Tải bản đầy đủ (.doc) (123 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất cây keo lai trên địa bàn xã Hương Vĩnh – huyện Hương Khê – Tỉnh Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 123 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ VÀ PTNT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
CÂY KEO LAI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HƯƠNG VĨNH –
HUYỆN HƯƠNG KHÊ – TỈNH HÀ TĨNH”
Giáo viên hướng dẫn : ThS. NGUYỄN CÁC MÁC
SV thực hiện : LÊ THỊ KIỀU
Lớp : KTNNA K56
Mã sinh viên : 563464
HÀ NỘI – 2015
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng khóa luận tốt nghiệp “ Thực trạng và giải pháp
phát triển sản xuất cây keo lai trên địa bàn xã Hương Vĩnh – huyện
Hương Khê – Tỉnh Hà Tĩnh” là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Số liệu
và kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào từ trước đến nay.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được
chỉ rõ nguồn gốc.
Hà nội, ngày 02 tháng 06 năm 2015
Sinh viên

LÊ THỊ KIỀU
i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “ Thực trạng và giải pháp phát triển
sản xuất cây keo lai trên địa bàn xã Hương Vĩnh - Huyện Hương Khê -
Tỉnh Hà Tĩnh” ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự


hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy cô, các đơn vị, gia đình và bạn bè về
cả tinh thần và vật chất để tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển
nông thôn, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã dạy bảo và trang bị cho tôi
những kiến thức giúp tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy giáo –
ThS. Nguyễn Các Mác đã tận tình hướng dẫn, đóng góp ý kiến quý báo, động
viên giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo UBND xã Hương Vĩnh, các nông
hộ điều tra đã tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp những số liệu cần thiết và hỗ
trợ những kiến thức thực tế cho tôi trong suốt quá trình thực tập tại địa
phương.
Sau cùng tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè và những người
thân đã luôn quan tâm, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập
và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên khóa luận tốt nghiệp này
không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự góp ý quý báu và giúp đỡ của
các thầy cô giáo và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà nội ngày 02 tháng 06 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Kiều
LÊ THỊ KIỀU
ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Phát triển kinh tế lâm nghiệp đang là một hướng đi đúng đắn cho các
khu vực miền núi, những khu vực có tỷ trọng đất lâm nghiệp chiếm phần lớn
trong tổng diện tích. Xã Hương Vĩnh là một xã miền núi của huyện Hương
Khê, có điều kiện để phát triển kinh tế lâm nghiệp, phát triển trồng rừng sản
xuất. Trồng và phát triển sản xuất keo lai tại địa bàn xã Hương Vĩnh – Huyện

Hương Khê – Tỉnh Hà Tĩnh là một chính sách đang được chính quyền địa
phương và Nhà nước quan tâm và chú trọng. Cây keo lai đã và đang góp xóa
đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân địa
phương và phát triển vùng kinh tế ở địa bàn xã. Xác định được giá trị của cây
keo lai mang lại cho gia đình và địa phương hiện nay, nên nhiều hộ gia đình
đã mạnh dạn đầu tư và học hỏi kinh nghiệm về phát triển sản xuất keo lai
trong hiện tại và tương lai. Tuy nhiên sự phát triển sản xuất cây keo lai của
các hộ nông dân tại địa phương còn gặp phải không ít khó khăn và thách thức.
Làm thế nào để phát triển sản xuất cây keo lai trên địa bàn xã hiệu quả là vấn
đề đã và đang được chính quyền địa phương và cùng các hộ nông dân tìm
hướng giải quyết đúng đắn. Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên, tôi đã
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất
keo lai trên địa bàn xã Hương Vĩnh – Huyện Hương Khê – Tỉnh Hà
Tĩnh”.
Đề tài nghiên cứu nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát
triển sản xuất cây keo lai, đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cây keo lai
trên địa bàn xã Hương Vĩnh, phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển
sản xuất keo lai để từ đó đề xuất những giải pháp phát triển sản xuất keo lai
trên địa bàn xã Hương Vĩnh, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Đối tượng
iii
nghiên cứu của đề tài là các hộ nông dân trồng cây keo lai đã cho thu hoạch
trên địa bàn xã Hương Vĩnh, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
Quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã thu thập và sử dụng nhiều số liệu liên
quan từ nhiều nguồn khác nhau như: các phòng ban của UBND xã Hương
Vĩnh, các tổ chức đoàn thể địa phương, các hộ nông dân điều tra, sách báo,
internet,… Số liệu của đề tài được tổng hợp bằng các phương pháp như lập
bảng, sơ đồ, phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả, phân tích so sánh và
xử lý bằng các công cụ như excel, máy tính bỏ túi.
Đề tài nghiên cứu và thảo luận được một số kết quả như sau:
Tình hình phát triển sản xuất keo lai trên địa bàn xã: thực trạng phát triển

sản xuất cây keo lai trên địa bàn xã có những chuyển biến tích cực, Hương
Vĩnh là xã miền núi rất thuận lợi cho phát triển kinh tế lâm nghiệp, trồng các
loại cây lâm nghiệp dài ngày. Nhìn chung diện tích trồng keo lai trên địa bàn
toàn xã tăng lên đáng kể qua 3 năm, năm 2012 tổng diện tích trồng keo lai của
toàn xã là 1256 ha, thì đến năm 2014 đã tăng lên 1879 ha, tăng 623 ha qua 3
năm. Diện tích trồng keo lai được tất cả người dân toàn xã chú trọng đầu tư
phát triển sản xuất, tập trung chủ yếu ở các xóm có vị trí địa lý có đất đồi núi,
gần rừng như thuận trị, vĩnh ngọc, trại tuần, đây là 3 xóm có diện tích trồng
keo lớn của xã. Người nông dân đã nhận thức được vai trò quan trọng của
việc phát triển sản xuất cây keo lai đối với đời sống và môi trường xum quanh
nên đã mạnh dạn vay vốn đầu tư phát triển sản xuất keo lai. Năng suất và sản
lượng gỗ keo thu hoạch trên địa bàn toàn xã tương đối cao trong 3 năm. Năm
2012 diện tích keo được tu hoạch là 420 ha, với năng suất bình quân là 50
tấn/ha, năm 2013 diện tích keo được thu hoạch là 720 ha, tăng 300 ha so với
năm 2012, năng suất 57 tấn/ha, đến năm 2014 diện tích keo được thu hoạch
là 970 ha, tăng 250 ha so với năm 2013, với năng suất là 65 tấn/ha.
Thực trạng phát triển sản xuất keo lai của các hộ điều tra: bình quân mỗi
hộ trồng 6,23 ha keo lai, với chi phí đầu tư KTCB ban đầu là 12.561.166
iv
đồng, chi phí trồng keo lai của các hộ nông dân từ khi trồng đến khi thu hoạch
là 17.307.166 đồng, nhìn chung chi phí đầu tư cho 1 ha keo lai tương đối lớn
so với nguồn vốn mà hộ nông dân có trong gia đình. Diện tích trồng keo lai
của các hộ điều tra qua 3 năm tăng lên đáng kể, năm 2012 với diện tích là 209
ha, thì đên năm 2014 đã tăng lên 373,5 ha, tăng 164,5 ha qua 3 năm. Tỷ lệ hộ
mở rộng diện tích trồng mới keo lai cũng tăng lên qua 3 năm, nhiều hộ nông
dân đã mạnh dạn vay vốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang
trồng keo lai mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tất cả các hộ nông dân đều vay
vốn từ các tổ chức khác nhau để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp nói
chung và phát triển sản xuất keo lai nói riêng. Các hộ nông dân không những
áp dụng được những kiến thức đã được tập huấn, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ

thuật vào sản xuất cay keo lai, còn sử dụng giống keo lai mới BV10 vào trồng
và phát triển trên diện tích lớn vì giống này rất phù hợp với điều kiện địa
phương, có khả năng chống chịu với khí hậu khắc nhiệt của vùng. Các cấp
chính quyền, các tổ chức đã và đang chú trọng quan tâm đến người nông dân,
giúp đỡ nông dân để nông dân yên tâm phát triển sản xuất keo lai.
Hiệu quả trồng rừng keo lai của các hộ điều tra: hiệu quả kinh tế của các
hộ trồng keo lai trên địa bàn xã tương đối cao, thu nhập từ rừng keo tương đối
lớn so với chi phí đầu tư. Những hộ nông dân có diện tích trồng keo lai từ 5 –
9 ha thì mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, cứ 1 đồng chí phí bỏ ra người
nông dân sẽ mang lại 2,83 đồng lợi nhuận. Những hộ nông dân được tham gia
các lớp tập huấn kỹ thuận và áp dụng vào thực tế thì sẽ mang lại hiệu quả
kinh tế cao hơn những hộ không được tập huấn. Nhìn chung thời gian trồng
keo lai thích hợp nhất, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất là từ 6-7 năm. Mô
hình trồng keo lai đã tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo
cho người nông dân, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các nông hộ.
Mặt khác mô hình trồng keo lai đã mang lại hiệu quả cao về môi trường: Cải
tạo đất, chống xói mòn, rửa trôi, điều hòa khí hậu, tăng độ che phủ rừng.
v
Về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây keo lai: theo ý kiến
của các hộ nông dân thì có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất keo
lai như điều kiện tự nhiên, cơ chế chính sách, nguồn vốn, giống, lao động, thị
trường giá cả,… thì yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến việc mở rộng phát triển
sản xuất cây keo lai là thị trường giá cả.
Các giải pháp để phát triển sản xuất cây keo lai: qua phân tích thực
trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất keo lai tôi đã đưa ra một
số giải pháp chủ yếu sau để phát triển sản xuất keo lai: công tác quy hoạch đất
của chính quyền xã, giải pháp về chính sách vốn, tín dụng của các tổ chức
trên địa bàn xã, giải pháp về kỹ thuật lâm sinh, giải pháp về vấn đề tập huấn
khoa học kỹ thuật, giải pháp về thị trường và tiêu thụ sản phẩm cho nông hộ,
giải pháp về cơ sở hạ tầng ở địa phương.

vi
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN I
LỜI CẢM ƠN II
TÓM TẮT KHÓA LUẬN III
MỤC LỤC VII
DANH MỤC BẢNG XII
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ XIII
DANH MỤC HỘP XV
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT XVI
TỪ VIẾT TẮT XVI
DIỄN GIẢI XVI
NN&PTNT XVI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN XVI
BVTV XVI
BẢO VỆ THỰC VẬT XVI
TNHH XVI
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XVI
TTCN - XD- TMDV XVI
TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP, XÂY DỰNG , THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ XVI
vii
TC XVI
TỔNG CHI PHÍ XVI
LĐ XVI
LAO ĐỘNG XVI
BQ XVI
BÌNH QUÂN XVI
SXNN XVI
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP XVI
NN XVI

NÔNG NGHIỆP XVI
HTX XVI
HỢP TÁC XÃ XVI
NTM XVI
NÔNG THÔN MỚI XVI
SXKD XVI
SẢN XUẤT KINH DOANH XVI
CNH-HĐH XVI
CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA XVI
GTSX XVI
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT XVI
viii
NSBQ XVI
NĂNG SUẤT BÌNH QUÂN XVI
CC XVI
CƠ CẤU XVI
SL XVI
SỐ LƯỢNG XVI
DT XVI
DIỆN TÍCH XVI
ĐVT XVI
ĐƠN VỊ TÍNH XVI
STT XVI
SỐ THỨ TỰ XVI
MTQG XVI
MỤC TIÊU QUỐC GIA XVI
KMNĐ XVI
KÊNH MƯƠNG NỘI ĐỒNG XVI
PHẦN I. MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1. Mục tiêu chung 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 3
ix
PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY
KEO LAI 5
2.1. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất cây keo lai 5
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản 5
2.1.2 Nội dung phát triển sản xuất cây keo lai 9
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây keo lai 16
2.2 Cơ sở thực tiễn 18
2.2.1 Tình hình phát triển sản xuất một số cây lấy gỗ trên thế giới 18
2.2.2 Tình hình phát triển sản xuất cây keo lai ở Việt Nam 19
2.2.3 Một số bài học kinh nghiệm 23
PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 23
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 23
3.1.1 Điều kiện tự nhiên của xã Hương Vĩnh 23
3.1.2 Điền kiện Kinh tế - Văn hóa – xã hội của xã Hương Vĩnh 25
3.2 Phương pháp nghiên cứu 39
3.2.1 Thu thập số liệu 39
3.2.2 Phương pháp xứ lý và phân tích thông tin 40
3.2.3 Chỉ tiêu phản ánh tình hình phát triển sản xuất cây keo lai 41
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 43
4.1 Tình hình phát triển sản xuất trồng cây keo lai trên địa bàn xã Hương Vĩnh, Huyện
Hương Khê, tĩnh Hà Tĩnh 43
4.1.1 Quy mô sản xuất trồng cây keo lai của xã Hương Vĩnh, huyện Hương Khê 43

4.1.2 Diện tích, năng suất, sản lượng gỗ keo lai của xã Hương Vĩnh, huyện Hương Khê 46
4.2 Thực trạng phát triển sản xuất trồng cây keo lai trong các hộ nông dân trên địa bàn xã
Hương Vĩnh 47
4.2.1 Đặc điểm của các hộ nông dân 47
4.2.2 Thực trạng phát triển sản xuất cây keo lai trong các hộ điều tra 47
4.2.3Đánh giá hiệu quả trồng rừng keo lai của các hộ điều tra 67
B). HIỆU QUẢ TRỒNG RỪNG KEO LAI CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA TRONG
MỘT CHU KỲ KINH DOANH TÍNH THEO LAO ĐỘNG 70
4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây keo lai 75
4.3.1 Điều kiện tự nhiên 76
4.3.2 Cơ chế chính sách 77
4.3.3 nguồn vốn 78
4.3.4 Lao động 78
4.3.5 Giống 79
4.3.6 Thị trường giá cả 79
x
4.4 Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển sản xuất cây keo lai của các hộ điều tra 80
4.4.1 Thuận lợi 80
4.4.2 Khó khăn 81
4.5 Giải pháp phát triển sản xuất cây keo lai trên địa bàn xã Hương Vĩnh, huyện Hương Khê,
Tỉnh Hà Tĩnh 82
4.5.1 Một số định hướng chủ yếu để phát triển sản xuất cây keo lai 82
4.5.2 Những giải pháp thực hiện nhằm phát triển sản xuất cây keo lai 83
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 91
5.1 Kết luận 91
5.2 Kiến nghị 93
5.2.1 Đối với nhà nước 93
5.2.2 Đối với chính quyền địa phương 93
5.2.3 Đối với các hộ nông dân sản xuất cây keo lai 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

xi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Tình hình biến động dân số và lao động của xã Hương Vĩnh (2012-2014) 27
Bảng 3.2 Tình hình sử dụng đất đai của xã Hương Vĩnh (2012-2014) 30
Bảng 3.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Hương Vĩnh (2012-2014) 37
Bảng 4.1 Diện tích trồng keo lai của xã Hương Vĩnh ( 2012 – 2014) 45
Bảng 4.2 : Diện tích, năng suất, sản lượng keo tại xã Hương Vĩnh
năm 2012 - 2014 46
Bảng 4.3 Đặc điểm cơ bản của các hộ điều tra sản xuất keo lai 47
Bảng 4.4 Các loại chi phí trong thời kỳ kiến thiết ban đầu trong chu kỳ trồng keo lai của các
hộ điều tra 50
Bảng 4.5 Chi phí trồng rừng keo lai của các hộ theo từng năm của các hộ điều tra(BQ/1ha)
51
Bảng 4.6 Tổng diện tích trồng keo lai của các hộ điều tra qua 3 năm
(2012-2014) 52
Bảng 4.7 Sự thay đổi diện tích trồng keo lai của các hộ điều tra qua 3 năm (2012-2014) 53
Bảng 4.8 Tình hình vay vốn của các hộ điều tra năm 2014 54
Bảng 4.9 Tình hình sử dụng vốn của các hộ sản xuất keo lai trên 1 ha 55
Bảng 4.10 Tình hình sử dụng giống mới của các hộ điều tra qua 3 năm (2012-2014) 58
Bảng 4.11 Tình hình tham gia các lớp tập huấn của các hộ điều tra 60
Bảng 4.12 Biến động giá bán gỗ keo lai của các hộ điều tra năm
(2012-2014) 65
Bảng 4.13 Tình hình tiêu thụ gỗ keo lai của các hộ nông dân trong lần thu hoạch gần đây
nhất 66
Bảng 4.14 Hiệu quả kinh tế theo quy mô diện tích của các hộ điều tra trên 1 ha năm 2014. 69
B). HIỆU QUẢ TRỒNG RỪNG KEO LAI CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA TRONG
MỘT CHU KỲ KINH DOANH TÍNH THEO LAO ĐỘNG 70
Bảng 4.15 Kết quả sản xuất keo lai trung bình của các hộ điều tra tính trên 1 ha theo lao
động trong một chu kỳ kinh doanh 71
Bảng 4.16 Kết quả sản xuất trung bình của các hộ điều tra tính trên 1 ha theo thời gian

trồng trong một chu kỳ
kinh doanh 73
Bảng 4.17 Kết quả đánh giá của các hộ điều tra về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản
xuất keo lai trên địa bàn xã Hương Vĩnh. 75
xii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
BIỂU ĐỒ 4.1 TỔNG NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA 56
BIỂU ĐỒ 4.2 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA 57
SƠ ĐỒ 4.1: CHUỖI CUNG ỨNG GỖ KEO TẠI TỈNH HÀ TĨNH 64
BIỂU ĐỒ 4.3 BIẾN ĐỘNG GIÁ BÁN GỖ KEO QUA 3 NĂM 65
BIỂU ĐỒ 4.4 CÁC YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN SẢN
XUẤT CÂY KEO LAI CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HƯƠNG
VĨNH 76
xiii

xiv
DANH MỤC HỘP
HỘP 4.1 Ý KIẾN CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN VỀ VẤN ĐỀ TĂNG, GIẢM DIỆN
TÍCH CÂY KEO LAI 54
HỘP 4.2 Ý KIẾN CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TRONG VIỆC SỬ DỤNG GIỐNG
MỚI 59
HỘP 4.3 Ý KIẾN CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN VỀ LỢI ÍCH CỦA CÂY KEO LAI
MANG LẠI 67
xv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT DIỄN GIẢI
NN&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
BVTV Bảo vệ thực vật
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TTCN - XD- TMDV Tiểu thủ công nghiệp, xây dựng , thương mại dịch vụ

TC Tổng chi phí
LĐ Lao động
BQ Bình quân
SXNN Sản xuất nông nghiệp
NN Nông nghiệp
HTX Hợp tác xã
NTM Nông thôn mới
SXKD Sản xuất kinh doanh
CNH-HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
GTSX Giá trị sản xuất
NSBQ Năng suất bình quân
CC Cơ cấu
SL Số lượng
DT Diện tích
ĐVT Đơn vị tính
STT Số thứ tự
MTQG Mục tiêu quốc gia
KMNĐ Kênh mương nội đồng
xvi
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với xu thế phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu lâm sản gỗ cho sản
xuất và tiêu dùng ngày càng một tăng lên. Tình trạng khai thác gỗ rừng tự
nhiên quá mức là nguyên nhân chủ yếu làm giảm độ che phủ của rừng gây xỏi
mòn rửa trôi đất. Trong những năm gần đây, diễn biến khí hậu trên toàn cầu
thay đổi theo hướng bất lợi, hiện tượng nóng lên của trái đất, tình trạng hạn
hán, bão lụt, ô nhiễm môi trường và sạt lở đất đang diễn ra trên hầu hết các
quốc gia trên toàn thế giới. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, đời
sống của nhân dân, có nguy cơ đe dọa đến sự sống của trái đất. Đứng trước
nguy cơ suy thoái về tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp như hiện nay, việc

khuyến khích trồng rừng, chế biến và sử dụng gỗ rừng trồng đang được xem
là một giải pháp hữu hiệu làm giảm áp lực về lâm sản gỗ lên rừng tự nhiên
phục vụ cho nhu cầu phát triển. Vì vậy, việc phát triển trồng rừng sản xuất là
một yêu cầu tất yếu khách quan của sự vận động và phát triển kinh tế mang
tính chất xã hội hóa cao.
Rừng có vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người, rừng
không những là cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội mà nó còn có vai trò rất
quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và sự đa dạng sinh học trên
thế giới, rừng hạn chế lũ lụt, hạn hán, chống xói mòn, giảm nhẹ sức tàn phát
của thiên tai, bảo tồn nguồn nước và giảm ô nhiễm không khí Xác định
được tầm quan trọng của việc trồng rừng sản xuất, trong những năm qua
Đảng và Nhà nước rất quan tâm tới việc trồng rừng, đồng thời có nhiều chủ
trương, định hướng, chính sách khuyến khích phát triển trồng rừng sản xuất.
Sản lượng và chất lượng gỗ rừng trồng phục vụ cho công nghiệp dăm giấy,
chế biến mộc, mỹ nghệ phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu ngày càng tăng
đưa lại nguồn thu ngoại tệ lớn có nền kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển.
Hương Vĩnh là một xã miền núi nghèo thuộc huyện Hương Khê, tỉnh
1
Hà Tĩnh, khí hậu khắc nhiệt, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ
nghèo và cận nghèo cao. Hương Vĩnh là một trong những xã của huyện
Hương Khê có phong trào trồng rừng sản xuất phát triển mạnh, diện tích đất
lâm nghiệp chiếm phần lớn tổng diện tích đất tự nhiên. Trong những năm qua
cùng với các chính sách phát triển trồng rừng sản xuất, sự hỗ trợ của Chính
phủ và các tổ chức trong và ngoài nước, xã Hương Vĩnh đã triển khai nhiều
dự án trồng rừng góp phần tăng độ che phủ rừng và cải thiện đời sống kinh tế
cho người dân ở địa phương. Xã Hương Vĩnh là một xã thuộc khu vực miền
núi, diện tích đất đồi núi chiếm phần lớn, đất dành cho sản xuất nông nghiệp
ít, chất lượng đất kém. Phần lớn diện tích đất là đồi núi, tính chất đất phù hợp
với trồng keo lai. Mấy năm gần đây, phong trào trồng keo ở địa phương phát
triển khá mạnh và đưa lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần cải thiện đời sống

của các hộ nông dân. Trồng và phát triển cây keo lai trên địa bàn xã Hương
Vĩnh đang được Nhà nước, chính quyền địa phương và chính người dân quan
tâm và ủng hộ. Cây keo lai đang góp phẩn xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời
sống cho người dân địa phương, cung cấp nguyên liệu gỗ cho các nhà máy
chế biến gỗ và phát triển vùng kinh tế ở địa bàn xã nghèo.
Tuy nhiên vấn đề phát triển rừng trồng, khai thác hiệu quả kinh tế từ
rừng trong những năm qua ở địa bàn xã Hương Vĩnh vẫn còn một số hạn chế.
Diện tích rừng trồng phát triển chưa đồng đều, một số diện tích rừng trồng
năng suất thấp, chất lượng hiệu quả và độ bền vững của rừng chưa cao, chưa
tương xứng với tiềm năng thế mạnh của vùng. Nguyên nhân chủ yếu là do
phần lớn người dân trực tiếp trồng rừng có trình độ nhận thức chưa cao, kỹ
thuật trồng và chăm sóc, cơ sở vật chất thiếu thốn, đội ngũ cán bộ khuyến lâm
còn mỏng đã ảnh hưởng nhiều đến kết quả và hiệu quả trồng rừng, đặc biệt là
cây keo lai. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, để góp phần tìm ra giải pháp
phát triển sản xuất cây keo lai ở xã Hương Vĩnh, tôi đã chọn nghiên cứu đề
tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất cây keo lai trên địa bàn xã
Hương Vĩnh – Huyện Hương Khê – Tỉnh Hà Tĩnh”
2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cây
keo lai trên địa bàn xã Hương Vĩnh, Huyện Hương Khê, Tỉnh Hà Tĩnh, trên
cơ sở đó đề xuất các giải pháp phát triển sản xuất cây keo lai phù hợp với điều
kiện của địa phương.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cở sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất cây keo
lai;
- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cây keo lai trên địa bàn xã
Hương Vĩnh, Huyện Hương Khê, Tỉnh Hà Tĩnh những năm qua;
- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất câu keo lai

trên địa bàn xã Hương Vĩnh, Huyện Hương Khê, Tỉnh Hà Tĩnh;
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất cây keo lai trên
địa bàn xã Hương Vĩnh, Huyện Hương Khê, Tỉnh Hà Tĩnh.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính là các hộ nông dân trồng cây keo lai trên địa
bàn xã Hương Vĩnh, Huyện Hương Khê, Tỉnh Hà Tĩnh đã cho thu hoạch và các
đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến đề tài trong địa bàn nghiên cứu, các
yếu tố sản xuất, các vấn đề về kinh tế - kỹ thuật liên quan đến phát triển sản
xuất cây keo lai.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung
Đề tài nghiên cứu thực trạng phát triển trồng cây keo lai của các hộ
nông dân, đánh giá hiệu quả phát triển sản xuất cây keo lai trên địa bàn xã
Hương Vĩnh, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây keo
lai, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất
cây keo lai trên địa bàn xã trong thời gian tới.
- Về không gian
3
Đề tài nghiên cứu tại địa bàn xã Hương Vĩnh, Huyện Hương Khê, Tĩnh
Hà Tĩnh
- Về thời gian
Đề tài sử dụng tài liệu được thu thập trong 3 năm gần đây (2012 – 2014)
Đề tài thực hiện từ tháng 1/2015 - 6/2015
4
PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN
XUẤT CÂY KEO LAI
2.1. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất cây keo lai
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Khái niệm phát triển

Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển. Trong lịch sử triết
học, quan điểm siêu hình xem sự phát triển chỉ là sự tăng, giảm thuần túy về
lượng, không có sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng, đồng thời nó xem sự
phát triển là quá trình tiến lên liên tục, không phải trải qua những bước quanh co
phức tạp. Đối lập với quan điểm siêu hình, trong phép biện chứng khái niệm
phát triển dùng để chỉ quá trình vận động của sự vật, hiện tượng theo khuynh
hướng đi lên, từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện
hơn.[1]
Theo Raaman Weitz (1995): "Phát triển là một quá trình thay đổi liên
tục làm tăng trưởng mức sống con người và phân phối công bằng những
thành quả tăng trưởng trong xã hội''. Ngân hàng thế giới đưa ra khái niệm có
ý nghĩa rộng lớn hơn, bao gồm những thuộc tính quan trọng liên quan đến hệ
thống giá trị của con người, đó là: ''Sự bình đẳng hơn về cơ hội, sự tự do về
chính trị và các quyền tự do công dân để củng cố niềm tin trong cuộc sống
của con người trong mối quan hệ với nhà nước, với cộng đồng, ''.Trong kinh
tế, phát triển là quá trình chuyển biến về mọi mặt của nền kinh tế trong một
thời kỳ nhất định, trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng sản
phẩm, sự hoàn thiện về cơ cấu kinh tế và việc nâng cao chất lượng mọi mặt
cuộc sống.[2].
Phát triển là việc nâng cao phúc lợi của nhân dân, nâng cao tiêu chuẩn
sống, cải thiện giáo dục, sức khỏe và đảm bảo sự bình đẳng cũng như quyền
5
công dân [3]. Tuy có nhiều quan niệm khác nhau về sự phát triển, nhưng tựu
chung lại các ý kiến cho rằng: Phát triển là một phạm trù về hệ thống giá trị
của con người.
Ngày nay, mọi quốc gia đều phấn đấu vì mục tiêu phát triển và trải qua
thời gian, khái niệm về phát triển cũng đã đi đến thống nhất: “Phát triển kinh
tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời
kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng và sự
tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội. Phát triển kinh tế được xem như là quá trình

biến đổi cả về lượng và về chất, nó là sự kết hợp chặt chẽ quá trình hoàn
thiện của cả hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia”
2.1.1.2 Quan điểm của các nhà kinh tế học về phát triển
a. Học thuyết tăng trưởng kinh tế của trường phái cổ điển
Lý thuyết tăng trưởng kinh tế cổ điển theo các chuyên gia kinh tế là các
học thuyết và mô hình lý luận về tăng trưởng kinh tế, do các nhà kinh tế học
cổ điển nêu ra, đại điện của trường phái này là A.D.Smith và Ricardo [4]
Smith (1723 - 1790), ông là nhà kinh tế học người Anh đầu tiên nghiên
cứu lý luận tăng trưởng kinh tế một cách tương đối có hệ thống trong tác
phẩm "bàn về của cải" ông cho rằng tăng trưởng kinh tế là tăng đầu ra tính
theo bình quân đầu người. Ông mô tả các nhân tố tăng trưởng kinh tế thông
qua phương trình sản xuất ở dạng như sau:
Y = F(K, L, N, T)
trong đó:
Y: Tổng sản phẩm xã hội; K: Khối lượng được sử dụng;
L: Số lượng lao động; T: Tiến bộ kỹ thuật;
N: Đất đai và điều kiện tự nhiên được huy động vào sản xuất.
Ricardo (1772 - 1823) nhà kinh tế học người Anh. Trong tác phẩm
"Những nguyên lý cơ bản của cơ sở kinh tế và thuế khoá" đã đề xuất hàng
loạt các lý thuyết kinh tế như: Lý thuyết tiền lương, lợi nhuận và địa tô; lý
6
thuyết về tín dụng và tiền tệ, ông là người thừa kế A.D.Smith.
Trong thời kỳ này nhiều nhà kinh tế học, toán học đã đề xuất nhiều
phương trình sản xuất theo dạng trên, nổi tiếng là phương trình Cobb -
Douglas, hàm có dạng:
Y= A K
α
L
β
trong đó:

A: là hệ số tỷ lệ giá;
K
α
L
β
: là hệ số tư bản và lao động
Cobb - Douglas (Cobb là nhà toán học, Douglas là nhà kinh tế học, cả
hai ông đều là người Mỹ) đã dùng công thức của mình để nghiên cứu mối
quan hệ giữa khối lượng sản phẩm với những biến đổi về chi phí lao động và
tư bản thời kỳ những năm 1890 -1922 [4].
b. Lý thuyết cất cánh
Nhà kinh tế học Mỹ Rostow đã đưa ta lý thuyết cất cánh nhằm nhấn
mạnh những giai đoạn của tăng trưởng kinh tế. Theo ông tăng trưởng kinh tế
đối với một nước phải trải qua 5 giai đoạn sau:
+ Giai đoạn xã hội truyền thống: đặc trưng của giai đoạn này là năng
suất lao động thấp, nông nghiệp giữ vị trí thống trị.
+ Giai đoạn chuẩn bị cất cánh: Trong thời kỳ này đã xuất hiện các nhân
tố tăng trưởng và một số khu vực có tác động thúc đẩy nền kinh tế.
+ Giai đoạn cất cánh: để đạt tới giai đoạn này cần có ba điều kiện: Tỷ lệ
đầu tư tăng lên từ 5-10% phải xây dựng được những ngành công nghiệp có
khả năng phát triển nhanh, có hiệu quả và đóng vai trò thúc đẩy, phải xây
dựng được bộ máy chính trị xã hội, tạo điều kiện phát huy năng lực của các
khu vực hiện đại, tăng cường kinh tế đối ngoại.
+ Giai đoạn chín muồi về kinh tế: giai đoạn này xuất hiện nhiều ngành
công nghiệp mới, hiện đại.
+ Giai đoạn quốc gia thịnh vượng, xã hội hoá sản xuất cao [4].
7

×