Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC TUYỂN CHỌN VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TIN HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.56 KB, 16 trang )

Mét sè kinh nghiÖm trong viÖc tuyÓn chän vµ båi dìng häc sinh giái m«n Tin häc
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC TUYỂN CHỌN
VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TIN HỌC
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
*Tầm quan trọng của công nghệ thông tin:
Trong thời đại của chúng ta sự bùng nổ CNTT đã tác động lớn đến cuộc sống
và sự phát triển kinh tế xã hội. Đảng và Nhà nước đã xác định rõ ý nghĩa tầm quan
trọng của tin học và CNTT cũng như những yêu cầu đẩy mạnh việc ứng dụng
CNTT, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của CNH, HĐH, mở cửa hội
nhập, hướng tới nền kinh tế tri thức của nước nhà nói riêng của thế giới nói chung.
Chỉ thị 29/CT của Trung Ương Đảng về việc đưa CNTT vào nhà trường.
Trong nhiệm vụ năm học 2005-2006. Bộ trưởng giáo dục đào tạo nhấn mạnh:
“Khẩn trương triển khai chương trình phát triển nguồn nhân lực CNTT từ nay đến
năm 2010 của Chính phủ và đề án dạy tin học ứng dụng CNTT và truyền thông
giai đoạn 2004-2006.
Văn bản Số 6072/ BGGĐT –CNTT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ
CNTT năm học 2013-2014. Quán triệt tinh thần công tác ứng dụng CNTT và đào
tạo nguồn nhân lực CNTT là công tác thường xuyên và lâu dài của ngành giáo dục,
tiếp tục phát huy các kết quả đạt được trong các năm qua.
* Tầm quan trọng của việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn tin học.
Chính vì sự quan trọng của CNTT trong cuộc sống hiện nay nên việc bồi dưỡng
HSG môn tin học là vô cùng quan trọng và cấp thiết và là sự trăn trở của các nhà
quản lý giáo dục cũng như giáo viên trực tiếp giảng dạy và của cả xã hội.
Giúp học sinh Tiểu học có hiểu biết ban đầu về Tin học và ứng dụng Tin học
trong học tập và giải trí nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và tạo điều kiện để trẻ
em thích ứng với đời sống hiện đại là trách nhiệm của nền giáo dục nước nhà hiện
nay.
Để học sinh thao tác được với máy tính và làm các bài tập theo SGK tin học
tiểu học thì khá dễ dàng nhưng để giúp học sinh sử dụng máy tính làm công cụ học
tập các môn học khác và khai thác thông tin nhờ máy tính thì lại là vấn đề khó. Vì


lẽ đó nên trong suốt quá trình giảng dạy bản thân tôi luôn trẳn trở, suy nghĩ làm thế
nào để giúp các em học giỏi tin học. Giúp học sinh học tiểu học giỏi tin học là làm
nền móng cho các em ở các cấp học tiếp theo.
Tin học là môn học đặc trưng mang tính chất khám phá, hấp dẫn sinh động
nên học sinh rất hào hứng. Nhà trường quan tâm chỉ đạo và ra kế hoạch bồi dưỡng
HSG ngay từ đầu năm học. Điều này rất thuận lợi cho giáo viên trong bồi dưỡng.
1
Mét sè kinh nghiÖm trong viÖc tuyÓn chän vµ båi dìng häc sinh giái m«n Tin häc
Tuy nhiên nó là môn tự chọn thường được coi là môn phụ, chưa thực sự có vị trí
đáng kể trong nhà trường, trong lòng học sinh, phụ huynh và xã hội. Học sinh
không cần quan tâm, cố gắng, đầu tư nhiều cho môn học này như cho các môn học
khác. Do vậy việc tuyển chọn, thành lập đội tuyển học sinh giỏi môn tin học ở lớp
5 năm nào cũng gặp không ít khó khăn:
Các em trong đội tuyển HSG tin học thường là nằm trong đội tuyển HSG Toán
tuổi thơ, hoặc HSG Tiếng Anh. Khi tham gia đội tuyển HSG tin học thường không
được ưu ái nhiều thời gian ôn luyện. Tuy học sinh yêu thích môn học nhưng để học
sinh tìm tòi khám phá nâng cao kiến thức CNTT thì chưa nhiều.
Để có được học sinh giỏi tin học, vấn đề không hoàn toàn đơn giản. Kiến thức
môn học, tâm lí, phương pháp giáo dục vốn có của người giáo viên chưa đủ. Giáo
viên còn phải dành rất nhiều tâm sức, kinh nghiệm, sự hiểu biết, cố gắng của mình
vào việc tuyển chọn, bồi dưỡng cho chọc sinh. Trên 10 năm liên tục tuyển chọn và
bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học, tôi gặp không ít khó khăn.Tuy khó khăn,
nhưng tôi cũng đã liên tục thành công trong việc tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh
giỏi môn tin học cho các Hội thi Tin học trẻ không chuyên cấp Thành, cấp Tỉnh,
và cấp Quốc gia.
Từ những vần đề nêu trên tôi nghĩ rằng phải đầu tư nhiều hơn nữa để phát hiện
và bồi dưỡng những học sinh có năng lực học tin học, giúp các em có đủ khả năng
ứng dụng CNTT vào trong học tập cũng như trong cuộc sống làm nền móng và
động lực cho các em trong những cấp học tiếp theo. Và là nòng cốt cho đội ngũ kỹ
sư tin học giỏi mai sau…không những ở trường tôi mà ở nhiều trường tiểu học

khác cũng nên làm. Chính vì vậy tôi chọn chọn đề tài “Một số kinh nghiệm tuyển
chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học” nhằm giới thiệu, chia sẻ với các
đồng nghiệp những sáng kiến, kinh nghiệm nhỏ bé của mình trong việc tuyển chọn
và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học, cũng mong để góp thêm 1 phần công sức
nhỏ vào sự phát triển của môn Tin học trong ngành giáo dục của tỉnh nhà.
2
Mét sè kinh nghiÖm trong viÖc tuyÓn chän vµ båi dìng häc sinh giái m«n Tin häc
B. PHẦN NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG
1. Thuận lợi:
* Nhà trường:
Trường chúng tôi là đơn vị đi đầu trong phong trào dạy và học tin học ở cấp
Tiểu học của Thành phố.
- Nhà trường tạo điều kiện về cơ sở cật chất, máy móc trang thiết bị đáp ứng khá
đầy đủ yêu cầu việc dạy và học tin học.
- Chuyên môn nhà trường luôn quan tâm chỉ đạo việc dạy và học tin học, vạch
ra kế hoạch bồi dưỡng HSG ngay từ đầu năm học.
- Đảng Ủy chính quyền địa phương và phụ huynh đồng thuận ủng hộ.
* Giáo viên:
- Giáo viên được đào tạo đúng chuyên ngành, tinh thần trách nhiệm cao, ham
học hỏi và dành nhiều tâm huyết trong việc giảng dạy nói chung và trong việc bồi
dưỡng HSG tin học nói riêng. Giáo viên đã góp phần khơi dậy phong trào học tập
Tin học cho học sinh và việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy của nhà trường một
cách sôi nổi. Với lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ, yêu nghề, yêu trẻ và sự say sưa nổ
lực phấn đấu của giáo viên cũng như sự hăng say học tập của nhiều thế hệ học
sinh. Trường chúng tôi đã bồi dưỡng được nhiều đội tuyển HSG tham gia Hội thi
tin học trẻ không chuyên các cấp đạt kết quả cao.
* Học sinh:
- Vì đây là môn học trực quan, sinh động, môn học khám phá những lĩnh vực
mới nên học sinh rất hứng thú. Hơn nữa học sinh trường chúng tôi ở thành phố

nên hầu như gia đình nào cũng có máy tính cũng có mạng Internet nên việc học
sinh nắm và thực hành theo các bài tập trong SGK là rất dễ dàng. Chính vì vậy nên
rất thuận lợi cho giáo viên trong việc nâng cao cho những đối tượng học sinh khá
giỏi.
2. Khó khăn:
* Nhà trường:
Nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng HSG môn tin học nhưng không dành nhiều
thời gian tổ chức ôn luyện giống như các môn Toán, Tiếng Việt. Mà giáo viên chỉ
chủ yếu bồi dưỡng kết hợp trong các giờ học trong chương trình theo phương
pháp dạy phân hóa đối tượng.
* Giáo viên:
3
Mét sè kinh nghiÖm trong viÖc tuyÓn chän vµ båi dìng häc sinh giái m«n Tin häc
- Tuy đã được đào tạo đúng chuyên ngành nhưng giáo viên dạy tin học trên địa
bàn thành phố Vinh hầu hết là giáo viên trẻ chưa có kinh nghiệm nhiều trong việc
bồi dưỡng HSG.
- Do là môn học tự chọn nên giáo viên đa số là giáo viên hợp đồng ngắn, chỉ tiêu
biên chế chưa có, lương thấp nên phần nào cũng ảnh hưởng đến tâm huyết nghề
nghiệp điều này dẫn đến chất lượng dạy học tin học nói chung và việc bồi dưỡng
HSG tin học nói riêng .
* Học sinh:
Tuy học sinh yêu thích môn học nhưng vì môn học chưa có vị trí quan trọng
trong việc thi cử, đánh giá chung nên học sinh có phần lơ là xem nhẹ. Việc học
sinh tiếp cận với kiến thức cao, sâu hơn còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó phụ huynh
học sinh cũng chưa thấy được tầm quan trọng của việc học tin học nên không đầu
tư cho con em nhiều trong vấn đề nay.
Trước khi thực hiện đề tài tôi đã thống kê kết quả thi HSG Tin học qua các
cuộc thi Tin học trẻ không chuyên các cấp như sau:
Kết quả đạt được ở Hội thi cấp Tỉnh Tham gia thi
cấp

Quốc gia
Tổng
số
Giải
nhất
Giải
nhì
Giải
ba
Giải
KK
1 2000-2001 2 1 1 1
2 2001-2002 5 1 4 1
3 2002-2003 5 1 1 3 1
4 2003-2004 5 1 1 3
Trong những năm từ 2000-2004 trên địa bàn thành phố Vinh số lượng học
sinh tham gia Hội thi tin học trẻ không chuyên cấp tỉnh chưa nhiều và chủ yếu là
HS của một số ít trường trên địa bàn thành phố vì vậy dễ đạt giải nhưng chất lượng
của đội tuyển chưa cao.
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
1/ Phát hiện và tuyển chọn.
Chất lượng, hiệu quả của đội tuyển phụ thuộc phần lớn vào đối tượng được
tuyển chọn.
Trước khi thành lập đội tuyển tôi quan tâm tới đối tượng học sinh, đặc biệt là
những học sinh có khả năng học tốt môn tin học; tìm hiểu tố chất, năng lực lĩnh hội
kiến thức cũng như tâm lý, nhu cầu, động cơ học tập của các em để đo mức độ
hứng thú và say mê học tập. Trên cơ sở đó, kịp thời nắm bắt diễn biến tư tưởng và
ý thức học tập của các em; khích lệ, động viên kịp thời.
4
Mét sè kinh nghiÖm trong viÖc tuyÓn chän vµ båi dìng häc sinh giái m«n Tin häc

Nếu không cố gắng, tâm huyết với công việc thì khó có thể phát hiện được học
trò có tố chất “trò xuất sắc”. Không phát hiện được học trò có tố chất “trò xuất sắc”
thì việc bồi dưỡng học sinh giỏi sẽ rất gian nan.
Yếu tố trò xuất sắc được hiểu là có tố chất học tập và nghiên cứu môn học, có
tinh thần say mê, ham học hỏi, có khả năng biến quá trình được thày cô đào tạo
thành quá trình tự đào tạo: và đặc biệt phải có khả năng và phương pháp tự học.
Học sinh có khả năng và phương pháp tự học sẽ lĩnh hội được nhiều kiến thức và
ghi nhớ được lâu.
Việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi cần được tiến hành từ đầu năm lớp 4
thông qua quá trình giảng dạy trên lớp, qua các giờ thực hành, qua các bài kiểm
tra, đặc biệt các bài có tính tuyển chọn.
Thực tế ngay trong năm học lớp 3 giáo viên đã phải ngắm những em có tố chất
và có tinh thần say mê môn học và từ đó có kế hoạch bồi dưỡng ngay trong các
buổi thực hành trong chương trình đây gọi là phương pháp “Nuôi gà con”.
Đến năm học lớp 4 thì việc hình thành đội tuyển đã dần dần được cụ thể. Vì đây
là môn học đặc trưng, như chúng ta biết việc thi HSG tin học lại liên quan đến
nhiều kiến thức của môn học khác đặc biệt là môn toán. Vì vậy GV tin học sau khi
nhắm vào một số đối tượng thì phải tìm hiểu khả năng học toán của các đối tượng
đó thông qua giáo viên chủ nhiệm. Mặt khác có những học sinh giỏi toán nhưng
chưa say mê môn tin học thì GV tin học lại động viên khích lệ những học sinh này
yêu thích môn học của mình để từ đó có thể bổ sung thêm vào danh sách đội tuyển.
Tổ chức cho học sinh tham gia sinh hoạt câu lạc bộ “Em yêu Tin học” để từ đó
khơi dậy phong trào học tập và tìm tòi khám phá về CNTT cho học sinh và là động
lực cho học sinh phấn đấu học hỏi không những trong trường mà có thể tự học ở
nhà, học qua bạn bè, học qua anh chị, học qua mạng Internet …. Đây cũng là hình
thức để phát hiện những học sinh có năng lực về môn học để làm nòng cốt cho đội
tuyển HSG.
Đội tuyển HSG tin học được hình thành từ lớp 3 đến lớp 5 theo sơ đồ hình chóp
mà đáy là lớp 3.
Tổ chức các cuộc thi tuyển chọn vòng loại từ cuối năm lớp 3; giữa năm học lớp

4; đầu năm học lớp 5 và cuối cùng là thi chọn đội tuyển chính thức trước thời gian
thành phố tổ chức thi khoảng 1 tháng.
2/ Bồi dưỡng:
a. Giáo viên:
Phẩm chất, uy tín, năng lực của người giáo viên có ảnh hưởng trực tiếp đến quá
trình học tập và rèn luyện của học sinh. Thầy cô là yếu tố hàng đầu đóng vai trò
quyết định trong việc bồi dưỡng năng lực học tập, truyền dạy hứng thú, niềm say
mê môn học cho các em. Để dạy được học sinh có khả năng và phương pháp tự
học thì bản thân thầy cô cũng phải tự đào tạo, cố gắng hoàn thiện về phẩm chất và
5
Mét sè kinh nghiÖm trong viÖc tuyÓn chän vµ båi dìng häc sinh giái m«n Tin häc
năng lực chuyên môn, tâm huyết với công việc, yêu thương học trò, giúp đỡ đồng
nghiệp. Để đạt hiệu quả như mong muốn, người thầy phải không ngừng rèn luyện
để trở thành “Thầy giỏi” ở góc độ tâm huyết và năng lực, ở sự am hiểu về đối
tượng học trò và kiến thức chuyên môn, ở phương pháp truyền đạt khoa học, sáng
tạo và lôgic. Các phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại phải được sử dụng
linh hoạt và nhuần nhuyễn, phải nhằm vào việc phát huy được khả năng tự học, tự
nghiên cứu của học trò, tích cực trong lĩnh hội kiến thức. Coi đây chỉ là vấn đề lý
thuyết sẽ không thành công. Giáo viên phải rất cố gắng và nghiêm túc với chính
mình trong trong các khâu của quá trình tuyển chọn, bồi dưỡng HSG, trong đó có
khâu chuẩn bị thiết kế nội dung bồi dưỡng. Đặc biệt môn tin học là một lĩnh vực
không ngừng phát triển và thay đổi vì vậy người giáo viên giảng dạy tin học phải
không ngừng học tập và cập nhật những kiến thức mới về lĩnh vực CNTT để kịp
thời bổ sung cho học sinh khi mà SGK tin học chưa bổ sung kịp thời.
b.Về lượng kiến thức bồi dưỡng cho học sinh
Kiến thức là nền tảng cho việc bồi dưỡng HSG từ cấp Thành, cấp Tỉnh đến cấp
quốc gia. Học sinh phải nắm vững kiến thức cơ bản và xuyên suốt chương trình
ngoài ra cần có những kiến thức mở rộng nâng cao mới có khả năng giải các đề thi
HSG tin học. Với đặc trưng môn học và hình thức tổ chức thi HSG tin học như
những năm học qua. Theo tôi cần bồi dưỡng cho học sinh 4 mảng kiến thức sau:

* Mảng kiến thức chung về máy tính.
Đây là mảng kiến thức quan trọng giúp các em thông hiểu về máy tính; cấu trúc
và sơ đồ làm việc, các thuật ngữ tin học, các từ viết tắt bằng tiếng Anh, các hệ điều
hành, chương trình ứng dụng, các hàm tính toán đơn giản trong EXEL, khái niệm
về hệ điều hành, khái niệm về đường dẫn, phần cứng, phần mềm, bộ nhớ trong, bộ
nhớ ngoài, quy tắc đặt tên tệp, thư mục trong MS-DOS, một số lệnh cơ bản của
chương trình MS-DOS. Ngoài ra phải cung cấp cho học sinh biết hệ đếm nhị phân
dùng trong máy tính, đơn vị đo thông tin và cách quy đổi giữa các đơn vị đo thông
tin. Đây hầu như là các kiến thức mở rộng và nâng cao ngoài chương trình SGK tin
học.
- Nội dung kiến thức này phải được giáo viên thiết kế thành từng mảng nhỏ cung
cấp cho học sinh vừa qua lý thuyết vừa qua thực hành thông qua các buổi học ở lớp
và các buổi ôn luyện tập trung. Vì đây là mảng kiến thức nâng cao và có tính trừu
tượng nên giáo viên phải giảng giải kỹ để học sinh nắm được vấn đề một cách sâu
sắc.
Ví dụ: Khi cung cấp cho HS khái niệm phần cứng, phần mềm. GV cung cấp
khái niệm rồi sau đó lấy ví dụ trực quan minh họa.
Khái niệm: Toàn bộ thiết bị, linh kiện cơ khí và vật lý của máy tính gọi là phần
cứng. (GV lấy ví dụ minh hoạ: Như thân máy, màn hình, bàn phím, chuột ) hoặc
có thể giải thích cho học sinh hiểu theo cách sau: phần cứng máy tính là những gì
thuộc về máy tính mà ta thấy được bằng mắt và sờ được bằng tay.
6
Mét sè kinh nghiÖm trong viÖc tuyÓn chän vµ båi dìng häc sinh giái m«n Tin häc
Khái niệm: Phần mềm là những chương trình chạy trên máy tính. (ta không sờ
được bằng tay nhưng ta thấy được sự hiện diện của nó khi nó chạy trên máy tính).
Hay ta có thể ví phần cứng là thể xác và phần mềm là linh hồn và trí tuệ. Làm như
vậy học sinh mới có thể tránh nhầm lẫn giữa phần cứng và phần mềm. Và đặt câu
hỏi trắc nghiệm sau để cũng cố việc nắm khái niệm trên.
Đĩa mềm là phần cứng hay phần mềm?
A. Phần mềm B. Phần cứng. C. Không thuộc phần nào

Nếu giáo viên không giảng giải thấu đáo học sinh sẽ nhầm lẫn và cho rằng đĩa
mềm là phần mềm.
* Mảng kiến thức kỹ năng thực hành soạn thảo và xử lý văn bản.
+ Cung cấp nhiều kiến thức nâng cao và rèn học sinh thực hành thành kỹ năng
kỹ xảo trong việc xử lý văn bản:
Để học sinh có kỹ năng thao tác nhanh với máy tính nói chung với phần mềm
soạn thảo nói riêng. Ngay từ đầu năm học lớp 3 cùng với việc rèn luyện học sinh
đại trà kỹ năng gõ phím bằng mười ngón giáo viên chú trọng đến những đối tượng
mà trong tầm mình ngắm làm đối tượng để bồi dưỡng HSG ở các lớp trên. Với
những em này giáo viên nên động viên, khích lệ để học sinh tạo thành thói quen
thao tác nhanh với máy tính trong tất cả các phần mềm: phần mềm học tập cũng
như phần mềm giải trí.
Để có được thao tác nhanh thì cần có kiến thức vững chắc, khi có kiến thức
vững chắc thì mọi thao tác trở thành kỹ năng, kỹ xảo giúp học sinh thực hiện
nhanh.
Ví dụ: Khi dạy cho học sinh thao tác lưu tệp văn bản, giáo viên cần cung cấp
nhiều cách thực hiện để học sinh lựa chọn cách làm nhanh nhất đó cũng tăng thêm
kiến thức tin học cho học sinh.
Hay khi dạy cho học sinh thay đổi cỡ chữ thì giáo viên hướng dẫn thêm
cách thay đổi cỡ chữ bằng tổ hợp phím, thao tác này rất nhanh so với việc
dùng nút lệnh.
Hay với nhiều thao tác khác giáo viên cần cung cấp và hướng dẫn học sinh thực
hiện bằng chuột và bằng bàn phím như vậy vừa giúp học sinh thao tác nhanh lại có
thể xử lý văn bản trong trường hợp chuột bị hỏng.
Với nội dung kiến thức “Em tập soạn thảo” trong SGK tin học tiểu học thì học
sinh học sinh thực hiện kas dễ dàng vì vậy cần mở rộng và nâng cao cho học sinh
trong đội tuyển nói riêng và HSG cấp trường nói chung những nội dung kiến thức
sau:
Chèn ký hiệu đặc biệt; tạo chữ nghệ thuật, chèn tiêu đề đầu trang cuối trang; tạo
chữ hoa lớn đầu dòng, chia cột báo, soạn công thức toán hay vẽ hình trong văn

bản; định dạng trang in với phương châm giúp học sinh “học đến đâu thực hành
7
Một số kinh nghiệm trong việc tuyển chọn và bồi dỡng học sinh giỏi môn Tin học
n y. Giỏo viờn va cung cp kin thc m rng va lm mu trờn mỏy chiu
v cung cp bi mu cho hc sinh thc hnh. Lỳc u l yờu cu hc sinh thao tỏc
ỳng sau dn cn yờu cu cao hn va ỳng va nhanh.
Tỡm hoc thit k cỏc bi son tho mu yờu cu hc sinh thc hin v thi ua
ln nhau trong nhúm i tuyn.
Qua vic son tho vn bn theo mu cn yờu cu hc sinh cú nhng nhn xột
chung v cỏch trỡnh by vn bn t ú cú th t son tho v trỡnh by vn bn
theo mt ch no ú nh: n xin vo i; biờn bn sinh hot lp; bng bỏo cỏo
kt qu hc tp; thip mi sinh nht; giy mi hp ph huynh

Vớ d: nh vic
to mt thip
mi sinh nht
chng hn.
Cn yờu cu
hc sinh son
tho y ni
dung chn
phụng ch p,
c ch phự hp
v cú hỡnh nh
minh ho
thờm sinh ng.
Vỡ õy l mt vn tụi ó c nhỡn thy trong cuc thi HSG tin hc Thnh
ph nm hc 2012-2013 vi vai trũ l mt giỏm th tụi thy hu nh hc sinh ch
son tho c mt thip mi n gin hay núi cỏch khỏc l quỏ s si khụng cú
tớnh thm m.

* Mng kin thc k nng v tranh bng phn mm Paint v trỡnh chiu vi
Powerpoint.
V tranh l ni dung kin thc mang m tớnh nng khiu vỡ vy cn phi hp
vi giỏo viờn m thut. chn c mt hc sinh hi cỏc tiờu chun gii tin,
gii toỏn, cú nng khiu v thỡ rt khú nờn ch chỳ trng vo hai yu t u v bi
dng thờm kh nng v tranh trờn mỏy tớnh.
Vi ni dung ny thỡ cn s h tr ca giỏo viờn m thut. Giỏo viờn m thut
cú nhim v hng dn hc sinh phỏc tho bc tranh cú b cc cht ch v ni bt
ch cn th hin. Cũn giỏo viờn tin hc hng dn hc sinh bng cỏc cụng c v
k thut v tranh trờn mỏy tớnh chuyn th ý tng ca bc tranh ú vo mỏy. Cn
8
Trân trọng mời
bạn
Tới nhà riêng
số

Để dự tiệc mừng sinh nhật lần thứ của mình
Vào hồi : giờ phút
Mét sè kinh nghiÖm trong viÖc tuyÓn chän vµ båi dìng häc sinh giái m«n Tin häc
nhờ giáo viên dạy môn mỹ thuật bồi dưỡng nâng cao cho những học sinh này khả
năng hội họa ngay trong những tiết học mỹ thuật.
Trong quá trình dạy phần mềm “Em tập vẽ” giáo viên hướng dẫn cụ thể cách sử
dụng các công cụ vẽ và vận dụng một cách linh hoạt các thao tác xử lý một phần
hình vẽ. Như việc sao chép, xoay, lật hình vẽ hay việc trau chuốt hình vẽ cùng với
sự sáng tạo việc sử dụng công cụ vẽ hoặc trong pha màu và tô màu làm cho bức
tranh nổi bật.
Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh vẽ bình hoa.
Chỉ cần vẽ một đường cong sau đó sao chép thành 2 đường và lật một đường
vừa sao chép theo chiều ngang, vẽ đáy và miệng rồi trang trí.
Sử dụng dụng cụ linh hoạt sáng tạo trong quá trình vẽ.

Ví dụ: Khi vẽ đám mây ta có thể dùng công cụ vẽ hình e líp để thực hiện: Vẽ
nhiều vòng e líp chồng chéo nhau sau đó dùng tẩy tẩy đi phần bên trong và tô màu
ta được hình đám mây.



Để hoàn thành một bức tranh vẽ trên máy mất rất nhiều thời gian vì vậy với nội
dung này giáo viên cần ra chủ đề và vạch ra một số ý tưởng để thể hiện theo chủ đề
9
Mét sè kinh nghiÖm trong viÖc tuyÓn chän vµ båi dìng häc sinh giái m«n Tin häc
đó rồi yêu cầu học sinh về nhà hoàn thành và mail cho giáo viên để giáo viên kiểm
tra chỉnh sửa, bổ sung cho bài vẽ của học sinh lần sau được tốt hơn lần trước. Nên
chú trọng việc sạng tạo của học sinh trong vẽ tranh không nên gò ép học sinh vẽ
theo chủ quan của giáo viên.
Cần sưu tầm và giới thiệu những tranh vẽ đẹp để học sinh thưởng thức.
Tổ chức thi vẽ tranh trên máy tinh trong việc sinh hoạt câu lạc bộ “Em yêu tin
học”. Qua đây học sinh có thêm niềm đam mê, hứng thú cũng như học tập lẫn
nhau lẫn phát huy khả năng sáng tạo của mình.
- Trong hội thi ở năm học 2012-2013 có nội dung hoàn toàn mới đó là yêu cầu
học sinh trình diễn Powerpoint. Với nội dung này mới, rất hấp dẫn đối với học sinh
nên việc hướng dẫn học sinh có một số thao tác cơ bản trong trình chiếu
Powerpoint không đến nỗi khó. Giáo viên làm mẫu một cách tỉ mĩ cẩn thận từng
thao tác chiếu qua máy chiếu là học sinh có thể nắm và thực hiện được các thao tác
cơ bản để có thể trình chiếu một số nội dung đơn giản
* Mảng kiến thức toán học:
Bồi dưỡng HSG tin học nhưng lại luôn đi kèm với việc bồi dưỡng toán học bởi
vì trong cuộc sống cũng như trong các Hội thi tin học trẻ 2 nội dung này luôn đi
kèm với nhau liên quan đến nhau rất mật thiết. Học giỏi toán là cơ sở để giải các
bài toán tin, toán lập trình sau này. Nhưng với nội dung và phạm vi của đề tài tôi
chỉ muốn nói đến một số dạng toán mà ta thường gặp trong các hội thi tin học trẻ.

Toán học thì rộng và đa dạng ta bồi dưỡng cho học sinh không phải mong cho
trúng đề, trúng dạng mà bồi dưỡng cho học sinh năng lực suy luận toán học để từ
đó phát triển được tư duy của các em và các em có thể chủ động vận dụng giải bất
kỳ dạng toán nào thuộc cấp học của mình.
Với nội dung này cần phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bồi dưỡng
đội tuyển giao lưu toán tuổi thơ của trường. Tham khảo ý kiến của giáo viên chủ
nhiệm và giáo viên bồi dưỡng toán để có những đánh giá sát với năng lực học toán
của từng học sinh từ đó có biện pháp thích hợp với từng em nhằm giúp các hiểu và
vận dụng giải được các dạng toán suy luận logic thường gặp trong các kỳ thi HSG
tin học. Phối kết hợp với giáo viên bồi dưỡng toán thông qua việc sưu tầm được
các dạng toán logic, toán suy luận, toán hay mà không có thời gian hoặc khả năng
để bồi dưỡng thì nhờ giáo viên bồi dưỡng toán giảng dạy cho học sinh trong các
buổi bồi dưỡng toán tuổi thơ. Ở đây tôi chỉ đưa ra một vài dạng toán trong nhiều
dạng thường gặp trong các Hội thi tin học trẻ.
+ Dạng toán tìm quy luật số:
10
Mét sè kinh nghiÖm trong viÖc tuyÓn chän vµ båi dìng häc sinh giái m«n Tin häc
Đây là dạng toán tìm quy luật của các dãy số rồi điền các số tiếp theo của dãy
hoặc tìm ra số không thuộc quy luật của dãy
Cách giải: Xét xem dãy số tăng hay giảm, tăng, giảm như thế nào? . Tìm mỗi
liên hệ giữa các số hạng sau và số hạng trước, cũng có thể là dãy số bao gồm 2 dãy
đan xen
Ví dụ: Tìm số hạng tiếp theo của dãy số sau:
a. 1; 2 ; 3; 5; 8; 13; 21; ; ?
Ta xét thấy : 3 = 2+1
5 = 3+2
8 = 5+3
13= 8+5
21=13+8
Vì vậy số hạng tiếp theo là 21+13=34

b. 8; 10; 11; 14; 14; ?
Ta thấy dãy số này tăng không đều nên phải nghĩ đến khả năng đây là dãy số
gồm 2 dãy đan xen: đó là 8 11 14 và dãy 10 14 ? nên số
hạng tiếp theo là 14+(14-10) = 18
Nếu số trong hình thì ta xét theo góc đối đỉnh, hoặc theo chiều kim đồng hồ
+ Dạng toán suy luận logic.
Trong logic toán học, ta phân tích, suy luận để chỉ ra các luận cứ đúng hay sai
mà lời giải sử dụng suy luận logic.
Ví dụ khi giảng cho học sinh bài toán sau:
Ba bạn tên Đỏ, Xanh, Vàng mặc 3 áo màu đỏ, xanh, vàng đến một buổi dạ hội.
Bạn mặc áo màu xanh nói với bạn tên Vàng: “Cả ba chúng ta đều không mặc màu
áo trùng tên”. Hỏi màu áo của mỗi bạn đang mặc?
GV đặt câu hỏi: “Bạn mặc áo màu xanh nói với bạn tên Vàng” từ câu nay ta suy
ra được điều gì? (Bạn Vàng không mặc áo màu xanh)
? Bạn Vàng không mặc áo màu xanh thì bạn Vàng chỉ có thể mặc áo màu gì?
(Bạn Vàng không mặc áo màu xanh nên bạn Vàng mặc áo màu đỏ)
Vậy bạn Xanh không mặc áo màu xanh, màu đỏ thì bạn Vàng mặc vậy suy ra
bạn Xanh mặc áo màu gì? (Bạn Xanh mặc áo màu vàng và bạn Đỏ mặc áo màu
xanh (màu còn lại)
11
Mét sè kinh nghiÖm trong viÖc tuyÓn chän vµ båi dìng häc sinh giái m«n Tin häc
Cần rèn luyện cho học sinh tư duy tìm lời giải và cách trình bày một bài
giải toán trên máy tính một cách khoa học, lập luận chặt chẽ nhưng ngắn
gọn súc tích.
Ví dụ: Khi giải bài toán sau (Đề thi HSG Tin học trẻ quốc gia năm 2008)
Bài toán: Dùng can 5l và can 7l. Hãy trình bày cách thực hiện để lấy được 6l
nước từ bề. Biết rằng can không có vạch chia độ, mỗi Bước thực hiện chỉ có thể:
- Đong đầy can
- Đổ nước hết trong can hoặc đổ sang can khác đến khi đầy can.
- Đổ hết nước trong can sang bể.

Hướng dẫn:
GV phải yêu cầu hs nhận định đây thuộc dạng toán nào và hướng giải ra sao?
Trong quá trình bồi dưỡng mảng kiến thức toán học giáo viên đã định hướng
cho học sinh giải dạng toán này là: Suy ngược để đặt các phép tính mà sao cho các
số có liên quan đến dung tích của 1 trong các dụng cụ đó, phép tính đầu tiên có kết
quả là số cần lấy ra cho đến phép tính cuối cùng là liên quan đến cả 2 dụng cụ.
Ở đây: Ta có: 6 = 7 – 1; 1 = 5 – 4; 4 = 7 – 3; 3 = 5 – 2; 2 = 7 – 5. Nên ta có bài
giải như sau: (Phần này chỉ suy nghĩ và nháp để tìm ra cách giải)
Bài giải
TT Cách thực hiện Can 5l Can 7l
1. Đong đầy can 7l 0 7
2. Đổ từ can 7l sang can 5l 5 2
3. Đổ can 5l vào bể 0 2
4. Đổ từ can 7l sang can 5l 2 0
5. Đong đầy can 7l 2 7
6. Đổ từ can 7l sang can 5l 5 4
7. Đổ can 5l vào bể 0 4
8. Đổ từ can 7l sang can 5l 4 0
9. Đong đầy can 7l 4 7
10. Đổ từ can 7l sang can 5l 5 6
Với cách trình bày bài giải như thế này người đọc rất dễ hiểu mà ngắn gọn. (Hai
cột cuối của bảng thể hiện lượng nước có trong can sau mỗi bước thực hiện). Thay
vì cách trình bày bài giải như sau dài dòng mà người đọc khó hiểu:
12
Mét sè kinh nghiÖm trong viÖc tuyÓn chän vµ båi dìng häc sinh giái m«n Tin häc
Bài giải:
Bước 1: Đong đầy can 7 lít
Bước 2: Đổ từ can 7 lít sang can 5 lít, trong can 7 lít còn lại 2 lít.
Bước 3: Đổ can 5 lít vào bể
Bước 4: Đổ 2 lít trong can 7 lít sang can 5 lít

Bước 5: Đong đầy can 7 lít
Bước 6: Đổ từ can 7 lít sang can 5 lít (lúc này chỉ cần 5-2 = 3 lít), trong can 7 lít
còn 4 lít
Bước 7: Đổ can 5 lít vào bể
Bước 8: Đổ 4 lít trong can 7 lít sang can 5 lít
Bước 9: Đong đầy can 7 lít
Bước 10: Đổ can 7 lít sang can 5 lít cho đến khi can 5 lít đầy (Trong can 7 lít
còn lại số nước ta cần lây ra là: 7-1=6 lít)
Giáo viên phải tham khảo tìm kiếm các dạng toán hay toán khó, toán suy luận
logic cấp tiểu học qua sách chuyên đề bồi dưỡng HSG toán lớp 4, 5, qua các kỳ thi
tin học trẻ cũng như qua các cuộc giao lưu toán tuổi thơ để bồi dưỡng cho đội
tuyển của mình được tiếp cận với nhiều dạng toán và có chiều sâu. Từ đó phát triển
được tư duy năng lực giải toán cho học sinh.
d. Khơi dậy lòng say mê, yêu thích môn học ở học sinh.
Kinh nghiệm cho thấy: tiến hành hoạt động bồi dưỡng trên đối tượng học sinh
không có tố chất đã khó nhưng càng khó hơn nếu các em không có tinh thần say
mê học tập bộ môn. Với các đối tựơng như vậy, thường rất khó. Nếu phát hiện
đúng học sinh vừa có tố chất vừa có tinh thần say mê học tập thì coi như việc bồi
dưỡng đã thành công đến 60%. Vậy làm thế nào để khơi dậy lòng say mê, yêu
thích môn học ở học sinh?. Theo tôi cần áp dụng một số biện pháp sau:
- Động viên, khích lệ kịp thời khi học sinh làm tốt hoặc khi học sinh tự tìm ra
các thao tác để giải quyết một yêu cầu nào đó của môn học.
- Vì đặc thù môn học nên giáo viên có thể ra các yêu cầu cao khi mà giáo viên
chưa hướng dẫn học sinh, hoặc lấy các đề thi trắc nghiệm của những năm học
trước, của các cấp các địa phương khác phát cho những học sinh trong đội tuyển
ban đầu để học sinh về nhà tự tìm hiểu thông qua cha mẹ, anh chị, qua mạng hay tự
tìm tòi thực hành để giải quyết yêu cầu đó. Những kiến thức mà học sinh tự mình
khám phá có ý nghĩa rất lớn đối với tinh thần học tập của các em và đó cũng là
những kiến thức được khắc sâu trong trí nhớ của các em nhiều nhất. Việc làm này
chính là biến quá trình dạy học thành quá trình tự học của học sinh.

13
Mét sè kinh nghiÖm trong viÖc tuyÓn chän vµ båi dìng häc sinh giái m«n Tin häc
Ví dụ: Giáo viên có thể ra các câu hỏi trắc nghiệm dạng sau khi mà chưa dạy
cho học sinh kiến thức để trả lời các câu hỏi này.
Câu 1: Trong Windows sử dụng tổ hợp phím nào để kích hoạt nút Start?
 CTRL + X  ALT + F4  CTRL + ESC  CTRL + Z
Câu 2: Trong soạn thảo Word, để chèn tiêu đề trang (đầu trang và chân trang),
ta thực hiện:
 Format - Header and Footer  Insert - Header and Footer
 View - Header and Footer  Tool - Header and Footer
Câu 3: Trong cửa sổ Windows Explorer, sau khi ta chọn thư mục, rồi ấn F2, có
nghĩa là:
 Đổi tên thư mục  Sao chép thư mục
 Di chuyển thư mục  Xem thuộc tính của thư mục
Làm như vậy buộc học sinh phải tự mình mày mò thực hành để tim ra
câu trả lời.
Sau khi học sinh nạp bài làm cho giáo viên thì giáo viên chấm và chữa cho học
sinh, trong những lần làm bài sau học sinh sẽ tránh được những nhầm lẫn mà mình
đã gặp trước đó. Với cách dạy – học này học sinh rất dễ nhớ lý thuyết.
c. Về phương pháp và kinh nghiệm làm bài:
Phương pháp và kinh nghiệm làm bài là yêu cầu quan trọng khi bồi dưỡng
HSG, bởi nó không chỉ thể hiện tính đặc trưng của bộ môn mà nó quyết định tính
hiệu quả trong suốt quá trình ôn luyện. Vì vậy trong quá trình ôn luyện giáo viên
cần rèn cho học sinh những kỹ năng sau:
- Với bài thi trắc nghiệm: Đọc kỹ đề và các đáp án. Với những câu hỏi mà mình
biết chắc chắn thì tự tin chọn đáp án; với những câu hỏi trong lĩnh vực mà mình
nắm chưa chắc thì dùng phương pháp loại trừ.
- Với bài thi thực hành trên máy: Nếu là soạn thảo theo mẫu văn bản thì cần
đúng nội dung và giống về hình thức. Nếu là đề có tính chất mở thì phải vận dụng
những kiến thức đã học để tạo và trình bày văn bản đầy đủ về nội dung và đẹp về

hình thức. Phần vẽ tranh cần chú trọng đến những hình ảnh chính thể hiện được
chủ đề sau đó mới vẽ những hình ảnh phụ (nếu như không kịp thời gian) vì phần
vẽ tranh học sinh thường mất nhiều thời gian. Đặc biệt chú trọng việc lưu kết quả
bài làm theo đúng yêu cầu của đề. Tránh tình trạng lưu đè tệp trắng lên bài làm
hoặc quên không lưu bài, làm mất bài. Hướng dẫn cho học sinh lưu dự phòng bài
làm của mình đề phòng trong những trường hợp gặp phải sự cố.
14
Mét sè kinh nghiÖm trong viÖc tuyÓn chän vµ båi dìng häc sinh giái m«n Tin häc
C.PHẦN KẾT LUẬN
1. Kết quả thực hiện đề tài:
Trong những năm gần đây tôi áp dụng đề tài nay vào việc phát hiện và bồi
dưỡng HSG tin học ở trường tôi thu được kết quả rất khả quan.
Không những đối tượng học sinh giỏi có chất lượng hơn mà ngay cả học sinh
đại trà cũng có tinh thần học hỏi cao hơn, say mê môn học hơn nên chất
lượng đại trà cũng từ đó mà được nâng cao. Phong trào học giỏi tin học cũng
được nhân rộng.
Kết quả HSG các cấp cụ thể như sau:
Kết quả đạt được ở Hội thi cấp Tỉnh Tham gia thi
cấp
Quốc gia
Tổng
số
Giải
nhất
Giải
nhì
Giải
ba
Giải
KK

3 2006-2007 5 2 1 2 1
4 2007-2008 7 1 1 5
5 2008-2009 5 1 1 1 2 1
6 2009-2010 3 1 1 1 1 (GiảiKK)
7 2010-2011 3 2 1 Thành phố tổ chức
8 2011-2012 2 1 1
9 2012-2013 2 1 1
1 (Giải ba)
Có thể nhìn vào bảng chúng ta thấy số lượng học sinh đạt giải giảm nhưng đó vì
số lượng học sinh tham gia bị hạn chế. Nếu ta so sánh với kết quả của các trường
khác thì sẽ thấy rõ trường tôi hầu như năm nào cũng đạt kết quả cao trong các Hội
thi Tin học trẻ các cấp. Mà trường tôi tổng số học sinh lớp 5 không nhiều như một
số trường khác trên địa bàn.
Tôi đã áp dụng thành công đề tài trong nhiều năm qua cụ thể được các cấp
đánh giá cao kết quả bồi dưỡng HSG tin học. Năm 2009 tôi được Tỉnh Đoàn tặng
giấy khen, Năm 2010 tôi được Chủ tịch Thành phố tặng giấy khen về những thành
tích đã đạt được đó là có học sinh giỏi Quốc gia. Năm 2013 tôi được chủ tịch Tỉnh
tặng giấy khen về thành tích bồi dưỡng HSG tin học quốc gia.
2. Bài học kinh nghiệm:
Kinh nghiệm sau nhiều năm bồi dưỡng, có đựơc những thành công đó trong việc
tuyển chọn, bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn tin học của tôi đựơc tóm tắt ở 3
điểm sau đây.
1- Quá trình tuyển chọn, bồi dưỡng HSG môn tin học là quá trình giáo dục
nâng cao, biến những học sinh có tiềm năng thành học sinh có khả năng, những
học sinh ít hoặc chưa bộc lộ niềm say mê, hứng thú với môn tin học thành những
học sinh say mê, hứng thú với môn tin học. Trong quá trình này vai trò của người
giáo viên rất quan trọng. Quan trong từ khâu tuyển chọn, dẫn dắt, truyển dạy,
15
Mét sè kinh nghiÖm trong viÖc tuyÓn chän vµ båi dìng häc sinh giái m«n Tin häc
uốn nắn đến việc khích lệ sự cố gắng, tích cực và khả năng tự học, tự sáng

tạo của học sinh.
2- Phẩm chất, uy tín, năng lực của người giáo viên có ảnh hưởng trực tiếp,
quan trọng, thậm chí có tính quyết định đối với quá trình học tập và rèn luyện của
học sinh. Do vậy, giáo viên phải tự đào tạo, tự cố gắng hoàn thiện về phẩm chất và
năng lực chuyên môn; tâm huyết với công việc, yêu thương học trò và giúp đỡ
đồng nghiệp. Muốn học sinh giỏi, giáo viên cũng phải phải giỏi. Giáo viên giỏi
không chỉ ở mức độ truyền dạy kíên thức, chân lý mà cao hơn là, dạy cho học
sinh cách đi tìm kiến thức, chân lý từ những bài giảng của mình. Đặc biệt đây là
lĩnh vực thay đổi và phát triển liên tục. Giáo viên phải cập nhật kiến thức kịp thời
mới đáp ứng được yêu cầu phát triển của môn học đặc thù này.
3- Cùng với sự truyền dạy kiến thức, người giáo viên phải truyền đựơc cảm
hứng say mê, yêu mến môn học cho học sinh, đặc biệt là học sinh giỏi. Không có
niềm say mê, dù có kiến thức cũng ít sáng tạo và khó đạt đựơc kết quả tốt, khó đạt
đựơc đỉnh cao trong học tập và thi cử, đặc biệt là lĩnh vực CNTT.
3. Những kiến nghị đề xuất:
- Nếu giáo viên dạy tin học tiểu học đều áp dụng đề tài này tôi nghĩ chất lượng
mũi nhọn HSG Tin học sẽ tăng lên rõ rệt. Không phải các trường đều có số HSG
đạt giải tăng lên mà là chất lượng của học sinh tham gia hội thi sẽ tăng. Vì đặc
trưng của Hội thi tin học trẻ số lượng giải hạn chế không như những môn học
khác. Ở đây tôi muốn nhấn mạnh chúng ta áp dụng đề tài không chỉ mong có được
học sinh đạt giải các Hội thi tin học trẻ nhiều hơn mà cao hơn nữa, ý nghĩa hơn nữa
là chúng ta đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực theo đúng tinh thần Văn bản Số
6072/ BGGĐT –CNTT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học
2013-2014. Quán triệt tinh thần công tác ứng dụng CNTT và đào tạo nguồn nhân
lực CNTT là công tác thường xuyên và lâu dài của ngành giáo dục, tiếp tục phát
huy các kết quả đạt được trong các năm qua.
- Nhà trường cần mua sắm đầy đủ trang thiết bị, máy móc dạy học đáp ứng yêu
cầu dạy tin học hiện nay. (Như sắm loa, máy chiếu cố định cho phòng tin học).
- Các cấp các ngành có liên quan cần quan tâm hơn nữa và có chế độ chỉ tiêu thi
tuyển vào biên chế đối với giáo viên dạy tin học cấp tiểu học trên địa bàn thành

phố, động viên khích lệ giáo viên phấn đấu và cống hiến hết mình cho sự nghiệp
giáo dục tỉnh nhà.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi trong việc tuyển chọn và bồi dưỡng
HSG tin học ở cấp tiểu học rất mong được sự góp ý của đồng nghiệp và hội đồng
khoa học để đề tài được nhân rộng và đạt kết quả cao hơn.
Chân thành cảm ơn !
Vinh, ngày 02 tháng 12 năm 2013
16

×