nghe - Người tổ chức - Người trọng tài - Người quản lý - Trạng sư - Người
lãnh đạo - Người xúc tác - Người thông tin - Nhà cố vấn - Nhà cung cấp - Người
bạn - Người hỗ trợ - Người cổ vũ (Theo Guide to Extension, FAO, 1985).
Các nhịêm vụ chủ yếu của người CBKN được tóm lược như sau: (1) Tìm
hiểu yêu cầu của địa phương và nông dân; (2) Thu thập và phân tích tài liệu; (3)
Ấn định mục tiêu cho chương trình khuyến nông tại địa phương; (4) Lập kế
hoạch thực hiện trước mắt và lâu dài; (5) Đề ra phương pháp thực hiện; (6) Phổ
biến, vận động nông dân, tổ chức đoàn thể tham gia chương trình khuyến nông,
các điểm trình diễn, tham quan, cung cấp tư liệu, tin bài cho cơ quan thông tin
đại chúng; (7) Đánh giá kết quả và viết báo cáo chương trình khuyến nông.

2.1.7. Các phương pháp khuyến nông
Xét về phương pháp thì hoạt động khuyến nông gồm 3 loại sau: Phương
pháp cá nhân, phương pháp nhóm, và phương pháp thông tin đại chúng.
Phương pháp cá nhân: Là phương pháp khuyến nông mà thông tin được
chuyển giao trực tiếp cho từng cá nhân hay hộ nông dân. Phương pháp này
được thực hiện bằng cách: Thăm và gặp gỡ, gửi thư hoặc điện thoại. Ưu điểm
của phương pháp này là dễ thực hiện, nhanh, kịp thời, đáp ứng thông tin theo
yêu cầu. Nhược điểm là diện hẹp, từng nông dân.
Phương pháp nhóm: Là phương pháp khuyến nông mà thông tin được
truyền đạt cho một nhóm người có chung một mối quan tâm và nhằm mục đích
giúp nhau phát triển. Phương pháp này được thực hiện bằng cách: trình diễn,
họp nhóm và thăm quan. Ưu điểm của phương pháp này là tính phổ cập thông
tin cao, tốn ít nhân lực, khơi dậy sự tham gia của dân, cải tiến kỹ thuật do dân
- 10 -
góp ý, phát hiện vấn đề mới nhanh chóng. Nhược điểm của phương pháp này là
kinh phí lớn, dân trí thấp, điều kiện địa lý khó khăn (Đỗ Kim Chung, 2005
(2)
).
Phương pháp thông tin đại chúng: Là phương pháp được thực hiện bằng
phương tiện nghe (đài), phương tiện đọc (sách, báo, tạp chí), phương tiện nhìn
(tranh ảnh, mẫu vật), phương tiện nghe nhìn (phim video, phim nhựa, tivi). Ưu
điểm của phương pháp này là phạm vi tuyên truyền rộng, phục vụ được nhiều
người, linh hoạt ở mọi nơi, truyền thông tin nhanh và chi phí thấp. Nhược điểm
của nó là không có lời khuyên và sự giúp đỡ cụ thể cho từng cá nhân.
2.1.8. Kế hoạch và lập kế hoạch khuyến nông
Kế hoạch khuyến nông là tập hợp các hoạt động khuyến nông được sắp
xếp theo trình tự nhất định với quy mô và địa bàn triển khai cụ thể, nhằm đạt
được các mục tiêu đề ra trong một khoảng thời gian nhất định với một nguồn
lực sẵn có của địa phương.
Việc lập kế hoạch khuyến nông là nhằm các mục đích sau: Phát hiện và

giúp đỡ nông dân vượt qua khó khăn; Để xây dựng các chương trình khuyến
nông, tạo cơ sở để chỉ đạo thực hiện các hoạt động khuyến nông. Có 3 hình
thức cụ thể để lập kế hoạch khuyến nông. (1) Lập kế hoạch từ dưới lên (trên cơ
sở các nhu cầu và tiềm năng của địa phương); (2) Lập kế hoạch từ trên xuống
(trên cơ sở các chính sách của cấp quốc gia); (3) Lập kế hoạch có sự tham gia
của người dân. Trước đây việc lập kế hoạch nói chung chủ yếu được tiến hành
theo một trong hai hình thức đầu. Khi đó kế hoạch lập ra có nhiều hạn chế
(thường không xuất phát từ nhu cầu của người dân hoặc không khả thi) cho nên
việc thực hiện các kế hoạch đó gặp nhiều khó khăn, hiệu quả đạt được không
cao, rất hạn chế sự tiếp nhận của người dân. Gần đây cùng với bước phát triển
vượt bậc của cách tiếp cận có sự tham gia thì hình thức lập kế hoạch thứ ba
cũng dần được khẳng định với nhiều ưu điểm, người dân dễ làm theo và thực
hiện kế hoạch. Vì vậy hiệu quả đạt cao hơn.
- 11 -
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch là: (1) Các mục tiêu, mục đích của
chương trình; (2) Cơ sở, điều kiện để đạt được mục tiêu, mục đích; (3) Các
nguồn lực cần thiết để thực hiện các chương trình khuyến nông được lập ra.
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.2.1. Vài nét về tổ chức hoạt động khuyến nông trên thế giới
Trên thế giới khuyến nông ra đời từ rất sớm và ở hầu khắp các nước.
Hoạt động khuyến nông gắn liền với sự phát triển của nông nghiệp. Các nước
có nền nông nghiệp phát triển (như Anh, Pháp, Mỹ) một phần cũng là nhờ tác
động tích cực của hoạt động khuyến nông. Vì vậy các nước nông nghiệp đang
phát triển hiện nay (Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan) cũng đang cố gắng xây
dựng và hoàn thiện hệ thống khuyến nông của nước mình.
Khởi đầu là giáo sư người Pháp Rabelais, từ năm 1530 ông đã cải tiến
phương pháp giảng dạy, đưa quan điểm giáo dục nông nghiệp “Học đi đôi với
hành” vào giảng dạy. Ngoài việc giảng dạy lý thuyết ở lớp ông đã cho học trò
tiếp xúc với sản xuất và tự nhiên. Ông đã chỉ cho họ biết cách phân biệt giống
cây và giống con, kỹ thuật nuôi cừu, bò, gà…

Đến năm 1777, giáo sư người Thụy Sĩ là Heirich Dastalozzi thấy rằng
muốn mở mang nhanh nền nông nghiệp giúp nông dân nghèo cải thiện được
cuộc sống thì phải đào tạo chính con em họ có trình độ và nắm được KTTB,
biết làm thành thạo mốt số công việc như quay sợi bông, dệt vải, cày bừa.
Tuy nhiên phải đến năm 1843 hoạt động khuyến nông mới có tính phổ
rộng và biểu hiện rõ rệt. Đó là hoạt động của Uỷ ban nông nghiệp của hội đồng
thành phố NewYork (Mỹ). Uỷ ban này đã đề nghị các giáo sư giảng dạy ở các
trường đại học nông nghiệp và các viện nghiên cứu thường xuyên xuống cơ sở
để hướng dẫn giúp nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp.
Hoạt động khuyến nông ở Châu Âu và Bắc Mỹ đã sớm đi vào chính quy
và chuyên nghiệp. Năm 1907 ở Mỹ có 42 trường đại học đã hăng hái thực hiện
- 12 -
công tác khuyến nông, nhiều trường đã tổ chức bộ môn khuyến nông, có khoa
khuyến nông. Đến năm 1910 có khoảng 35 trường đã có bộ môn khuyến nông,
sau đó nhiều chương trình khuyến nông đã phát triển nhanh chóng và hiệu quả.
Cùng thời gian đó ở hầu khắp các nước Châu Âu (Anh, Pháp, Thụy Sĩ, Tây Ban
Nha…) đều có các trường đại học nông nghiệp, có khoa khuyến nông và thực
hiện công tác khuyến nông rất thành công. Ở các nước này dịch vụ khuyến
nông thường bắt đầu từ các hội nông dân, nhóm SXNN. Ở Châu Âu và Bắc
Mỹ, nông dân địa phương hoặc các nhóm SXNN tham gia rất tích cực vào các
chương trình khuyến nông, kể cả việc thuê mướn những nhân viên khuyến
nông, những kỹ sư nông nghiệp giúp họ phát triển sản xuất. Ngày nay mặc dù
các nước này tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế còn rất nhỏ nhưng
vẫn còn cơ quan khuyến nông, vẫn còn CBKN.
Ở Châu Á, ngay sau khi có hội nghị đầu tiên về khuyến nông họp tại
Philippin (năm 1955), hoạt động khuyến nông đã có bước phát triển mạnh mẽ.
Tổ chức khuyến nông các nước lần lượt được thành lập như ở Inđônêxia
(1955), Ấn Độ (1960), Thái Lan (1967), Trung Quốc (1970).
* Khuyến nông ở Inđônêxia:
Hệ thống khuyến nông nhà nước được thành lập năm 1955 gồm 4 cấp:

cấp quốc gia có hội đồng khuyến nông quốc gia, cấp tỉnh có diễn đàn khuyến
nông cấp 1, huyện có diễn đàn khuyến nông cấp 2, cấp xã và liên xã có cơ quan
khuyến nông cơ sở. Tại đó có bộ phận dịch vụ khuyến nông và trung tâm thông
tin phục vụ cho nhu cầu của nông dân. Ngày nay Inđonêxia thường xuyên được
chọn là nơi tổ chức đào tạo CBKN cho các nước trong khu vực.
* Khuyến nông ở Ấn Độ:
Tổ chức khuyến nông được thành lập từ năm 1960 theo 5 cấp: cấp quốc
gia, cấp vùng, cấp bang, cấp huyện và cấp xã. Nhờ có hoạt động khuyến nông
được tổ chức tương đối tốt nên Ấn Độ đã làm cuộc “Cách mạng xanh” khá
thành công, về căn bản đã giải quyết được nạn đó, tự túc được lương thực. Sau
- 13 -
đó nước này đã thắng lợi trong cuộc “Cách mạng trắng” về sữa và đang tiếp tục
tiến hành cuộc “Cách mạng nâu” về thịt.
* Khuyến nông ở Thái Lan:
Tuy mãi đến năm 1967 mới có quyết định thành lập tổ chức khuyến nông
song được Chính phủ Thái Lan đặc biệt quan tâm. Số CBKN của Thái Lan vào
năm 1992 là khoảng 15.196 người. Mỗi năm Chính phủ Thái Lan chi khoảng
130 - 150 triệu USD cho hoạt động khuyến nông. Vì vậy nông nghiệp Thái Lan
phát triển một cách toàn diện cả về trồng trọt và chăn nuôi, có sản lượng gạo và
sắn xuất khẩu nhiều nhất thế giới.
* Khuyến nông ở Trung Quốc:
Hoạt động khuyến nông ở Trung Quốc đã có từ lâu, năm 1933 trường đại
học Kim Lãng đã thành lập phân khu khuyến nông nhưng mãi đến năm 1970
nước này mới chính thức có tổ chức khuyến nông. Trong Nghị quyết của đảng
cộng sản Trung Quốc khoá VIII về “Tăng cường công tác nông nghiệp và nông
thôn” nêu rõ “phải nắm vững chiến lược KHCN và khuyến nông”, đưa ngay
sinh viên mới tốt nghiệp xuống cơ sở, chú trọng đào tạo các nông dân giỏi trở
thành khuyến nông viên. Cho tới nay Trung Quốc đã có Uỷ ban quốc gia - cục
phổ cập kỹ thuật nông nghiệp, cấp tỉnh có cục khuyến nông, dưới tỉnh có
khuyến nông phân khu, cấp cơ sở là khuyến nông thôn xã.

Trên đây là hoạt động khuyến nông của một số quốc gia trên thế giới. Nó
cho thấy khuyến nông đang được các nước ngày càng chú trọng, quan tâm hơn
để phục vụ cho phát triển nông nghiệp - nông thôn và nâng cao đời sống người
nông dân. Bằng chứng là năm 1700 mới có 1 nước, năm 1800 có 8 nước, năm
1950 có 69 nước, năm 1992 có 199 nước có tổ chức khuyến nông. Đến năm
1993 Việt Nam cũng chính thức thành lập tổ chức khuyến nông.
2.2.2. Hoạt động khuyến nông ở Việt Nam
2.2.2.1. Sự hình thành và phát triển khuyến nông ở Việt Nam
- 14 -
Nông nghiệp là ngành sản xuất truyền thống và phát triển cùng nền văn
minh lúa nước ở nước ta. Vì vậy khuyến nông Việt Nam đã có từ rất sớm và có
bước phát triển ngày càng lớn mạnh.
Trong thời kỳ phong kiến, công tác khuyến nông đã đặc biệt được chú
trọng. Thời tiền Lê, hàng năm vua Lê Hoàn đã tự mình xuống ruộng cày đường
cày đầu tiên cho vụ sản xuất đầu xuân. Năm 1226, dưới thời Trần lập chức
quan “Khuyến nông sứ” là viên quan chuyên chăm lo khuyến khích phát triển
nông nghiệp. Năm 1789, vua Quang Trung ban bố chiếu khuyến nông sau khi
đại phá quân Thanh nhằm phục hồi lại ruộng bị bỏ hoang. Chiếu khuyến nông
đã thu được nhiều kết quả to lớn. Chỉ sau 3 năm hầu hết ruộng hoang đã được
khôi phục, sản xuất phát triển, bổ sung chế độ cấp công điền.
Năm 1960 ở miền Nam (dưới thời Mỹ ngụy) thành lập “Nha khuyến
nông” trực thuộc bộ nông nghiệp cải cách điền địa nông mục. Trong khi đó ở
miền Bắc, Bộ nông nghịêp thường xuyên đưa sinh viên xuống giúp các HTX
làm công tác Đông xuân, chọn giống lúa, trồng ngô - khoai, làm bèo dâu, tiêm
phòng cho gia súc - gia cầm…
Từ năm 1964, Bộ nông nghiệp chính thức có chủ trương thành lập các
đoàn chỉ đạo, đưa sinh viên mới tốt nghiệp xuống cơ sở (các HTX, nông lâm
trường) xây dựng các mô hình và mở các lớp tập huấn cho cán bộ chủ chốt của
địa phương về công tác sản xuất, công tác thuỷ lợi.
Năm 1981, Ban bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị 100 chính thức

thực hiện chủ trương “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao
động”. Đến tháng 12/1986 Đại hội VI của Đảng cộng sản Việt Nam đã nhìn
thẳng vào sự thật với tinh thần “đổi mới”, rút ra bài học hành động phù hợp với
quy luật khách quan để thực hiện chủ trương đổi mới cơ chế quản lý, đưa nông
nghiệp đi lên sản xuất hàng hoá.
Ngày 05/04/1988 Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 10 về “đổi mới quản lý
trong nông nghiệp”. Từ đó, nhờ việc nắm vững và thực hiện Nghị quyết 10
- 15 -
(Khoán 10) đã đem lại những tác dụng tích cực cho sản xuất. Lực lượng lao
động không ngừng tăng lên, KHCN được tạo điều kiện đi vào sản xuất, KTTB
được chuyển giao rộng rãi, công tác khuyến nông đi vào nề nếp. Khoán 10 đã
đem lại hiệu quả nhanh chóng, tạo ra một bước ngoặt mới trên mặt trận nông
nghiệp. Hộ nông dân trở thành đơn vị kinh tế tự chủ, tự quyết định kết quả sản
xuất kinh doanh của mình. Vì vậy mà những đòi hỏi của hàng triệu hộ nông dân
trong cả nước về hướng dẫn kỹ thuật, về quản lý, về giống cây trồng - vật nuôi,
về chính sách khuyến khích sản xuất, về thị trường… tăng lên gấp bội. Tổ chức
và phương thức hoạt động của ngành nông nghiệp không đủ, không thoả mãn
được yêu cầu nói trên, cần có sự thay đổi và bổ sung.
Nghị định 13/CP của Chính phủ ra ngày 02/03/1993 về công tác khuyến
nông, Thông tư 02/LB/TT hướng dẫn việc tổ chức hệ thống khuyến nông và
hoạt động khuyến nông đã kịp thời đáp ứng được những đòi hỏi nói trên. Hệ
thống khuyến nông của Việt Nam chính thức được thành lập năm 1993. Ở cấp
Trung ương có cục khuyến nông (TTKNQG), cấp tỉnh có TTKN tỉnh, cấp
huyện có Trạm khuyến nông huyện, cấp xã có mạng lưới khuyến nông cơ sở.
Ngày 26/04/2005 bằng việc ban hành Nghị định 56/2005/NĐ-CP về công
tác khuyến nông, khuyến ngư thì hệ thống khuyến nông Việt Nam đã thêm một
bước được hoàn thiện cả về cơ cấu lẫn nội dung hành động. Hệ thống khuyến
nông Nhà nước đã nhanh chóng phối hợp với các cơ quan, ban ngành có liên
quan, nhất là các tổ chức quần chúng. Trong hoạt động, khuyến nông Việt Nam
đang tiếp tục đón nhận kinh nghiệm của khuyến nông các nước tiên tiến, làm

cho hoạt động khuyến nông trong nước ngày càng phong phú, bộ mặt nông
thôn và sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp phát triển không ngừng.
2.2.2.2. Hệ thống tổ chức khuyến nông Nhà nước ở Việt Nam
Ngay sau khi có Nghị định 13/CP của Chỉnh phủ và Thông tư 02/LB/TT,
tổ chức khuyến nông ở Việt Nam chính thức được thành lập. Hệ thống này
được phân thành 4 cấp thể hiện qua sơ đồ 1 như sau: SD1
- 16 -
* Cấp Trung ương có TTKNQG:
TTKNQG là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ NN&PTNT là cơ quan giúp
Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác khuyến nông, về
SXNN trên phạm vi cả nước. Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài
khoản riêng. Trụ sở chính của Trung tâm đặt tại số 02 Ngọc Hà - Ba Đình - Hà
Nội và một văn phòng đại diện đặt tại thành phố Hồ Chí Minh. Trung tâm có
nhiệm vụ: (1) Xây dựng, chỉ đạo các chương trình khuyến nông về trồng trọt,
chăn nuôi, BVTV, thú y, bảo quản chế biến nông sản theo từng lĩnh vực chuyên
môn, từng vùng sinh thái trong phạm vi cả nước; (2) Hướng dẫn các địa phương,
các tổ chức khuyến nông xây dựng và thực hiện các dự án khuyến nông; (3)
Tham gia thẩm định các chương trình, dự án khuyến nông theo quy định của Bộ
NN&PTNT; (4) Quan hệ với các tổ chức KTXH trong và ngoài nước để thu hút
vốn hoặc tham gia trực tiếp vào các hoạt động khuyến nông; (5) Xây dựng, theo
dõi, đôn đốc và hướng dẫn thực hiện các quy trình kỹ thuật trồng trọt - chăn
nuôi; (6) Quản lý chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, chất lượng TAGS, phân
bón trên thị trường; (7) Theo dõi, đánh giá và thực hiên các chương trình dự án
khuyến nông để tổng hợp tình hình báo cáo Chính phủ.
* Cấp tỉnh có TTKN tỉnh:
TTKN tỉnh trực thuộc Sở NN&PTNT, mỗi trung tâm thường có từ 3 - 5
phòng ban với số cán bộ biên chế từ 15 - 20 người. Nhiệm vụ của TTKN tỉnh
bao gồm: (1) Xây dựng và hướng dẫn thực hiện các chương trình, dự án khuyến
nông trong tỉnh, từng tiểu vùng sinh thái, từng lĩnh vực SXNN tại địa phương;
(2) Phổ biến và chuyển giao KTTB về nông - lâm - ngư nghiệp và những kinh

nghiệm điển hình trong sản xuất cho nông dân; (3) Bồi dưỡng kỹ thuật, rèn
luyện tay nghề và quản lý kinh tế cho CBKN cơ sở, cung cấp cho nông dân các
thông tin thị trường, giá cả nông - lâm - thuỷ sản; (4) Quan hệ với các tổ chức
trong và ngoài nước để thu hút nguồn vốn hoặc tham gia trực tiếp vào các hoạt
động khuyến nông ở địa phương; (5) Tham gia xây dựng và phổ biến cho nông
- 17 -
dân thực hiện các quy trình kỹ thuật sản xuất thâm canh cây trồng, vật nuôi,
lâm sinh, thuỷ sản; (6) Tổng kết đánh giá việc thực hiện các chương trình dự án
khuyến nông cấp tỉnh.
* Cấp huyện, thị xã có Trạm khuyến nông huyện, thị xã:
Trạm khuyến nông huyện trực thuộc phòng nông nghiệp (hoặc phòng
kinh tế) huyện, mỗi trạm có từ 5 - 7 nhân viên làm việc theo phòng ban hoặc
theo ngành sản xuất được phân công. Trạm khuyến nông huyện có nhiệm vụ
sau: (1) Đưa những KTTB theo các chương trình dự án khuyến nông, khuyến
lâm, khuyến ngư vào sản xuất đại trà trện địa bàn huyện; (2) Xây dựng các mô
hình trình diễn phục vụ cho các chương trình dự án khuyến nông, khuyến lâm,
khuyến ngư; (3) Hướng dẫn quy trình kỹ thuật cho nông - lâm - ngư dân theo
mùa vụ hoặc theo yêu cầu của sản xuất; (4) Tổ chức tham quan học tập các điển
hình tiên tiến ở trong và ngoài huyện; (5) Bồi dưỡng kỹ thuật và tập huấn
nghiệp vụ cho khuyến nông viên cơ sở và cho nông dân; (6) Xây dựng
CLBKN, nhóm nông dân sản xuất giỏi, nhóm hộ nông dân cùng sở thích; (7)
Hợp tác với các tổ chức và cá nhân thực hiện hoạt động khuyến nông.
* Cấp xã thôn thành lập mạng lưới khuyến nông cơ sở:
CBKN ở cơ sở không thuộc biên chế nhà nước, làm việc theo chế độ hợp
đồng dài hạn hoặc ngắn hạn. CBKN cơ sở thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng cơ
bản gồm: (1) Tự bồi dưỡng nâng cao trình độ và hiểu biết về chuyên môn,
KTXH, nghiệp vụ khuyến nông; (2) Cố vấn kỹ thuật và thông tin thị trường cho
nông dân; (3) Thực thi các dự án khyến nông trên địa bàn phụ trách; (4) Thực
hiện, tổ chức và theo dõi các mô hình sản xuất tiên tiến; (5) Điều tra thu thập
thông tin làm cơ sở cho xây dựng và triển khai dự án khuyến nông; (6) Hàng

tháng tổng hợp tình hình hoạt động khuyến nông viết và trình bày báo cáo tại
các kỳ họp giao ban thường niên.
Như vậy hệ thống tổ chức khuyến nông Nhà nước ở Việt Nam được tổ
chức theo kiểu hình tháp, thống nhất chỉ đạo từ Trung ương đến cơ sở. Hệ
- 18 -
thống này có nhiệm vụ vừa kết hợp vừa tạo điều kiện cho hệ thống khuyến
nông ngoài Nhà nước hoạt động vì một mục tiêu chung là khuyến khích mở
rộng sản xuất ngành nông nghiệp trên phạm vi cả nước.
2.2.2.3. Tổ chức khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư ngoài Nhà nước
Qua sơ đồ 1 ta thấy công tác khuyến nông ở Việt Nam đã và đang được xã
hội hoá, đa dạng hoá. Ngoài lực lượng của khuyến nông Nhà nước còn có các tổ
chức khuyến nông tự nguyện: (1) Khuyến nông của các viện nghiên cứu, các
trường chuyên nghiệp, các trung tâm phát triển; (2) Khuyến nông của các tổ chức
xã hội (hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội làm vườn, hội cựu chiến
binh); (3) Khuyến nông của các công ty (thuốc BVTV, thuốc thú y, phân bón);
(4) Khuyến nông của tư nhân; và (5) Khuyến nông của các tổ chức quốc tế (tổ
chức Chính phủ và phi chính phủ). Lực lượng khuyến nông này hoạt động nhờ
nguồn kinh phí tự tạo, thu từ các hợp đồng thực hiện nhiệm vụ khuyến nông
hoặc từ nguồn tài trợ của các tổ chức KTXH trong và ngoài nước. Mỗi tổ chức
lại hoạt động vì một mục tiêu riêng của mình (như bán sản phẩm, mở rộng tầm
ảnh hưởng, nhân đạo…) nhưng tất cả họ đều hướng đến một mục đích chung đó
là phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng nông sản, đem lại lợi ích cho dân, cho
mình và cho xã hội. Vài năm trở lại đây lực lượng khuyến nông ngoài Nhà nước
đã dần khẳng định vai trò và chỗ đứng quan trọng của mình trong chiến lược
phát triển nông nghiệp nông thôn của đất nước. Trong đó đặc biệt phải kể đến
những đóng góp của các tổ chức quốc tế trong các dự án khuyến nông ở các tỉnh
nghèo, của các công ty thức ăn gia súc (TAGS), công ty thuốc thú y, thuốc
BVTV, công ty phân bón trong các chương trình phát triển theo ngành (trồng trọt
và chăn nuôi).
2.2.2.4. Vai trò và chức năng của các tổ chức khuyến nông

Vai trò và chức năng của các tổ chức khuyến nông có nhiều điểm khác
biệt nhưng không mâu thuẫn với nhau thể hiện qua biểu so sánh dưới đây:
- 19 -
Vai trò và chức năng của các tổ chức khuyến nông ở Việt Nam
Tổ chức Vai trò Chức năng
Khuyến nông
Nhà nước
- Thực hiện sự quản lý của
Nhà nước
- Các chương trình của
chính phủ
- Tổ chức
- Cung cấp
- Kiểm tra
- Hoàn thiện
Viện nghiên cứu,
trường chuyên
nghiệp
- Triển khai KHKT
- Thu thập thông tin
- Thực hiện dự án phát triển
- Truyền bá
- Phát hiện vấn đề
- Hoàn thiện
Các tổ chức xã
hội
Nâng cao lợi ích của các
thành viên
- Vận động
- Thực hiện

- Rút kinh nghiệm
Các công ty
- Bán sản phẩm và dịch vụ
- Vì sự sống còn của doanh
nghiệp
- Truyền bá
- Thuyết phục
- Làm thử
Tư nhân
- Bán sản phẩm và dịch vụ
- Vì bản thân
- Bán
- Dịch vụ
- Hướng dẫn
Tổ chức quốc tế Giúp đỡ dân nghèo
- Tài trợ (kỹ thuật, vốn)
- Phối hợp
(Nguồn: Phương pháp khuyến nông, dự án PTNT Cao Bằng - Bắc Kạn, 2004
(3)
)
Như vậy ngoài hệ thống khuyến nông Nhà nước thì hiện nay ở nước ta
việc xã hội hoá công tác khuyến nông đã tạo điều kiện cho các tổ chức, các
doanh nghiệp thực hiện các hoạt động khuyến nông của mình từ đó đem lợi ích
cho chính cá nhân và tổ chức đó và cho bà con nông dân. Bằng sự thay đổi này
cũng tạo ra nhiều hơn những cơ hội việc làm cho đội ngũ sinh viên mới ra
trường, cán bộ kỹ thuật được đào tạo bài bản, đặc biệt là hàng nghìn sinh viên
các trường nông lâm nghiệp tốt nghiệp mỗi năm.
2.2.3. Kết quả hoạt động công tác khuyến nông ở Việt nam
Ở Việt Nam, công tác khuyến nông đã có đóng góp quan trọng trong việc
xây dựng mô hình trình diễn, hướng dẫn nông dân sản xuất và áp dụng KTTB

vào sản xuất, từng bước chuyển từ sản xuất tự túc, tự cấp sang nền nông nghiệp
hàng hoá đa dạng và có hiệu quả, hướng mạnh xuất khẩu, phát triển ngành nghề
nông thôn mới, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo. Công tác khuyến nông
- 20 -
chuyển giao KTTB trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả chủ yếu sau:
đã thực hiện tốt sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, tạo được lòng tin và hưởng
ứng của nông dân, đã thực hiện được việc chuyển giao KTTB tới nông dân theo
các chương trình khuyến nông có hiệu quả, đặc biệt trên lĩnh vực giống cây
trồng, vật nuôi có ưu thế lai, các KTTB được áp dụng thành công trong nông
nghiệp. Công tác khuyến nông góp phần duy trì được tốc độ tăng trưởng của
nông nghiệp từ 4 - 4,5%, phát triển nông sản hàng hoá, đời sống nông dân được
cải thiện đáng kể. Khâu đột phá trong chuyển giao KTTB là đưa nhiều giống
cây trồng, vật nuôi năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất, áp dụng kỹ thuật
canh tác tiên tiến như quy trình bón phân hợp lý, biện pháp quản lý tổng hợp
dịch hại (IPM), quy trình phòng và trị bệnh cho vật nuôi và áp dụng công nghệ
sau thu hoạch (Nguyễn Văn Bộ, 2001). Các kết quả đó thể hiện như sau:
* Về trồng trọt, với lúa lai đã tự túc 13% giống, tập huấn cho 29.000 nông dân.
Ngô lai chiếm 65% diện tích và đạt sản lượng 1,7 triệu tấn. Phát triển được 785
ha cây ăn quả theo mô hình thâm canh. Điều đó đã góp phần làm tăng sản
lượng lương thực của cả nước từ 19,89 triệu tấn năm 1990 tới 35,85 triệu tấn
vào năm 2002.
Bảng 1: Sản lượng lương thực, lúa và ngô của Việt Nam
Năm Tổng số (Tr tấn) Lúa (Tr tấn) Ngô (Tr tấn)
1990 19,89 19,22 0,67
1991 20,29 19,62 0,672
1992 22,33 21,59 0,747
1993 23,71 22,83 0,882
1994 24,67 23,52 1,14
1995 26,14 24,96 1,177
1996 27,93 26,39 1,536

1997 29,17 27,52 1,65
1998 30,15 29,14 1,612
1999 33,14 31,39 1,753
2000 34,53 32,52 2,005
2001 34,27 32,10 2,161
2002 35,85 33,62 2,232
(Nguồn: Đỗ Kim Chung, 2005
(3)
)
- 21 -
* Về chăn nuôi, đã cải tạo đàn bò, tăng tỷ lệ bò lai từ 15 tới 25% số con. Thực
hiện nạc hoá đàn lợn, đến năm 1999 có 50.000 con lợn nái và 1 triệu lợn thịt
nuôi theo hướng nạc, đã phát triển 1.271 mô hình gà thả vườn với 9.766 hộ
tham gia.
* Về chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, đã chuyển 300 nghìn ha lúa sang cây khác,
đặc biệt là ở miền núi có 15.000 ha được chuyển đổi sang sản xuất các cây
trồng khác có lợi hơn.
* Về khuyến lâm, chúng ta đã xây dựng được 448 mô hình trên địa bàn của 52
tỉnh với sự tham gia của 14.154 hộ nông dân. Tổng diện tích trồng của các mô
hình khuyến lâm là 12.013 ha. Trong đó, có 6.038 ha cây lâm nghiệp, 4.560 ha
cây ăn quả, 1.874 ha cây đặc sản và 2.043 ha cây cải tạo đất. Qua 8 năm thực
hiện, chương trình khuyến lâm đã xây dựng được nhiều mô hình như nông
lâm kết hợp ở Thạch Thành, Thanh Hoá, trồng rừng phi lao ở Tĩnh Gia, Thanh
Hoá, rừng keo lai ở Phú Lương, Thái Nguyên, mô hình trại rừng ở Lạng
Giang, Bắc Giang.
* Về khuyến khích chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản, chúng ta đã có
nhiều cố gắng để thực hiện công tác khuyến nông trong mặt này nhưng thành
quả đạt được còn rất hạn chế. Đây là mảng hoạt động mới trong công tác
khuyến nông, mặt khác đội ngũ CBKN của chúng ta hiện nay còn rất thiếu kiến
thức về thị trường giá cả, cạnh tranh thương mại, marketing sản phẩm và tiêu

thụ nông sản. Đặc biệt là khi chúng ta đã là thành viên chính thức của tổ chức
thương mại thế giới (WTO) thì hạn chế này cần nhanh chóng được khắc phục,
cần tăng cường cho đội ngũ CBKN. Để từ đó đưa hàng nông sản của Việt Nam
đến với bạn hàng khắp nơi trên thế giới, kịp thời thích ứng với xu thế hội nhập,
đem lại lợi ích cho đất nước và cho bà con nông dân.
- 22 -
PHẦN III
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Yên Thế là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, nằm ở vùng trung
du và miền núi phía Bắc, Việt Nam. Trung tâm huyện cách thủ đô Hà Nội 75
Km về hướng Đông Bắc. Hệ thống giao thông đường bộ trong huyện và nối với
các địa phương khác khá phát triển, đến nay cơ bản đã được hoàn thiện.
Yên Thế gồm 21 xã, thị trấn, có vị trí tiếp giáp với các địa phương của
tỉnh Bắc Giang và các tỉnh khác như sau:
+ Phía Đông giáp với huyện Lạng Giang - Bắc Giang
+ Phía Tây giáp huyện Hợp Tiến, Võ Nhai, Phú Bình - Thái Nguyên
+ Phía Nam giáp với huyện Tân Yên - Bắc Giang
+ Phía Bắc giáp với huyện Hữu Lũng - Lạng Sơn
Với vị trí địa lý như vậy, Yên Thế rất thuận lợi trong việc giao lưu kinh
tế với các huyện khác trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt trên địa bàn huyện có 3 thị
trấn Cầu Gồ, Bố Hạ, và Nông Trường là 3 trung tâm tập trung dân cư đông đúc,
tiềm năng phát triển to lớn chắc chắn sẽ thúc đẩy kinh tế toàn huyện tiến bước
vững chắc trong thời gian tới.
3.1.1.2. Điều kiện thời tiết, khí hậu, thuỷ văn
Yên Thế là huyện thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa, nhiệt độ trung
bình hàng năm là khoảng 21-23
0

C. Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6
(30-35
0
C), tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 (10-15
0
C). Lượng mưa trung
- 23 -
bình hàng năm dao động từ 1300 - 1700 mm, lượng mưa phân bổ không đều
giữa các tháng trong năm, tập trung chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 9. Vào mùa
khô có năm đến cả 2 tháng không có mưa nên cũng gây những khó khăn không
nhỏ cho việc cung cấp nước tưới cho các loại cây trồng trên địa bàn huyện.
Trong khi đó vào mùa mưa thì tình trạng úng lụt vẫn xảy ra ở một số xã ven
sông Thương và các xã có vùng thấp. Đứng trước những khó khăn đó đòi hỏi
cơ quan chức năng phải có những biện pháp hữu hiệu để vừa đảm bảo nước
tưới trong mùa khô nhưng cũng phải khắc phục tình trạng úng lụt trong mùa
mưa (tuy đã có hệ thống hồ đập tưới tiêu nhưng hiệu quả chưa cao).
Mặt khác, vào tháng 1 dương lịch hàng năm thường xảy ra rét đậm, rét
hại nên có tác động xấu đến việc gieo cấy vụ Chiêm xuân cũng như việc chăn
nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Yên Thế
3.1.2.1. Đặc điểm phân bổ và sử dụng đất đai
Theo số liệu thống kê của phòng địa chính nông nghiệp huyện Yên Thế
thì tính đến ngày 31/12/2006 tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 30.125,15
ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 30,92%, đất lâm nghiệp chiếm 48,54%, đất
chuyên dùng chiếm 6,98%, đất thổ cư chiếm 4,74%, đất chưa sử dụng chiếm
3,66% và đất phi nông nghiệp khác chiếm 5,13%. Cụ thể qua số liệu bảng 2,
chúng ta thấy tình hình sử dụng đất đai của huyện như sau:
Qua 3 năm diện tích đất nông nghiệp có xu hướng ngày càng giảm: năm
2006 là 9328,79 ha giảm 0,15% so với năm 2005 (tức giảm 13,69 ha) và năm
2005 là 9328,79 ha giảm 0,13% so với năm 2004 (tức giảm 12,22 ha). Bình

quân 3 năm giảm 1,14%. Diện tích đất nông nghiệp giảm, nguyên nhân chủ yếu
là do việc chuyển đổi mục đích sử dụng, chuyển từ SXNN sang sản xuất công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN), vật liệu xây dựng và chuyển sang
làm đất thổ cư. Trong diện tích đất nông nghiệp thì đất trồng cây hàng năm
chiếm phần lớn (56,08% vào năm 2006) và diện tích đất này lại có xu hướng
- 24 -
giảm qua các năm, bình quân 3 năm giảm 0,32%. Nguyên nhân giảm là do một
phần diện tích đất này chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là một số diện
tích trũng cấy một vụ không ăn chắc.
Diện tích đất trồng cây lâu năm sau một số năm đột biến tăng nhanh thì 3
năm trở lại đây đã có xu hướng giảm nhẹ. Bình quân 3 năm diện tích đất trồng
cây lâu năm của huyện giảm 0,02%. Nguyên nhân của việc giảm này là do
trước đây toàn huyện không xác định được định hướng phát triển cây Vải thiều
cũng như sức hấp dẫn của giá cả và sản lượng bán ra của quả Vải thiều là quá
lớn nên đã thực hiện phương châm “nhà nhà trồng vải, đồi đồi trồng vải”. Diện
tích trồng Vải chiếm đến trên 50% diện tích trồng cây lâu năm. Nhưng khoảng
3 - 4 năm trở lại đây Vải thiều khi được mùa lại mất giá, khi thì được giá lại bị
mất mùa, đầu ra cho quả Vải thiều Yên Thế là cực kỳ khó khăn. Chính vì vậy
không ít chủ hộ, chủ trang trại đã nản lòng với cây Vải. Họ không những không
đầu tư cho cây Vải nữa mà có một số hộ đã chặt Vải làm củi đun hàng ngày.
Đây là một cảnh báo cho chính sách phát triển cây hàng hoá không chỉ của
huyện Yên Thế mà cả nước ta cần quan tâm.
Diện tích đất dùng cho nuôi trồng thuỷ sản có xu hướng tăng lên nhưng
không đều qua các năm. Bình quân 3 năm tăng 2,05%, tập trung cho việc phát
triển diện tích ao nuôi cá thịt các loại như rôphi đơn tính, mè, chắm cỏ và nuôi
cá giống bố mẹ. Riêng diện tích đất nông nghiệp khác của huyện thì theo số
liệu thống kê chưa đầy đủ của phòng Địa chính huyện qua 3 năm là không có
nhiều thay đổi và chỉ chiếm 0,1% diện tích đất nông nghiệp.
Qua số liệu bảng 2 cho thấy, diện tích đất lâm nghiệp của huyện là khá
lớn, chiếm 48,54% tổng diện tích đất tự nhiên (năm 2006) và diện tích đất này

hầu như không thay đổi qua 3 năm. Nguyên nhân của việc giữ được diện tích
đất lâm nghiệp như vậy là do hầu hết diện tích đất rừng đã được giao quyền sử
dụng và quản lý cho các cá nhân và cơ quan kiểm lâm làm rừng sản xuất, rừng
phòng hộ và rừng đặc dụng. Bảng 2
- 25 -

×