Tải bản đầy đủ (.pdf) (205 trang)

Nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.75 MB, 205 trang )













PHẠM THỊ TÂN




NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ THỊT LỢN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN



LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP










HÀ NỘI, 2015

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM









PHẠM THỊ TÂN



NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ THỊT LỢN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN




CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số: 62 62 01 15





NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS TS. Phạm Văn Hùng
2. TS. Nguyễn Mạnh Hải







HÀ NỘI , 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM



i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu trình bày trong luận án là trung thực, khách quan, chưa từng dùng bảo
vệ để lấy bất kỳ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được
cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận án



Phạm Thị Tân

















ii
LỜI CẢM ƠN

Luận án này được thực hiện và hoàn thành tại Học viện Nông nghiệp Việt
Nam.
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này, tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Phạm Văn Hùng và TS. Nguyễn Mạnh Hải, người

hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ và định hướng giúp tôi trưởng thành trong
công tác nghiên cứu và hoàn thiện Luận án;
Tôi xin ghi nhận và biết ơn sự giúp đỡ quý báu của tập thể các thầy, cô giáo
Bộ môn Phân tích định lượng, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Ban Quản lý
đào tạo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này;
Luận án này được thực hiện với sự hỗ trợ của lãnh đạo địa phương và các
Phòng, Sở nông nghiệp & PTNT Nghệ An, nhất là nhân dân các xã được lựa chọn
nghiên cứu đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình điều tra khảo sát
thực địa và nghiên cứu đề tài. Tôi xin trân trọng cám ơn sự hỗ trợ quý báu này. Xin
cảm ơn một số em sinh viên K52 đã cùng tham gia thu thập số liệu tại Nghệ An.
Trong thời gian học tập và nghiên cứu, tôi cũng đã nhận được sự hỗ trợ và
giúp đỡ tận tình từ Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung
Ương, tập thể đồng nghiệp động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và
hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cám ơn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới bạn bè và người thân đã luôn kịp
thời động viên, chia sẻ và tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập tài liệu
trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án của mình.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận án




Phạm Thị Tân




iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ ix
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 3
3. Câu hỏi nghiên cứu 4
5. Những đóng góp mới của luận án 5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 6
1.1. Chuỗi giá trị thịt lợn 6
1.1.1. Chuỗi giá trị và những khái niệm liên quan 6
1.1.2. Nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn 19
1.2. Cơ sở thực tiễn về chuỗi giá trị thịt lợn 35
1.2.1. Tổng quan chăn nuôi lợn trên thế giới 35
1.2.2. Tổng quan về tình hình chăn nuôi lợn trong nước 36
1.2.3. Phát trin chuỗi giá trị thịt lợn của một số nước và Việt Nam 40
1.2.4. Bài học kinh nghiệm cho phát trin chuỗi giá trị thịt lợn ở Nghệ An 44
1.2.5. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan 45
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 49
2.1. Khái quát về tỉnh Nghệ An 49
2.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Nghệ An 49
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An 50
2.1.3. Những lợi thế và hạn chế về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội 53
2.2. Phương pháp nghiên cứu 55
2.2.1. Phương pháp tiếp cận 55

2.2.2. Khung phân tích chuỗi giá trị thịt lợn 56
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu 58
2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu phân tích 66
CHƯƠNG 3. CHUỖI GIÁ TRỊ THỊT LỢN TỈNH NGHỆ AN 68
3.1. Tổng quan tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ thịt lợn 68



iv
3.1.1. Tổng quan tình hình chăn nuôi lợn của tỉnh 68
3.1.2. Chế biến và tiêu thụ 69
3.2. Thực trạng chuỗi giá trị thịt lợn tỉnh Nghệ An 71
3.2.1. Sơ đồ chuỗi giá trị thịt lợn 71
3.2.2. Hoạt động của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị thịt lợn 75
3.2.3. Phân tích kinh tế chuỗi giá trị lợn tỉnh Nghệ An 109
3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị thịt lợn 115
3.3.1. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên 115
3.3.2. Nhóm yếu tố đầu vào 116
3.3.3. Nhóm yếu tố thị trường 118
3.3.4. Thu nhập của người tiêu dùng 121
3.3.5. Thị hiếu của người tiêu dùng 122
3.3.6. Sự tác động của thông tin 122
3.3.7. Phân phối lợi ích giữa các tác nhân 124
3.4. Rủi ro của các tác nhân trong chuỗi giá trị thịt lợn 124
3.4.1. Rủi ro của người chăn nuôi 124
3.4.2. Rủi ro đối với các tác nhân khác 126
3.5. Đánh giá sự liên kết của các tác nhân trong chuỗi giá trị thịt lợn 129
4.1. Quan điểm và phương hướng phát triển của ngành chăn nuôi 135
4.1.1. Quan đim 135
4.1.2. Định hướng phát trin đến năm 2020 136

4.2. Mục tiêu nâng cấp chuỗi 137
4.3. Căn cứ khoa học đề xuất chiến lược nâng cấp chuỗi 137
4.4. Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị thịt lợn tỉnh Nghệ An 141
4.4.1. Chiến lược đổi mới chất lượng 141
4.4.2. Chiến lược đầu tư kỹ thuật, công nghệ 141
4.4.3. Chiến lược giảm chi phí 141
4.4.4. Chiến lược nâng cấp hoạt động quản lý nhà nước 142
4.4.5. Các nhóm giải pháp chiến lược đ nâng cấp chuỗi giá trị thịt 142
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 149
1. Kết luận 149
2. Kiến nghị 150
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO 152




v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nghĩa

BQ
Bình quân
BTB
Bắc trung bộ
CGT
Chuỗi giá trị
ĐBSCL
Đồng bằng sông cửu long

ĐBSH
Đồng bằng sông hồng
ĐNB
Đông Nam bộ
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
GTSX
Giá trị sản xuất
GTGT
Giá trị gia tăng
HTX
Hợp tác xã
KHCN
Khoa học công nghệ
KHKT
Khoa học kỹ thuật
PTTN
Phát trin nông thôn
TACN
Thức ăn chăn nuôi
TC
Tổng chi phí (Total Cost)
TR
Tổng doanh thu (Total Revenues)
UBND
Ủy ban nhân dân
VSATTP
Vệ sinh an toàn thực phẩm




vi
DANH MỤC CÁC BẢNG

TT
Tên bảng
Trang
2.1
Hiện trạng sử dụng đất đai của tỉnh Nghệ An năm 2011-2013
50
2.2
Cơ cấu dân số tỉnh Nghệ An phân theo giới tính và khu vực
51
2.3
Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế
51
2.4
Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế (2008-2013)
52
2.5
Phân bổ mẫu điều tra theo địa bàn
62
2.6
Chi phí của từng tác nhân trong chuỗi giá trị thịt lợn
64
2.7
Mô hình ma trận SWOT
66
3.1
Số lượng lợn và sản lượng thịt hơi xuất chuồng (2008-2013)

68
3.2
Thông tin cơ bản của các hộ chăn nuôi
75
3.3
Vốn đầu tư cho chăn nuôi lợn của các hộ sản xuất
78
3.4
Nguồn tham khảo giá bán lợn thịt của người chăn nuôi
81
3.5
Chi phí sản xuất của người nuôi lợn
82
3.6
Một số chỉ tiêu kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt
83
3.7
Đặc đim của thương lái –người thu gom (nội tỉnh)
85
3.8
Giá mua, giá bán lợn hơi của thương lái qua các năm
87
3.9
Chi phí kinh doanh của thương lái
88
3.10
Phương thức thanh toán đầu vào, đầu ra của thương lái
88
3.11
Quy mô lò mổ

90
3.12
Giá trị tài sản của lò mổ
90
3.13
Khả năng hoạt động của lò mổ qua các năm
91
3.14
Chi phí hoạt động của lò mổ
92
3.15
Thông tin cơ bản về hộ giết mổ
94
3.16
Sản phẩm và giá bán của hộ giết mổ
96
3.17
Chi phí hoạt động của hộ giết mổ
96
3.18
Đặc đim của người bán lẻ
97
3.19
Tài sản phục vụ cho việc bán thịt lợn
98
3.20
Mức tiêu thụ thịt lợn tính bình quân cho 1 hộ bán lẻ
99
3.21
Giá mua vào và bán ra của thành viên bán lẻ qua các năm

100
3.22
Chi phí hoạt động của người bán lẻ
100
3.23
Doanh thu của người bán lẻ
101



vii
3.24
Đặc đim của người chế biến
102
3.25
Chi phí sản xuất của người chế biến
103
3.26
Doanh thu của hộ chế biến giò, chả, ruốc
103
3.27
Đặc đim cơ bản của hộ tiêu dùng
104
3.28
Mức tiêu dùng thịt lợn bình quân của hộ
105
3.29
Giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần của các tác nhân ở kênh
thị trường trong tỉnh
109

3.30
Giá trị gia tăng, Giá trị gia tăng thuần của các tác nhân ở kênh
thị trường ngoài tỉnh
110
3.31
Phân bổ giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần của các tác nhân
114
3.32
Nhu cầu tiêu dùng thịt lợn khi giá thịt lợn thay đổi
119
3.33
Lượng tiêu dùng các thực phẩm thay thế khi giá thịt lợn biến
động
120
3.34
Chi tiêu cho thịt lợn của người tiêu dùng
121
3.35
Ý kiến đánh giá về an toàn thực phẩm của người tiêu dùng
123
3.36
Liên kết thông tin giữa các tác nhân
130
4.1
Phân tích ma trận SWOT sản phẩm lợn Nghệ An
139








viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ

TT
Tên biểu đồ, đồ thị
Trang
1.1
Lượng tiêu dùng thịt lợn của một số nước trên thế giới
36
1.2
Số lượng lợn giai đoạn 2006-2013
37
1.3
Diễn biến giá thị lợn hơi ở một số khu vực
38
3.1
Cơ cấu giống lợn của người chăn nuôi
76
3.2
Hình thức chăn nuôi và sử dụng thức ăn chăn nuôi lợn thịt
77
3.3
Cách tiếp cận thông tin chăn nuôi của hộ
80
3.4
Mức độ áp dụng thông tin vào thực tế chăn nuôi của hộ
80

3.5
Lượng lợn thịt giết mổ trung bình các tháng trong năm 2012
92
3.6
Sản lượng thịt bán ra BQ các tháng năm 2012 của người bán lẻ
99
3.7
Sự thay đổi về mức tiêu dùng thịt lợn của người tiêu dùng
106
3.8
Thuận lợi của hộ nuôi lợn
107
3.9
Khó khăn của hộ nuôi lợn
108
3.10
Phân phối giá trị gia tăng thuần cho các tác nhân
115
3.11
Rủi ro các hộ chăn nuôi gặp phải
125
3.12
Biện pháp quản lý rủi ro của các hộ chăn nuôi
126
3.13
Rủi ro của các tác nhân khác trong chuỗi giá trị thịt lợn
127
3.14
Biện pháp quản lý rủi ro của các tác nhân trong chuỗi
128








ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ

TT
Tên sơ đồ
Trang
1.1
Chuỗi cung ứng đin hình
9
1.2
Các thành phần trong chuỗi cung ứng
10
1.3
Dòng chảy trong chuỗi cung ứng
11
1.4
Khung phân tích chuỗi giá trị của Porter
13
1.5
Liên kết trong chuỗi giá trị giản đơn
14
1.6
Chuỗi giá trị mở rộng

15
1.7
Các dòng chảy trong chuỗi giá trị
16
1.8
Mối quan hệ ngành hàng, chuỗi cung ứng với chuỗi giá trị
18
1.9
Sự khác biệt của chuỗi cung ứng với chuỗi giá trị
19
1.10
Chuỗi giá trị thịt lợn giản đơn
20
1.11
Chuỗi giá trị thịt lợn mở rộng
21
1.12
Dạng sơ đồ chuỗi giá trị
24
1.13
Chiến lược đổi mới chất lượng và đầu tư kỹ thuật
26
1.14
Chiến lược cắt giảm chi phí và nâng cấp hoạt động th chế
27
1.15
Một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến chuỗi gía trị thịt lợn
31
2.1
Khung phân tích chuỗi giá trị thịt lợn

57
3.1
Các kênh tiêu thụ thịt lợn
70
3.2
Sơ đồ chuỗi gía trị thịt lợn Nghệ An
73
3.3
Tỷ lệ nguồn cung cấp giống của người chăn nuôi
76
3.4
Tỷ lệ cung cấp sản phẩm đầu ra của người chăn nuôi
84
3.5
Tỷ lệ cung cấp sản phẩm đầu ra của thương lái
86
3.6
Tỷ lệ cung cấp sản phẩm đầu ra của lò mổ
93
3.7
Tỷ lệ cung cấp sản phẩm đầu ra của người bán lẻ
98
4.1
Mô hình phân tích đề xuất chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị
thịt lợn
137










MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo,
đặc biệt

các tỉnh có ngành chăn nuôi phát trin như Nghệ An. Phát trin chăn
nuôi là cách duy nhất giúp người nghèo ở nông thôn thoát khỏi đói nghèo
(Tuong, 2005). Chăn nuôi là một trong những ngành mang lại thu nhập chủ yếu
cho nông hộ (Eprecht, 2005).
Ngành chăn nuôi của Việt Nam nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng góp
phần cho tăng trưởng và phát trin kinh tế vì nó (i) tạo việc làm, tăng thu nhập cho
người chăn nuôi, đặc biệt ở người chăn nuôi vùng nông thôn; (ii) cung cấp thực
phẩm giàu dinh dưỡng cho người dân; (iii) đóng góp vào giá trị sản xuất (GTSX)
cũng như tổng sản phẩm của quốc gia. Đóng góp của chăn nuôi vào giá trị sản
xuất chiếm 24,4 % tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2007; 27% năm
2010 và 30,28% năm 2013 (giá so sánh 1994). Đối với tỉnh Nghệ An tỷ trọng
ngành chăn nuôi chiếm 41,5 % giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (Sở Nông nghiệp
& PTNT tỉnh Nghệ An, 2013).
Nghệ An là một trong những tỉnh có số đầu lợn lớn nhất cả nước và là một
trong 4 tỉnh có tổng đàn vượt 1 triệu con, đứng thứ 3 sau Hà Nội (bao gồm cả Hà
Tây). Nghệ An cũng là một trong 12 tỉnh nằm trong Chương trình “Nâng cao khả
năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm (LIFSAP)” của Ngân
hàng thế giới và Chính phủ Việt Nam. Năm 2013, đàn lợn của Nghệ An với hơn

1,3 triệu con, chiếm 4,5% tổng đàn lợn của toàn quốc và 21% vùng Bắc Trung bộ
và Duyên hải miền Trung (Tổng cục Thống kê, 2013). Đàn lợn của tỉnh tăng liên
tục trong giai đoạn 2006-2010 nhưng giảm mạnh vào những năm 2012-2013 (giảm
13,0% so với năm 2009). Số lượng đầu con trong giai đoạn 2010-2013 giảm
0,3%/năm nhưng sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng tăng bình quân 4,0%/năm.
Điều này cho thấy, đàn lợn của tỉnh đang dần được cải thiện theo hướng tăng chất
lượng, trọng lượng xuất chuồng gia tăng. Những năm gần đây, người nuôi lợn phải
gánh chịu hiện tượng giá thịt lợn tăng nhưng giá lợn hơi không tăng, ảnh hưởng
đến tâm lý người chăn nuôi, phải thu hẹp sản xuất. Đến khi sản lượng giảm thì giá
lợn hơi tăng lên nhưng đến lúc này người chăn nuôi không có lợn đ bán. Nguyên



2
nhân là do các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp ở nước ta phần lớn có quá nhiều
tác nhân trung gian, liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi còn lỏng lẻo, trong khi
đó người chăn nuôi thiếu thông tin thị trường, chưa được trang bị kiến thức đ tham
gia và các chuỗi giá trị có giá trị cao. Hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ lẻ cũng khó
tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ. Do các chuỗi giá trị thiếu liên kết
chặt chẽ nên một khi một mắt xích vận hành không trơn tru hoặc đứt đoạn thì khiến
cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bị đình trệ và phần thiệt hại lại thuộc về người
sản xuất phải gánh chịu.
Tình hình này cũng không là ngoại lệ với chăn nuôi lợn ở Nghệ An. Chính
quyền địa phương tỉnh đã có nhiều chính sách ưu đãi khuyến khích người chăn
nuôi sản xuất. Ngoài ra, địa phương cũng có chính sách thu hút nhà đầu tư tham gia
vào chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn đ tạo ra một chu trình khép kín từ sản xuất –
chế biến (giết mổ) – tiêu thụ và tận dụng những hỗ trợ từ các dự án. Ngoài ra sản
phẩm thịt lợn là món ăn chủ yếu của người dân, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm từ
thịt lợn ngày càng cao, đặc biệt cung thịt lợn đang thiếu cho tiềm năng xuất khẩu.
Mặc dù có nhiều thuận lợi đ phát trin cho sản phẩm thịt lợn, nhưng thực tế là

người chăn nuôi lợn của tỉnh Nghệ An vẫn chưa thực sự làm giàu được. Phần lớn
sản lượng được sản xuất ra được tiêu thụ qua thương lái và và 1/3 sản lượng tiêu
thụ ở thị trường ngoài tỉnh. Điều này có nghĩa là, khâu tạo ra giá trị gia tăng cho
sản phẩm thuộc về các tác nhân khác trong chuỗi, người chăn nuôi trong tỉnh chỉ
nhận được một phần ít giá trị gia tăng thuần và hoạt động chăn nuôi của người sản
xuất nhỏ lẻ nên không thu được lợi nhuận cao từ việc chăn nuôi. Đây có phải là
mấu chốt làm cho việc nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi gặp khó khăn hay
không? Và còn nhiều vấn đề xoay quanh các khâu sản xuất và tiêu thụ được đặt ra
cho sản phẩm thịt lợn của tỉnh cần được phân tích đ có th giúp cho toàn bộ các
tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị bao gồm người chăn nuôi, thương lái, lò giết
mổ, người bán buôn, bán lẻ có th gia tăng thu nhập. Do vậy đ chuỗi giá trị thịt
lợn phát trin thì cần có sự hỗ trợ cũng như hợp tác của các tác nhân trong chuỗi từ
người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng. Việc liên kết các tác nhân tham gia
trong quá trình sản xuất và tiêu thụ là xu hướng phát trin của nền sản xuất hàng
hóa trong đó có ngành chăn nuôi lợn thịt; đảm bảo sự liên kết giữa các khâu, phân
phối lợi ích hợp lý giữa các tác nhân đem lại sự phát trin bền vững của chuỗi giá
trị sản phẩm thịt lợn.



3
Cho đến nay đã có một số đề tài nghiên cứu về ngành chăn nuôi lợn và
ngành hàng lợn thịt đạt được nhiều nội dung quan trọng. Các đề tài nghiên cứu từ
trước đến nay thường tập trung vào các vấn đề kỹ thuật chăn nuôi, phòng trừ dịch
bệnh, kinh tế chăn nuôi lợn và tìm giải pháp phát trin chăn nuôi lợn hoặc ngành
hàng cho sản phẩm thuần nhất (thịt lợn hơi). Các kết quả đạt được mới chỉ giải
quyết một phần những khó khăn hiện nay mà ngành hàng lợn thịt đang phải đối
mặt. Do đó, trong những năm gần đây, xu hướng nghiên cứu trên thế giới và cả
Việt Nam hướng tập trung vào chuỗi giá trị, trong đó có chuỗi giá trị thịt lợn, bởi
từng công đoạn sản xuất, chế biến hay tiêu dùng, dù hiệu quả đến đâu cũng khó giải

quyết được triệt đ vấn đề. Nghiên cứu chuỗi giá trị của sản phẩm nói chung và thịt
lợn nói riêng sẽ trả lời được câu hỏi quan trọng của kinh tế là “sản xuất cho ai”,
trong bối cảnh chăn nuôi còn nhỏ lẻ, manh mún, tự phát, sản phẩm nhiều khi khó
tiêu thụ bởi mức độ tin tưởng của người tiêu dùng vào chất lượng của thịt lợn còn
hạn chế.
Do vậy, những câu hỏi đang đặt ra cho các nhà lãnh đạo, các nhà nghiên cứu
hiện nay là: Thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ thịt lợn trên địa bàn tỉnh Nghệ
An ra sao? Những tác nhân nào tham gia vào chuỗi giá trị thịt lợn trên địa bàn tỉnh
và đang gặp những khó khăn, trở ngại nào? Những chiến lược nào cần nghiên cứu,
đề xuất đ nâng cấp chuỗi giá trị thịt lợn tại tỉnh Nghệ An? Có được bức tranh tổng
th về chuỗi giá trị thịt lợn trên địa bàn tỉnh Nghệ An là hết sức cần thiết, giúp địa
phương có cơ chế chính sách đúng đắn đ phát trin ngành chăn nuôi lợn đạt kết
quả và hiệu quả kinh tế cao. Đ có sự nhìn nhận một cách hệ thống trên cơ sở phân
tích mối quan hệ nhiều chiều giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị thịt lợn và đề
xuất các giải pháp khắc phục khó khăn trong quá trình phát trin chuỗi, nghiên cứu
chuỗi giá trị thịt lợn trên địa bàn tỉnh Nghệ An là cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
a) Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng chuỗi giá trị thịt lợn tỉnh Nghệ An từ đó đề xuất chiến
lược và hệ thống các giải pháp nhằm nâng cấp chuỗi giá trị thịt lợn cho địa bàn
nghiên cứu trong thời gian tới.
b) Mục tiêu cụ thể
- Luận giải và hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị thịt lợn;
- Đánh giá thực trạng chuỗi giá trị thịt lợn và phân tích các yếu tố ảnh hưởng



4
đến chuỗi giá trị thịt lợn trên địa bàn tỉnh Nghệ An;
- Đề xuất chiến lược nâng cấp chuỗi và hệ thống các giải pháp nâng cấp chuỗi

giá trị thịt lợn trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Lý luận về chuỗi giá trị và chuỗi giá trị thịt lợn như thế nào? Với sản phẩm
thịt lợn trong địa bàn tỉnh Nghệ An, nghiên cứu chuỗi giá trị nên theo hướng nào?
- Những tác nhân nào tham gia chuỗi giá trị thịt lợn của tỉnh Nghệ An, quan hệ
của những tác nhân này?
- Cơ chế giao dịch, cơ cấu giá trị gia tăng và phân chia lợi nhuận giữa các tác
nhân tham gia trong chuỗi như thế nào?. Liên kết giữa các tác nhân được truyền tải
như thế nào trong chuỗi?
- Những hạn chế, khó khăn và các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình phát trin
chuỗi giá trị thịt lợn tỉnh Nghệ An?
- Chiến lược và giải pháp nào cần thiết đ nâng cấp chuỗi giá trị thịt lợn tỉnh
Nghệ An?.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a) Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về
chuỗi giá trị thịt lợn, hoạt động của chuỗi và các tác nhân (người chăn nuôi, thương
lái (thu gom), người giết mổ, người chế biến (giò, chả), người bán buôn, bán lẻ,
người tiêu dùng) tham gia chuỗi giá trị thịt lợn trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
b) Phạm vi nghiên cứu
+ V không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Theo những
kết quả điều tra bước đầu, phần lớn lượng sản phẩm lợn thịt sản xuất ra trong vùng
được tiêu thụ ở trong tỉnh (khoảng 70%), do vậy đề tài tập trung nghiên cứu các
hoạt động của chuỗi giá trị thịt lợn trong tỉnh Nghệ An.
Đối tượng thu thập thông tin là người chăn nuôi, thương lái (thu gom), giết
mổ, chế biến, buôn bán tiêu dùng thịt lợn trên địa bàn tỉnh.
+ V thời gian: Các dữ liệu, thông tin được sử dụng đ đánh giá thực trạng
sản xuất thịt lợn ở địa phương, hộ chăn nuôi lợn được thu thập trong giai đoạn 2
năm 2011 – 2012, trong đó tập trung tìm hiu tình hình sản xuất, tiêu thụ lợn thịt
năm 2012. Các giải pháp, đề xuất tháo gỡ khó khăn từ khâu sản xuất đến tiêu thụ đ

phát trin chuỗi giá trị đến năm 2020.



5
+ V nội dung:
- Nghiên cứu chủ yếu các hoạt động dọc theo chuỗi bao gồm các tác nhân
nhà sản xuất, thương lái (thu gom), giết mổ, chế biến (giò, chả), buôn bán và tiêu
thụ thịt lợn trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra còn tham khảo ý kiến một số người cung cấp
sản phẩm đầu vào (thức ăn, thuốc thú y, con giống).
- Trong kênh tiêu thụ nội tỉnh đề tài không tính toán các chỉ tiêu kinh tế (giá
trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần, tỷ suất lợi nhuận/chi phí ) cho tác nhân là hộ chế
biến (giò, chả), thực tế tác nhân này tham gia một phần rất nhỏ trong chuỗi giá trị
thịt lợn, và thị trường tiêu thụ chủ yếu nội tỉnh có giá trị thành phẩm nhỏ, chủ yếu
là hộ bán lẻ không thường xuyên tại các chợ địa phương.
5. Những đóng góp mới của luận án
- Về lý luận: Làm sáng tỏ và luận giải một số vấn đề lý luận về chuỗi giá trị
(CGT) và chuỗi giá trị thịt lợn (CGTTL). Dựa trên cơ sở tổng quan có chọn lọc một
số quan đim cơ bản của các nhà khoa học trên thế giới, một số tổ chức quốc tế và
một số học giả của Việt Nam, Luận án đã đúc rút các kinh nghiệm thực tiễn, đề
xuất quan niệm về chuỗi giá trị thịt lợn. Xây dựng được khung phân tích, hướng
nghiên cứu cho chuỗi giá trị thịt lợn trên địa bàn tỉnh Nghệ An và tổng hợp đầy đủ
các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị thịt lợn.
- Về thực tiễn:
Xây dựng bản đồ chuỗi giá trị thịt lợn ở tỉnh Nghệ An, xác định được bốn
kênh tiêu thụ chính của chuỗi. Sản lượng thịt lợn được tiêu thụ ở thị trường ngoài
tỉnh chiếm 30% và mang lại tổng giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần cao hơn ở
thị trường trong tỉnh. Đánh giá được những yếu tố tác động trực tiếp, gián tiếp đến
quá trình sản xuất và tiêu thụ thịt lợn. Luận án kết luận phát trin chuỗi giá trị thịt
lợn là phát trin theo cả chiều rộng và chiều sâu, bên cạnh đó phải bảo đảm hài hòa

lợi ích kinh tế và liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân, xử lý được vấn đề ô nhiễm
môi trường và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Dựa trên những định hướng, quan đim cơ bản, Luận án đã đề xuất các
chiến lược và giải pháp khả thi nâng cấp chuỗi giá trị thịt lợn đến năm 2020.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở khoa học cho công tác xây dựng
kế hoạch phát trin kinh tế xã hội tỉnh giai đoạn 2015-2020 và quy hoạch phát trin
chiến lược phát trin kinh tế xã hội của vùng.



6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Chuỗi giá trị thịt lợn
1.1.1. Chuỗi giá trị và những khái niệm liên quan
1.1.1.1. Ngành hàng
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về chuỗi giá trị, nhưng đều bắt đầu từ khái
niệm ngành hàng (commodity chains). Vào những năm 1960, phương pháp phân
tích ngành hàng Filière được sử dụng nhằm xây dựng các giải pháp thúc đẩy các hệ
thống sản xuất nông nghiệp. Các vấn đề được quan tâm nhiều nhất đó là làm thế
nào đ các hệ thống sản xuất tại địa phương được kết nối với công nghiệp chế biến,
thương mại, xuất khẩu và tiêu dùng nông sản. Bước sang những năm 1980, phân
tích ngành hàng được sử dụng và nhấn mạnh vào giải quyết các vấn đề chính sách
của ngành nông nghiệp, sau đó phương pháp này được phát trin và bổ sung thêm
sự tham gia của các vấn đề th chế trong ngành hàng (Foncianos, 1997).
Đến những năm 1990, có một khái niệm được cho là phù hợp hơn trong
nghiên cứu ngành hàng nông sản, đó là: Ngành hàng là một hệ thống được xây
dựng bởi các tác nhân và các hoạt động tham gia vào sản xuất, chế biến, phân phối
một sản phẩm và được xác định bởi mối quan hệ giữa các tác nhân với yếu tố bên
ngoài (Boutonnet, 1990).

Theo Fabre (1994), ngành hàng được coi là tập hợp các tác nhân kinh tế (hay
các phần hợp thành các tác nhân) quy tụ trực tiếp vào việc tạo ra các sản phẩm cuối
cùng. Như vậy, ngành hàng đã vạch ra sự kế tiếp của các hành động xuất phát từ
đim ban đầu tới đim cuối cùng của một nguồn lực hay một sản phẩm trung gian,
trải qua nhiều giai đoạn của quá trình gia công, chế biến đ tạo ra một hay nhiều
sản phẩm hoàn tất ở mức độ của người tiêu thụ.
Như vậy, ngành hàng là một chuỗi các tác nhân được gắn kết chặt chẽ với
nhau trong một quá trình từ sản xuất, vận chuyển, chế biến đến phân phối sản
phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.
Ngành hàng cho phép mô tả từ nguồn tới ngọn một chuỗi liên tiếp các hoạt
động sản xuất, chế biến, tiêu thụ và sự phối hợp hoạt động của từng tác nhân trong
ngành hàng. Trong quá trình vận hành từ đim sản xuất (nguồn) tới sản phẩm cuối
cùng (ngọn) đã tạo ra sự dịch chuyn các luồng vật chất trong ngành hàng đó.



7
Sự dịch chuyn các luồng vật chất trong ngành hàng được xem xét theo 3
dạng (Phạm Vân Đình, 1999).
- Sự dịch chuyn về mặt thời gian: Sản phẩm được tạo ra ở thời gian này lại
được tiêu thụ ở thời gian khác. Sự dịch chuyn này giúp ta điều chỉnh mức cung
ứng thực phẩm theo mùa vụ.
- Sự dịch chuyn về mặt không gian: Trong thực tế, sản phẩm được tạo ra ở
nơi này nhưng lại được dùng ở nơi khác. Ở đây đòi hỏi phải nhận biết được các
kênh phân phối của sản phẩm. Sự dịch chuyn này giúp thoả mãn tiêu dùng thực
phẩm cho mọi vùng, mọi tầng lớp của nhân dân trong nước và đó là cơ sở không
th thiếu được đ sản phẩm trở thành hàng hoá. Điều kiện cần thiết của chuyn dịch
về mặt không gian là sự hoàn thiện của cơ sở hạ tầng, công nghệ chế biến và chính
sách mở rộng giao lưu kinh tế của chính phủ.
- Sự dịch chuyn về mặt tính chất (hình thái của sản phẩm): Hình dạng và

tính chất của sản phẩm bị biến dạng qua mỗi lần tác động của công nghệ chế biến.
Chuyn dịch về mặt tính chất làm cho chủng loại sản phẩm ngày càng phong phú
và nó được phát trin theo sở thích của người tiêu dùng và trình độ chế biến. Hình
dạng và tính chất của sản phẩm bị biến dạng càng nhiều thì càng có nhiều sản phẩm
mới được tạo ra.
Trong thực tế, sự chuyn dịch của các luồng vật chất này diễn ra rất phức tạp
và phụ thuộc vào hàng loạt các yếu tố về tự nhiên, công nghệ và chính sách. Hơn
nữa, theo Fabre (1994) thì “ngành hàng là sự hình thức hoá dưới dạng mô hình đơn
giản làm hiu rõ tổ chức của các luồng (vật chất hay tài chính) và của các tác nhân
hoạt động tập trung vào những quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và các phương thức
điều tiết của mạch hàng”.
* Tác nhân: Tác nhân là một tế bào sơ cấp với các hoạt động kinh tế, độc
lập và tự quyết định hành vi của mình. Có th hiu rằng, tác nhân là những hộ,
những doanh nghiệp, những cá nhân tham gia trong ngành hàng thông qua hoạt
động kinh tế của họ. Tác nhân được phân ra làm hai loại (Fabre, 1994):
- Tác nhân có th là cá nhân (ví dụ: nông dân, hộ, hộ kinh doanh);
- Tác nhân là đơn vị kinh tế (ví dụ: các doanh nghiệp, công ty, nhà máy).
Theo nghĩa rộng người ta phân tác nhân thành từng nhóm đ chỉ các chủ th
có cùng một hoạt động. Ví dụ tác nhân “nông dân” đ chỉ tập hợp tất cả các hộ
nông dân; tác nhân “thương nhân” đ chỉ tập hợp tất cả các hộ thương nhân; tác



8
nhân “bên ngoài” chỉ tất cả các chủ th ngoài phạm vi không gian phân tích.
Mỗi tác nhân trong ngành hàng có những hoạt động kinh tế riêng, đó chính
là chức năng của nó trong chuỗi hàng. Tên chức năng thường trùng với tên tác
nhân. Ví dụ, hộ sản xuất có chức năng sản xuất, hộ chế biến có chức năng chế biến,
hộ bán buôn có chức năng bán buôn. Một tác nhân có th có một hay nhiều chức
năng. Các chức năng kế tiếp nhau tạo nên sự chuyn dịch về mặt tính chất của

luồng vật chất trong ngành hàng. Các tác nhân đứng sau thường có chức năng hoàn
thiện sản phẩm của các tác nhân đứng trước kế nó cho đến khi chức năng của tác
nhân cuối cùng ở từng luồng hàng kết thúc thì ta đã có sản phẩm cuối cùng của
ngành hàng. Trong nghiên cứu này các tác nhân được hiu là các tổ chức kinh tế
tham gia và liên quan đến chuỗi giá trị thịt lợn. Các tổ chức kinh tế bao gồm hộ
nông dân, trang trại, thương lái, người chế biến,…
* Luồng hàng: Những mạch hàng liên tiếp được sắp xếp theo trật tự từ tác
nhân đầu tiên đến tác nhân cuối cùng sẽ tạo nên các luồng hàng trong một ngành
hàng. Luồng hàng th hiện sự lưu chuyn các luồng vật chất do kết quả hoạt động
kinh tế của hệ thống tác nhân khác nhau ở từng công đoạn sản xuất, chế biến và lưu
thông đến từng chủng loại sản phẩm cuối cùng (Fabre, 1994). Mọi luồng hàng đều
bắt đầu từ một tác nhân ở khâu sản xuất đầu tiên và kết thúc ở một địa chỉ tiêu thụ
cuối cùng.
* Mạch hàng: Mạch hàng là khoảng cách giữa hai tác nhân. Mạch hàng
chứa đựng quan hệ kinh tế giữa hai tác nhân và những hoạt động chuyn dịch về
sản phẩm. Qua từng mạch hàng, giá trị của sản phẩm được tăng thêm và do đó giá
cả cũng được tăng thêm do các khoản giá trị mới sáng tạo ra ở từng tác nhân
(Fabre, 1994), điều đó th hiện sự đóng góp của từng tác nhân trong việc tạo nên
giá trị gia tăng (VA) của ngành hàng. Mỗi tác nhân có th tham gia vào nhiều mạch
hàng. Mạch hàng càng phong phú, quan hệ giữa các tác nhân càng chặt chẽ, chuỗi
hàng càng bền vững. Điều đó cũng có nghĩa là nếu có một vướng mắc nào đó làm
cản trở sự phát trin của mạch hàng nào đó thì sẽ gây ảnh hưởng có tính chất dây
chuyền đến các mạch hàng sau nó và sẽ ảnh hưởng chung đến hiệu quả của luồng
hàng và toàn bộ chuỗi hàng.
1.1.1.2. Chuỗi cung ứng
Hiện trên thế giới có rất nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau về chuỗi
cung ứng. Theo Chopra and Meindl (2001) chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các đơn




9
vị kinh doanh tham gia một cách trực tiếp, hoặc gián tiếp trong việc đáp ứng nhu
cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm các nhà sản xuất, các nhà
cung cấp mà còn những người vận chuyn, hệ thống bảo quản, những nhà bán lẻ và
khách hàng.
Chuỗi cung ứng đin hình bao gồm tất cả các chức năng liên quan đến việc
nhận và đáp ứng nhu cầu khách hàng. Những chức năng này gồm phát trin sản
phẩm mới, marketing, sản xuất, phân phối, tài chính và dịch vụ khách hàng (Porter,
1985).
Theo Lambert and Ellram (1998) cho rằng chuỗi cung ứng là sự liên kết
giữa các doanh nghiệp nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ ra thị trường. Cơ sở hoạt
động của chuỗi cung ứng th hiện như sau: Tiếp nhận đầu vào từ các nhà cung cấp
 tạo lập ra giá trị  phân phối sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng.
Chuỗi cung ứng đin bao gầm các nhà cung cấp, nhà sản xuất trung gian
(TG), nhà kho, trung tâm (TT) phân phối sản phẩm được hoàn thành (Sơ đồ 1.1).








Dòng sản phẩm dịch vụ Dòng thông tin
Sơ đồ 1.1 Chuỗi cung ứng điển hình
Nguồn: Vũ Việt Hằng (2006)
Như vậy, có thể thấy chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các đơn vị kinh doanh
tham gia một cách trực tiếp hoặc gián tiếp trong việc phục vụ nhu cầu khách hàng.
Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất, nhà cung cấp mà còn liên quan
đến vận chuyển, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng. Hoạt động của chuỗi tuy phức

tạp nhưng các thành viên trong chuỗi luôn thống nhất về mục đích đó là phục vụ vì
nhu cầu của khách hàng, khách hàng là trung tâm của các hoạt động.
* Cấu trúc chuỗi cung ứng: Có th nhận thấy rằng một chuỗi cung ứng bất
kỳ luôn bao gồm 3 thành phần cơ bản trong mối quan hệ qua lại. Thật vậy, theo
Khách hàng
Nhà cung cấp
nguyên vật liệu

Nhà cung cấp
nguyên vật liệu

Nhà sản
xuất TG
Nhà
sản
xuất
cuối
cùng
Nhà kho
& TT
phân phối
Khách hàng

Khách hàng




10
Lambert and Ellram (1998) cho rằng một chuỗi cung ứng bao gồm hệ thống các

thực th và các kết nối giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng. Hay một chuỗi
cung ứng về cơ bản bao gồm các thành phần đó là các pháp nhân (các doanh
nghiệp cung ứng, doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ), các tổ chức, các mạng lưới và
các th nhân. Sự kết nối giữa các thành tố trên được xem là các kết nối hoặc các
mối quan hệ (Harland, 1996).
Hình Sơ đồ 1.2. Các thành phần trong chuỗi cung ứng
Nguồn: Harland (1996)
Thuật ngữ chuỗi cung ứng gợi nên hình ảnh sản phẩm dịch chuyn từ nhà
cung cấp đến nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và cuối cùng đến khách
hàng dọc theo chuỗi cung ứng. Song song đó các dòng thông tin, sản phẩm và
tài chính dọc cả hai hướng của chuỗi này. Trong thực tế, nhà sản xuất có th
nhận nguyên liệu từ vài nhà cung cấp và sau đó cung ứng đến nhà phân phối,
chính vì vậy đa số các chuỗi cung ứng thực sự là các mạng lưới (network). Trong
sơ đồ trên cho thấy trong một chuỗi cung ứng có th phân tích thành các thành
phần cơ bản sau đây:
- Nhà cung cấp: Nhà cung cấp được xem như một thành viên bên ngoài -
có năng lực sản xuất không giới hạn. Tuy nhiên, bởi vì những nhân tố không
chắc chắn trong tiến trình chuyn phát, nhà cung cấp có th sẽ không cung cấp
nguyên liệu thô cho nhà sản xuất đúng lúc.
- Nhà sản xuất: Bao gồm các nhà sử dụng nguyên vật liệu đầu vào tạo ra
sản phẩm, sử dụng nguyên liệu và các sản phẩm gia công của các nhà sản xuất
khác đ làm nên sản phẩm.

NHÀ
BÁN LẺ
NHÀ
CUNG
CẤP
KHO
VẬT


XƯỞNG
SẢN
XUẤT
KHO
THÀNH
PHẨM
NHÀ
PHÂN
PHỐI
NGƯỜI
TIÊU
DÙNG

NHÀ SẢN XUẤT
Chiều của dòng vật chất (physical flow)
Chiều của dòng tiền (cash flow)
Chiều của dòng thông tin (information flow)



11
- Nhà phân phối: Là các đơn vị mua lượng lớn sản phẩm từ các nhà sản
xuất và phân phối các dòng sản phẩm đến khách hàng, còn được gọi là các nhà
bán buôn. Nhà phân phối có th tham gia vào việc mua hàng từ nhà sản xuất đ
bán cho khách hàng, đôi khi họ chỉ là nhà môi giới sản phẩm giữa nhà sản xuất
và khách hàng. Bên cạnh đó chức năng của nhà phân phối là thực hiện quản lý
tồn kho, vận hành kho, vận chuyn sản phẩm, hỗ trợ khách hàng và dịch vụ
hậu mãi.
- Nhà bán lẻ: Họ là những người chuyên trữ hàng và bán với số lượng

nhỏ hơn đến khách hàng. Họ luôn theo dõi nhu cầu và thị hiếu của khách hàng.
- Khách hàng/người tiêu dùng: Những khách hàng hay người tiêu dùng
là những người mua và sử dụng sản phẩm. Khách hàng có th mua sản phẩm đ
sử dụng hoặc mua sản phẩm kết hợp với sản phẩm khác rồi bán cho khách hàng
khác.
Các chuỗi cung ứng khác nhau cung ứng những sản phẩm khác nhau, tuy
vậy, mục tiêu của chuỗi cung ứng vẫn là tối thiu hóa chi phí và tối đa hóa lợi
nhuận đem lại. Lợi nhuận của chuỗi là lợi nhuận của toàn chuỗi, tổng lợi nhuận
được chia sẻ cho tất cả các thành viên tham gia trong chuỗi chứ không riêng lẻ ở
bất kỳ giai đoạn nào. Nguồn tạo ra lợi nhuận là từ khách hàng cuối cùng. Với sự
tham gia của các thành phần như trên chuỗi cung ứng có th đi vào hoạt động theo
một hệ thống. Tuy nhiên, sự khác nhau giữa các chuỗi cung ứng cũng hình thành
nên các cấu trúc chuỗi khác nhau (Vũ Việt Hằng, 2006).










Sơ đồ 1.3. Dòng chảy trong chuỗi cung ứng
Nguồn: Vũ Việt Hằng (2006)
Người sản
xuất
Nguyên
liệu thô
Khách hàng

Nhà bán lẻ
Nhà phân
phối
Nhu cầu
sản phẩm
Thông tin
sản phẩm
Thông tin
sản phẩm
Yêu cầu về
sản phẩm
Trở ngại trong SX
Dòng sản phẩm, tài chính, thông tin
Dòng sản phẩm, tài chính, thông tin



12
Sự liên kết giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng được th hiện bằng
dòng chảy của sản phẩm, tài chính và thông tin. Các dòng chảy này xuyên suốt và
thống nhất trong suốt quá trình hoạt động của chuỗi. Dòng sản phẩm bao gồm các
loại sản phẩm, số lượng, chất lượng, vận chuyn, tồn kho từ đầu chuỗi cho tới các
khách hàng cuối cùng. Theo dòng sản phẩm là dòng tài chính, đó là giá cả, chi phí,
lợi nhuận cho các thành viên và cho toàn chuỗi.
Từ nguồn thông tin về nhu cầu của thành viên trong chuỗi cung ứng, dòng
chảy trong chuỗi cung ứng được bắt đầu từ nhà cung ứng các yếu tố đầu vào sản
xuất, người sản xuất cung ứng tới nhà phân phối, nhà bán lẻ phân phối tới khách
hàng cuối cùng, theo sản phẩm thông tin tài chính cũng được chuyn tới khách
hàng cuối cùng. Đến đây là thanh toán của khách hàng và hoạt động của chuỗi tạo
lập được giá trị, tạo lợi nhuận, phân phối lại cho các thành viên. Đồng thời là sự

phản hồi lại thông tin của các thành viên trong chuỗi. Sự phản hồi thông tin, và sản
phẩm được th hiện trên sơ đồ 1.3.

1.1.1.3. Chuỗi giá trị
Khái niệm về chuỗi giá trị (value chains): Theo sự phân loại về khái niệm, có
ba luồng nghiên cứu chính trong các tài liệu về chuỗi giá trị: phương pháp filière; khung
phân tích do Porter lập ra; phương pháp toàn cầu do Kaplinsly đề xuất.
- Phương pháp Filières (chuỗi): Phương pháp Filière gồm có nhiều trường
phái tư duy và truyền thống nghiên cứu khác nhau. Khởi đầu, phương pháp này
được dùng đ phân tích hệ thống nông nghiệp của các nước đang phát trin trong
hệ thống thuộc địa của Pháp. Trong bối cảnh này, khung filière chú trọng đặc biệt
đến cách các hệ thống sản xuất địa phương được kết nối với công nghiệp chế biến,
thương mại, xuất khẩu và khâu tiêu dùng cuối cùng. Do đó, khái niệm chuỗi
(Filière) được nhận thức chủ yếu bằng kinh nghiệm thực tế và được sử dụng đ lập
sơ đồ dòng chuyn động của hàng hóa và xác định những người tham gia vào các
hoạt động. Khái niệm chuỗi chủ yếu tập trung vào các vấn đề của các mối quan hệ:
+ Là tính liên tục của các hoạt động tác động đến việc chuyn giao một mặt
hàng (hoặc một loạt các mặt hàng) đến tay người tiêu dùng, tại giai đoạn cuối cùng
của tiến trình (Morvan, 1999).
+ Là tập hợp những tác nhân kinh tế trực tiếp đóng góp vào sản xuất, chế
biến và giao chuyn thị trường (Durufle et al., 1988).
- Khung phân tích của Porter (1985) về các lợi thế cạnh tranh:



13
Theo Porter (1985), người đầu tiên phát biu khái niệm chuỗi giá trị, biện
luận rằng chuỗi giá trị bao gồm các hoạt động chính và các hoạt động bổ trợ tạo
nên lợi thế cạnh tranh khi cấu hình phù hợp. Các hoạt động chính là các hoạt động
hướng đến việc chuyn đổi về mặt vật lý và quản lý sản phẩm hoàn thành đ cung

cấp cho khách hàng. Porter (1985) đã dùng khung phân tích chuỗi giá trị đ đánh
giá xem một công ty nên tự định vị mình như thế nào trên thị trường và trong mối
quan hệ với các nhà cung cấp, khách hàng và đối thủ cạnh tranh khác. Trong bối
cảnh này, khái niệm chuỗi giá trị được sử dụng như một khung khái niệm mà các
doanh nghiệp có th dùng đ tìm ra các nguồn lợi thế cạnh tranh của mình.

Sơ đồ 1.4. Khung phân tích chuỗi giá trị của Porter
Nguồn: Porter (1985)

Do vậy, trong khung phân tích của Porter, khái niệm chuỗi giá trị chỉ áp
dụng trong kinh doanh. Kết quả là phân tích chuỗi giá trị chủ yếu nhằm hỗ trợ các
quyết định quản lý và chiến lược điều hành.
- Năm 1994 khái niệm các chuỗi giá trị được áp dụng đ phân tích toàn cầu
hóa. Chuỗi hàng hóa toàn cầu bao gồm “tập hợp các hệ thống liên tổ chức thế giới
hoạt động xung quang một hàng hóa hay sản phẩm, kết nối hộ, doanh nghiệp, quốc
gia này với hộ, doanh nghiệp, quốc gia khác trong nền kinh tế thế giới” (Gereffi and
Korzeniewicz, 1994).
Đến năm 1999, một khái niệm cụ th hơn trong nghiên cứu nông sản được
đưa ra là: Chuỗi giá trị mô tả tổng th các hoạt động cần thiết đ đưa sản phẩm hay
dịch vụ từ ý tưởng, thông qua trung gian sản xuất, đưa tới người tiêu dùng cuối
cùng và loại bỏ sau khi sử dụng. Khái niệm này hiu theo hai cách khác nhau
(Kaplinsky and Morris, 2001):



14
Theo nghĩa hẹp: chuỗi giá trị là một loạt các hoạt động thực hiện trong một đơn
vị sản xuất đ sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Tất cả những hoạt động này tạo
thành một chuỗi kết nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng.
Theo nghĩa rộng: chuỗi giá trị là tập hợp của những hoạt động do nhiều

người tham gia khác nhau thực hiện như: người sản xuất, chế biến, thu gom, chủ
buôn, người cung cấp dịch vụ, người bán lẻ,… đ biến một nguyên liệu thô thành
thành phẩm được người tiêu dùng sử dụng.
Khái niệm này bao gồm cả các vấn đề về tổ chức, điều phối, các chiến lược
và quan hệ của những người tham gia vào chuỗi, ngoài ra còn cả các vấn đề liên
quan đến các khía cạnh xã hội (quan hệ cộng đồng, thói quen và quan đim sản
xuất, tiêu dùng của người dân,…) và môi trường (thoái hóa đất, ô nhiễm nước, đa
dạng sinh học,…). Hạn chế của phương pháp tiếp cận này là các yếu tố th chế, xã
hội, lãnh thổ, chính sách ít được quan tâm so với phương pháp Filière.
Kaplinsky and Morris (2001) cho rằng trong quá trình toàn cầu hóa, có
khoảng cách trong thu nhập trong và giữa các nước tăng lên. Các tác giả này lập
luận rằng phân tích chuỗi giá trị có th giúp giải thích quá trình này, nhất là trong
một viễn cảnh năng động: Thứ nhất, bằng cách lập sơ đồ một loạt những hoạt động
trong chuỗi, phân tích tổng thu nhập của chuỗi và giá trị thu được của các thành
phần tham gia chuỗi; Thứ hai, phân tích chuỗi giá trị có th làm sáng tỏ việc các
công ty, vùng và quốc gia được kết nối với nền kinh tế toàn cầu như thế nào
Kaplinsky and Morris (2001) cũng cho rằng chuỗi giá trị giản đơn là chuỗi
hoạt động trong các khâu cơ bản từ đim khởi đầu đến đim kết thúc của sản phẩm,
ví dụ từ thiết kế đến sản xuất, đến phân phối, đến tiêu dùng.



Sơ đồ 1.5. Liên kết trong chuỗi giá trị giản đơn

Nguồn: Kaplinsky and Morris (2001)

Thiết kế
Sản xuất





Marketing
Tiêu dùng

Sản xuất
Cung ứng
Đầu vào
Đóng gói
Vận chuyn
Phân
phối
Thiết kế
và phát
trin sản
phẩm
Tiêu
thụ

×