Tải bản đầy đủ (.doc) (134 trang)

Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm quế của xã Yên Phú – huyện Văn Yên - tỉnh Yên Bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 134 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
&
HÀ QUANG THẾ

NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM QUẾ
CỦA XÃ YÊN PHÚ - HUYỆN VĂN YÊN
TỈNH YÊN BÁI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Hà Nội – 2015
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
&
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM QUẾ
CỦA XÃ YÊN PHÚ - HUYỆN VĂN YÊN
TỈNH YÊN BÁI
Tên sinh viên : Hà Quang Thế
Chuyên ngành đào tạo : Kinh tế
Lớp : KTA – K56
Niên khóa : 2011-2015
Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Viết Đăng
Hà Nội – 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Đồng thời tôi xin cam đoan rằng trong quá trình thực hiện đề tài này tại địa phương
tôi luôn chấp hành đúng mọi quy định của địa phương nơi thực hiện đề tài.


Hà Nội, ngày …… tháng …… năm 2015
Sinh viên
Hà Quang Thế
i
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập vừa qua, để hoàn thành được đề tài tốt nghiệp, ngoài
sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của các tập
thể, cá nhân trong và ngoài trường.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Quý thầy giáo, cô giáo Khoa
Kinh tế và Phát triển nông thôn – Trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam những
người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích và tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện khóa luận này. Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn tới TS.
Nguyễn Viết Đăng, người đã hướng dẫn tôi thực hiện đề tài.
Nhân dịp này, tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới các bác, các cô cán bộ,
công chức nhà nước của xã Yên Phú đã cung cấp cho tôi những số liệu cần thiết và
tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài tại địa bàn. Tôi xin gửi lời
cảm ơn tới các cô, các bác là các hộ sản xuất sản phẩm quế, các anh (chị) nhà buôn,
thu gom, các cơ sở chế biến đã nhiệt tình tư vấn, hỗ trợ giải đáp thắc mắc và dành
thời gian giúp tôi thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã luôn ủng hộ,
động viên tôi những lúc khó khăn nhất. Con cảm ơn bố mẹ rất nhiều vì đã luôn bên
con, hỗ trợ con cả về vật chất lẫn tinh thần. Bố mẹ và hai em chính là động lực lớn
nhất để con cố gắng hoàn thiện được khóa luận này.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày …… tháng …… năm 2015
Sinh Viên
Hà Quang Thế
ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Trong những năm qua, ngành nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều

thành tựu to lớn, đóng góp một phần quan trọng vào sự tăng trưởng và phát triển
kinh tế. Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới nóng ẩm gió mùa thuận lợi cho sự
sinh trưởng và phát triển của các cây ăn quả, rau màu,… chính vì vậy nếu có hình
thức và kỹ thuật chăm sóc, chọn cây, cây giống phù hợp với điều kiện vùng miền sẽ
hình thành lợi thế so sánh cho vùng, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao chất
lượng cuộc sống người dân. Sản phẩm quế là có giá trị mặt gia vị và thuốc chữa
bệnh cao được yêu thích và có lợi cho cả người khỏe mạnh cũng như bệnh nhân nên
được rất nhiều người tin dùng. Xã Yên Phú là một xã nông nghiệp, có diện tích sản
xuất quế trên 500 ha, có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, thị
trường tiêu thụ,… Tuy nhiên thực trạng chung là các thông tin về ngành lâm nghiệp
nói chung, sản phẩm quế nói riêng tới người nông dân còn ít, sản xuất nhỏ lẻ, các
hoạt động liên quan đến sản xuất sản phẩm quế trong chuỗi giá trị hàng hóa nông
sản còn rời rạc, liên kết yếu, từ đó chưa đem lại hiệu quả kinh tế, lợi ích tối đa cho
các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm của xã. Xuất phát từ những vấn đề thực
tiễn như trên tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm
quế của xã Yên Phú – huyện Văn Yên - tỉnh Yên Bái”.
Đề tài hướng đến giải quyết ba mục tiêu cụ thể: (1) Góp phần hệ thống hóa
cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về chuỗi giá trị sản phẩm quế. (2) Phân tích thực
trạng chuỗi giá trị sản phẩm quế của xã Yên Phú - huyện Văn Yên - tỉnh Yên Bái.
(3) Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện, phát triển và nâng cao chuỗi giá trị sản
phẩm quế của xã Yên Phú - huyện Văn Yên - tỉnh Yên Bái.
Để thực hiện những mục tiêu cụ thể trên, nghiên cứu được thực hiện dựa trên
cơ sở phương pháp tiếp cận liên kết chuỗi giá trị và phân tích lợi thế cạnh tranh
ngành hàng; Phương pháp điều tra thu thập thông tin sơ cấp, thứ cấp; Nghiên cứu có
sử dụng các công cụ từ Microsoft Office Excel để xử lý thông tin; Phương pháp
thống kê mô tả, phân tổ thống kê; Các phương pháp phân tích kinh tế nhằm phân
tích hiệu quả kinh tế của từng tác nhân tham gia chuỗi, sự phân phối lợi ích, phân
phối giá trị gia tăng giữa các tác nhân; Phương pháp ma trận SWOT để phân tích
iii
các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức của ngành hàng tại địa

phương, làm căn cứ đề xuất các chiến lược hành động hiệu quả; Phương pháp phân
tích chuỗi giá trị. Tuy nhiên gói gọn trong phạm vi nội dung nghiên cứu, trong đề
tài này, chúng tôi chỉ sử dụng 5 công cụ phân tích chuỗi giá trị chính đó là: Lập sơ
đồ chuỗi cung ứng sản phẩm quế; Tìm hiểu mối liên kết giữa các tác nhân; Sử dụng
công nghệ, kiến thức; Phân tích chi phí, lợi nhuận, giá trị gia tăng và phân phối thu
nhập giữa các tác nhân trong chuỗi.
Kết quả nghiên cứu cho thấy diện tích trồng quế và sản lượng sản phẩm quế
không có sự thay đổi nhiều nhưng giữa các thôn lại có sự chuyển dịch cơ cấu cây
trồng. Sản phẩm quế được tiêu thụ chủ yếu dưới dạng tươi thông qua các tác nhân
thu gom, các cơ sở thu mua và chế biến, bán buôn nhỏ, bán lẻ và được phân phối
đến nhiều tỉnh thành. Các tác nhân hoạt động trong chuỗi giá trị sản phẩm quế đều
đạt hiệu quả kinh tế cao.
Qua quá trình thu thập và phân tích thông tin, nghiên cứu đã chỉ ra rằng
chuỗi giá trị sản phẩm quế chịu 5 áp lực cạnh tranh của ngành đó là áp lực từ phía
các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn; Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành; Năng lực
thương lượng của các tác nhân người mua, người bán và các nhà cung cấp không
đồng đều và áp lực canh tranh từ các sản phẩm thay thế như các cây gia vị khác, cây
cho gỗ khác (keo, bồ đề, bạch đàn…).
Từ kết quả phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của chuỗi giá
trị sản phẩm quế, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát
triển chuỗi giá trị sản phẩm quế theo hướng có lợi cho các tác nhân tham gia chuỗi,
đặc biệt là người trồng quế. Các hoạt động cần thực hiện để hoàn thiện và phát triển
chuỗi đó là: Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm quế; Đẩy mạnh phát triển
chuỗi giá trị các sản phẩm như quế khô đóng gói, tinh dầu quế, gỗ quế nhằm đa
dạng hóa sản phẩm; Rút ngắn kênh phân phối cho sản phẩm quế; Nối kết thị trường
giữa các tác nhân, giữa người cung ứng vật tư nông nghiệp với các tổ chức nông
dân; Thành lập hoặc củng cố các tổ chức nông dân; Tăng cường vốn cho các
tácnhân trong chuỗi giá trị; Phát triển ngành sản xuất cây giống chất lượng.
iv
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN iii
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất của xã Yên Phú (2012 – 2014) 26
Bảng 3.2: Tình hình sản xuất theo các ngành kinh tế chủ yếu của xã Yên Phú 31
Bảng 3.3 Tình hình dân số, lao động, việc làm của xã Yên Phú 32
Bảng 3.4: Tình hình văn hóa - xã hội của xã Yên Phú 37
Bảng 4.1: Thống kê diện tích trồng quế năm 2014 của xã Yên Phú 49
Bảng 4.2: Thông tin cơ bản của các hộ sản xuất quế của xã Yên Phú 52
Bảng 4.3: Đặc điểm cơ bản của các hộ điều tra của xã Yên Phú 54
Bảng 4.4: Tình hình sản xuất quế bình quân của các hộ điều tra năm 2014 56
Bảng 4.5: Hạch toán chi phí trồng mới bình quân 1 ha của tác nhân hộ sản xuất quế 59
Bảng 4.6: Chi phí đầu tư bình quân 1 ha của việc sản xuất sản phẩm quế 61
Bảng 4.7: Giá bán của hộ sản xuất cho từng tác nhân trong chuỗi 62
Bảng 4.8: Giá bán sản phẩm quế của xã Yên Phú (2012-2014) 63
Bảng 4.9: Người quyết định giá bán và quan hệ mua bán 66
Bảng 4.10: Kết quả sản xuất quế của hộ nông dân cho 1 ha quế năm 2014 68
Bảng 4.11: Kết quả sản xuất quế của hộ cho 1 tấn vỏ quế khô năm 2014 69
Bảng 4.12: Thông tin chung về tác nhân thu gom quế của xã Yên Phú 71
Bảng 4.13: Giá thu mua và bán từng loại sản phẩm quế của người thu gom 72
ĐVT: vnđ/kg 72
Bảng 4.14: Kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của tác nhân thu gom sản phẩm quế của xã
Yên Phú năm 2014 73
Bảng 4.15: Kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của tác nhân thu gom sản phẩm quế của xã
Yên Phú cho 1 tấn vỏ quế khô năm 2014 75
Bảng 4.16: Đặc điểm cơ bản của các cơ sở thu mua và chế biến sản phẩm quế 77
Bảng 4.17: Chi phí một ngày hoạt động sản xuất và kinh doanh của cơ sở chế biến 78
Bảng 4.18: Kết quả và hiệu quả một ngày hoạt động của cơ sở thu mua và chế biến sản phẩm quế

của xã Yên Phú năm 2014 79
Bảng 4.19: Kết quả và hiệu quả hoạt động của cơ sở thu mua và chế biến 81
của xã Yên Phú cho 1 tấn sản phẩm quế khô năm 2014 81
Bảng 4.20: Đặc điểm cơ bản của người bán buôn sản phẩm quế 82
vi
Bảng 4.21: Kết quả kinh doanh của tác nhân bán buôn sản phẩm quế năm 2014 84
Bảng 4.22: Kết quả và hiệu quả kinh tế của các tác nhân trong chuỗi sản phẩm quế năm 2014 87
Bảng 4.23: Kết quả và hiệu quả kinh tế của các tác nhân trong chuỗi cho 1 tấn sản phẩm quế khô
năm 2014 89
Bảng 4.24: Trình độ cán bộ quản lý sản xuất chủ chốt của xã Yên Phú 93
Bảng 4.25 Phân tích SWOTchuỗi giá trị dản phẩm quế của xã Yên Phú 97
vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1: Chuỗi giá trị theo phương pháp Filière 43
Sơ đồ 3.2: Khung phân tích chuỗi giá trị của Porter (1985) 44
Sơ đồ 3.3: Chuỗi giá trị (GTZ Eschborn, 2007) 45
Sơ đồ 4.1: Chuỗi giá trị đối với nông dân trồng quế 50
Các ngân hàng thương mại mà chủ yếu là Ngân hàng Nông nghiệp chịu trách nhiệm cung ứng vốn
cho nông dân trồng quế. Các tác nhân tiêu thụ sản phẩm quế của nông dân là hệ thống thu gom
và thương lái địa phương, bao gồm người thu gom tại ấp, tại xã, thương lái ở cùng huyện và
thương lái hoặc cơ sở chế biến sản phẩm quế 50
Sơ đồ 4.2: Chuỗi giá trị người thu gom sản phẩm quế 70
Sơ đồ 4.3: Chuỗi giá trị cơ sở sản xuất và chế biến sản phẩm quế 76
Sơ đồ 4.4: Chuỗi giá trị người bán buôn sản phẩm quế 81
Sơ đồ 4.5: Chuỗi giá trị sản phẩm quế của xã Yên Phú 86
viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Bản đồ 3.1: Bản đồ hành chính xã Yên Phú – huyện Văn Yên - tỉnh Yên Bái 23
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu sử dụng đất của xã Yên Phú năm 2014 25
Biểu đồ 3.2: Sản lượng lương thực của xã Yên phú (2012 – 2014) 30

Biểu đồ 3.3: Tình hình dân số, lao động của xã Yên Phú (2012-2014) 33
Biểu đồ 4.1: Độ tuổi của người nông dân trồng quế của xã Yên Phú 53
Hàng năm UBND xã, phòng khuyến nông huyện Văn Yên vẫn thường tổ chức các lớp tập huấn về
cây quế cho người nông dân. Trong số các hộ điều tra, có tới 38,3% chủ hộ đã tham gia các lớp tập
huấn nhưng hầu hết các hộ đều cho rằng những kiến thức từ các lớp tập huấn chỉ mang tính lý
thuyết, không áp dụng được vào thực tế, hoặc khi áp dụng thì lại không hiệu quả, không nâng cao
được năng suất và chất lượng và giá trị sản phẩm quế. Các chương trình không hướng tới giúp họ
giải quyết các vấn đề nổi cộm trong sản xuất đó là dịch bệnh cũng như cách chữa bệnh cho cây
quế. Vì vậy có tới 61,7% số hộ không tham gia các buổi tập huấn 54
Biểu đồ 4.2: Tình hình thu nhập của các nhóm sản xuất quế 56
Biểu đồ 4.3: Cơ cấu chi phí đầu tư trồng mới 1ha quế 58
Biểu đồ 4.4: Giá bán sản phẩm quế cho từng tác nhân trong chuỗi 63
Biểu đồ 4.5: Giá bán sản phẩm quế của xã Yên Phú (2012-2014) 64
Biểu đồ 4.6: Lý do nông dân bán quế cho người thu gom 65
Biểu đồ 4.7: Nguồn thông tin về giá của người nông dân trồng quế 65
ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BQ Bình quân
KHCN Khoa học công nghệ
CC Cơ cấu
CNH - HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
HTX Hợp tác xã
CGT Chuỗi giá trị
ĐVT Đơn vị tính
GTGT Giá trị gia tăng
GTSX Giá trị sản xuất
KHKT Khoa học kỹ thuật
LĐ Lao động
SL Sản lượng
TB Trung bình

UBND Uỷ ban nhân dân
XHCN Xã hội chủ nghĩa
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
PTNT Phát triển nông thôn
x
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang diễn ra khá mạnh mẽ
trong mọi lĩnh vực, ngành nghề dần khẳng định vai trò của mình trong nền kinh tế
quốc dân trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế và đổi mới. Việt Nam là một nước
nông nghiệp lâu đời nên việc phát triển nông nghiệp bền vững cùng với quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa được coi là mục tiêu quan trọng nhất, là mục tiêu
chiến lược của Đảng và Nhà nước ta. Đất nước muốn phát triển phải đẩy mạnh phát
triển nông nghiệp. Để phát triển nông nghiệp ta phải chuyển dịch cơ cấu cây trồng
cho phù hợp, có hiệu quả, đặc biệt là các sản phẩm hàng hóa nông sản. Mặt khác
phải xây dựng được chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp để đem lại giá trị cao nhất
cho sản phẩm nông nghiệp.
Xã Yên Phú là một xã thuộc huyện Văn Yên – tỉnh Yên Bái. Với đặc điểm
về địa hình, đất đai và khí hậu nơi đây rất phù hợp cho cây quế phát triển. Cây quế
được coi là lợi thế của địa phương góp phần ổn định và cải thiện đời sống cho người
dân và là loại cây đang mang lại công ăn việc làm các hộ sản xuất trồng quế, góp
phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho các hộ của xã Yên Phú – huyện
Văn Yên - tỉnh Yên Bái. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất do biến động của thị
trường và những khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ nguyên liệu đã ảnh hưởng không
nhỏ tới hiệu quả kinh tế của cây quế của các hộ nông dân. Năng suất quế của các hộ
không giống nhau nếu xét theo các chỉ tiêu khác nhau, do mức đầu tư cũng khác
nhau trên các diện tích đó. Chính vì vậy, việc nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm quế
là hết sức cần thiết giúp các hộ có những quyết định đúng đắn trong khai thác và tận

dụng các nguồn lực có sẵn của địa phương trong sản xuất quế đem lại hiệu quả kinh
tế và lợi nhuận cao nhất cho người nông dân trồng quế nhằm cải thiện đời sống cho
nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Các nghiên cứu về chuỗi giá trị các sản phẩm công nghiệp, dịch vụ đều cho
thấy rằng sự liên kết chặt chẽ của các thành viên trong chuỗi từ khâu hoạch định,
mua hàng, sản xuất, giao hàng đã góp phần giảm chi phí của toàn chuỗi xuống mức
1
tối thiểu, tạo lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mình so với các doanh nghiệp
khác. Nhưng đối với ngành nông nghiệp lại hoàn toàn khác: sản phẩm không đồng
nhất, khả năng đáp ứng của người sản xuất thường chậm muộn so với nhu cầu thực
tế của khách hàng, liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm nông
nghiệp còn lỏng lẻo, làm chi phí sản xuất cao mà giá cả lại thấp dẫn đến hiệu quả
cung ứng các sản phẩm nông nghiệp không cao.
Thực tế cho thấy hoạt động nghiên cứu chuỗi giá trị các sản phẩm nông
nghiệp còn rất hạn chế, do đó việc nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm quế có ý
nghĩa rất quan trọng. Nghiên cứu này sẽ giúp cho các nhà quản lý kinh tế hiểu rõ
hơn hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm quế trong mối quan hệ tương tác và
sự phân phối lợi ích của từng cá nhân trong chuỗi, từ đó đề xuất những giải pháp
tác động hợp lý nhằm hình thành, hoàn thiện và phát triển chuỗi giá sản phẩm quế
nói riêng, góp phần thúc đẩy việc mở rộng diện tích và tăng hiệu quả kinh tế cho
từng tác nhân trong chuỗi, đồng thời góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận cũng như
thực tế cho chuỗi giá trị nói chung, nhất là các sản phẩm nông nghiệp tiêu thụ
mang tính thời điểm càng có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội
trong những năm tới.
Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn và lý luận như trên nên tôi đã tiến hành
thực hiện nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm quế của xã Yên
Phú - huyện Văn Yên - tỉnh Yên Bái”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung
Trên cơ sở đánh giá hiệu quả kinh tế và phân tích các yếu tố ảnh hưởng

đến chuỗi giá trị sản phẩm quế, từ đó đưa ra những kiến nghị và giải pháp hữu
hiệu nhằm nâng cao giá trị sản phẩm quế của xã Yên Phú - huyện Văn Yên – tỉnh
Yên Bái.
2
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
(1) Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về chuỗi giá trị
sản phẩm quế.
(2) Phân tích thực trạng chuỗi giá trị sản phẩm quế của xã Yên Phú - huyện
Văn Yên - tỉnh Yên Bái.
(3) Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện, phát triển và nâng cao chuỗi giá
trị sản phẩm quế của xã Yên Phú - huyện Văn Yên - tỉnh Yên Bái.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài chủ yếu nghiên cứu kết quả sản xuất, hiệu quả kinh tế, giá trị gia tăng
trong sản xuất của các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm quế. Các yếu tố đầu ra
như giá bán, yếu tố đầu vào, sự tham gia của giới trung gian, thị trường. Các hoạt
động trong chuỗi giá trị sản phẩm như: chăm sóc, thu hoạch, thu gom, chế biến, bán
buôn, bán lẻ, vận chuyển, bảo quản, giới thiệu sản phẩm.
Các hộ sản xuất quế trên địa bàn.
Các bên có liên quan tới chuỗi giá trị sản phẩm quế : Người sản xuất, người
thu gom, công ty chế biến thu mua sản phẩm quế, người bán buôn.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Phạm vi về không gian
Đề tài được tiến hành trên địa bàn xã Yên Phú – huyện Văn Yên - tỉnh Yên
Bái.
1.3.2.2 Phạm vi về thời gian
- Đề tài thu thập số liệu trong vòng 3 năm 2012-2014
- Đề tài được triển khai nghiên cứu từ 01/2015 – 05/2015
1.3.2.3 Phạm vi về nội dung
Do khuôn khổ về thời gian có hạn nên khi thực hiện nghiên cứu đề tài này tôi

chỉ tập trung tìm hiểu mối liên kết giữa các tác nhân, phân tích chi phí, lợi nhuận
cũng như sự phân phối giá trị gia tăng và lợi nhuận giữa các tác nhân trong chuỗi
giá trị sản phẩm quế của xã Yên Phú – huyện Văn Yên – tỉnh Yên Bái.
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi sau liên quan đến phát triển chuỗi
giá trị sản phẩm quế :
3
(1) Chuỗi giá trị là gì? Tại sao phải nghiên cứu chuỗi giá trị?
(2) Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm quế gồm những nội dung gì?
(3) Chuỗi giá trị sản phẩm quế đang hoạt động như thế nào?
(4) Có những tác nhân nào tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm quế và hoạt
động các tác nhân đó ra sao?
(5) Giá trị thay đổi như thế nào trong toàn chuỗi giá trị?
(6) Chuỗi giá trị sản phẩm quế có những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách
thức, các yếu tố ảnh hưởng nào?
(7) Cần có những giải pháp nào để phát triển chuỗi giá trị sản phẩm quế trên
địa bàn xã Yên Phú – huyện Văn Yên – tỉnh Yên Bái?
4
PHẦN II
CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM QUẾ
2.1. Cơ sở lý luận về chuỗi giá trị sản phẩm quế
2.1.1 Các khái niệm cơ bản và quan điểm về chuỗi giá trị
2.1.1.1 Chuỗi giá trị
Định nghĩa CGT có thể được giải thích theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng.
Chuỗi giá trị theo nghĩa hẹp: là một loạt các hoạt động thực hiện trong một
công ty để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Các hoạt động này có thể bao gồm
giai đoạn xây dựng khái niệm và thiết kế, quá trình mua vật tư đầu vào, sản xuất,
tiếp thị và phân phối, thực hiện các dịch vụ hậu mãi đến người tiêu thụ sản phẩm
cuối cùng… Tất cả những hoạt động này trở thành một chuỗi kết nối người sản xuất

với người tiêu dùng. Mặt khác, mỗi hoạt động lại bổ sung giá trị cho thành phẩm
cuối cùng. Nói cách khác, CGT theo nghĩa hẹp là các hoạt động trong cùng một tổ
chức hay một công ty theo khung phân tích của Porter (1985).
Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng: là một phức hợp những hoạt động do nhiều
người tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế biến, thương
nhân, người cung cấp dịch vụ …) để biến nguyên liệu thô thành thành phẩm được bán
lẻ. Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng bắt đầu từ hệ thống sản xuất nguyên vật liệu và chuyển
dịch theo các mối liên kết với các đơn vị sản xuất, kinh doanh, lắp ráp, chế biến…
Chuỗi giá trị bao gồm các chức năng trực tiếp như sản xuất hàng hóa cơ bản, thu gom,
chế biến, bán sỉ, bán lẻ, cũng như các chức năng hỗ trợ như cung cấp vật tư nguyên liệu
đầu vào, dịch vụ tài chính, đóng gói và tiếp thị (Sonja Vermeulen et al., 2008). Nói
cách khác, CGT theo nghĩa rộng là: Một chuỗi các quá trình sản xuất từ đầu vào đến
đầu ra; Một sự sắp xếp có tổ chức, kết nối và điều phối người sản xuất, nhóm sản xuất,
doanh nghiệp và nhà phân phối liên quan đến một sản phẩm cụ thể; Một mô hình kinh
tế trong đó kết nối việc lựa chọn sản phẩm và công nghệ thích hợp với cách thức tổ
chức các tác nhân liên quan để tiếp cận thị trường.
5
Chuỗi giá trị ám chỉ đến một loạt những hoạt động cần thiết để mang một sản
phẩm (hoặc một dịch vụ) từ lúc còn là khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất
khác nhau đến người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ nó sau khi sử dụng (Kaplinsky
1999, dẫn theo Trần Tiến Khai, 2012). Một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những
người tham gia trong chuỗi đều hoạt động để tạo ra tối đa giá trị trong toàn chuỗi.
Chuỗi giá trị còn gắn liền với các khía cạnh xã hội và môi trường. Việc
thiết lập (hoặc sự hình thành) các chuỗi giá trịcó thể gây sức ép đến nguồn tài
nguyên thiên nhiên (như nước, đất đai), có thể làm thoái hóa đất, mất đa dạng
sinh học hoặc gây ô nhiễm. Đồng thời, sự phát triển của chuỗi giá trị có thể ảnh
hưởng đến các mối ràng buộc xã hội và tiêu chuẩn truyền thống. Cách tiếp cận
của chuỗi giá trị theo nguyên tắc là xem xét từng tác nhân tham gia trong chuỗi
và quan hệ một bước tiến, một bước lùi, bắt đầu từ sản xuất nguyên vật liệu cho
đến người tiêu dùng cuối cùng.

2.1.1.2 Chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng là gì? Có rất nhiều định nghĩa về chuỗi cung ứng, nhưng
chúng ta bắt đầu sự thảo luận với khái niệm : Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các
doanh nghiệp tham gia, một cách trực tiếp hay gián tiếp, trong việc đáp ứng nhu cầu
khách hàng, thể hiện sự dịch chuyển nguyên vật liệu xuyên suốt quá trình từ nhà
cung cấp ban đầu đến khách hàng cuối cùng.
Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn
công ty vận tải, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng của nó. Ví dụ một chuỗi cung
ứng bắt đầu với các doanh nghiệp khai thác nguyên liệu từ đất - chẳng hạn như
quặng sắt, dầu mỏ, gỗ và lương thực – và bán chúng cho các doanh nghiệp sản xuất
vật liệu. Các doanh nghiệp này, đóng vai trò như người đặt hàng và sau khi nhận
các yêu cầu về chi tiết kỹ thuật từ các nhà sản xuất linh kiện, họ sẽ tiếp tục chế biến
vật liệu này thành các vật liệu thích hợp (như tấm thép, nhôm, đồng đỏ, gỗ xẻ và
thực phẩm đã kiểm tra). Đến lượt mình, các nhà sản xuất linh kiện phải đáp ứng đơn
hàng và yêu cầu từ khách hàng của họ - nhà sản xuất sản phẩm cuối cùng. Đầu ra
của quá trình này là các linh kiện hay các chi tiết trung gian (như dây điện, vải,
6
mạch in, những chi tiết cần thiết ). Nhà sản xuất sản phẩm cuối cùng (các công ty
như IBM, General Motors, Coca-Cola) lắp ráp sản phẩm hoàn thành, bán
chúng cho người bán sỉ hoặc nhà phân phối, để rồi những thành viên này sẽ bán
chúng lại cho nhà bán lẻ, những người thực hiện sứ mệnh đưa sản phẩm đến người
tiêu dùng cuối cùng. Dưới đây là một vài định nghĩa về chuỗi cung ứng:
1. “Chuỗi cung ứng là sự liên kết với các công ty nhằm đưa sản phẩm hay
dịch vụ vào thị trường” – “Fundaments of Logistics Management” của Lambert,
Stock và Elleam (1998, Boston MA: Irwin/McGraw-Hill, c.14).
2. “Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan, trực tiếp hay gián
tiếp, đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản
xuất và nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và bản thân khách
hàng” – “Supplychain management: strategy, planing and operation” của Chopra
Sunil và Pter Meindl, (2001, Upper Saddle Riverm NI: Prentice Hall c.1).

3. “Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối
nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành
bán thành phẩm và thành phẩm, và phân phối chúng cho khách hàng” – “An
introduction to supply chain management” Ganesham, Ran and Terry P.Harrison,
1995.
4. “Việc kết hợp một cách hệ thống, chiến lược các chức năng kinh doanh
truyền thống và sách lược giữa các chức năng kinh doanh đó trong phạm vi một
công ty và giữa các công ty trong phạm vi chuỗi cung ứng, nhằm mục đích cải thiện
kết quả lâu dài của từng công ty và toàn bộ chuỗi cung ứng” – Mentzer, De Witt,
Deebler, Min .
Theo Nguyễn Kim Anh (2006): “Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các doanh
nghiệp tham gia, một cách trực tiếp hay gián tiếp, trong việc đáp ứng nhu cầu khách
hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm các nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà
còn công ty vận tải, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng của nó”. Bên trong mỗi tổ
chức, chẳng hạn nhà sản xuất, chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các chức năng liên
quan đến việc nhận và đáp ứng nhu cầu khách hàng. Những chức năng này bao gồm
7
phát triển sản phẩm mới, marketing, sản xuất, phân phối, tài chính và dịch vụ ngân
hàng. Trong một chuỗi cung ứng điển hình, nguyên vật liệu được mua ở một hoặc
nhiều nhà cung cấp, các bộ phận được sản xuất ở một nhà máy hoặc nhiều hơn, sau
đó vận chuyển đến nhà kho để lưu trữ ở giai đoạn trung gian, cuối cùng đến nhà bán
lẻ và khách hàng.
Theo Hau Lee và Corey Bilington (1995): “Chuỗi cung ứng là mạng lưới các
phương tiện phục vụ thu mua nguyên vật liệu thô, chuyển hóa chúng thành những
sản phẩm trung gian, tới sản phẩm cuối cùng và giao sản phẩm đó tới khách hàng
thông qua hệ thống phân phối”. Cũng có định nghĩa khác về chuỗi cung ứng như
sau: “Chuỗi cung ứng là môi trường nơi dòng sản phẩm, dịch vụ, thông tin di
chuyển từ nhà cung ứng đầu tiên tới khách hàng cuối cùng và ngược lại” (David
Sharpe, 2008).
Như vậy, chuỗi cung ứng là một mạng lưới phức tạp bao gồm các tác nhân

liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến việc cung ứng sản phẩm cho khách hàng cuối
cùng một cách nhanh và hiệu quả thông qua dòng sản phẩm, dịch vụ, tài chính và
thông tin từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm.
2.1.1.3 Ngành hàng
Những năm 1990, có một khái niệm được cho là phù hợp hơn trong nghiên
cứu ngành hàng nông sản do J.P Boutonnet đưa ra đó là: "Ngành hàng là một hệ
thống được xây dựng bởi các tác nhân và các hoạt động tham gia vào sản xuất, chế
biến, phân phối một sản phẩm và bởi các mối quan hệ giữa các yếu tố trên cũng như
với bên ngoài" (J.P Boutonnet, INRA.France).
Theo Fabre (1994): “Ngành hàng được coi là tập hợp các tác nhân kinh tế
quy tụ trực tiếp vào việc tạo ra các sản phẩm cuối cùng”. Như vậy ngành hàng đã
vạch ra sự kế tiếp của các hoạt động, xuất phát từ điểm ban đầu đến điểm cuối cùng
của một nguồn lực hay một sản phẩm trung gian, trải qua nhiều công đoạn của qúa
trình gia công, chế biến để tạo ra một hay nhiều sản phẩm hoản chỉnh ở mức độ
người tiêu thụ.
8
Nói chung, ngành hàng bao gồm toàn bộ các hoạt động được gắn kết chặt
chẽ với nhau trong một quá trình sản xuất, vận chuyển, chế biến đến phân phối sản
phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Chúng ta thấy rằng ngành
hàng là một chuỗi tác nghiệp, chuỗi các tác nhân và cũng là một chuỗi những thị
trường, nó kéo theo những luồng vật chất và những bù đắp bằng giá trị tiền tệ.
2.1.1.4 Kênh tiêu thụ
Kênh tiêu thụ có thể được coi là con đường đi của sản phẩm từ người sản
xuất đến người tiêu dùng cuối cùng. Nó cũng được coi như một dòng chuyển quyền
sở hữu các hàng hóa khi chúng được mua bán qua các tác nhân khác nhau.
Kênh tiêu thụ (kênh phân phối) là tập hợp những cá nhân hay những cơ sở
sản xuất kinh doanh độc lập và phụ thuộc lẫn nhau, tham gia vào quá trình tạo ra
dòng vận chuyển hàng hóa, dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Có
thể nói đây là một nhóm các tổ chức và cá nhân thực hiện các hoạt động nhằm
thỏa mãn nhu cầu người mua và người tiêu dùng hàng hóa của người sản xuất.

Tất cả những người tham gia vào kênh phân phối được gọi là các thành viên của
kênh, các thành viên nằm giữa người sản xuất và người tiêu dùng là những trung
gian thương mại, các thành viên này tham gia nhiều kênh phân phối và thực hiện
các chức năng khác nhau.
Có 2 loại kênh tiêu thụ là kênh trực tiếp và kênh gián tiếp: Kênh trực tiếp
là kênh mà nhà sản xuất trực tiếp bán hàng cho người tiêu dùng cuối cùng, không
thông qua kênh trung gian. Kênh gián tiếp là kênh mà người sản xuất bán hàng
cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua hệ thống trung gian (thu gom, bán
buôn, bán lẻ).
2.1.1.5 Liên kết ngang
Liên kết ngang là liên kết giữa các tác nhân trong cùng một khâu (Ví dụ: liên
kết những người nghèo sản xuất/kinh doanh riêng lẻ thành lập nhóm/tổ hợp tác) để
giảm chi phí, tăng giá bán sản phẩm, tăng số lượng hàng bán (Tài liệu tập huấn về
chuỗi giá trị, 2013).
9
Nông dân hợp tác với nhau và mong đợi có được thu nhập cao hơn từ những
cải thiện trong tiếp cận thị trường đầu vào, đầu ra và các dịch vụ hỗ trợ (Ví dụ: Tổ
chức mua vật tư đầu vào theo tập thể có thể tạo ra một số lợi ích cho các thành viên
bao gồm: mua vật tư với giá thấp nhờ mua số lượng lớn và trực tiếp từ người cung
cấp; tổ chức mua theo tập thể sẽ giảm được chi phí vận chuyển nếu phải mua xa;
tiêu thụ qua tập thể, tổ chức có khả năng hợp đồng bán với số lượng lớn, đảm bảo
uy tín và đỡ rủi ro ).
Tóm lại, liên kết ngang mang lại lợi thế như: Giảm chi phí sản xuất, kinh
doanh cho từng thành viên của tổ/nhóm qua đó tăng lợi ích kinh tế cho từng
thành viên; Có thể đảm bảo được chất lượng và số lượng cho khách hàng; Có thể
ký hợp đồng đầu ra, sản xuất quy mô lớn; Phát triển sản xuất, kinh doanh một
cách bền vững. Để hỗ trợ cho liên kết ngang phát triển bền vững, việc tổ chức lại
sản xuất thành lập các tổ hợp tác theo Nghị định 151/2007/NĐ – CP của Chính
Phủ là một biện pháp có tác động tích cực trong phát triển bền vững nông
nghiệp, nông thôn.

2.1.1.6 Liên kết dọc
Liên kết dọc là liên kết giữa các tác nhân trong các khâu khác nhau của chuỗi (Ví
dụ: Tổ hợp tác liên kết với doanh nghiệp thông qua hợp đồng tiêu thụ sản phẩm).
Liên kết dọc có tác dụng: Giảm chi phí chuỗi; Có cùng tiếng nói của những
người trong chuỗi; Hợp đồng bao tiêu sản phẩm được bảo vệ bởi pháp luật Nhà
nước; Tất cả tác nhân trong chuỗi đều nắm được thông tin thị trường để có kế hoạch
sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường; Niềm tin phát triển chuỗi cao hơn (Tài liệu tập
huấn chuỗi giá trị, 2013).
Để thúc đẩy liên kết dọc phát triển bền vững, Quyết định 80/2002/QĐ-TTg
là một tài liệu quan trọng, tạo điều kiện phát triển liên kết dọc và nhấn mạnh vai trò
quan trọng của hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.
10
2.1.1.7 Tác nhân
Tác nhân là một “tế bào” sơ cấp với các hoạt động kinh tế là trung tâm,
hoạt động độc lập và tự quyết định hành vi của mình. Tác nhân có thể là những
hộ hay những doanh nghiệp tham gia trong các ngành hàng thông qua hoạt
động kinh tế của họ (Pierre Fabre, 1994). Tác nhân là một “tế bào” sơ cấp với
các hoạt động kinh tế, độc lập và tự quyết định hành vi của mình. Có thể hiểu
rằng, tác nhân là những hộ, những doanh nghiệp, những cá nhân tham gia trong
ngành hàng thông qua hoạt động kinh tế của họ . Tác nhân được phân ra làm hai
loại: tác nhân có thể là người (hộ nông dân, hộ kinh doanh, ) và tác nhân là đơn
vị kinh tế (các doanh nghiệp, công ty, nhà máy). Theo nghĩa rộng người ta phân
tác nhân thành từng nhóm để chỉ tập hợp các chủ thể có cùng một hoạt động. Ví
dụ tác nhân “nông dân” để chỉ tập hợp tất cả các hộ nông dân; tác nhân “thương
nhân” để chỉ tập hợp tất cả các hộ thương nhân; tác nhân “bên ngoài” chỉ tất cả
các chủ thể ngoài phạm vi không gian phân tích.
Mỗi tác nhân trong ngành hàng có những hoạt động kinh tế riêng, đó
chính là chức năng của nó trong chuỗi hàng. Tên chức năng thường trùng với tên
tác nhân. Ví dụ, hộ sản xuất có chức năng sản xuất, hộ chế biến có chức năng
chế biến, hộ bán buôn có chức năng bán buôn Một tác nhân có thể có một hay

nhiều chức năng. Các chức năng kế tiếp nhau tạo nên sự chuyển dịch về mặt tính
chất của luồng vật chất trong ngành hàng. Quá trình vận hành của một sản phẩm
từ khâu đầu tiêu cho đến khâu cuối cùng thực hiện là nhờ các tác nhân, có thể
nói tác nhân là những mắt xích quan trọng trong bất cứ một chuỗi giá trị nào.
Thông qua các mắt xích ấy lượng hàng vật chất được vận chuyển nhịp nhàng để
đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng. Giữa các tác nhân trong từng mắt xích
luôn tồn tại những mối quan hệ nhất định. Khi nền kinh tế càng phát triển, sản
xuất chuyên môn hóa ngày càng sâu thì mối quan hệ đan xen ràng buộc càng
chặt chẽ, không chỉ có quan hệ về lượng vật chất mà còn quan hệ công tác quản
lý, kiểm soát chất lượng sản phẩm. Có thể chia tác nhân làm hai loại: tác nhân là
người thực hiện và tác nhân tinh thần có tính tượng trưng.
11
2.1.1.8 Sản phẩm
Trong một chuỗi giá trị, mỗi tác nhân đều tạo ra sản phẩm riêng của mình,
trừ những sản phẩm bán lẻ cuối cùng. Sản phẩm của mọi tác nhân khác chưa phải là
sản phẩm cuối cùng của chuỗi giá trị mà chỉ là kết quả hoạt động kinh tế, là đầu ra
quá trình sản xuất của từng tác nhân. Do tính chất phong phú về chủng loại sản
phẩm nên trong phân tích chuỗi giá trịthường chỉ phân tích sự vận hành của các sản
phẩm chính. Sản phẩm của ngành hàng thường lấy tên sản phẩm của tác nhân đầu
tiên (Pierre Fabre, 1994).
2.1.1.9 Phân biệt chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị và ngành hàng
Khi nhấn mạnh đến hoạt động sản xuất, ta xem xét chúng như các quy trình
sản xuất, khi nhấn mạnh khía cạnh Marketing ta chú trọng kênh phân phối, khi nhìn
nhận về cách thức thỏa mãn nhu cầu của khách hàng ta gọi là chuỗi nhu cầu, khi tập
trung vào sự dịch chuyển nguyên vật liệu, phân phối dòng sản phẩm ta gọi là chuỗi
cung ứng và khi đứng ở góc độ tạo ra giá trị ta gọi là chuỗi giá trị.
Micheal Porter – người đầu tiên phát biểu khái niệm chuỗi giá trị vào thập
niên 1980, biện luận rằng chuỗi giá trị của một doanh nghiệp bao gồm các hoạt
động chính và các hoạt động bổ trợ tạo nên lợi thế cạnh tranh khi được cấp cấu hình
một cách thích hợp. Porter phân biệt các hoạt động chính và các hoạt động bổ trợ.

Các hoạt động chính là những hoạt động hướng đến việc chuyển đổi về mặt vật lý
và quản lý sản phẩm hoàn thành để cung cấp cho khách hàng.
Chuỗi cung ứng được xem như một tập con của chuỗi giá trị. Tập hợp các
hoạt động chính của chuỗi giá trị chính là chuỗi cung ứng, việc hoàn thiện chuỗi
cung ứng nhằm mục tiêu nâng cao chuỗi giá trị đem lại lợi ích cho các tác nhân
trong chuỗi.
Theo Fabre (1994): “Ngành hàng được coi là tập hợp các tác nhân kinh tế quy
tụ trực tiếp vào việc tạo ra các sản phẩm cuối cùng. Như vậy ngành hàng đã vạch ra sự
kế tiếp của các hoạt động, xuất phát từ điểm ban đầu đến điểm cuối cùng của một
nguồn lực hay một sản phẩm trung gian, trải qua nhiều giai đoạn của quá trình gia
12
công, chế biến để tạo ra một hay nhiều sản phẩm hoàn chỉnh ở mức độ người tiêu thụ”.
Nói cách khác “Ngành hàng là tập hợp những tác nhân kinh tế đóng góp trực tiếp vào
sản xuất, tiếp đó là gia công sản phẩm, chế biến và đi đến một thị trường hoàn tất của
các sản phẩm nông nghiệp”.
Như vậy, giữa khái niệm ngành hàng và khái niệm chuỗi giá trị có sự khác
nhau ở xuất phát điểm hay ở bối cảnh ra đời. Ngành hàng xuất hiện đầu tiên ở Pháp
vào năm 1960, được sử dụng nhằm xây dựng các giải pháp thúc đẩy các hệ thống
sản xuất nông nghiệp. Các vấn đề được quan tâm nhiều nhất đó là làm thế nào để
các hệ thống sản xuất tại địa phương được kết nối với công nghiệp chế biến, thương
mại, xuất khẩu và tiêu dùng nông sản.
2.1.2 Nội dung nghiên cứu, phân tích chuỗi giá trị
2.1.2.1 Lập sơ đồ chuỗi giá trị
Để hiểu được chuỗi giá trị mà chúng ta đang phân tích, chúng ta có thể
dùng các mô hình, bảng, số liệu, biểu đồ và các hình thức tương tự để mô tả các
tác nhân, đặc điểm và kết quả hoạt động của từng tác nhân. Việc sử dụng các sơ
đồ các chuỗi giá trị sẽ giúp chúng ta dễ nhận thấy và hiểu dễ hơn trong quá trình
nghiên cứu.
Sơ đồ chuỗi thể hiện các hoạt động sản xuất/kinh doanh (khâu), các tác nhân
chính trong chuỗi và những mối liên kết của họ. Lập sơ đồ chuỗi giá trị có nghĩa là

vẽ một sơ đồ về hiện trạng của hệ thống chuỗi giá trị.
2.1.2.2 Lượng hóa và mô tả chi tiết chuỗi giá trị
Bao gồm các con số kèm theo bản đồ chuỗi:
-Về số lượng chủ thể.
- Số lượng việc làm và người lao động của mỗi nhóm nhà vận hành.
- Sơ đồ dòng lưu chuyển số lượng sản phẩm qua từng tác nhân trong chuỗi.
- Lập sơ đồ các mối quan hệ và liên kết giữa những người tham gia.
13

×