Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÂY HIẾU THỊ XÃ THÁI HÒA TỈNH NGHỆ AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (505.35 KB, 104 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN





KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÂY HIẾU- THỊ XÃ
THÁI HÒA- TỈNH NGHỆ AN
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ LAN ANH
Lớp : KTA
Khóa : 55
Ngành : KINH TẾ
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. NGUYỄN MẬU DŨNG
HÀ NỘI - 2014

2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng khóa luận tốt nghiệp “Thực trạng và giải pháp
phát triển sản xuất cây cao su trên địa bàn xã Tây Hiếu - Thị xã Thái Hòa
- Tỉnh Nghệ An” chuyên ngành Kinh tế là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Số liệu và kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được công bố
cho việc bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận đều
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 04 tháng 06 năm 2014
Sinh viên


Nguyễn Thị Lan Anh

i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển sản
xuất cây cao su trên địa bàn xã Tây Hiếu – thị xã Thái Hòa – tỉnh Nghệ An” tôi
đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể, tôi
xin được bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới các cá nhân, tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế và Phát triển
nông thôn, trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội đã dạy bảo và trang bị cho tôi
những kiến thức giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới thầy giáo – PGS.TS. Nguyễn Mậu
Dũng đã trực tiếp tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian làm khóa luận tốt
nghiệp.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể cán bộ lãnh đạo ủy ban
nhân dân xã, tập thể bà con trong xã Tây Hiếu, thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An đã
tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian tôi thực tập tại địa bàn.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và những
người thân đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như hoàn
thành khóa luận này.
Tuy đã có nhiều cố gắng trong khi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này nhưng
trình độ, năng lực của bản thân còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu
sót. Vì vậy, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô
và các bạn để nội dung nghiên cứu này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 04 tháng 06 năm 2014
Sinh viên

Nguyễn Thị Lan Anh


ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Xã Tây Hiếu, thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An là một xã miền núi của
tỉnh Nghệ An, thuộc Phủ Quỳ ngày xưa có nhiều điều kiện thuận lợi về kinh
tế, vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, điều kiện tự nhiên cho sản xuất cây cao su.
Chính vì vậy những năm qua nguồn lợi từ cây cao su đã và đang được phát
huy đạt hiệu quả cao. Diện tích cao su trồng ở xã hiện nay có quy mô khá lớn,
tỷ lệ hộ gia đình trồng cây công nghiệp là cao su chiếm rất lớn trong xã. Xác
định được giá trị của cây cao su mang lại cho gia đình hiện nay, nên nhiều hộ
đã đầu tư và học hỏi để phát triển ngành nghề của mình trong tương lai. Tuy
nhiên để phát triển sản xuất cao su của các hộ trong xã vẫn gặp phải không ít
khó khăn thách thức. Làm thế nào để phát triển sản xuất cao su của các hộ là
vấn đề đang được quan tâm bởi công ty TNHH một thành viên cà phê cao su
Nghệ An và của các hộ gia đình trong xã. Xuất phát từ những yêu cầu thực tế
trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển sản
xuất cây cao su trên địa bàn xã Tây Hiếu- Thị xã Thái Hòa- Tỉnh Nghệ
An’’.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hộ dân trồng cao su trên địa bàn
xã Tây Hiếu, thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An; công ty TNHH một thành viên
cà phê cao su Nghệ An - đơn vị thu mua mủ; các vấn đề liên quan đến phát
triển sản xuất cây cao su.
Đề tài sử dụng những tài liệu đã được thu thập từ các kết quả nghiên cứu,
số liệu đã được công bố phù hợp với phạm vi yêu cầu của đề tài và từ kết quả
điều tra hộ trồng cao su ở xóm Hưng Tây, Hưng Nam, Phú Tân của xã Tây Hiếu,
thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An. Tài liệu thu thập được tổng hợp bằng các phương
pháp như lập bảng, sơ đồ, phân tích bằng các phương pháp thống kê mô tả, phân
tích so sánh.
- Về kết quả phát triển sản xuất cao su ở xã: Kết quả phân tích, đánh giá


iii
thực trạng phát triển sản xuất cây cao su của xã Tây Hiếu cho thấy: Tây Hiếu
là một xã miền núi của tỉnh Nghệ An, có điều kiện thuận lợi cho phát triển
kinh tế. Nhìn chung, tỷ lệ diện tích cao su kinh doanh của xã tăng lên qua 3
năm, năm 2011 diện tích là 260,53 ha chiếm 38,21%, năm 2013 diện tích là
462,43 ha chiếm 46,27%. Diện tích cao su KTCB giảm, năm 2011 diện tích là
421,29 ha chiếm 61,79%, năm 2013 diện tích là 536,88 ha chiếm 57,73%. Diện
tích cao su KTCB giảm 1 phần là do diện tích cao su KTCB đã được đưa vào
giai đoạn kinh doanh làm cho diện tích cao su kinh doanh của xã tăng 8,06%.
Nguyên nhân của việc đất trồng cây cao su không tăng lên nhiều so với năm
trước là do quá trình CNH - HĐH của đất nước, cùng với quá trình đô thị hóa
đã lấy dần đất dành cho xây dựng các khu công nghiệp, các công ty, các trường
học … làm cho diện tích trồng cây cao su ngày càng bị thu hẹp làm ảnh hưởng
đến khả năng cung cấp mủ cao su.
Số liệu phản ánh quy mô, tốc độ tăng trưởng về năng suất, sản lượng
của mủ cao su qua 3 năm tương đối cao. Các xóm sản xuất nhờ áp dụng kỹ
thuật mới vào sản xuất đã làm cho sản lượng mủ tăng lên. sản lượng mủ nước
sản lượng mủ nước năm 2011 là 1329,5 tấn, giống PB260 chiếm 701,2 tấn,
giống GT1 chiếm 628,3 tấn do diện tích sử dụng giống PB260, năng suất mủ
cao hơn nên sản lượng mủ nước của giống này cao. Năm 2013 sản lượng mủ
nước là 2591,4 tấn, trong đó giống PB260 chiếm 1367,4 tấn, giống GT1
chiếm 1224,0 tấn. Qua các năm sản lượng mủ nước tăng lên nhiều, do diện tích
cao su KTCB đã đưa vào kinh doanh tăng lên nhiều. Năm 2011 đến năm 2013,
sản lượng mủ bán Công ty tăng lên và bán cho tư thương có giảm đi hơn.
- Về hiệu quả đầu tư, chi phí trồng ban đầu dao động từ 38,019 – 40,178
triệu đồng. Đối với xóm Phú Tân thì chi phí trồng mới cây cao su là ít nhất
(trung bình khoảng 38,019 triệu đồng/ha; chi phí trồng mới cây cao su trung
bình của xóm Hưng Tây là cao nhất (trung bình khoảng 40,178 triệu đồng/ha),
còn chi phí trồng mới cây cao su trung bình của xóm Hưng Nam là 40,161 triệu


iv
đồng/ha. Nhìn chung, các xóm có quy mô sản xuất lớn hơn thì hiệu quả kinh tế
cao hơn so với các hộ trồng cao su nhỏ lẻ. Thu nhập từ 1 ha cao su đạt 60 triệu
đồng đến 65 triệu đồng.
- Về nội dung phát triển sản xuất cây cao su
Cùng với sự tác động của quá trình đô thị hóa thì đất nông nghiệp có xu
hướng ngày càng giảm. Tuy nhiên, diện tích trồng cao su ổn định là do thị xã
đã xác định đúng vai trò của cây cao su nên có chính sách phù hợp đối với xã.
Năm 2011, diện tích trồng cao su của xã Tây Hiếu là 681,82 ha nhưng đến năm
2010 và năm 2011 thì có sự thay đổi về diện tích là 999,31 ha. Để phát triển
sản xuất cao su ở xã Tây Hiếu thì các hộ gia đình đã mở rộng diện tích trồng
cao su thông qua chuyển đổi cây trồng; đồng thời các hộ đã sử dụng giống mới
như giống PB235 vào sản xuất; Các hộ gia đình cũng không ngừng áp dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật như tham gia các khóa đào tạo về nâng cao kỹ thuật
cạo mủ, chăm sóc cây cao su, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật mới hiện
đại hơn; Các cấp chính quyền luôn chú trọng quan tâm đến xây dựng cơ sở hạ
tầng cho người dân, hỗ trợ việc vay vốn để sản xuất cây cao su của người dân
được thuận lợi hơn; Bên cạnh đó thì công ty TNHH một thành viên cà phê cao
su Nghệ An cũng hỗ trợ nhân dân trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. 100% hộ
nông dân liên kết với công ty trong quá trình thu mua sản phẩm.
- Về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây cao su
Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất cây cao su có thể phân thành 2
nhóm: các yếu tố thuộc về hộ gia đình như kinh nghiệm trồng cao su, vốn đầu tư,
các yếu tố môi trường bên ngoài như điều kiện tự nhiên, quy hoạch đất đai, cơ sở
hạ tầng, khoa học kỹ thuật, thị trường và chính sách nhà nước.
- Về giải pháp phát triển sản xuất cao su
Qua phân tích sự tác động của các yếu tố, mức độ và hướng tác động tôi
đã đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất cây cao su cho xă
Tây Hiếu, thị xã Thái Hòa. Các giải pháp đó bao gồm: Công tác quy hoạch đất,
giải pháp về vốn đầu tư, giải pháp về kỹ thuật, tập huấn kỹ thuật, cơ sơ hạ tầng,

giải pháp về thị trường.

v
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN iii
MỤC LỤC vi
DANH MỤC BẢNG viii
DANH MỤC HỘP x
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT xi
PHẦN I. MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1. Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÌNH HÌNH
PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY CAO SU 5
2.1 Cơ sở lý luận về tình hình phát triển sản xuất cây cao su 5
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 5
2.1.2 Nội dung phát triển sản xuất cây cao su 9
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây cao su 16
2.2 Kinh nghiệm phát triển sản xuất cây cao su ở thế giới và Việt Nam 19
2.2.1 Tình hình phát triển sản xuất cây cao su trên thế giới 19
2.2.2 Tình hình phát triển sản xuất cây cao su ở Việt Nam 20

2.2.3 Một số bài học kinh nghiệm 21
PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 22
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 22
3.1.1 Điều kiện tự nhiên của xã Tây Hiếu 22
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Tây Hiếu 26
3.2 Phương pháp nghiên cứu 35
3.2.1 Thu thập số liệu 35
3.2.2 Phương pháp xử lý và phân tích thông tin 36
3.2.3 Chỉ tiêu phản ánh tình hình phát triển sản xuất cây cao 36
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 38
4.1 Khái quát tình hình phát triển sản xuất cao su trên địa bàn xã Tây Hiếu, thị
xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An 38
4.1.1 Quy mô sản xuất cao su của xã Tây Hiếu, thị xã Thái Hòa 38

vi
4.1.2 Năng suất, chất lượng cao su của xã Tây Hiếu, thị xã Thái Hòa 41
4.1.3 Tình hình tiêu thụ cao su của xã Tây Hiếu 42
4.2. Thực trạng phát triển sản xuất cây cao su trong các hộ điều tra 45
4.2.1 Đặc điểm của các hộ điều tra 45
4.2.2 Thực trạng phát triển sản xuất cây cao su trong các hộ điều tra 46
4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây cao su 66
4.3.1 Các yếu tố thuộc về hộ gia đình 66
4.3.2 Yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài 70
4.3.3 Đánh giá chung về những thuận lợi khó khăn trong phát triển sản xuất
cây cao su 77
4.4 Giải pháp phát triển sản xuất cây cao su trên địa bàn xã Tây Hiếu, thị xã
Thái Hòa, tỉnh Nghệ An 81
4.4.1 Công tác quy hoạch đất 81
4.4.2 Giải pháp về vốn đầu tư 81

4.4.3 Giải pháp về kỹ thuật 83
4.4.4. Giải pháp về tập huấn kỹ thuật 84
4.4.5 Giải pháp về cơ sở hạ tầng 84
4.4.6 Giải pháp về thị trường 85
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87
5.1 Kết luận 87
5.2 Kiến nghị 88
5.2.1 Đối với Nhà nước 88
5.2.2 Đối với chính quyền địa phương 89
5.2.3 Đối với các hộ dân sản xuất cây cao su 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Tình hình phân bổ thổ nhưỡng của xã Tây Hiếu , thị xã Thái Hòa 25
Bảng 3.1 Tình hình phân bổ thổ nhưỡng
của xã Tây Hiếu, thị xã Thái Hòa 25
Bảng 3.2 Tình hình sử dụng đất đai của xã Tây Hiếu 28
Bảng 3.3 Tình hình biến động dân số và lao động của xã Tây Hiếu 30
Bảng 3.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Tây Hiếu qua 3 năm 2011-
2013 34
Bảng 4.1 Diện tích trồng cây cao su qua các năm của xã Tây Hiếu (năm
2011- 2013) 39
Bảng 4.2 Năng suất và chất lượng mủ cây cao su của xã Tây Hiếu qua
các năm (2011 – 2013) 41
Bảng 4.3 Tình hình tiêu thụ cao su của xã Tây Hiếu qua 3 năm (2011-
2013) 44
Bảng 4.4 Đặc điểm cơ bản của các hộ điều tra sản xuất cây cao su 46
Bảng 4.5 Sự thay đổi diện tích cây cao su của các hộ điều tra
qua 3 năm (2011 -2013) 47

Bảng 4.6 Số lượng và cơ cấu vốn đầu tư thời kỳ KTCB
của các hộ điều tra năm 2013 50
Bảng 4.7 Tồng chi phí bình quân 1 ha cao su thời kỳ KTCB 51
Bảng 4.8 Chi phí sản xuất thời kỳ kinh doanh của 1ha cao su 53
Bảng 4.9 Tình hình sử dụng giống mới ở các hộ điều tra 53
Bảng 4.10 Tỷ lệ bón phân hóa học đối với loại đất và năm cạo mủ 55
Bảng 4.11 Tình hình sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu của các hộ dân
xã Tây Hiếu (BQ/ ha) 57
Bảng 4.12 Sản lượng mủ nước của các hộ điều tra sản xuất cây cao su. 58

viii
Bảng 4.13 Chất lượng đào tạo lao động trong các hộ điều tra sản xuất
cao su 60
Bảng 4.14 Hệ thống giao thông thủy lợi của xã Tây Hiếu
qua các năm (2011-2013) 61
Bảng 4.15 Tình hình cung ứng mủ cao su của các hộ điều tra 63
Bảng 4.16 Bảng thống kê ảnh hưởng số năm kinh nghiệm đến sản xuất67
Bảng 4.17 Thống kê ảnh hưởng nguồn vốn 68
Bảng 4.18 Đánh giá của hộ gia đình về cơ sở hạ tầng (%) 72
Bảng 4.19 Tình hình sử dụng giống 73
Bảng 4.20 Đánh giá những khó khăn trong phát triển sản xuất cây cao su
79

ix
DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1: Vấn đề tăng, giảm diện tích sản xuất cây cao su của hộ dân 48
Hộp 4.2: Vấn đề về sử dụng giống mới trồng cây cao su của hộ dân 55

x
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BQ Bình quân
BVTV Bảo vệ thực vật
CC Cơ cấu
CNH - HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
ĐVT Đơn vị tính
GTSX Giá trị sản xuất
KD Kinh doanh
KTCB Kiến thiết cơ bản
LĐ Lao động
NN Nông nghiệp
PTNT Phát triển nông thôn
SL Sản lượng
TM - DV Thương Mại - Dịch vụ
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
UBND Uỷ ban nhân dân

xi
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, cây cao su đang trở thành một cây trồng thế
mạnh và thu hút được nhiều người trồng bởi giá trị kinh tế to lớn. Cao su là
cây công nghiệp dài ngày, đây là loại cây mà sản phẩm của nó chủ yếu
dùng làm nguyên liệu cho ngành sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công
nghiệp. Còn gọi là cây kỹ thuật, cây kinh tế, vì loại cây này đòi hỏi kỹ
thuật trồng trọt tương đối cao và đầu tư vốn lớn, có giá trị kinh tế cao hơn
các sản phẩm khác. Sản phẩm mủ cao su là một mặt hàng nông sản được
nhiều người biết đến được trồng chủ yếu lấy mủ. Ngoài ra, hạt cao su cho
tinh dầu quý dùng trong kỹ nghệ sơn mài, xà phòng, chế nhựa ankit để dán
gỗ. Gỗ cao su có thể được chế biến làm sản phẩm gia dụng tốt. Rừng cao
su có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đất và cân bằng sinh thái. Với

những nước có tiềm năng sản xuất cao su lớn, sản phẩm cao su là nguồn
hàng xuất khẩu mũi nhọn của đất nước. Cao su có rất nhiều công dụng
không những ở Việt Nam và các nước trên thế giới.
Hiện nay, ở Việt Nam cao su đóng góp một tỷ trọng không nhỏ trong
tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đứng thứ 2 trong các mặt hàng nông
sản của Việt Nam từ sản phẩm cao su đạt bình quân trên 2 tỷ USD/ năm kim
ngạch xuất khẩu. Những vùng trồng cao su tốt tại Việt Nam là Đông Nam Bộ-
Tây Nguyên - Duyên Hải miền Trung và Tây Bắc. Nhờ có cao su đời sống
của đồng bào nâng lên rõ rệt, bộ mặt kinh tế xã hội thay đổi rất nhanh theo
hướng văn minh hơn, tiến bộ hơn.
Nghệ An là tỉnh có diện tích đất đỏ bazan trù phú, phân bố ở các huyện
miền núi và điều kiện khí hậu phù hợp cho cây cao su phát triển. Chính vì
vậy, cây cao su từ lâu đã trở thành một trong những loại cây công nghiệp
trọng điểm của tỉnh với những nông trường có quy mô lớn. Nhằm tạo công ăn

1
việc làm cho người lao động địa phương, nhằm xóa đói giảm nghèo và từng
bước cải thiện đời sống cho nhân dân. Mở rộng diện tích trồng cao su, đưa
cây cao su vào hệ thống cơ cấu cây trồng dài ngày, là định hướng phát triển
kinh tế đúng đắn và bền vững.
Xã Tây Hiếu, thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An là một xã miền núi của
tỉnh Nghệ An, thuộc Phủ Quỳ ngày xưa có nhiều điều kiện thuận lợi về kinh
tế, vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, điều kiện tự nhiên cho sản xuất cây cao su.
Chính vì vậy những năm qua nguồn lợi từ cây cao su đã và đang được phát
huy đạt hiệu quả cao. Diện tích cao su trồng ở xã hiện nay có quy mô khá lớn,
tỷ lệ hộ gia đình trồng cây công nghiệp là cao su chiếm rất lớn trong xã. Xác
định được giá trị của cây cao su mang lại cho gia đình hiện nay, nên nhiều hộ
đã đầu tư và học hỏi để phát triển ngành nghề của mình trong tương lai.
Nhu cầu tiêu dùng cao su ngày càng tăng nên để đáp ứng nhu cầu của
người tiêu dùng, người sản xuất phải đẩy mạnh quá trình sản xuất bằng việc

mở rộng quy mô đồng thời nâng cao năng suất để đạt hiệu quả kinh tế đáp
ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng. Hiện nay, Tỉnh Nghệ An đang có
chương trình “Phát triển cây cao su trên địa bàn Tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010
– 2020’’ nhằm phát triển nhanh cây cao su theo hướng bền vững. Tuy nhiên,
để phát triển sản xuất cao su của các hộ trong xã vẫn gặp phải không ít khó
khăn thách thức. Làm thế nào để phát triển sản xuất cao su của các hộ là vấn
đề đang được quan tâm bởi công ty TNHH một thành viên cà phê cao su
Nghệ An và của các hộ gia đình trong xã. Các câu hỏi đặt ra cho vấn đề cần
nghiên cứu là: Thực trạng phát triển cây cao su ở xã như thế nào? Mô hình
quản lý và những chính sách trên địa bàn xã hiện nay ra sao? Có những vấn
đề gì nảy sinh trong quá trình thực hiện chương trình phát triển? Cần có
những giải pháp gì để phát triển sản xuất cây cao su?
Để góp phần tìm ra giải pháp phát triển sản xuất cây cao su ở Nghệ An,
tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất
cây cao su trên địa bàn xã Tây Hiếu - Thị xã Thái Hòa - Tỉnh Nghệ An’’.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá thực trạng phát triển sản xuất
cây cao su trên địa bàn xã Tây Hiếu, thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An, từ đó
đề xuất các giải pháp phát triển sản xuất cây cao su phù hợp với điều kiện
của địa phương.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu cụ thể của đề tài bao gồm:
- Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất cây cao su;
- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cây cao su trên địa bàn xã
Tây Hiếu những năm qua;
- Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây cao su trên
địa bàn xã Tây Hiếu, thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An;

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất cây cao su trên
địa bàn xã Tây Hiếu, thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính là các hộ nông dân trồng cây cao su tại xã
Tây Hiếu, thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An và các đơn vị, tổ chức, cá nhân có
liên quan đến đề tài trong địa bàn nghiên cứu, các yếu tố sản xuất, các vấn đề
quản lý, kinh tế - kỹ thuật liên quan đến phát triển sản xuất cây cao su.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung
Đề tài nghiên cứu tình hình của các hộ nông dân trồng cây cao su,
đánh giá kết quả phát triển sản xuất cao su trên địa bàn xã Tây Hiếu, phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây cao su, đề xuất một
số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất cây cao su cho xã Tây Hiếu
trong thời gian tới.
- Về không gian

3
Đề tài nghiên cứu tại địa bàn xã Tây Hiếu, thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An
- Về thời gian
Đề tài sử dụng tài liệu được thu thập trong 3 năm gần đây (năm 2011,
năm 2012, năm 2013).
Đề tài được thực hiện từ tháng 1/2014 - 5/2014.

4
PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÌNH HÌNH
PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY CAO SU
2.1 Cơ sở lý luận về tình hình phát triển sản xuất cây cao su
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản

2.1.1.1 Phát triển
Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển. Theo Raaman
Weitz (1995): "Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng trưởng
mức sống con người và phân phối công bằng những thành quả tăng trưởng
trong xã hội''. Ngân hàng thế giới đưa ra khái niệm có ý nghĩa rộng lớn hơn,
bao gồm những thuộc tính quan trọng liên quan đến hệ thống giá trị của con
người, đó là: ''Sự bình đẳng hơn về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền
tự do công dân để củng cố niềm tin trong cuộc sống của con người trong mối
quan hệ với nhà nước, với cộng đồng, ''. Theo các nhà kinh tế học: Phát triển
không chỉ bao gồm tăng trưởng kinh tế mà còn phải bao gồm cả thu hẹp sự
bất bình đẳng, xóa đói nghèo, cải cách cơ cấu xã hội và thể chế quốc gia để
đảm bảo quyền lợi của đa số dân cư tham gia hoạt động chính trị - kinh tế - xã
hội, nâng cao phúc lợi xã hội và trình độ văn hóa của đa số nông dân. Trọng
tâm phát triển là sự phát triển con người, tức là đảm bảo đời sống con người,
tôn trọng con người, tạo mọi điều kiện để hộ tham gia hoạt động về các mặt
văn hóa - kinh tế - chính trị - xã hội (Hoàng Văn Định, Vũ Đình Thắng, 2002).
Phát triển là việc nâng cao phúc lợi của nhân dân, nâng cao tiêu chuẩn sống,
cải thiện giáo dục, sức khỏe và đảm bảo sự bình đẳng cũng như quyền công
dân (Đinh Văn Đãn, 2009). Tuy có nhiều quan niệm khác nhau về sự phát
triển, nhưng tựu chung lại các ý kiến cho rằng: Phát triển là một phạm trù về
hệ thống giá trị của con người.

5
Ngày nay, mọi quốc gia đều phấn đấu vì mục tiêu phát triển và trải qua
thời gian, khái niệm về phát triển cũng đã đi đến thống nhất: “Phát triển kinh
tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời
kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng và sự
tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội. Phát triển kinh tế được xem như là quá trình
biến đổi cả về lượng và về chất, nó là sự kết hợp chặt chẽ quá trình hoàn thiện
của cả hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia”

2.1.1.2 Khái niệm phát triển bền vững
Phát triển kinh tế là phương thức duy nhất và là điều kiện cơ bản để đạt
tới cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn của tất cả các dân tộc trên khắp thế giới.
Nhưng trong quá trình phát triển hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn cho mình
thì con người lại luôn tạo nên sự mâu thuẫn giữa các nhu cầu của chính mình
trong hiện tại và tương lai.
Năm 1987, trong báo cáo “Tương lai chung của chúng ta của Hội đồng
thế giới về phát triển của Liên hợp quốc”, đã đưa ra khái niệm “Phát triển bền
vững là sự phát triển đáp ứng được những nhu cầu của hiện tại, nhưng không
gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”. Năm 2002,
Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về phát triển được tổ chức ở Cộng hoà Nam
Phi đã xác định: Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt
chẽ, hợp lý và hài hoà giữa 03 mặt của sự phát triển, đó là: Phát triển kinh tế;
Phát triển xã hội; Bảo vệ môi trường (Ngô Doãn Vịnh, 2003).
Phát triển bền vững chính là sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà
vẫn phải đảm bao sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa. Khái niêm này hiện
đang là mục tiêu hương tới nhiếu quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa
theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa… riêng để hoạch định
chiến lược riêng phù hợp nhất với quốc gia đó (Đinh Văn Đãn, 2009).

6
2.1.1.3 Quan điểm của các nhà kinh tế học về phát triển
a. Học thuyết tăng trưởng kinh tế của trường phái cổ điển
Lý thuyết tăng trưởng kinh tế cổ điển theo các chuyên gia kinh tế là các
học thuyết và mô hình lý luận về tăng trưởng kinh tế, do các nhà kinh tế học
cổ điển nêu ra, đại điện của trưởng phái này là A.D.Smith và Ricardo (Mai
Ngọc Cường, 1997).
Smith (1723 - 1790), ông là nhà kinh tế học người Anh đầu tiên nghiên
cứu lý luận tăng trưởng kinh tế một cách tương đối có hệ thống trong tác
phẩm " bàn về của cải" ông cho rằng tăng trưởng kinh tế là tăng đầu ra tính

theo bình quân đầu người. Ông mô tả các nhân tố tăng trưởng kinh tế thông
qua phương trình sản xuất ở dạng như sau:
Y = F(K, L, N, T)
trong đó:
Y: Tổng sản phẩm xã hội; K: Khối lượng được sử dụng;
L: Số lượng lao động; T: Tiến bộ kỹ thuật;
N: Đất đai và điều kiện tự nhiên được huy động vào sản xuất.
Ricardo (1772 - 1823) nhà kinh tế học người Anh. Trong tác phẩm
"Những nguyên lý cơ bản của cơ sở kinh tế và thuế khoá" đã đề xuất hàng
loạt các lý thuyết kinh tế như: Lý thuyết tiền lương, lợi nhuận và địa tô; lý
thuyết về tính dụng và tiền tệ, ông là người thừa kế A.D.Smith.
Trong thời kỳ này nhiều nhà kinh tế học, toán học đã đề xuất nhiều
phương trình sản xuất theo dạng trên, nổi tiếng là phương trình Cobb -
Douglas, hàm có dạng:
Y= A K
α
L
β
trong đó:
A: là hệ số tỷ lệ giá;
K
α
L
β
: là hệ số tư bản và lao động
Cobb - Douglas (Cobb là nhà toán học, Douglas là nhà kinh tế học, cả

7
hai ông đều là người Mỹ) đã dùng công thức của mình để nghiên cứu mối
quan hệ giữa khối lượng sản phẩm với những biến đổi về chi phí lao động và

tư bản thời kỳ những năm 1890 -1922 (Mai Ngọc Cường, 1997).
b. Lý thuyết cất cánh
Nhà kinh tế học Mỹ Rostow đã đưa ta lý thuyết cất cánh nhằm nhấn
mạnh những giai đoạn của tăng trưởng kinh tế. Theo ông tăng trưởng kinh tế
đối với một nước phải trải qua 5 giai đoạn sau:
+ Giai đoạn xã hội truyền thống: đặc trưng của giai đoạn này là năng
suất lao động thấp, nông nghiệp giữ vị trí thống trị.
+ Giai đoạn chuẩn bị cất cánh: Trong thời kỳ này đã xuất hiện các nhân
tố tăng trưởng và một số khu vực có tác động thúc đẩy nền kinh tế.
+ Giai đoạn cất cánh: để đạt tới giai đoạn này cần có ba điều kiện: Tỷ lệ
đầu tư tăng lên từ 5-10% phải xây dựng được những ngành công nghiệp có
khả năng phát triển nhanh, có hiệu quả và đóng vai trò thúc đẩy, phải xây
dựng được bộ máy chính trị xã hội, tạo điều kiện phát huy năng lực của các
khu vực hiện đại, tăng cường kinh tế đối ngoại.
+ Giai đoạn chín muồi về kinh tế: giai đoạn này xuất hiện nhiều ngành
công nghiệp mới, hiện đại.
+ Giai đoạn quốc gia thịnh vượng, xã hội hoá sản xuất cao (Mai Ngọc
Cường, 1997).
c. Lý thuyết về "Cái vòng luẩn quẩn" và "Cú huých từ bên ngoài"
Do nhà kinh tế học tư sản, trong đó có Paul Samuelson - Nhà kinh tế học
Mỹ đưa ra. Theo lý thuyết này, để tăng trưởng kinh tế nói chung phải đảm bảo 4
nhân tố là: nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, cơ cấu tư bản và kỹ thuật. Nhìn
chung ở các nước đang phát triển, bốn nhân tố trên là khan hiếm. Việc kết hợp
chúng đang gặp trở ngại lớn. Để phát triển phải có "Cú huých từ bên ngoài"
nhằm phá vỡ "Cái vòng luẩn quẩn". Điều này có nghĩa là phải có đầu tư của
nước ngoài vào các nước đang phát triển (Mai Ngọc Cường, 1997).

8
2.1.1.4 Khái niệm sản xuất
Sản xuất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của con

người. Sản xuất là hoạt động của con người sử dụng các công cụ lao động để
tác động vào đối tượng lao động nhằm làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để
trao đổi trong thương mại (Đinh Văn Đãn, 2009).
Sản xuất thường bao gồm một hay một số hoạt động như sau:
- Hoạt động làm thay đổi hình thái vật chất ở các giai đoạn từ nguyên
liệu thô tới sản phẩm hoàn thiện;
- Hoạt động làm thay đổi trạng thái của sản phẩm thông thường đây là
quá trình làm đa dạng hóa sản phẩm thông qua chế biến;
- Hoạt động làm thay đổi vị thế sản phẩm qua một giai đoạn thời gian
thông thường đây là quá trình lưu giữ và bảo quản sản phẩm làm tăng giá trị
của sản phẩm;
- Hoạt động cung cấp dịch vụ đây là hoạt động vô cùng quan trọng
không thể thiếu đối với sản xuất, hoạt động này có tác dụng thúc đẩy sản xuất
phát triển bằng việc thực hiện truyền thông kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất
thông qua hệ thống khuyến nông và khuyến công.
2.1.2 Nội dung phát triển sản xuất cây cao su
2.1.2.1 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và vai trò của cây cao su
a. Đặc điểm sinh vật học của cây cao su
Cao su có nguồn gốc ở lưu vực sông Amzone (Nam Mỹ). Năm 1897 đã
đánh dấu sự hiện diện của cây cao su ở Việt Nam. Đến năm 1975, cây cao su đã
được đưa vào trồng ở Nghệ An. Cao su là một loại công nghiệp dài ngày, có chu
kỳ kinh tế tương đối dài gồm thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh.
Chu kỳ kinh tế dài, từ 25 - 32 năm (Indonexia 25 năm, trong đó 18 năm khai
thác, Việt Nam là 30 năm, trong đó 25 năm khai thác), chia làm 2 thời kỳ, thời
kỳ KTCB từ 5 - 7 năm, chi phí đầu tư thời kỳ KTCB lớn hơn một số cây trồng
khác và đạt khoảng trên 50 triệu đồng/ha (Nguyễn Khoa Chi, 1996).

9
- Thời kỳ kiến thiết cơ bản:
Là khoảng thời gian 07 năm của cây cao su tính từ khi trồng cây. Đây

là khoảng thời gian cần thiết để vành thân cây cao su đạt 50 cm đo cách mặt
đất 1m. Tuỳ điều kiện sinh thái, chăm sóc và giống, ở điều kiện sinh thái đặc
thù của vùng duyên hải miền Trung, thời gian KTCB phổ biến là từ 7 - 8 năm.
Tuy nhiên, với điều kiện chăm sóc, quản lý vườn cây đúng quy trình, chọn
giống và vật liệu trồng thích hợp thì có thể rút ngắn thời gian KTCB từ 06 tháng
đến 01 năm (Nguyễn Khoa Chi, 1996).
- Thời kỳ kinh doanh:
Là khoảng thời gian khai thác mủ cao su, cây cao su được khai thác khi
có trên 50% tổng số cây có vanh thân đạt từ 50 cm trở lên, giai đoạn kinh
doanh có thể dài từ 25 - 30 năm. Trong giai đoạn này cây vẫn tiếp tục tăng
trưởng nhưng ở mức thấp hơn nhiều so với giai đoạn KTCB. Sản lượng mủ
thấp ở những năm đầu tiên, sau đó cao dần ở những năm cạo thứ ba, thứ tư
đến năm thứ năm, năm thứ sáu năng suất đạt cao dần và ổn định. Sau giai
đoạn trung niên khi cây ở tuổi cạo từ năm thứ 18 trở đi năng suất giảm nhanh
do ảnh hưởng tới các yếu tố sinh lý, gãy đổ do mưa bão, bệnh… làm giảm
mật độ vườn cây đồng thời năng lực tái tạo mủ của cây cũng giảm sút. Các
yếu tố này là nguyên nhân trực tiếp làm giảm năng suất mủ cao su (Nguyễn
Khoa Chi, 1996).
Khi được đưa vào trồng cây cao su trong sản xuất thì với mật độ 450 -
555 cây/ha. Trung bình cây cao su 25 - 30m, cây phát triển ở nhiệt độ trung
bình, thích hợp nhất từ 25 - 30
0
C, trên 40
0
C và dưới 10
0
C đều ảnh hưởng đến
quá trình sinh trưởng và năng suất mủ. Ở nhiệt độ 25- 27
0
C là nhiệt độ để cây

cao su sinh trưởng và cho năng suất cao nhất, lượng mưa tối thiểu để cây cao su
sinh trưởng bình thường là từ 1.500 - 2000 mm/năm, số ngày mưa thích hợp cho
cao su là khoảng 100 - 150 ngày mưa mỗi năm. Cây cao su phát triển bình
thường ở nơi tối thiểu 1.600 giờ nắng/năm là cây ưa sáng, thời gian và cường

10
độ chiếu sáng càng nhiều giúp cho quá trình quang hợp cây càng nhiều, ánh
sáng còn ảnh hưởng đến khả năng chống chịu của cây, tăng sức đề kháng cho
cây. Tốc độ gió sẽ ảnh hưởng cây cao su, nếu tốc độ lớn hơn 8m/s - 13,8m/s
sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng, nếu lớn hơn 17,2m/s sẽ làm gốc đổ và dẫn đến
giảm năng suất mủ. Đặc biệt, gió khô kéo dài còn gây ra những vụ cháy rừng.
Vì vậy, để hạn chế tốc độ của gió ở những vùng có bão thì cần chọn những
giống cao su vô tính có khả năng chống gió, đồng thời trồng vành đai chắn
gió. Độ ẩm không khí bình quân thích hợp cho sự sinh trưởng của cây cao su là
trên 75%, độ ẩm không khí còn thể hiện tương quan thuận với dòng chảy của mủ
khi khai thác. Thời gian thu hoạch liên tục 8 tháng trong năm (từ tháng 25/4 -
15/12), sản phẩm có thể bán ngay được sau khi thu hoạch. Sản phẩm sơ chế
được tiêu thụ chủ yếu trên thị trường thế giới. Cây cao su cho mủ liên tục
khoảng 8 tháng trong năm, trừ thời gian rụng là nghỉ đông vào khoảng giữa
tháng 1 đến tháng 4 dương lịch hàng năm. Thời gian cạo mủ hiệu quả nhất
trong này từ lúc 20h hôm trước đến 7h hôm sau, sau đó giảm dần. Sau khi cạo
3 - 5h cây sẽ ngưng tiết mủ (Nguyễn Khoa Chi, 1996).
b. Đặc tính của mủ cao su
Mủ nước là sản phẩm chính thu được từ cây cao su. Mủ nước là một
dung dịch dạng keo, màu trắng đục như sữa hoặc có màu hơi vàng hoặc hơi
đồng tùy theo cây. Mủ nước có tỷ trọng từ 0,974 (khi mủ có hàm lượng cao su
khô = 40%) đến 0,991 (khi hàm lượng cao su khô = 25%)
Thành phần mủ nước trung bình gồm:
- Cao su = 30 - 40% - Nhựa (resine) = 1,5 - 2%
- Nước = 55 – 60% - Đường, insitol = 1%

- Protein = 2% - Chất khoáng = 0,5 – 1%
Hàm lượng bình quân các chất dinh dưỡng chứa trong mủ nước:
- N = 0,26% - Ca = 0,003%
- P = 0,05% - Mg = 0,006%
- K = 0,17%
Trong đó, Mg và P có ảnh hưởng đến sự ổn định của mủ nước.

11
c. Vai trò của phát triển cao su
- Đối với hộ nông dân
Hiện nay trên 70% lao động xã hội của đất nước đang sống ở khu vực
nông thôn. Với nền kinh tế cây công nghiệp ngắn ngày như sắn, khoai, mía,
mỗi năm bình quân một vụ với những khoảng thời gian nông nhàn tương đối
dài dẫn đến thừa rất nhiều lao động. Phát triển sản xuất cao su sẽ góp phần đa
dạng hóa sản xuất, phát triển các hoạt động bảo quản, thu mua, xuất khẩu tạo
ra nhiều việc làm và tạo thêm những ngành nghề với trình độ kỹ thuật cao
hơn, góp phần nâng cao trình độ phát triển của nông dân, đồng thời phân bổ
lại lao động nông nghiệp nông thôn. Tạo việc làm cho người lao động, thu hút
được những lao động nhàn rỗi. Mặt khác, phát triển sản xuất cây cao su còn
tạo ra thu nhập ổn định cho người dân, thu nhập ngày càng tăng lên, xóa đói
giảm nghèo và từng bước làm giàu.
- Đối với phát triển kinh tế xã hội ở địa phương
Thúc đẩy sự phát triển tích cực của ngành cao su, cụ thể là việc trồng và
chăm sóc cây cao su; Tăng nguồn thu ngân sách, chuyển dịch nền kinh tế
ngành cây công nghiệp dài ngày, theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa;
Tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương; Mặt khác nhằm nâng cao
đời sống của người dân địa phương, đáp ứng mong muốn của Đảng và nhà
nước Việt Nam trong chương trình xóa đói giảm nghèo; Đa dạng hóa ngành
nghề kinh doanh của Công ty, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong và
ngoài nước, nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận; Góp phần làm giảm các tệ nạn

xã hội của địa phương và hạn chế được thất nghiệp cho người dân nơi đây.
Do vậy, phát triển sản xuất cây cao su không chỉ là vấn đề sản xuất nông
nghiệp nhằm đảm bảo sức khỏe con người, nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm
mà còn góp phần nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng cao su trong điều kiện
Việt Nam gia nhập WTO, mở ra thị trường tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài nước.

12

×