Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Phân tích các hình thức chế tài trong HĐMBTS theo quy định của Luật dân sự và các hình thức chế tài trong hợp đồng mua bán hàng hoá theo quy định của LTM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.82 KB, 16 trang )

Phân tích các hình thức chế tài trong HĐMBTS theo quy định của Luật dân sự và các hình thức chế tài trong hợp
đồng mua bán hàng hoá theo quy định của LTM
ĐẶT VẤN ĐỀ
Liên kết, hợp tác là tiền đề có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của một nền
kinh tế. Ở đó, các tổ chức, cá nhân thường xuyên phải quan hệ với nhau, xác lập và
thực hiện các giao dịch để hướng tới những lợi ích nhất định. Dưới góc độ pháp lý, các
thỏa thuận hợp pháp có giá trị ràng buộc giữa các bên và được pháp luật bảo vệ. Lợi
ích của một chủ thể chỉ được thỏa mãn khi đối tác của họ thực hiện nghiêm chỉnh các
nghĩa vụ đã cam kết. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, việc thực hiện không đúng
hoặc không đầy đủ của các bên còn xảy ra khá phổ biến. Vì vậy, việc xây dựng một cơ
chế thích đáng để xử lý là vấn đề luôn được các nhà lập pháp quan tâm.
Ở Việt Nam, từ năm 2005, khi Bộ luật Dân sự 2005
1
và Luật Thương mại 2005
2
được sửa đổi, cơ bản, vấn đề xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng đã có những
thay đổi rõ nét, góp phần tích cực vào việc thúc đẩy sự phát triển của hoạt động kinh tế.
Tuy nhiên, việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn mấy năm qua về hợp đồng nói chung
và các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng nói riêng đã phát sinh
nhiều khó khăn, vướng mắc. Các nguyên nhân chủ yếu là pháp luật còn tồn tại sự
chồng chéo, không thống nhất; nhiều trường hợp còn chưa có quy phạm điều chỉnh.
Mặt khác, một số quy định còn có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau, dẫn đến sự áp
dụng không thống nhất trong thực tiễn. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, đề
tài “Phân tích các hình thức chế tài trong hợp đồng mua bán tài sản
3
theo quy định
của Luật dân sự và các hình thức chế tài trong hợp đồng mua bán hàng hoá
4
theo quy
định của Luật thương mại” sẽ làm rõ thêm các quy định của pháp luật liên quan đến
chế tài hợp đồng.


GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Một số khái niệm chung
1. Khái niệm về HĐMBTS
Hợp đồng dân sự là khái niệm chung nhất và cũng là cơ bản nhất trong chế định hợp
đồng theo pháp luật Việt Nam. Khái niệm HĐMBTS được đề cập tại điều 428 BLDS,
theo đó “HĐMBTS là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao
tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền
cho bên bán”. Qua định nghĩa về HĐMBTS được nêu trong điều luật, có thể thấy,
HĐMBTS có những đặc điểm pháp lý sau đây:
1
Từ nay gọi tắt là BLDS
2
Từ nay gọi tắt là LTM
3
Từ nay gọi tắt là HĐMBTS
4
Từ nay gọi tắt là HĐMBHH
N02 – TL1 – Nhóm 2 Page 1
Phân tích các hình thức chế tài trong HĐMBTS theo quy định của Luật dân sự và các hình thức chế tài trong hợp
đồng mua bán hàng hoá theo quy định của LTM
Thứ nhất, là hợp đồng ưng thuận
Thứ hai, là hợp đồng có đền bù
Thứ ba, là hợp đồng song vụ
Thứ tư, HĐMBTS là hợp đồng có mục đích chuyển giao quyền sở hữu đối với tài
sản. Vì vậy, khi hợp đồng được giao kết, sẽ phát sinh hậu quả pháp lý là chấm dứt quyền
sở hữu của một chủ thể cụ thể và phát sinh quyền của chủ sở hữu mới đối với tài sản.
2. Khái niệm về HĐMBHH
Quan hệ mua bán hàng hoá được xác lập và thực hiện thông qua hình thức pháp lí là
hợp đồng mua bán hàng hoá. HĐMBHH có bản chất chung của hợp đồng, là sự thoả
thuận nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua

bán. Dù LTM không đưa ra định nghĩa về HĐMBHH song có thể các định bản chất
pháp lí của HĐMBHH trong thương mại trên cơ sở Điều 428 của BLDS về HĐMBTS.
Do đó, HĐMBHH trong thương mại là một dạng cụ thể của HĐMBTS, dù vẫn mang
những nét đặc thù riêng. HĐMBHH có những đặc điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, về chủ thể, HĐMBHH được thiết lập giữa các chủ thể chủ yếu là thương
nhân, các cá nhân tham gia hoạt động thương mại thường xuyên.
Thứ hai, về hình thức, HĐMBHH được thiết lập theo cách thức nào mà cả hai bên
thể hiện được sự thỏa thuận mua bán hàng hóa giữa các bên. Hình thức của HĐMBHH
được quy định tại Điều 24 LTM
Thứ ba, về đối tượng, HĐMBHH có đối tượng là hàng hóa. LTM quy định :
“Hàng hoá bao gồm :
a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;
b) Những vật gắn liền với đất đai.”
Như vậy, hàng hoá trong thương mại là đối tượng mua bán có thể là hàng hoá hiện
đang tồn tại hoặc sẽ có trong tương lai, hàng hoá có thể là động sản hoặc bất động sản
được phép lưu thông thương mại và phải loại trừ một số hàng hoá đặc biệt chịu sự điều
chỉnh riêng như cổ phiếu, trái phiếu…
Thứ tư, về nội dung, HĐMBHH thể hiện quyền và nghĩa vụ cả các bên trong quan hệ
mua bán, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho
bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng hóa và trả tiền cho bên bán.
3. Vi phạm hợp đồng mua bán
BLDS cũng như LTM đều không đề cập đến: thế nào là hành vi vi phạm HĐMB tài
sản/hàng hóa. Tuy nhiên, dựa trên cơ sở về Điều 302 BLDS về Trách nhiệm dân sự do
N02 – TL1 – Nhóm 2 Page 2
Phân tích các hình thức chế tài trong HĐMBTS theo quy định của Luật dân sự và các hình thức chế tài trong hợp
đồng mua bán hàng hoá theo quy định của LTM
vi phạm nghĩa vụ dân sự, có thể xây dựng những trường hợp được coi là vi phạm
HĐMB tài sản/hàng hóa như sau:
- Bên bán vi phạm HĐMB tài sản/hàng hóa và buộc phải chịu chế tài (trừ
trường hợp các bên có thỏa thuận khác) khi không thực hiện nghĩa vụ giao tài sản/hàng

hóa hoặc giao không đúng, không đủ số lượng cũng như chất lượng như đã cam kết.
- Bên bán không cung cấp đầy đủ thông tin về tài sản/hàng hóa là đối tượng
của HĐMB tài sản/hàng hóa cho bên mua, không thông báo về những khuyết tật của
tài sản/hàng hóa cho bên mua.
- Bên bán không có quyền sở hữu đối với tài sản/hàng hóa là đối tượng của
HĐMB tài sản/hàng hóa.
- Bên mua không thực hiện nghĩa vụ giao tiền, hoặc thực hiện nghĩa vụ giao
tiền không đúng thời gian, địa điểm như đã cam kết.
Bên vi phạm, đã vi phạm một trong những trường hợp đã nêu trên, dù là bên bán
hay bên mua, đều phải chịu chế tài do vi phạm HĐMB tài sản/hàng hóa theo quy định
của pháp luật (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác).
Tuy nhiên, trong trường hợp cá biệt, trong HĐMB tài sản/hàng hóa, nếu một bên
không thực hiện được nghĩa vụ của mình do lỗi của bên kia thì có quyền yêu cầu bên
kia vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình hoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi
thường thiệt hại (điều 417 BLDS); nếu một bên không thực hiện được nghĩa vụ mà các
bên đều không có lỗi thì bên không thực hiện được nghĩa vụ không có quyền yêu cầu
bên kia thực hiện nghĩa vụ đối với mình. Trong trường hợp một bên đã thực hiện được
một phần nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu bên kia thực hiện phần nghĩa vụ tương ứng đối
với mình (điều 418 BLDS).
II. Chế tài trong hợp đồng mua bán tài sản
Vi phạm hợp đồng là việc một bên chủ thể trong hợp đồng đã không thực hiện,
thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ những nghĩa vụ đã cam kết
trong hợp đồng. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng là việc bên vi phạm hợp đồng
phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi mà pháp luật qui định do việc vi phạm
hợp đồng. Cụ thể là phải gánh chịu những chế tài đã được BLDS 2005 quy định
dưới đây.
1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng:
Là việc triển khai tất cả các nội dung mà các bên đã cam kết trong hợp đồng,
thực hiện hợp đồng do đó là một hệ quả tất yếu của việc giao kết hợp đồng. Các
bên phải hoàn thành nghĩa vụ của mình để bảo đảm quyền lợi cho phía bên kia.

N02 – TL1 – Nhóm 2 Page 3
Phân tích các hình thức chế tài trong HĐMBTS theo quy định của Luật dân sự và các hình thức chế tài trong hợp
đồng mua bán hàng hoá theo quy định của LTM
Nghĩa vụ chuyển giao tài sản là nghĩa vụ phổ biến trong hợp đồng mua bán tài sản.
Bên có nghĩa vụ chuyển giao tài sản phải thực hiện nghĩa vụ của mình và việc
không thực hiện nghĩa vụ chuyển giao tài sản là một trong các nguyên nhân làm
phát sinh TNDS do vi phạm hợp đồng.
Hành vi vi phạm là hành vi đã không thực hiện đúng những nghĩa vụ đã cam kết
trong hợp đồng:
+ Không thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng.
+ Thực hiện không đúng các nghãi vụ như đã thỏa thuận.
+ Thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ đã thỏa thuận
Đối với các trường hợp thực hiện nghĩa vụ không đúng thời gian thỏa thuận, như
thực hiện trước thời hạn hoặc thực hiện muộn nghĩa vụ chuyển giao tài sản, thì việc
chậm nghĩa vụ cũng là một căn cứ khác làm phát sinh trách nhiệm của bên vi phạm
nghĩa vụ.
Việc thực hiện hợp đồng vẫn là mối quan tâm hàng đầu của các bên khi tham gia
kí kết hợp đồng nên nếu xảy ra trường hợp nghĩa vụ của hợp đồng được thực hiện
không đúng, bên có quyền trước tiên thường áp dụng chế tài buộc vi phạm thực
hiện đúng hợp đồng, đảm bảo cho các bên đạt được các lợi ích mà họ mong muốn
từ việc giao kết hợp đồng. Trên thực tế có những trường hợp tiền phạt vi phạm hay
tiền bồi thường thiệt hại không thể thay thế được các lợi ích từ việc thực hiện đồng.
Trừ khi đã cố gắng nhưng không khắc phục được vi phạm, bên có quyền mới áp
dụng các biện pháp chế tài khác như hủy bỏ hợp đồng, phạt vi phạm (nếu hai bên có
thỏa thuận) hay yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có thiệt hại xảy ra).
2. Phạt vi phạm
BLDS 2005 đã xác định bản chất của phạt vi phạm hợp đồng là một trong các nội
dung của hợp đồng mà các bên có thể thỏa thuận ( khoản 7 Điều 402 BLDS năm
2005). Với vị trí là một điều khoản của hợp đồng, phạt vi phạm đóng vai trò như
một loại trách nhiệm dân sự khi các bên tham gia hợp đồng vi phạm hợp đồng. Phạt

vi phạm chỉ áp được áp dụng theo sự thỏa thuận của các bên, theo đó bên vi phạm
nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm (khoản 1 Điều 422 BLDS
năm 2005).
Cũng theo quy định tại khoản 3 Điều 422 BLDS năm 2005, các bên khi đã thoat
thuận phạt vi phạm vẫn có thể thỏa thuận hoặc không thỏa thuận về vấn đề bồi
N02 – TL1 – Nhóm 2 Page 4
Phân tích các hình thức chế tài trong HĐMBTS theo quy định của Luật dân sự và các hình thức chế tài trong hợp
đồng mua bán hàng hoá theo quy định của LTM
thường thiệt hại. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về bồi thường thiệt
hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm. Nếu có thỏa thuận về
bồi thường thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. Như vậy, phạt vi phạm có
thể được các bên áp dụng như một hình thức trách nhiệm đơn nhất hoặc đồng thời
với trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Mức phạt vi phạm là một khoản tiền nhất định mà bên vi phạm nghĩa vụ phải
nộp cho bên bị vi phạm. Các bên có thể ấn định một mức phạt nhất định khi thỏa
thuận hợp đồng hoặc chỉ thỏa thuận một mức phần trăm tương đối dựa trên phần
nghĩa vụ bị vi phạm và mức đó bị giới hạn bởi các quy định của pháp luật. Tại
BLDS 2005, mức phạt vi phạm được quy định mở, tức là để cho các bên tự thỏa
thuận mức phạt vi phạm (khoản 2 Điều 422 BLDS 2005). Khi được tự do thỏa
thuận mức phạt vi phạm, thì vấn đề khoản tiền phạt là bao nhiêu hoàn toàn phụ
thuộc vào ý chí của các bên khi tham gia giao kết hợp đồng.
Khi áp dụng điều khoản phạt vi phạm, các bên có thể thỏa thuận một khoản tiền
cụ thể, cũng có thể đề ra mức phạt dựa trên giá trị nghĩa vụ của hợp đồng. Trong
BLDS 2005 không có quy định nào về giới hạn của mức phạt vi phạm.
3. Bồi thường thiệt hại
Đây là hình thức TNDS nhằm buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại phải khắc
phục hậu quả bằng cách bù đắp, đền bù tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần
cho bên bị thiệt hại. Trong các hình thức TNDS trong hợp đồng thì BTTH là một
hình thức trách nhiệm thông dụng nhất.
Trong BLDS 2005, vấn đề TNBTTH được quy định tại Điều 307. BLDS không

định nghĩa thế nào là BTTH mà chỉ quy định về trách nhiệm thiệt hại mang tính
chất liệt kê, bao gồm hai loại trách nhiệm khác nhau: TNBTTH về vật chất và
TNBTTH về tinh thần. Tuy nhiên, trong quan hệ hợp đồng, với tính chất đền bù
ngang giá, người ta chỉ chấp nhận bồi thường các thiệt hại về vật chất, còn các thiệt
hại về tinh thần không được chấp nhận bồi thường.
Theo quy định tại Điều 402 BLDS 2005, thì các bên có thể thỏa thuận trách
nhiệm do vi phạm hợp đồng với tư cách là một trong các nội dung của hợp đồng.
Các bên có thể thỏa thuận trước về việc bồi thường thiệt hại cũng như xác định
trước trong hợp đồng một mức bồi thường cụ thể bằng tiền. Tuy nhiên, khác với
phạt vi phạm là chỉ được áp dụng nếu như các bên có thỏa thuận trước về phạt vi
N02 – TL1 – Nhóm 2 Page 5
Phân tích các hình thức chế tài trong HĐMBTS theo quy định của Luật dân sự và các hình thức chế tài trong hợp
đồng mua bán hàng hoá theo quy định của LTM
phạm, đối với BTTH, cho dù các bên có thỏa thuận về vấn đề BTTH do vi phạm
hợp đồng hay không, thì khi xảy ra thiệt hại, bên gây thiệt hại vẫn phải bồi thường
theo quy định của pháp luật. TNBTTH nhắm tới mục đích quan trọng nhất là bồi
hoàn, bù đắp, khôi phục lợi ích vật chất bị thiệt hại cho bên bị vi phạm. Có thể nói
rằng, BTTH là chế tài quan trọng và cơ bản nhất nhằm bảo đảm lợi ích của các bên
khi hợp đồng bị vi phạm, tạo ra khả năng đảm bảo lợi ích một cách tối đa cho mọi
bên có liên quan trong quan hệ hợp đồng. Chính vì thế, chế tài này được áp dụng
cho hầu hết các hành vi vi phạm hợp đồng.
Theo khoản 2 Điều 307 của BLDS 2005, những thiệt hại được xác định trong
trường hợp phải bồi thường bao gồm những tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để
ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập bị mất hoặc bị giảm sút. Tài sản
có thể là tài sản hiện hữu cũng có thể là tài sản sẽ có trong tương lai.
Khi tính toán các khoản thiệt hại về tài sản phải bồi thường, cần lưu ý rằng pháp
luật quy định bên vi phạm chỉ phải bồi thường đối với những tổn thất thực tế, tính
được thành tiền, còn các thiệt hại khác về tinh thần, danh dự, uy tín do việc vi phạm
hợp đồng gây ra sẽ không được BTTH. Thiệt hại được bồi thường là toàn bộ những
tổn thất thực tế phát sinh. Do đó, thiệt hại thực tế là bao nhiêu thì bên vi phạm phải

bồi thường bấy nhiêu.Ta có thể tính dựa trên công thức sau:
Mức BTTH = tổn thất về tài sản + chi phí hợp lý (để ngăn chặn, hạn chế, khắc
phục thiệt hại) + thu nhập thực tế bị mất (bị giảm sút)
4. Hủy hợp đồng
Theo Điều 419 và 420 Bộ luật dân sự Việt Nam, “một bên có quyền hủy bỏ hợp
đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện
hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”; “một bên có quyền
đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên
kia vi phạm hợp đồng là điều kiện đình chỉ mà các bên đã thỏa thuận hoặc pháp luật
có quy định”. Vậy, theo Bộ luật dân sự, khi hợp đồng không được thực hiện, bên
không được thực hiện có quyền hủy bỏ, đình chỉ hợp đồng nếu điều đó đã được
thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Trong thực tế rất nhiều hợp đồng không có
điều khoản cho phép một bên hủy bỏ hay đình chỉ hợp đồng khi bên kia có vi phạm
N02 – TL1 – Nhóm 2 Page 6

×