TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
o0o
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC
BÊN
TRONG
HP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ
QUỐC
TẾ
Giáo viên
hướng dẫn
Diệp Ngọc
Dũng
Lớp: Luật Thương Mại K30
Năm 2008
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Hiện nay, khi mà việc hội nhập kinh tế quốc tế và việc mở rộng tăng
cường các mối quan hệ hợp tác với nước ngoài là một nhu cầu thiết yếu, không
thể thiếu thì việc tham gia ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế cũng là
một vấn đề được quan tâm nhất.
Mặt khác, vì hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là một hợp đồng liên
quan tới yếu tố nước ngoài nên việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc
tế sẽ liên quan tới việc hợp tác mua bán với các nước khác nhau. Vì vậy việc
tham gia thực hiện chúng là một vấn đề không đơn giản. Trong đó nổi bật nhất
là các bên khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế sẽ có những quyền và
nghĩa vụ gì?
Nắm được vấn đề đó, và cũng nhằm tạo lập một khuôn khổ pháp lý hoàn
chỉnh phù hợp với pháp luật quốc tế. Bên cạnh đó cũng nhằm xác định và bảo
vệ lợi ích hợp pháp của các bên khi tham gia hợp đồng mua bán hàng hoá quốc
tế, chúng ta nên tìm hiểu rõ hơn vì quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp
đồng mua bán hàng hoá quốc tế
Tuy nhiên, quy định của chúng ta về vấn đề này còn rất chung chung,
thiếu sự rõ ràng và chưa đảm bảo thực thi trên thực tế, từ đó chưa thực sự bảo
vệ được quyền lợi các bên khi tham gia giao kết hợp đồng
Trong khi đó, ở một chuẩn mực nhất định, đứng ở góc độ bản chất của
một quan hệ hợp đồng thì đây là việc chúng ta cần nắm rõ để hoàn thiện hơn
nữa hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Chính vì thế, về vấn đề này rất cần có
một sự nghiên cứu toàn diện và hệ thống
Với suy nghĩ đó, nên tôi quyết định chọn đề tài: “Quyền và nghĩa vụ của
các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế” làm đề tài luận văn tốt
nghiệp của mình .
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài:
Mục đích chính của đề tài là tiếp cận nghiên cứu một cách có hệ thống
các quy định hiện hành của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể
trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế và thực tiễn áp dụng các quy
định này, để từ đó phát hiện những tính bất hợp lý và bất cập của các quy định
này. Qua đó đề xuất một vài giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của luật.
Với mục tiêu trên đề tài xác định nhiệm vụ là:
• Nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định hiện hành của
pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá
quốc tế.
•
Nghiên cứu thực tiễn thi hành các quy định này, đồng thời có sự
so sánh giữa các quy định của luật và thực tiễn thực hiện cũng như giữa các quy
định của Việt Nam với các nước về cùng một vấn đề. Từ đó phát hiện ra những
thiếu sót, bất cập trong các quy định của luật về vấn đề này.
• Đề xuất phương hướng hoàn thiện, thu hẹp dần khoảng cách khác
biệt giữa pháp luật quốc gia với pháp luật các nước.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc
tế không chỉ được ghi nhận trong pháp luật của các nước khác như: Anh, Pháp,
Hoa Kỳ… Và để thuận lợi hơn cho việc nghiên cứu cũng như có sự tập trung
hơn trong việc thể hiện đề tài, trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ đề cập đến
quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo
pháp luật của Việt Nam .
4. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn được thể hiện thông qua việc sử dụng một số phương thức sau:
phân tích, tổng hợp, liệt kê, so sánh…. Nhằm giải quyết và tìm hiểu những vấn
đề đặt ra trong tiểu luận. Để từ đó có được một cái nhìn đúng đắn về quyền và
nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo pháp luật
Việt Nam
5. Kết cấu của luận văn:
Ngoài mục lục, lời nói đầu, về kết cấu luận văn được thể hiện như sau:
Chương 1: Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
Chương 2: Quyền của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quyền và nghĩa vụ của các
bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
BÀI BÁO CÁO LUẬN VĂN
Như đã biết, hiện nay, khi mà việc hội nhập kinh tế quốc tế và việc mở
rộng tăng cường các mối quan hệ hợp tác với nước ngoài là một nhu cầu thiết
yếu, không thể thiếu thì việc tham gia ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc
tế cũng là một vấn đề được quan tâm nhất.
Mặt khác, vì hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là một hợp đồng liên
quan tới yếu tố nước ngoài nên việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc
tế sẽ liên quan tới việc hợp tác mua bán với các nước khác nhau. Vì vậy việc
tham gia thực hiện chúng là một vấn đề không đơn giản. Trong đó nổi bật nhất
là các bên khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế sẽ có những quyền và
nghĩa vụ gì? Quyền và nghĩa vụ của các bên được pháp luật các nước trên thế
giới quy định như thế nào?
Nắm được vấn đề đó, và cũng nhằm tạo lập một khuôn khổ pháp lý hoàn
chỉnh phù hợp với pháp luật quốc tế. Bên cạnh đó cũng nhằm xác định và bảo
vệ lợi ích hợp pháp của các bên khi tham gia hợp đồng mua bán hàng hoá quốc
tế, chúng ta nên tìm hiểu rõ hơn vì quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp
đồng mua bán hàng hoá quốc tế
Tuy nhiên, quy định của chúng ta về vấn đề này còn rất chung chung,
thiếu sự rõ ràng và chưa đảm bảo thực thi trên thực tế, từ đó chưa thực sự bảo
vệ được quyền lợi các bên khi tham gia giao kết hợp đồng
Trong khi đó, ở một chuẩn mực nhất định, đứng ở góc độ bản chất của
một quan hệ hợp đồng thì đây là việc chúng ta cần nắm rõ để hoàn thiện hơn
nữa hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Chính vì thế, về vấn đề này rất cần có
một sự nghiên cứu toàn diện và hệ thống
Với suy nghĩ đó, nên em quyết định chọn đề tài: “Quyền và nghĩa vụ của
các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế” làm đề tài luận văn tốt
nghiệp của mình .
Đề tài này, em chia làm 3 chương
Chương 1: Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:
Trong chương này, em xin trình bày sơ lược qua về khái niệm, đặc điểm
và vai trò của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đồng thời tìm hiểu về nguồn
luật điều chỉnh của qua hệ hợp đồng này
- Về khái niệm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: thì chúng ta có
thể hiểu một cách đơn giản nhất là có sự trao đổi mua bán hàng hóa giữa các
nước khác nhau trong đó có sự thỏa thuận giữa bên bán và bên mua. Bên bán
phải cung cấp hàng hóa, chuyển giao các chứng từ liên quan tới hàng hóa và
quyền sở hữu hàng hóa, bên mua phải thanh toán tiền hàng và nhận hàng.
- Về đặc điểm của hợp đồng: vì hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là
lọai hợp đồng gắn liền với yếu tố nước ngoài nên hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế có các đặc điểm phân biệt sau so với hợp đồng mua bán hàng hóa trong
nước:
+ Về đồng tiền thanh toán: sẽ là ngọai tệ ít nhất đối với một bên hoặc
có thể hai bên hay nói cách khác là tùy theo sự thỏa thuận, có thể là đồng tiền
của nước người bán, nước người mua hoặc đồng tiền của nước thứ ba
+ Về chủ thể: trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì chủ thể
của lọai hợp đồng này phải mang quốc tịch khác nhau hay nói cách khác vấn đề
quốc tịch được đặt ra
+ Về đối tượng: cũng là hàng hóa nhưng ở đây hàng hóa phải được
chuyển từ nước người bán sang nước người mua
+ Về luật áp dụng: luật áp dụng điều chỉnh cho hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế sẽ phức tạp hơn nhiều so với hợp đồng mua bán hàng hóa
trong nước do lọai hợp đồng này có tính chất quốc tế. Cho nên, nó sẽ được điều
chỉnh bởi các nguồn chủ yếu sau: pháp luật quốc gia, điều ước quốc tế và tâp
quán về thương mại quốc tế
- Về vai trò của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: có vai trò mở rộng
quan hệ hợp tác giữa các quốc gia khác nhau giúp cho các quốc gia cùng nhau
hợp tác, cùng nhau phát triển
- Về nguồn luật áp dụng: vì hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là dạng
hợp đồng liên quan tới nước ngoài nên nguồn luật điều chỉnh tương đối phức
tạp. Cụ thể, các nguồn luật sau sẽ là các nguồn điều chỉnh hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế: pháp luật quốc gia, điều ước quốc tế, tập quán về thương mại
quốc tế và trong một số trường hợp còn có các tiền lệ pháp (án lệ) về thương
mại. Các nguồn này do các bên thỏa thuận áp dụng
Đó là tất cả những vấn đề mà em càn trình bày trong chương 1, và qua
chương 2, em xin trình bày quyền của các bên trong hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế
Như đã biết, bên mua với tư cách là bên nhận hàng do bên bán cung cấp
nen khi tham gia thực hiện hợp đồng thì bên mua sẽ các quyền sau đối với bên
bán: quyền yêu cầu người bán giao hàng đúng địa điểm và thời gian được quy
định trong hợp đồng, giao đúng số lượng và chất lượng của hàng hóa, giao các
chứng từ liên quan tới hàng hóa, mặt khác, người mua còn có quyền yêu cầu
đối với việc sở hữu hàng hóa… Đó là các quyền cơ bản của người mua được
pháp luật quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của người mua khi người mua thực
hiện trong quá trình giao kết hợp đồng. Mặt khác, pháp luật cũng có quy định
các quyền để bảo vệ quyền lợi của bên bán Khác với bên mua, bên bán là bên
cung cấp hàng hóa cho bên mua nên bên bán trong quá trình thực hiện hợp
đồng sẽ có các quyền sau: quyền yêu cầu người mua nhận hàng và quyền yêu
cầu người mua thanh toán tiền hàng
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Chương 1: Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: 1
1.1 Nhận thức chung về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: 1
1.1.1 Khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 1
1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 19
1.1.3 Vai trò của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 20
1.2 Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 21
1.2.1 Pháp luật của Quốc gia 21
1.2.2 Điều ước Quốc tế 23
1.2.3 Tập quán thương mại 24
1.2.4 Tiền lệ pháp (án lệ) thương mại 25
Chương 2: Quyền của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: 27
2.1 Quyền của người mua trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 27
2.1.1 Quyền của người mua trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế 27
2.1.1.1 Quyền liên quan tới việc yêu cầu người bán giao hàng 27
2.1.1.1.1 Quyền yêu cầu người bán giao hàng đúng địa điểm 27
2.1.1.1.2 Quyền yêu cầu người bán giao hàng đúng thời gian 29
2.1.1.1.3 Quyền yêu cầu người bán giao hàng đúng số lượng và chất lượng của
hàng hóa 30
2.1.1.2 Quyền yêu cầu người bán giao các chứng từ liên quan tới hàng hóa 32
2.1.1.3 Quyền liên quan tới sở hữu đối với hàng hóa 34
2.1.2 Quyền của người mua khi người bán có hành vi vi phạm hợp đồng 36
2.1.2.1 Yêu cầu người bán thực hiện thực sự 36
2.1.2.2 Quyền tuyên bố hủy hợp đồng 39
2.1.2.3 Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại 41
2.2 Quyền của người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 46
2.2.1 Quyền của người bán trong quá trình thực hiện hơp đồng 47
2.2.1.1 Quyền yêu cầu người mua nhận hàng 47
2.2.1.2 Quyền yêu cầu người mua thanh toán tiền hàng 48
2.2.2 Quyền của người bán khi người mua có hành vi vi phạm hợp đồng 53
2.2.2.1 Yêu cầu người mua thực hiện thực sự 53
2.2.2.2 Quyền tuyên bố hủy hợp đồng 54
2.2.2.3 Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại 55
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quyền và nghĩa vụ của các bên
trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 58
KẾT LUẬN 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: TS. Diệp Ngọc Dũng
CHƯƠ
NG 1:
KH
ÁI
QU
ÁT
VỀ
HỢ
P
ĐỒ
NG
MUA
BÁN
HÀN
G
HOÁ
QUỐ
C TẾ
Trước khi đi vào tìm
hiểu quyền và nghĩa
vụ của các bên trong
hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế chúng
ta nên tìm hiểu sơ lược về
hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế. Vì thông qua hợp
đồng này chúng ta sẽ có
cách hiểu một cách đúng
đắn nhất
các bên sẽ có quyền và
nghĩa vụ gì khi giao kết hợp
đồng mua bán hàng hóa
quốc tế.
Và điều này cũng đã giải
thích tại sao pháp luật của
các nước nói chung cũng
như
pháp luật của Việt Nam nói riêng lại ghi nhận quyền
và nghĩa vụ của các bên trong
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Trong phần
đầu, tôi xin lần lượt trình bày khái
niệm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, đặc
điểm và vai trò của loại hợp đồng
này đồng thời tìm hiểu qua nguồn luật điều chỉnh của
quan hệ hợp đồng này.
1.1 Nhận thức chung về hợp đồng mua bán
hàng hoá quốc tế:
1.1.1 Khái niệm về hợp đồng mua bán quốc
tế:
Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là dạng
hợp đồng được các chủ thể của
quan hệ thương mại quốc tế sử dụng phổ biến và
thường xuyên nhất trong các hoạt
động thương mại của mình vì đời sống kinh tế toàn
cầu chuyển động liên tục không
ngừng, các hoạt động thương mại quốc tế đang từng
ngày từng giờ góp phần tích cực
làm thay đổi diện mạo của các quốc gia, của các khu
vực và toàn thế giới. Ngày nay,
khái niệm về thương mại không chỉ còn bó hẹp trong
cách hiểu về thương mại hàng
hoá, dịch vụ mà còn mở rộng ra trong lĩnh vực
thương mại đầu tư và sở hữu trí tuệ.
Tính quốc tế trong các giao lưu thương mại ngày
càng đươc thể hiện rõ nét với sự
tham gia rộng rãi của các chủ thể khác nhau về quốc
tịch, sự dịch chuyển liên tục hàng
hoá, dịch vụ, sức lao động qua biên giới, sự trao đổi
các đồng ngoại tệ, sự luân chuyển
của các dòng vốn đầu tư, hay sự chuyển giao công
nghệ giữa các quốc gia và các vùng
lãnh thổ…Trong đó, các giao dịch trong lĩnh vực
thương mại hàng hoá, chủ yếu thông
qua các hợp đồng luôn diễn ra “sôi động nhất” giữ vị
trí trung tâm trong các giao dịch
thương mại quốc tế. Nên hợp đồng mua bán hàng
hoá quốc tế mang đầy đủ các đặc
trưng cơ bản của hợp đồng thương mại quốc tế (hợp
đồng thương mại có yếu tố nước
ngoài). Tính quốc tế hay đặc
điểm có yếu tố nước ngoài
của quan hệ chính là điểm
phân biệt của hợp đồng mua
bán hàng hoá quốc tế với
hợp đồng mua bán thông
thường. Yếu tố nước ngoài
có thể được quy định khác
nhau trong pháp luật của
các
quốc gia cũng như trong
pháp luật quốc tế, nhưng
nhìn chung đó là các yếu tố
liên
SVTH: Dương
Bảo Trân
Trang 1
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: TS. Diệp Ngọc Dũng
quan tới quốc tịch, nơi cư
trú hoặc trụ sở của các chủ
thể, liên quan tới nơi xác lập
hợp
đồng, nơi thực hiện hợp
đồng hoặc nơi có tài sản là
đối tượng của hợp đồng.1
Ngoài ra, hợp đồng
mua bán hàng hóa
quốc tế còn mang
những đặc trưng cơ
bản của hợp đồng mua bán
tài sản. Ở đó, có sự thỏa
thuận giữa bên bán và bên
mua,
nhằm xác lập, thay đổi hoặc
chấm dứt quan hệ mua bán.
Theo đó, bên bán có nghĩa
vụ
chuyển quyền sở hữu tài sản
là đối tượng của hợp đồng
cho bên mua, còn bên mua
có
nghĩa vụ nhận hàng và
thanh toán giá trị hàng hóa
cho bên bán theo thỏa
thuận. Với
những đặc điểm đó, nên hợp
đồng mua bán hàng hóa là
hợp đồng song vụ, có đền
bù.
Nó là hợp đồng song vụ vì ở
đó có sự trao đổi mua bán
hàng hóa giữa bên bán và
bên
mua hay nói cách khác hợp
đồng này chỉ được thực hiện
khi có sự thỏa thuận giữa
hai
bên dựa trên ý chí của chính
họ. Và trong quá trình thực
hiện hợp đồng, nếu một trong
hai bên vi phạm nghĩa vụ dẫn đến thiệt hại xảy ra
cho bên còn lại thì bên vi phạm có
nghĩa vụ phải “đền bù” thiệt hại cho bên bị vi phạm.
Nên hợp đồng mua bán hàng hóa
được gọi là hợp đồng song vụ và có đền bù là như
thế. Và đó cũng chính là điểm phân
biệt hợp đồng này với các loại hợp đồng được ký kết
trong các lĩnh vực khác của
thương mại quốc tế như dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí
tuệ…
Vì trong các loại hợp đồng này, cụ thể là hợp
đồng được ký kết trong lĩnh vực
dịch vụ, trong lĩnh vực này, hợp đồng được thực hiện
khi có sự thỏa thuận ngầm của
các bên, bên cung cấp dịch vụ đưa ra những điều
kiện tiêu chuẩn về mặt hàng mà
mình cung cấp, nếu bên kia đồng ý hay chấp nhận về
những gì mà bên cung cấp đưa
ra thì xem như hợp đồng đã được giao kết. Tuy
nhiên, trong quá trình hợp đồng được
giao kết, nếu có thiệt hại hay tổn thất xảy ra cho bên
được cung cấp thì họ sẽ không
được “đền bù” về những thiệt hại đó. Cho nên, ở đây,
trong lĩnh vực này, sự “đền bù”
không có xảy ra. Và đó chính là điểm phân biệt của
hợp đồng trong lĩnh vực dịch vụ
so với hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung, hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế
nói riêng.
Tóm lại, từ một loạt phân tích trên ta có thể
kết luận hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế là sự thỏa thuận giữa các bên mua bán ở
các nước khác nhau trong đó quy
định bên bán phải cung cấp hàng hóa, chuyển giao
các chứng từ có liên quan tới hàng
hóa và quyền sở hữu hàng hóa, bên mua phải thanh
toán tiền hàng và nhận hàng.2
Và từ khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế
là sự thống nhất về ý chí giữa các bên trong quan hệ
mua bán quốc tế (có yếu tố nước
ngoài) mà thông qua đó, sẽ thiết lập, thay đổi hoặc
chấm dứt các quyền và
nghĩa vụ
Xem TS. Nông Quốc Bình , giáo trình luật thương mại
quốc tế - Trường Đại học luật Hà Nội – NXB Tư Pháp
Hà Nội, năm 2006.
2
Đại học Cần Thơ, 2003, Tr-3.
SVTH: Dương
Bảo Trân
Trang 2
Xem Dương Kim Thế Nguyên , Tập bài giảng Pháp luật về hoạt động xuất nhập khẩu , Khoa Luật – Trường
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: TS. Diệp Ngọc Dũng
pháp lý giữa các chủ thể đó
với nhau. Hay nói cách
khác, vì hợp đồng mua bán
hàng
hóa quốc tế khác với các
loại hợp đồng mua bán
thông thường (vì có yếu tố
nước
ngoài) nên chủ thể tham gia
hợp đồng, đối tượng của
hợp đồng cũng như hình
thức và
nội dung của lọai hợp đồng
này sẽ được quy định như
sau:
- Về chủ thể của hợp
đồng mua bán hàng
hóa quốc tế:
Vì hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế
là một dạng của hợp
đồng thương mại
thuộc lĩnh vực thương mại
quốc tế nên chủ thể của hợp
đồng mua bán hàng hóa
quốc
tế cũng chính là chủ thể
tham gia hoạt động thương
mại quốc tế. Trong hoạt
động
thương mại quốc tế, thể
nhân, pháp nhân, và quốc
gia là các chủ thể tham gia
hoạt
động này nên các chủ thể đó
cũng chính là các chủ thể
của hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế.
+ Thể nhân: thể nhân
ở đây là một con
người cụ thể có đầy
đủ những tiêu
chuẩn và hội đủ các điều kiện mà pháp luật quy định
thì mới được xem là chủ thể
tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Xét về
mặt pháp lý, một con người nếu
muốn trở thành chủ thể tham gia giao kết hợp đồng
thì trước hết người đó phải là
người có đầy đủ tiêu chuẩn pháp lý mà pháp luật quy
định. Và do nhiều nguyên nhân
khác nhau mà luật pháp các nước có thể quy định
một cách cụ thể hoặc không cụ thể
các điều kiện đối với một người khi tham gia quan hệ
thương mại quốc tế nói chung,
tham gia thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế nói riêng với tư cách chủ thể.
Nếu pháp luật quy định một cách cụ thể các
tiêu chuẩn của chủ thể là thể nhân
thì chỉ những người có đầy đủ tất cả những yêu cầu
mà pháp luật quy định mới có thể
trở thành chủ thể trong quan hệ thương mại quốc tế
và mới có thể tham gia thực hiện
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Mặt khác, nếu pháp luật không quy định cụ
thể các điều kiện để mọi người trở
thành chủ thể tham gia thực hiện hợp đồng, thì khi
xem xét tư cách chủ thể của một
người tham gia thực hiện hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế sẽ căn cứ vào những
quy định đối với chủ thể là thể nhân trong quan hệ
pháp luật thương mại trong nước
đồng thời có tính đến các quy định có tính bổ sung.
Nói cách khác, trong trường hợp
này, một thể nhân muốn trở thành chủ thể tham gia
thực hiện hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế phải là cá nhân tham gia quan hệ thương
mại trong nước đồng thời hội đủ
các điều kiện bổ sung theo quy định của pháp luật để
có thể tham gia thực hiện hợp
đồng: Ví dụ, theo quy định của pháp luật Việt Nam
thì thể nhân khi đã hội đủ các điều
kiện trở thành chủ thể trong hoạt động thương mại
trong nước nói chung, trong lĩnh
vực hợp đồng thương mại nói riêng, nếu muốn tham
gia thực hiện hợp đồng mua
bán
với nước ngoài thì phải có
đầy đủ điều kiện do Chính
Phủ quy định sau khi đã
đăng
ký với cơ quan nhà nước có
thẩm quyền (Điều 33 Luật
Thương mại Việt Nam).
SVTH: Dương
Bảo Trân
Trang 3
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: TS. Diệp Ngọc Dũng
Mặc dù, có những
quy định cụ thể khác
nhau, nhưng nhìn
chung khi đề cập đến
việc xác định tư cách chủ
thể của thể nhân trong quan
hệ thương mại quốc tế nói
chung, trong lĩnh vực hợp
đồng thương mại quốc tế
nói riêng, luật pháp của hầu
hết
các nước đều dựa trên hai
tiêu chuẩn pháp lý liên quan
trực tiếp đến thể nhân đó là
tiêu chuẩn đối với các điều
kiện nhân thân và tiêu
chuẩn đối với các điều kiện
về nghề
nghiệp của thể nhân.
Thứ nhất: các điều
kiện về nhân thân
của thể nhân
Điều kiện nhân thân
của một thể nhân là
điều kiện pháp lý gắn
liền với một con
cụ thể. Theo quy đỉnh của
hầu hết các nước trên thế
giới, việc xem xét về điều
kiện
nhân thân của một người để
trở thành chủ thể của hợp
đồng mua bán hàng hóa
quốc tế
sẽ căn cứ vào năng lực pháp
luật và năng lực hành vi của
người đó. Nhưng trên thực
tế, để xem xét năng lực
pháp luật và năng lực hành
vi của một thể nhân, người
ta dựa
vào ba tiêu chí liên quan trực tiếp đến thể nhân bao
gồm: tuổi tác, tình trạng sức khỏe
và tình trạng tư pháp.
Về tuổi tác, luật pháp của hầu hết các nước
quy định, một người muốn trở
thành chủ thể trong quan hệ thương mại quốc tế nói
chung và hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế nói riêng, phải ở một độ tuổi nhất định.
Luật pháp quy định như vậy bởi
vì ở độ tuổi này con người đã phát triển đầy đủ cả về
thể lực và trí tuệ để thực hiện
những hành vi thương mại một cách độc lập. Ví dụ:
Điều 488 Bộ luật Dân sự của
Pháp thì tất cả những người tròn 18 tuổi, có đủ điều
kiện về tuổi để có thể trở thành
thương nhân; Theo quy định tại Điều 17 Luật
Thương mại Việt Nam, thì cá nhân đủ
18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có
đủ điều kiện để kinh doanh
thương mại theo quy định của pháp luật, nếu có yêu
cầu hoạt động thương mại thì
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy
chứng nhận kinh doanh và trở thành
thương nhân.3 Khi mà thể nhân đã đạt độ tuổi theo
quy định của pháp luật thì thể nhân
đó đã trở thành thương nhân và có thể tham gia ký
kết hợp đồng thương mại nói
chung, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói
riêng.
Bên cạnh việc đưa ra tiêu chuẩn về tuổi tác,
luật pháp của hầu hết các nước còn
đưa ra tiêu chuẩn về tình trạng sức khỏe để làm cơ sở
pháp lý xác định tư cách của
chủ thể là thương nhân trong việc ký kết hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế. Những
người mặc dù đủ tiêu chuẩn về độ tuổi nhưng tình
trạng sức khỏe không bình thường
thì sẽ không được phép tham gia thực hiện hợp đồng
với tư cách chủ thể. Những
người sức khỏe không bình thường là những người
vì tuổi tác quá cao, hoặc do
thương tật, do bệnh tật… mà không thể thể hiện đầy
đủ ý chí của mình một cách độc
Xem : Diệp Ngọc Dũng, Tập bài giảng Luật Thương
mại quốc tế, Khoa Luật – Trường Đại học Cần Thơ,
NXB Trường Đại học Cần Thơ, 2002.
SVTH: Dương
Bảo Trân
Trang 4
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: TS. Diệp Ngọc Dũng
lập.4Việc pháp luật quy định
về điều kiện sức khỏe nhằm
loại trừ những người bị hạn
chế năng lực hành vi tham
gia vào hoạt động thương
mại quốc tế nói chung, tham
gia
ký kết hợp đồng mua bán
hàng hóa nói riêng.
Ngoài hai tiêu chí
vừa nêu trên thì còn
có tiêu chí về tình
trạng tư pháp.
Theo quy định của
pháp luật, tình trạng
tư pháp của một
người là một điều
kiện
pháp lý bắt buộc cần phải
xem xét để xác định người
đó có đủ tư cách trở thành
chủ
thể trong hoạt động thương
mại quốc tế hay không. Về
vấn đề này, luật pháp của
các
nước đều quy định: Những
người đang bị phạt tù,
những người bị tòa án hoặc
cơ quan
nhà nước có thẩm quyền
cấm tham gia hoạt động
thương mại sẽ không thể trở
thành
chủ thể trong hoạt động
thương mại quốc tế và
không thể tham gia ký kết
hợp đồng
thương mại quốc tế cụ thể là
hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế. Ví dụ: Điều 18
Luật Thương mại Việt Nam quy định: những người
đang bị truy cứu trách nhiệm hình
sự; người đang chấp hành hình phạt tù; những người
đang trong thời gian bị tòa án
tước quyền hành nghề vì vi phạm các tội buôn lậu,
đầu cơ, buôn bán hàng cấm, làm
hàng giả, buôn bán hàng giả, kinh doanh trái phép,
trốn thuế, lừa dối khách hàng và
các tội khác theo quy định của pháp luật sẽ không đủ
tư cách chủ thể tham gia hoạt
động thương mại quốc tế trong đó có lĩnh vực ký kết
hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế.5
Thứ hai: điều kiện về nghề nghiệp của thể
nhân
Điều kiện về nghề nghiệp là một tiêu chí
không thể thiếu để xác định tư cách
chủ thể của thể nhân đó. Một người tuy có đủ điều
kiện về tuổi tác và có tình trạng
sức khỏe nhưng người đó đang làm một số nghề mà
pháp luật cấm thì sẽ không được
trở thành chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế. Theo pháp luật của nhiều
nước, đặc biệt là các nước phương Tây thì những
người đang làm một số nghề nhất
định sẽ không được tham gia hoạt động thương mại
hay nói cách khác những người
này sẽ không được ký kết hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế. Ví dụ, theo Luật
Thương mại của Pháp thì những người làm các nghề
như công chức, luật sư, bác sĩ,
công chứng viên, chấp hành viên… thì sẽ không
được tham gia vào quan hệ thương
mại quốc tế.
Nhìn chung các quy định về tiêu chuẩn pháp
lý để xác định tư cách chủ thể của
thể nhân chỉ được áp dụng cho các công nhân mang
quốc tịch của quốc gia sở tại.
Xem Diệp Ngọc Dũng, Tập bài giảng Luật Thương mại quốc tế, Khoa Luật –
Trường Đại học Cần Thơ, NXB
Trường Đại học Cần Thơ, 2002.
5
Trường Đại học Cần Thơ, 2002.
SVTH: Dương
Bảo Trân
Trang 5
Xem Diệp Ngoc Dũng, Tập bài giảng Luật Thương mại quốc tế, Khoa Luật – Trường Đại học Cần Thơ, NXB
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: TS. Diệp Ngọc Dũng
Trên thực tế, việc các tiêu
chuẩn pháp lý này có được
áp dụng cho những người
có
quốc tịch nước ngoài hoặc
những người không có quốc
tịch tại quốc gia sở tại hay
không, điều này hoàn toàn
phụ thuộc vào luật pháp của
từng nước và tùy theo từng
trường hợp cụ thể. Đặc biệt,
điều này còn phụ thuộc rất
nhiều vào mối quan hệ
ngoại
giao giữa quốc gia sở tại và
quốc gia có các thể nhân
đang sinh sống trên lãnh thổ
của
nước sở tại. Cho nên, để
giải quyết vấn đề này, trong
quan hệ quốc tế giữa các
quốc
gia, các nước nên ký kết
hoặc tham gia vào các điều
ước quốc tế trong đó thỏa
thuận
các nguyên tắc pháp lý
trong việc xác định địa vị
pháp lý của công dân nước
ngoài.6Có như vậy, các quốc
gia có thể hạn chế được các
xung đột trong việc xác
định
tiêu chí pháp lý cho các thể
nhân tham gia thực hiện hợp
đồng mua bán hàng hóa
quốc
tế nói chung, tham gia vào
quan hệ thương mại quốc tế
nói riêng với tư cách là chủ
thể.
+ Pháp nhân: (legal person)
Pháp nhân là chủ thể phổ biến trong thương
mại quốc tế. Hầu hết các hoạt động
thương mại quốc tế đều có sự tham gia của các pháp
nhân. Chính vì sự tham gia phần
lớn vào các hoạt động thương mại quốc tế nên pháp
nhân cũng có vai trò quan trọng
trong việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế và cũng đã trở thành chủ thể
của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Theo quy
định của pháp luật, pháp nhân là
một tổ chức được nhà nước thành lập hay công nhận
khi nó hội đủ các điều kiện pháp
lý. Pháp nhân với tư cách là chủ thể của hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế nói
riêng, trong quan hệ thương mại quốc tế nói chung
được tồn tại với nhiều hình thức
như công ty, hãng kinh doanh… Việc phân loại công
ty, hãng kinh doanh hoặc quy
định chi tiết các tiêu chuẩn pháp lý đối với từng loại
công ty, từng loại hãng kinh
doanh hoàn toàn phụ thuộc vào luật pháp của mỗi
nước.7
Theo quy định của luật pháp nhiều nước trên
thế giới, pháp nhân với tư cách
chủ thể của quan hệ thương mại quốc tế nói chung,
của hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế nói riêng được gọi là thương nhân. Các tiêu
chuẩn pháp lý để xác định tư cách
thương nhân của pháp nhân được quy định trong luật
Thương mại của các nước. Theo
quy định của pháp luật Việt Nam, thương nhân là tổ
chức kinh tế được thành lập hợp
pháp và có quyền hoạt động trong phạm vi ngành
nghề tại các địa bàn, dưới các hình
Xem TS. Nông Quốc Bình ,giáo trình luật thương mại quốc tế- Trường Đại học
luật Hà Nội – NXB Tư Pháp
Hà Nội, năm 2006.
7
Trường Đại học Cần Thơ, 2002.
.
SVTH: Dương Bảo Trân
Trang 6
Xem Diệp Ngoc Dũng, Tập bài giảng Luật Thương mại quốc tế, Khoa Luật – Trường Đại học Cần Thơ, NXB
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: TS. Diệp Ngọc Dũng
thức, bằng các phương thức
mà pháp luật không cấm
(Khoản 1, Khoản 2 , Điều 6
Luật
Thương mại 2005).8
Trên nguyên tắc tự
do kinh doanh trong
thương mại quốc tế,
pháp luật của hầu
hết các nước cho phép mọi
pháp nhân là thương nhân
khi có đầy đủ điều kiện
tham
gia hoạt động thương mại
trong nước thì cũng được
phép tham gia hoạt động
thương
mại quốc tế hay nói cách
khác thương nhân đó được
phép tham gia ký kết hợp
đồng
thương mại quốc tế cụ thể ở
đây là hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế. Tuy
nhiên,
do tính chất quan trọng và
phức tạp của hoạt động
thương mại quốc tế mà pháp
luật
của một số nước còn đưa ra
một số điều kiện bổ sung để
xác định tư cách chủ thể đối
với loại thương nhân này.
Theo đó, thương
nhân nước ngoài là
thương nhân được
thành lập hoặc đăng
ký
theo pháp luật nước ngoài
hoạt động tại nước sở tại.
Trong quá trình hoạt động,
thương nhân phải tuân thủ theo pháp luật của nước
nơi đó hoạt động. Ví dụ, theo quy
định của pháp luật Việt Nam, thương nhân nước
ngoài là thương nhân được thành lập
hoặc đăng ký kinh doanh theo quy định của nước
ngoài hoặc được pháp luật nước
ngoài công nhận. Thương nhân nước ngoài hoạt
động tại Việt Nam phải thực hiện
quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Việt
Nam (Điều 16 Luật Thương mại
2005).9 Và cũng theo quy định của pháp luật Việt
Nam, để hiểu rõ hơn về các vấn đề
pháp lý liên quan tới thương nhân và các quy định
đối với thương nhân nước ngoài
hoạt động ở Việt Nam thì chúng ta nên tham khảo tại
Điều 17 đến Điều 44 Luật
Thương mại Việt Nam được Quốc hội thông qua
ngày 10/5/1997.
+ Quốc gia: quốc gia là chủ thể của hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế khi
quốc gia đó tham gia ký kết các hợp đồng thương
mại với các chủ thể khác như cá
nhân và pháp nhân hay quốc gia đó tham gia ký kết,
gia nhập các điều ước quốc tế với
các quốc gia khác. Khi quốc gia tham gia ký kết
thuộc hai trường hợp trên thì quốc gia
đó trở thành chủ thể của họat động thương mại quốc
tế nói chung, của hợp đồng mua
bán hàng hóa nói riêng.
Trong trường hợp, quốc gia ký kết, gia nhập
điều ước quốc tế với các quốc gia
khác với tư cách là một chủ thể thì quốc gia sẽ thỏa
thuận với các quốc gia khác về
quyền và nghĩa vụ của mình. Quyền và nghĩa vụ ở
đây được thực hiện trên cơ sở bình
đẳng tôn trọng những gì đã thỏa thuận trong quá
trình ký kết hợp đồng. Ví dụ: khi ký
kết Hiệp định chung thuế quan và Thương mại
(GATT) các nước thành viên đã cam
kết thực hiện những điều đã thỏa thuận; hoặc khi
tham gia tổ chức Thương mại Thế
Xem Ts. Nông Quốc Bình, giáo trình luật thương mại quốc tế-Trường Đại học
Luật Hà Nội-NXB Tư Pháp Hà
Nội, năm 2006.
9
Nội, năm 2006.
SVTH: Dương
Bảo Trân
Trang 7
Xem Ts. Nông Quốc Bình, giáo trình luật thương mại quốc tế-Trường Đại học Luật Hà Nội-NXB Tư Pháp Hà
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: TS. Diệp Ngọc Dũng
Giới (WTO) các nước thành
viên phải tuân thủ quy chế
và các quy định được ghi
nhận trong các Hiệp định
của tổ chức này. Theo đó,
quốc gia có nghĩa vụ phải
thực
hiện đúng những gì mà
mình đã ký kết hoặc cam
kết với các quốc gia khác,
mà không
có bất kỳ sự ưu ái nào. Hay
nói cách khác, trong trường
hợp này, nguyên tắc bình
đẳng được áp dụng một
cách thống nhất.
Song song với
trường hợp này là
quốc gia tham gia
quan hệ thương mại
quốc
tế với các chủ thể khác như
cá nhân và pháp nhân. Ở
đây, quốc gia đươc xem là
chủ
thể đặc biệt và được hưởng
quy chế đặc biệt. Cụ thể là
quốc gia sẽ được hưởng các
quy chế đặc biệt sau nếu
quốc gia tham gia với tư
cách là chủ thể mà không
tuyên bố
quyền miễn trừ của mình:
Thứ nhất: nguyên
tắc bình đẳng sẽ
không được đặt ra.
Nếu xét về mặt lý
luận, các chủ thể khi tham
gia vào bất cứ hợp đồng nào
đều có sự bình đẳng với
nhau.
Tuy nhiên, sự bình đẳng sẽ không được đặt ra khi
một bên chủ thể tham gia vào quan
hệ hợp đồng là Nhà nước. Hay nói cách khác, khi
một hợp đồng kinh doanh được ký
kết giữa quốc gia và thương nhân (thể nhân hoặc
pháp nhân) thì nguyên tắc bình đẳng
sẽ các chủ thể sẽ không được áp dụng. Bởi vì, quốc
gia khác với các lọai chủ thể khác
là quốc gia là loại chủ thể có chủ quyền và quốc gia
có quyền tối cao trong quan hệ
đối nội cũng như đối ngoại. Mặt khác, nếu xét về mặt
thực tế, quốc gia là một chủ thể
có hệ thống pháp luật, nắm cơ sở kinh tế của đất
nước, có nhiều hệ thống ngân hàng,
tiền tệ, có lực lượng lao động và có nguồn tài nguyên
thiên nhiên… Chính vì vậy, mà
quốc gia có đủ điều kiện để thực hiện quyền tối cao
của mình và sẽ được hưởng quyền
miễn trừ về chủ quyền (Sovereign immunity) khi
tham gia quan hệ dân sự nói chung
và quan hệ kinh doanh quốc tế nói riêng.10
Thứ hai: quốc gia sẽ được chọn luật áp
dụng. Luật áp dụng ở đây là luật áp
dụng chung cho các chủ thể khi có sự tranh chấp
phát sinh trong quá trình thực hiện
hợp đồng. Về mặt lý luận, hợp đồng được ký kết dựa
vào sự thỏa thuận của các bên
chủ thể do đó các chủ thể này sẽ có quyền thỏa thuận
tất cả những vấn đề mà pháp
luật không cấm. Cũng trên cơ sở lý luận này, các bên
có quyền thỏa thuận tất cả
những vấn đề mà pháp luật nơi ký kết hợp đồng
không cấm trong đó có cả luật áp
dụng cho hợp đồng khi tham gia vào hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế. Theo đó,
các bên có thể chọn luật do các bên mang quốc tịch,
luật nơi ký kết hợp đồng hay luật
nơi thực hiện hợp đồng… Tuy nhiên, nguyên tắc
chọn luật này sẽ không được đặt ra
trong trường hợp hợp đồng được ký kết với một bên
chủ thể là quốc gia vì pháp luật
Xem Diệp Ngọc Dũng, Tập bài giảng Luật Thương
mại quốc tế, Khoa Luật – Trường Đại học Cần Thơ,
NXB Trường Đại học Cần Thơ, 2002.
SVTH: Dương
Bảo Trân
Trang 8
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: TS. Diệp Ngọc Dũng
áp dụng cho hợp đồng sẽ là
pháp luật của quốc gia với
tư cách chủ thể của quan hệ
đó.11
Như vậy, từ hai
trường hợp vừa được
nêu trên chúng ta có
thể hiểu rằng, xét về
mặt thực tế hay về mặt pháp
lý, tất cả các quốc gia không
kể diện tích lớn hay nhỏ,
dân cư nhiều hay ít, tiềm lực
kinh tế mạnh hay yếu… khi
tham gia ký kết hợp đồng
với thương nhân đều được
hưởng quyền miễn trừ hay
quyền ưu đãi đặc biệt. Theo
đó,
quốc gia có quyền đương
nhiên áp dụng luật của nước
mình, ngôn ngữ của nước
mình
vào hợp đồng và sẽ được
hưởng quyền miễn trừ tư
pháp nếu quốc gia không từ
bỏ
quyền miễn trừ của mình
khi có tranh chấp xảy ra.
Nội dung của quyền miễn
trừ tư
pháp quốc gia là: không một
cơ quan xét xử nào có
quyền xét xử quốc gia, tài
sản của
quốc gia không bị sai áp để
bảo đảm sơ bộ cho một vụ
kiện và quốc gia sẽ không bị
ràng buộc bởi các phán
quyết của tòa án nước ngoài
chống lại quyền lợi của
mình.
Tuy nhiên, cũng chính vì sự ưu ái đặc biệt đối
với quốc gia trong quan hệ dân
sự nói chung, và trong kinh doanh quốc tế nói riêng,
như đã trình bày trên đây đã làm
cho nhiều giao dịch kinh doanh giữa các quốc gia với
thương nhân có sự hạn chế. Và
để khắc phục sự hạn chế đó, trong khoảng hơn hai
mươi năm trở lại đây, học thuyết về
quyền miễn trừ quốc gia có giới hạn (The doctrine of
restricted state immunity) đã và
đang được áp dụng một cách phổ biến trong quan hệ
thương mại quốc tế. Theo học
thuyết này, thì quốc gia có thể tự hạn chế quyền miễn
trừ của mình hay nói cách khác,
quốc gia sẽ chịu trách nhiệm pháp lý trong quan hệ
hợp đồng giống như các chủ thể
khác trong trường hợp quốc gia tuyên bố từ bỏ quyền
miễn trừ tư pháp của mình.
Việc quốc gia tuyên bố từ bỏ quyền miễn trừ
của mình có một ý nghĩa rất quan
trọng về lý luận cũng như thực tiễn đối với việc thúc
đẩy các giao dịch thương mại
quốc tế. Nó tạo ra môi trường pháp lý bình đẳng giữa
các bên tham gia pháp luật dân
sự, đặc biệt là quan hệ hợp đồng, nhằm thu hút sự
tham gia của các thể nhân và pháp
nhân nước ngoài. Để thực hiện quyền của mình, quốc
gia quy định trong luật pháp
nước mình những trường hợp từ bỏ quyền miễn trừ
quốc gia. Ví dụ: Luật về miễn trừ
chủ quyền nước ngoài của Hoa Kỳ năm 1976
(Foreign Sovereign Immunities Act
1976). Trong đó, quy định rằng một quốc gia nước
ngoài sẽ không được hưởng quyền
miễn trừ xét xử trước tòa án của Hoa kỳ nếu quốc gia
nước ngoài đó đã tuyên bố từ bỏ
quyền miễn trừ quốc gia (Điều 1605). Ngoài việc
quy định trong luật pháp nước mình
về các trường hợp từ bỏ quyền miễn trừ quốc gia,
trong quan hệ quốc tế, các quốc gia
tham gia ký kết các điều ước quốc tế trong đó tự
nguyện từ bỏ quyền miễn trừ quốc
gia trong một số trường hợp nhất định. Ví dụ: để giải
quyết những tranh chấp
giữa
Xem Ts. Nông Quốc Bình, giáo trình luật thương mại
quốc tế-Trường Đại học Luật Hà Nội-NXB Tư Pháp
Hà
Nội, năm 2006
SVTH: Dương
Bảo Trân
Trang 9