LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 02 tháng 06 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Thị Thanh Hằng
i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập - nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp, tôi xin chân thành cảm ơn thầy, cô giáo Học viện Nông nghiệp Việt
Nam đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu và kinh nghiệm thực tiễn
để tôi có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp một cách tốt nhất. Đặc biệt, tôi
xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.s Nguyễn Thị Thiêm, bộ môn Kinh tế
Nông nghiệp và chính sách - người đã trực tiếp truyền đạt và hướng dẫn tôi
hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo, các phòng ban,
cán bộ thôn xã và những hộ gia đình trên địa bàn xã Thanh Xá, huyện Thanh
Ba, tỉnh Phú Thọ đã tạo điều kiện, giúp đỡ, cung cấp số liệu báo cáo, tư liệu
khách quan và nói lên những suy nghĩ của mình để giúp tôi hoàn thành khóa
luận này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên
khuyến khích và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và hoàn
thành khóa luận.
Do thời gian có hạn, kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều nên không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý kiến của quý thầy cô và
bạn bè để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 02 tháng 06 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Thị Thanh Hằng
ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Cọ là cây đa tác dụng, sản phẩm của cọ gồm nhiều loại và được dùng
khá phổ biến trong nhân dân. Huyện Thanh Ba là một huyện miền núi Tây
Bắc tỉnh Phú Thọ. Đây là một trong những huyện có nhiều cọ nhất của tỉnh
Phú Thọ. Tuy nhiên, những cây cọ đang dần vắng bóng và thay vào đó là
những đồi chè, đồi sắn, đồi keo…Trong đó, Thanh Xá là xã có diện tích đất
rừng cọ chuyển đổi sang cây trồng khác nhiều nhất. Vậy lí do khiến người
dân nơi đây chặt cọ và thay thế bằng những cây trồng khác là gì? Những thay
đổi đó đã tác động tích cực hay tiêu cực đến sinh kế của hộ nông dân nơi đây?
Việc chuyển đổi rừng cọ mang lại lợi ích gì cho các hộ nông dân? Xuất phát
từ vấn đề đó, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu thực trạng chuyển
đổi rừng cọ của các hộ nông dân xã Thanh Xá, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú
Thọ” với mục tiêu chung là nghiên cứu thực trạng chuyển đổi rừng cọ của
các hộ nông dân xã Thanh Xá, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp góp
phần chuyển đổi rừng cọ hợp lý và có hiệu quả hơn.
Đề tài lựa chọn điều tra các hộ chuyển đổi rừng cọ sang trồng chè, các
hộ chuyển đổi rừng cọ sang trồng keo, các hộ chuyển đổi rừng cọ sang trồng
sắn và các hộ không chuyển đổi rừng cọ. Thu thập thông tin từ các ban ngành
xã, tổng hợp số liệu từ xã và phiếu điều tra.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, đa số hộ dân chuyển đổi rừng cọ sang trồng chè,
sắn và bạch đàn, keo theo nhiều cách thức khác nhau như chuyển đổi toàn bộ
rừng cọ, chặt cọ phần đỉnh đồi trồng cây khác giữ lại phần chân đồi, chặt cọ
phần chân giữ phần đỉnh đồi, nhưng cũng có hộ chọn cách chặt tỉa. Lí do là
phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - lao động của mỗi hộ, địa hình đồi gò của
mỗi hộ và chính sách hỗ trợ của địa phương. Đối với những hộ chuyển đổi
rừng cọ sang trồng chè thì đến năm thứ 3 mới được thu chè nên để tận dụng
đất đồng thời tăng thêm thu nhập, người dân trồng xen sắn khi chè vẫn còn
nhỏ trong 2 năm đầu. Theo kết quả điều tra, với mức lãi suất ngắn hạn 12%
iii
thì chỉ tiêu NPV của cây chè là 97.719.278,69đ (NPV >0), chứng tỏ việc đầu
tư là có lãi. Đối với những hộ chuyển sang trồng keo, bạch đàn thì 7 năm mới
cho thu hoạch. Như vậy, với mức lãi suất ngắn hạn 12% thì chỉ tiêu NPV của
cây keo, bạch đàn là 47.874.084,43 (NPV >0), chứng tỏ việc đầu tư là có lãi.
Đối với những hộ chuyển đổi sang trồng sắn thì với mức lãi suất ngắn hạn
12% thì chỉ tiêu NPV của cây sắn là 96.966.734đ (NPV >0), chứng tỏ việc
đầu tư là có lãi. Đối với những hộ vẫn giữ nguyên rừng cọ thì không mất chi
phí chăm sóc và công chăm sóc, chỉ mất chi phí khi thu hoạch. Tuy nhiên, cây
cọ không mang lại hiệu quả kinh tế cao chỉ đạt 7.398.222đ/ha/năm.
Theo thông tin người dân cho biết, khi chặt bỏ rừng cọ và chuyển đổi
sang cây trồng khác có thể gây ra xói mòn đất, gây sạt lở đất, gây bạc màu
đất, giảm mực nước giếng, giảm mực nước ngầm xung quanh rừng cọ, nhiều
sấm sét hơn và mất cảnh quan đẹp, mát. Tuy nhiên, cũng có 9,2% hộ dân cho
biết là không gây ra ảnh hưởng gì đến môi trường khi chặt bỏ rừng cọ vì đã
thay thế cây trồng khác.
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, thực trạng về tình hình
chuyển đổi rừng cọ ở xã, đề tài đã đề xuất các giải pháp: giải pháp đối với mô
hình chuyển đổi sang trồng chè, giải pháp đối với mô hình chuyển đổi sang trồng
keo, bạch đàn, giải pháp đối với mô hình chuyển đổi sang trồng sắn.
iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN iii
MỤC LỤC v
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC ĐỒ THỊ viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ viii
DANH MỤC HÌNH ix
DANH MỤC HỘP ix
PHẦN I. MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu 3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4
2.1 Cơ sở lí luận 4
2.1.1 Lý luận về cây cọ, rừng cọ 4
2.1.2 Lý luận về chuyển đổi rừng 6
2.2 Cơ sở thực tiễn 9
2.2.1 Thực trạng chuyển đổi rừng ở Việt Nam 9
2.2.2 Một số bài học rút ra qua nghiên cứu thực tiễn 14
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
3.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 16
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 16
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 17
3.2 Phương pháp nghiên cứu 22
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 22
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 22
3.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 24
3.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu 24
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26
4.1 Vai trò của rừng cọ đối với kinh tế hộ và môi trường nông thôn xã Thanh Xá 26
4.1.1 Đặc điểm của cây cọ 26
4.1.2 Giá trị kinh tế của cây cọ và rừng cọ 26
4.2 Thực trạng chuyển đổi rừng cọ 34
4.2.1 Thực trạng chuyển đổi rừng cọ ở xã Thanh Xá 34
4.2.2 Thực trạng chuyển đổi rừng cọ của hộ nông dân 35
4.2.3 Các phương thức chuyển đổi rừng cọ 39
4.2.4 Các cách thức chặt rừng cọ 42
4.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế của các phương thức chuyển đổi rừng cọ 45
4.3.1 Mô hình chuyển đổi rừng cọ sang trồng chè 45
4.3.2 Mô hình chuyển đổi rừng cọ sang trồng keo, bạch đàn 49
4.3.3 Mô hình chuyển đổi rừng cọ sang trồng sắn 52
v
4.3.4 Mô hình không chuyển đổi rừng cọ 55
4.3.5 So sánh và đánh giá hiệu quả các mô hình chuyển đổi với nhau 57
4.4 Đánh giá tác động đến môi trường của các phương thức chuyển đổi 59
4.5 Giải pháp để chuyển đổi rừng cọ có hiệu quả hơn 64
4.5.1 Giải pháp về kỹ thuật 64
a. Phương thức chuyển đổi rừng cọ sang trồng chè 64
b. Phương thức chuyển đổi rừng cọ sang trồng keo, bạch đàn 66
c. Phương thức chuyển đổi rừng cọ sang trồng sắn 67
4.5.2 Giải pháp về kinh tế 68
4.5.3 Giải pháp về chính sách 68
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 70
5.1 Kết luận 70
5.2 Kiến nghị 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
PHỤ LỤC 75
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Hiện trạng rừng tỉnh Phú Thọ (2008-2012) 12
Bảng 2.2 Giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2013 theo giá so sánh 2010 phân theo địa
phương và ngành hoạt động 13
Bảng 3.1 Biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng 18
Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động xã Thanh Xá 20
Bảng 3.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Thanh Xá (2012- 2014) 21
Bảng 4.1 Lợi ích của cây cọ và rừng cọ đối với kinh tế hộ xã Thanh Xá 27
31
Bảng 4. 2 Nhận thức về giá trị kinh tế của rừng cọ đối với hộ theo quan điểm của hộ gia
đình và chính quyền địa phương 32
Bảng 4.3 Nhận thức về giá trị kinh tế của rừng cọ đối với hộ theo quan điểm của nam giới
và nữ giới 32
Bảng 4.4 Quy mô đất cọ ở xã Thanh Xá, năm 2015 35
Bảng 4.5 Lí do chuyển đổi rừng cọ và không chuyển đổi rừng cọ của hộ nông dân 38
Bảng 4.6 So sánh ưu điểm và nhược điểm của các phương thức chuyển đổi rừng cọ 39
Bảng 4.7 Tình hình đầu tư chi phí cho 1 ha chuyển đổi rừng cọ sang cây chè 46
Bảng 4.8 Phân tích tài chính trong đầu tư chuyển đổi rừng cọ sang cây chè 48
Bảng 4.9 Tình hình đầu tư chi phí cho 1ha chuyển đổi rừng cọ sang cây keo,bạch đàn 50
Bảng 4.10 Phân tích tài chính trong đầu tư chuyển đổi rừng cọ sang cây keo, bạch đàn 51
Bảng 4.11 Tình hình đầu tư chi phí cho 1 ha chuyển đổi rừng cọ sang trồng sắn 53
Bảng 4.12 Phân tích tài chính trong đầu tư chuyển đổi rừng cọ sang cây sắn 54
Bảng 4.13 Chi phí và thu nhập cho 1 ha cây cọ/năm 55
Bảng 4.14 So sánh giá bán sản phẩm thu từ cây cọ trước đây với hiện nay 56
Bảng 4.15 Các hoạt động sinh kế của người dân trước và sau khi chuyển đổi theo giới tính
57
Bảng 4.16 So sánh các phương thức chuyển đổi rừng cọ 57
Bảng 4.17 Ảnh hưởng và hậu quả khi chặt rừng cọ 60
Bảng 4.18 So sánh một số chỉ số môi trường của bốn hình thức đồi ở xã Thanh Xá 61
Bảng 4.19 Nhận thức của người dân về ảnh hưởng và hậu quả khi quyết định chuyển đổi
rừng cọ 63
Bảng 4.20 Bón phân cho chè kiến thiết cơ bản (2 – 3 năm sau trồng). 66
vii
DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 2.1 Chuyển đổi đất lâm nghiệp ở Việt Nam(2003 – 2009) 10
Đồ thị 4.1 Tỷ lệ giữa các cách thức chặt rừng cọ 42
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1: Các phương thức chuyển đổi rừng cọ của hộ nông dân ở xã Thanh Xá 36
Sơ đồ 4.2: Nhận thức về tác động của việc chuyển đổi rừng cọ do những quan điểm khác
nhau 37
Sơ đồ 4.3 Cách thức chặt cọ phần đỉnh đổi, giữ phần chân đồi 44
Sơ đồ 4.4 Cách thức chặt cọ phần chân đồi, giữ phần đỉnh đồi 44
Sơ đồ 4.5 Cách thức chặt cọ theo chiều dọc 45
Sơ đồ 4.6 Cách thức chặt tỉa và trồng xen các cây trồng khác 45
viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 4: Ruộng lúa bậc thang quanh đồi cọ 30
Hình 5: Giữ rừng cọ và chăn nuôi gà bên trong 35
Hình 6: Phá rừng cọ và trồng cây lâu năm 35
Hình 7: Giữ rừng cọ và ao cá dưới chân đồi 35
Hình 8 : Các yếu tố môi trường dưới chân đồi 59
DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1 Lí do gia đình chọn trồng cây chè trên đất chuyển đổi rừng cọ 40
Hộp 4.2 Lí do gia đình chọn trồng cây keo, bạch đàn trên đất chuyển đổi rừng cọ 41
Hộp 4.3 Lí do gia đình chọn trồng cây sắn trên đất chuyển đổi rừng cọ 42
ix
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây cọ có ở nhiều nơi, nhưng nhắc đến hình ảnh “rừng cọ đồi chè” là
chúng ta nghĩ ngay đến mảnh đất miền trung du Phú Thọ. Cọ là cây thuộc họ
Cau, thân trụ hóa gỗ mọc thẳng, không phân nhánh. Cây cọ thích hợp với đất
vùng đồi có độ dốc dưới 15 độ, mức nước ngầm thấp và thoát nước tốt
(Nguyễn Vương, 2010). Cọ là cây đa tác dụng, sản phẩm của cọ gồm nhiều
loại và được dùng khá phổ biến trong nhân dân. Lá cọ già dùng lợp nhà có độ
bền 10 - 15 năm, chắn vách, làm chổi, làm bầu gánh củ, móm hạt giống, gầu
múc nước, làm quạt. Lá cọ non (búp cọ) dùng để khâu nón, áo tơi, vặn thừng,
vặn chão, đan làn xuất khẩu… Thân cọ làm cột nhà, cột điện, thân cầu khỉ,
máng nước, chõ đồ xôi. Cuống cọ làm rui mè, lạt buộc, rào dậu hoặc thay tre
đan dành gánh đất rồi đến mành cọ, một mặt hàng xuất khẩu được ưa chuộng.
Quả cọ có thể dùng để muối dưa cọ, ỏm cọ. Trung bình một cây hàng năm
cho 30 - 50 kg quả. Cuối cùng những thứ còn lại của cây cọ được đưa vào bếp
làm củi đun, không bỏ phí hoài một thứ gì. Mỗi năm cọ chỉ cho ra đời 12 lá,
ứng với 12 tháng của năm. Cây cọ khác với cây tre, dưới tán cây tre đất đai bị
hút kiệt chất màu mỡ đến xơ xác, cỏ không mọc được. Còn dưới tán cây cọ
vẫn có thể trồng sắn, trồng chè… Cọ là loài cây của tự nhiên, không phải
thuần dưỡng, cải tạo và không cần chăm sóc.
Phú Thọ là tỉnh có diện tích trồng cọ lớn nhất cả nước. Trong đó, huyện
Cẩm Khê là nơi trồng nhiều cọ nhất, rừng cọ Cẩm Khê cho đến trước khi
thoái trào có khoảng 7.000 mẫu, riêng xã Phú Khê có tới 800 mẫu, tiếp theo là
đến huyện Phù Ninh, Thanh Ba, Hạ Hòa (Phương Nguyên, 2008). Phú Thọ là
một tỉnh trung du miền núi phía Bắc với đặc trưng riêng rừng cọ, đồi chè.
Nhưng hầu hết các rừng cọ trên địa bàn tỉnh những năm thập kỉ 60 thế kỷ
trước có 9-10 ngàn ha đều đã trên 30 năm tuổi, khả năng cho khai thác rất
1
nhiều hạn chế. Là cây lâu năm nên thời gian cho khai thác rất lâu, tỉnh chưa
có cơ sở sản xuất tinh dầu Cọ, sản phẩm chủ yếu từ cây Cọ là lá dùng để lợp
nhà và cành làm chiếu. Cùng với sự phát triển chung của toàn xã hội, đặc biệt
các phong trào xóa nhà tạm, nhà tranh, tre, nứa, lá; phong trào ngói hóa ở các
vùng nông thôn trong tỉnh ngày càng được nhân rộng, nhu cầu sử dụng lá cọ
giảm. Vì vậy, diện tích cọ trên địa bàn tỉnh đang ngày càng thu hẹp, nhiều mô
hình trồng dặm, trồng xen các cây ngắn ngày, các cây nguyên liệu dưới tán
được nhiều địa phương áp dụng, trong đó có huyện Thanh Ba. Tính đến nay,
diện tích cây cọ chủ yếu còn lại ở các huyện Cẩm Khê, Phù Ninh, Thanh Ba,
Hạ Hòa với tổng diện tích là 1.025 ha (Cổng điện tử tỉnh Phú Thọ, 2015).
Huyện Thanh Ba là một huyện miền núi Tây Bắc tỉnh Phú Thọ. Đây là
một trong những huyện có nhiều cọ nhất của tỉnh Phú Thọ. Tuy nhiên, những
cây cọ đang dần vắng bóng và thay vào đó là những đồi chè, đồi sắn, đồi
keo…Trong đó, Thanh Xá là xã có diện tích đất rừng cọ chuyển đổi sang cây
trồng khác nhiều nhất. Vậy lí do khiến người dân nơi đây chặt cọ và thay thế
vào đó những cây trồng khác là gì? Những thay đổi đó đã tác động tích cực
hay tiêu cực đến cuộc sống của hộ nông dân nơi đây? Việc chuyển đổi rừng
cọ mang lại lợi ích gì cho các hộ nông dân? Xuất phát từ vấn đề đó, tôi lựa
chọn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu thực trạng chuyển đổi rừng cọ của các
hộ nông dân xã Thanh Xá, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng chuyển đổi rừng cọ của các hộ nông dân huyện
Thanh Ba tỉnh Phú Thọ, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp góp phần
chuyển đổi rừng cọ hợp lý và có hiệu quả hơn.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển đổi rừng
cọ của các hộ nông dân.
2
- Thực trạng chuyển đổi rừng cọ của các hộ nông dân ở xã Thanh Xá,
huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng chuyển đổi rừng cọ
của các hộ nông dân ở xã Thanh Xá, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
- Đề xuất các giải pháp nhằm chuyển đổi rừng cọ có hiệu quả hơn.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng chuyển đổi rừng cọ của các hộ nông dân ở xã Thanh Xá
huyện Thanh Ba diễn ra như thế nào?
- Các hộ dân chuyển đổi rừng cọ theo những hình thức nào? Trồng cây/
nuôi con gì? Gặp thuận lợi và khó khăn gì khi chuyển đổi rừng cọ?
- Hiệu quả của từng phương thức chuyển đổi rừng cọ mang lại là gì?
- Chuyển đổi rừng cọ tác động đến môi trường như thế nào?
- Giải pháp để chuyển đổi rừng cọ có hiệu quả là gì?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng chuyển đổi rừng cọ của các hộ nông dân xã
Thanh Xá, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng chuyển đổi rừng cọ của các hộ
nông dân trên địa bàn xã Thanh Xá, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ
- Phạm vi về không gian
Đề tài nghiên cứu tại xã Thanh Xá, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
- Phạm vi về thời gian
Thời gian nghiên cứu đề tài: Số liệu thứ cấp được thu thập trong thời
gian từ 2012 – 2014.
Thời gian thực hiện đề tài: Từ ngày 15/1/2015 đến ngày 2/6/2015.
3
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lí luận
2.1.1 Lý luận về cây cọ, rừng cọ
2.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm cây cọ
Xét về nguồn gốc, vào giữa thế kỉ 19 người ta cho rằng cây cọ là loài
cây được phát hiện đầu tiên ở Việt Nam. Năm 1836, nhà khoa học người Hà
Lan Karl Ludwig von Blume đã công bố tên khoa học cho loài cọ này là
Saribus cochinchinensis. Đến năm 1837, nhà khoa học người Đức Karl
Friendrich Philipp von Martius công bố lại dưới tên khoa học là Livistona
cocchinchinensis. Như vậy, cả hai nhà khoa học này đều đồng nhất quan điểm
là cây Cọ được tìm thấy đầu tiên ở Việt Nam (cocchinchinensis). Tới năm
1919, nhà khoa học người Hoa Kỳ Elmer Drew Merril cùng nhà khoa học
người Pháp Auguste Jean Baptiste Chevalier đã công bố lại trên khoa học cho
loài Cọ gai là Livistona saribus.
Cọ là cây thuộc họ Cau, thân trụ hóa gỗ mọc thẳng, không phân nhánh
cao 10 – 12m, đường kính 25 – 30cm. Lá đơn dài 2,5 – 3,5m, phiến lá xẻ thùy
sâu kiểu chân vịt thành 90 – 100 thùy. Cuống lá cọ dài 2 – 3m, phủ lông nâu
vàng, mép cuống lá phía gần gốc có nhiều gai thô, màu nâu,gốc phình to. Bông
mo cọ dài 1,5 – 2m, chia thành 5 – 8 nhánh kép, các nhánh dài 30 – 40 cm, phủ
lông tơ màu nâu vàng. Hoa cọ không cuống thường mọc tập trung 4 – 6 hoa
trong một cụm, đài và tràng màu xanh vàng ở dạng vẩy. Cây cọ có quả hạch
hình trứng trái xoan, đường kính 3cm, khi chín màu tím đen, cuống quả ngắn.
Cây cọ sinh trưởng tương đối chậm,mỗi năm ra 12 lá. Mùa hoa cọ vào
tháng 5- 6, quả chín vào tháng 1 -2. Cây cọ ưa đất ẩm sâu, nhiều mùn, hơi
chua. Cây có thể sống tốt trên sườn đồi dốc và khô.
* Vai trò của cây cọ
Cọ là cây đa tác dụng, sản phẩm của cọ gồm nhiều loại và được dùng
khá phổ biến trong nhân dân.
4
Lá cọ già dùng lợp nhà có độ bền 10 - 15 năm, chắn vách, làm chổi,
làm bầu gánh củ, móm hạt giống, gầu múc nước, làm quạt. Lá cọ non (búp
cọ) dùng để khâu nón, áo tơi, vặn thừng, vặn chão, đan làn xuất khẩu… Mỗi
năm cọ chỉ cho ra đời 12 lá, ứng với 12 tháng của năm.
Thân cọ làm cột nhà, cột điện, thân cầu khỉ, máng nước, chõ đồ xôi.
Cuống cọ làm rui mè, lạt buộc, rào dậu hoặc thay tre đan dành gánh đất
rồi đến mành cọ, một mặt hàng xuất khẩu được ưa chuộng.
Quả cọ có thể dùng để muối dưa cọ, ỏm cọ. Trung bình một cây hàng
năm cho 30 - 50 kg quả.
Cuối cùng những thứ còn lại của cây cọ được đưa vào bếp làm củi đun,
không bỏ phí hoài một thứ gì.
2.1.1.2 Khái niệm rừng cọ
Theo G.F. Môrôđôp (1930): Rừng là một tổng thể cây gỗ có mối liên
hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm vi không gian nhất định ở mặt đất và trong
khí quyển. rừng chiếm phần lớn bề mặt Trái Đất và là một bộ phận của cảnh
quan địa lý.
Nhà lâm học nổi tiếng M.E. Teachencô (1952) cho rằng: Rừng là một
bộ phận của cảnh quan địa lý, trong đó bao gồm một tổng thể các cây gỗ , cây
bụi, cây cỏ, động vật và vi sinh vật. trong quá trình phát triển của mình chúng
có mối quan hệ sinh học và ảnh hưởng lẫn nhau và với hoàn cảnh bên ngoài.
I.S. Mêlêkhôp (Năm 1974), cho rằng: Rừng là sự hình thành phức tạp
của tự nhiên, là thành phần cơ bản của sinh quyển địa cầu.
Như vậy, dù là quan điểm của ai hay của tổ chức nào, chúng ta cũng
thấy có một điểm chung đó là: rừng là một tập hợp gồm nhiều thành phần,
giữa các thành phần có mối quan hệ qua lại tạo thành một chính thể thống
nhất và vận động chi phối các vùng lân cận.
Rừng cọ là một loại rừng mà cây cọ chiếm ưu thế ở tầng cây cao
5
* Vai trò của rừng trong cuộc sống
Nếu như tất cả thực vật trên Trái Đất đã tạo ra 53 tỷ tấn sinh khối (ở
trạng thái khô tuyệt đối là 64%) thì rừng chiếm 37 tỷ tấn (70%). Và các cây
rừng sẽ thải ra 52,5 tỷ tấn (hay 44%) oxy để phục vụ cho hô hấp của con
người, động vật và sâu bọ trên Trái Đất trong khoảng 2 năm (S.V. Belov,
1976).
Rừng là thảm thực vật của những cây thân gỗ trên bề mặt Trái Đất, giữ
vai trò to lớn đối với con người như: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa khí
hậu, tạo ra oxy, điều hòa nước, nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn
gen quý hiếm.
Một hecta rừng hàng năm tạo nên sinh khối khoảng 300 - 500 kg, 16
tấn oxy (rừng thông 30 tấn, rừng trồng 3 - 10 tấn).
Mỗi người một năm cần 4.000 kg O2 tương ứng với lượng oxy do
1.000 - 3.000m² cây xanh tạo ra trong một năm.
Nhiệt độ không khí rừng thường thấp hơn nhiệt độ đất trống khoảng 3 - 5°C.
Rừng bảo vệ và ngăn chặn gió bão.
Lượng đất xói mòn của vùng đất có rừng chỉ bằng 10% lượng đất xói
mòn của vùng đất không có rừng.
Rừng là nguồn gen vô tận của con người, là nơi cư trú của các loài
động thực vật quý hiếm.
Vì vậy tỷ lệ đất có rừng che phủ của một quốc gia là một chỉ tiêu an
ninh môi trường quan trọng (diện tích đất có rừng đảm bảo an toàn môi
trường của một quốc gia tối ưu là ≥ 45% tổng diện tích).
2.1.2 Lý luận về chuyển đổi rừng
2.1.2.1 Khái niệm về chuyển đổi rừng
Chuyển đổi: là một quá trình mang tính lịch sử, đây là một phạm trù khoa
học thuật ngữ chuyển đổi được sử dụng để biểu hiện sự thay đổi tỷ lệ phần
trăm của các bộ phận hợp thành một hệ thống hoặc một sự thay đổi của một
6
hay một số bộ phận bên trong hệ thống bằng một hay một số bộ phận khác
bên ngoài hệ thống tạo nên một hệ thống mới có cơ cấu mới.
Chuyển đổi cây trồng: là sự thay đổi tỷ lệ phần trăm của diện tích gieo
trồng, làm tăng năng suất và giá trị sản lượng của nhóm cây trồng, của cây
trồng vật nuôi trong nhóm hoặc trong tổng thể và nó chịu sự tác động của yếu
tố tự nhiên , kinh tế xã hội. Hay nói cách khác, chuyển đổi cây trồng vật nuôi
là sự thay đổi kết hợp các cây trong một hệ thống canh tác có quan hệ chặt
chẽ, hữu cơ tác động qua lại về mặt kinh tế và kỹ thuật nhằm đạt được hiệu
quả cao trong sử dụng đất đai và các nguồn lực khác trong nông nghiệp.
Chuyển đổi hệ thống cây trồng là phát triển hệ thống cây trồng mới trên
cơ sở cải tiến hệ thống cây trồng cũ để khai thác có hiệu quả tiềm năng đất
đai, khí hậu, sử dụng hợp lí nguồn lợi tự nhiên, lao động và vốn. hệ thống cây
trồng mới cần đạt đến là hệ thống có hiệu quả kinh tế cao, tỷ trọng lớn và
một hệ sinh thái nông nghiệp bền vững
Chuyển đổi rừng là phát triển hệ thống cây rừng mới trên cơ sở cải tiến
hệ thống cây rừng cũ để khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, khí hậu, sử
dụng hợp lý nguồn lợi tự nhiên, lao động và tiền vốn đem lại hiệu quả cao.
Chuyển đổi cây rừng phải xuất phát từ việc phân tích tình hình thực
tiễn, phân tích hệ thống canh tác truyền thống. chính từ kết quả đánh giá phân
tích đặc điểm của cây trồng tại khu vực nghiên cứu mới tìm ra các hạn chế và
lợi thế so sánh để đề xuất cơ cấu cây trồng hợp lí. Khi thực hiện chuyển đổi
cần đảm bảo các yêu cầu sau:
Phải căn cứ vào yêu cầu thị trường.
Phải khai thác hiệu quả các tiềm năng về điều kiện tự nhiên và điều
kiện kinh tế xã hội của mỗi vùng.
Bố trí cây trồng vật nuôi phải biết lợi dụng triệt để những đặc tính sinh
học của mỗi loại cây trồng cho phù hợp với các điều kiện ngoại cảnh nhằm
7
giảm tối đa sự phá hoại của dịch bệnh và các điều kiện thiên tai khắc nghiệt
gây ra.
Chuyển đổi cây trồng phải tính đến sự phát triển của khoa học kỹ thuật
và việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.
Về mặt kinh tế, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải đảm bảo có hiệu
quả kinh tế sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao.
* Vai trò của việc chuyển đổi cây trồng:
Việc xác định và chuyển đổi cây trồng phù hợp có ý nghĩa cơ bản và
quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Chuyển đổi cây trồng là
căn cứ đề xây dựng các kế hoạch đầu tư vốn, sử dụng lao động và các tư liệu
sản xuất nông nghiệp cũng như chủ động áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật có hiệu quả. Mục đích của chuyển đổi cây trồng là nhằm tạo ra giá trị lợi
nhuận cao hơn trên cùng một diện tích đất canh tác. Góp phần xóa đói giảm
nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân .
Chuyển đổi cây trồng hợp lí không những mang lại giá trị kinh tế cao
mà còn giúp cho môi trường sinh thái trong sạch và tạo nên nền sản xuất nông
nghiệp bền vững phục vụ cho chiến lược phát triển nông nghiệp của nước ta
quá trình xây dựng nền kinh tế đất nước theo con đường công nghiệp hóa và
hiện đại hóa.
* Nội dung của chuyển đổi rừng
Đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường. Trên cơ
sở đó phát hiện các lợi thế so sánh và các yếu tố hạn chế cản trở đến quá trình
phát triển hệ thống rừng.
Đánh giá quá trình phát triển và thực trạng của hệ thống cây rừng nhằm
tìm ra yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi.
Phát hiện những xu thế trong tương lai, nghiên cứu những nhân tố mới
về khoa học kỹ thuật, về cơ sở - vật chất, về tập quán, kinh nghiệm của nông
dân.
8
Thực hiện từng bước tổ hợp lại các mô hình chuyển đổi trên từng vùng
sinh thái. Trên cơ sở đó xác lập dự án có tính khả thi, nhằm cải thiện hoặc
thay đổi hẳn mô hình cũ.
Xây dựng các mô hình thử nghiệm và phân tích hiệu quả của dự án.
Triển khai thực hiện các mô hình chuyển đổi mang lại hiệu quả và
không gây hại đến môi trường (Nguyễn Văn Hậu, 2010).
* Yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi rừng
Chính sách của địa phương: các chính sách hỗ trợ và khuyến khích của
địa phương là một trong những động lực dẫn đến chuyển đổi rừng.
Điều kiện đất đai: đất và khí hậu hợp thành phức hệ môi trường cung
cấp cho cây các yếu tố sinh trưởng. Phải nắm được mối quan hệ giữa cây
trồng và đất mới xác định được cơ cấu cây trồng hợp lí. Tùy thuộc và địa
hình, chế độ nước, thành phần lý hóa tính của đất để bố trí cây trồng hợp lý.
Giống cây trồng: muốn chuyển đổi rừng thì cần phải có giống cây trồng
phù hợp với điều kiện tự nhiên. Hiện nay, có rất nhiều giống lai tạo, chọn lọc
đem lại hiệu quả cao
Vốn: bất kỳ công việc nào cũng cần đến vốn. Đây cũng là một yếu tố
quan trọng ảnh hưởng đến chuyển đổi rừng.
Kỹ thuật: ngày nay khoa học - công nghệ phát triển nên phát minh ra
nhiều máy móc hiện đại phục vụ cho cuộc sống của con người. Do đó, có thể
giúp quả trình chuyển đổi rừng diễn ra dễ dàng hơn.
Điều kiện kinh tế của hộ gia đình: tất cả các hoạt động nông nghiệp và
phi nông nghiệp chủ yếu được thực hiện thông qua hộ gia đình. Vì vậy, hộ gia
đình là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến chuyển đỏi rừng.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Thực trạng chuyển đổi rừng ở Việt Nam
Chuyển đổi mục đích sử dụng đất chính là sự mở rộng đất nông nghiệp,
đất sản xuất, là mở rộng đất canh tác nông nghiệp bằng cách lấn sâu vào đất
9
rừng, là nguyên nhân quan trọng nhất làm suy thoái tài nguyên rừng, suy thoái
đa dạng sinh học. Chuyển đổi đất được xem là nguyên nhân chính gây mất
rừng kể cả rừng tự nhiên và rừng trồng. theo Cục kiểm lâm Việt Nam, mỗi
năm có khoảng 25000 ha đất lâm nghiệp đã bị chuyển sang mục đích khác
trong giai đoạn từ năm 2003- 2009. Phần lớn đất lâm nghiệp chuyển sang đất
nông nghiệp, gồm cả các thửa, mảnh nhỏ và khu đất quy mô lớn.
ĐVT: 1000 ha
Đồ thị 2.1 Chuyển đổi đất lâm nghiệp ở Việt Nam(2003 – 2009)
a. Chuyển đổi đất rừng sang trồng cây cao su.
Những diện tích để dành cho trồng cây công nghiệp như cà phê, cao su
và điều tăng lên nhanh chóng trong những năm vừa qua. Đến hết năm 2012,
tổng diện tích cây cao su trong cả nước đạt 915.000 ha và vẫn đang được mở
rộng. Hiện, Việt Nam đã trở thành 1 trong 5 quốc gia có diện tích cao su lớn
nhất trên thế giới. Năm 2012, sản lượng mủ cao su xuất khẩu đạt 1,02 triệu
tấn, đạt kim ngạch 2,85 tỷ USD, tăng khoảng 25% về khối lượng và 11,7% về
giá trị xuất khẩu so với năm 2011. Tính đến năm 2012, toàn miền Bắc đã có
23.050 ha cao su, khu vực miền Trung có 132.700 ha, Tây Nguyên 243.290
ha, Đông Nam Bộ có 511.460 ha, số diện tích này đã vượt quy hoạch phát
triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 theo Quyết định số
10
750/QĐ-TTg ngày 03/06/2009 của Thủ tướng Chính phủ (theo quy hoạch
diện tích cao su cả nước đến năm 2015 đạt 800.000 ha, nhưng hiện nay đã đạt
915.000 ha). Sự phát triển ồ ạt, không theo quy hoạch, bất chấp những tác
động đến môi trường tự nhiên và đa dạng sinh học còn thể hiện ở việc nhiều
tỉnh lập kế hoạch trồng cao su vô tội vạ.
Tại các tỉnh Tây Bắc, diện tích rừng cao su bắt đầu tăng đột biến từ năm
2008. Nếu như đến hết năm 2007, diện tích cao su của 3 tỉnh Điện Biên, Lai
Châu, Sơn La mới đạt 70 ha thì đến năm 2008 đã tăng vọt lên gần 3.600 ha,
trong đó Sơn La là tỉnh có diện tích tăng nhanh nhất, chiếm 60% diện tích của
cả ba tỉnh.
Và như một hệ lụy tất yếu, diện tích cao su tăng sẽ ảnh hưởng đến tài
nguyên rừng. Con số thống kê của 5 tỉnh Tây Nguyên cho thấy, có khoảng
79% diện tích được mở rộng trồng cao su là diện tích rừng tự nhiên chuyển
đổi và không phải toàn bộ diện tích này đều là rừng nghèo kiệt; 397.879 m3 là
số gỗ tận thu từ hơn 70.000 ha rừng tự nhiên được chính quyền các tỉnh Tây
Nguyên cấp cho hơn 200 dự án phát triển cao su đến năm 2012. Ở rừng trồng
cao su, lượng đất bị xói mòn lên tới 5,75 tấn/ha/năm, trong khi rừng tự nhiên
tàn che 0,7 – 0,8 ở Gia Lai chỉ là 1,28 tấn/ha/năm, rừng tự nhiên tàn che 0,7 –
0,8 ở Lạng Sơn là 0,23 tấn/ha/năm; ngay cả rừng nghèo kiệt thì mức độ xói
mòn đất cũng thấp hơn rừng cao su khi chỉ có 3,4 tấn/ha/năm (Khánh
Nguyên, 2013).
b. Chuyển đổi đất rừng sang trồng sắn
Năm 2013, Kon Tum quy hoặc diện tích trồng sắn là 28.000 ha, thế
nhưng diện tích sắn của tỉnh này năm 2013 lên đến 34.000 ha. Chỉ trong 4
tháng đầu năm 2014, nông dân Kon Tum đã trồng được 29.000 ha sắn, con số
này chắc chắn chưa dừng lại ở đây trong năm nay. Mặc dù sắn là loại cây giúp
dân thoát nghèo, nhưng việc phá rừng trồng sắn tự phát đã phá vỡ quy hoạch
phát triển chung của ngành nông lâm nghiệp, gây thất thoát tài nguyên rừng,
11
khiến đất đai bạc màu cằn cỗi. Tại các xã Sa Nhơn, Sa Sơn, Mo – rai (huyện
Sa Thây) nơi có vùng đệm của Vườn Quốc gia Chưmomray, tình trạng người
dân phá rừng lấy đất trồng sắn là đáng báo động. Chỉ tính vài năm trở lại đây,
hàng trăm ha rừng đã bị phá, thay vào đó là bạt ngàn những rẫy sắn mới được
mọc lên (Trần Đăng Lâm, 2014).
Tại Bình Định, tình trạng người dân ở các huyện miền núi Vĩnh Thạnh,
Vân Canh, An Lão, phá rừng trồng sắn trở nên phổ biến. Diện tích trồng sắn
đã lên đến 10.320 ha tăng 1.000 ha so với năm trước.
Tại Phú Yên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cho biết, mỗi
tuần lực lượng kiểm tra phát hiện 15 đến 20 vụ phá rừng để trồng sắn. tổng diện
tích đất rừng, đất lâm nghiệp bị người dân lấn chiếm để trồng sắn lên đến 8.700
ha, trong đó diện tích đất rừng đã bị mất hơn 5.100 ha (Hoàng Thành, 2011)
Do thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành nông nghiệp và lâm nghiệp
nên không những mất rừng, mà sự cân bằng sinh thái suy giảm và cuộc sống của
người dân bị xáo trộn. Có thể khẳng định, việc trồng cà phê không có quy hoạch
là mối đe doạ lớn nhất đối với hệ sinh thái rừng và làm giảm diện tích rừng.
c. Hiện trạng rừng tỉnh Phú Thọ hiện nay.
Bảng 2.1 Hiện trạng rừng tỉnh Phú Thọ (2008-2012)
ĐVT: Nghìn ha
Phú Thọ
2008 (*) 2009 2010 (**) 2011 2012
Tổng diện tích rừng 175,4 178,9 183,1 182,7 184,6
Rừng tự nhiên 64,1 64,1 64,1 64,1 65,2
Rừng trồng 111,3 114,8 119,1 118,6 119,4
Mới trồng 6,4 8,8 6,0 5,7
Tỷ lệ che phủ rừng (%) 47,8 48,8 49,4 50,0 50,6
Nguồn: Tổng cục thống kê, năm 2013
12
Chú thích
(*) Theo Quyết định số 1267/QĐ-BNN-KL ngày 04/5/2009 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
(**) Diện tích rừng mới trồng bao gồm những diện tích rừng trồng mới
trong 2 đến 3 năm đầu.
Theo nguồn tổng cục thống kê cho thấy đa số diện tích rừng là rừng
trồng chiếm 2/3 tổng diện tích, còn lại là rừng tự nhiên. Tổng diện tích rừng
của tỉnh Phú Thọ đang tăng dần qua từng năm nhưng chỉ tăng nhẹ. Diện tích
rừng tự nhiên hầu như không tăng qua các năm cho đến năm 2012 có tăng lên
được 1,1 nghìn ha so với các năm trước. Do đó, tỷ lệ che phủ rừng cũng tăng
từ 47,8% năm 2008 lên đến 50,6% năm 2012.
Bảng 2.2 Giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2013 theo giá so sánh 2010
phân theo địa phương và ngành hoạt động
ĐVT: Tỷ đồng
Cả nước Phú Thọ
Tổng số 22.361,0 605,3
Trồng và chăm sóc rừng 2.516,1 43,7
Khai thác gỗ và lâm sản khác 17.856,4 517,1
Thu nhặt sản phẩm từ rừng không phải gỗ
và lâm sản khác
1.035,8 6,4
Dịch vụ lâm nghiệp 1.222,7 38,1
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2014
Rừng không những mang đến những lợi ích về môi trường mà còn
mang lại lợi ích kinh tế cho con người. Tuy nhiên, cần phải có sự phù hợp
giữa hai lợi ích này làm sao cho rừng vừa mang lại hiệu quả kinh tế mà không
ảnh hưởng đến môi trường. Nguồn thu chủ yếu từ rừng là khai thác gỗ và lâm
13
sản khác chiếm 85,4 % tổng số (Bảng 2.2). Còn lại là từ trồng, chăm sóc rừng,
dịch vụ lâm nghiệp và thu nhặt sản phẩm từ rừng không phải gỗ, lâm sản khác.
2.2.2 Một số bài học rút ra qua nghiên cứu thực tiễn
Một trong những vấn đề quan trọng khi xây dựng quy hoạch cho ngành
lâm nghiệp và các cây hàng hóa có liên quan là cân bằng lợi ích giữa bảo vệ
rừng và phát triển kinh tế. Khi lợi ích được cân bằng, để đảm bảo rằng quy
hoạch và các chính sách này được tuân thủ cần có những cam kết chính trị
mạnh mẽ từ cả các cơ quan quản lý cũng như các cá nhân và tổ chức bên
ngoài nhà nước – những đối tượng có hoạt động liên quan đến tài nguyên
rừng. Như vậy, quy hoạch và các chính sách của ngành lâm nghiệp cần phải
được tham vấn chặt chẽ với các ngành khác, đặc biệt là ngành sản xuất các
cây hàng hóa có liên quan trực tiếp đến tài nguyên rừng. Bên cạnh đó, cần
phải có sự nhất quán và thống nhất cao giữa các bên liên quan ở cấp trung
ương và địa phương.
Các quy hoạch và chính sách cũng cần tính toán đến yếu tố thị trường
khi mà các hàng hóa nông lâm sản xuất khẩu như cao su, cà phê, sắn phụ
thuộc rất lớn vào thị trường xuất khẩu với các biến động có thể ảnh hưởng
trực tiếp và nhanh chóng đến sản xuất. Các cơ quan quản lý cần có cơ chế
kiểm tra, giám sát chặt chẽ để tránh nguy cơ các chính sách và quy hoạch bị
phá vỡ bởi yếu tố thị trường.
Chính quyền địa phương có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực
thi và giám sát các hoạt động của chính sách và cơ chế được đề ra bởi cấp
trung ương. Để làm được điều này, các cơ chế và chính sách do trung ương đề
ra phải phù hợp với bối cảnh và ưu tiên phát triển của địa phương. Nói cách
khác, các cơ chế và chính sách mà trung ương đề ra nên tạo được khung hàng
lang đủ rộng để địa phương có thể linh hoạt trong thực hiện. Bên cạnh đó,
cũng cần có chế tài đủ mạnh để đảm bảo không có sự lạm dụng trong việc
thực hiện các cơ chế chính sách tại cấp địa phương.
14
Khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng cần có sự đồng thuận của
các ban ngành, phối hợp giám sát thực hiện. Không chỉ thể, cần phải có chính
sách cụ thể rõ ràng. Ngoài ra, cần phải nghiên cứu kĩ về giống cây chuyển đổi
có phù hợp với địa hình cũng như đất rừng hay không, có mang lại được hiệu
quả kinh tế thực sự hay không.
15
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Thanh Xá là một xã thuộc huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ. Xã Thanh Xá
có diện tích tự nhiên là 612.29 ha, trong đó diện tích mặt nước là 2,15 ha. Xã
có địa hình thuộc vùng đồi gò trung du, nằm phía Tây Nam của huyện Thanh
Ba với chiều dài 3,5 km, chiều rộng 2 km, nơi hẹp nhất 0,9 km. Xã Thanh Xá
do 5 khu hợp thành và chia làm 3 thôn, thôn Từa gồm khu 1 và khu 2, thôn
Diệu gồm khu 3 và khu 4, thôn Tinh Xá là khu 5.
- Phía Đông giáp xã Yên Nội và Chí Tiên
- Phía Tây giáp xã Mạn Lạn và Hoàng Cương
- Phía Nam giáp xã Hoàng Cương
- Phía Bắc giáp xã Phương Lĩnh và một phần xã Yên Nội
Tình hình sản xuất của xã là thuần nông trong đó sản xuất nông nghiệp
và lâm nghiệp là thế mạnh của xã.
Địa hình
Địa hình của xã tương đối phức tạp, vừa bao gồm đồi gò, vừa là đồng
chiêm trũng, trong đó đồi gò chiếm ¾ diện tích đất đai của xã. Phần lớn đồi gò ở
đây là đồi trung du cấu tạo theo hình bát úp, đồi và ruộng xen kẽ nhau. Địa hình
thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, nông nghiệp và lâm nghiệp.
3.1.1.2 Khí hậu, thời tiết, thủy văn
Thanh Xá là xã thuộc trung du miền núi phía bắc nên chịu ảnh hưởng
điều kiện khí hậu của vùng, nhiệt độ trung bình hàng năm là 25
0
c, độ ẩm
trung bình hàng năm là 73%, lượng mưa lớn tập trung vào hai tháng 8 và 9
làm cho diện tích đất trũng bị ngập úng (UBND xã Thanh Xá, 2014).
16