Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Bài tâp chủ đề: Liên kết với giới tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.98 KB, 2 trang )

Bài tập di truyền liên kết giới tính
BÀI TẬP DI TRUYỀN LIÊN KẾT GIỚI TÍNH
I) Phương pháp:
1) Xác định kiểu nhiễm sắc thể giới tính:
a) Trong thiên nhiên:
Đực: XY, cái: XX như người, động vật có vú, ruồi giấm.
Đực XX, cái XY như các loài chim, bướm tằm, ếch nhái, bò sát.
Đực XO, cái XX: bọ xít, châu chấu, rệp.
Đực XX, cái XO: bọ nhậy.
b) Đề bài không rõ loài:
♦ Cách 1: (không nên dùng)
Dựa vào cá thể mang tính trạng lặn ở thế hệ có tỷ lệ phân tính 3:1. Vì tính trạng này dễ xuất hiện ở
cá thể XY  giới tính của cá thể đó thuộc XY.
♦ Cách 2:
Dùng cách giải kiểu loại suy. Lần lượt thử từng kiểu nhiễm sắc thể giới tính  kiểu nào phù hợp đề
bài thì chọn.
2) Cách nhận định quy luật di truyền:
a) Dựa vào kết quả của 2 phép lai thuận nghịch:
Nếu kết quả lai thuận nghịch khác nhau thì gen quy định tính trạng được xét nằm trên nhiễm sắc thể
giới tính.
Nếu tính tạng đã cho thấy xuất hiện chỉ ở giới đực qua các thể hệ (di truyền thẳng)  gen nằm trên
nhiễm sắc thể Y. Ngược lại thì gen nằm trên nhiễm sắc thể X.
thí dụ: xét màu thân, màu mắt ở ruồi giấm qua 2 phép lai sau:
+phép lai 1: P :cái xám, đỏ x đực đen, trắng

F1: toàn xám đỏ
+phép lai 2: P :đực xám, đỏ x cái đen, trắng

F1: ½ cái xám đỏ : ½ đực đen trắng
ta thấy:
+màu thân: F1 đều như nhau



gen nằm trên nhiễm sắc thể thường.
+màu mắt: kết quả F1 ở phép lai 2 là chỉ cái đỏ, còn đực trắng

gen nằm trên nhiễm sắc thể
giới tính. Đồng thời có sự di truyền chéo

gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X.
b) Dựa vào sự di truyền chéo hoặc tính trạng biểu hiện không đồng đều trên 2 giới:
♦ Di truyền chéo:
Tính trạng của con đực giống tính trạng của mẹ và tính trạng của con cái giống bố  di truyền chéo
 gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X.
♦ Tính trạng biểu hiện không đồng đều ở 2 giới:
Cùng 1 thế hệ nhưng tính trạng nào đó chỉ xuất hiện ở giới đực, còn giới cái thì không hoặc ngược
lại  gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính.
II) Bài tập:
bài 1. Một cặp vợ chồng không biểu hiện bệnh mù màu. Họ có 3 người con. Người con trai có
biểu hiện bệnh, hai người con gái không biểu hiện bệnh này.
_ Người con trai lấy vợ sinh được một trai có biểu hiện bệnh và 2 gái không bệnh.
_ Người con gái thứ nhất lấy chồng sinh được 1 trai 1 gái, cả 2 đều bệnh.
_ Người con gái thứ 2 kết hôn với 1 người có bệnh. Các con của cặp vợ chồng này đều không biểu
hiện bệnh.
_ Biết rằng gen lặn gây bệnh mù màu nằm trên nhiễm sắc thể giới tính.
_ Hãy xác định kiểu gen của các người nêu ở trên.
bài 2. Ở mèo, gen D quy định lông đen, d quy định lông hung, Dd cho màu lông tam thể. Các
gen này liền kết với nhiễm sắc thể giới tính X.
a) So sánh kết quả lai và viết sơ đồ lai của 2 trường hợp:
(1) Mèo cái tam thể x mèo đực hung
(2) Mèo cái tam thể x mèo đực đen
b) Tại sao đa số trường hợp mèo tam thể là mèo cái, còn mèo đực tam thể rất hiếm?

1
Bài tập di truyền liên kết giới tính
bài 3. Tiến hành lai gà trống vằn với gà mái nâu. F1 thu được toàn gà con vằn. Ngược lại, khi
lai gà trống nâu với gà mái vằn, gà con sinh ra có con vằn, có con nâu, nhưng toàn bộ gà nâu đều là gà
mái.
a) Xác định trội lặn.
b) Đặc điểm di truyền màu lông gà?
c) Kết quả lai ở F1 sẽ như thế nào trong 2 phép lai trên?
_ Biết màu lông do 1 gen quy định.
bài 4. Ở ruồi giấm, gen N nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây chết đối với con đực, và gây
chết với con cái khi nó ở trạng thái đồng hợp tử trội. Những ruồi cái dị hợp tử về gen này thì đầu cánh có
những mấu nhỏ (dạng đột biến). Những con ruồi cái đồng hợp tử lặn về gen này và những con ruồi đực
X
n
Y thì bình thường (dạng hoang dại).
a) Cho giao phối ruồi đực hoang dại với ruồi cái đột biến. Tính tỷ lệ kiểu gen giữa những
con ruồi còn sống sót ở F1 và F2.
b) Tỷ lệ giữa ruồi đực với ruồi cái ở F1 và F2 là bao nhiêu?
c) Tỷ lệ giữa dạng hoang dại và dạng đột biến ở F1, F2 là bao nhiêu?
bài 5. Ở gà: E: lông mọc sớm ≫ e: lông mọc muộn. B: lông đốm ≫ b: lông đen.
_ Các gen b và e liên kết với giới tính và cho tần số hoán vị gen là 20%.
_ Đem gà mái đen, lông mọc sớm lai với gà trống thuần chủng về 2 tính trạng đốm và lông mọc
muộn để thu nhận F1. Sau đó cho các con gà F1 giao phối với nhau được F2.
a) Viết sơ đồ lai nếu không có hoán vị gen xảy ra.
b) Tỉnh tỷ lệ phân li kiểu hình và kiểu gen ở F2 khi có xảy ra hiện tượng hoán vị gen.
bài 6. Ở người, gen lặn m gây bệnh mù màu và gen lặn d gây bệnh teo cơ. Cả 2 bệnh này đều
di truyền liên kết giới tính. Một phụ nữ không có biểu hiện cả 2 bệnh này lấy một người chồng cũng
không có biểu hiện cả 2 bệnh trên. Họ sinh được một số con trai và con gái. Trong số đó có con trai và
con gái không biểu hiện bệnh, có con trai biểu hiện bệnh teo cơ, có con trai biểu hiện bệnh mù màu và có
con trai bị cả 2 bệnh.

a) Xác định kiểu gen của bố mẹ.
b) Giải thích?
bài 7. Gọi m là gen quy định bệnh mù màu, d là gen quy định bệnh teo cơ. Các gen này cùng
nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, ở đoạn không tương đồng. một cặp vợ chồng có kiểu hình bình
thường sinh ra một con trai bị mù màu nhưng không bị teo cơ.
_ Cho biết không có đột biến phát sinh.
a) Hãy viết các kiểu gen có thể có của đứa trẻ và của bố mẹ về các gen nêu trên.
b) Xác định kiểu gen và kiểu hình ở thể hệ con tương ứng với mỗi sơ đồ lai giữa từng kiểu
gen của bố mẹ.
2

×