Tải bản đầy đủ (.docx) (100 trang)

Sự tham gia của các tác nhân trung gian trong chuỗi giá trị thịt bò trên địa bàn huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (509.6 KB, 100 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là đề tài nghiên cứu khoa học của tôi, nội dung, số
liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa hề được sử dụng dưới
bất kì hình thức nào.
Tôi cũng xin cam kết chắc chắn rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa
luận đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 02 tháng 06 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Trọng Hòa
1
LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp
đỡ tận tình, sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước tiên, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu
trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Khoa Kinh tế & Phát triển nông
thôn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn
thành khóa luận.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành và sâu sắc đến
ThS.Dương Nam Hà, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian tôi thực hiện khóa luận.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Phòng thống kê huyện Vụ Bản cùng
các cá nhân, tổ chức khác đã tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp số liệu, tư liệu
khách quan giúp tôi hoàn thành khóa luận này. Xin chân thành cảm ơn các
hộ sản xuất quýt tại xã đã cung cấp thông tin số liệu, giúp đỡ tôi trong quá
trình làm khóa luận.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình
đã hết sức động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện về mọi mặt cho tôi trong quá
trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 02 tháng 06 năm 2015
Sinh viên


2
Nguyễn Trọng Hòa
MỤC LỤC
3
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Thịt bò là loại thịt đỏ giàu dinh dưỡng và là loại thực phẩm được ưa
chuộng và được sử dụng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ngày nay,
việc sử dụng thịt bò trong cơ cấu bữa ăn hằng ngày càng phổ biến hơn và
được xem như loại thịt thông dụng thứ hai sau thịt lợn. Với mức sống ngày
càng được nâng cao nên xu thế người tiêu dùng hướng sang sử dụng thịt
bò ngày càng tăng, đặc biệt là khi dịch cúm gia cầm và cúm lợn vẫn thường
xuyên xảy ra. Vì vậy thị trường tiêu thụ thịt bò rất rộng lớn, không chỉ ở
các hộ gia đình mà còn là các công ty, xí nghiệp, trường học.
Bất kì một sản phẩmnào khi sản xuất thì yếu tố quan trọng cần thiết
đầu tiên chính là nguồn gốc đầu vào. Thực phẩm cũng vậy, nguồn nguyên
liệu đầu vào luôn đóng vai trò tối quan trọng. Nguyên liệu đầu vào có đảm
bào các tiêu chuẩn chất lượng, có an toàn thì sản phẩm mới đạt chất lượng
tốt. Còn nếu ngay từ đầu mà nguồn nguyên liệu kém chất lượng, không đạt
tiêu chuẩn thì sản phẩm sản xuất ra chất lượng sẽ kém , không an toàn, dễ
gây hại cho người tiêu dùng. Do vậy, nguồn cung ứng đóng vai trò rất quan
trọng trong quá trình sản xuất thực phẩm. Thịt bò là một trong những thực
phẩm đang được người tiêu dùng quan tâm nhiều. Tuy nhiên, các tác nhân
trong chuỗi cung ứng ở nước ta hiện nay còn đang hoạt động manh mún,
nhỏ lẻ, chưa có sự gắn kết, chưa có tính chuyên nghiệp cao gây khó khăn
trong quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Vụ Bản là một huyện nằm ở phía bắc của tỉnh Nam Định, phía bắc
tiếp giáp huyện Bình Lục của tỉnh Hà Nam và huyện Mĩ Lộc của tỉnh Nam
Định, phía đong tiếp giáp thành phố Nam Định và huyện Nam Trực, phía
tây và tây nam tiếp giáp huyện Ý Yên. Huyện có 17 xã và 1 thị trấn ( huyện

lị ). Giao thông đường bộ có quốc lộ 10 đi qua các tỉnh duyên hải Bắc Bộ và
4
quốc lộ 38B nối từ Hải Dương Ninh Bình đi qua. Hằng năm nơi đây còn tổ
chức lễ hội chợ cầu may truyền thống- chợ Viềng, từ lâu đã nổi tiếng với
thịt bò và cây cảnh. Với đường giao thông thuận lợi và truyền thống văn
hóa lâu đời, mặt hàng thịt bò ở Vụ Bản từ lâu đã là lợi thế của vùng. Mặc
dù đã phát triển từ lâu nhưng thị trường thịt bò ở huyện Vụ Bản, tỉnh Nam
Định vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh chung của sản phẩm bò
thịt hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn trong quản lí chất lượng vệ sinh
an toàn thực phẩm, sự khác biệt về giá trị gia tăng trong kênh phân phối ,
việc tiêu thụ thịt bò còn diễn ra hết sức tự nhiên, chưa có sự định hướng; sự
liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị còn chưa cao dẫn đến giá thịt
bò không ổn định là những vấn đề cần giải quyết.
Để ngành hàng thịt bò có thể phát triển thì cần phải có sự hỗ trợ và
hợp tác của các tác nhân trong chuỗi từ người sản xuất đến người tiêu
dùng. Việc liên kết các tác nhân trong quá trình chế biến và tiêu thụ là xu
hướng tất yếu của nền sản xuất hàng hóa, đảm bảo sự liên kết giữa các
khâu, phân phối lợi ích hợp lí giữa các tác nhân đem lại sự phát triển bền
vững của chuỗi giá trị thịt bò.
Xuất phát từ những lí do trên tôi chọn đề tài: “ Sự tham gia của các
tác nhân trung gian trong chuỗi giá trị thịt bò trên địa bàn huyện Vụ
Bản, tỉnh Nam Định” nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện kênh tiêu thụ
thịt bò ở huyện Vụ Bản tỉnh, Nam Định.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng sự tham gia của các tác nhân trung
gian, và những thuận lợi cũng như khó khăn trong quá trình hoạt động của
các tác nhân này trong chuỗi giá trị thịt bò ở huyện Vụ Bản báo cáo đề xuất
một số giải pháp nhằm pháp nhằm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của
chuỗi giá trị bò thịt tại địa phương.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể
5
- Hệ thống hóa lí luận và thực tiễn về vấn đề tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá
trị nói chung và tiêu thụ thịt bò nói riêng cũng như vai trò của các tác nhân
trung gian trong chuỗi giá trị nông sản.
- Phân tích thực trạng hoạt động và mối quan hệ giữa các tác nhân trung
gian tham gia trong chuỗi giá trị thịt bò ở huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
- Những thận lợi và khó khăn trong việc tiêu thụ thịt bò ở huyện Vụ Bản, các
yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ thịt bò ở Vụ Bản.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hoạt động của chuỗi giá trị
thịt bò ở huyện Vụ Bản thông qua hoạt động của các tác nhân trung gian.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Vai trò của các tác nhân trung gian trong chuỗi giá trị thịt bò là gì ?
- Thực trạng hoạt động và mối quan hệ giữa các tác nhân trung gian trong
chuỗi giá trị ?
- Những thuận lợi và khó khăn trong tiêu thụ thịt bò của các tác nhân trung
gian ?
- Các giải pháp nâng cao hoạt động của chuỗi là gì?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Khách thể : Thị trường thịt bò tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định
- Chủ thể: là các tác nhân trung gian tham gia trực tiếp vào chuỗi giá trị thịt
bò, bao gồm: tác nhân thu gom, tác nhân giết mổ, tác nhân bán buôn và tác
nhân bán lẻ thịt bò trên địa bàn huyện Vụ Bản.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1 Phạm vi không gian
Đề tài tập trung nghiên cứu ở địa bàn bốn xã: Tam Thanh, Liên Minh,
Kinh Thái và thị trấn Gôi của huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
1.4.2.2 Phạm vi thời gian
- Đề tài được nghiên cứu trong khoảng thời gian từ tháng 1/2015

đến cuối tháng 5/2015
- Số liệu thứ cấp : Thu thập số liệu, báo cáo từ năm 2012 đến năm
2014
1.4.2.3 Phạm vi nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu sự tham gia của các tác nhân trung gian
trong chuỗi giá trị thịt bò và đề xuất phương án nâng cao hiệu quả hoạt
6
động của các tác nhân này khi tham gia vào chuỗi giá trị thịt bò tại địa bàn
huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định
7
PHẦN II: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị nói đến tất cả những hoạt động cần thiết để chế biến
một sản phẩm (hoặc một dịch vụ) từ lúc còn là khái niệm, thông qua các
giai đoạn sản xuất khác nhau, đến khi phân phối tới người tiêu dùng cuối
cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng. Tiếp đó, một chuỗi giá trị tồn tại khi tất
cả những người tham gia trong chuỗi hoạt động để tạo ra tối đa giá trị
toàn chuỗi.
Chuỗi giá trị nghĩa là một chuỗi các quá trình sản xuất ( các chức
năng) từ cung cấp các DV đầu vào cho một sản phẩm cụ thể đến sản xuất,
thu hái, chế biến, marketing và tiêu thụ sản phẩm cuối cùng; “ Sự sắp xếp có
tổ chức, kết nối và điều phối sản xuất , nhà chế biến, các thương gia, và nhà
phân phối liên quan đến một sản phẩm cụ thể” ; một mô hình liên kết trong
đó kết hợp việc lựa chọn sản phẩm và công nghệ thích hợp cùng với các tổ
chức các đối tượng liên quan đến tiếp cận thị trường.
Định nghĩa này có thể hiểu theo nghĩa hẹp hoặc nghĩa rộng.
Theo nghĩa hẹp chuỗi giá trị gồm một loạt các hoạt động thực hiện
trong một công ty để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Các hoạt động

này có thể gồm có : giai đoạn xây dựng khái niệm và thiết kế, quá trình mẫu
vật tư đầu vào, sản xuất, tiếp thị và phân phối, thực hiện các dịch vụ hậu
mãi Tất cả những hoạt động này tạo thành một “chuỗi “ kết nối người sản
xuất với người tiêu dùng. Mặt khác, mỗi hoạt động lại bổ sung giá trị cho
thành phẩm cuối cùng.
8
Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng là một phức hợp các hoạt động do
nhiều người tham gia khác nhâu thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người
chế biến, thương nhân, người cung cấp dịch vụ ) để biến một nguyên liệu
thô thành một sản phẩm bán lẻ. Chuỗi giá trị rộng bắt đầu từ hệ thống sản
xuất nguyên liệu thô và chuyển dịch theo các mối liên kết với các doanh
nghiệp khác trong kinh doanh, lắp ráp , chế biến
Cách tiếp cận theo nghĩa rộng không xem xét các hoạt động do một
doanh nghiệp duy nhất tiến hành mà nó xem xét các mối liên kết ngược và
xuôi cho đến khi nguyên liệu thô sản xuất được kết nối với người tiêu dùng
cuối cùng.
Trong phần bài còn lại , cụm từ “ chuỗi giá trị ” được hiểu theo nghĩa
rộng
2.1.1.2 Tác nhân – tác nhân trung gian
Tác nhân : Tác nhân là một tế bào sơ cấp với các hoạt động kinh tế,
là trung tâm hoạt động độc lập và tự quyết định hành vi của mình. Có thể
hiểu rằng tác nhân là các hộ , doanh nghiệp, người thu gom, người buôn
bán tham gia trong ngành hàng thông qua hoạt động kinh tế của họ. Tác
nhân chia làm hai loại :
Tác nhân người thực: người chế biến, người bán buôn, người bán lẻ
Tác nhân tinh thần : doanh nghiệp, xí nghiệp, công ty, nhà máy
Theo nghĩa rộng người ta chia tác nhân thành từng nhóm để chỉ tập
trung các chủ thể có cùng một hoạt động.
Trong thực tế, một tác nhân có thể tham gia nhiều hoạt động khác
nhau. Vì vậy, khi phân tích tùy theo từng điều kiện cụ thể mà xác định các

tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị với các chức năng cụ thể cho chính
xác, tránh bỏ sót hay phân tích nhiều lần hoạt động của các tác nhân.
9
Trong phân tích chuỗi giá trị theo luồng hàng người ta chia thành
các tác nhân sau : Người sản xuất, người thu gom, người chế biến, người
bán lẻ, người tiêu dùng cuối cùng.
Tác nhân trung gian: bao gồm người thu gom, người chế biến,
người bán buôn và người bán lẻ. Họ là những người đóng vai trò quan
trọng trong hoạt động phân phối và thu mua sản phẩm từ người cung ứng
đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm
nhanh và hiệu quả hơn.
2.1.1.3 Liên kết trong chuỗi giá trị
a. Liên kết ngang
• Liên kết ngang là liên kết giữa các tác nhân trong cùng một khâu để giảm
chi phí , tăng giá bán sản phẩm và số lượng hàng bán
• Liên kết ngang mang lại các lợi thế như:
- Giảm chi phí sản xuất/kinh doanh cho từng thành viên của tổ/nhóm
qua đó tăng lợi ích cho từng thành viên của tổ/nhóm
- Tổ/nhóm có thể đảm bảo chất lượng , số lượng cho khách hàng
- Tổ/nhóm phát triển sản xuất kinh doanh một cách bền vững
• Làm gì để thúc đẩy liên kết ngang
Một điều quan trọng khi thúc đẩy liên kết ngang : Thành lập và hoạt
động của tổ hợp tác phải xuất phát từ nhu cầu của người dân và tham gia
vào tổ hợp tác phải mang lại lợi ích kinh tế cho từng hộ. Như thế hoạt động
của tổ hợp tác mới bền vững.
Các hình thức liên kết ngang cũng nhằm thúc đẩy các hộ có cùng nhu
cầu , sở thích và mục tiêu kinh tế gặp nhau:
- Tổ chức tham quan cho các nông dân học tập mô hình sản xuất kinh
doanh, học hỏi kinh nghiệm về kinh tế tập thể
- Tập huấn nâng cao kiến thức thị trường cho nông dân, chỉ rõ các lợi

ích khi họ tham gia vào tổ/nhóm
10
- Tổ chức các cuộc đối thoại với người hiện đang sản xuất, kinh
doanh
- vv
b. Liên kết dọc
• Liên kết dọc là liên kết giữa các khâu khác nhau của chuỗi
• Liên kết dọc có tác dụng :
- Giảm chi phí chuỗi
- Có cùng tiếng nói của những người trong chuỗi
- Hợp đồng bao tiêu sản phẩm được bảo vệ bởi luật pháp nhà nước
- Tất cả các thông tin thị trường đều được các tác nhân biết được để
sản xuất đáp ứng nhu cầu của thị trường
- Niềm tin phát triển chuỗi cao hơn
• Làm gì để thúc đẩy liên kết dọc ?
Có nhiều hình thức thúc đẩy liên kết dọc như :
- Khuyến khích các tác nhân trong chuỗi tham gia vào các hội chợ
thương mại và tổ chức triển lãm nhằm tập hợp các tác nhân trong cùng
một chuỗi
- Tổ chức các cuộc họp hoặc hội thảo giữa người bán và người mua ,
đi thăm các nhà mua và nhà bán sản phẩm nhằm xây dựng quan hệ kinh
doanh
- Xây dựng các webside giao dịch nhằm thuận lợi cho cả đôi bên
trong việc tìm kiếm người mua và người bán tiềm năng
2.1.2 Các phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị
• Phương pháp Filière (chuỗi, mạch)
Phương pháp Filière gồm có nhiều trường phái tư duy và truyền
thống nghiên cứu khác nhau. Khởi đầu, phương pháp này được dùng để
phân tích hệ thống nông nghiệp của các nước đang phát triển trong hệ
thống thuộc địa của Pháp. Phân tích chuỗi, chủ yếu là làm công cụ để

11
Nhà
cung
ứng
đầu
vào
Nhà
sản
xuất
Nhà
chế
biến
Nhà
phân
phối
Người
tiêu
dùng
nghiên cứu cách thức mà các hệ thông sản xuất nông nghiệp (cao su, bông,
cà phê, dừa…) đươc tổ chức trong bối cảnh của các nước đang phát triển.
Trong bối cảnh này, khung flière chú trọng đăc biệt đến cách các hệ thống
sản xuất địa phương được kết nối với công nghiệp chế biến, thương mại,
xuất khẩu và tiêu dùng cuối cùng.
Do đó, khái niệm chuỗi (Filière) được nhận thức chủ yếu bằng kinh
nghiệm thực tế và được sử dụng để lập sơ đồ dòng chuyển động của hàng
hóa và xác định những người tham gia vào các hoạt động. Tính hợp lý của
chuỗi cũng tương tự như khái niệm rộng về chuỗi giá trị (đã trình bày ở
trên). Tuy nhiên, khái niệm chuỗi chủ yếu tập trung vào các vấn đề của các
mối quan hệ vật chất và kỹ thuật được tóm tắt trong sơ đồ dòng chảy của
các hàng hóa và sơ đồ mối quan hệ chuyển đổi thông qua những người

tham gia chuỗi.
Sơ đồ 2.1: Khái niệm chuỗi theo phương pháp Filière
Phương pháp chuỗi (Filière) có hai lĩnh vực và có một số điểm chung
so với phân tích chuỗi giá trị:
- Việc đánh giá chuỗi về mặt kinh tế và tài chính chú trọng vào vấn đề tạo
thu nhâp và phân phối trong chuỗi hàng hóa và phân biệt các khoản chi
phí, thu nhâp giữa kinh doanh nội địa và quốc tế nhằm phân tích sự ảnh
hưởng của chuỗi đến nền kinh tế quốc dân và sự đóng góp của nó vào GDP.
- Phân tích chú trọng vào chiến lược của phương pháp chuỗi được sử dụng
nhiều nhất ở trường Đại học Paris – Nanterre, một số viện nghiên cứu như
Viện Nghiên cứu và Phát triển của Pháp (CIRAD), các tổ chức phi chính phủ
như IRAM (vê phát triển nông nghiệp), nghiên cứu một cách có hệ thống sự
tác động lẫn nhau của các mục tiêu, các cản trở và kết quả của mỗi bên có
12
liên quan trong chuỗi; các chiến lược cá nhân và tập thể cũng như các hình
thái qui định mà Hugon (1985) đã xác định là có bốn loại liên quan đến
chuỗi hàng hóa ở Châu Phi được phân tích gồm qui định trong nước, qui
định về thị trường, qui định của nhà nước va qui định kinh doanh nông
nghiệp quốc tế. Moustier va Leplaideur (1989) đã đưa ra một khung phân
tích về tổ chức chuỗi hàng hóa (lâp sơ đồ, các chiến lược cá nhân và tập
thể, hiệu suất về mặt giá cả và tạo thu nhâp, vấn đề chuyên môn hóa của
nông dân, thương nhân nganh thực phẩm so với chiến lược đa dạng hóa).
• Khung phân tích của Porter
Cách tiếp cận thứ hai có liên quan đến công trình của Michael Porter
(1985) về các lợi thế cạnh tranh. Michael Porter đã dùng khung phân tích
chuỗi giá trị để đánh giá xem môt công ty nên tự định vị mình như thế nào
trên thị trường và trong mối quan hệ với các nhà cung cấp, khách hàng và
các đối thủ cạnh tranh khác (cách tiếp cận chuỗi giá trị theo nghĩa hẹp).
Trong đó, ý tưởng về lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp đươc ông
tóm tắt như sau: Môt công ty có thể cung cấp cho khách hàng một mặt

hàng (hoặc dịch vụ) có giá trị tương đương với đối thủ cạnh tranh của
mình nhưng với chi phí thấp hơn (chiến lược giảm chi phí). Hoặc, làm thế
nào để một doanh nghiệp có thể sản xuất một mặt hàng mà khách hàng
chấp nhận mua với giá cao hơn (chiên lựơc tạo sự khác biệt).
Trong bối cảnh này, khái niệm chuỗi giá trị đựơc sử dụng như một
khung khái niệm mà các doanh nghiệp có thể dùng để tìm ra các nguồn lợi
thế cạnh tranh (thực tế và tiềm năng) của mình. Đăc biệt, Porter còn lập
luận rằng các nguồn lợi thế cạnh tranh không thể tìm ra nếu nhìn vào công
ty như một tổng thể. Một công ty cần được phân tách thành một loạt các
hoạt động và có thể tìm thấy lợi thế cạnh tranh trong một (hoăc nhiều hơn)
ở các hoạt động đó. Porter phân biệt giữa các hoạt đông sơ cấp, trực tiêp
13
góp phần tăng thêm cho giá trị sản xuất hàng hóa (dịch vụ) và các hoạt
động hỗ trợ có ảnh hưởng gián tiếp đến giá trị cuối cùng của sản phẩm.
Sơ đồ 2.2: Khung phân tích chuỗi giá trị của Porter (1985)
Trong khung phân tích của Porter, khái niệm chuỗi giá trị không
trùng với ý tưởng về chuyển đổi vật chất. Porter giới thiệu ý tưởng, theo đó
tính cạnh tranh của một công ty không chỉ liên quan đến quy trình sản
xuất. Tính cạnh tranh của doanh nghiệp có thể phân tích bằng cách xem xét
chuỗi giá trị bao gồm thiết kế sản phẩm, mua vật tư đầu vào, hậu cần (bên
trong và bên ngoài), tiếp thị, bán hàng, các dịch vụ hậu mãi và dịch vụ hỗ
trợ (lập chiến lược, quản lý nguồn nhân lực, hoạt động nghiên cứu…). Do
vậy, trong khung phân tích của Porter, khái niệm chuỗi giá trị chỉ áp dung
trong kinh doanh. Phân tích CGT chủ yếu nhằm hỗ trợ các hoạt động quản
lý, điều hành đưa ra các quyết định mang tính chiến lươc.
• Phương pháp tiếp cận toàn cầu
Khái niệm chuỗi giá trị còn được áp dụng để phân tích vấn đề toàn
cầu hóa (Gereff and Kozeniewicz 1994, Kaplinsky 1999, Kaplinsky and
Morris 2001). Theo đó, các nhà nghiên cứu dùng khung phân tích chuỗi giá
trị để tìm hiểu cách thức mà các công ty, các quốc gia hội nhập toàn cầu

đánh giá về các yếu tố quyết định liên quan đến việc phân phối và thu nhập
toàn cầu.
14
CGT tiêu
dùng
CGT thị
trường
CGT nhà
cung cấp
CGT của công ty CGT tiêu
dùng
CGT thị
trường
CGT nhà
cung cấp
CGT nhà
cung cấp
CGT tiêu
dùng
CGT thị
trường
Đầu
vào
Sản
xuất
Chuyể
n đổi
Bán
Tiêu
dùng

Phân tích chuỗi giá trị còn giúp làm sáng tỏ việc các công ty, quốc gia
và vùng lãnh thổ đươc kết nối với nền kinh tế toàn cầu như thế nào. Tương
tự, theo cách tiếp cận liên kết chuỗi giá trị (GTZ Eschborn, 2007) của GTZ
(Deutsche Gesellschaft für Technische Zusammenarbeit – Đức) thì chuỗi giá
trị là một loạt các hoạt đông kinh doanh (hay chức năng) có quan hệ với
nhau, từ việc cung cấp các giá trị đầu vào cụ thể cho môt sản phẩm nào đó,
đến sơ chế, chuyển đổi, marketing, cuối cùng lá bán sản phẩm đó cho người
tiêu dùng. Hay chuỗi giá trị là một loạt quá trình mà các doanh nghiệp
(nhà vận hành) thực hiện các chức năng chủ yếu của mình để sản xuất, chế
biến, và phân phối một sản phẩm cụ thể nào đó. Các doanh nghiệp kết nối
với nhau bằng một loạt các giao dịch sản xuất và kinh doanh, trong đó sản
phẩm được chuyển từ tay nhà sản xuất, sơ chế ban đầu đến tay người tiêu
dùng cuối cùng. Theo thứ tự các chức năng và các nhà vận hành, chuỗi giá
trị sẽ bao gồm một loạt các khâu trong chuỗi (hay còn gọi là các chức năng
chuỗi).Kết hợp với cách tiếp cận chuỗi giá trị của GTZ, phòng Phát triển
Quốc tế của Anh còn giới thiệu cuốn sổ tay thực hành phân tích chuỗi giá
trị có liên quan đến người nghèo với tựa đề “Để chuỗi giá trị hiệu quả hơn
cho người nghèo” hay “Nâng cao hiệu quả thị trường cho người nghèo”
(M4P, 2008). Đây là cách tiếp cận rất phù hợp để nghiên cứu các sản phẩm
nông nghiệp, nhất là những sản phẩm có liên quan đến người nghèo.

Cung cấp: Trồng, nuôi Phân loại Vận chuyển Nấu ăn
- Thiết bị Thu hoạch Chế biến Phân phối
- Đầu vào Sơ chế Đóng gói Bán
15
Nhà
cung
cấp đầu
vào cụ
thể

Nông
dân
(nhà
sản
xuất)
Người
đóng
gói
Người
bán
buôn
người
tiêu
dùng
Các nhà vận hành trong chuỗi và mối quan hệ giữa họ
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ chuỗi giá trị (GTZ Eschborn, 2007)
2.1.3 Các công cụ phân tích chuỗi giá trị
a. Công cụ 1 – Lựa chọn các chuỗi giá trị ưu tiên để phân tích
Trước khi tiến hành phân tích chuỗi giá trị, phải quyết định xem sẽ
ưu tiên chọn tiểu ngành nào, ản phẩm hay hàng hóa nào để phân tích. Vì
các nguồn lực để tiến hành phân tích lúc nào cũng hạn chế nên phải lập ra
phương pháp để lựa chọn một số nhất định các chuỗi giá trị để phân tích
trong số nhiều lựa chọn có thể được.
Các câu hỏi chính đặt ra để tìm được câu trả lời và thông qua đó
chúng ta sẽ tìm được sản phẩm, hàng hóa nào để phân tích chuỗi giá trị là :
Việc lựa chọn những chuỗi giá trị để phân tích dựa trên những tiêu chí
chính nào ? có những chuỗi giá trị tiềm năng nào có thể phân tích? Sau khi
áp dụng những tiêu chí lựa chọn, những chuỗi giá trị nào là thích hợp nhất
để phân tích.
Các bước tiến hành :

Bước 1 : Xác định các tiêu chí
Bước 2 : Định lượng mức độ quan trọng của tiêu chí
Bước 3 : Liệt kê các sản phẩm/hoạt động có tiềm năng
Bước 4 : Bảng xếp thứ tự các loại sản phẩm/ hoạt động theo tiêu chí
b. Công cụ 2 – lấp sơ đồ chuỗi giá trị
Mục tiêu : Lập sơ đồ chuỗi giá trị có ba mục tiêu chính :Giúp hình
dung được các mạng lưới để hiểu hơn về các kết nối giữa các tác nhân và
các quy trình trong một chuỗi giá trị, thể hiện tính phụ thuộc lẫn nhau giữa
16
các tác nhân và quy trình trong chuỗi giá trị. Cung cấp cho các bên liên
quan hiểu biêt ngoài phạm vi tham gia riêng của họ trong chuỗi giá trị.
Không có sơ đồ chuỗi giá trị hoàn toàn toàn diện và bao gồm tất cả
các yếu tố. Việc quyết định lập sơ đồ chuỗi giá trị phụ thuộc vào, chẳng hạn
như, các nguồn lực ta có, phạm vi và mục tiêu của nghiên cứu và nhiệm vụ
của tổ chức của chúng ta. Một chuỗi giá trị cũng như thực tiễn, có rất nhiều
khía cạnh : dòng sản phẩm thực tế, số tác nhân tham gia, giá trị tích lũy
được Vì vậy, việc chọn xem sẽ đưa vào những khía cạnh nào mà ta muốn
lập sơ đồ là rất quan trọng.
Thông qua việc trả lời các câu hỏi dưới đây có thể hướng dẫn chọn
những vấn đề nào để đưa vào sơ đồ : Có những quy trình khác nhau nào
trong chuỗi giá trị ? Ai tham gia vào quy trình này và thực tế họ làm những
gì ? Có những dòng sản phẩm , thông tin, tri thức nào trong chuỗi giá trị ?
Khối lượng của sản phẩm, số người tham gia, số công việc tạo ra như thế
nào ? Sản phẩm có xuất sứ từ đâu và được chuyển đi đâu ? Giá trị thay đổi
như thế nào trong toàn chuỗi giá trị ? Có những hình thức quan hệ và liên
kết nào tồn tại ? Những loại dịch vụ, kinh doanh nào cung cấp cho chuỗi giá
trị?
Các bước tiến hành :
Bước 1 : Lập sơ đồ quy trình cốt lõi trong chuỗi giá trị
Bước 2 : Xác định và lập sơ đồ những người tham gia chính vào các

quá trình này
Bước 3 : Lập sơ đồ dòng sản phẩm, thông tin và các kiến thức
Bước 4 : Lập sơ đồ khối lượng sản phẩm, số người tham gia và số
công việc
Bước 5 : Lập sơ đồ dòng luân chuyển sản phẩm hoặc dịch vụ về mặt
địa lí
Bước 6 : Xác định trên sơ đồ giá trị các cấp độ khác nhau của chuỗi
giá trị
Bước 7 : Lập sơ đồ các mối quan hệ và liên kết giữa những người
tham gia trong chuỗi giá trị
17
Bước 8 : Lập sơ đồ Dịch vụ kinh doanh cung cấp cho chuỗi giá trị
c. Công cụ 3: Phân tích chi phí và lợi nhuận
Tính chi phí và lợi nhuận cho phép nhà nghiên cứu xác định chuỗi giá
trị người nghèo đến mức độ nào. Cần cân nhắc việc nghiên cứu chi phí và
lợi nhuận thực tế khi một nhà nghiên cứu muốn biết liệu chuỗi giá trị có
phải là một nguồn thu nhập tốt cho người nghèo hay không, và thứ hai là
liệu người nghèo có tiếp cận được một chuỗi giá trị hay không. Chi phí và
lợi nhuận trước đây, mặt khác cho phép nhà ghiên cứu biết đã có những xu
hướng tài chính nào trong chuỗi giá trị và liệu chuỗi giá trị có xu hướng
phát triển trong tương lai không.
Biết các chi phí và lợi nhuận của những người tham gia trong một
chuỗi giá trị cho phép nhà nghiên cứu: xác định các chi phí hoạt động và
đầu tư đang được phân chia của những người trong chuỗi giá trị như thế
nào , kết luận xem liệu người nghèo có tham gia được chuỗi giá trị hay
không, xác định doanh thu và lợi nhuận đang được phân chia giữa những
người tham gia chuỗi giá trị như thế nào để kết luận xem liệu những người
tham gia, đặc biệt là người nghèo có thể có lợi nhuận trong chuỗi giá trị
không. Nói cách khác, liệu có thể nâng cao vị trí của người nghèo trong
chuỗi giá trị bằng cách làm cho chuỗi hiệu quả hơn ( giảm chi phí và tăng

giá trị). So sánh lợi nhuận của một chuỗi giá trị với một chuỗi giá trị khác
và do vậy có thể thấy, có nên chuyển từ chuỗi giá trị này sang chuỗi giá trị
khác không.
Câu hỏi chính mà nhà nghiên cứu phải trả lời để đạt được các mục
tiêu của phần này là: chi phí, bao gồm cả chi phí cố định và chi phí thay đổi
của mỗi người tham gia là gì và cần đầu tư bao nhiêu để tham gia một
chuỗi giá trị? Thu nhập của mỗi người tham gia trong chuỗi giá trị là bao
nhiêu? Vốn đầu tư, chi phí, thu nhập , lợi nhuận và lợi nhuận biên thay đổi
theo thời gian như thế nào? Vốn đầu tư, chi phí, thu nhập, lợi nhuận và lợi
nhuận biên được phân chia như thế nào giữa những người tham gia trong
18
chuỗi giá trị? Chi phí và lợi nhuận của chuỗi giá trị này thấp hơn hay cao
hơn so với các chuỗi giá trị sản phẩm khác? Nói cách khác, chi phí cơ hội
của việc thuê, mua các nguồn lực sản xuất cho chuỗi giá trị cụ thể này là
thế nào? Nguyên nhân của việc phân chia chi phí và lợi nhuận cho chuỗi giá
trị là gì?
Các bước tiến hành:
Bước 1: Xác định các chi phí và mức vốn đầu tư cần thiết
Bước 2: Tính doanh thu/ người tham gia
Bước 3: Tính tỉ xuất tài chính
Bước 4: Những thay đổi qua thời gian
Bước 5: Vị thế tài chính tương đối của những người tham gia trong
chuỗi gia trị
Bước 6: Tính chi phí cơ hội
Bước 7: Điểm chuẩn
Bước 8: Đi xa hơn dữ liệu định lượng
d. Công cụ phân tích 4 – Phân tích công nghệ, kiến thức và nâng cấp
Với công cụ này, công cụ và kiến thức có mặt và được dùng trong
chuỗi giá trị sẽ được phân tích. Trên cơ sở phân tích này sẽ cho biết: Liệu
người nghèo, các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị có làm được điều

đó? Nói cách khác, liệu học có trình độ và kiến thức để hiểu được công nghệ
và thực hiện vận hành nó? Liệu người nghèo có đủ tiền làm điều đó? Liệu
đòi hỏi đầu tư công nghệ có nằm trong tầm với của người nghèo?
Những mục tiêu của công cụ này là: để phân tích hiệu quả và và hiệu
lực của công nghệ trong việc sử dụng trong chuỗi giá trị; Để đảm bảo một
loại hình của công nghệ hiện tại và đòi hỏi trong chuỗi giá trị; Để phân tích
tính hợp lí của công nghệ có phù hợp với những kĩ năng của công nghệ ở
các mức khác nhau của chuỗi giá trị; Để phân tích các lựa chọn nâng cao
của chuỗi giá trị cung cấp những chất lượng đòi hỏi của sản phẩm đầu ra;
Phân tích tác động của đầu tư bên ngoài trong kiến thức và công nghệ.
Các bước tiến hành :
Bước 1: Vẽ sơ đồ sự biến đổi và sự khác nhau trong kiến thức và công
nghệ trong các quy trình riêng biệt ở chuỗi giá trị
19
Bước 2: Nhận thấy chuỗi thị trường riêng biệt dựa trên kiến thức và
công nghệ
Bước 3: Nhận biết và xác định do lượng lỗ hổng trong kiến thức và
công nghệ gây cản trở việc nâng cao trong chuỗi giá trị thị trường
Bước 4: Phân tích những lựa chọn nào là trong tầm với của người
nghèo ( về kiến thức, mức đầu tư, sử dụng )
e. Công cụ 5 – phân tích thu nhập trong chuỗi giá trị
Mục tiêu của phân tích thu nhập trong chuỗi giá trị là: Phân tích các
tác động của việc tham gia tới việc phân bổ thu nhập trong và giữa các
mức khác nhau của chuỗi giá trị ở các cấp bậc của người tham gia đơn lẻ;
Phân tích tác động của hệ thống quản trị chuỗi giá trị khác nhau tới sự
phân bổ thu nhập và giá sản phẩm cuối cùng, miêu tả sự tác động của sự
phân bổ thu nhập tới người nghèo và những nhóm người yếu thế và tiềm
năng với sự giảm nghèo từ các chuỗi giá trị khác nhau.
Để đạt được các mục tiêu trên thông thường các nhà nghiên cứu
phải làm rõ một số vấn đề sau : có những sự khác nhau trong và giữa

những mức khác nhau của chuỗi giá trị không? Tác động của hệ thống
quản trị khác nhau tới sự phân bổ thu nhập giữa và trong các mức khác
nhau của chuỗi giá trị? Những tác động hiện thời và tương lai của thu
nhập phân bổ của chuỗi giá trị lên người nghèo và nhóm người yếu thế là
gì? Những thay đổi trong thu nhập bắt nguồn từ việc phát triển của các
loại chuỗi giá trị khác nhau là gì? Sự đa dạng của thu nhập và rủi ro với
sinh kế trong và giữa các mức khác nhau của chuỗi giá trị là gì ?
Các bước tiến hành:
Bước 1 : Định nghĩa loại hình
Bước 2: Tính lợi nhuận
Bước 3 : Tính thu nhập ròng ở mỗi bước chuỗi giá trị
Bước 4: Tính phân bổ thu nhập theo lương
Bước 5: Tính sự phân bổ th nhập theo thời gian
Bước 6: Đánh giá vị trí thu nhập trong chiến lược sinh kế
Bước 7: So sánh thu nhập qua các chuỗi giá trị khác nhau
f. Công cụ 6 – phân tích việc làm trong chuỗi giá trị
20
Mục đích của việc phân tích việc làm trong chuỗi giá trị là: Để phân
tích tác động của mỗi chuỗi giá trị tới việc phân bổ việc làm trong và giữa
các cấp khác nhau của chuỗi giá trị ở cấp người tham gia cá nhân; Miêu tả
sự phân bỏ việc làm theo chuỗi giá trị và trong số những tầng lớp giàu
khác nhau và làm thế nào để người nghèo và nhóm yếu thế có thể tham gia
vào chuỗi; Miêu tả sự năng động của việc làm trong và dọc theo chuỗi giá
trị và sự bao gồm, tách rời người nghèo và các nhóm yếu thế; phân tích tác
động của hệ thống quản trị khác nhau của chuỗi giá trị đến phân bổ việc
làm; Phân tích sự tác động của các chiến lược nâng cao khác nhau của
chuỗi giá trị lên sự thay đổi việc làm.
Các bước tiến hành
Bước 1: Định nghĩa loại hình người tham gia
Bước 2: Xác định việc làm ở mỗi cấp

Bước 3: Tính toán phân bổ việc làm bởi các cấp của chuỗi giá trị
Bước 4: Phân tích sự đóng góp phân bổ việc làm
Bước 5: Xác định ảnh hưởng của quản trị lên việc làm
Bước 6: Xác định tác động của công nghệ tới việc làm
Bước 7: Xác định sự biến đổi của việc làm theo thời gian
g. Công cụ 7 – Quản trị và các dịch vụ
Việc phân tích quản trị và các dịch vụ nhằm điều tra các quy tắc hoạt
động trong chuỗi giá trị và đánh giá sự phân phối quyền lực giữa những
người tham gia khác nhau. Quản trị là một khái niệm rộng bao gồm hệ
thống điều phối, tổ chức và kiểm soát mà bảo vệ và nâng cao việc tạo ra giá
trị dọc theo chuỗi. Quản trị bao hàm sự tác động qua lại giữa những người
tham gia trong chuỗi là không ngẫu nhiên, nhưng được tổ chức trong một
hệ thống cho phép đáp ứng những đòi hỏi cụ thể về sản phẩm, phương
pháp và hậu cần.
Phân tích quản trị và các dịch vụ có thể giúp xác đinh đòn bẩy can
thiệp nhằm tăng tính hiệu quả chung của chuỗi giá trị. Các quy tắc có thể
không được lập ra một cách đầy đủ và duy trì yếu, làm giảm khả năng tạo
ra các giá trị. Việc phân tích các dịch vụ và quản trị cũng có thể đánh giá
21
lợi thế và bất lợi của các quy tắc với các nhóm khác nhau. Do vậy, khám
phá ra các khó khăn của hệ thống ảnh hưởng tới những người tham gia
yếu hơn.
Mục đích của việc phân tích quản trị và dịch vụ như sau: Phân tích
các nhà tham gia trong chuỗi giá trị phối hợp các hoạt động của họ như thế
nào thông qua các nguyên tắc chính thức và không chính thức, phân tích
những nhóm khác nhau của những người tham gia chuỗi giá trị nhận
những hình thức hỗ trợ đầy đủ như thế nào để giúp họ đạt được các tiêu
chuẩn yêu cầu; Liệu một chuỗi giá trị dựa vào phần lớn những sắp xếp
chính thức hóa hay dựa trên những sự tin tưởng và những thỏa thuận
không chính thức.

Câu hỏi đặt ra cần được trả lời trong những phân tích quản trị và
dịch vụ là: những nguyên tắc chính thức và không chính thức quy định
những hành động của những người tham gia trong chuỗi giá trị? Ai lập ra
nguyên tắc? Ai giám sát sự thi hành nguyên tắc? Cái gì làm cho những
nguyên tắc đó có hiệu lực? Tại sao lại cần nguyên tắc? Đâu là lợi thế và bất
lợi của những nguyên tắc đang có với mỗi loại người tham gia trong chuỗi
giá trị? Liệu có những dịch vụ hiệu quả để hỗ trợ những người tham gia để
đáp ứng những nguyê tắc và đòi hỏi của chuỗi giá trị?
Các bước tiến hành:
Bước 1: Sắp xếp những người tham gia
Bước 2: Xác định nguyên tắc và quy định
Bước 3: Phân tích sự thi hành
Bước 4: Phân tích dịch vụ hỗ trợ
h. Công cụ 8 – phân tích sự liên kết
Sự phân tích mối liên kết bao gồm không chỉ việc xác định tổ chức và
người tham gia nào liên kết với nhau mà còn xác định nguyên nhân của
những liên kết này và những liên kết này có mang lại lợi ích gì hay không.
Việc nhận biết lợi ích rất lâu để xác định những trở ngại trong việc tăng
cường mối liên kết và lòng tin giữa những người tham gia chuỗi giá trị.
Việc củng cố mối liên kết giữa những người tham gia khác nhau trong hệ
22
thống thị trường sẽ tạo nên nền móng cho việc cải thiện trong các cản trở
khác; việc lập ra cơ chế hợp đồng, cải thiện sau khi thu hoạch và hệ thống
vận chuyển, những cải tiến trong chất lượng và sử dụng hiệu quả thông tin
thị trường.
Mục đích của việc phân tích việc làm trong chuỗi giá trị là: Để miêu
tả mối liên kết giữa những người tham gia khác nhau trong chuỗi giá trị và
mối liên kết của họ với những người tham gia khác phụ thuộc vào chuỗi giá
trị. Miêu tả những mối liên kết giữa những người tham gia là những người
nghèo và không nghèo và sự áp dụng đối với sự phát triển vì người nghèo.

Các bước thực hiện:
Bước 1: Vẽ sơ đồ những người tham gia và tạo loại hình
Bước 2: Xác định các khía cạnh
Bước 3: Khảo sát những người tham gia
Bước 4: Phân tích kết quả khảo sát
Bước 5: Xác định phân bổ quyền lực
Bước 6: Phân tích lòng tin
2.1.4. Ý nghĩa của phân tích chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị có thể phân tích từ góc độ của bất cứ tác nhân nào
trong chuỗi. Phép phân tích chuỗi thường được sử dụng cho các công ty,
doanh nghiệp hay cơ quan nhà nước Bốn khía cạnh trong phân tích chuỗi
giá trị áp dụng trong nông nghiệp mang nhiều ý nghĩa là :
• Thứ nhất : Phân tích chuỗi giá trị có thể giúp chúng ta lập sơ đồ một cách
có hệ thống các bên tham gia vào sản xuất, phân phối, tiếp thị và bán một
(hoặc nhiều) sản phẩm cụ thể.
• Thứ hai: phân tích chuỗi giá trị có vai trò trung tâm trong việc xác định sự
phân phối lợi ích giữa những người tham gia chuỗi. Điều này đặc biệt quan
trọng với các nước đang phát triển (nhất là các nước nông nghiệp) khi
tham gia vào quá trình toàn cầu hóa.
• Thứ ba: phân tích chuỗi giá trị có thể dùng để xác định vai trò của việc
nâng cấp chuỗi giá trị.
• Thứ tư: nâng cấp chuỗi giá trị có thể nhấn mạnh vai trò quản trị của chuỗi
giá trị
23
Như vậy, phân tích chuỗi giá trị có thể làm cơ sở cho việc hình thành
các chương trình, dự án hỗ trợ cho một chuỗi giá trị hoặc một số chuỗi giá
trị nhằm đạt được một số kết quả mong muốn hay nó là động thái bắt đầu
một quá trình trong chiến lược hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hướng
ổn định, bền vững.
Trên quan điểm toàn diện, phân tích các tác nhân trung gian trong

chuỗi giá trị thịt bò sẽ cho phép chỉ ra những tồn tại , bất cập trong quá
trình hoạt động của các tác nhân này; các hạn chế trong quá trình phân
phối giao dịch, phân phối lợi nhuận, mối liên kết và thông tin giữa các tác
nhân để đưa ra giải pháp thúc đẩy chuỗi giá trị, làm cho chuỗi giá trị hoạt
động hiệu quả hơn.
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị thịt bò
• Mối quan hệ giữa các tác nhân
Mối quan hệ giữa các mắt xích trong chuỗi được thể hiện bằng việc
thường xuyên trao đổi thông tin về số lượng, chất lượng, mẫu mã và cách
bao gói, thời gian giao hàng, phương thức thanh toán trong các hoạt động
theo chiều dọc của chuỗi giá trị thịt bò.
• Yếu tố tự nhiên
Khí hậu thời tiết không những ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thế gia
súc mà còn tác động đến sự phát triển của đồng cỏ và các nguồn thức ăn
thô xanh khác, nghĩa là tác động gián tiếp đến chăn nuôi bò thịt thông qua
nguồn thức ăn của chúng. Sự phân bố của lượng mưa cũng ảnh hưởng đến
chăn nuôi bò thịt. Mùa mưa cỏ dồi dào, bò phát triển tốt, ngược lại vào mùa
khô , nắng nóng kéo dài, cỏ không phát triển được, bò bị thiếu thức ăn nên
tăng trọng kém
• Yếu tố kĩ thuật
Quy trình kĩ thuật trong chăm sóc, nuôi dưỡng bò thịt gồm: đáp ứng
đủ nhu cầu thức ăn về số lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá
trình sinh trưởng và phát triển của bò ở các độ tuổi, cung cấp nước uống ,
24
tổ chức tiêm phòng bệnh định kì, giữ gìn vệ sinh khu vực chăn nuôi thực
hiện đầy đủ quy trình kỹ thuật trong chăm sóc, nuôi dưỡng bò thịt sẽ đảm
bảo phát huy tối đa đặc tính di truyền của giống, nâng cao tỷ lệ nuôi sống,
nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Thức ăn là yếu tố quan trọng nhất, cũng như các gia súc khác, bò
không thể tồn tại khi không có thức ăn và không thể cho năng suất cao khi

nguồn thức ăn không ổn định hoặc thức ăn kém chất lượng. Thức ăn cho
bò ở nước ta chủ yếu là các nguồn phụ phẩm nông nghiệp và tận dụng
chăn thả tự nhiên. Tuy nhiên các bãi chăn thả đang ngày càng thu hẹp do
quá trình công nghiệp hóa, nhiều phụ phẩm nông nghiệp còn đang bị lãng
phí chưa được tận dụng để chăn nuôi bò. Một số giống cỏ nhập nội đã được
trồng thử và chọn lọc, nhưng hiện nay mới chỉ trồng thử ở một số cơ sở
chăn nuôi bò giống và một số rất ít các địa phương. Nói chung việc đưa tiến
bộ kĩ thuật và thức ăn vào nuôi dưỡng bò ở nước ta vẫn còn rất hạn chế,
tình trạng bò thiếu thức ăn, nhất là vào mùa khô và bị thiếu chất dinh
dưỡng vẫn còn rất phổ biến.
• Yếu tố kinh tế thị trường
Thứ nhất, thị trường tiêu thụ sản phẩm là một trong các mắt xích
quan trọng quyết định sản xuất chăn nuôi bò thịt, sự ổn định của thị trường
thịt bò là động lực giúp cho chăn nuôi bò thịt phát triển vì nó trực tiếp liên
quan đến cung, cầu và giá trị của chúng. Thứ hai khoa học kĩ thuật và công
nghệ cũng góp phần tích cực đẩy mạnh chăn nuôi bò thịt phát triển vì nó
góp phần tạo ra các giống mới có năng suất và chất lượng cao thích nghi
điều kiện sinh thái, tạo ra quy trình chăn nuôi hiệu quả, công nghệ nhân
giống hiện đại Thứ ba, lao động, việc ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa
học và công nghệ vào trong sản xuất là một trong những nguyên nhân là
cho chăn nuôi bò thịt phát triển, để nắm bắt được tiến bộ khoa học công
nghệ đòi hỏi người lao động phải có kiến thức cơ bản về kĩ thuật chăn nuôi
25

×