Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn trên địa bàn tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (776.45 KB, 27 trang )


1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




PHẠM THỊ TÂN




NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ THỊT LỢN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN




CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số: 62 62 01 15




TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ











HÀ NỘI – 2015


2
Công trình được hoàn thành tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam




Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS TS. Phạm Văn Hùng
2. TS. Nguyễn Mạnh Hải



Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền
Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Phản biện 2: PGS.TS. Phạm Hùng
Trường Cao đẳng Nghề cơ giới Ninh Bình

Phản biện 3: TS. Đào Duy Tâm
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội




Luận án sẽ được đánh giá trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp
tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Vào hồi giờ tháng năm 2015





Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam



3
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trọng công cuộc xóa đói giảm nghèo, đặc biệt

các tỉnh có ngành chăn nuôi phát triển như Nghệ An. Phát triển chăn nuôi là cách duy
nhất giúp người nghèo ở nông thôn thoát khỏi đói nghèo (Tuong, 2005). Chăn nuôi là
một trong những ngành mang lại thu nhập chủ yếu cho nông hộ (Eprecht, 2005).
Đóng góp của chăn nuôi vào giá trị sản xuất chiếm 24,4 % tổng giá trị sản xuất ngành
nông nghiệp năm 2007; 27% năm 2010 và 30,28% năm 2013. Đối với tỉnh Nghệ An tỷ
trọng ngành chăn nuôi chiếm 41,5 % giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (Sở Nông nghiệp
& PTNT tỉnh Nghệ An, 2013).
Nghệ An là một trong những tỉnh có số đầu lợn lớn nhất cả nước, năm 2011, đàn
lợn của Nghệ An với hơn 1,3 triệu con, chiếm 4,5% tổng đàn lợn của toàn quốc và 21%
vùng Bắc Trung bộ và DHMT (Tổng cục Thống kê, 2013). Tuy nhiên, sự tăng trưởng của

chăn nuôi lợn chưa tương xứng với tiềm năng. Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng đó là
sản xuất giống chưa tốt, giá thức ăn cao, giá bán ra bấp bênh, quá trình lưu thông, tiêu thụ
lợn thịt chưa ổn định, sự liên kết của các tác nhân trong chuỗi còn lỏng lẻo (Sở nông
nghiệp &PTNT Nghệ An, 2013). Do vậy để chăn nuôi lợn phát triển thì cần có sự hỗ trợ
cũng như hợp tác của các tác nhân khác trong chuỗi từ người sản xuất đến người tiêu dùng
cuối cùng. Vì vậy, nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi sau:
(1) Lý luận về chuỗi giá trị và chuỗi giá trị thịt lợn như thế nào? Với sản phẩm thịt lợn
trong địa bàn tỉnh Nghệ An, nghiên cứu chuỗi giá trị nên theo hướng nào?
(2) Những tác nhân nào tham gia chuỗi giá trị thịt lợn của tỉnh Nghệ An, quan hệ của
những tác nhân này?
(3) Cơ chế giao dịch, cơ cấu giá trị gia tăng và phân chia lợi nhuận giữa các tác nhân
tham gia trong chuỗi như thế nào?. Liên kết giữa các tác nhân được truyền tải như thế nào
trong chuỗi?
(4) Những hạn chế, khó khăn và các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình phát triển chuỗi
giá trị thịt lợn tỉnh Nghệ An?
( 5) Chiến lược và giải pháp nào cần thiết để nâng cấp chuỗi giá trị thịt lợn tỉnh Nghệ
An?.
2. Mục tiêu nghiên cứu
a) Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng chuỗi giá trị thịt lợn tỉnh Nghệ An từ đó đề xuất chiến lược
và giải pháp nhằm nâng cấp chuỗi giá trị thịt lợn cho địa bàn tỉnh Nghệ An.

4
b) Mục tiêu cụ thể
- Luận giải và hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị thịt lợn;
- Đánh giá thực trạng chuỗi giá trị thịt lợn và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
chuỗi giá trị thịt lợn tỉnh Nghệ An;
- Đề xuất chiến lược nâng cấp và hệ thống các giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị
thịt lợn trong địa bàn tỉnh Nghệ An.
3. Phạm vi nghiên cứu

a) V không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Phần lớn lượng sản
phẩm lợn thịt sản xuất ra được tiêu thụ ở trong tỉnh (khoảng trên 70%), do vậy đề tài
tập trung nghiên cứu các hoạt động của chuỗi giá trị thịt lợn trong tỉnh Nghệ An.
b) V thời gian: Các dữ liệu, thông tin được sử dụng để đánh giá thực trạng sản xuất
thịt lợn ở địa phương, hộ chăn nuôi lợn được thu thập trong giai đoạn 2 năm 2011 –
2012, trong đó tập trung tìm hiểu tình hình sản xuất, tiêu thụ lợn thịt năm 2012. Các
giải pháp, đề xuất tháo gỡ khó khăn từ khâu sản xuất đến tiêu thụ để phát triển chuỗi
giá trị đến năm 2020.
c) V nội dung:
- Nghiên cứu chủ yếu các hoạt động dọc theo chuỗi bao gồm các tác nhân nhà
sản xuất, thương lái (thu gom), giết mổ, chế biến (giò, chả), buôn bán và tiêu thụ thịt
lợn trên địa bàn tỉnh.
- Trong kênh tiêu thụ nội tỉnh đề tài không tính toán các chỉ tiêu kinh tế (giá trị
gia tăng, giá trị gia tăng thuần, tỷ suất lợi nhuận/chi phí ) cho tác nhân là hộ chế biến
(giò, chả), thực tế tác nhân này tham gia một phần rất nhỏ trong chuỗi giá trị thịt lợn,
và thị trường tiêu thụ chủ yếu nội tỉnh có giá trị thành phẩm nhỏ, chủ yếu là hộ bán lẻ
không thường xuyên tại các chợ địa phương.
4. Những đóng góp mới của luận án
- Về lý luận: Làm sáng tỏ và luận giải một số vấn đề lý luận về chuỗi giá trị thịt lợn
(CGTTL). Dựa trên cơ sở tổng quan có chọn lọc một số quan điểm cơ bản của các nhà
khoa học trên thế giới, một số tổ chức quốc tế và một số học giả của Việt Nam, Luận án đã
đúc rút các kinh nghiệm thực tiễn, đề xuất quan niệm về chuỗi giá trị thịt lợn. Xây dựng
được khung phân tích, hướng nghiên cứu cho chuỗi giá trị thịt lợn trên địa bàn tỉnh Nghệ
An và tổng hợp đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị thịt lợn.
- Về thực tiễn:
Xây dựng bản đồ chuỗi giá trị thịt lợn ở tỉnh Nghệ An, xác định được bốn kênh tiêu
thụ chính của chuỗi. Sản lượng thịt lợn được tiêu thụ ở thị trường ngoài tỉnh chiếm 30% và

5
mang lại tổng giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần cao hơn ở thị trường trong tỉnh.

Đánh giá được những yếu tố tác động trực tiếp, gián tiếp đến quá trình sản xuất và tiêu thụ
thịt lợn. Luận án kết luận phát triển chuỗi giá trị thịt lợn là phát triển theo cả chiều rộng và
chiều sâu, bên cạnh đó phải bảo đảm hài hòa lợi ích kinh tế và liên kết chặt chẽ giữa các
tác nhân, xử lý được vấn đề ô nhiễm môi trường và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Dựa trên những định hướng, quan điểm cơ bản, Luận án đã đề xuất các chiến lược
và giải pháp khả thi nâng cấp chuỗi giá trị thịt lợn đến năm 2020. Kết quả nghiên cứu của
đề tài sẽ là cơ sở khoa học cho công tác xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh
giai đoạn 2015-2020 và quy hoạch phát triển chiến lược phát triển kinh tế xã hội của vùng.
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận về chuỗi giá trị thịt lợn
1.1.1. Khái niệm chuỗi giá trị thịt lợn
Chuỗi giá trị thịt lợn là tập hợp các hoạt động từ người sản xuất đến người tiêu
dùng cuối cùng, gồm các tác nhân: (i) Người sản xuất (hộ gia đình, trang trại…); (ii)
Người thu gom (thương lái); (iii) Người giết mổ; (iv) Người bán buôn, bán lẻ; (v)
Người tiêu dùng.
1.1.2. Nội dung chính trong nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn
Nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn bao gồm những nội dung: (i) lập bản đồ chuỗi
giá trị thịt lợn (ii) Mô tả chuỗi (iii) Phân tích kết quả các hoạt động trong chuỗi giá trị
thịt lợn (iv) Nâng cấp chuỗi giá trị thịt lợn.
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị thịt lợn
(1) Nhóm yếu tố điều kiện tự nhiên; (2) Nhóm các yếu tố đầu vào; (3) Nhóm yếu
tố về kinh tế xã hội; (4) Nhóm yếu tố về thị trường; (5) Thông tin tiêu dùng; (6) Cơ
chế, chính sách; (7) Các yếu tố khác.
1.2. Cơ sở thực tiễn về chuỗi giá trị thịt lợn
Nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn của một số nước trên thế giới cho thấy:
- Mỹ: Nghiên cứu về ngành chăn nuôi lợn của Mỹ thấy nổi bật lên là công tác
phòng chống dịch bệnh, đảm bảo chất lượng VSATTP và việc Mỹ đối phó khi có dịch
xảy ra nhằm giảm thiểu thiệt hại cho ngành chăn nuôi.
- Nhật Bản: Nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn của Nhật cho thấy nổi bật lên là
kiểm soát an toàn thực phẩm:Việc kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi ở Nhật Bản

được hình xuất phát từ các nhà chăn nuôi lợn. Tất cả các nhà sản xuất kinh doanh tham
gia chuỗi sản xuất thực phẩm an toàn phải đăng ký là hội viên của hiệp hội chăn nuôi
và họ phải tuân thủ đầy đủ các quy định của hiệp hội, chính sách của nhà nước.
Sáu bài học kinh nghiệm về phân tích chuỗi giá trị thịt lợn cho Việt Nam đã được
tổng kết đó là (1) Chính sách phát triển chuỗi giá trị thịt lợn của Mỹ và Nhật bản hướng
vào lợi thế so sánh của từng vùng, (2) Đổi mới hệ thống quản lý và chính sách, (3) Tăng

6
cường năng lực của các hiệp hội ngành hàng, (4) Coi trọng hỗ trợ phát triển công nghiệp
giết mổ, (5) Sử dụng các chính sách kinh tế vĩ mô để can thiệp gián tiếp và điều tiết sản
xuất và tiêu thụ thịt lợn có hiệu quả, (6) Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất.
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm về địa bàn nghiên cứu
Luận án giới thiệu khái quát tỉnh Nghệ An về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội,
thành tựu kinh tế nổi bật của tỉnh. Đồng thời cũng nêu lên những lợi thế và hạn chế về
điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Nghệ An trong phát triển chuỗi giá trị thịt lợn.
2.2. Phương pháp tiếp cận
Các phương pháp tiếp cận được áp dụng bao gồm: Tiếp cận hệ thống, tiếp cận
thể chế, tiếp cận chuỗi giá trị và tiếp cận có sự tham gia.Với các cách tiếp cận này, tất
cả các thông tin được thu thập từ các tác nhân tham gia chuỗi giá trị lợn thịt và các yếu
tố khác có liên quan đều có sự tham gia chia sẻ, trao đổi của chính đối tượng thu thập,
nhờ đó tính xác thực, độ tin cậy của thông tin thu thập được nâng cao. Dựa trên kết quả
tổng quan, đặc điểm địa bàn nghiên cứu, phương pháp tiếp cận. Khung phân tích được
xác định như sơ đồ 2.1.



Thông tin
tiêu dùng và
sự phân phối

lợi nhuận
Đặc điểm
CGT thịt
lợn
Cách tiếp
cận
Chỉ tiêu
nghiên
cứu
Phương
pháp
nghiên
cứu

Mô tả, lượng
hóa CGT
thịt lợn

Hiệu quả
của chuỗi
Chiến
lược
nâng cấp
chuỗi

Phản ứng
của chuỗi
Năng lưc (năng
lực sản xuất, sản
lượng, lợi nhuận)


Mức độ liên kết
Tác động của
rủi ro
Điều kiện tự
nhiên và nhóm
các yếu tố đầu
vào
Nhu cầu thị trường
và sự biến động của
giá thịt lợn

Thu nhập
và thị hiếu
của người
tiêu dùng


Nhân tố
ảnh hưởng

Yếu tố
đầu
vào
Sơ đồ 2.1. Khung phân tích chuỗi giá trị thịt lợn

7
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Lựa chọn điểm khảo sát
Đề tài lựa TP. Vinh, Hưng Nguyên, Đô Lương, Diễn Châu để nghiên cứu đại

diện cho toàn tỉnh dựa trên các tiêu chí: Đây là những huyện có số hộ chăn nuôi lợn,
quy mô đàn lợn thuộc nhóm cao của tỉnh Nghệ An. Các huyện này đại diện cho các
vùng của tỉnh theo vị trí địa lí, vùng gần thành phố, bán sơn địa và thuần nông. Mỗi
huyện đề tài lựa chọn 2 xã đại diện để khảo sát chuyên sâu: Huyện Đô Lương chọn
Lam Sơn và Thịnh Sơn; Huyện Hưng Nguyên chọn xã Hưng Mỹ và xã Hưng Xá;
Huyện Diễn Châu chọn xã Diễn Thọ và xã Diễn Đồng; Thành phố Vinh chọn xã Hưng
Chính và Trường Thi.
2.3.2. Nguồn và phương pháp thu thập số liệu
Tổng quan sát 238 mẫu điều tra đại diện cho 6 tác nhân. Điều tra 7 xã một thị
trấn đại diện theo tiêu chí tỷ lệ hộ nuôi lợn cao và hộ chăn nuôi lợn thịt theo các tiêu
chí quy mô chăn nuôi, hình thức liên kết trong chăn nuôi và theo quy mô nuôi lợn với
tổng số hộ chăn nuôi và tiêu dùng thịt lợn là 140 hộ, khảo sát chuyên sâu 20 hộ thu
gom (thương lái) bán buôn lợn hơi, 20 hộ giết mổ, 7 lò mổ, 6 hộ chế biến, 25 hộ bán lẻ
tại 3 huyện Đô Lương, Hưng Nguyên và Diễn Châu và T.Phố Hà Nội, 20 hộ tiêu dùng
tại T.P Vinh kết hợp với điều tra tiêu dùng ở tất cả các hộ chăn nuôi (140 hộ).
2.3.3. Phương pháp phân tích
Phân tích kinh tế chuỗi gồm phân tích chi phí trung gian, doanh thu, giá
trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần (lợi nhuận) của mỗi tác nhân và của toàn chuỗi.
- Giá trị gia tăng (VA - Value Added):
[Giá trị gia tăng] = [tổng giá bán sản phẩm] – [giá trị hàng hóa trung gian] (ví
dụ chi phí đầu vào: mua nguyên vật liệu, dịch vụ v.v.).
- Doanh thu (TR- total revenue):
ii
pqTR *



Trong đó: qi - Khối lượng thịt lợn tiêu thu loại i; pi - Giá
bình quân của thịt lợn loại i; n: Số loại thịt lợn
- Tổng chi phí (TR -total cost): Tổng chi phí của mỗi tác nhân sẽ bằng chi phí

đầu vào cộng với chi phí tài chính tăng thêm
- Giá trị gia tăng thuần hay lợi nhuận: NVA = VA –(W + T + FF +…)
- Tổng lợi nhuận và tổng thu nhập chuỗi: Tổng lợi nhuận bằng lợi nhuận đơn vị
nhân với lượng bán ra của mỗi tác nhân rồi tổng hợp lại. Tổng thu nhập chuỗi bằng giá
bán đơn vị nhân với lượng bán ra của mỗi tác nhân rồi tổng hợp lại.

8
CHƯƠNG 3. CHUỐI GIÁ TRỊ THỊT LỢN TỈNH NGHỆ AN
3.1. Thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ thịt lợn tỉnh Nghệ An
3.1.1. Tổng quan tình hình chăn nuôi lợn của tỉnh
Số lượng lợn giai đoạn từ 2008 đến 2013 giảm dần, mức độ giảm bình quân
2,83%/năm, tốc độ giảm mạnh giai đoạn 2009-2011, số lượng lợn từ năm 2009 đến năm
2011 giảm còn 1.067.083 nghìn con, so với năm 2008 (giảm 104.219 nghìn con, tương
đương 8,89%), sự giảm này một phần do ảnh hưởng của dịch bệnh và do ảnh hưởng của
nền kinh tế nói chung, ảnh hưởng của lạm phát và giá cả vật tư hàng hóa leo thang nên đầu
tư vào chăn nuôi của người dân có phần giảm sút. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng dần
qua các năm, từ năm 2008 đến năm 2013 tăng trung bình là 3,99%/năm (Bảng 3.1).
Bảng 3.1. Số lượng lợn và sản lượng thịt hơi giai đoạn 2008-2013
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
2011
2012
2013
TĐPT (%)
Số lượng
lợn (nghìn
con)
1.171.302

1.218.302
1.169.501
1.067.083
1.063.046
1.014.930
97,17
SL thịt hơi
xuất chuồng
(nghìn tấn)
111.301
119.792
130.191
135.216
136.646
135.397
103,99

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Nghệ An (2013)
Kết quả qua khảo sát cho thấy mức tiêu thụ thịt lợn bình quân đầu người ở tỉnh
Nghệ An năm 2012 khoảng 20,63kg/năm (tương đương với khoảng 27 kg thịt lợn hơi),
với dân số 2.929.107 người thì sản lượng thịt lợn hơi tiêu thụ tại Nghệ An khoảng
79.056 tấn, tức là chiếm khoảng 70% tổng sản lượng thịt lợn hơi sản xuất ra, tiêu thụ
bên ngoài địa bàn tỉnh khoảng 30%. Trên thực tế ở những địa phương giáp ranh với
tỉnh bên cạnh cũng có sự trao đổi sản phẩm thịt lợn hàng hóa nhưng không nhiều.
3.1.2. Chế biến và tiêu thụ
3.1.2.1. Chế biến: Toàn tỉnh hiện có 30 lò giết mổ tập trung, công suất giết mổ đối với
lợn khoảng 150-200 con/ngày; một số lò mổ có công suất nhỏ 5- 20 con/ngày hoặc chỉ
mổ theo thời vụ. Những lò giết mổ lợn cung ứng nội tỉnh và tập trung cho thành phố
Vinh và các thị trấn.
3.1.2.2. Tiêu thụ

- Thu gom: Lợn của tỉnh Nghệ An được chu chuyển qua trung gian là thương
lái tại địa phương, phương tiện đi lại là xe môtô hoặc dắt bộ. Ngoài ra còn những
thương lái ngoài tỉnh đến mua, chủ yếu những thương lái này đến từ thành phố Hà
Nội, Hồ Chí Minh, Thanh Hóa…thường kết hợp với thương lái tại địa phương để mua

9
lợn hoặc mua trực tiếp từ người chăn nuôi.
- Tiêu thụ cuối cùng: Thịt lợn được phân phối đến người tiêu dùng thông
qua người bán buôn, bán lẻ tại các chợ trong tỉnh Nghệ An và ở các tỉnh
khác.
3.2. Thực trạng chuỗi giá trị thịt lợn tỉnh Nghệ An
3.2.1. Sơ đồ chuỗi giá trị thịt lợn
Lợn thịt từ chăn nuôi đi vào thị trường không chỉ qua một luồng mà đi qua nhiều
luồng với nhiều thành viên trung gian, các thành viên này cùng tham gia và chiếm lĩnh
thị phần trên thị trường (sơ đồ 3.1).


















Sơ đồ 3.1. Sơ đồ chuỗi giá trị thịt lợn tỉnh Nghệ An
3.2.2. Hoạt động của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị thịt lợn
3.2.2.1. Người nuôi lợn
Trong tổng số 140 hộ điều tra có 6,43 % số chủ hộ có trình độ cấp I, 62,87 % số
chủ hộ có trình độ cấp II và 30,7 % chủ hộ có trình độ cấp III. Bình quân nhân
khẩu/hộ là 4,53. Bình quân lao động nông nghiệp/hộ là 1,96 lao động.
Qua khảo sát có 57,14% số hộ nuôi lợn nuôi giống lợn lai, 38,58% số hộ nuôi
giống lợn nội, và số ít hộ nuôi lợn ngoại (4,28% ). Tuy nhiên, kết quả khảo sát cũng cho
thấy, 70% người nuôi lợn mua con giống từ những nông dân khác tại chợ, 20% mua từ các
trung tâm chăn nuôi và HTX, và 10% người nuôi lợn tự gây con giống để nuôi.
* Chi phí sản xuất của người nuôi lợn
Chi phí đầu vào: Bao gồm những chi phí để mua những sản phẩm cho sản xuất
Lò giết mổ
trong tỉnh
Người tiêu dùng


Người chăn nuôi

59,5%
Bán lẻ

ngoài tỉnh

Lò mổ
ngoài tỉnh

Thương lái

ngoài tỉnh
31,5
%
Thương lái
trong tỉnh

Bán lẻ


trong tỉnh

Người
chế biến
Hộ giết
mổ
Tiêu
thụ
ngoại
tỉnh
Tiêu
thụ
nội
tỉnh
17%
21,5%
7%
2%
58,0%
58,0%
1,5%

1,5%
2%
2%
7
%

7%
14,5%,
31,5%



Cung
cấp
đầu
vào
31,5
%


10
Trong đó chủ yếu là chi phí mua con giống, còn lại là các chi phí như chi phí thức ăn,
thuốc thú y. Ngoài ra còn những khoản chi phí liên quan đến hoạt động nuôi và bán lợn
của nông dân như: chi phí đầu tư ban đầu để xây dựng chuồng trại, sửa chữa chuồng
trại, chi phí lãi vay, chi phí vận chuyển, chi phí khác.
Bảng 3.2. Chi phí sản xuất của người nuôi lợn

Khoản mục
Số tiền (đồng)
BQ/đầu lợn

móc hàm
BQ/kg móc
hàm
Tỷ trọng
(%)
Mua con giống
408.000
7.791
17,91
Chi phí thức ăn
1.726.774
34.814
80,05
Thuốc thú y
14.433
291
0,67
Chi phí sửa chữa chuồng trại
12.697
256
0,58
Chi phí lãi vay
5.059
102
0,23
Chi phí vận chuyển
5.257
106
0,24
Chi phí khác (điện, nước…)

6.249
126
0,28
Tổng chi phí
2.178.472
43.486
100

Năm 2012, tổng chi phí sản xuất của người nuôi lợn là 43.486 đồng/kg . Chi
phí thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất 80,05%, tiếp đến là chi phí con giống 17,91%, còn lại
là các chi phí khác.
Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt
(Tính bình quân cho 1 hộ)
Chỉ tiêu
ĐVT
Phương thức chăn nuôi
Chung
CN (1)
BCN (2)
TT (3)
Hộ chăn nuôi
Hộ
18
73
49
140
Số con XC BQ/lứa
con
28,72
14,85

7,55
14,08
Trọng lượng XC BQ/con
Kg/con
78,65
68,47
66,96
69,30
Thời gian nuôi BQ/lứa
Ngày
101,86
108,00
110,34
106,73
Số lứa nuôi/năm
Lứa
3,80
3,50
2,80
3,26
BQ số năm chăn nuôi lợn
Năm
10,00
15,27
15,36
13,50
Người nuôi lợn bán theo hình thức bán móc theo con, trọng lượng xuất chuồng
đối với lợn trung bình 69,30 kg/con, giá bán trung bình khoảng 2,5 triệu đồng/con
(khoảng 3,3 triệu đồng/con theo giá móc hàm). Các hộ đều bán cho người thu gom
(thương lái trong và ngoài tỉnh) chiếm 38,5% sản lượng của chuỗi giá trị, hộ giết mổ

địa phương chiếm 59,5% sản lượng của chuỗi giá trị và lò mổ chiếm 2% sản lượng của
chuỗi giá trị
Nhìn chung, quy mô chăn nuôi của các hộ nuôi lợn còn nhỏ lẻ, hoạt động nuôi
lợn khá đơn giản, không cần nhiều vốn đầu tư, không đòi hỏi kỹ năng, tay nghề, trình

11

Thương lái ngoài tỉnh
(14,5%)

Lò mổ trong tỉnh
(7 %)
Người chăn
nuôi trong
cùng xã
Người chăn
nuôi trong
cùng huyện

Người chăn
nuôi trong
cùng Tỉnh

THƯƠNG LÁI (trong tỉnh)
độ của người chăn nuôi. Hoạt động đầu vào và đầu ra của người nuôi lợn cho thấy chưa
có sự gắn kết giữa người chăn nuôi và người cung cấp con giống có chất lượng mà
người nuôi lợn phải mua lợn giống trôi nổi, không đảm bảo chất lượng. Giữa người
chăn nuôi và các tác nhân thu gom cũng chưa hình thành được mối liên kết thực sự
chặt chẽ, do đó khả năng thương lượng của người chăn nuôi ở mức thấp, phải chịu rủi
ro lớn khi giá thị trường biến động

3.2.2.2. Thương lái (người thu gom)
Người thu gom lợn (nội tỉnh) chủ yếu là người tại bản địa, bởi vì họ sẽ biết
được nhà nào nuôi lợn, lợn của nhà đấy có bình thường không? Địa bàn hoạt động của
họ thường là ở ngay trong xã, khi trong xã không còn lợn nữa thì họ mới phải buộc đi
mua ở các xã khác.
Thương lái ngoài tỉnh chủ yếu là nam giới, hầu hết xuất phát từ nông dân,
thường ở các tỉnh lân cận như Thanh Hóa, Hà Tĩnh…Họ có vốn, có phương tiện vận
chuyển, rất linh hoạt và mềm dẻo trong việc xác định giá và phương thức thanh toán.
Họ có nhiều kinh nghiệm trong mua, bán hiểu tâm lý người chăn nuôi. Tuy nhiên hành
vi mua bán của thương lái này theo tín hiệu của thị trường tiêu thụ ngoại tỉnh dễ đẫn
đến tình trạng “ được mùa mất giá và mất mùa được giá”.
Phần lớn các hộ thu gom đều là những hộ có thu nhập khá, có kinh nghiệm
buôn bán thịt lợn trung bình 11 năm (ít nhất 4 năm, cao nhất 20 năm). Hoạt động thu
mua của thương lái diễn ra gần như liên tục trong năm.
Thương lái dựa vào các chi phí hoạt động của họ và giá cả thị trường tại thời
điểm bán để xây dựng giá bán. Chi phí vận chuyển, thuê lao động, kiểm dịch thú y
trong quá trình mua bán chiếm 3,72% tổng chi phí. Chi phí giá đầu vào chiếm bình
quân 96,28 % tổng chi phí.










Sơ đồ 3.2. Tỷ lệ cung cấp sản phẩm đầu ra của thương lái


12
Tuỳ theo đối tượng bán mà hình thức bán của các thương lái khác nhau. Có 65%
thương lái mua lợn là do được nhắn gọi từ người chăn nuôi, 35% thương lái tự tìm
kiếm mua sản phẩm, 15 % có thực hiện hợp đồng mua bán. Phổ biến là thanh toán
tiền mặt trả trước 70,46 % còn lại mua chịu (thời gian nợ bình quân là 23,6 ngày).
3.2.2.3. Người giết mổ
* Lò giết mổ: Lợn sau khi thu gom từ 5h đến 7h chiều hôm trước, lợn được tập
trung lại để sáng sớm hôm sau giết mổ. Sau đó khoảng 3h sáng lò mổ bắt đầu hoạt
động đến 5h sáng tất cả các công việc của lò mổ được hoàn tất.
Bảng 3.4. Quy mô lò mổ (bình quân/lò mổ)
Diễn giải
ĐVT
Số lượng
1. Diện tích khu tập trung
m
2

11.833
2. Khu giết mổ
m
2

501,66
3. Số đầu lợn/ngày
con
14,14
4. Số người làm trực tiếp
người
13
5. Số lao động gia đình

người
1,4
Lò mổ mua lợn từ nông dân (2%), từ thương lái (7%), Giá mua dao động từ
40-50 ngàn đồng/kg lợn hơi. Tình hình hoạt động của lò mổ qua các năm được trình
bày trong bảng 3.5.
Bảng 3.5. Khả năng hoạt động của lò mổ qua các năm (Bình quân/lò mổ)
Chỉ tiêu
Đơn vị
2010
2011
2012
Khả năng giết mổ
tấn/ngày
4,15
5,35
5,35
Thực tế giết mổ
tấn/ngày
0,97
0,99
0,98
Số ngày hoạt động bình quân
ngày/tháng
29,4
29,4
29,4
Hiệu suất giết mổ
%
37,64
38,26

37,49
Trung bình 1 tháng lò mổ hoạt động 29 ngày, công suất giết mổ trung bình mỗi
ngày từ 10-20 con/lò mổ. Lượng lợn giết mổ năm 2012 của lò giết mổ dao động
khoảng 28-30 tấn/tháng. Tỷ lệ thịt lợn lột sau giết mổ trung bình là 71,58. Chi phí liên
quan đến hoạt động giết mổ bao gồm chi phí vận chuyển, thuê lao động, chi phí kiểm
dịch, thuế và lệ phí (nộp khoán), chi phí lãi vay, chi phí khấu hao…
Lò giết mổ trong tỉnh bán toàn bộ sản phẩm giết mổ được cho người bán lẻ
trong tỉnh (chiếm 9% sản lượng của chuỗi). Giá bán trung bình dao động từ 60 - 75
ngàn đồng/kg (tháng 12/2012) tính theo gía lợn móc hàm, tỷ lệ thịt lợn lột sau giết mổ
trung bình là 71,58%. Lò giết mổ nhận được thông tin giá cả thị trường, nhu cầu thị
trường từ đài phát thanh, truyền hình, thông tin trên báo và người tiêu dùng.

13
Hầu hết sản phẩm thịt lợn lò mổ cung cấp trong xã chiểm 65,52%, số sản phẩm
trong xã do người bán lẻ lấy bán theo quầy, sạp tại các chợ địa phương (97%), một
phần rất nhỏ (3%) bán trực tiếp cho người tiêu dùng, sản phẩm bán cho người tiêu
dùng chủ yếu là bộ lòng hay một phần của bộ lòng phân nhỏ.
* Hộ giết mổ
Tùy theo khả năng bán hàng và điều kiện lao động, mà các hộ giết mổ có lượng
đầu lợn mổ khác nhau. Mỗi thợ mổ lợn lành nghề có thể chỉ mất một giờ đồng hồ để mổ
xẻ hoàn thiện một con lợn. Người mổ lợn thường bắt đầu ngày làm việc vào khoảng 3- 4
giờ sáng, công việc mổ lợn hoàn thành trước 5 giờ sáng. Sau khi giết mổ chủ yếu cung
cấp cho người bán lẻ và người chế biến.
Theo số liệu điều tra, bình quân mỗi hộ giết mổ giết mổ 3,32 con một ngày,
trong đó có phần nhỏ hộ mổ lợn để bán lẻ (29,52%), còn lại là bán buôn. Các hộ hoạt
động khá đều đặn, chỉ nghỉ khi gia đình có việc quan trọng như ma chay, cưới hỏi nên
bình quân mỗi hộ hoạt động 22,74 ngày một tháng.
Bảng 3.6. Sản phẩm và giá bán của hộ giết mổ
Quy đổi BQ cho 100kg lợn hơi
TT

Sản phẩm
Khối lượng (kg)
Giá bán (1000đ)/kg

Thịt móc hàm
71,58

1
Thịt thăn
4,17
90,5
2
Thịt mông
14,23
84,0
3
Thịt vai
13
74,0
4
Thịt ba chỉ
7,27
68,5
5
Xương sườn
6,13
70,0
6
Thịt chân giò
5,77

65,0
7
Đầu
7,00
25,0
8
Xương khác
5,17
20,0
9
Mỡ
8,83
18,0
10
Lòng
7,82
30,0

Trong đó:Tim, cật
0,71
110,0
Nguồn: Kết quả khảo sát (2012)
Lợn thịt sau khi được giết mổ được chia ra thành các loại thịt khác nhau và
được bán với các mức giá khác nhau. Tỷ lệ các phần thịt của con lợn, giá bán và giá trị thu
được của các hộ thu gom, giết mổ, bán lẻ tính cho 100kg lợn hơi được thể hiện ở bảng 3.6.
Chi phí lớn nhất trong tổng chi phí của các hộ giết mổ là giá mua đầu vào (96,14%),
ngoài ra còn một số phụ phí như chi phí xăng xe, nhiên liệu và các chi phí khác
3.2.2.4. Người bán lẻ
Đầu vào của thành viên bán lẻ chủ yếu là hộ giết mổ trong tỉnh và lò mổ. Số


14
người bán lẻ trực tiếp mua lợn từ người chăn nuôi làm các công đoạn giết mổ và bán
lẻ chỉ khoảng 5,93%.
Theo kết quả điều tra thì trung bình hộ bán lẻ bán được nửa con lợn mỗi ngày
tương đương khoảng 35,8 kg thịt lợn móc hàm, Số ngày bán BQ/tháng của các hộ là
tương đối cao 27,9 ngày. Trong tổng chi phí của người bán lẻ thì chi phí mua lợn móc
hàm chiếm tỷ lệ lớn nhất, chiếm 92,28% trong tổng chi phí. Mỗi ngày BQ khối lượng
lợn móc được thu mua là 35,79 kg,với giá mua BQ là 62.840 đồng/kg.
Bảng 3.7. Mức tiêu thụ thịt lợn tính bình quân cho 1 hộ bán lẻ
Diễn giải
ĐVT
Số lượng
1. Khối lượng thịt bán BQ 1 ngày
kg
35,8
2. Số ngày bán BQ/tháng
ngày
27,9
3. Số tháng bán BQ/năm
tháng
12
Do những người bán lẻ do không trực tiếp giết mổ để bán lẻ mà họ mua móc
hàm từ những người giết mổ. Bảng 3.8 thể hiện doanh thu trung bình mỗi ngày những
người bán lẻ thu được từ khối lượng móc hàm thu mua trung bình là 35,8 kg/ngày.
Bảng 3.8. Doanh thu của người bán lẻ
Tính bình quân/một ngày bán


Chỉ tiêu


Tỷ lệ %
Khối lượng
(kg)
Đơn giá
(1000đ/kg)
Thành tiền
(1000đ)
Tỷ lệ móc hàm

35,8


Thịt mông
21,46
7,51
91,7
688,76
Thịt thăn
5,98
2,09
107,0
223,95
Thịt vai
20,2
7,07
86,5
611,56
Thịt ba chỉ
11,44
4,00

78,3
313,51
Xương sườn
9,42
3,30
88,2
290,80
Thịt chân giò
10,7
3,75
78,8
295,11
Xương khác
6,82
2,39
60,0
14,32
Mỡ
13,97
4,89
22,0
107,57
Tổng doanh thu



2.545,57
Lãi
2.545,57 –(68.100 x 35,8 kg)
107,590

Người bán lẻ không cần phải có nhiều vốn cũng có thể hoạt động được, từ mối
quen biết hoặc uy tín làm ăn, người bán lẻ có thể mua chịu, hoặc chỉ thanh toán một
phần tiền thịt lợn móc hàm cho người giết mổ bán buôn, số còn lại sẽ thanh toán nốt
vào cuối ngày. Đây là một thuận lợi lớn cho người bán lẻ.
3.2.2.5. Người chế biến
Các hộ làm chế biến thịt có kinh nghiệm là 7 năm, chủ yếu làm thủ công, khách
hàng chủ yếu của họ là người dân trong địa phương, trung bình một tháng làm 26 ngày,

15
nguyên liệu được dùng cho 1 ngày là 5kg thịt thăn khối lượng bán ra /ngày là 4kg
thành phẩm giò, chả. Tuy nhiên, hiện nay các hộ chế biến hầu hết làm tự phát, không
đăng ký kinh doanh, sản phẩm không có tem nhãn, không đăng ký các chỉ tiêu chất
lượng và sản phẩm cũng không ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng.
3.2.2.6. Người tiêu dùng
Điều tra 160 hộ (Điều tra kết hợp 140 chăn nuôi và tiêu dùng, 20 hộ tiêu dùng),
hộ có quy mô nhỏ và vừa chiếm 35% trong tổng thể trong đó hộ quy mô nhỏ (≤ 3
người) là 56 người và quy mô trung bình (trong khoảng 3-5 người) là 75 người, còn số
hộ có quy mô lớn (>5 người) chiếm tỉ lệ ít. Độ tuổi trung bình của người nội trợ đạt tới
40,48 tuổi, nghề nghiệp chủ yếu của người nội trợ chủ yếu là SXNN, chiếm tỷ lệ 85%
trên, chiếm tỷ lệ thấp nhất là làm dịch vụ buôn bán và nghỉ hưu (0,5%). Qua tính toán
dựa trên mức độ thường xuyên mua các loại thịt của hộ và khối lượng thịt lợn tiêu
dùng trung bình theo tháng của hộ được trình bày bảng 3.9.
Bảng 3.9. Mức tiêu dùng thịt lợn bình quân của hộ
Chỉ tiêu
ĐVT
Chung
Chia theo quy mô hộ(người)
≤ 3
4-5
> 5

TDBQ
Kg/người /tháng
1,99
2,61
1,79
1,65
Tỷ lệ % số hộ mua





Thịt mông
%
75,00
30,83
23,33
20,83
Thịt chân giò
%
22,50
7,50
10,00
5,00
Thịt ba chỉ
%
73,33
34,17
24,17
15,00

Thịt vai
%
27,50
13,33
6,67
7,50
Thịt nạc
%
52,50
25,00
16,67
10,83
Khác
%
44,17
17,50
8,33
18,33
Mức tiêu dùng thịt lợn bình quân của mỗi người theo tháng là 1,99
kg/người/tháng với nhóm có quy mô hộ nhỏ là 2,61 kg/người/tháng cao hơn so với
1,79 kg/người/tháng nhóm quy mô trung bình và 1,646 kg/người/tháng. Điều này cho
ta biết được khi quy mô hộ tăng lên thì tiêu dùng thịt lợn của hộ tăng lên nhưng mức
tiêu dùng cho thịt lợn của từng cá nhân trong hộ giảm đi.
3.2.2.7. Thuận lợi và khó khăn của các tác nhân trong chuỗi giá trị thịt lợn
* Thuận lợi
(i) Người nuôi lợn: Người nuôi lợn có được những thuận lợi như: Tận dụng
được nguồn thức ăn trong gia đình (45% số trường hợp), lợn là loài vật dễ nuôi, dễ ăn,
(15%), dễ bán sản phẩm (7%), lợi nhuận cao, giúp cho hộ tăng thu nhập (5%) và một
số thuận lợi khác như đầu ra được ổn định, tận dụng lao động nhàn rỗi.


16
(ii) Thương lái: Phần lớn các thương lái nhận thấy nguồn cung cấp lợn từ người
nuôi ổn định (30%), dễ mua bán (15%), thương lái nắm bắt được thông tin thị trường
(20%), ngành chăn nuôi lợn của địa phương đang phát triển tạo điều kiện kinh doanh
của thương lái ổn định và tiếp tục được duy trì (20%).
(iii) Người giết mổ: Các lò giết mổ có được thuận lợi, nguồn cung cấp lợn ổn định
(100% trường hợp), dễ tiêu thụ (100%), lò giết mổ ở xa khu dân cư nên đảm bảo được vệ
sinh môi trường cho địa phương (50%), thuận lợi trong vận chuyển lợn (50%).
(iv) Người bán sỉ, bán lẻ: Người bán lẻ, bán sỉ thịt có được thuận lợi do đầu ra
ổn định, dễ tiêu thụ (70% số trường hợp), mặt bằng kinh doanh ổn định (50%), có
nguồn cung cấp thịt từ lò mổ đúng chất lượng (40%), giá thịt lợn ổn định (40%), sản
phẩm an toàn hơn các sản phẩm thịt khác (30%).
* Khó khăn
(i) Người nuôi lợn: Giá con giống cao (25% số trường hợp), dịch bệnh
(51,42%), giá cả đầu ra không ổn định, bị người mua ép giá, thiếu kỹ thuật nuôi đặc
biệt là kỹ thuật nuôi lợn vỗ béo cũng là những khó khăn hiện tại của những hộ nuôi
(ii) Thương lái:Tình trạng dịch bệnh (55% trường hợp), việc liên kết với các
thương lái chưa chặt chẽ (25%), thương lái thiếu vốn (15%).
(iii) Người giết mổ: Do điều kiện kinh tế trong thời gian qua gặp nhiều khó
khăn, chính sách đảm bảo an toàn thực phẩm của Nhà nước, địa phương cao (50%),
chất lượng lợn chưa được ổn định (50%).
(iv) Người bán sỉ, bán lẻ: hầu hết phục vụ cho những đối tượng có thu nhập cao
(40%), sản phẩm thịt lợn chưa có thương hiệu, uy tín nên khó cạnh tranh (20%).
3.2.3. Phân tích kinh tế chuỗi giá trị lợn Nghệ An
3.2.3.1. Phân tích giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần
Nghiên cứu chọn 4 kênh thị trường để phân tích kinh tế của chuỗi giá trị. Kênh 2
là kênh tiêu thụ có nhiều tác nhân tham gia có giá bán cuối cùng bình quân là 72.871
đồng/kg,đã đạt được giá trị gịa gia tăng là 6.873đồng/kg và lợi nhuận trong kênh 2 của
tác nhân cuối cùng trong chuỗi là 3.548 đ/kg thịt lợn.
Bảng 3.10 và bảng 3.11 cho thấy có sự khác nhau về giá bán của thịt lợn ở các kênh

thị trường, tại kênh hàng có nhiều tác nhân tham gia thì mỗi tác nhân chỉ đảm nhiệm một
chức năng nhất định. Ngược lại tại kênh hàng có ít tác nhân tham gia mỗi tác nhân phải
đảm nhiệm nhiều chức năng hơn, hộ sản xuất ngoài chức năng chăn nuôi lợn còn đóng vai
trò người thu gom, người giết mổ kiêm công việc của người bán lẻ. Vì vậy, mức chênh

17
lệch giá trị gia tăng của các kênh đều được quyết định bởi sự có mặt của ít hay nhiều tác
nhân. Tại kênh 1, giá bán sản phẩm thịt lợn cuối cùng không thay đổi so với kênh 2,
nhưng do sự vắng mặt của tác nhân thương lái nên khoản chi phí trung gian kênh 1 chi
ra thấp hơn đã làm tăng giá trị gia tăng của tác nhân cuối cùng lên thành 9.632
đồng/kg. Giá trị lợi nhuân/chi phí trong kênh hàng này tăng lên 8,7%.
Giá bán ở kênh thị trường ngoài tỉnh (kênh 3 và 4 - bảng 3.11) trung bình giá
bán ở tác nhân cuối cùng của chuỗi khoảng 96,322 đồng/kg, gấp 1,3 lần giá bán thịt lợn
ở tại tỉnh Nghệ An (kênh 1 và 2, bảng 3.10).
Bảng 3.10. Giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần của các tác nhân ở kênh thị
trường trong tỉnh

Khoản mục
Người
nuôi lợn
TL trong
tỉnh
Người giết
mổ
BL trong
tỉnh
Tổn
Kênh 2: Người nuôi lợn – Thu gom trong tỉnh - Lò giết mổ trong tỉnh - Người bán lẻ trong tỉnh
Giá bán (đ/kg)
48.320

53.500
60.755
72.871

CF đầu vào/CF trung gian (đ/kg)
42.358
48.747
56.714
65.998

Giá trị gia tăng(đ/kg)
5.962
4.753
4.041
6.873
21.629
Chi phí tài chính khác (đ/kg)
1.128
1.108
1.852
3.325

GTGT thuần (đ/kg)
4.834
3.845
2.189
3.548
14.216
Lợi nhuận/Chi phí (%)
11,11

7,3
3,7
5,1

Kênh 1: Người nuôi lợn – Hộ giết mổ trong tỉnh - Người bán lẻ trong tỉnh
Giá bán (đ/kg)
49.120

55.755
72.871

CF đầu vào/CF trung gian (đ/kg)
42.358

49.590
63.239

Giá trị gia tăng(đ/kg)
6.762

6.165
9.632
22.559
Chi phí tài chính khác (đ/kg)
1.128

1.852
3.779

GTGT thuần (đ/kg)

5.634

4.313
5.853
15.800
Lợi nhuận/Chi phí (%)
12,95

8,3
8,7


3.2.3.2. Phân phối giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần giữa các tác nhân
Kênh thị trường 1,2,3 và 4 có đặc điểm chung là người bán lẻ góp phần tạo nên
giá trị gia tăng cho kênh thị trường là cao nhất lần lượt là 42,70%, 31.26%, 28,69% và
33,54%. Tiếp đến là người nuôi lợn (kênh 1) 27,11%; 29,97% kênh 2, thương lái ngoài
tỉnh (kênh 3) 23,87%; Nhưng phần lợi nhuận lại phân phối cho lò giết mổ lại thấp nhất
18,38% (kênh 2), 15,02% (kênh 1), và tỷ lệ phân phối lợi nhuận cho người bán lẻ vẫn
đạt tỷ lệ cao nhất so với các tác nhân trong toàn chuỗi.
Phần lợi nhuận cho người nuôi lợn kênh 3,4 giảm xuống còn 23,14% kênh 3 và
25,22% kênh 4. Thương lái trong tỉnh kênh 3 bị phân phối lợi nhuận giảm xuống còn
12,59%. Mặc dù giá trị gia tăng của người nuôi lợn tạo ra là khá cao nhưng tỷ lệ lợi

18
nhuận/chi phí lại thấp, sản lượng lợn hơi được quy ra móc hàm chỉ được 2,244 tấn, lợi
nhuận thu được trong năm chỉ giao động trong khoảng 10.847.496 đồng (kênh 2,3,4)
đến 12.642.696 đồng (kênh 1).
Sản lượng trung bình của người nuôi lợn rất thấp so với các tác nhân khác chỉ bằng
2% của lò giết mổ trong tỉnh và cao nhất bằng 26% sản lượng của người bán lẻ trong tỉnh
vì vậy lợi nhuân của người nuôi lợn chỉ chiếm một phần không đáng kế trong tổng số lợi

nhuận các kênh trong thị trường (0,65%; 0,79%; 1,69% và 9,17%).
Bảng 3.11. Giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần của các tác nhân ở kênh thị trường
ngoài tỉnh
Khoản mục
Người
nuôi
lợn
TL
trong
tỉnh
TL
ngoài
tỉnh
LGM
ngoài
tỉnh
BL
ngoài
tỉnh
Tổng
Kênh 3: Người nuôi lợn – Thương lái trong tỉnh - Thương lái ngoài tỉnh - Lò giết mổ
ngoài tỉnh - Người bán lẻ
Giá bán (đ/kg)
48.320
52.430
65.813
74.570
92.322

CF đầu vào/CF trung gian (đ/kg)

42.358
48.747
58.509
69.702
83.544

Giá trị gia tăng(đ/kg)
5.962
3.683
7.304
4.868
8.778
30.595
Chi phí tài chính khác (đ/kg)
1.128
1.052
3.642
1.958
1.923

GTGT thuần (đ/kg)
4.834
2.631
3.662
2.910
6.855
20.892
Lợi nhuận/Chi phí (%)
11,11
5,28

5,8
4,0
8,0

Kênh 4: Người nuôi lợn - Thương lái ngoài tỉnh - Lò giết mổ ngoài tỉnh - Người bán lẻ
Giá bán (đ/kg)
48.320

63.769
70.322
92.322

CF đầu vào/CF trung gian (đ/kg)
42.358

57.992
64.668
83.544

Giá trị gia tăng(đ/kg)
5.962

5.777
5.654
8.778
26.171
Chi phí tài chính khác (đ/kg)
1.128

2.169

1.785
1.923

GTGT thuần (đ/kg)
4.834

3.608
3.869
6.855
19.166
Lợi nhuận/Chi phí (%)
11,11

5,9
5,7
8,0


* Đánh giá kết quả hoạt động của các tác nhân trong chuỗi
Tổng giá trị gia tăng của kênh thị trường nội tỉnh là 22.559 đồng/kg (kênh 1) gấp
1,02 lần tổng giá trị gia tăng kênh 2 (21.629đ/kg). Tại thị trường nội tỉnh người bán lẻ
tạo nên giá trị gia tăng cao nhất so với các tác nhân khác trong chuỗi giá trị, dao động
từ 6.873 đến 9.623 đồng/kg. Tại kênh 1 hộ chăn nuôi là tác nhân tạo nên giá trị gia tăng
đứng thứ 2 của chuỗi (đạt 6.762 đồng/kg), tăng 1,13 lần so với kênh 2. Hộ giết mổ
cũng tạo ra được giá trị gia tăng lên đến 6.165 đ/kg. Do đây là kênh phân phối ngắn và
các hộ giết mổ tại gia đình kiêm luôn cả thu gom và bán lẻ nên các khoản chi phí liên
quan đến thu mua, giết mổ thấp hơn các lò giết mổ. Lò giết mổ trong tỉnh là tác nhân
tạo nên giá trị gia tăng thấp nhất trong kênh nội tỉnh đạt 4.041 đồng/kg, tuy nhiên mức

19

độ hoạt động của lò giết mổ thường xuyên và với sản lượng lớn/mỗi lần giết mổ nên
tác nhân cũng thu được giá trị tích cực trong hoạt động của toàn chuỗi.
3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị thịt lợn
3.3.1. Ảnh hưởng của điu kiện tự nhiên
Trong 3 năm qua diễn biến thời tiết có nhiều bất thường, rét thường đến muộn
hơn và kéo dài, mưa đầu mùa bất thường, nhiệt độ cao, thời tiết nắng nóng ảnh hưởng
đến khả năng sinh trưởng và phát triển của đàn lợn.
3.3.2. Nhóm yếu tố đầu vào
- Giống và công tác chọn giống: Chất lượng không rõ nguồn gốc. Kết quả điều
tra 45% mua ở chợ, 18% mua ở cơ sở chọn giống, 25% mua ở nông dân khác
- Thức ăn: Hộ sản xuất chủ yếu chăn nuôi bán công nghiệp chiếm 52,5%, chăn
nuôi truyền thống chiếm 42,5%, chăn nuôi công nghiệp chiếm 5%. Các hộ sử dụng
thức ăn phối trộn chiếm 30%, sử dụng hỗn hợp 12,5 %, tận dụng chiếm 52,5%.
- Dịch bệnh và phòng trừ dịch bệnh: Khả năng kiểm soát dịch bệnh vẫn gặp khó
khăn vì các hộ chăn nuôi 100% đều tập trung trong khu dân cư/
- Quy mô chăn nuôi: Chăn nuôi theo quy mô nhỏ thường là các hộ tận dụng
nguồn thức ăn sẵn có, phụ phẩm nông nghiệp được nấu chín. Cách thức này rất mất
thời gian, tốn chi phí nhiên liệu mà lợn lại tăng trọng chậm.
3.3.3. Nhóm yếu tố thị trường
- Nhu cầu thị trường: Theo số liệu điều tra người chăn nuôi lợn trung bình mỗi
hộ gia đình mua thịt ít nhất 2 lần/tuần, mỗi lần 0,3 -0,5 kg (bình quân cả hộ nghèo).
- Sự biến động giá cả thịt lợn: Khi giá thịt lợn tăng cao thì người tiêu dùng sẽ
giảm chi tiêu cho tiêu thụ thịt lợn và thay vào đó là sẽ thay thế thịt lợn bằng các loại
thực phẩm thay thế như cá, thịt gia cầm,.
3.3.4. Thu nhập của người tiêu dùng
Đối với những hộ có thu nhập từ 1–3 triệu đồng thì tiêu dùng thịt lợn chiếm
18,51 % tổng chi tiêu trong gia đình. Còn đối với các hộ có mức thu nhập từ 3–5 triệu
đồng thì chi tiêu cho thịt lợn chiếm tới 37,86 % trong tổng chi tiêu của các hộ gia đình.
3.3.5. Thị hiếu của người tiêu dùng
Trong các ngày lễ hoặc Tết cổ truyền, lượng cầu thịt lợn thường tăng đột biến so

với ngày thường.
3.3.6. Sự tác động của thông tin
Hiện nay vấn nạn chất tạo nạc ảnh hưởng lớn tới ngành chăn nuôi nước ta. Nó
gây ra tâm lý hoang mạng ở người tiêu dùng khiến cho họ dè dặt trong khi mua thịt

20
lợn, có khi là dẫn tới tẩy chay thịt lợn.
3.3.7. Phân phối lợi ích giữa các tác nhân: Trong chuỗi giá trị từ người sản xuất tới
người tiêu dùng cuối cùng, thực chất hộ bán lẻ và hộ giết mổ bán buôn đang thu được
nhiều lợi ích lại chịu ít rủi ro.
3.4. Rủi ro của các tác nhân trong chuỗi giá trị thịt lợn
Kết quả điều tra về mức độ rủi ro của các đơn vị này cho thấy loại rủi ro chủ yếu
mà họ gặp phải đều liên quan đến rủi ro trong kinh doanh như tài chính, gián đoạn kinh
doanh do lợn bị dịch bệnh hoặc thiên tai. Rủi ro gián đoạn kinh doanh là loại rủi ro tương
quan, có tính ảnh hưởng xâu chuỗi, liên quan mật thiết đến hoạt động sản xuất của người
chăn nuôi.
3.5. Liên kết của các tác nhân trong chuỗi giá trị
Các tác nhân cũng đã có sự chia sẻ thông tin sản xuất thị trường với các mức độ khác
nhau, từng bước tạo cho mình những bạn hàng tin cậy bằng sự tín nhiệm của mình.
Bảng 3.12. Liên kết thông tin giữa các tác nhân trong CGT sản phẩm thịt lợn
Tiêu chí
Người sản xuất
Thu gom
Người giết mổ
Bán lẻ
Thông tin và
trao đổi thông
tin




Nắm bắt thông tin
thị trường từ: các
tác nhân đầu vào,
đầu ra, từ hoạt
động của các nông
dân khác trong
vùng.
Thông tin đầu
vào, đầu ra nhận
được từ: các tác
nhân đầu ra, chợ,
xuống địa bàn
nắm thông tin.
Thiết lập thông
tin với tác nhân
đầu vào và đầu
ra để chủ động
được nguồn hàng
cung cấp.
Dựa vào các
thông tin thị
trường tại nơi
phân phối.
Phương thức
trao đổi thông
tin và quan hệ
giao dịch
Dựa vào mối
quan hệ quen

biết trong quá
trình mua bán.
Mức độ tín
nhiệm trong mua
bán.
Điện thoại, trực
tiếp và từ lần
giao dịch trước.
Điện thoại hoặc trực
tiếp trao đổi thông tin
trong quá trình giao
dịch.
Khối lượng thịt
lợn trong giao
dịch
Bán toàn bộ sản
phẩm làm ra khi
thoả thuận được
giá bán, bán tại
cửa chuồng, trại.
Mua bán theo
định mức của tác
nhân đầu ra.
Hình thức trao
đổi trực tiếp.
Phụ thuộc vào
giá, xu hướng thị
trường và
phương tiện vận
chuyển.

Phụ thuộc vào giá
và từng loại
khách hàng.
Chất lượng thịt
lợn
Được đánh giá
chủ yếu bằng
cảm quan, kinh
nghiệm.
Được đánh giá
chủ yếu bằng
cảm quan.
Được đánh giá
chủ yếu bằng
cảm quản.
Đánh giá bằng
cảm quan và một
số chỉ tiêu kích
cỡ, màu sắc….
Mức độ quan hệ
của các tác nhân
đầu vào và đầu
ra
Không thường
xuyên với một
tác nhân nào,
gặp ai thuận giá
thì bán.
Quan hệ thường
xuyên với các

tác nhân đầu ra.
Quan hệ thường
xuyên với các tác
nhân đầu vào,
đầu ra.
Quan hệ thường
xuyên với một số
tác nhân đầu vào
và rất nhiều tác
nhân đầu ra

21

Qua khảo sát cho thấy, trong chuỗi giá trị thịt lợn, các tác nhân liền kề thường có
thông tin hiểu biết nhau nhiều hơn nhưng thường theo chiều thuận ví dụ trong liên kết
ngang hộ giết mổ nắm rất rõ thực trạng sản xuất của hộ chăn nuôi, nhưng ngược lại, hộ
chăn nuôi lại có rất ít thông tin để có thể kiểm soát được hộ giết mổ cũng như hộ chế
biến, bán lẻ Chính điều này trên thực tế hộ nuôi lợn càng dễ bị thua thiệt, họ không
có quyền định giá đầu ra, trong khi đó hộ giết mổ và bán buôn có thể tăng giá đầu ra
của mình để giành được nhiều lợi ích. Trên thực tế hiện tượng người nuôi lợn phải bán
lợn thịt hơi với giá thấp và mua thịt lợn về tiêu dùng với giá rất cao, thoát hoàn toàn ra
khỏi giá thành thực tế. Đặc biệt là khi giá thịt lợn tăng vọt, người giết mổ và bán buôn
thịt lợi thu được lãi lớn nhưng ít có sự điều tiết trở lại phân phối cho người chăn nuôi.
Từ luồng thông tin ngược không được kiểm soát hoặc không thông suốt, mức độ minh
bạch trong việc hình thành giá cả lợn hơi, lợn thịt sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và
người tiêu dùng và hộ chăn nuôi lợn sẽ chịu thiệt thòi.
CHƯƠNG 4. CHIẾN LƯỢC NÂNG CẤP CHUỐI GIÁ TRỊ THỊT LỢN TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
4.1. Quan điểm và phương hướng phát triển của ngành chăn nuôi
4.1.1. Quan điểm

Căn cứ vào định hướng phát triển của ngành chăn nuôi Việt Nam nói chung,
định hướng phát triển của ngành chăn nuôi lợn nói riêng và tình hình hiện tại của
ngành chăn nuôi lợn tỉnh Nghệ An. Trong thời gian tới, việc phát triển ngành chăn nuôi
lợn cần được triển khai dựa trên quan điểm sau:
Thứ nhất, định vị ngành chăn nuôi, xác định lợn là loại vật nuôi chủ lực của tỉnh,
chăn nuôi lợn phải đảm bảo phát triển bền vững, an toàn dịch bệnh và hiệu quả cao.
Thứ hai, quy hoạch phát triển chăn nuôi của tỉnh phải phù hợp với quy hoạch
chung về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của cả nước; phát triển ngành chăn nuôi
lợn theo hướng chuyên môn hóa tập trung đầu tư cho các vùng có điều kiện phát triển
chăn nuôi hàng hoá theo phương thức thâm canh, kết hợp chăn nuôi truyền thống với
chăn nuôi công nghiệp tạo tính bền vững và hiệu quả; chuyển đổi mạnh từ chăn nuôi
phân tán, quy mô nhỏ sang quy mô vừa và lớn (gia trại, trang trại) theo hướng sản xuất
hàng hoá, bán công nghiệp trên cơ sở có quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung ở từng
địa phương.

22
Thứ ba, từng bước đầu tư về công nghệ giết mổ, chế biến phục vụ tiêu dùng nội
địa và xuất khẩu; chế biến thức ăn chăn nuôi với trình độ kỹ thuật thâm canh cao; đẩy
mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, thức ăn, thú y, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng
để nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
4.1.2. Định hướng phát triển đến năm 2020
Phát triển chăn nuôi nông hộ, gia trại và trang trại; xây dựng và phát triển mạnh
các cơ sở chăn nuôi lợn tập trung công nghiệp với quy mô vừa và lớn. Hình thành và
phát triển các cơ sở sản xuất giống vật nuôi tiến tới chủ động nguồn giống vật nuôi cho
cả tỉnh; đồng thời lựa chọn nhập nội các dòng, chủng loại lợn có tầm vóc lớn để cải tạo
giống địa phương tạo ra sản phẩm có chất lượng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng;
Xây dựng các quy trình chăm sóc nuôi dưỡng thích hợp với điều kiện địa
phương; xây dựng các vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh cho vật nuôi đối với một số bệnh
nguy hiểm thường xảy ra, đảm bảo tính bền vững, hiệu quả, tăng độ tin cậy trong chăn
nuôi để nông dân yên tâm, mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất.

Xây dựng các vùng chăn nuôi truyền thống, tiến tới hình thành vùng, cụm sản
xuất nguyên liệu, sản phẩm chăn nuôi; phát triển, xây dựng các nhà máy, cơ sở chế
biến súc sản để thu hút, liên kết thị trường tiêu thụ, tiến tới xuất khẩu.
4.2. Mục tiêu chiến lược
Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị thịt lợn hướng đến việc tăng thu nhập cho các
tác nhân tham gia chuỗi, đặc biệt là người chăn nuôi (tác nhân đầu tiên trong chuỗi),
cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng (tác nhân cuối cùng
trong chuỗi) bằng cách nâng cao chất lượng thịt lợn.
4.3. Căn cứ khoa học đề xuất chiến lược nâng cấp chuỗi
Những căn cứ đề làm cơ sở đề xuất chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị thịt lợn
thịt ở tỉnh Nghệ An bao gồm: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, qua phân tích đặc
điểm địa bàn và thực trạng tỉnh Nghệ An ta thấy cả hệ thống kênh tiêu thụ từ người
chăn nuôi đến người tiêu dùng diễn ra tự phát. Điều đó có nghĩa là trên địa bàn đòi hỏi
bức bách phải có hệ thống kênh tiêu thụ sản phẩm lợn thịt hợp lý. Qua phân tích
SWOT chuỗi giá trị thịt lợn tỉnh Nghệ An.
Bảng 4.1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức chuỗi giá trị thịt lợn
Điểm mạnh (S)
Điểm yếu (W)
- Là nơi cung cấp lượng thịt lớn
cho các thành phố lớn
- Tận dụng được sản phẩm phụ
nông
- Đa phần chăn nuôi còn nhỏ lẻ, tận dụng.
- Thiếu thông tin thị trường
- Người sản xuất không hạch toán trong quá trình nuôi
- Chất lượng đàn lợn chưa cao

23
- Tận dụng được lao động nhàn rỗi
- Giá thuê lao động thấp

- Dễ mua, bán
- Có kinh nghiệm nuôi
- Dễ tiếp cận nguồn thông tin đầu
vào (giống, TACN, thú y )
- Mang lại lợi nhuận cho các tác
nhân
- Có ít lò giết mổ nên lò giết mổ có quyễn lực cao trên thị
trường.
- Sự liên kết giữa các tác nhân còn lỏng lẻo.
-Chưa quản lý chặt về VSATTP.
- Hệ thống chuỗi phần lớn vẫn còn hoạt động theo kiểu
“mạnh ai nấy làm”
- Phần lớn tác nhân trong chuỗi thiếu kiến thức cơ bản về
kinh doanh hiện đại kiến chi phí cao, chất lượng giảm…
-Thiếu quy hoạch đồng bộ về vùng chăn nuôi và quy trình
giết mổ
-Thiếu sự phản hồi từ người tiêu dùng đến các khâu kinh
doanh, chăn nuôi, thiếu các luồng thông tin hai chiều và
thông tin tới các nhà chức trách.
- Chưa có sự tác động chặt chẽ hệ thống từ người chăn
nuôi, thương lái, giết mổ, bán lẻ nhất là người tiêu dùng.
-Quan hệ buôn bán chưa được xây dựng trên nền tảng
pháp lý nên chưa bảo đảm nguồn cung ứng và chất lượng
-Phân phối lợi ích giữa các tác nhân không đều, người
đứng đầu chuỗi (người chăn nuôi) lại chịu nhiều thiệt thòi
nhất.
Cơ hội (O)
Thách thức (T)
-Chính sách hỗ trợ nông nghiệp
của Nhà nước (con giống, phòng

bệnh)
-Hỗ trợ của các dự án cạnh tranh
nông nghiệp
-Mở rộng thị trường tiêu thụ
-Ngành chăn nuôi địa phương phát
triển ổn định, duy trì hoạt động lâu
dài giữa các tác nhân
- Sự quan tâm của Đảng, chính
quyền các cấp tỉnh Nghệ An
-Có cơ hội tiếp cận các quy trình
chế biến tiên tiến trong và ngoài
nước
-Sự cạnh tranh lành mạnh cũng là
cơ hội cho sản phẩm thịt lợn ở
Nghệ An tự khẳng định và hoàn
thiện hơn ở thị trường trong và
ngoài tỉnh, đặc biệt trong quản lý
VSATTP.
-Chăn nuôi theo xu hướng tự phát không ổn định lâu dài,
nên chi phí tăng cao.
-Dịch bệnh
- Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và vệ sinh thực phẩm
T4-Thị trường đầu vào và đầu ra không ổn định
-Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ ở nhiều địa phương
trong tỉnh tác động chi phối đến chuỗi trên nhiều góc độ:
nguồn nhân lực, vốn đầu tư, đất đai
-Diện tích đất nông nghiệp giảm: tác động đến đất dành
cho phát triển đàn lợn theo hướng trang trại, tập trung
cũng rất hạn chế.
-Chịu nhiều rủi ro: tất cả các tác nhân từ hộ chăn nuôi đến

hộ chế biến, bán lẻ thịt lợn đều chứa đựng những rủi ro
nhất định trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
-Ý thức và thói quen trong chăn nuôi và kinh doanh nhỏ
như thiếu hợp đồng mua bán, “ăn sổi”.
-Phát triển chuỗi sẽ gặp khó khăn trong khâu liên kết giữa
các tác nhân thành hiệp hội lớn để có sự trao đổi thông tin
nhiều chiều



24

4.4. Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị thịt lợn
4.4.1. Chiến lược đổi mới chất lượng: Kết hợp các cơ hội phù hợp với điểm mạnh của
tỉnh phát triển ổn định vùng chăn nuôi tập trung, cải tạo giống tăng năng suất và chất
lượng sản phẩm.
4.4.2 Chiến lược đầu tư kỹ thuật, công nghệ: Nâng cấp công nghệ chăn nuôi, chế
biến để tăng sản lượng và đảm bảo chất lượng vệ sinh thực phẩm
4.4.3. Chiến lược giảm chi phí: Tăng cường và phát triển liên kết dọc giữa các tác nhân,
nhằm rút ngắn kênh thị trường chuỗi, giảm tác nhân trung gian và chi phí trung gian. Liên
kết ngang giữa những hộ chăn nuôi quy mô nhỏ với nhau để sản xuất tập trung quy mô
lớn, giá thành cạnh tranh .
4.4.4. Chiến lược nâng cấp hoạt động quản lý nhà nước: Phát triển chính sách quản lý
cấp vĩ mô >> vi mô từ khâu sản suất (nguồn đầu vào, quy mô chăn nuôi…) đến bàn ăn
(người tiêu dùng) đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
4.4.5. Hệ thống các giải pháp chiến lược
(1) Hỗ trợ kết nối và phát triển liên kết dọc, đặc biệt là giữa các doanh nghiệp
chế biến, công ty xuất khẩu với tổ, nhóm người chăn nuôi, để đảm bảo đầu ra ổn định
và tạo vùng chăn nuôi lớn đảm bảo chất lượng ATTP.
(2) Hỗ trợ nguồn cung cấp đầu vào ổn định và có chất lượng: cần phải làm tốt

công tác chọn lọc và cung cấp giống, Khuyến khích, xây dựng các mô hình chăn nuôi
lợn nái ngoại trong hộ nông dân bằng các chính sách hỗ trợ về kỹ thuật, vốn, và
ngoài ra cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin mới về thị trường con giống cho các hộ
chăn nuôi qua các phương tiện thông tin phù hợp.
(3) Tăng cường liên kết ngang giữa các hộ chăn nuôi để mở rộng quy mô chăn
nuôi theo quy trình V-GAP và quy hoạch chung của tỉnh
(4) Tăng cường hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực cho người chăn nuôi và các
tác nhân tham gia.
(5) Đẩy mạnh công tác tổ chức quản lý, kiểm tra giám sát sản xuất theo quy trình
chât lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
(6) Tăng cường hỗ trợ đầu tư hệ thống hạ tầng các lò giết mổ, ưu tiên các chương
trình phát triển chuỗi giá trị thịt lợn.


25

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1) Về cơ sở lý luận và thực tiễn: Chuỗi giá trị thịt lợn có tính chất đặc thù, có
nhiều tác nhân trung gian, đặc biệt trong vấn đề tiêu thụ các sản phẩm thịt lợn. Chuỗi
giá trị thịt lợn tại Nghệ An đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở
địa phương, góp phần ổn định thị trường thực phẩm và trong chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ, ổn định về xã hội tại địa phương, giảm
sức ép lao động đổ về các khu đô thị lớn. Để ngành chăn nuôi lợn thịt phát triển ổn
định, cần phải quan tâm đến phát triển cả theo chiều rộng và theo chiều sâu, phải quan
tâm đầy đủ đến cả các yếu tố tác động trực tiếp và gián tiếp lên chuỗi.
2) Về thực trạng chuỗi giá trị thịt lợn tỉnh Nghệ An: i) Trong chuỗi giá trị thịt
lợn có nhiều tác nhân tham gia, số lượng thành viên của tác nhân hộ chăn nuôi và hộ
bán lẻ thịt lợn chiếm số lượng lớn nhất. ii) Những năm gần đây, sản phẩm chính của
ngành hàng lợn thịt ở Nghệ An hoàn toàn được tiêu thụ ở trong nước, trong đó tiêu thụ

nội vùng khoảng 70%, ngoại vùng khoảng 30%; iii) So sánh 4 kênh hàng cho thấy
kênh thị trường tiêu thụ ngoài tỉnh (kênh 3 và 4) có GTGT và GTGT thuần cao hơn
kênh thị trường trong tỉnh (kênh 1 và 2), nhưng do sự phân phối lợi nhuân cho các
tác nhân trong chuỗi nên kênh tiêu thụ kênh 1 và kênh 2 có khả năng mang lại lợi
nhuận cho người nuôi lợn đạt ở mức cao hơn. Do đó. để tạo điều kiện nâng cao thu
nhập hiệu quả sản xuất cho người nuôi lợn cần củng cố phát triển kênh thị trường
trong tỉnh. Tổng giá trị gia tăng kênh thị trường ngoại tỉnh cao hơn 1,5 lần tổng giá
trị gia tăng thị trường nội tỉnh. Như vậy có thể nói rằng tiềm năng lớn của ngành
chăn nuôi tỉnh Nghệ An khổng thể không tính đến thị trường tiêu thụ ngoại tỉnh; iv)
Các mối liên kết ngang, liên kết dọc giữa các tác nhân trong chuỗi còn tương đối lỏng
lẻo (ngoại trừ một số nhóm hợp tác trong chăn nuôi và một số liên hệ giữa hộ giết mổ
và hộ chăn nuôi thời gian gần đây được củng cố, phát triển); v) Phân phối lợi ích giữa
các tác nhân trong chuỗi còn nhiều bất hợp lý, đó là lò giết mổ, người bán lẻ thu được
lợi ích cao hơn nhiều so với hộ chăn nuôi, trong khi đó là họ phải chịu rủi ro thấp hơn;
vi) Khi có dịch bệnh xảy ra hộ chăn nuôi cũng là tác nhân phải chịu thiệt nhiều nhất,
các tác nhân khác có thể thay thế sản phẩm kinh doanh như chuyển sang sản phẩm

×