Tình huống:
M lái xe cho công ty vận tải X theo hợp đồng lao động. Một lần khi đang
lái xe ô tô chở hàng cho công ty, đi đến đoạn đường dốc, xe của M đột ngột đứt
phanh. M đã nhanh chóng về số để kìm tốc độ của xe nhưng kết quả xe của A
vẫn lao nhanh xuông dốc và đâm liên tiếp theo phản ứng dây chuyền vào 2
chiếc xe đi trước, khiến các xe này lần lượt đâm vào dãy lan can hai bên đường
và bị hư hỏng. Sau đó các chủ xe đã kiện đòi bồi thường.
Giải quyết:
Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 623 BLDS 2005 và căn cứ vào
khoản 17, 18 Điều 3 Luật giao thông đường bộ năm 2008, thì xe ô tô mà A lái
để chở hàng cho công ty vận tải X là phương tiện giao thông vận tải cơ giới, là
nguồn nguy hiểm cao độ nên đây được coi là thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra. Theo quy định tại khoản 2 Điều 623 BLDS thì chủ sở hữu nguồn
nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra;
nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người
này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Vậy, liệu trường hợp
này M có phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại hay không?
Với quy định của BLDS hiện hành, nếu cho rằng khi chủ sở hữu đã
chuyển giao nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác là chủ sở hữu hoàn toàn
hết trách nhiệm, trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về người đang chiếm
hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ là không hợp lý. Mà trường hợp này chủ
sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản
thông qua hình thức chuyển giao nguồn nguy hiểm cao độ theo nghĩa vụ lao
động. Ở đây, M là người được chuyển giao nguồn nguy hiểm cao độ, là người
làm công, ăn lương, được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ để
thực hiện nhiệm vụ mà người chủ lao động (công ty vận tải X) giao cho M.
Giữa chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ và người được giao chiếm hữu, sử
dụng nguồn nguy hiểm cao độ có mối quan hệ lao động, được xác lập qua việc
ký kết hợp đồng lao động. Mặc dù người lao động là người đang thực tế chiếm
hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ nhưng hoàn toàn dưới sự quản lý, điều
hành của chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ và vì lợi ích của chủ sở hữu nên
phải coi đây giống như trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đang
trực tiếp chiếm hữu, sử dụng.
Trong trường hợp này, nguồn nguy hiểm cao độ là chiếc xe ô tô chở hàng
được chuyển giao cho M theo ý chí của chủ sở hữu là công ty vận tải X, công ty
vận tải X vẫn có quyền kiểm soát về mặt pháp lý (chiếm hữu pháp lý) đối với
tài sản. Khi cho thuê, cho mượn hay chuyển giao nguồn nguy hiểm cao độ theo
nghĩa vụ lao động, mặc dù chủ sở hữu không trực tiếp khai thác công dụng của
tài sản nhưng đó cũng là một hình thức chủ sở hữu thực hiện quyền sử dụng tài
sản, cụ thể là khai thác lợi ích kinh tế từ tài sản
1
Về căn cứ pháp lý, tại Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006
hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS năm 2005 về bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, tại điểm 2
của mục III (hướng dẫn Điều 623 BLDS) có hướng dẫn như sau: “...Chủ sở hữu
đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ là đang thực hiện mọi hành
vi theo ý chí của mình để nắm giữ, quản lý nguồn nguy hiểm cao độ, nhưng
không được trái pháp luật, đạo đức xã hội; khai thác công dụng, hưởng hoa lợi,
lợi tức từ nguồn nguy hiểm cao độ”. “Nếu chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ
đã giao nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác mà gây thiệt hại thì phải xác
định trong trường hợp cụ thể đó người được giao nguồn nguy hiểm cao độ có
phải là người chiếm hữu, sử sụng nguồn nguy hiểm cao độ hay không để xác
định ai là người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại”.
Trường hợp của M là lái xe cho công ty X theo hợp đồng (tức là lái thuê
cho công ty X và được trả tiền công theo như thỏa thuận trong hợp đồng) nên M
không phải là người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ để
khai thác, hưởng lợi từ nguồn nguy hiểm cao độ là chiếc xe ô tô đó. Mà công ty
X mới là người nắm giữ, quản lý, khai thác, hưởng công dụng, lợi tức từ nguồn
nguy hiểm cao độ là chiếc xe ô tô mà M lái, còn M chỉ có công việc là lái xe và
được trả tiền công theo hợp đồng; hay nói cách khác, về bản chất pháp lý công
ty vận tải X mới là người khai thác lợi ích kinh tế từ tài sản.
Mặt khác, trong tình huống nêu ra, M đã cố gắng để giảm tốc độ của xe
khi đứt phanh, bằng cách về số, và khi đang ngồi trên xe ô tô để lái thì có thể
cách này là duy nhất để khắc phục sự cố. Thiệt hại xảy ra là do tự bản thân hoạt
động của chiếc xe ô tô gây ra. M không có lỗi trong việc điều khiển vì tình
huống quá bất ngờ, nằm ngoài sự kiểm soát của M. Còn theo quy định của pháp
luật thì công ty vận tải X (chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ) phải có nghĩa
vụ “tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy
hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật” (đoạn 2 khoản 1 Điều
623BLDS). Nghĩa là xe ô tô đưa vào sử dụng để vận chuyển hàng hóa thì phải
được kiểm tra định kỳ, nếu phương tiện có lỗi kỹ thuật thì phải cho dừng hoạt
động và tiến hành khắc phục, sửa chữa. Như vậy, về mặt lỗi thì lỗi cũng thuộc
về công ty vận tải X.
Chính vì những lẽ trên, trong trường hợp này, trách nhiệm bồi thường
không phải thuộc về M mà thuộc về công ty vận tải X. Tuy nhiên, giả sử rằng
nếu trong hợp đồng lao động ký giữa M và công ty vận tải X mà có thỏa thuận
khác về vấn đề chịu trách nhiệm bồi thường khi chiếc xe gây ra thiệt hại thì giải
quyết theo thỏa thuận đó. Đây là nguyên tắc, vì pháp luật dân sự tôn trọng
quyền tự thỏa thuận của các chủ thể với điều kiện không thỏa thuận đó không
trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Còn công ty vận tải X - chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ là chiếc
xe ô tô chở hàng sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra nếu thuộc các trường hợp sau:
- Công ty vận tải X đã giao chiếc xe ô tô chở hàng đó cho M chiếm hữu,
sử dụng, khai thác để hưởng lợi như cho thuê, cho mượn, bán trả góp nhưng
2
trong thời gian X chưa trả hết tiền...Đây là những trường hợp giao dịch dân sự
được xác lập giữa M và công ty vận tải X trên cơ sở tự nguyện thỏa thuận của
hai bên, vì vậy sự cam kết thỏa thuận được coi như pháp luật đối với các bên.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trước tiên
căn cứ vào sự thỏa thuận đó. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận ai
phải chịu trách nhiệm bồi thường thì áp dụng nguyên tắc chung của pháp luật.
Trường hợp M thuê, mượn...thì M là những người chiếm hữu, sử dụng tài sản
có căn cứ pháp luật, vì vậy M có các quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định, trong
đó có nghĩa vụ trông coi, quản lý nguồn nguy hiểm cao độ là chiếc xe, không để
tài sản mình quản lý gây thiệt hại cho người khác. Trong trường hợp như vậy,
chiếc xe ô tô gây thiệt hại khi đang thuộc quyền chiếm hữu, quản lý của M nên
M sẽ bị coi là có lỗi trong việc quản lý, sử dụng và phải chịu trách nhiệm bồi
thường.
- Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại (chủ sở hữu
hoặc người đang chiếm hữu, sử dụng đúng pháp luật của 2 chiếc xe bị thiệt hại).
- Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết.
Còn trong tình huống phân tích ở trên, chúng ta xét thiệt hại xảy ra là do tự bản
thân hoạt động của chiếc xe ô tô gây ra, tình huống đó bất ngờ, nằm ngoài sự
kiểm soát của M và chỉ xét điều đó đối với riêng M, còn như đã phân tích, công
ty vận tải X vẫn có lỗi trong trường hợp này.
- Trường hợp chiếc xe ô tô bị M chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật mà
công ty vận tải X không có lỗi khi chiếc xe bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật.
Trường hợp này, trách nhiệm bồi thường sẽ thuộc về M. Còn nếu trường hợp
công ty vận tải X cũng có lỗi trong việc để chiếc xe ô tô chở hàng đó bị M
chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
3