Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Bài tiểu luận giao tiếp kinh doanh đặc trưng văn hóa mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.59 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÀI THUYẾT TRÌNH MÔN: GIAO TIẾP KINH DOANH
ĐỀ TÀI :
Thành phố Hồ Chí Minh tháng 01 năm 2008
CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT CHUNG
Trong suốt hơn 150 năm, người ta đã tranh luận rằng liệu có nét gì là nguyên gốc của
Mỹ trong nền văn minh Mỹ hay không? Niềm tin chính trị, định kiến về giai cấp, chủ
nghĩa phân biệt chủng tộc, lý thuyết kinh tế học, và niềm tự hào – tất cả những cái đó đóng
vai trò quan trọng trong cuộc bàn cãi của những người ở hai bên bờ Đại Tây Dương.
Tuy nhiên, sang thế kỷ XX, khi ảnh hưởng, sự giàu có và sức mạnh của Mỹ tăng lên, cuộc
tranh luận bắt đầu chuyển hướng. Đề tài cũ rích về nền văn hóa Mỹ đã có một sắc thái
mới. Trước kia, ảnh hưởng của Châu Âu đã có lúc là một đề tài nhạy cảm, thậm chí có tác
động mạnh tới tình cảm của người dân Mỹ. Trong suốt nhiều năm, người Châu Âu cũng
nhắc đi nhắc lại: nền cộng hòa Mỹ, một nền dân chủ mới của những thường dân “pha tạp
chủng tộc”,
Hiện nay, nó hầu như không còn dược công chúng Mỹ quan tâm một cách nghiên túc
nữa, và trở thành chủ đề bàn thảo của các nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa. Trái lại, ảnh
hưởng văn hóa Mỹ đối với các nước khác trên thế giới lại là vấn đề hiện đang gây nhiều
tranh cãi và đôi khi làm xôn xao dư luận bên ngoài nước Mỹ.
1. KHÍA CẠNH LỊCH SỬ
Việc chia lịch sử văn hóa Mỹ thành ba giai đoạn lớn tuy là khái quát hóa vấn đề ,
song sẽ bổ ích cho quá trình nghiên cứu. Không có đường ngăn cách rõ ràng giữa các giai
đoạn nhưng những ảnh hưởng khác nhau tác động tới những lĩnh vực văn hóa khác nhau
theo những cách thức không giống nhau nên mỗi giai đoạn đều có giá trị lịch sử nhất định.
Giai đoạn thứ nhất: kéo dài từ thời kỳ thực dân đô hộ tới lúc diễn ra cuộc nội chiến.
Trong giai đoạn này, nền nghệ thuật, kiến trúc, âm nhạc, văn học và thời trang của Mỹ
chịu ảnh hưởng mạnh của những ý tưởng, truyền thống và xu hướng của châu Âu.Tất
nhiên điều này không có nghĩa là Châu Mỹ chỉ biết du nhập nền nghệ thuật và các nghệ sĩ
từ nơi khác.
Alexis de Tocqueville cho rằng: Người Mỹ hầu như không có văn minh, nhưng cũng
không nên mong đợi hơn thế vì họ không có “tầng lớp quý tộc” và không có “sự phân biệt


giai cấp”. Đó là lý do khiến người Mỹ không coi trọng những khía cạnh nghệ thuật tinh tế
hơn của cuộc sống, những khía cạnh vốn “nảy sinh từ những khoảng thời gian rảnh rỗi của
giới quý tộc”
Ngày nay, lý lẽ mà người Mỹ dùng trong giai đoạn thứ nhất để bảo về nền văn hóa
của họ thường bị lãng quên. Mong muốn tách rời về văn hóa với châu Âu là một phần
trong cuộc cách mạng của người Mỹ. Tuy nhiên quan điểm này vẫn còn tồn tại trong một
thời gian dài.
Giai đoạn thứ hai: kéo dài từ thời kỳ nội chiến cho tới khoảng chiến tranh thế giới
lần thứ nhất. Được đánh dấu bởi sự căng thẳng. Có thể nói rằng, người Mỹ có chân trong
cả hai thế chiến, và họ thường cảm thấy đó là tư thế bất tiện. Cuộc đấu tranh giữa châu Âu
và châu Mỹ là một trong những đề tài quan trọng hơn cả trong nền văn học của Mỹ.
Tuy nhiên, sang đến giai đoạn thứ hai này, có thể thấy rõ Mỹ đã phát triển được
phong cách văn hóa riêng của mình. Không còn lẫn đi đâu được chất Mỹ thể hiện rõ trong
giọng văn của những tay bút thế kỷ XIX như Cooper, Thoreau, Emerson, Melville,
Whitman…Rõ ràng một nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc đã hình thành.
Những ảnh hưởng của châu Âu vẫn còn mạnh, song không còn áp đảo nữa. Cho dù
có tự ý thức được hay không thì trên thực tế, người Mỹ cũng đã bắt đầu đi theo con đường
riêng của mình.
Giai đoạn thứ ba là giai đoạn hiện nay: được đánh dấu bởi làn sóng sáng tạo vô
cùng mạnh mẽ của Mỹ trong mọi lĩnh vực, bởi ảnh hưởng quốc tế ngày càng lớn và sự tự
tin vững chắc. Nhà nghiên cứu nghệ thuật của châu Âu George Steiner đã miêu tả giai
doạn hiện nay của đời sống văn hóa Mỹ như là “giai đoạn Elizabeth” trong lịch sử nước
Anh.
Mặc dù đã thể hiện cả trong mỹ thuật, kiến trúc, âm nhạc, vũ điệu, phim ảnh và thời
trang, những sức sống mãnh liệt và thử nghiệm sáng tạo của Mỹ thể hiện riox nhất trong
văn học.Tất nhiên, điều quan trọng là vấn đề được đặt ra từ lâu về nền văn hóa Mỹ đã phần
nhiều đi vào dĩ vãng.
Cũng đã từng có ý kiến cho rằng sau một thế kỷ rưỡi người Mỹ phải lo ngại về
những ảnh hưởng của người nước ngoài đối với nền văn hóa của họ, phải phàn nàn về
những tác động tiêu cực.Nhưng dòng ảnh hưởng hiện nay lại có vẻ như đã đổi chiều. Hiện

nay, dường như Mỹ lại đang có quá nhiều ảnh hưởng. Đối với nhiều người bên kia bờ Đại
Tây Dương (và cả Thái Bình Dương), văn hóa Mỹ đã trở nên quá phổ biến.
2. KHÍA CẠNH ĐỊA LÝ VÀ DÂN CƯ
Không có nước nào trên trái đất có dân số
phong phú và nền văn hóa đa sắc màu như nước
Mỹ. Nước Mỹ rộng lớn, tập hợp của nhiều vùng
khác nhau, dân nhập cư trên toàn thế giới đổ đến
trong nhiều thế kỷ qua mang theo màu sắc văn hóa
và truyền thống riêng của họ đã làm cho lối sống
Mỹ có nhiều nét khác biệt. Chính sự hòa trộn
nhiều truyền thống đã làm nên sức mạnh nhưng
cũng tạo ra rất nhiều thách thức và vấn đề cho
nước Mỹ.
Tự do là nền tảng của văn hóa Mỹ. Hiến pháp Mỹ bảo đảm cho người dân có một
số quyền và tự do. Hiến pháp đó hạn chế ảnh hưởng của chính phủ đến cuộc sống cá nhân
của công dân. Khi đã tôn trọng quyền của những công dân khác thì mọi người Mỹ đều
được tự do làm việc, vui chơi, tự do tín ngưỡng, đi lại và sống theo ý thích.
Mỹ được coi là đất nước của những cư dân nhập cư "a nation of immigrants". Hầu
hết những người nhập cư có nguồn gốc xa xưa từ châu Âu và đã xây dựng nên xã hội Mỹ
như ngày nay, họ vẫn chiếm số đông từ đó đến nay. Tuy nhiên số lượng các dân tộc và
quốc gia ở Mỹ rất nhiều và mỗi thành phố thì tỉ lệ đó lại chia ra khác nhau.
Nước Mỹ rất rộng lớn và đông dân. Với trên 9 triệu km vuông và dân số xấp xỉ 293
triệu người, Mỹ được coi là nước đông dân thứ 3 trên thế giới nhưng mỗi một gia đình
trung bình lại sở hữu một số lượng đất lớn nên nói chung có thể cho rằng Mỹ là nơi "đất
rộng người đông". Ở Mỹ, có nhiều loại khí hậu, thổ nhưỡng, phong cách sống và văn hóa
khác nhau. Chỉ cần lấy một ví dụ như từ phía bờ Đông sang phía bờ Tây của Mỹ đã cách
nhau 4-6h đồng hồ và từ miền Nam đang nóng nực chuyển lên phía Bắc đã là gió và bão
tuyết. Do đó tùy theo sở thích của mình bạn có thể chọn cho mình được nơi ở và nơi vui
chơi phù hợp.
Dù cho có sự đa dạng về văn hóa ở Mỹ nhưng Mỹ vẫn có một bản sắc văn hóa riêng

mà có thể bạn chưa trải qua chỉ khi nào bạn đến Mỹ. Điều đó không thể nói hết được qua
phim ảnh, hàng tiêu dùng hãy những mặt nào đó mà bạn đã biết.
Văn hóa nào cũng có những cái hay và những cái dở, tùy theo sự đánh giá của mỗi
người. Mỗi một nền văn hóa có một bản sắc nhất định và một con người khôn ngoan sẽ là
người hiểu biết những phong tục và văn hóa của các nền văn hóa khác để luôn luôn chủ
động và tiếp cận được mục tiêu một cách dễ dàng.
Bạn hãy cùng tìm hiểu nền văn hóa Mỹ và ghi chép lại những đặc trưng cơ bản để
biết đâu sau này lại có việc cần dùng đến. Nếu bạn muốn đi du học Mỹ thì vấn đề này càng
trở nên quan trọng không chỉ trong giai đoạn bạn chuẩn bị hồ sơ "biết mình biết ta" mà còn
cả trong giai đoạn bạn đi học hoặc đi làm ở Mỹ.
CHƯƠNG II : ĐẶC TRƯNG VĂN HOÁ MỸ
Dù cho có sự đa dạng về văn hóa ở Mỹ nhưng Mỹ vẫn có một bản sắc văn hóa riêng
mà có thể bạn chưa trải qua chỉ khi nào bạn đến Mỹ. Điều đó không thể nói hết được qua
phim ảnh, hàng tiêu dùng hãy những mặt nào đó mà bạn đã biết.
Chính những đặc trưng về Kinh Tế, Dân Cư, Địa Lí, Thổ Nhưỡng đã tạo nên những
nét đặc trưng của văn hoá Mỹ
Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sơ bộ về văn hóa Mỹ:
1. Niềm tin của người Mỹ
Người Mỹ tin rằng tất cả mọi người đều bình đẳng và có quyền ngang nhau
trong cuộc sống. Tất cả mọi người đều được đối xử công bằng và với mức độ tôn trọng
như nhau. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của triết học Mỹ. Nước Mỹ rất
tôn trọng Luật Nhân Quyền và luôn đề cao quyền tự do – bình đẳng của con ngưòi
Mỗi người là một cá nhân tự do. Người Mỹ không tin vào những lí tưởng hoặc
phong cách chung. Cá nhân và những biểu tượng cá nhân thường được tôn kính và khuyến
khích.
Sự cạnh tranh tạo ra những con người tốt nhất và công việc tốt nhất. Cạnh tranh
chính là một nguyên tắc trong triết học Mỹ. "Chỉ có những sinh vật nào khoẻ nhất, tốt nhất
mới có thể tồn tại sau cuộc cạnh tranh sinh tồn".
Chỉ có bạn mới là người quyết định cuộc sống của bạn sẽ như thế nào và tương lai
của bạn ra sao. Người Mỹ thường không tin vào sự may rủi hoặc số phận. Họ rất tự hào về

những thành tựu cá nhân đạt được.
Sự thay đổi là một điều cần thiết và tốt đẹp. Nó sẽ mang lại sự tiến bộ và cải tiến.
Truyền thống cũ thường không được đánh giá cao ở Mỹ như các nước khác.
Điều tốt nhất ở Mỹ là thành thực và thẳng thắn. Trong các nền văn hóa khác,
người ta thường cho rằng nói quá thẳng hoặc thật về một vấn đề nào đó là bất nhã, tuy
nhiên người Mỹ lại thích cởi mở, thẳng thắn, thậm chí đưa ra những ý kiến trái ngược và
cả những tin tức xấu.
Khi ra quyết định lý quan trọng hơn tình. Người Mỹ thường thích nhất phần kết
luận "the bottom line". Nói cách khác, quyết định hiệu quả nhất là quyết định tạo ra kết
quả năng suất nhất, thường được quy ra tiền USD thậm chí cả xu.
2. Tình yêu của người Mỹ
Người Mỹ luôn trân trọng những gì mà họ đang có. Họ có lối suy nghĩ thực tế chứ
không viển vông.
- Người Mỹ rất yêu nước. Họ rất tự hào về nước của họ và lối sống của mình.
Họ cũng rất tôn trọng những người đã và đang phục vụ trong lực lượng quân sự của đất
nước.
- Người Mỹ thường có ít thời gian rỗi so với những người ở một số nước
khác, nhưng họ đánh giá cao những gì họ có. Họ thường rất quý trọng thời gian dành cho
mình, cho gia đình hoặc cho cộng đồng. Tất cả các ngày nghỉ cuối tuần và các kỳ nghỉ
thường đầy ắp các hoạt động.
- Chính phủ Mỹ thường bảo tồn một phần lớn các khu đất để cho các công
dân Mỹ hưởng thụ và vui chơi. Người Mỹ thường rất thích các hoạt động ngoài trời hàng
năm. Các hoạt động phổ biến tùy theo từng vùng, từng bang như chèo thuyền, leo núi, đi
bộ đường dài, cắm trại và trượt tuyết.
- Mỹ thường có số vận động viên chuyên nghiệp tham gia vào các hoạt động
thể thao chuyên nghiệp nhiều hơn so với các nước khác gấp nhiều lần. Mỹ rất thích xem
các buổi tường thuật thể thao, trên diễn đài hoặc trên vô tuyến. Họ cũng rất thích tham gia
và chơi thể thao, có vô số các đội chơi thể thao nhiều độ tuổi và ở nhiều mức kỹ năng khác
nhau.
3. Ẩm thực Mỹ

Quan điểm hình thành ở nước ngoài cho rằng người Mỹ sống bằng bánh nhân thịt
kẹp phomat, Coca cola và khoai tây chiên giòn là chính xác, cũng chính xác như quan
điểm người Mỹ cho rằng người Anh sống bằng chè, cá rán và khoai tây chiên, người Pháp
sống bằng rượu và tỏi, và người Nhật thì bằng tảo biển và rượu Sake.
Không chỉ là một câu nói quen thuộc thường ngày, quan điểm trên còn xuất phát từ
một thực tế là rất nhiều trong số những thứ được quảng cáo là “thực phẩm của Mỹ ” ở
nước ngoài đều là những món được chế biến nhại theo của Mỹ khá nhạt nhẽo và vô vị.
Mỹ có hai lợi thế về thực phẩm. Thứ nhất, là một nước nông nghiệp hàng đầu, nước
Mỹ luôn có sẵn nhiều loại thịt, hoa quả và rau tươi với giá khá rẻ. Đây là một lý do giải
thích tại sao bittet hay thịt bò rán có thể được coi là món “đặc trưng” nhất của Mỹ; món
này có nhiều hơn các món khác.
Ở một đất nước nhiều vùng khí hậu khác nhau và nhiều khu vực trồng rau quả, thì
người Mỹ không cần phải nhập những thứ rau quả tươi như bưởi, cam, chanh, dưa hâu…
Điều này lý giải tại sao hoa quả và salat là những món ăn phổ biến ở Mỹ
Lợi thế thứ hai mà Mỹ có được – đó là những người nhập cư đã mang theo và còn
tiếp tục mang theo những món ăn truyền thống của đất nước và nền văn hoá của họ khi tới
Mỹ. Sự phong phú về thức ăn và kiểu ăn thật đáng kinh ngạc!
Ở Mỹ có bốn xu hướng đã tiếp diễn hơn một thập kỷ nay và dường như vẫn còn tiếp
tục :
- Xu hướng thứ nhất, đó là số lượng những tiệm ăn với giá phải chăng phục vụ
những món ăn đặc sản ngày càng gia tăng một cách đáng kể.
- Xu hướng thứ hai là ngày càng có nhiều người Mỹ đi ăn hiệu thường xuyên hơn.
- Xu hướng tồn tại lâu đời thứ ba, đó là có các chiến dịch vận động giữ gìn sức khỏe
được tiến hành trên toàn quốc nên người Mỹ hiện nay có chế độ ăn uống nhẹ hơn rất
nhiều.
- Cuối cùng là xu hướng sử dụng các món “ăn nhanh”, đây cũng là xu hướng quốc
tế.
Do đặc trưng của nền kinh tế công nghiệp hoá ngày càng phổ biến ở các quốc gia trên Thế
Giới nên người dân càng có ít thời gian rảnh rỗi dành cho công việc chuẩn bị bữa ăn. Và
rồi “thức ăn nhanh” của người Mỹ cũng đã chu du vòng quanh thế giới đủ để trở thành một

phần quen thuộc trong bức tranh thường ngày, giống như những khía cạnh khác của nền
văn hoá Mỹ, chẳng hạn như bánh Pizza Hut, đồ ăn Mc Donald hay gà rán Kentucky.
Người Mỹ cũng xem việc ăn uống là một phương tiện để giao dịch trong làm ăn,
kinh doanh.Ngày càng có nhiều người chọn phương pháp bàn công việc làm ăn bên bàn
tiệc.
Sau một tuần làm việc người Mỹ hay tổ chức các buổi tiệc nhỏ vào dịp cuối tuần và
mời bạn bè hay đồng nghiệp tới tham dự. Khi đó chủ nhà có thể nói về các món ăn mời
khách. Nên cho chủ nhà biết mình không có kiêng cữ gì trong ăn uống. Chủ nhà cũng
không muốn khách ăn món khách không thích. Chủ nhà cũng có thể làm theo yêu cầu về
ẩm thực của khách hay để khách tự chọn lấy món ăn mình ưa thích.
Nếu tự chọn thức ăn thì không nên lấy quá sức ăn của mình. Nên lấy thêm suất ăn
nữa còn hơn bỏ lại phần lớn trên đĩa của mình. Nhiều người Mỹ chỉ mời suất ăn thứ 2 một
lần. Chủ nhà thường không ép khách ăn suất thứ 2 nhưng khi khách đòi ăn thêm thì chủ
nhà cũng thấy vui lòng và coi đó là lời khen về tài nấu nướng của mình.
4. Giao tiếp hàng ngày theo “phong cách Mỹ”
Tôn trọng cá nhân: Hầu hết người Mỹ tin rằng con người lý tưởng phải là người
độc lập và tự nuôi nổi mình và phần lớn người Mỹ tin rằng họ là người như vậy. Người
Mỹ không nghĩ rằng họ là đại diện của gia đình, của cộng đồng hay giai cấp của họ. Chủ
nghĩa cá nhân đó cũng được áp dụng trong lớp học, thầy kỳ vọng trò trở thành người có ý
chí độc lập và có cá tính, tự làm bài và tạo ra những ý tưởng độc đáo.
Bình đẳng: Tuyên ngôn độc lập của Mỹ ghi nhận “mọi người sinh ra đều bình
đẳng”. Hầu như mọi người tin vào điều này, có thể nhận thấy niềm tin về sự bình đẳng này
trong thói quen “xếp hàng”. Khi đến ngân hàng, bưu điện hay cơ quan đăng ký di trú,
khách hàng phải lấy số và chờ đợi. Bất kể là công việc quan trọng hay thông thường, mọi
người đều được đối xử như nhau, ai đến trước thì được phục vụ trước. Ngay cả ở các
trường học cũng thể hiện tinh thần bình đẳng, giáo sư coi mọi sinh viên như nhau và nhiều
giáo sư coi sinh viên ngang hàng với mình (nhất là ở cấp đại học) và yêu cầu sinh viên gọi
mình bằng tên.
Nhưng bình đẳng nam nữ trong thu nhập chưa hoàn toàn được thực hiện ở Mỹ. Theo
dữ liệu của Cục thống kê lao động Mỹ thì phụ nữ được trả lương thấp hơn nam giới cùng

nghề. Ví dụ, phụ nữ là bác sĩ hay phẫu thuật viên chỉ có thể được trả lương bằng khoảng
60% so với đồng nghiệp nam. Ngay cả những nghề truyền thống vẫn dành cho nữ như
nghề thư ký và nhân viên hành chính thì phái nữ vẫn chỉ được trả lương khoảng 85% so
với nam.
Gia đình: thường không đông như nhiều nền văn hóa khác trên thế giới. Mỗi gia
đình Mỹ thường chỉ có hai con hoặc ít hơn. Hầu hết trẻ em Mỹ sống trong một gia đình có
cả cha lẫn mẹ. 60% các bà mẹ Mỹ có việc làm ngoài xã hội. Các bậc cha mẹ có con đã
trưởng thành thường sống riêng, quản lý nhà của họ nhưng khi đã có tuổi hay đã già thì
nhiều người cũng sống với con cháu.
Giờ làm việc: Người Mỹ làm việc mỗi tuần 40 giờ, mỗi ngày 8 giờ, từ thứ hai đến
thứ sáu. Giờ làm việc thực sự dao động từ 9 giờ sáng đến trước 6 giờ chiều. 42% lực lượng
lao động Mỹ là phụ nữ. Giờ ăn trưa thường chỉ trong vòng 1 giờ. Vì vậy giờ ăn tối trở
thành bữa chính của nhiều người Mỹ.
Chào hỏi bằng động tác cơ thể:
Vẫy tay hay gật đầu được sử dụng khi bạn ở trong hoàn cảnh không thể trả lời bằng
miệng. Bắt tay nhau cũng là hình thức chào hỏi thường thấy ở người lớn, nhưng thường
khi gặp ai đó lần đầu hay đã lâu mới gặp, người Mỹ không bắt tay nhau hằng ngày. Ôm
hôn hay hôn lên má là hành vi thường có giữa các thành viên trong gia đình hay giữa
những người bạn thân khác giới lâu ngày mới gặp nhau.
Giữ khoảng cách cơ thể trong giao tiếp: Khi đứng nói chuyện, người Mỹ cảm thấy
thoải mái khi cách nhau 75cm. Nhiều phong tục trên thế giới cho phép đứng gần hơn, với
người Mỹ thì đứng quá gần có thể làm cho họ thấy khó chịu. Biết điều này sẽ dễ nói
chuyện và dễ kết bạn hơn.
Đúng giờ: Trong công việc, đúng giờ là một phẩm chất được coi trọng mặc dầu
trong các tình huống xã hội khác người Mỹ tỏ ra thông cảm. Hẹn gặp vì chuyện làm ăn nên
đến sớm vài phút. Mời có mặt vì những lý do xã hội (khai mạc, động thổ ), nên đến chậm
hơn giờ chính thức 10-15 phút, đến sớm lại không hay. Nếu chậm hơn vài phút thì tốt nhất
là xin lỗi, tìm một lý do để bào chữa thường là không cần thiết. Nếu biết sẽ chậm hơn 10-
15 phút thì cách ứng xử lễ độ là gọi điện báo trước cho chủ nhà biết về sự chậm trễ của
mình.

Thái độ giao tiếp và cách xưng hô: Tên thông thường hay được dùng, như thế
không phải là thiếu lễ độ với địa vị xã hội hay tuổi tác. Có nhiều thói quen không dùng lời
nhưng vẫn tỏ sự kính trọng. Người trẻ thường ít nói hơn khi đứng trước người có tuổi và
thái độ tỏ ra ít quả quyết hơn. Người trẻ và người có vị trí thế xã hội thấp hơn ít khi dùng
tiếng lóng hay từ dung tục trước cấp trên.
Với người cùng tuổi, cùng vị trí xã hội hoặc người ít tuổi hơn có thể gọi bằng tên. Phụ nữ
hay nam giới nhiều tuổi hơn mình thì thường gọi bằng bà, cô, ông (Mrs, Ms, Mr) cho tới
khi được những người này yêu cầu gọi bằng tên hoặc khi bạn đã quen biết hơn với họ.
Một số phụ nữ Mỹ ưa cách gọi Ms. (đọc là Miz) vì dùng được cho cả hai giới chưa kết
hôn. Nếu không rõ một phụ nữ đã kết hôn hay chưa thì nên dùng Ms.
Tình huống xã giao: Khi được mời đến nhà của sếp hay người có ảnh hưởng đến
công việc của mình thì đúng giờ thường gây được ấn tượng tốt. Quà tặng thường không
bắt buộc nhưng bao giờ cũng được chủ nhà rất thích. Một quà lưu niệm mang từ đất nước
của khách đến là quà tặng tuyệt vời. Hoa hay sôcôla cũng là quà tặng được nhiều người
dùng. Rượu vang là quà tặng quý nếu biết chắc người nhận quà biết uống rượu. Nếu không
biết chắc thì tránh tặng quà là đồ uống có rượu.
Khi muốn kết thúc buổi gặp gỡ: Người Mỹ thường hay nói bóng gió để kết thúc
cuộc họp mặt, nào là đã muộn rồi hay ngày mai phải dậy sớm. Đó là dấu hiệu để khách
nên cáo từ ra về.
CHƯƠNG III : ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HOÁ MỸ TỚI NGƯỜI VIỆT NAM Ở MỸ
Sau hơn 30 năm, người Việt đặt chân lên một vùng đất xa lạ, được khai phá và xây
dựng từ những ngày đầu tiên, nhưng vẫn chưa đủ sức “đánh dấu” nét độc đáo của người
Việt tại đất Mỹ.
không phải là sự thành đạt trong kinh doanh: phở, bánh mỹ, làm “cò” nhà đất, hoặc hàng
loạt ký sự điện tử…Tất cả những gì diễn ra thuộc về văn hoá tại Mỹ. Văn hoá Việt cao
hơn, thâm thuý hơn, và đáng tự hào hơn.
Người ta cũng hiểu việc duy trì văn hoá Việt trên đất Mỹ nhưng lại cố gắng dẫn dắt
công việc đi lệch hướng. Người Việt có câu “khôn nhà dại chợ”, hình như áp dụng cho loại
người chỉ biết cậy tiền bạc, sức khỏe của số đông, học thức nửa vời, cực đoạn và cố
chấp… để ăn hiếp những người xung quanh, hoàn toàn không phản ánh nét văn hóa truyền

thống của người Việt: đánh đuổi ngoại xâm, bênh vực người có thế…
Đến Mỹ, trở thành dân Mỹ, lên tiếng cười chế nhạo đất nước là: lạc hậu, đói nghèo,
tệ nạn nhiều… Họ đâu biết rằng sự chế nhạo đó đã làm đau lòng biết bao anh em chế độ cũ
đã tử trận và còn sống. Chủ nghĩa cá nhân theo kiểu Mỹ đã làm cho một số con người tìm
cách khẳng định cá nhân theo kiểu cowboy + sự hiểu biết mập mờ về hiến pháp của Mỹ.
Hố ngăn cách giàu nghèo trong cộng đồng người Việt cũng khá lớn, do đó, mọi việc đều
có thể hiểu theo công thức kinh tế.
Tuy nhiên, khá nhiều người Việt ở Mỹ đang theo dõi tình hình bên nhà qua internet.
Sau sự kiện Đặng Thùy Trâm số này tăng lên rất nhiều. Đây là một hiện tượng đáng ghi
nhận. Nhìn kỹ cộng đồng người Việt ở California, tôi thấy rằng phần lớn người Việt chạy
sang Mỹ từ các vùng ven biển Nha Trang, Thuận Hải, Quảng Nam, Quảng Ngãi… nên từ
cung cách sinh hoạt vẫn duy trì theo nếp cũ. Cộng đồng này không được người Mỹ coi
trọng; phần nào họ bị khai thác, lôi kéo bởi các thành phần mang danh chống cộng.
Tôi có đọc một số bài điều tra (survey) về cộng đồng người Việt tại Mỹ do một số tổ
chức phi vụ lợi, viện đại học thực hiện. Các điều tra này đều có nhận xét chung về cộng
đồng người Việt: kém về trình độ học vấn, yếu về phát triển cộng đồng, thiếu đoàn kết,
thiếu bản sắc dân tộc và chấp nhận bị đồng hóa!
Văn hóa Mỹ là nền văn hóa đề cao tự do cá nhân, rất dễ đưa giới trẻ vào con đường
tự hủy hoại tương lai. Ở California, tôi rất ngạc nhiên trước việc giới trẻ ở đây vẫn quanh
quẩn với “nhạc vàng” của những năm 60. Ca sĩ người Việt thì bắt chước phong cách biểu
diễn của ca sỹ Mỹ; thanh niên Việt bắt chước cách ăn mặc của thanh niên Mỹ da trắng,
một sự bắt chước không phù hợp với dân tóc đen da vàng. Hiện nay nhiều gia đình thiếu
nền tảng văn hóa bền vững, cha mẹ đã buông lỏng sự giáo dục cần thiết đối với con cái.
Rất nhiều gia đình chấp nhận “đầu hàng” lối sống ăn theo văn hóa Mỹ, trong cộng đồng
thiếu sự đòan kết để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Rõ ràng vật chất tuy đầy đủ không có nghĩa là cuộc sống được đầy đủ do thiếu tình
quê hương trong lòng, thiếu và nhớ một cách da diết nhưng e ngại không dám nói ra. Có
một số người nhập quốc tịch Mỹ, bề ngoài cứ tưởng mình là Mỹ, nhưng thực tế không
được người Mỹ coi là đồng chủng. Do phải sống không thực với chính mình nên buộc họ
phải thường xuyên “đóng kịch” với chính mình. Họ xem được “đồng hóa” là một vinh dự;

con cái nói tiếng Mỹ, trong gia đình giao tiếp bằng tiếng Mỹ, tập sống như Mỹ. Họ đâu
biết rằng, mang danh Vietnameses-American thật chẳng có chút vẻ vang gì! 1000 năm bị
bắc thuộc, 100 năm bị đô hộ bởi thực dân Pháp, cha ông ta vẫn là người Việt, nói tiếng
Việt. Thế mà mới 30 năm rất không ít người đã đánh mất sức đề kháng truyền thống của
người Việt.
Mặt khác người nhập cư nói chung và người Việt nói riêng luôn bị sự “độc tài” của
nền luật pháp Mỹ quản thúc song lại không tự nhận thức được. Chính phủ Mỹ rất thích cho
nhập cư những thành phần thiếu mở mang kiến thức để dễ bề cai trị. Đây là điều mà những
người có kiến thức đều nhận ra. Dù có nhuộm tóc vàng, thay da trắng, lấy tên Mỹ thì người
Việt cũng vẫn không thể trở thành người Mỹ, được Chính phủ Mỹ đối xử bình đẳng như
người Mỹ. Tuy nhiên do tính sĩ diện nên không ít người Việt ở Mỹ không dám lên tiếng vì
“mở miệng mắc quai”. Từ ngày sang Mỹ sống trong một cộng đồng người Việt tự cho là
văn minh, tiến bộ, nhân quyền… nhưng tôi chưa thấy một tờ báo nào, một đài phát thanh
nào của cộng đồng người Việt dám lên tiếng tranh đấu cho quyền lợi của người Việt ở Mỹ,
dám lên tiếng về những vấn đề tồn tại chưa tốt
Người Việt sống ở Mỹ suy cho cùng chỉ là sự ban ơn của một chính sách “nhận người
Việt để biến họ thành công cụ sản xuất mà thu thuế”. Trong khi chính sách đó tưởng như
hàm chứa sự nhân đạo nhưng không phải vậy!
CHƯƠNG IV : KẾT LUẬN
Vấn đề chủ yếu trong các cuộc thảo luận về văn hóa phổ thông của Mỹ cũng chính là
một trong những đặc trưng của nền văn hóa này: nó sẽ không là của riêng Mỹ. Bất kẻ đó là
phim, thức ăn, thời trang, âm nhạc, những môn thể thao theo mùa hay là những tiếng nói
lóng của Mỹ, tất cả đều nhanh chóng thuộc về một nơi nào khác trên thế giới.
Có nhiều thuyết đã được đưa ra nhằm lý giải sao văn hóa phổ thông của Mỹ lại có sức
lôi cuốn đến như vậy, đặc biệt là từ những năm 1920.
Một thuyết cho rằng đó là do nó dược “quảng cáo” và tiếp thị trông qua những bộ
phim, những bản nhạc phổ thông, và gẩn đây là qua truyền hình của Mỹ.
Một thuyết khác giải thích do Mỹ là “dân tộc của dân tộc”, nền nghệ thuật và văn hóa
phổ thông của Mỹ dễ dàng “trở về nhà”, hấp dẫn đối với những truyền thống và gu thưởng
thức của các nước khác.

Lại có một thuyết khác, có lẽ là phổ biến nhất, cho rằng văn hóa phổ thông của Mỹ
được thế giới gắn liền với cái gọi là “tinh thần Mỹ” Bất kể lý do tại sao nó lan truyền rộng
khắp, văn hóa phổ thông của Mỹ thường được chấp nhận môt cách nhanh chóng và sau đó
được điều chỉnh cho thích hợp với nền văn hóa ở nhiều nước khác nhau. Do đó, nguồn gốc
và bản chất của Mỹ có thường nhanh chóng bị lãng quên.

×