Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (907.4 KB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
o0o
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN
TRONG
HP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC
TẾ
Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện:
Diệp Ngọc Dũng Dương Bảo Trân
MSSV: 5044007
Lớp: Luật Thương Mại K30
Năm 2008
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Hiện nay, khi mà việc hội nhập kinh tế quốc tế và việc mở rộng tăng
cường các mối quan hệ hợp tác với nước ngo
ài là một nhu cầu thiết yếu, không
thể thiếu thì việc tham gia ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế cũng là
m
ột vấn đề được quan tâm nhất.
Mặt khác, vì hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là một hợp đồng liên
quan t
ới yếu tố nước ngoài nên việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc
tế sẽ liên quan tới việc hợp tác mua bán với các nước khác nhau. Vì vậy việc
tham gia thực hiện chúng là một vấn đề không đơn giản. Trong đó nổi bật nhất
là các bên khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế sẽ có những quyền và
ngh
ĩa vụ gì?
N
ắm được vấn đề đó, và cũng nhằm tạo lập một khuôn khổ pháp lý hoàn


ch
ỉnh phù hợp với pháp luật quốc tế. Bên cạnh đó cũng nhằm xác định và bảo
vệ lợi ích hợp pháp của các bên khi tham gia hợp đồng mua bán hàng hoá quốc
tế, chúng ta nên tìm hiểu rõ hơn vì quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp
đồng mua bán h
àng hoá quốc tế
Tuy nhiên, quy định của chúng ta về vấn đề này còn rất chung chung,
thiếu sự rõ ràng và chưa đảm bảo thực thi trên thực tế, từ đó chưa thực sự bảo
vệ được quyền lợi các bên khi tham gia giao kết hợp đồng
Trong khi đó, ở một chuẩn mực nhất định, đứng ở góc độ bản chất
của
một quan hệ hợp đồng thì đây là việc chúng ta cần nắm rõ để hoàn thiện hơn
nữa hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Chính vì thế, về vấn đề này rất cần có
một sự nghiên cứu toàn diện và hệ thống
Với suy nghĩ đó, nên tôi quyết định chọn đề tài: “Quyền và nghĩa vụ của
các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế” làm đề tài luận văn tốt
nghiệp của mình .
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài:
Mục đích chính của đề tài là tiếp cận nghiên cứu một cách có hệ thống
các quy định hiện h
ành của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể
trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế và thực tiễn áp dụng các quy
định này, để từ đó phát hiện những tính bất hợp lý v
à bất cập của các quy định
này. Qua đó đề xuất một v
ài giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của luật.
Với mục tiêu trên đề tài xác định nhiệm vụ là:
 Nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định hiện hành của
pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá
qu

ốc tế.
 Nghiên cứu thực tiễn thi hành các quy định này, đồng thời có sự
so sánh giữa các quy định của luật và thực tiễn thực hiện cũng như giữa các quy
định của Việt Nam với các nước về c
ùng một vấn đề. Từ đó phát hiện ra những
thiếu sót, bất cập trong các quy định của luật về vấn đề này.
 Đề xuất phương hướng hoàn thiện, thu hẹp dần khoảng cách khác
biệt giữa pháp luật quốc gia với pháp luật các nước.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc
tế không chỉ được ghi nhận trong pháp luật của các nước khác như: Anh, Pháp,
Hoa K
ỳ… Và để thuận lợi hơn cho việc nghiên cứu cũng như có sự tập trung
hơn trong việc thể hiện đề t
ài, trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ đề cập đến
quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo
pháp luật của Việt Nam .
4. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn được thể hiện thông qua việc sử dụng một số phương thức sau:
phân tích, tổng hợp, liệt kê, so sánh…. Nhằm giải quyết và tìm hiểu những vấn
đề đặt ra trong tiểu luận. Để từ đó có được một cái nh
ìn đúng đắn về quyền và
ngh
ĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo pháp luật
Việt Nam
5. Kết cấu của luận văn:
Ngoài mục lục, lời nói đầu, về kết cấu luận văn được thể hiện như sau:
Chương 1: Khái quát về hợp đồng mua bán h
àng hoá quốc tế
Chương 2: Quyền của

các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm ho
àn thiện quyền và nghĩa vụ của các
bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
Họ tên: Dương Bảo Trân
MSSV: 5044007
L
ớp: Luật Thương mại _ K30
BÀI BÁO CÁO LUẬN VĂN
Như đ
ã biết, hiện nay, khi mà việc hội nhập kinh tế quốc tế và việc mở
rộng tăng cường các mối quan hệ hợp tác với nước ngoài là một nhu cầu thiết
yếu, không thể thiếu thì việc tham gia ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc
tế cũng là một vấn đề được quan tâm nhất.
Mặt khác, vì hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là một hợp đồng liên
quan t
ới yếu tố nước ngoài nên việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc
tế sẽ liên quan tới việc hợp tác mua bán với các nước khác nhau. Vì vậy việc
tham gia thực hiện chúng là một vấn đề không đơn giản. Trong đó nổi bật nhất
là các bên khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế sẽ có những quyền và
ngh
ĩa vụ gì? Quyền và nghĩa vụ của các bên được pháp luật các nước trên thế
giới quy định như thế nào?
N
ắm được vấn đề đó, và cũng nhằm tạo lập một khuôn khổ pháp lý hoàn
ch
ỉnh phù hợp với pháp luật quốc tế. Bên cạnh đó cũng nhằm xác định và bảo
vệ lợi ích hợp pháp của các bên khi tham gia hợp đồng mua bán hàng hoá quốc

tế, chúng ta nên tìm hiểu rõ hơn vì quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp
đồng mua bán h
àng hoá quốc tế
Tuy nhiên, quy định của chúng ta về vấn đề n
ày còn rất chung chung,
thiếu sự rõ ràng và chưa đảm bảo thực thi trên thực tế, từ đó chưa thực sự bảo
vệ được quyền lợi các bên khi tham gia giao kết hợp đồng
Trong khi đó, ở một chuẩn mực nhất định, đứng ở góc độ bản chất của
một quan hệ hợp đồng thì đây là việc chúng ta cần nắm rõ để hoàn thiện hơn
nữa hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Chính vì thế, về vấn đề này rất cần có
một sự nghiên cứu toàn diện và hệ thống
Với suy nghĩ đó, nên em quyết định chọn đề tài: “Quyền và nghĩa vụ của
các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế” làm đề tài luận văn tốt
nghiệp của mình .
Đề tài này, em chia làm 3 chương
Chương 1: Khái quát về hợp đồng mua bán h
àng hóa quốc tế:
Trong chương này, em xin tr
ình bày sơ lược qua về khái niệm, đặc điểm
và vai trò của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đồng thời tìm hiểu về nguồn
luật điều chỉnh của qua hệ hợp đồng này
- V
ề khái niệm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: thì chúng ta có
th
ể hiểu một cách đơn giản nhất là có sự trao đổi mua bán hàng hóa giữa các
nước khác nhau trong đó có sự thỏa thuận giữa b
ên bán và bên mua. Bên bán
ph
ải cung cấp hàng hóa, chuyển giao các chứng từ liên quan tới hàng hóa và
quy

ền sở hữu hàng hóa, bên mua phải thanh toán tiền hàng và nhận hàng.
- V
ề đặc điểm của hợp đồng: vì hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là
l
ọai hợp đồng gắn liền với yếu tố nước ngoài nên hợp đồng mua bán hàng hóa
qu
ốc tế có các đặc điểm phân biệt sau so với hợp đồng mua bán hàng hóa trong
nước:
+ Về đồng tiền thanh toán: sẽ là ngọai tệ ít nhất đối với một bên hoặc
có thể hai bên hay nói cách khác là tùy theo sự thỏa thuận, có thể là đồng tiền
của nước người bán, nước người mua hoặc đồng tiền của nước thứ ba
+ Về chủ thể: trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì chủ thể
của lọai hợp đồng này phải mang quốc tịch khác nhau hay nói cách khác vấn đề
quốc tịch được đặt ra
+ V
ề đối tượng: cũng là hàng hóa nhưng ở đây hàng hóa phải được
chuyển từ nước người bán sang nước người mua
+ Về luật áp dụng: luật áp dụng điều chỉnh cho hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế sẽ phức tạp hơn nhiều so với hợp đồng mua bán hàng hóa
trong nước do lọai hợp đồng này có tính chất quốc tế. Cho nên, nó sẽ được điều
chỉnh bởi các nguồn chủ yếu sau: pháp luật quốc gia, điều ước quốc tế và tâp
quán v
ề thương mại quốc tế
- Về vai trò của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: có vai trò mở rộng
quan hệ hợp tác giữa các quốc gia khác nhau giúp cho các quốc gia cùng nhau
h
ợp tác, cùng nhau phát triển
- Về nguồn luật áp dụng: vì hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là dạng
hợp đồng liên quan tới nước ngoài nên nguồn luật điều chỉnh tương đối phức
tạp. Cụ thể, các nguồn luật sau sẽ là các nguồn điều chỉnh hợp đồng mua bán

hàng hóa quốc tế: pháp luật quốc gia, điều ước quốc tế, tập quán về thương mại
quốc tế và trong một số trường hợp còn có các tiền lệ pháp (án lệ) về thương
mại. Các nguồn này do các bên thỏa thuận áp dụng
Đó là tất cả những vấn đề m
à em càn trình bày trong chương 1, và qua
chương 2, em xin tr
ình bày quyền của các bên trong hợp đồng mua bán hàng
hóa qu
ốc tế
Như đ
ã biết, bên mua với tư cách là bên nhận hàng do bên bán cung cấp
nen khi tham gia thực hiện hợp đồng thì bên mua sẽ các quyền sau đối với bên
bán: quy
ền yêu cầu người bán giao hàng đúng địa điểm và thời gian được quy
định trong hợp đồng, giao đúng số lượng v
à chất lượng của hàng hóa, giao các
ch
ứng từ liên quan tới hàng hóa, mặt khác, người mua còn có quyền yêu cầu
đối với việc sở hữu hàng hóa… Đó là các quyền cơ bản của người mua được
pháp luật quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của người mua khi người mua thực
hiện trong quá trình giao kết hợp đồng. Mặt khác, pháp luật cũng có quy định
các quyền để bảo vệ quyền lợi của bên bán Khác với bên mua, bên bán là bên
cung c
ấp hàng hóa cho bên mua nên bên bán trong quá trình thực hiện hợp
đồng sẽ có các quyền sau: quyền y
êu cầu người mua nhận hàng và quyền yêu
c
ầu người mua thanh toán tiền hàng
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU

Chương 1: Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: 1
1.1 Nh
ận thức chung về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: 1
1.1.1 Khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 1
1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 19
1.1.3 Vai trò c
ủa hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 20
1.2 Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 21
1.2.1 Pháp luật của Quốc gia 21
1.2.2 Điều ước Quốc tế 23
1.2.3 T
ập quán thương mại 24
1.2.4 Ti
ền lệ pháp (án lệ) thương mại 25
Chương 2: Quyền của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: 27
2.1 Quy
ền của người mua trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 27
2.1.1 Quyền của người mua trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa
qu
ốc tế 27
2.1.1.1 Quy
ền liên quan tới việc yêu cầu người bán giao hàng 27
2.1.1.1.1 Quy
ền yêu cầu người bán giao hàng đúng địa điểm 27
2.1.1.1.2 Quy
ền yêu cầu người bán giao hàng đúng thời gian 29
2.1.1.1.3 Quy
ền yêu cầu người bán giao hàng đúng số lượng và chất lượng của
hàng hóa 30
2.1.1.2 Quy

ền yêu cầu người bán giao các chứng từ liên quan tới hàng hóa 32
2.1.1.3 Quy
ền liên quan tới sở hữu đối với hàng hóa 34
2.1.2 Quy
ền của người mua khi người bán có hành vi vi phạm hợp đồng 36
2.1.2.1 Yêu c
ầu người bán thực hiện thực sự 36
2.1.2.2 Quy
ền tuyên bố hủy hợp đồng 39
2.1.2.3 Quy
ền yêu cầu bồi thường thiệt hại 41
2.2 Quyền của người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 46
2.2.1 Quyền của người bán trong quá trình thực hiện hơp đồng 47
2.2.1.1 Quy
ền yêu cầu người mua nhận hàng 47
2.2.1.2 Quy
ền yêu cầu người mua thanh toán tiền hàng 48
2.2.2 Quy
ền của người bán khi người mua có hành vi vi phạm hợp đồng 53
2.2.2.1 Yêu c
ầu người mua thực hiện thực sự 53
2.2.2.2 Quy
ền tuyên bố hủy hợp đồng 54
2.2.2.3 Quy
ền yêu cầu bồi thường thiệt hại 55
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quyền và nghĩa vụ của các bên
trong h
ợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 58
K
ẾT LUẬN 62

TÀI LI
ỆU THAM KHẢO 65


Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Diệp Ngọc Dũng
SVTH: Dương Bảo Trân
Trang 1
CHƯƠNG 1:
KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG
MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ
Trước khi đi vào tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế chúng ta nên tìm hiểu sơ lược về hợp đồng mua bán hàng hóa
qu
ốc tế. Vì thông qua hợp đồng này chúng ta sẽ có cách hiểu một cách đúng đắn nhất
các bên sẽ có quyền và nghĩa vụ gì khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Và điều n
ày cũng đã giải thích tại sao pháp luật của các nước nói chung cũng như
pháp luật của Việt Nam nói riêng lại ghi nhận quyền và nghĩa vụ của các bên trong
h
ợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Trong phần đầu, tôi xin lần lượt trình bày khái
ni
ệm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, đặc điểm và vai trò của loại hợp đồng
này đồng thời t
ìm hiểu qua nguồn luật điều chỉnh của quan hệ hợp đồng này.
1.1 Nhận thức chung về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế:
1.1.1 Khái niệm về hợp đồng mua bán quốc tế:
Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là dạng hợp đồng được các chủ thể của
quan hệ thương mại quốc tế sử dụng phổ biến và thường xuyên nhất trong các hoạt
động thương mại của m
ình vì đời sống kinh tế toàn cầu chuyển động liên tục không

ngừng, các hoạt động thương mại quốc tế đang từng ngày từng giờ góp phần tích cực
làm thay đổi diện mạo của các quốc gia, của các khu vực v
à toàn thế giới. Ngày nay,
khái ni
ệm về thương mại không chỉ còn bó hẹp trong cách hiểu về thương mại hàng
hoá, d
ịch vụ mà còn mở rộng ra trong lĩnh vực thương mại đầu tư và sở hữu trí tuệ.
Tính quốc tế trong các giao lưu thương mại ngày càng đươc thể hiện rõ nét với sự
tham gia rộng rãi của các chủ thể khác nhau về quốc tịch, sự dịch chuyển liên tục hàng
hoá, d
ịch vụ, sức lao động qua biên giới, sự trao đổi các đồng ngoại tệ, sự luân chuyển
của các dòng vốn đầu tư, hay sự chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia và các vùng
lãnh th
ổ…Trong đó, các giao dịch trong lĩnh vực thương mại hàng hoá, chủ yếu thông
qua các hợp đồng luôn diễn ra “sôi động nhất” giữ vị trí trung tâm trong các giao dịch
thương mại quốc tế.
Nên hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế mang đầy đủ các đặc
trưng cơ bản của
hợp đồng thương mại quốc tế (hợp đồng thương mại có yếu tố nước
ngoài). Tính quốc tế hay đặc điểm có yếu tố nước ngoài của quan hệ chính là điểm
phân biệt của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế với hợp đồng mua bán thông
thường.
Yếu tố nước ngoài có thể được quy định khác nhau trong pháp luật của các
quốc gia cũng như trong pháp luật quốc tế, nhưng nhìn chung đó là các yếu tố liên
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Diệp Ngọc Dũng
SVTH: Dương Bảo Trân
Trang 2
quan tới quốc tịch, nơi cư trú hoặc trụ sở của các chủ thể, liên quan tới nơi xác lập hợp
đồng, nơi thực hiện hợp đồng hoặc nơi
có tài sản là đối tượng của hợp đồng.

1
Ngoài ra, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế còn mang những đặc trưng cơ
bản của hợp đồng mua bán tài sản. Ở đó, có sự thỏa thuận giữa bên bán và bên mua,
nh
ằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ mua bán. Theo đó, bên bán có nghĩa vụ
chuyển quyền sở hữu tài sản là đối tượng của hợp đồng cho bên mua, còn bên mua có
ngh
ĩa vụ nhận hàng và thanh toán giá trị hàng hóa cho bên bán theo thỏa thuận. Với
những đặc điểm đó, nên hợp đồng mua bán hàng hóa là hợp đồng song vụ, có đền bù.
Nó là h
ợp đồng song vụ vì ở đó có sự trao đổi mua bán hàng hóa giữa bên bán và bên
mua hay nói cách khác h
ợp đồng này chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận giữa hai
bên dựa trên ý chí của chính họ. Và trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu một trong
hai bên vi ph
ạm nghĩa vụ dẫn đến thiệt hại xảy ra cho bên còn lại thì bên vi phạm có
nghĩa vụ phải “đền bù” thiệt hại cho bên bị vi phạm. Nên hợp đồng mua bán hàng hóa
được gọi là hợp đồng song vụ và có đền bù là như thế. Và đó cũng chính là điểm phân
bi
ệt hợp đồng này với các loại hợp đồng được ký kết trong các lĩnh vực khác của
thương mại quốc tế như dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ…
Vì trong các loại hợp đồng này, cụ thể là hợp đồng được ký kết trong lĩnh vực
dịch vụ, trong lĩnh vực này, hợp đồng được thực hiện khi có sự thỏa thuận ngầm của
các bên, bên cung cấp dịch vụ đưa ra những điều kiện tiêu chuẩn về mặt hàng mà
mình cung c
ấp, nếu bên kia đồng ý hay chấp nhận về những gì mà bên cung cấp đưa
ra thì xem như hợp đồng đã được giao kết. Tuy nhiên, trong quá trình hợp đồng được
giao kết, nếu có thiệt hại hay tổn thất xảy ra cho bên được cung cấp thì họ sẽ không
được “đền b
ù” về những thiệt hại đó. Cho nên, ở đây, trong lĩnh vực này, sự “đền bù”

không có x
ảy ra. Và đó chính là điểm phân biệt của hợp đồng trong lĩnh vực dịch vụ
so với hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
nói riêng.
Tóm l
ại, từ một loạt phân tích trên ta có thể kết luận hợp đồng mua bán hàng
hóa qu
ốc tế là sự thỏa thuận giữa các bên mua bán ở các nước khác nhau trong đó quy
định b
ên bán phải cung cấp hàng hóa, chuyển giao các chứng từ có liên quan tới hàng
hóa và quy
ền sở hữu hàng hóa, bên mua phải thanh toán tiền hàng và nhận hàng.
2
Và từ khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
là sự thống nhất về ý chí giữa các bên trong quan hệ mua bán quốc tế (có yếu tố nước
ngoài) mà thông qua đó, sẽ thiết lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ

1
Xem TS. Nông Quốc Bình , giáo trình luật thương mại quốc tế - Trường Đại học luật Hà Nội – NXB Tư Pháp
Hà Nội, năm 2006.
2
Xem Dương Kim Thế Nguyên , Tập bài giảng Pháp luật về hoạt động xuất nhập khẩu , Khoa Luật – Trường
Đại học Cần Thơ, 2003, Tr
-3.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Diệp Ngọc Dũng
SVTH: Dương Bảo Trân
Trang 3
pháp lý giữa các chủ thể đó với nhau. Hay nói cách khác, vì hợp đồng mua bán hàng
hóa qu
ốc tế khác với các loại hợp đồng mua bán thông thường (vì có yếu tố nước

ngoài) nên chủ thể tham gia hợp đồng, đối tượng của hợp đồng cũng như hình thức và
n
ội dung của lọai hợp đồng này sẽ được quy định như sau:
- Về chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:
Vì h
ợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một dạng của hợp đồng thương mại
thuộc lĩnh vực thương mại quốc tế nên chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế cũng chính là chủ thể tham gia hoạt động thương mại quốc tế. Trong hoạt động
thương
mại quốc tế, thể nhân, pháp nhân, và quốc gia là các chủ thể tham gia hoạt
động n
ày nên các chủ thể đó cũng chính là các chủ thể của hợp đồng mua bán hàng
hóa qu
ốc tế.
+ Thể nhân: thể nhân ở đây là một con người cụ thể có đầy đủ những tiêu
chu
ẩn và hội đủ các điều kiện mà pháp luật quy định thì mới được xem là chủ thể
tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Xét về mặt pháp lý, một con người nếu
muốn trở thành chủ thể tham gia giao kết hợp đồng thì trước hết người đó phải là
người có đầy đủ tiêu chuẩn pháp lý mà pháp luật quy định. Và do nhiều nguyên nhân
khác nhau mà lu
ật pháp các nước có thể quy định một cách cụ thể hoặc không cụ thể
các điều kiện đối với một người khi tham gia quan hệ thương mại quốc tế nói chung,
tham gia thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng với tư cách chủ thể.
Nếu pháp luật quy định một cách cụ thể các tiêu chuẩn của chủ thể là thể nhân
thì chỉ những người có đầy đủ tất cả những yêu cầu mà pháp luật quy định mới có thể
trở thành chủ thể trong quan hệ thương mại quốc tế và mới có thể tham gia thực hiện
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Mặt khác, nếu pháp luật không quy định cụ thể các điều kiện để mọi người trở
thành chủ thể tham gia thực hiện hợp đồng, thì khi xem xét tư cách chủ thể của một

người tham g
ia thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế sẽ căn cứ vào những
quy định đối với chủ thể l
à thể nhân trong quan hệ pháp luật thương mại trong nước
đồng thời có tính đến các quy định có tính bổ sung. Nói cách khác, trong trường hợp
này, một thể nhân muốn trở thành chủ thể tham gia thực hiện hợp đồng mua bán hàng
hóa qu
ốc tế phải là cá nhân tham gia quan hệ thương mại trong nước đồng thời hội đủ
các điều kiện bổ sung theo quy định của pháp luật để có thể tham gia thực hiện hợp
đồng: Ví dụ, theo quy định của pháp luật
Việt Nam thì thể nhân khi đã hội đủ các điều
kiện trở thành chủ thể trong hoạt động thương mại trong nước nói chung, trong lĩnh
vực hợp đồng thương mại nói riêng, nếu muốn tham gia thực hiện hợp đồng mua bán
với nước ngoài thì phải có đầy đủ điều kiện do Chính Phủ quy định sau khi đã đăng
ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Điều 33 Luật Thương mại Việt Nam).
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Diệp Ngọc Dũng
SVTH: Dương Bảo Trân
Trang 4
Mặc dù, có những quy định cụ thể khác nhau, nhưng nhìn chung khi đề cập đến
việc xác định tư cách chủ thể của thể nhân trong quan hệ thương mại quốc tế nói
chung, trong lĩnh vực hợp đồng thương mại quốc tế nói riêng, luật pháp của hầu hết
các nước đều dựa tr
ên hai tiêu chuẩn pháp lý liên quan trực tiếp đến thể nhân đó là
tiêu chu
ẩn đối với các điều kiện nhân thân và tiêu chuẩn đối với các điều kiện về nghề
nghiệp của thể nhân.
 Thứ nhất: các điều kiện về nhân thân của thể nhân
Điều kiện nhân thân của một thể nhân là điều kiện pháp lý gắn liền với một con
cụ thể. Theo quy đỉnh của hầu hết các nước trên thế giới, việc xem xét về điều kiện
nhân thân của một người để trở thành chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

sẽ căn cứ vào năng lực pháp luật và năng lực hành vi của người đó. Nhưng trên thực
tế, để xem xét năng lực pháp luật và năng lực hành vi của một thể nhân, người ta dựa
vào ba tiêu chí liên quan trực tiếp đến thể nhân bao gồm: tuổi tác, tình trạng sức khỏe
và tình trạng tư pháp.
Về tuổi tác, luật pháp của hầu hết các nước quy định, một người muốn trở
thành chủ thể trong quan hệ thương mại quốc tế nói chung và hợp đồng mua bán hàng
hóa qu
ốc tế nói riêng, phải ở một độ tuổi nhất định. Luật pháp quy định như vậy bởi
vì ở độ tuổi này con người đã phát triển đầy đủ cả về thể lực và trí tuệ để thực hiện
những hành vi thương mại một cách độc lập. Ví dụ: Điều 488 Bộ luật Dân sự của
Pháp thì tất cả những người tròn 18 tuổi, có đủ điều kiện về tuổi để có thể trở thành
thương nhân; Theo quy định tại Điều 17 Luật Thương mại Việt Nam, thì cá nhân đủ
18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có đủ điều kiện để kinh doanh
thương mại theo quy định
của pháp luật, nếu có yêu cầu hoạt động thương mại thì
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận kinh doanh và trở thành
thương nhân.
3
Khi mà thể nhân đã đạt độ tuổi theo quy định của pháp luật thì thể nhân
đó đ
ã trở thành thương nhân và có thể tham gia ký kết hợp đồng thương mại nói
chung, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng.
Bên c
ạnh việc đưa ra tiêu chuẩn về tuổi tác, luật pháp của hầu hết các nước còn
đưa ra tiêu chuẩn về tình trạng sức khỏe để làm cơ sở pháp lý xác định tư cách của
chủ thể là thương nhân trong việc ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Những
người mặc dù đủ ti
êu chuẩn về độ tuổi nhưng tình trạng sức khỏe không bình thường
thì sẽ không được phép tham gia thực hiện hợp đồng với tư cách chủ thể. Những
người sức k

hỏe không bình thường là những người vì tuổi tác quá cao, hoặc do
thương tật, do bệnh tật…
mà không thể thể hiện đầy đủ ý chí của mình một cách độc

3
Xem : Diệp Ngọc Dũng, Tập bài giảng Luật Thương mại quốc tế, Khoa Luật – Trường Đại học Cần Thơ,
NXB Trường Đại học Cần Thơ, 2002.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Diệp Ngọc Dũng
SVTH: Dương Bảo Trân
Trang 5
lập.
4
Việc pháp luật quy định về điều kiện sức khỏe nhằm loại trừ những người bị hạn
chế năng lực hành vi tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế nói chung, tham gia
ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng.
Ngoài hai tiêu chí v
ừa nêu trên thì còn có tiêu chí về tình trạng tư pháp.
Theo quy định của pháp luật, t
ình trạng tư pháp của một người là một điều kiện
pháp lý b
ắt buộc cần phải xem xét để xác định người đó có đủ tư cách trở thành chủ
thể trong hoạt động thương mại quốc tế hay không. Về vấn đề này, luật pháp của các
nước đều quy định: Những người đang bị phạt t
ù, những người bị tòa án hoặc cơ quan
nhà nước có thẩm quyền cấm tham gia hoạt động thương mại sẽ không thể trở thành
ch
ủ thể trong hoạt động thương mại quốc tế và không thể tham gia ký kết hợp đồng
thương mại quốc tế cụ thể l
à hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Ví dụ: Điều 18
Luật Thương mại Việt Nam quy định: những người đang bị truy cứu trách nhiệm hình

s
ự; người đang chấp hành hình phạt tù; những người đang trong thời gian bị tòa án
tước quyền hành nghề vì vi phạm các tội buôn lậu, đầu cơ, buôn bán hàng cấm, làm
hàng gi
ả, buôn bán hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và
các t
ội khác theo quy định của pháp luật sẽ không đủ tư cách chủ thể tham gia hoạt
động thương mại quốc tế trong đó có lĩnh vực ký kết hợp đồng mua bán h
àng hóa
qu
ốc tế.
5
 Thứ hai: điều kiện về nghề nghiệp của thể nhân
Điều kiện về nghề nghiệp l
à một tiêu chí không thể thiếu để xác định tư cách
chủ thể của thể nhân đó. Một người tuy có đủ điều kiện về tuổi tác và có tình trạng
sức khỏe nhưng người đó đang làm một số nghề mà pháp luật cấm thì sẽ không được
trở thành chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Theo pháp luật của nhiều
nước, đặc biệt là các nước phương Tây th
ì những người đang làm một số nghề nhất
định sẽ không được tham gia hoạt động thương mại hay nói cách khác những người
này sẽ không được ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Ví dụ, theo Luật
Thương mại của Pháp th
ì những người làm các nghề như công chức, luật sư, bác sĩ,
công chứng viên, chấp hành viên… thì sẽ không được tham gia vào quan hệ thương
mại quốc tế.
Nhìn chung các quy định về tiêu chuẩn pháp lý để xác định tư cách chủ thể của
thể nhân chỉ được áp dụng cho các công nhân mang quốc tịch của quốc gia sở tại.

4

Xem Diệp Ngọc Dũng, Tập bài giảng Luật Thương mại quốc tế, Khoa Luật – Trường Đại học Cần Thơ, NXB
Trường Đại học Cần Thơ, 2002.
5
Xem Diệp Ngoc Dũng, Tập bài giảng Luật Thương mại quốc tế, Khoa Luật – Trường Đại học Cần Thơ, NXB
Trường Đại học Cần Thơ, 2002.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Diệp Ngọc Dũng
SVTH: Dương Bảo Trân
Trang 6
Trên thực tế, việc các tiêu chuẩn pháp lý này có được áp dụng cho những người có
quốc tịch nước ngoài hoặc những người không có quốc tịch tại quốc gia sở tại hay
không, điều n
ày hoàn toàn phụ thuộc vào luật pháp của từng nước và tùy theo từng
trường hợp cụ thể. Đặc biệt, điều n
ày còn phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ ngoại
giao giữa quốc gia sở tại và quốc gia có các thể nhân đang sinh sống trên lãnh thổ của
nước sở tại. Cho nên, để giải quyết vấn đề n
ày, trong quan hệ quốc tế giữa các quốc
gia, các nước n
ên ký kết hoặc tham gia vào các điều ước quốc tế trong đó thỏa thuận
các nguyên tắc pháp lý trong việc xác định địa vị pháp lý của công dân nước
ngoài.
6
Có như vậy, các quốc gia có thể hạn chế được các xung đột trong việc xác định
tiêu chí pháp lý cho các thể nhân tham gia thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế nói chung, tham gia vào quan hệ thương mại quốc tế nói riêng với tư cách là chủ
thể.
+ Pháp nhân: (legal person)
Pháp nhân là ch
ủ thể phổ biến trong thương mại quốc tế. Hầu hết các hoạt động
thương mại quốc tế đều có sự tham gia của các pháp nhân.

Chính vì sự tham gia phần
lớn vào các hoạt động thương mại quốc tế nên pháp nhân cũng có vai trò quan trọng
trong việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và cũng đã trở thành chủ thể
của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Theo quy định của pháp luật, pháp nhân là
m
ột tổ chức được nhà nước thành lập hay công nhận khi nó hội đủ các điều kiện pháp
lý. Pháp nhân với tư cách là chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói
riêng, trong quan hệ thương mại quốc tế nói chung được tồn tại với nhiều hình thức
như công ty, h
ãng kinh doanh… Việc phân loại công ty, hãng kinh doanh hoặc quy
định chi tiết các ti
êu chuẩn pháp lý đối với từng loại công ty, từng loại hãng kinh
doanh hoàn toàn ph
ụ thuộc vào luật pháp của mỗi nước.
7
Theo quy định của luật pháp nhiều nước trên thế giới, pháp nhân với tư cách
chủ thể của quan hệ thương mại quốc tế nói chung, của hợp đồng mua bán hàng hóa
qu
ốc tế nói riêng được gọi là thương nhân. Các tiêu chuẩn pháp lý để xác định tư cách
thương nhân của pháp nhân được quy định trong luật Thương mại của các nước.
Theo
quy định của pháp luật Việt Nam, thương nhân là tổ chức kinh tế được thành lập hợp
pháp và có quyền hoạt động trong phạm vi ngành nghề tại các địa bàn, dưới các hình

6
Xem TS. Nông Quốc Bình ,giáo trình luật thương mại quốc tế- Trường Đại học luật Hà Nội – NXB Tư Pháp
Hà Nội, năm 2006.
7
Xem Diệp Ngoc Dũng, Tập bài giảng Luật Thương mại quốc tế, Khoa Luật – Trường Đại học Cần Thơ, NXB
Trường Đại học Cần Thơ, 2002.

.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Diệp Ngọc Dũng
SVTH: Dương Bảo Trân
Trang 7
thức, bằng các phương thức mà pháp luật không cấm (Khoản 1, Khoản 2 , Điều 6 Luật
Thương mại 2005).
8
Trên nguyên tắc tự do kinh doanh trong thương mại quốc tế, pháp luật của hầu
hết các nước cho phép mọi pháp nhân là thương nhân khi có đầy đủ điều kiện tham
gia hoạt động thương mại trong nước thì cũng được phép tham gia hoạt động thương
mại quốc tế hay nói cách khác thương nhân đó được phép tham gia ký kết hợp đồng
thương mại quốc tế cụ thể ở đây l
à hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Tuy nhiên,
do tính ch
ất quan trọng và phức tạp của hoạt động thương mại quốc tế mà pháp luật
của một số nước còn đưa ra một số điều kiện bổ sung để xác định tư cách chủ thể đối
với loại thương nhân này.
Theo đó, thương nhân nước ngoài là thương nhân được th
ành lập hoặc đăng ký
theo pháp luật nước ngoài hoạt động tại nước sở tại. Trong quá trình hoạt động,
thương nhân phải tuân thủ theo pháp luật
của nước nơi đó hoạt động. Ví dụ, theo quy
định của pháp luật Việ
t Nam, thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập
hoặc đăng ký kinh doanh theo quy định của nước ngoài hoặc được pháp luật nước
ngoài công nhận. Thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam phải thực hiện
quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam (Điều 16 Luật Thương mại
2005).
9
Và cũng theo quy định của pháp luật Việt Nam, để hiểu rõ hơn về các vấn đề

pháp lý liên quan tới thương nhân và các quy định đối với thương nhân nước ngoài
ho
ạt động ở Việt Nam thì chúng ta nên tham khảo tại Điều 17 đến Điều 44 Luật
Thương mại Việt Nam được Quốc hội thông qua ng
ày 10/5/1997.
+ Qu
ốc gia: quốc gia là chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế khi
quốc gia đó tham gia ký kết các hợp đồng thương mại với các chủ thể khác như cá
nhân và pháp nhân hay quốc gia đó tham gia ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế với
các quốc gia khác. Khi quốc gia tham gia ký kết thuộc hai trường hợp trên thì quốc gia
đó trở th
ành chủ thể của họat động thương mại quốc tế nói chung, của hợp đồng mua
bán hàng hóa nói riêng.
Trong trường hợp, quốc gia ký kết, gia nhập điều ước quốc tế với các quốc gia
khác với tư cách là một chủ thể thì quốc gia sẽ thỏa thuận với các quốc gia khác về
quyền và nghĩa vụ của mình. Quyền và nghĩa vụ ở đây được thực hiện trên cơ sở bình
đẳng tôn trọng những gì đã thỏa thuận trong quá trình ký kết hợp đồng. Ví dụ: khi ký
kết Hiệp định chung thuế quan và Thương mại (GATT) các nước thành viên đã cam
k
ết thực hiện những điều đã thỏa thuận; hoặc khi tham gia tổ chức Thương mại Thế

8
Xem Ts. Nông Quốc Bình, giáo trình luật thương mại quốc tế-Trường Đại học Luật Hà Nội-NXB Tư Pháp Hà
Nội, năm 2006.
9
Xem Ts. Nông Quốc Bình, giáo trình luật thương mại quốc tế-Trường Đại học Luật Hà Nội-NXB Tư Pháp Hà
Nội, năm 2006.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Diệp Ngọc Dũng
SVTH: Dương Bảo Trân
Trang 8

Giới (WTO) các nước thành viên phải tuân thủ quy chế và các quy định được ghi
nhận trong các Hiệp định của tổ chức này. Theo đó, quốc gia có nghĩa vụ phải thực
hiện đúng những gì mà mình đã ký kết hoặc cam kết với các quốc gia khác, mà không
có b
ất kỳ sự ưu ái nào. Hay nói cách khác, trong trường hợp này, nguyên tắc bình
đẳng được áp dụng một cách thống nhất.
Song song với trường hợp này là quốc gia tham gia quan hệ thương mại quốc
tế với các chủ thể khác như cá nhân và pháp nhân. Ở đây, quốc gia đươc xem là chủ
thể đặc biệt và được hưởng quy chế đặc biệt. Cụ thể là quốc gia sẽ được hưởng các
quy chế đặc biệt sau nếu quốc gia tham gia với tư cách là chủ thể mà không tuyên bố
quyền miễn trừ của mình:
Thứ nhất: nguyên tắc bình đẳng sẽ không được đặt ra. Nếu xét về mặt lý
luận, các chủ thể khi tham gia vào bất cứ hợp đồng nào đều có sự bình đẳng với nhau.
Tuy nhiên, sự bình đẳng sẽ không được đặt ra khi một bên chủ thể tham gia vào quan
h
ệ hợp đồng là Nhà nước. Hay nói cách khác, khi một hợp đồng kinh doanh được ký
kết giữa quốc gia và thương nhân (thể nhân hoặc pháp nhân) thì nguyên tắc bình đẳng
sẽ các chủ thể sẽ không được áp dụng. Bởi vì, quốc gia khác với các lọai chủ thể khác
là quốc gia là loại chủ thể có chủ quyền và quốc gia có quyền tối cao trong quan hệ
đối nội cũng như đối ngoại.
Mặt khác, nếu xét về mặt thực tế, quốc gia là một chủ thể
có hệ thống pháp luật, nắm cơ sở kinh tế của đất nước, có nhiều hệ thống ngân hàng,
ti
ền tệ, có lực lượng lao động và có nguồn tài nguyên thiên nhiên… Chính vì vậy, mà
qu
ốc gia có đủ điều kiện để thực hiện quyền tối cao của mình và sẽ được hưởng quyền
miễn trừ về chủ quyền (Sovereign immunity) khi tham gia quan hệ dân sự nói chung
và quan hệ kinh doanh quốc tế nói riêng.
10
Thứ hai: quốc gia sẽ được chọn luật áp dụng. Luật áp dụng ở đây là luật áp

dụng chung cho các chủ thể khi có sự tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện
hợp đồng. Về mặt lý luận, hợp đồng được ký kết dựa vào sự thỏa thuận của các bên
ch
ủ thể do đó các chủ thể này sẽ có quyền thỏa thuận tất cả những vấn đề mà pháp
lu
ật không cấm. Cũng trên cơ sở lý luận này, các bên có quyền thỏa thuận tất cả
những vấn đề mà pháp luật nơi ký kết hợp đồng không cấm trong đó có cả luật áp
dụng cho hợp đồng khi tham gia vào hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Theo đó,
các bên có thể chọn luật do các bên mang quốc tịch, luật nơi ký kết hợp đồng hay luật
nơi thực hiện hợp đồng…
Tuy nhiên, nguyên tắc chọn luật này sẽ không được đặt ra
trong trường hợp hợp đồng được ký kết với
một bên chủ thể là quốc gia vì pháp luật

10
Xem Diệp Ngọc Dũng, Tập bài giảng Luật Thương mại quốc tế, Khoa Luật – Trường Đại học Cần Thơ,
NXB Trường Đại học Cần Thơ, 2002.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Diệp Ngọc Dũng
SVTH: Dương Bảo Trân
Trang 9
áp dụng cho hợp đồng sẽ là pháp luật của quốc gia với tư cách chủ thể của quan hệ
đó.
11
Như vậy, từ hai trường hợp vừa được nêu trên chúng ta có thể hiểu rằng, xét về
mặt thực tế hay về mặt pháp lý, tất cả các quốc gia không kể diện tích lớn hay nhỏ,
dân cư nhiều hay ít, tiềm lực kinh tế mạnh hay yếu…
khi tham gia ký kết hợp đồng
với thương nhân đều được hưởng quyền miễn trừ hay quyền ưu đãi đặc biệt. Theo đó,
quốc gia có quyền đương nhiên áp dụng luật của nước mình, ngôn ngữ của nước mình
vào h

ợp đồng và sẽ được hưởng quyền miễn trừ tư pháp nếu quốc gia không từ bỏ
quyền miễn trừ của mình khi có tranh chấp xảy ra. Nội dung của quyền miễn trừ tư
pháp quốc gia là: không một cơ quan xét xử nào có quyền xét xử quốc gia, tài sản của
quốc gia không bị sai áp để bảo đảm sơ bộ cho một vụ kiện và quốc gia sẽ không bị
ràng buộc bởi các phán quyết của tòa án nước ngoài chống lại quyền lợi của mình.
Tuy nhiên, c
ũng chính vì sự ưu ái đặc biệt đối với quốc gia trong quan hệ dân
sự nói chung, và trong kinh doanh quốc tế nói riêng, như đã trình bày trên đây đã làm
cho nhi
ều giao dịch kinh doanh giữa các quốc gia với thương nhân có sự hạn chế. Và
để khắc phục sự hạn chế đó, trong khoảng hơn hai mươi năm trở lại đây, học thuyết về
quyền miễn trừ quốc gia có giới hạn (The doctrine of restricted state immunity) đã và
đang được áp dụng một cách phổ biến trong quan hệ thương mại quốc tế. Theo học
thuyết này, thì quốc gia có thể tự hạn chế quyền miễn trừ của mình hay nói cách khác,
qu
ốc gia sẽ chịu trách nhiệm pháp lý trong quan hệ hợp đồng giống như các chủ thể
khác trong trường hợp quốc gia tuy
ên bố từ bỏ quyền miễn trừ tư pháp của mình.
Vi
ệc quốc gia tuyên bố từ bỏ quyền miễn trừ của mình có một ý nghĩa rất quan
trọng về lý luận cũng như thực tiễn đối với việc thúc đẩy các giao dịch thương mại
quốc tế. Nó tạo ra môi trường pháp lý bình đẳng giữa các bên tham gia pháp luật dân
sự, đặc biệt là quan hệ hợp đồng, nhằm thu hút sự tham gia của các thể nhân và pháp
nhân nước ngoài. Để thực hiện quyền của mình, quốc gia quy định trong luật pháp
nước m
ình những trường hợp từ bỏ quyền miễn trừ quốc gia. Ví dụ: Luật về miễn trừ
chủ quyền nước ngoài của Hoa Kỳ năm 1976 (Foreign Sovereign Immunities Act
1976). Trong đó, quy định rằng một quốc gia nước ngoài sẽ không được hưởng quyền
miễn trừ xét xử trước tòa án của Hoa kỳ nếu quốc gia nước ngoài đó đã tuyên bố từ bỏ
quyền miễn trừ quốc gia (Điều 1605). Ngoài việc quy định trong luật pháp nước mình

v
ề các trường hợp từ bỏ quyền miễn trừ quốc gia, trong quan hệ quốc tế, các quốc gia
tham gia ký kết các điều ước quốc tế trong đó tự nguyện từ bỏ quyền miễn trừ quốc
gia trong một số trường hợp nhất định. Ví dụ: để giải quyết những tranh chấp giữa

11
Xem Ts. Nông Quốc Bình, giáo trình luật thương mại quốc tế-Trường Đại học Luật Hà Nội-NXB Tư Pháp Hà
Nội, năm 2006
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Diệp Ngọc Dũng
SVTH: Dương Bảo Trân
Trang 10
một quốc gia với công dân mang quốc tịch nước ngoài trong lĩnh vực đầu tư quốc tế,
một số nước đã tham gia và ký kết Công ước Washington (1965) về giải quyết các
tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư giữa các quốc gia và các công dân nước ngoài khác.
Theo đó, việc giải quyết tranh chấp giữa các bên được tiến hành trước một tổ chức
trọng tài thiết chế và dưới sự giám sát của Trung tâm quốc tế giải quyết các tranh chấp
đầu tư (International Centre for the Settlement of Invesment Disputes
- ICSID).
12
Tóm lại, dù xem xét ở góc độ nào quốc gia cũng là chủ thể đặc biệt trong
thương mạ
i quốc tế nói chung, trong quan hệ hợp đồng nói riêng. Theo đó, quốc gia sẽ
được hưởng những ưu ái đặc biệt như quyền miễn trừ quốc gia.
Tuy nhiên, trong
nhi
ều trường hợp, nếu quốc gia tuyên bố từ bỏ quyền miễn trừ của mình thì quốc gia
cũng phải thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ và trách nhiệm giống như các chủ thể
khác khi tham gia họat động thương mại quốc tế.
Từ những phân tích trên, cho ta thấy rằng, thể nhân, pháp nhân và quốc gia là
nh

ững chủ thể tham gia và hoạt động thương mại quốc tế cũng như tham gia vào hợp
đồng mua bán h
àng hóa quốc tế. Các chủ thể này trên cơ sở của sự thỏa thuận với
nhau đ
ã đi đến thống nhất về sự giao kết hợp đồng của mình. Và khi hợp đồng được
giao kết thì các chủ thể phải thực hiện đúng những gì mà mình thỏa thuận và phải tuân
th
ủ theo hình thức của hợp đồng nói chung, của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
nói riêng. Việc tuân thủ hình thức hợp đồng ràng buộc các bên khi thực hiện hợp đồng
phải theo một hình thức nhất định.
- Về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:
Có rất nhiều quy định khác nhau trong pháp luật của các quốc gia và pháp luật
quốc tế về vấn đề này. Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tùy theo các
h
ệ thống pháp luật khác nhau, có hệ thống pháp luật bắt buộc hợp đồng phải được lập
thành văn bản mới có giá trị pháp lý, nhưng cũng có hệ thống pháp luật không có bất
kỳ yêu cầu nào về hình thức của hợp đồng. Việc pháp luật không yêu cầu hình thức
của hợp đồng được thể hiện rõ nhất trong Công ước Viên 1980 của Liên Hợp Quốc về
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và Bộ Nguyên Tắc UNIDROIT về hợp đồng
Thương mại quốc tế năm 2004. Theo đó, Điều 12 Công ước quy định: “Hợp đồng
mua bán không cần phải được ký kết hoặc xác nhận bằng văn bản hay phải tuân thủ
theo một yêu cầu nào khác về hình thức của hợp đồng. Hợp đồng có thể được chứng
minh bằng mọi cách, kể cả bằng những lời khai của nhân chứng”. Và tại Điều 12 của
Bộ Nguyên Tắc: “Bộ Nguyên Tắc UNIDROIT không bắt buộc hợp đồng, tuyên bố
hay bất kỳ một hành vi nào khác phải được giao kết hay chứng minh bằng một hình

12
Xem Giáo trình Luật hợp đồng thương mại quốc tế, Trường Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh , NXB Đại học
Quốc gia Hồ Chí Minh, 2006.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Diệp Ngọc Dũng

SVTH: Dương Bảo Trân
Trang 11
thức đặc biệt. Chúng có thể được chứng minh bằng bất kỳ hình thức nào, kể cả bằng
nhân chứng”. Cả hai văn bản trên đều không bắt buộc hay quy định cụ thể nào về hình
th
ức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Theo đó, hợp đồng mua bán hàng hóa
qu
ốc tế có thể được xác lập và chứng minh dưới mọi hình thức kể cả bằng lời khai
nhân chứng thì hợp đồng sẽ có giá trị pháp lý mà không bắt buộc phải lập thành văn
bản. Đó là một quy định tương đối “rộng” về hình thức của hợp đồng mua bán hàng
hóa qu
ốc tế của hai văn bản này. Tuy nhiên, chính vì sự quy định đó nên trong nhiều
trường hợp, có sự xung đột về h
ình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Sự
xung đột n
ày có thể là sự xung đột giữa pháp luật của các nước tham gia ký kết hay sự
xung đột quốc
gia với các điều ước quốc tế mà quốc gia đó ký kết. Trong trường hợp
này, một câu hỏi được đặt ra là sẽ giải quyết như thế nào nếu có sự xung đột xảy ra?
Về vấn đề này, thì Công ước Viên 1980 tại Điều 96 có quy định : “Nếu luật của một
quốc gia thành viên quy định hợp đồng mua bán phải được ký kết hay xác nhận bằng
văn bản th
ì quốc gia đó có thể bất cứ lúc nào tuyên bố chiếu theo Điều 11, 29 hay của
phần thứ hai Công ước này cho phép một hình thức khác với hình thức văn bản cho
việc ký kết, sửa đổi hay chấm dứt hợp đồng mua bán, hay cho mọi chào hàng, chấp
nhận chào hàng hay sự thể hiện ý định nào khác sẽ không áp dụng nếu như chỉ cần
một trong các bên có trụ sở thương mại tại quốc gia”. Theo quy định đó, khi có sự
xung đột về h
ình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế xảy ra nếu luật của
một quốc gia thành viên nào quy định hợp đồng phải được ký kết dưới hình thức văn

bản mới có giá trị pháp lý thì yêu cầu hợp đồng phải được thể hiện dưới hình thức văn
bản phải được tôn trọng (kể cả trong trường hợp chỉ cần một trong các bên có trụ sở
thương mại tại quốc gia có luật quy định hợp đồng phải được thể hiện dưới h
ình thức
văn bản).
13
Nói cách khác, nếu có sự xung đột xảy ra về hình thức của hợp đồng thì sẽ
ưu tiên áp dụng luật của quốc gia
thành viên. Đó là cách giải quyết sự xung đột về
hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của Công ước Viên. Theo đó,
quyền lợi của các quốc gia thành viên sẽ được bảo vệ. Ngoài ra, bên cạnh đó, có một
điểm cần lưu
ý là ngay cả trong khái niệm “văn bản” giữa các quốc gia cũng có quan
điểm rộng hẹp khác nhau về những dạng vật chất nhất định chứa đựng th
ông tin nào
được coi là “văn bản”. Vì vậy, các bên khi tiến hành giao kết hợp đồng phải thận
trọng tìm hiểu các quy định của luật có khả năng được áp dụng cho quan hệ hợp đồng,
nhằm cố gắng tránh được tối đa các hậu quả pháp lý bất lợi và các thiệt hại có thể xảy
ra.

13
Xem Giáo trình Luật hợp đồng thương mại quốc tế, Trường Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh , NXB Đại học
Quốc gia Hồ Chí Minh, 2006
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Diệp Ngọc Dũng
SVTH: Dương Bảo Trân
Trang 12
Tóm lại, hình thức của hợp đồng được quy định tùy theo các hệ thống pháp luật
khác nhau. Hình thức của hợp đồng có thể được quy định phải được lập thành văn
bản, hay không được lập thành văn bản như lời khai của nhân chứng thì đều có giá trị
pháp lý. Tuy nhiên, dù được quy định ra sao các bên khi tham gia thực hiện hợp đồng

phải tuân thủ theo hình thức mà mình đã thỏa thuận. Có như vậy, sẽ hạn chế được sự
xung đột về h
ình thức của các chủ thể khi tham gia vào hợp đồng mua bán hàng hóa
qu
ốc tế.
- Về đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:
Bên cạnh việc tìm hiểu về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế,
thì đối tượng của hợp đồng cũng là một vấn đề mà chúng ta cần tìm hiểu. Vì trong bất
cứ hợp đồng nào, việc xác định đối tượng của hợp đồng cũng có ý nghĩa rất quan
trọng. Các bên khi tham gia thực hiện một hợp đồng nào, điều mà các bên chú ý và
quan tâm nh
ất chính là đối tượng của hợp đồng mà mình giao kết. Cho nên, nó có ý
ngh
ĩa quan trọng là thế. Nhưng cái gì sẽ là đối tượng của hợp đồng? Đó là một câu hỏi
luôn được đặt ra. Và theo quy định của pháp luật cũng như trong hoạt động thương
mại quốc tế, hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Hàng hóa
ở đây cũng là sản phẩm lao động, cũng được trao đổi mua bán trên thị trường cũng
nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của con người. Nó cũng có hai thuộc tính là giá trị
sử dụng và giá trị. Đồng thời, hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa
qu
ốc tế cũng được phân biệt dựa vào dạng thức tồn tại thành hai dạng: hàng hóa hữu
hình (nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng, máy móc thiết bị…) và hàng hóa vô hình (dịch
vụ, quyền sở hữu trí tuệ…). Ngoài ra, nó có thể là vật, là lao động của con người hay
các quyền tài sản mang tính vô hình. Có thể nói, quan niệm về hàng hóa của các hệ
thống pháp luật khác nhau tương đối “rộng”. Tuy nhiên, quan niệm về hàng hóa trong
pháp lu
ật quốc gia có phạm vi rộng hẹp khác nhau.Ví dụ: theo nội dung Điều 2 – 105
và các quy định khác có liên quan trong Bộ luật Thương mại Thống nhất Hoa Kỳ
(Uniform Commercial Code – UCC) quy định phạm vi khái niệm hàng hóa rất rộng.
Hàng hóa là những vật có thực được đưa ra thị trường để trao đổi. Hàng hóa còn bao

g
ồm cả những giấy tờ có giá (thậm chí cả đơn vận tải đường biển). Hàng hóa bao gồm
cả vật có thực và hàng hóa tương lai. Theo luật Thương mại Việt Nam được Quốc Hội
nước Cộng h
òa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 7, khóa 11 ngày
14/06/2006 có hi
ệu lực từ ngày 01/01/2006 (sau đây gọi là Luật Thương mại 2005) tại
Khoản 2 Điều 3 quy định hàng hóa bao gồm: tất cả các lọai động sản, kể cả động sản
hình thành trong tương lai; những vật gắn liền với đất đai. Như vậy, khái niệm hàng
hóa trong Lu
ật thương mại Việt Nam năm 2005 đã có sự thay đổi cơ bản so với Luật
Thương mại năm 1997 (
Khoản 3 Điều 5) vốn được hiểu theo nghĩa rất hẹp chỉ liệt kê
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Diệp Ngọc Dũng
SVTH: Dương Bảo Trân
Trang 13
bao gồm: “máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng, các
động sản khác được lưu thông trên thị trường, nhà ở dùng để kinh doanh dưới hình
th
ức cho thuê, mua bán…” mà theo đó, nhiều loại tài sản không được coi là hàng hóa
như cổ phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá khác, quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử
dụng đất, bí quyết công nghệ…
14
Chính vì vậy, ta có thể thấy rằng, hàng hóa dùng để trao đổi mua bán trên thị
trường thương mại quốc tế ng
ày càng rộng. Tuy nhiên, để hàng hóa được xem là đối
tượng của hợp đồng mua bán h
àng hóa quốc tế thì nó còn phải thỏa mãn các quy định
về Quy chế hàng hóa được phép mua bán trao đổi theo pháp luật của nước bên mua và
bên bán. V

ề vấn đề này, nhìn chung, phần lớn các loại hàng hóa đều được phép tự do
đem ra trao đổi, mua bán ngoại trừ một số loại h
àng hóa nhất định mà thông thường,
theo cách quy định trong pháp luật các nước, đó l
à các nhóm hàng bị hạn chế xuất
khẩu, nhập khẩu (được quản lý theo ngạch Quota), hoặc phải đáp ứng các yêu cầu về
kỹ thuật, điều kiện chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm…
15
Ngoài ra vì hàng hóa ở đây là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế nên hàng hóa đó phải được chuyển từ nước của người bán sang nước của người
mua.
Tóm l
ại, nếu hàng hóa thuộc các trường hợp nêu trên thì hàng hóa sẽ là đối
tượng của hợp đồng mua bán h
àng hóa quốc tế. Theo đó, hàng hóa sẽ được đem ra
trao đổi mua
bán trên thị trường. Nó góp phần mở rộng, phát triển lĩnh vực thương
mại quốc tế nói chung, về quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng.
- V
ề nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:
Một hợp đồng thì không thể nào không có nội dung. Nội dung của hợp đồng
nói chung, của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng là tất cả các điều khoản
đước các b
ên thỏa thuận. Và các điều khoản này là cơ sở để xác định quyền và nghĩa
vụ của các bên tham gia ký kết hợp đồng. Theo Điều 50 Luật Thương mại 1997 quy
định các điều kiện tối thiểu của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thiếu một trong
các nội dung đó thì không có giá trị pháp lý. Khác với Luật thương mại 1997, Bộ luật
Dân sự và Luật Thương mại 2005 không quy định các điều khoản tối thiểu của hợp
đồng mua bán h
àng hóa nói chung, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng.

Điều 402 Bộ luật Dân sự quy định một số nội dung mang tính hướng dẫn cho các bên
khi xác l
ập thực hiện hợp đồng.

14
Xem Giáo trình Luật hợp đồng thương mại quốc tế, Trường Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh , NXB Đại học
Quốc gia Hồ Chí Minh, 2006
15
Xem Giáo trình Luật hợp đồng thương mại quốc tế, Trường Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh , NXB Đại học
Quốc gia Hồ Chí Minh, 2006
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Diệp Ngọc Dũng
SVTH: Dương Bảo Trân
Trang 14
Và cũng trên cơ sở của Điều 402 Bộ luật Dân sự, thì hợp đồng mua bán hàng
hóa qu
ốc tế phải có những nội dung sau đây:
+ Tên gọi của hàng hóa:
Trong điều khoản này, hàng hóa phải được ghi một cách đầy đủ, rõ ràng,
chính xác, có kèm theo tên thương mại. Nếu đối tượng của việc mua bán gồm nhiều
mặt hàng, chủng loại hàng khác nhau thì phải ghi rõ danh mục của các mặt hàng đó.
Danh mục của các loại mặt hàng này có thể được coi là phụ lục của hợp đồng.
+ Số lượng của hàng hóa:
Đây là một trong những điều khoản quan trọng của hợp đồng, bởi vì nó liên
quan đến việc xác định rõ đối tượng của hợp đồng mua bán cũng như trách nhiệm và
ngh
ĩa vụ của các bên. Việc lựa chọn đơn vị đo lường phải căn cứ vào tính chất của
hàng hóa, vào tập quán thương mại quốc tế đối với các mặt hàng cụ thể.
Dựa vào tính chất của hàng hóa, có thể dùng các đơn vị đo phổ biến như sau:
Kg, tấn đối với các loại hàng như ngũ cốc, đường…; lít, m
3

đối với các loại hàng như
gỗ, chất lỏng và các loại hàng hóa khác cần phải được xác định bằng thể tích; đối với
một số hàng có thể sử dụng đơn vị tính như: bao nhiêu cái, bao nhiêu chiếc, bao nhiêu
ki
ện…
Theo nguyên tắc, số lượng của hàng hóa có thể được xác định bởi một số liệu
cụ thể hoặc có thể được quy định trong một giới hạn. Ví dụ: số lượng gạo là đối tượng
của việc mua bán là 10000 tấn + 2% hay 10000 tấn – 2%. Do tính chất của mộ số loại
hàng hóa nên cần phải quy định tỷ lệ dung sai, như đối với hàng hóa có sự bốc hơi hay
có sự thay đổi độ ẩm.
Ngoài ra, các bên cần phải thỏa thuận rõ là có hay không trọng lượng của bao
bì và khối lượng của hàng hóa. Trong thực tiễn mua bán hàng hóa quốc tế bao giờ
cũng nói rõ hai trọng lượng: trọng lượng cả bì và trọng lượng tịnh.
+ Chất lượng của hàng hóa:
Đây là điều khoản quan trọng nhất của mọi hợp đồng mua bán hàng hóa, đặc
biệt là mua bán quốc tế. Điều khoản về chất lượng của hàng hóa là thỏa thuận của các
bên liên quan đến việc xác định chất lượng v
à cách thức kiểm tra chất lượng của hàng
hóa. T
hông thường trong điều khoản này cần phải quy định cụ thể :
 Thứ nhất những yếu tố chủ thể về quy cách, phẩm chất của hàng hóa và
phương pháp xác định trong thực tiễn mua bán hàng hóa quốc tế có nhiều cách xác
định chất lượng của h
àng hóa :
Ch
ất lượng được xác định theo mẫu hàng. Theo cách này chất lượng của hàng
được xác định theo mẫu do người bán đưa ra trước đó. Xác định chất lượng theo cách
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Diệp Ngọc Dũng
SVTH: Dương Bảo Trân
Trang 15

này thường áp dụng đối với các lọai hàng đặc thù không có một tiêu chuẩn quốc tế
thống nhất hay không thể mô tả được. Ví dụ: như hàng thủ công mỹ nghệ.
Chất lượng được xác định theo tiêu chuẩn của các cơ quan có thẩm quyền cho
lọai hàng hóa nhất định, như tiêu chuẩn về kích thước, công suất, phương pháp sản
xuất. Ví dụ: theo tiêu chuẩn của VINACONTROL…
Chất lượng được xác định theo quy cách của hàng hóa hay tài liệu kỹ thuật. Ví
d
ụ: theo sơ đồ bản vẽ, bản thuyết trình về tính năng, tác dụng của hàng hóa.
Pháp lu
ật của các nước, kể cả nước ta và các văn bản pháp luật quốc tế về
thương mại không quy định r
õ cách thức xác định chất lượng của hàng hóa, mà chỉ
quy định chung chung rằng, chất lượng của h
àng hóa phải thích hợp cho những mục
đích mà hàng hóa cùng lọai, c
ùng quy cách thường được sử dụng (Mục 2 Điều 35
Công ước Vi
ên 1980; Khoản 2 Luật Thương mại Việt Nam).
 Thứ hai, nghĩa vụ của các bên trong việc xác định thời hạn, địa điểm và cách
th
ức kiểm tra chất lượng. Thông thường địa điểm kiểm tra chất lượng của hàng hóa do
các bên t
ự thỏa thuận có tính đến tính chất của từng loại hàng và điều kiện giao hàng.
Hàng hóa có th
ể được kiểm tra toàn bộ hay một phần theo xác suất tùy theo tính chất
của hàng hóa. Đối với hàng không đặc định thường kiểm tra theo xác suất (gạo,
đường, h
àng may mặc…) đối với hàng đặc định thì kiểm tra toàn bộ. Các bên có thể
thuê các cơ quan chức năng hay các giám định vi
ên thực hiện việc kiểm tra chất lượng

của hàng hóa.
+ Th
ời gian, địa điểm giao hàng:
Đây là điều khoản quan trọng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bởi vì
nó liên quan đến một số quyền và nghĩa vụ của các bên, thời điểm chuyển quyền sở
hữu và rủi ro, liên quan đến giá cả của hàng hóa.
Khi th
ỏa thuận điều kiện giao hàng các bên thường sử dụng các thuật ngữ
Thương mại của INCOTERMS m
à công bố mới nhất là INCOTERMS năm 2000.
INCOTERMS là tập quán thương mại quốc tế, nó chỉ có hiệu lực áp dụng khi được sự
đồng ý của các b
ên, tức là được các bên quy định trong hợp đồng.
Thông thường, điều kiện giao h
àng phụ thuộc phần lớn vào khả năng của người
bán. Đối với những người có khả năng tài chính dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trên
thương trường thì giao hàng với điều kiện CIF và mua bán với điều kiện FOB. Với
thương nhân của Việt Nam th
ì ngược lại, mua CIF, bán FOB.
Theo đánh giá của các công ty Bảo Hiểm Việt Nam th
ì năm 2003 chỉ có 15%
khối lượng hàng xuất nhập khẩu mua bảo hiểm hàng hóa tại Việt Nam lý do là các
công ty c
ủa Việt Nam thường bán hàng theo điều kiện FOB nên không có nghĩa vụ
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Diệp Ngọc Dũng
SVTH: Dương Bảo Trân
Trang 16
phải mua bảo hiểm, và mua hàng theo điều kiện CIF thì bảo hiểm hàng hóa đã được
người bán ở nước ngo
ài mua.

Vi
ệc quy định địa điểm giao hàng có ý nghĩa hết sức quan trọng không những
về mặt pháp lý mà còn trong khía cạnh thương mại bởi trong hợp đồng mua bán hàng
hóa qu
ốc tế chi phí vận chuyển trong nhiều trường hợp chiếm 40- 50% giá trị của
hàng hóa. Thông thường địa điểm giao hàng do các bên quy định trong hợp đồng bằng
cách lựa chọn điều kiện giao hàng INCOTERMS.
+ Giá c
ả:
Giá cả cần phải được xác định trên cơ sở quốc tế và xuất phát từ điều kiện giao
hàng. Thông thường giá hàng được thể hiện bằng một loại ngoại tệ mạnh như USD
của Hoa Kỳ hay đồng EURO của Châu Âu. Theo nguyên tắc, giá cả cần phải được
quy định r
õ, đúng và chính xác. Trong nhiều trường hợp người mua yêu cầu người
bán ghi giá ít hơn giá thực tế để trốn thuế nhập khẩu ở nước m
ình, hoặc ngược lại để
tránh việc kiểm soát ngoại tê của nước mình, người mua cũng có thể yêu cầu người
bán ghi giá cao hơn giá thực tế để chuyển phần ch
ênh lệch vào tài khoản của người
mua ở nước ngoài.
M
ặc dù pháp luật Việt Nam chưa có quy định về hậu quả pháp lý của việc hạ
thấp hay nâng cao giá ghi trong thực tiễn thương mại quốc tế, việc trong hợp đồng ghi
giá không đúng với thực tế dẫn đến việc hợp đồng khôn
g có hiệu lực pháp lý.
+ Thanh toán:
Điều kiện thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bao gồm:
phương thức, thời hạn, địa điểm thanh toán. Hai phương thức thanh toán thường được
sử dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, đó là: phương thức nhờ thu
(collection of payment) và phương thức tín dụng chứng từ (TT-Telegraphic Transfer)

ít được áp dụng bởi có nhiều rủi ro cho người bán cũng như cho người mua.
Thời hạn thanh toán cần phải được quy định hết sức rõ ràng và chặt chẽ trong
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Theo nguyên tắc, thời hạn thanh toán phải được
xác định bởi một khoảng thời gian cụ thể, r
õ ràng. Ví dụ: người mua phải có nghĩa vụ
thanh toán trong khoảng thời gian 20 ngày làm việc của ngân hàng tính từ ngày hàng
được giao cho người vận chuyển. Trong một hợp đồng mua bán hàng thủy sản giữa
một công ty ở Khánh Hòa với một công ty khác ở Singapore, điều khoản thanh toán
quy định rằng, người mua phải thanh toán cho người bán bằng phương thứ
c TT
(Telegraphic Transfer) sau 3 ngày tính t
ừ ngày hàng đến cảng. Rõ ràng điều kiện
thanh toán này hoàn toàn bất lợi cho người bán: Thứ nhất là người bán đã chọn
phương thức thanh toán có nhiều rủi ro cho m
ình; thứ hai là thời hạn thanh toán được
quy định không r
õ ràng. Theo điều khoản này thì rõ ràng và cụ thể nhất là trong
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Diệp Ngọc Dũng
SVTH: Dương Bảo Trân
Trang 17
khoảng thời gian 3 ngày sau khi hàng cập cảng, việc thanh toán không thể xảy ra mà
vi
ệc thanh toán chỉ được thực hiện khi hết thời hạn 3 ngày đó nhưng vào chính ngày
nào thì không thể xác định được.
Để tránh những rủi ro đáng tiếc, khi thỏa thuận thời hạn thanh toán không bao
giờ sử dụng từ “sau” mà trong mọi trường hợp cần phải xác định thời hạn thanh toán
bằng cách thỏa thuận: “thanh toán trước thời điểm…” hoặc “thanh toán trong khoảng
thời gian từ…đến…”
Thực tiễn mua bán hàng hóa ở Việt Nam chúng ta cho thấy rằng, nhiều tranh
chấp phát sinh từ hợp đồng, trong đó doanh nghiệp Việt Nam là người bán, đều có

chung nguyên nhân là doanh nghiệp Việt Nam chúng ta không sử dụng phương thức
thnah toán bằng tín dụng chứng từ. Những trường hợp đó đều có chung một kịch bản:
ban đầu người mua ở nước ngo
ài mua những lô hàng có giá trị nhỏ, thanh toán bằng
tín dụng chứng từ và bao giờ cũng thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn. Sau khi đã tạo
được niềm tin đối với người bán ở Việt Nam th
ì ký hợp đồng giá trị lớn hơn và đề
nghị cho sử dụng phương thức thanh toán khác mềm dẻo hơn (trả chậm, D/A chẳng
hạn).
+ Bao bì đóng gói:
Đối với mỗi loại hàng hóa đ
òi hỏi phải có một loại bao bì hoặc được đóng gói
phù hợp bởi vì bao bì và quy cách đóng gói ảnh hưởng đến chất lượng và nhiều khi
đến cả giá cả của hàng hóa, đặc biệt l
à trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Trong trường hợp hợp đồng không có quy định khác, người bán có nghĩa vụ đóng gói
bằng cách nào để hàng đến nơi an toàn cũng như có thể dễ dàng xếp dỡ trong thời
gian quá cảnh hay tại điểm đến (Khoản 3 Điều 60 Luật thương mại Việt Nam).
Trong một số trường hợp người mua có thể từ chối nhận hàng nếu chúng không
được đóng gói ph
ù hợp với chỉ dẫn hay tâp quán thương mại. Việc giao hàng trong
bao bì hay
được đóng gói phù hợp đối với người mua có ý nghĩa quan trọng, nhất là
dười góc độ kinh tế. Bao bì, đóng gói phải phù hợp với những yêu cầu của pháp luật
hiện hành của quốc gia người mua. Ở một số nước, có một số loại bao bì bị cấm hay
hạn chế sử dụng. Hiện nay ở nhiều nước việc gắn nhãn hiệu lên bao bì được quy định
một cách nghiêm ngặt. Trong trường hợp có nghi ngờ thì người bán phải tham khảo
với người mua.
+ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng:
Trong điều khoản n

ày, các bên có thể thỏa thuận mức phạt do chậm thực hiện
nghĩa vụ. Trong hợp đồng thương mại quốc tế nói chung, trong hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế nói riêng, bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ
phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu không chứng minh được việc không
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Diệp Ngọc Dũng
SVTH: Dương Bảo Trân
Trang 18
thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ do các trường hợp bất khả kháng gây
ra. Vì vậy, trong điều khoản này các bên thường thỏa thuận các trường hợp miễn trách
nhiệm.
Trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế các bên đừng bao giờ quên đưa vào
hợp đồng điều khoản “trách nhiệm sản phẩm”. Điều khoản này xác định ai là người
phải chịu trách nhiệm trong trường hợp hàng hóa vì có khuyết tật mà gây thiệt hại cho
người khác. Thông thường những trường hợp nói tr
ên thì nhà sản xuất phải chịu trách
nhiệm bồi thường.
+ Trách nhiệm đối với sản phẩm:
Hiện nay, trong thế giới hiện đại khi mà hầu hết các nước, đặc biệt là các nước
phát triển dành sự quan tâm đặc biệt đến thương mại công bằng, đến sức khỏe của con
người th
ì luật áp dụng có khuynh hướng điều chỉnh những quan hệ phát sinh từ chất
lượng của sản phẩm, tức là xác định trách nhiệm của người bán hay của người mua
trường hợp h
àng hóa do những khuyết tật của mình đã gây ra thiệt hại cho người khác.
Về vấn đề này, có thể nói pháp luật của Việt Nam nói chung, các quy định của pháp
luật về hợp đồng nói riêng chưa có sự điều chỉnh. Vì vậy để tránh những rủi ro đáng
tiếc các doanh nghiệp Việt Nam chúng ta khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế cần có sự thỏa thuận trước trong hợp đồng về việc phân chia trách nhiệm.
+ Luật áp dụng cho hợp đồng:
Điều khoản này là điều khoản đặc trưng của hợp đồng thương mại nói chung,

của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng. Các bên có thể tự thỏa thuận luật
áp dụng cho hợp đồng. Theo nguyên tắc, nếu quốc gia của các bên không tham gia các
điều ước quốc tế điều chỉnh hợp đồng thì luật áp dụng có thể là luật quốc gia của
người bán, của người mua. Trong trường hợp các quy phạm điều chỉnh hợp đồng mua
bán hàng hóa ngoại thương luật quốc gia của các bên có nhiều quy định xung đột thì
các bên có th
ể áp dụng luật của nước thứ ba.
+ Giải quyết tranh chấp (trọng tài) :
Ở điều khoản này, các bên thỏa thuận thủ tục giải quyết tranh chấp phát sinh
trong quá trình thức hiện hợp đồng. Các bên cũng thỏa thuận và thống nhất tòa án hay
tr
ọng tài thương mại của nước ngoài giải quyết tranh chấp trong trường hợp các bên
không th
ể giải quyết bằng con đường thương lượng. Hiện nay, Việt Nam đã có trọng
tài thương mại và đ
ã tham gia Công ước New York 1958 về việc công nhận phán
quyết của trọng tài, vì vậy các doanh ngiệp của chúng ta nên chọn Trung tâm trọng tài
Thương mại Quốc tế Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh.
16

16
Xem Giáo trình Luật hợp đồng thương mại quốc tế, Trường Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh , NXB Đại học
Quốc gia Hồ Chí Minh, 2006

×