Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Ứng dụng mô hình cân đối liên ngành kinh tế trọng điểm của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.62 KB, 26 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG




NGUYỄN VĂN VIỆT





ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CÂN ĐỐI LIÊN NGÀNH
TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH CÁC NGÀNH
KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM CỦA VIỆT NAM





Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 60.31.05




TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ






Đà Nẵng - Năm 2014

Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG







Người hướng dẫn khoa học
:
PGS. TS NGUYỄN MẠNH TOÀN





Phản biện 1: TS. NGUYỄN HIỆP

Phản biện 2: TS. LÊ MINH CHÂU



Luận văn đã được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận
văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Kinh tế

họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày
22
tháng 10 năm 2014.






Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
Th
ư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc xác định ngành kinh tế trọng điểm của một nền kinh tế
của một quốc gia là một vấn đề hết sức quan trọng, ảnh hưởng đến
sự phát triển của đất nước, bởi lẻ một quốc gia với nguồn lực có
hạn thì hoàn toàn không thể đầu tư hay phát triển tất cả các ngành
nghề mà sẽ tập trung phát triển những ngành nghề trọng điểm để
tạo nên sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh.
Hiện nay, phân tích I/O đã trở thành một phương tiện không
thể thiếu cho việc nghiên cứu mối liên hệ lẫn nhau giữa các ngành
trong nền kinh tế và xác định các ngành kinh tế trọng yếu.
Ở Việt Nam việc xác định ngành kinh tế trọng điểm của nền
kinh tế chủ yếu dựa vào các yếu tố đầu vào của nền kinh tế và mang
tính định tính. Xuất phát từ những vấn đề mang tính cấp thiết trên
nên tôi chọn đề tài “ Ứng dụng mô hình cân đối liên ngành trong

việc xác định các ngành kinh tế trọng điểm của Việt Nam”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài hoàn thành giúp xác định một số ngành kinh tế trọng
điểm của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Từ đó củng
cố cơ sở lý luận sử dụng mô hình cân đối liên ngành để xác định
ngành kinh tế trọng điểm ở Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài xác định cụ thể ngành kinh tế trọng điểm của nền kinh
tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay bằng việc sử dụng mô hình cân
đối liên ngành sử dụng bảng IO của Việt Nam năm 2010. Phạm vi
nghiên cứu của đề tài chỉ dừng lại việc vận dụng lý thuyết mô hình
cân đối liên ngành để xác định ngành kinh tế trọng điểm của Việt
2
Nam trong giai đoạn hiện nay. Nguồn số liệu phân tích là bảng I/O
2010 của Việt Nam được lập từ bảng SUT 2010 Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Ứng dụng lý thuyết mô hình cân đối liên ngành dựa trên các
hệ số liên kết và chỉ số khích thích nhập khẩu để xác định ngành kinh
tế trọng điểm của nền kinh tế. Thống kê, mô tả, phân tích các hệ số
từ mô hình cân đối liên ngành từ đó rút ra được những ngành kinh tế
trọng điểm, vai trò và sức lan tỏa của từng ngành, những tác động
của từng chính sách lên ngành và từ ngành lan tỏa lên cả nền kinh tế.
5. Bố cục đề tài
Đề tài bao gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về việc ứng dụng mô hình cân đối
liên ngành trong việc xác định ngành kinh tế trọng điểm
Chương 2: Xác định ngành kinh tế trọng điểm của Việt Nam
thông qua việc sử dụng mô hình cân đối liên ngành
Chương 3: Kết luận và hàm ý chính sách.
6. Tổng quan tài liệu

a. Các nghiên cứu nước ngoài
Các nghiên cứu của Rasmussen (1956), Chenery and
Watanabe (1958) và Ghosh (1958) đặt nền tảng lý thuyết cho việc
xây dựng các phương pháp xác định các chỉ số liên kết.
Ronald E.Miller and Peter D.Blair (1985), Input – Output
Analysis – Foundation and Extensions, Prentice – Hall. Với nội dung
xây dựng, lập bảng và phân tích bảng I/O một cách rõ ràng và chi
tiết. Giải thích, phân tích tác động của từng hệ số trong mô hình I/O.
b. Các nghiên cứu trong nước
Bài báo “ Nguyên nhân thâm hụt thương mại kéo dài của Việt
Nam nhìn từ mô hình cân đối liên ngành” của Bùi Trinh, Nguyễn
3
Văn Huân, Vũ Ngọc Anh, Nguyễn Việt Phong đăng trên Tạp chí
Khoa học ĐHQGHN – Kinh tế và kinh doanh 27 (2011). Bài viết
giới thiệu một số phân tích định lượng nhằm tìm ra nguyên nhân của
tình trạng thâm hụt thương mại kéo dài và có xu hướng ngày càng
tăng trong thập kỷ qua ở Việt Nam.
Bài báo “ Bảng nguồn và bảng sử dụng và phương pháp
chuyển bảng nguồn sử dụng thành bảng IO” của Bùi Trinh, Tổng
Cục Thống Kê, Đăng trên tạp chí Thống kê Quốc Tế và Hội Nhập,
Số 2 – 2010. Bài báo cho ta tìm hiểu về bảng chất, nội dung của bảng
nguồn và bảng sử dụng.
Bài báo “Xác định các chỉ số liên kết kinh tế thông qua phân
tích cân đối liên ngành của Nguyễn Mạnh Toàn và Nguyễn Thị
Hương đăng trên tạp chí khoa học và công nghệ Đại học Đà Nẵng –
Số 4(44) năm 2013. Bài viết đã nêu rõ cơ sở lý luận việc vận dụng
mô hình cân đối liên ngành để xác định các ngành kinh tế trọng điểm
thông qua các hệ số liên kết.

4

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VIỆC SỬ DỤNG MÔ HÌNH I/O
TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH NGÀNH KINH TẾ
TRỌNG ĐIỂM

1.1. TỔNG QUAN VỀ I/O
1.1.1. Sơ lược về sự hình thành bảng I/O
Mô hình cân đối liên ngành được Giáo sư Wassilily Leontief xây
dựng vào cuối những năm 1930 và nhờ đó ông đã được nhận giải
thưởng Nobel kinh tế vào năm 1973. Cùng với việc phát triển bảng I/O
thành bảng SAM của Richard Stone (1961), Miyazawa mở rộng bảng
I/O thành mô hình nhân khẩu – kinh tế (Demographic – Economic
modeling) và mô hình này tiếp tục được phát triển bởi Batey và
Madden (1983).
1.1.2. Cấu trúc và nội dung bảng I/O
Bảng I/O gồm 3 thành phần hay 3 ô, mỗi ô nói lên từng mặt và
từng quá trình tái sản xuất.
Ô I: Thể hiện chi phí trung gian của các ngành
Ô II: Thể hiện việc sử dụng sản phẩm của mỗi ngành cho tiêu
dùng không phải sản xuất
Ô III: Giá trị tăng thêm của các ngành
1.1.3. Các loại bảng I/O
a. Xét theo nguồn số liệu
Bảng I/O được chia thành 2 dạng: Bảng I/O thực hiện và bảng
IO kế hoạch
b. Xét theo
đơn vị tính
Bảng I/O được chia thành 2 dạng: Bảng I/O dạng hiện vật và
bảng I/O dạng giá trị.
5

c. Phân loại theo tính chất
Có 2 loại bảng I/O: bảng I/O cạnh tranh (competitive – import
type) và bảng I/O phi cạnh tranh (non-competitive – import type).
1.1.4. Ý nghĩa của bảng I/O
Mô hình I/O là mô hình toàn diện thể hiện mối liên hệ giữa
cung – cầu. Là bộ phận cấu thành, giữ vị trí trung tâm trong toàn
bộ các tài khoản của SNA. Bảng I/O có thể dùng để nghiên cứu
quy mô, cấu trúc, cơ cấu của các chỉ tiêu kinh tế trong bảng, xác
định hệ số kĩ thuật, dự báo kinh tế, phân tích hiệu quả kinh
tế, Dựa trên bảng I/O có thể cho phép mô hình hóa toán học
trong các nghiên cứu các quá trình vận động trong nền kinh tế.
1.1.5. Phương pháp lập bảng I/O
a. Các loại giá
- Giá cơ bản là số tiền người sản xuất nhận được do bán hàng
hóa hay dịch vụ sản xuất ra, trừ đi thuế đánh vào sản phẩm, cộng với
trợ cấp sản phẩm. Giá cơ bản không bao gồm phí vận tải và phí
thương nghiệp.
- Giá sản xuất là số tiền người sản xuất nhận được do bán
hàng hóa hay dịch vụ sản xuất ra trừ đi thuế VAT được khấu trừ hay
thuế được khấu trừ tương tự, Giá sản xuất không bao gồm phí vận tải
và phí thương mại không do người sản xuất chi trả khi bán hàng;
- Giá sử dụng (giá người mua) là số tiền người mua phải trả
để nhận hàng hóa và dịch vụ tại thời gian và địa điểm do người mua
yêu cầu. Giá sử dụng không bao gồm thuế VAT được khấu trừ hay
thuế tương tự được khấu trừ. Giá sử dụng bao gồm cả phí vận tải do
ng
ười mua phải trả.


6

b. Bảng nguồn và sử dụng
• Bảng cung ứng sản phẩm( Suplly Table)
Bảng cung ứng sản phẩm là bảng thu thập số liệu về sản phẩm
được các ngành sản xuất ra và cung ứng cho nền kinh tế; cho biết
thông tin về kết quả sản xuất của nền kinh tế theo sản phẩm và nguồn
gốc sản phẩm được sản xuất
• Bảng sử dụng ( Use Table)
Bảng sử dụng sản phẩm cung cấp thông tin về sử dụng sản phẩm
và dịch vụ trong nền kinh tế.
c. Chuyển bảng nguồn sử dụng thành bảng I/O
Có 2 phương pháp (giả thiết) để chuyển ma trận nguồn và sử
dụng về ma trận chi phí trung gian trực tiếp của bảng I-O. Đó là giả
thiết về công nghệ của sản phẩm và giả thiết về ngành kinh tế.

••
• Giả thiết về công nghệ của sản phẩm: Giả thiết này là
một sản phẩm sản xuất ở đâu cũng có công nghệ tương đương nhau.

••
• Giả thiết ngành kinh tế : Giả thiết này hàm ý trong một
ngành kinh tế sản xuất sản phẩm gì cũng có công nghệ như nhau.
1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VIỆC SỬ DỤNG MÔ HÌNH I/O
TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH NGÀNH KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM
1.2.1. Cơ sở làm nền tảng cho việc tính toán các liên kết
Liên kết ngược: Xét về mặt cầu, mỗi ngành trong nền kinh tế
có quan hệ rất mật thiết với các ngành khác thông qua việc mua các
yếu tố đầu vào từ các ngành.
Liên kết xuôi: Xét về mặt cung, mỗi ngành trong nền kinh tế
có chức năng thực hiện việc sản xuất và cung ứng sản phẩm của
ngành mình làm

đầu vào cho các ngành khác.
7
1.2.2. Phương pháp phân tích các mối liên kết ngành
a. Phương pháp Rasmussen
+ Liên kết ngược: Rasmussen (1956) đề xuất sử dụng tổng
theo cột (hay theo hàng) của ma trận nghịch đảo Leontief,
1
)(

− AI
để đo lường mối quan hệ liên kết giữa các ngành trong
nền kinh tế, trong đó A là ma trận hệ số chi phí trực tiếp.

=
=
n
i
ij
R
j
BL
1
α

(1)
Trong đó
ij
α
là phần tử thứ ij của ma trận nghịch đảo Leontief,
1

)(

−= AI
α
.
+ Liên kết xuôi: Độ lớn của liên kết xuôi được Rasmussen xác
định bằng cách cộng tổng theo hàng của ma trận nghịch đảo
Leontief.

=
=
n
j
ij
R
i
FL
1
α
(2)
b. Phương pháp Chenery-Watanabe
+ Liên kết ngược: Chenery và Watanabe (1958) sử dụng tổng
theo cột của Ma trận hệ số chi phí trực tiếp A (hay còn gọi là ma trận
hệ số đầu vào) để đo lường mức độ của liên kết ngược. Theo đó, chỉ
số liên kết ngược của ngành j được xác định như sau:

=
=
n
i

ij
C
j
aBL
1

(3)
+ Liên kết xuôi: Chỉ số liên kết xuôi theo Chenery và
Watanabe là tổng theo hàng của Ma trận hệ số tiêu dùng trung gian
(Intermediate Requirement Coefficient) hay còn được gọi là Ma
tr
ận hệ số tiêu dùng đầu ra (Intermediate Output Coefficient), ký
hiệu là B.
8
i
ij
ij
X
X
b =
(4)
Như vậy, chỉ số liên kết xuôi trong trường hợp này được xác
định theo công thức:

=
=
n
j
ij
C

i
bFL
1
(5)
c.Phương pháp Ghosh
Ma trận nghịch đảo Ghoshian, hay còn gọi là ma trận hệ số
tiêu dùng toàn phần, để đo lường liên kết xuôi. Theo đó:

=
=
n
j
ij
G
i
FL
1
β
(6)
Trong đó,
ij
β
là phần tử của Ma trận hệ số tiêu dùng toàn
phần,
1
)(

−= BI
β
.


=
=
n
j
ij
G
i
FL
1
β

Đây chính là độ lớn của chỉ số liên kết xuôi theo quan điểm
tiếp cận của Ghosh, đo lường và phản ảnh tác động của sự thay đổi
về giá trị gia tăng của một ngành đến giá trị sản xuất của các ngành
và toàn bộ nền kinh tế.
1.2.3. Chỉ số kích thích nhập khẩu
Bảng I/O cần được lập dưới dạng nhập khẩu phi cạnh tranh
(non-competitive import type). Bảng I/O của Việt Nam chỉ được lập
ở dạng nhập khẩu cạnh tranh (competitive import type), do đó
thường phải sử dụng phương pháp toán học để chuyển về dạng nhập
khẩu phi cạnh tranh.
A
m
và A
d
được tính toán theo công thức:
9
Gọi m
i

= M
i
/TDD
i
ở đây M
i
là nhập khẩu sản phẩm I và TDD
i

là tổng nhu cầu trong nước của sản phẩm i. Chú ý rằng TDD
i
không
bao gồm xuất khẩu và m
i
< (hoặc =) 1
Am X = Φ.A.X và Ad X = (I-Φ).A.X
Có thể định nghĩa M
c
= (I – A
m
)
-1
. C
d
như là sự lan tỏa đến
nhập khẩu gây nên bởi tiêu dùng cuối cùng sản phẩm trong nước và:
M
I
= (I – A
m

)
-1
. I
d
là sự lan toản đến nhập khẩu gây nên bởi
tích lũy trong nước.
M
E
= (I –A
m
)
-1
. E là sự lan tỏa đến nhập khẩu gây nên bởi
xuất khẩu.
Gọi MI là chỉ số kích thích nhập khẩu, ta có

=
=
n
j
ij
i
MIMI
1

1.2.4. Ứng dụng các chỉ số liên kết và chỉ số kích thích
nhập khẩu trong việc xác định các ngành kinh tế trọng điểm
Để thuận tiện cho việc so sánh, các chỉ số liên kết và chỉ số
khích thích nhập khẩu thường được chuẩn hóa như sau:


••
• Chỉ số liên kết ngược chuẩn hóa

=
=
n
j
j
j
j
BL
n
BL
NBL
1
1


••
• Chỉ số liên kết xuôi chuẩn hóa

=
=
n
i
i
i
i
FL
n

FL
NFL
1
1

10

••
• Chỉ số kích thích nhập khẩu chuẩn hóa




Trong đó n là số lượng các ngành trong bảng I/O.
Như vậy, tùy theo độ lớn của các chỉ số liên kết và chỉ số
khích thích nhập khẩu , tất cả các ngành của nền kinh tế có thể được
phân thành bốn loại sau đây:
- Nếu các giá trị của cả 2 liên kết ngược và liên kết xuôi của
ngành nào đó đều trên mức trung bình (NBL> 1 ; NFL>1 và NMI <
1), thì các ngành đó có thể được coi là ngành trọng yếu.
- Nếu chỉ có liên kết ngược lớn hơn giá trị trung bình (NBL>1)
thì ngành đó được gọi là ngành có liên kết ngược mạnh. Và ngành
này trở thành ngành kinh tế trọng điểm nếu NMI < 1.
- Tương tự, nếu chỉ có liên kết xuôi lớn hơn giá trị trung bình
(NFL>1) thì ngành đó được gọi là ngành có liên kết xuôi mạnh. Và
ngành này trở thành ngành kinh tế trọng điểm nếu NMI < 1.
- Các ngành thuộc nhóm có các chỉ số NBL<1 và NFL<1 thì
được xem là có liên kết yếu.
- Nếu chỉ số NMI > 1 thì ngành đó kích thích mạnh đến nhập
khẩu của nền kinh tế.



=
=
n
j
j
j
j
MI
n
MI
NMI
1
1
11
CHƯƠNG 2
XÁC ĐỊNH NGÀNH KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM
CỦA VIỆT NAM THÔNG QUA VIỆC SỬ DỤNG
MÔ HÌNH CÂN ĐỐI LIÊN NGÀNH

2.1. CƠ SỞ SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1.1. Quá trình hình thành và xây dựng mô hình I/O ở
Việt Nam
- I-O quốc gia lập cho năm 1989 với cỡ ngành (55x54), dạng
cạnh tranh; bảng này được lập bởi Vụ Hệ thống Tài khoản Quốc gia -
Tổng cục Thống kê.
- Bảng I-O quốc gia lập cho năm 1996 với cỡ ngành (97x97), dạng
cạnh tranh; Vụ Hệ thống Tài khoản Quốc gia - Tổng cục Thống kê.
- Bảng I-O quốc gia lập cho năm 2000 với cỡ ngành

(112x112), dạng cạnh tranh; Vụ Hệ thống Tài khoản Quốc gia -
Tổng cục Thống kê.
- Bảng I-O quốc gia lập cho năm 2005 với cỡ ngành
(112x112), dạng cạnh tranh và phi cạnh tranh, được lập bởi nhóm
nghiên cứu của Bộ tài chính, năm 2007.
2.1.2. Mô hình cân đối liên ngành Việt Nam năm 2010
a. Phương pháp lập bảng I/O 2010 từ bảng nguồn và sử dụng
Bảng nguồn và bảng sử dụng năm 2010 của Việt Nam do
chuyên gia kinh tế Bùi Trinh, Tổng cục Thống Kê cung cấp với kích
cở 51 x 32 ngành sản phẩm, ngành kinh tế. Do tính chất và nội dung
nghiên cứu của đề tài ta tiến hành thu gọn bảng nguồn và sử dụng
n
ăm 2010 của Việt Nam thành bảng có kích cở 25x32 ngành sản
phẩm, ngành kinh tế. Bảng nguồn được tính toán theo giá cơ bản,
bảng sử dụng tính theo giá sử dụng cuối cùng dạng phi cạnh tranh.
12
Với cung cấp dữ liệu từ 2 bảng trên bài đề tài dựa trên giả thuyết
ngành kinh tế để lập nên bảng IO 2010 của Việt Nam. Quá trình này
được thực hiện theo các bước sau:
* Bước 1: Lập bảng nguồn và sử dụng ( SUT) 2010 Việt Nam
theo giá cơ bản
- Chuyển bảng sử dụng 2010 theo giá sử dụng cuối cùng về
giá sản xuất
- Chuyển bảng sử dụng 2010 theo giá sản xuất về giá cơ bản
- Lập bảng SUT 2010 Việt Nam theo giá cơ bản
Lồng ghép bảng nguồn và bảng sử dụng 2010 của Việt Nam theo
giá cơ bản để tạo nên bản SUT 2010 Việt Nam.
* Bước 2: Chuyển bảng SUT 2010 thành bảng IO 2010
- Lập ma trận B với
- Lập ma trận D với

- Lập ma trận A = BD là ma trận hệ số chi phí trung gian của
bảng IO. Ta tiến hành nhân 2 ma trân B và D ta được ma trận A với
các phần tử a
ij
.
b. Bảng I/O năm 2010 của Việt Nam
Từ ma trận A ở trên ta tiến hành lập ra bảng IO với các phần
tử X
ij
= a
ij
x X
j

Trong đó,
X
ij
là các phần tử của ma trận chi phí trung gian của bảng IO
a
ịj
là hệ số chi phí trực tiếp của ma trận A
X
j
là giá trị sản xuất của ngành j
13
2.2. XÁC ĐỊNH NGÀNH KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM CỦA VIỆT
NAM
2.2.1. Phân tích các hệ số liên kết liên ngành
a. Phương pháp Rasmussen
* Tính hệ số liên kết ngược

Hệ số liên kết ngược theo mô hình Rasmussen đều lớn hơn 1
đơn vị. Điều này có nghĩa là cứ tăng thêm một đơn vị tiêu dùng cuối
cùng của bất cứ ngành nào thì kích thích giá trị sản xuất của nền kinh
tế lớn hơn 1 đơn vị. Hệ số liên kết ngược của các ngành công nghiệp
chế tạo đạt giá trị lớn nhất bao gồm các ngành như sản xuất kim loại;
điện tử và ngành chế tạo máy móc thiết bị điện, phương tiện vận tải
đạt giá trị cao hơn 4, điều này có ý nghĩa rằng cứ mỗi đơn vị tiêu
dùng cuối cùng tăng thêm của 3 ngành trên thì sẻ kích thích giá trị
sản xuất nền kinh tế tăng lên 4 đơn vị.
• Tính hệ số liên kết xuôi
Chỉ số liên kết xuôi theo phương pháp Rasmussen được thể
hiện trên bảng 2.2.1.1 cho thấy rằng hệ số liên kết xuôi FL > 3 bao
gồm các ngành công nghiệp hóa chất; chế tạo kim loại; nông nghiệp;
công nghiệp chế biến thực phẩm; gỗ và các sản phẩm từ gỗ; chế tạo
kim loại và ngành buôn bán lẻ. Điều này có ý nghĩa là khi tăng tiêu
dùng cuối cùng của tất cả các ngành trong nền kinh tế lên 1 đơn vị
thì giá trị sản xuất của ngành sẻ tăng > 3 đơn vị.
b. Phương pháp Chenery-Watanabe
* Hệ số liên kết ngược
Theo mô hình Chenery –Wantanable đều nhỏ hơn 1 đơn vị.
Trong 25 ngành kinh t
ế, ngành có chỉ số liên kết ngược lớn nhất là
ngành công nghiệp chế biến thực phẩm có BL = 0,87. Có nghĩa là ngành
công nghiệp chế biến thực phẩm cần tỷ trọng đầu vào từ các ngành khác
14
trong nền kinh tế chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng mới chỉ đạt 87. Các
ngành có chỉ số liên kết ngược lớn hơn mức trung bình của toàn nền
kinh tế với BL = 0,56 như ngành thủy sản, nhóm các ngành công nghiệp
ngoại trừ ngành điện lực và ngành cung cấp nước, ngành xây dựng và
lĩnh vực tài chính ngân hàng, lĩnh vực ăn uống.

* Hệ số liên kết xuôi
Hệ số liên kết xuôi theo phương pháp Chenery – Watanabe
trong 25 ngành kinh tế Việt Nam chỉ có 2 ngành có FL > 1 đó là
ngành công nghiệp hóa chất và ngành chế tạo kim loại. Các ngành có
vai trò cung ứng đầu vào của các ngành khác tương đối đó là ngành
gỗ và các sản phẩm của gỗ; ngân hàng; điện; nước; dệt may giày da.
Phương pháp Chenery – Watanable chia nền kinh tế làm 4
nhóm ngành:
Nhóm ngành 1 bao gồm các ngành gỗ và các sản phẩm từ gỗ;
Công nghiệp hóa chất; Dệt may, giày da; Điện tử, máy tính; Sản xuất
kim loại và các sản phẩm từ kim loại; Hoạt động tài chính, ngân
hàng, bảo hiểm. Các ngành có FL >
FL
và BL >
BL

Nhóm ngành 2 bao gồm các ngành lâm nghiệp; cung cấp và xử
lý nước; Điện lực; Vận tải và Nông nghiệp. Đây là các ngành tỷ
trọng cần đầu vào các yếu tố sản xuất từ các ngành khác thấp hơn
trung bình toàn ngành nhưng lại là ngành cung ứng tỷ trọng giá trị
sản xuất đầu ra cao hơn so với toàn ngành kinh tế. Ngành có FL >
FL
và BL <
BL

Nhóm ngành 3 bao gồm các ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống; xây
dựng; thủy sản; sản xuất máy móc và thiết bị; công nghiệp chế biến thực
ph
ẩm, đồ uống, thuốc lá. Đây là các ngành có FL <
FL

và BL >
BL

Nhóm ngành 4 bao gồm các ngành hoạt động kinh doanh bất
động sản; công nghiệp khai khoáng; buôn bán và bán lẻ; giáo dục
15
đào tạo; bưu chính viễn thông; nghiên cứu phát triển và ngành y tế.
Đây là các ngành có FL <
FL
và BL <
BL

c. Phương pháp Ghosh
Các ngành có chỉ số liên kết xuôi lớn theo thứ tự giảm dần là
các ngành chế tạo kim loại có FL =7,29 tiếp đến là ngành công
nghiệp hóa chất vời FL = 5,8; ngành lâm nghiệp 4,1; ngành ngân
hàng đạt 3,78; ngành gỗ và các phẩm từ gỗ và ngành điện tử đều đạt
3,6. Đây là top 5 ngành có hệ số liên kết xuôi lớn nhất. Như vậy với
vị trí như vậy các ngành này sẻ có sức lan tỏa lớn đến nền kinh tế.
Dựa vào chỉ số liên kết ngược này ta biết được mức độ ảnh hưởng
của từng ngành kinh tế.
2.2.2. Ứng dụng dụng các chỉ số liên kết và chỉ số kích
thích nhập khẩu để xác định các ngành kinh tế trọng điểm
Dựa vào kết quả tính toán phân chia nền kinh tế làm 4 nhóm
ngành:
Nhóm ngành 1: Bao gồm các ngành có NBL và NFL > 1, ta
xác định được 5 ngành bao gồm các ngành dệt may, giày da; gỗ và
các sản phẩm từ gỗ; công nghiệp hóa chất; chế tạo kim loại và ngành
điện tử. Đây là 5 ngành có tác động lan tỏa rất mạnh đến nền kinh tế.
Trong 5 ngành kinh tế chỉ có ngành dệt may, giày da có chỉ số kích

thích nhập khẩu nhỏ nhất chỉ ở mức 0,59 đơn vị thể hiện ngành dệt
may có lợi thế so sánh và sức ảnh hưởng của ngành lên nền kinh tế
nên ngành dệt may, giày da là ngành kinh tế trọng điểm của nền kinh
tế.
Xét đến ngành gỗ và sản phẩm từ gỗ đều có NBL và NFL lớn
h
ơn 1 nhưng chỉ số kích thích nhập khẩu lại là 1,084 đơn vị. Điều
này muốn nói lên rằng ngành này dù có tác động lan tỏa đến nền
16
kinh tế nhưng nếu kích thích ngành phát triển sẻ kích thích nhập
khẩu hơn giá trị tạo ra.
Các ngành công nghiệp hóa chất; ngành sản xuất kim loại có
NBL, NFL cao nhưng có chỉ số kích thích nhập khẩu rất lớn > 2.
Điều này muốn nói lên rằng nếu kích thích 2 ngành này thì sẻ kích
thích nhập khẩu mạnh mẽ, thể hiện bất lợi của nền kinh tế về khả
năng, tiềm lực, khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực công
nghiệp nặng này.
Ngành điện tử có NBL, NFL > 1 nhưng chỉ số kích thích nhập
khẩu là 1,13 đơn vị. Ngành điện tử có sức ảnh hưởng lan tỏa mạnh
đến nền kinh tế nhưng ngành điện tử không có lợi thế so sánh so với
các quốc gia khác, ngành điện tử phát triển dựa trên yếu tố vào lao
động, gia công là chủ yếu, các yếu tố đầu vào và có giá trị cao thì
phải nhập khẩu từ các nước công nghiệp.
Nhóm ngành 2: Có 6 ngành như Lâm nghiệp; Điện lực; Xử lý
và cung cấp nước; buôn bán; vận tải và hoạt động tài chính, ngân
hàng, bảo hiểm. Các ngành này được gọi là nhóm ngành có liên kết
xuôi mạnh. Nếu xem xét với NFL > 1, NBL <1 và chỉ số kích thích
nhập khẩu < 1 thì có 4 ngành gồm Lâm nghiệp; Điện lực; Xử lý và
cung cấp nước và ngành buôn bán lẻ.
Ngành điện lực có chỉ số liên kết xuôi đạt 3,72 đơn vị, liên kết

ngược đạt 2,12 đơn vị thể hiện sự tăng hơn mức tăng hơn 2 đơn vị
khi tăng thêm 1 đơn vị giá trị gia tăng hay 1 đơn vị tiêu dùng cuối
cùng. Với chỉ số kích thích nhập khẩu ở mức 0,89 nên khả năng kích
thích nhập khẩu của ngành thấp hơn so với bình quân ngành. Điện
l
ực là ngành kinh tế chủ đạo, ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt đời
sống kinh tế xã hội. Vì vậy điện lực được xem là ngành kinh tế trọng
điểm.
17
Ngành cung cấp và xử lý nước là ngành ảnh hưởng không kém
gì ngành điện lực, có tác động đến mọi mặt đời sống, sức khỏe, môi
trường và nền kinh tế. Ngành có chỉ số liên kết xuôi đạt 3,16 và liên
kết ngược đạt 2,19 đều có giá trị trên 2 nên bất kỳ sự kích thích nào
xuất phát từ đầu vào hay đầu ra khi gia tăng thêm 1 đơn vị thì ngành
sẻ kích thích nền kinh tế tăng trưởng trên 2 đơn vị. Đây là ngành
kinh tế chủ đạo, quản lý của nhà nước. Nên ngành có thể được xem
là ngành kinh tế trọng điểm
Ngành buôn bán và bán lẻ thời gian qua đã có những bước đột
phá, phát triển vượt bậc. Là ngành thuộc nhóm ngành có liên kết
xuôi mạnh, bởi tác động của việc khi gia tăng thêm 1 đơn vị giá trị
gia tăng sẻ kích thích giá trị sản xuất nền kinh tế tăng thêm 2,72 đơn
vị. Chỉ số liên kết ngược của ngành đạt 1,72 > 1 nên đây là ngành có
tác động tích cực khi có tác động lên ngành. Chỉ số kích thích nhập
khẩu của ngành ở mức 0,88 < 1, tức ở dưới mức trung bình chung
của toàn ngành kinh tế. Với sức ảnh hưởng lan tỏa và ít ảnh hưởng
đến việc khích thích nhập khẩu nên ngành buôn bán và bán lẻ có thể
xem là ngành kinh tế trọng điểm trong giai đoạn hiện nay.
Nhóm ngành 3: Các ngành chỉ có NBL > 1 nhưng NFL < 1
gồm 4 ngành công nghiệp chế biến thực phẩm; ngành thủy sản;
ngành chế tạo máy móc, thiết bị điện và phương tiện vận tải và

ngành xây dựng. Nhìn vào thực trạng của nền kinh tế Việt Nam thì 4
ngành này có tác động lớn và có vai trò quan trọng đến ngành kinh
tế.
Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm có NBL = 1,32 > 1 và
có ch
ỉ số kích thích nhập khẩu là 0,98 gần với 1 nên được xem là
ngành kinh tế trọng điểm.
18
Chỉ số NBL ngành xây dựng là 1,2 > 1 và chỉ số kích thích
nhập khẩu chỉ là 0,88 nên ngành xây dựng cần được quan tâm chú
trọng và có thể xem là ngành kinh tế trọng điểm.
Tiếp đến là ngành thủy sản, một ngành mang về cho Việt Nam
hàng tỷ USD mỗi năm qua xuất khẩu thủy sản, ngành có NBL = 1,2
tác động lan tỏa mạnh đến nền kinh tế, chỉ số kích thích nhập khẩu ở
mức 0,88 mức có thể chấp nhận được nên là ngành kinh tế trọng
điểm.
Nhóm ngành 4: Bao gồm 9 ngành kinh tế sau nông nghiệp;
công nghiệp khai khoáng; Dịch vụ ăn uống và lưu trú; Bưu chính
viễn thông; hoạt động kinh doanh bất động sản; nghiên cứu phát
triển; giáo dục và đào tạo; y tế và các dịch vụ khác. Các ngành này
có chỉ số liên kết xuôi, liên kết ngược nhỏ thể hiện sự liên kết ngành
kém, tác động ảnh hưởng của 9 ngành này không nhiều đến tổng thể
nền kinh tế. Đây là nhóm ngành phát triển độc lập ít tác động và ít
chịu sự ảnh hưởng từ các ngành khác trong nền kinh tế. Nhóm ngành
này chủ yếu thuộc về nhóm ngành dịch vụ xã hội, ngành nông nghiệp
và công nghiệp khai khoáng. Bởi sự phát triển các ngành ngành
mang tính đặt thù riêng. So sánh với mô hình Chenery – Watanable
thì việc phân chia ngành này cũng tương đồng với mô hình Chenery
– Watanable, chỉ có 1 số ngành có sự thay đổi. Ngành các hoạt động
tài chính, ngân hàng, bảo hiểm chuyển từ nhóm ngành 1 theo mô

hình Chenery – Watanable sang nhóm ngành 2; ngành nông nghiệp
ở nhóm ngành 2 theo mô hình Chenery – Watanable chuyển sang
nhóm ngành 4; ngành dịch vụ lưu trú ăn uống từ nhóm ngành 3 theo
mô hình Chenery – Watanable chuy
ển sang nhóm ngành 4.

19
CHƯƠNG 3
KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

3.1. CÁC KẾT LUẬN RÚT RA TỪ QUÁ TRÌNH NGHIÊN
CỨU
Đề tài phân chia nền kinh tế làm 4 nhóm ngành kinh tế khác
nhau, mang đặt điểm, tác động khác nhau. Tiêu chí để phân chia
thành 4 nhóm ngành là dựa vào NBL và NFL làm 4 nhóm ngành:
nhóm ngành liên kết mạnh; nhóm ngành liên kết xuôi mạnh; nhóm
ngành liên kết ngược mạnh và nhóm ngành liên kết yếu. Các ngành
trong mỗi nhóm ngành có điểm chung là sức lan tỏa cùng chiều hay
mức độ lan tỏa mạnh yếu. Việc phân chia nhóm ngành để giúp việc
hoạch định, áp dụng chính sách một cách hợp lý và đạt hiệu quả.
Sau khi phân tích, tính toán đề tài xác định được 8 ngành kinh
tế được xem là ngành kinh tế trọng điểm của nền kinh tế Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay. Tiêu chí xác định ngành kinh tế trọng điểm
là sự kết hợp giữa 2 tiêu chí liên kết ngành và chỉ số kích thích nhập
khẩu. Dựa vào sức lan tỏa, ảnh hưởng của ngành kinh tế và lợi thế so
sánh hiện có của ngành để xác định ngành kinh tế trọng điểm. Trong
lĩnh vực nông nghiệp có 2 ngành trọng điểm là ngành lâm nghiệp và
thủy sản. Công nghiệp có 3 ngành là ngành dệt may, giày da; công
nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống, thuốc là và ngành xây dựng.
Dịch vụ có 3 ngành là điện lực; cung cấp nước và xử lý nước và

ngành buôn bán và bán lẻ.
Đề tài xác định 4 ngành kinh tế liên kết mạnh, có tác động
m
ạnh mẽ đến nền kinh tế và cần được chú trọng xem xét mỗi khi đưa
ra một chính sách lên các ngành. Theo tiêu chí về sự ảnh hưởng hay
sức lan tỏa đến nền kinh tế thì xác định được 4 ngành kinh tế có tác
20
động mạnh mẻ bởi 4 ngành này có chỉ số liên kết nằm trên top 5 của
25 ngành kinh tế, 4 ngành kinh tế này bao gồm ; gỗ và các sản phẩm
từ gỗ; công nghiệp hóa chất; chế tạo kim loại và ngành điện tử.
Nhưng trong 4 ngành này Việt Nam đóng vai trò gia công là chủ yếu
bởi có chỉ số kích thích nhập khẩu rất cao. Kết hợp giữa sức lan tỏa
và chỉ số kích thích nhập khẩu hay dựa vào lợi thế so sánh của quốc
gia thì trong 25 ngành của nền kinh tế ta xác định ra được 8 ngành
thỏa mãn các tiêu chí có NBL hoặc NFL > 1 và chỉ số kích thích
nhập khẩu < 1. Trong 8 ngành chỉ có duy nhất ngành dệt may và giày
da có đồng thời NBL, NFL > và chỉ số kích thích nhập khẩu âm.
Tiếp đến các ngành thủy sản; công nghiệp chế biến thực phẩm và
ngành xây dựng có NBL > 1 và chỉ số kích thích nhập khẩu < 1. Các
ngành có NFL > 1 và chỉ số kích thích nhập khẩu <1 bao gồm 4
ngành: Lâm nghiệp; điện lực; xử lý và chế biến nước và ngành buôn
bán lẻ.
Như vậy ta có tổng số 8 ngành trong tổng số 25 ngành kinh tế
được xem là ngành kinh tế trọng điểm và cần được chú trọng. Tùy
thuộc và mục tiêu cụ thể mà xác định trong 8 ngành này là ngành
trọng điểm cần phát triển cấp thiết hay là những ngành kinh tế trọng
điểm thông thường. Từ việc phân loại này sẽ giúp cho các nhà hoạch
định và quản lý vĩ mô sẽ có những chính sách phù hợp với từng thời
điểm và phù hợp với từng ngành để đảm bảo mang lại hiệu quả nhất
cho nền kinh tế.

3.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH
3.2.1. Một số kiến nghị chính sách cho 4 nhóm ngành
Vi
ệc phân chia nền kinh tế ra làm 4 nhóm ngành nhằm để dễ
quản lý và thực thi chính sách, bởi mỗi nhóm ngành có những đặc
điểm riêng về sự lan tỏa và sức ảnh hưởng. Mỗi nhóm ngành sẽ có
21
những chính sách có bản chất chung.
Nhóm ngành 1 hay nhóm ngành liên kết mạnh, đây là nhóm
ngành có tác động mạnh nhất đến nền kinh tế mỗi khi có 1 tác động
đến. Việc sử dụng chính sách hiệu quả còn phụ thuộc vào nhiều yếu
tố khác nhau. Nếu chỉ tính trên sức lan tỏa ngành thì cần xem xét
trong ngành có chỉ số liên kết ngược hay liên kết xuôi lớn hơn. Nếu
chỉ số liên kết ngược lớn hơn chỉ số liên kết xuôi thì ta dùng các
chính sách ở trường phải trọng cầu, ngược lại nếu chỉ số liên kết xuôi
lớn hơn ta nên dùng chính sách ở các trường phải trọng cung.
Nhóm ngành 2 hay nhóm ngành liên kết xuôi mạnh, tức nhóm
ngành có FL > BL vì vậy nhóm ngành này nên ưu tiên dùng chính
sách của trường phái trọng cung như khuyến khích đầu tư, mở rộng
sản xuất; giảm lãi suất, thuế cho doanh nghiệp hoạt động trong
ngành; tạo ra thị trường phát triển cạnh tranh; hay có những chính
sách ưu đãi đầu tư cho ngành. Bởi vì khi tăng lên 1 đơn vị tiêu dùng
cuối cùng sẽ làm tăng giá trị gia tăng của nền kinh tế nhỏ hơn sự gia
tăng của giá trị sản xuất nền kinh tế khi tăng thêm 1 đơn vị giá trị gia
tăng của cùng ngành đó.
Nhóm ngành 3 hay nhóm ngành có liên kết ngược mạnh, tức
nhóm ngành có BL > FL. Đối với các ngành nhóm 3 ta muốn phát
triển hiệu quả thì sử dụng chính sách kích cầu, các chính sách thuộc
về trường phải trọng cầu để thúc đẩy phát triển. Vì mỗi khi tăng tiêu
dùng cuối cùng của bất kỳ một ngành nào sẻ tác động ảnh hưởng làm

tăng giá trị sản xuất nền kinh tế cao hơn khi tăng thêm 1 đơn vị giá
trị gia tăng của ngành đó.
Nhóm ngành 4 hay nhóm ngành có liên k
ết yếu, đây là nhóm
ngành phát triển tương đối độc lập, ít tác động hay chịu ảnh hưởng
bởi các ngành khác trong nền kinh tế. Nên các chính sách đối với các
22
ngành này cũng tương đối độc lập, tùy thuộc vào mục đích phát triển
và cân đối về nhu cầu của nền kinh tế. Các chính sách mang tính
riêng biệt, phụ thuộc vào đặc điểm ngành là chủ yếu nhưng xét về
hiệu quả chính sách thì vẫn cần xem xét chỉ số liên kết xuôi, liên kết
ngược xem chỉ số nào lớn hơn và thực hiên chính sách nào hiệu quả
hơn.
3.2.2. Một số kiến nghị chính sách đối với ngành kinh tế
trọng điểm
a. Chính sách trọng cung
Trong 8 ngành kinh tế trọng điểm nêu trên, xét trên phương
diện hiệu quả chính sách trên cơ sở hiệu quả kinh tế. Thì 8 ngành
trên được chia làm 2 nhóm thực hiện 2 chính sách khác nhau. Nhóm
ngành sẻ thực thi chính sách trọng cung sẻ hiệu quả hơn khi có FL >
BL, ngược lại nếu BL> FL thì ta nên dùng chính sách kích cầu tiêu
dùng. Bởi lý do khi ta tăng thêm 1 đơn vị tiêu dùng cuối cùng hay
giá trị gia tăng của ngành thì giá trị sản xuất sẻ tạo ra nhiều hơn.
Nhóm có FL> BL bao gồm ngành xử lý và cung cấp nước; ngành
điện; lâm nghiệp và buôn bán.
Ta có giá trị gia tăng = Giá trị sản xuất – Chi phí trung gian
Như vậy để tăng giá trị gia tăng ta có 2 cách, 1 tăng giá trị sản
xuất hoặc giảm chi phí trung gian, để tăng giá trị sản xuất thì ta phải
tăng quy mô sản xuất bằng cách đầu tư mở rộng, để giảm chi phí
trung gian thì ta phải áp dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng

suất lao động. Chính sách trọng cung nhấn mạnh vào việc miễn giảm
thuế cho doanh nghiệp, khuyến khích nghiên cứu & phát triển để
nâng cao n
ăng suất, tăng cường cạnh tranh và thương mại, dỡ bỏ các
rào cản ra nhập ngành, cổ phần hoá các DNNN, cải thiện môi trường
kinh doanh, v.v. để khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất nhiều
23
hơn, hạ chi phí sản xuất và giá cả, từ đó thúc đẩy sức mua và tạo ra
tăng trưởng.
*Lâm nghiệp:
Dựa vào chỉ số FL rất cao đạt 4,1 đơn vị, điều này có nghĩa là
nếu ta tăng giá trị gia tăng của lâm nghiệp lên 1 đơn vị sẻ kích thích
giá trị sản xuất nền kinh tế tăng lên 4,1 đơn vị. Đối với ngành lâm
nghiệp ta thực hiện chính sách khuyến lâm để tăng diện tích rừng và
bảo vệ rừng; hỗ trợ đầu tư nghiên cứu phát triển da dạng sinh học
rừng và đặt biệt là rừng nhân tạo. Để phát triển ngành lâm nghiệp ta
thực hiện các chính sách đầu tư phát triển sau:
• Điện lực:
Ngành điện lực có FL = 3,72 có tác động và vai trò chủ đạo
trong nền kinh tế Việt Nam bởi điện lực là một ngành độc quyền nhà
nước, chi phối đến hầu hết toàn bộ nền kinh tế.
• Xử lý và cung cấp nước
Ngành có chỉ số FL cũng tương đối cao và đạt 3,16 đơn vị, tức
mức ảnh hưởng gấp 3 lần. Nên áp dụng chính sách khích thích đầu tư
phát triển.
• Buôn bán lẻ:
Ngành bán lẻ có sức ảnh hưởng tương đối lớn đến nền kinh tế
với chỉ số FL = 2,7. Đây là ngành mà còn rất nhiều bất cập và manh
muốn của 1 nền kinh tế phong kiến bởi đâu đó trong xã hội Việt Nam
hình ảnh người bán hàng rong, bán hàng gánh còn xuất hiện rất nhiều

ngay tại những thành phố hiện đại nhất ở Việt Nam. Nên áp dụng
chính sách khích thích đầu tư phát triển
b. Chính sách tr
ọng cầu
Những ngành sử dụng chính sách kích cầu khi có BL > FL
như vậy trọng 8 ngành kinh tế trọng điểm ta có 4 ngành thực hiện

×