Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Hoàn thiện công tác thanh tra đối với lĩnh vực kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (646.34 KB, 24 trang )

1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về các hoạt động
được giao, bảo đảm tuyệt đối an toàn tiền và tài sản của Nhà nước, quản
lý điều hành ngân quỹ nhà nước đúng luật, Kho bạc Nhà nước
(KBNN) phải sử dụng nhiều cơng cụ mà ở đó thanh tra KBNN là một
công cụ quan trọng. Làm tốt công tác thanh tra sẽ góp phần giữ vững kỷ
cương, pháp luật, phát hiện và ngăn ngừa những hành vi tiêu cực, đề
xuất biện pháp khắc phục những sơ hở, các vấn đề bất hợp lý trong việc
ban hành chính sách, chế độ; tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động
quản lý ngân sách nhà nước (NSNN).
Trong quá trình thực hiện chức năng quản lý NSNN, hoạt
động kiểm soát chi thường xuyên NSNN chiếm tỷ trọng lớn và có vị
trí, vai trị rất quan trọng. Để đảm bảo hiệu quả hoạt động của lĩnh
vực kiểm sốt chi thường xun NSNN, cần có sự tác động tích cực
của cơng tác thanh tra đối với hoạt động này.
Tuy nhiên, trong những năm vừa qua cơng tác thanh tra lĩnh
vực kiểm sốt chi thường xun NSNN tại KBNN Đà Nẵng cũng có
một số tồn tại, hạn chế nhất định. Để đáp ứng được yêu cầu thanh tra
đối với lĩnh vực kiểm soát chi thường xuyên NSNN trong thời gian
đến, công tác thanh tra KBNN cần phải có những thay đổi về cách
lựa chọn đối tượng kiểm tra, cách thức tiến hành, phương thức và kỹ
thuật kiểm tra phù hợp để đạt được hiệu quả và nâng cao chất lượng.
Xuất phát từ thực trạng hoạt động của Thanh tra KBNN Đà
Nẵng, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Hồn thiện cơng tác thanh tra đối
với lĩnh vực kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại
Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng”


2


2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng công tác kiểm tra đối
với lĩnh vực kiểm soát chi thường xuyên để đưa ra các giải pháp
nâng cao hiệu quả công tác thanh tra đối với lĩnh vực kiểm soát chi
thường xuyên NSNN tại KBNN Đà Nẵng.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là công tác kiểm
tra lĩnh vực kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Đà Nẵng do
phòng Thanh tra Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng thực hiện.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê, phương pháp phỏng vấn bằng bảng
câu hỏi, phương pháp đối chiếu, so sánh, phân tích .
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Bằng lý luận và thực tiễn, đề tài phân tích thực trạng cơng tác
kiểm tra đối với hoạt động kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại
KBNN Đà Nẵng để đưa ra các giải pháp có tính khả thi nhằm hồn
thiện cơng tác kiểm tra với mục đích hạn chế những sai sót xảy ra và
đảm bảo hoạt động kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN
Đà Nẵng theo đúng chế độ, quy trình.
6. Kết cấu của đề tài
Phần mở đầu.
Chương I: Lý luận cơ bản về cơng tác thanh tra đối với
hoạt động kiểm sốt chi thường xuyên NSNN.
Chương II: Thực trạng công tác thanh tra đối với hoạt động
kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Đà Nẵng.
Chương III: Giải pháp hồn thiện cơng tác thanh tra đối với
hoạt động kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Đà Nẵng.
Kết luận.



3
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Cơng tác kiểm sốt chi thường xuyên NSNN do bộ phận Kế
toán nhà nước (KTNN) của KBNN thực hiện. Trong thời gian qua,
có nhiều đề tài nghiên cứu để đưa ra các giải pháp nhằm hồn thiện
cơng tác kiểm sốt chi thường xun NSNN. Nhưng những giải pháp
có hồn thiện đến đâu, những chính sách, quy định chặt chẽ như thế
nào, mà không tiến hành cơng tác thanh tra, kiểm tra thì khi đưa vào
thực tiễn cũng có thể có sai sót nhất định. Do vậy cần phải hồn thiện
cơng tác thanh tra đối với lĩnh vực kiểm soát chi thường xuyên
NSNN qua KBNN.
Để thực hiện đề tài này tác giả đã tham khảo từ văn bản
pháp lý, giáo trình quy định đối với công tác thanh tra, kiểm tra; tài
liệu hướng dẫn, đề tài nghiên cứu khoa học, bài viết trên tạp chí
của ngành Kho bạc; và một vài đề tài về hoàn thiện cơng tác kiểm
sốt chi thường xun NSNN qua KBNN.
Luật Thanh tra 2010 được Quốc hội khóa XII thơng qua tại
kỳ họp thứ 8 ngày 15/11/2010, có hiệu lực thi hành từ ngày
01/7/2011; Nghị định số 82/2012/NĐ-CP ngày 09/10/2012 về hướng
dẫn tổ chức và hoạt động thanh tra Tài chính.
Nghiên cứu giáo trình cơng tác thanh tra về lý luận và nội
dung cơ bản hoạt động kiểm tra của tổ chức thanh tra nhà nước.
Quy chế tổ chức hoạt động kiểm tra KBNN quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra KBNN.
Quy trình kiểm tra nghiệp vụ KBNN hướng dẫn cách thức và
nội dung tiến hành kiểm tra một số nghiệp vụ Kho bạc.
Trong quá trình làm Luận văn, tác giả có tham khảo Đề tài
khoa học của ngành Kho bạc: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả
công tác sau thanh tra, kiểm tra của hệ thống KBNN”. Tuy nhiên đề



4
tài này mới chỉ nêu được giải pháp cần phải làm tốt sau kiểm tra để
xử lý dứt điểm tồn tại, sai sót. Đó mới chỉ là giải pháp hậu kiểm tra.
Một số bài viết về: Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra,
kiểm tra các hoạt động nghiệp vụ KBNN; Nâng cao hiệu quả giám sát
từ xa công tác quản lý quỹ NSNN trong điều kiện triển khai TABMIS
trên Tạp chí Quản lý ngân quỹ (QLNQ) của Kho bạc.
Bài viết: “Thanh tra KBNN cơ hội và thách thức” trên Tạp
chi QLNQ tháng 10/2010 trang 32. Bài viết nêu lên thực trạng công
tác kiểm tra KBNN hiện nay, chỉ ra một số hạn chế chung về yếu tố
con người nhưng chưa đưa ra được giải pháp để hồn thiện cơng tác
thanh tra nói chung và đối với hoạt động kiểm soát chi thường xuyên
NSNN. Tuy nhiên qua bài viết đã cung cấp cho tác giả một số thông
tin về thực trạng công tác kiểm tra để nghiên cứu giải pháp phù hợp.
Một vài đề tài về hồn thiện cơng tác kiểm soát chi thường
xuyên NSNN qua KBNN. Tác giả đã nghiên cứu vận dụng các giải
pháp xem đây là cơ sở về mặt thực tế cần thiết để khi tiến hành
cơng tác kiểm tra, phát hiện những thiếu sót cần chấn chỉnh, đề
xuất các biện pháp ngăn ngừa, khắc phục thiếu sót trong hoạt động
kiểm sốt chi thường xun NSNN tại KBNN Đà Nẵng.
Hiện nay chưa có cơng trình nào nghiên cứu dưới góc độ
kiểm tra đối với lĩnh vực kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại
KBNN Đà Nẵng.
Là một công chức đang làm nhiệm vụ Thanh tra KBNN,
tác giả chọn đề tài này nghiên cứu nhằm tìm ra các giải pháp để áp
dụng vào thực tiễn công tác kiểm tra của KBNN Đà Nẵng hiện tại
và trong tương lai đạt hiệu quả hơn.



5
CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC THANH TRA ĐỐI VỚI
LĨNH VỰC KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN
NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƢỚC
1.1.

TỔNG QUAN VỀ KHO BẠC NHÀ NƢỚC
1.1.1.

Sự ra đời của Kho bạc Nhà nƣớc

Hệ thống KBNN được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày
01/4/1990 theo Quyết định số 07/HĐBT ngày 04/01/1990 của Chủ
tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ).
1.1.2.

Chức năng và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nƣớc
a) Chức năng của Kho bạc Nhà nước

KBNN thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về quỹ NSNN,
các quỹ tài chính Nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao
quản lý; quản lý ngân quỹ; tổng kế toán Nhà nước; thực hiện việc
huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển thơng qua hình
thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật.
b) Cơ cấu tổ chức
KBNN được tổ chức thành hệ thống dọc từ Trung ương đến
địa phương: Ở Trung ương có Kho bạc Nhà nước, ở địa phương có
KBNN tỉnh trực thuộc KBNN; KBNN huyện trực thuộc KBNN tỉnh.
1.2.


NỘI DUNG KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN

NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
1.2.1.

Khái niệm về Ngân sách Nhà nƣớc

Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà
nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết
định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
1.2.2.

Sự cần thiết phải kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN


6
a)

Định nghĩa Kế toán nhà nước

b) Khái niệm về kiểm soát chi thường xuyên NSNN
Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN là việc
KBNN sử dụng các công cụ nghiệp vụ của mình thực hiện thẩm định,
kiểm tra, kiểm sốt các khoản chi thường xuyên NSNN qua KBNN
nhằm đảm bảo các khoản chi đó thực hiện đúng đối tượng, đúng chế
độ, tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước quy định và theo những
nguyên tắc, hình thức, phương pháp quản lý tài chính của Nhà nước.
c) Sự cần thiết phải kiểm soát chi thường xuyên NSNN

Một là, kiểm soát chi thường xuyên NSNN nhằm phù hợp
với quy định của pháp luật hiện hành, đặc biệt là Luật NSNN.
Hai là, yêu cầu đặt ra là các khoản chi NSNN phải đảm bảo
đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả.
Ba là, kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN nhằm
phát hiện và ngăn chặn kịp thời những tiêu cực của các đơn vị sử
dụng ngân sách (SDNS); đồng thời, phát hiện những kẻ hở trong
quản lý để kiến nghị, sửa đổi, bổ sung kịp thời, làm cho cơ chế quản
lý, kiểm soát chi NSNN ngày càng được hoàn thiện và chặt chẽ.
Bốn là, tình trạng lãng phí và vi phạm chế độ chi tiêu NSNN.
Năm là, do yêu cầu hội nhập với nền tài chính thế giới.
d) Nội dung kiếm sốt chi thường xun NSNN
Thứ nhất, kiểm sốt tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ
chi thường xuyên NSNN.
Thứ hai, kiểm soát các điều kiện chi theo chế độ quy định.
Thứ ba, kiểm soát tồn quỹ NSNN của các cấp ngân sách
tương ứng với khoản chi.
1.3.

CÔNG TÁC THANH TRA ĐỐI VỚI LĨNH VỰC KIỂM

SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC


7
1.3.1.

Khái niệm về thanh tra

1.3.2.


Chức năng, đặc điểm của Thanh tra KBNN
a) Khái niệm Thanh tra Kho bạc Nhà nước

Thanh tra KBNN là đơn vị thuộc KBNN, được tổ chức theo
cấp hành chính:
- Ở Trung ương có Thanh tra KBNN
- Ở địa phương có Phịng Thanh tra thuộc KBNN các tỉnh.
b) Chức năng của Thanh tra KBNN
- Thanh tra chuyên ngành.
- Thanh tra hành chính.
c) Đặc điểm hoạt động của Thanh tra KBNN
1.3.3.

Mục đích, vai trị và ngun tắc hoạt động của

Thanh tra KBNN
a) Mục đích cuả Thanh tra KBNN
- Phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật.
- Phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách,
pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có biện pháp khắc phục.
- Phát hiện nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực,
hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước.
b) Vai trị của thanh tra KBNN
Một là, bảo đảm an tồn hệ thống KBNN
Hai là, tăng cường kỷ cương pháp luật trong quản lý quỹ
NSNN và hoạt động của Kho bạc Nhà nước.
Ba là, góp phần ổn định và phát triển hệ thống KBNN
c) Nguyên tắc hoạt động của Thanh tra KBNN
Hoạt động của Thanh tra KBNN phải tuân theo pháp luật,

phải bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, cơng khai và kịp thời
và không làm cản trở hoạt động bình thường của đối tượng kiểm tra.


8
Phƣơng thức tiến hành kiểm tra đối với lĩnh vực

1.3.4.

kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN
a)

Phương thức kiểm tra tại chỗ

b) Phương thức giám sát từ xa:
Quy trình kiểm tra lĩnh vực kiể m soát chi thƣờng

1.3.5.
xuyên NSNN

Bước 1 - Thu thập thông tin
Bước 2 - Lập kế hoạch kiểm tra.
Bước 3 - Chuẩn bị kiểm tra.
Bước 4 - Tiến hành kiểm tra tại đơn vị.
Bước 5 - Lập biên bản kết luận kiểm tra.
Bước 6 - Xử lý kết quả kiểm tra.
Bước 7 - Lưu trữ hồ sơ; theo dõi việc thực hiện kết luận kiểm
tra và báo cáo thực hiện kế hoạch kiểm tra.
1.4.


CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC KIỂM

TRA KBNN
1.4.1.

Các nhân tố chủ quan

a) Nhân tố con người
b) Cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện làm việc phục vụ cho

công tác kiểm tra
c) Cơ cấu tổ chức của hệ thống Thanh tra KBNN
d) Chế độ đãi ngộ đối với công chức Thanh tra KBNN
1.4.2.

Các nhân tố khách quan
a) Sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật.
b) Chính sách kinh tế vĩ mơ
c) Sự độc lập của thanh tra KBNN
d) Hoạt động của KBNN tỉnh, KBNN huyện


9
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA ĐỐI VỚI LĨNH
VỰC KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH
NHÀ NƢỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƢỚC ĐÀ NẴNG
2.1. KHÁI QUÁT VỀ KHO BẠC NHÀ NƢỚC ĐÀ NẴNG
2.1.1.


Quá trình hình thành và phát triển của KBNN Đà

Nẵng
2.1.2.

Khái quát cơ cấu tổ chức bộ máy và chức năng

nhiệm vụ của từng hoạt động thuộc Kho bạc Nhà nƣớc Đà Nẵng
a) Về cơ cấu bộ máy tổ chức
KBNN Đà Nẵng có 9 phịng, 7 KBNN quận huyện.
b) Về chức năng nhiệm vụ
2.2. Q TRÌNH KIỂM SỐT CHI THƢỜNG XUYÊN NSNN
TẠI KBNN ĐÀ NẴNG
2.2.1.

Kiểm soát các khoản chi thanh toán cho cá nhân

2.2.2.

Kiểm soát các khoản chi nghiệp vụ chun mơn

2.2.3.

Kiểm sốt chi mua đồ dùng, trang thiết bị, phƣơng

tiện làm việc, sửa chữa lớn tài sản cố định và xây dựng nhỏ
2.2.4.

Kiểm soát chi khác


2.3. THỰC TRẠNG CƠNG TÁC THANH TRA ĐỐI VỚI LĨNH
VỰC KIỂM SỐT CHI THƢỜNG XUYÊN NSNN DO THANH
TRA KBNN ĐÀ NẴNG THỰC HIỆN
2.3.1.

Khái quát về tổ chức hoạt động của Thanh tra

KBNN Đà Nẵng
a) Cơ cấu tổ chức phòng Thanh tra KBNN Đà Nẵng
Phòng thanh tra KBNN Đà Nẵng được thành lập từ ngày
01/7/1991 nằm trong mơ hình tổ chức bộ máy của hệ thống KBNN từ


10
Trung ương đến địa phương. Hiện nay là 05 người, đã bổ nhiệm đủ
Trưởng phịng, Phó trưởng phịng.
b) Phạm vi, đối tượng kiểm tra đối với lĩnh vực kiểm
soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Đà Nẵng
b1) Phạm vi kiểm tra
Thứ nhất, kiểm tra hoạt động kiểm soát chi thường xuyên
NSNN chỉ chú trọng đi sâu vào việc kiểm tra cân đối tài khoản; báo
cáo chi thường xuyên NSNN; sổ chi tiết các tài khoản chi NSNN liên
quan đến từng đơn vị SDNS; sổ chi tiết TK dự toán (TK ngoại bảng);
sổ chi tiết TK tiền mặt, tiền gửi ngân hàng; chứng từ kế tốn, hồ sơ
thanh tốn; cơng tác hạch tốn kế tốn; việc chấp hành quy trình
kiểm sốt chi, lưu trữ chứng từ liên quan.
Thứ hai, căn cứ vào kết quả thu thập, phân tích thơng tin từ
tình hình thực tế; từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân có quan hệ với
ngân sách và Kho bạc; từ cơ sở dữ liệu liên quan đến hoạt động kiểm
soát chi thường xuyên NSNN và định hướng kiểm tra của KBNN.

Thứ ba, địa điểm và thời hạn kiểm tra hoạt động kiểm soát
chi thường xuyên NSNN
- Địa điểm: Thực hiện tại trụ sở các đơn vị có thực hiện
nhiệm vụ kiểm soát chi thường xuyên NSNN.
- Thời hạn kiểm tra: Mỗi đợt kiểm tra được tiến hành từ 3-5
ngày đối với KBNN quận, huyện và không quá 10 ngày đối với
phịng Kế tốn nhà nước.
b2) Đối tượng kiểm tra
- Kiểm tra việc thực hiện kiểm sốt tình hình chấp hành dự
toán chi thường xuyên NSNN.
- Kiểm tra việc thực hiện kiểm soát các khoản chi thường
xuyên NSNN phải đúng chế đô ̣, tiêu chuẩ n, đinh mức.
̣


11
- Kiểm tra cơng tác kế tốn NSNN
c) Mục tiêu kiểm tra lĩnh vực kiểm soát chi thường
xuyên NSNN của KBNN Đà Nẵng
2.3.2.

Khảo sát thực trạng

công tác kiểm tra lĩnh vực

kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN tại KBNN Đà Nẵng
a) Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát thực trạng
Bảng câu hỏi được xây dựng có 3 phần (gồm 23 câu hỏi):
Nhằm mục đích thu thập thơng tin đánh giá thực trạng cơng tác kiểm
tra lĩnh vực kiểm sốt chi thường xuyên NSNN tại KBNN Đà Nẵng.

b) Cách thức khảo sát
Bảng câu hỏi đã được gửi trực tiếp cho 20 công chức trực
tiếp tham gia kiểm tra đối với hoạt động kiểm soát chi thường xuyên
NSNN tại KBNN Đà Nẵng.
c) Kết quả khảo sát
Tổng hợp kết quả khảo sát theo phụ lục đính kèm
d) Nhận xét kết quả khảo sát
2.3.3.

Lựa chọn đối tƣợng để tiến hành kiểm tra

a) Thu thập, phân tích thơng tin
b) Theo kế hoạch kiểm tra thường xun
c) Theo chỉ đạo kiểm tra của KBNN
d) Dấu hiệu vi phạm
2.3.4.

Công tác kiểm tra lĩnh vực kiể m soát chi thƣờng

xuyên NSNN do Thanh tra KBNN Đà Nẵng thực hiện
Tiến hành kiểm tra lĩnh vực kiểm soát chi thường xuyên
NSNN tại một đơn vị (phịng Kế tốn nhà nước hoặc KBNN quận
huyện)
a) Kiểm tra việc thực hiện kiểm sốt tình hình chấp hành
dự tốn chi thường xun NSNN của đơn vi ̣sử dụng ngân sách


12
* Nội dung kiểm tra
Xác định các khoản chi phải có trong dự tốn năm được cấp

có thẩm quyền phê duyệt.
* Phương pháp kiể m tra
+ Đối chiếu Quyết định giao dự tốn của cấp có thẩm quyền
với sớ liê ̣u TK dự toán.
+ So sánh số rút dự toán kỳ này với số rút dự toán của kỳ
trước tương ứng.
+ Phân tich để đánh giá tính tuân thủ , kế t luâ ̣n kiể m tra ,
́
cảnh báo và nhận dạng rủi ro.
* Các sai sót được phát hiện
+ Kho bạc chưa quản lý chặt chẽ dự toán của đơn vị SDNS
dẫn đến tình trạng chi vượt dự tốn; nội dung khoản chi khơng có
trong dự tốn chi thường xun được duyệt; Kho bạc khơng kiểm tra
kỹ dự tốn nên dự toán chi ngân sách địa phương giao chi tiết khơng
khớp với tổng dự tốn; Kho bạc cấp tạm ứng dự toán đầu năm cho
đơn vị SDNS, nhưng khi có quyết định giao dự tốn chính thức Kho
bạc khơng thực hiện thu hồi tạm ứng dẫn đến chi vượt dự toán ; Kho
bạc cấp tạm ứng dự toán đầu năm sai qui định về nội dung tạm ứng ,
mức tạm ứng , để thời gian tạm ứng vượt thời gian cho phép

, thiếu

giấy đề nghị tạm ứng dự toán hoặc giấy đề nghị tạm ứng không đúng
mẫu quy định, dự toán chi thường xuyên nhưng hạch toán nhầm vào
loại dự toán ứng trước; Kho bạc chuyển số dư tạm ứng của đơn vị
SDNS sang năm sau nhưng khơng có văn bản cho phép chuyển số dư
sang năm sau của cấp có thẩm quyền (đối với trường hợp quy định
phải được cấp có thẩm quyền cho phép).
+ Có trường hợp khoản chi thường xuyên còn cấp bằng
lệnh chi tiền vào TK tiền gửi dự toán. (Lệnh chi tiền thường được sử



13
dụng để cấp tiền cho các đơn vị và cá nhân khơng có quan hệ với
ngân sách).
b) Kiểm tra việc chấ p hành chính sách chế độ

, tiêu

chuẩ n, đinh mưc khi thực hiện kiểm soát các khoản chi thường
̣
́
xuyên NSNN
* Nội dung kiểm tra
- Xác định số tiền chi sai đối tượng, vượt chế độ, tiêu chuẩn.
- Đối với khoản thanh tốn tiền mua ơ tơ phải đảm bảo

đầy

đủ hồ sơ, các điều kiện thanh toán như: Kiểm tra chủ trương, đối
tượng, định mức, quy định về mua sắm, trang bị phương tiện đi lại.
- Đối với các khoản chi mua sắm tài sản, trang thiết bị; sửa
chữa, xây dựng nhỏ: Kiểm tra hợp đồng kinh tế, quyết định phê duyệt
kết quả đấu thầu, quyết định chỉ định thầu.
* Phương pháp kiể m tra
+ Đối chiếu các khoản chi NSNN với dự tốn được giao.
+ So sánh sớ rút dự toán.
+ Phân tích để đánh giá tính tuân thủ , kết luận kiể m tra ,
cảnh báo và nhận dạng rủi ro.
* Các sai sót được phát hiện

+ Kho bạc đã chi vượt tồn quỹ ngân sách.
+ Do chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi chưa bao quát hết tất
cả các nội dung chi, những nội dung đã được định mức thì nhanh
chóng bị lạc hậu nên các đơn vị sử dụng ngân sách thường áp dụng
không đúng đồng thời sự kiểm sốt của Kho bạc đơi khi cịn chưa
chặt chẽ nên dẫn đến chi sai đối tượng được hưởng, chi không đúng
chế độ, tiêu chuẩn, định mức.


14
+ Chi khơng đúng nội dung, tính chất từng khoản chi,
khơng đúng nguồn kinh phí như dùng kinh phí thường xuyên để chi
các hoạt động mang tính phúc lợi, khen thưởng…
c) Kiểm tra việc thực hiện cơng tác kế tốn nhà nước
* Nội dung kiểm tra
Kiểm tra việc chấp hành quy trình kiểm sốt chi, quy định về
chế độ chứng từ, hạch toán kế toán, đối chiếu số liệu, lưu trữ hồ sơ tài
liệu, hình thức thanh tốn, quyết tốn chi thường xuyên NSNN.
* Phương pháp kiể m tra
Đối chiếu các yếu tố trên chứng từ rút dự toán của đơn vị
SDNS phải đảm bảo theo đúng nguyên tắc của chế độ kế toán nhà
nước áp dụng TABMIS.
+ So sánh tình hình kiểm sốt thanh tốn thực tế của đơn vị
được kiểm tra với quy trinh thực hiê ̣n kiể m soát chi thường xuyên
̀
NSNN.
+ Phân tích để đánh giá tính tuân thủ , kết luận kiể m tra ,
cảnh báo và nhận dạng rủi ro.
* Các sai sót được phát hiện
+ Chứng từ thanh toán của đơn vị SDNS chưa đảm bảo tính

hợp pháp, hợp lệ như: Chưa được ghi đầy đủ các yếu tố theo mẫu qui
định; số tiền bằng số và bằng chữ chưa khớp đúng; chưa đầy đủ dấu,
chữ ký các thành phần, chữ ký chưa đúng mẫu đăng ký tại Kho bạc.
+ Kho bạc kiểm sốt chi lương, học bổng, sinh hoạt phí cịn
thiếu bảng đăng ký danh sách tiền lương, học bổng, sinh hoạt phí,
bảng tăng giảm biên chế được cấp có thẩm quyền duyệt .
+ Nhiều khoản chi với số tiền lớn nhưng Kho bạc đã thanh
toán bằng tiền mặt cho đơn vị SDNS, nhất là thời điểm cuối năm.


15
+ Kho bạc đã cho đơn vị SDNS tạm ứng trong thời gian
chỉnh lý quyết toán, trong khi theo quy định thời gian chỉnh lý quyết
toán Kho bạc chỉ được cấp thanh toán hoặc thanh toán tạm ứng.
+ Trên chứng từ của đơn vị SDNS, nội dung chi không
tương ứng với mục lục NSNN; Kho bạc thanh toán thực chi nhưng
hạch toán vào tạm ứng và ngược lại.
+ Kho bạc đã thanh toán cho đơn vị SDNS một số khoản
chi chưa đủ chứng từ nhằm mục đích chi chạy ngân sách cuối năm.
+ Thời gian thực hiện kiểm soát thanh toán chi thường
xuyên NSNN cho đơn vị SDNS vượt quá thời gian quy định.
+ Đơn vị Kho bạc được kiểm tra thực hiện hạch toán kế
toán chưa cập nhật kịp thời, chưa chính xác.
+ KBNN thực hiện đối chiếu số liệu định kỳ với đơn vị sử
dụng ngân sách không kịp thời.
+ Hồ sơ mở tài khoản của đơn vị SDNS chưa đúng.
+ Chứng từ của đơn vị SDNS lập chưa đúng mẫu quy định
của Chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN như: Giấy
rút dự toán bằng chuyển khoản nhưng sử dụng giấy rút dự toán bằng
tiền mặt ngược lại.

+ Kho bạc chưa in kịp thời, đầy đủ sổ chi tiết TK chi
thường xuyên NSNN.
+ Bảng đối chiếu số liệuchi NSNN chưa lưu đúng quy
định
2.3.5.

Những thành tựu đạt đƣợc qua thanh tra lĩnh vực

kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN tại KBNN Đà Nẵng
Thông qua công tác kiểm tra đối với hoạt động kiểm soát chi
thường xuyên NSNN đã phát hiện và xuất toán nhiều trường hợp sai
sót của đơn vị SDNS, chấn chỉnh nhiều sai sót trong quá trình KSC


16
của cán bộ KBNN, xử lý kịp thời các sai phạm của cán bộ trong hệ
thống KBNN. Kết quả kiểm tra đã giúp cho Lãnh đạo KBNN Đà
Nẵng có những đánh giá tổng quát về chất lượng hoạt động kiểm sốt
chi thường xun NSNN qua KBNN Đà Nẵng để có biện pháp chỉ
đạo điều hành phù hợp, đồng thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung những
bất hợp lý trong chính sách, chế độ và quy trình nghiệp vụ.
2.3.6.

Những hạn chế trong cơng tác thanh tra đối với lĩnh

vực kiểm sốt chi thƣờng xuyên NSNN tại KBNN Đà Nẵng
- Việc chỉ đạo điều hành hoạt động Thanh tra Kho bạc từ
trung ương đến địa phương hiệu quả chưa cao.
- Khung pháp lý cho hoạt động của Thanh tra Kho bạc còn
thiếu, tính pháp lý của các kết luận kiểm tra về những sai phạm được

phát hiện chưa mang tính cưỡng chế, bắt buộc.
- Việc xây dựng và triển khai thực hiện các đề án, các quy
chế, quy trình nghiệp vụ trong cơng tác thanh tra lĩnh vực kiểm sốt
chi thường xun NSNN còn chậm.
- Việc xử lý kết quả thanh tra lĩnh vực kiểm soát chi thường
xuyên NSNN chưa được thực hiện nghiêm túc triệt để.
- Công tác xử lý sau kiểm tra cịn mang tính hình thức.
- Việc giám sát từ xa đối với các đơn vị trong hệ thống
KBNN hiện nay cịn sơ sài, khơng thường xun.
- Lực lượng công chức thanh tra KBNN Đà Nẵng thời gian
qua đã phản ảnh sự chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ cũng như
kỹ năng, kinh nghiệm trong quá trình tác nghiệp, phương pháp làm
việc, khả năng phát hiện và xử lý vấn đề còn ở mức độ hạn chế.
- Lựa chọn đối tượng kiểm tra chưa thật sự có hiệu quả.
- Ap dụng kỹ thuật kiểm tra đơn giản, hiệu quả chưa cao.


17
- Văn bản, chế độ phục vụ cho công tác kiểm tra hoạt động
kiểm sốt chi thường xun NSNN cịn nhiều bất cập.
- Đơn vị chưa quan tâm thỏa đáng công tác thanh tra.
2.3.7.

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

- Hệ thống văn bản hướng dẫn cơ chế, chính sách về chi
thường xuyên NSNN thay đổi, bổ sung trong khi việc hướng dẫn quy
trình kiểm tra nghiệp vụ cho cơng chức Thanh tra KBNN cịn chậm.
- Cơng tác thanh tra chưa được coi trọng đúng mức.
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một vài công chức

Thanh tra KBNN Đà Nẵng chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa chịu
khó nghiên cứu cập nhật thường xuyên chính sách, chế độ nên chất
lượng công tác kiểm tra chưa được nâng lên.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Thanh
tra KBNN còn ở mức độ thấp so với yêu cầu hiện nay.
- Chưa có quy chế bổ sung hoặc ban hành mới về quy trình tổ
chức hoạt động thanh tra KBNN phù hợp với yêu cầu mới.
- Chưa ban hành khung kiểm soát quản lý rủi ro cho hoạt
động kiểm sốt chi thường xun NSNN.
- Cơng tác phúc tra, xử lý sau kiểm tra còn hạn chế.


18

CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC THANH TRA
ĐỐI VỚI LĨNH VỰC KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN
NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI KBNN ĐÀ NẴNG
3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CƠNG TÁC
THANH TRA ĐỐI VỚI LĨNH VỰC KIỂM SỐT CHI
THƢỜNG XUYÊN NSNN TẠI KBNN ĐÀ NẴNG
- Trong chương 2 điểm 2.3 - Thực trạng công tác kiểm tra
hoạt động kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Đà Nẵng đã
nêu lên kết quả đạt được trong cơng tác kiểm sốt chi thường xuyên
NSNN, đồng thời chỉ rõ những tồn tại, sai sót trong việc kiểm sốt dự
tốn; kiểm sốt việc chấp hành theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức đặc
biệt thực hiện theo đúng chế độ kế tốn NSNN. Chính những lý do
này địi hỏi phải tăng cường và hồn thiện cơng tác thanh tra đối với
lĩnh vực kiểm sốt chi thường xuyên NSNN tại KBNN Đà Nẵng.
- Kết quả kiểm tra phản ánh được chất lượng công tác quản

lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo và việc chấp hành kỷ luật, kỷ
cương, quy trình nghiệp vụ của cán bộ, công chức cơ quan KBNN.
- Công tác kiểm tra cịn có nhiều hạn chế trong việc bố trí
cán bộ, lựa chọn đối tượng kiểm tra và phương pháp kỹ thuật kiểm
tra địi hỏi lãnh đạo đơn vị có những sự quan tâm đầu tư về con
người, về cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng các quy trình và phương
pháp kiểm tra phù hợp và hiệu quả.


19
- Đề xuất sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách, quy trình, thủ
tục để hồn thiện cơng tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN liên
quan đến thực hiện chức năng nhiệm vụ của hệ thống KBNN.
3.2. MỤC TIÊU, YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THANH
TRA KBNN
Mục tiêu đổi mới công tác thanh tra KBNN để phù hợp với
Luật Thanh tra 2010 (ban hành ngày 15/11/2010 có hiệu lực thi hành
từ ngày 01/7/2011) và Nghị định số 82/2012/NĐ-CP ngày
09/10/2012 về hướng dẫn tổ chức và hoạt động thanh tra Tài chính.
3.3. GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC THANH TRA
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN
NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI KBNN ĐÀ NẴNG
3.3.1. Lựa chọn đối tƣợng kiểm tra
- Đảm bảo cho người lãnh đạo đánh giá được mức độ tiềm ẩn
vi phạm chế độ quản lý quỹ NSNN của đơn vị SDNS cũng như đơn
vị thực hiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN trên địa bàn quản lý.
- Xác định được các nội dung kiểm tra hoạt động kiểm sốt
chi thường xun NSNN trên địa bàn có trọng tâm trọng điểm để tập
trung lực lượng kiểm tra, tránh trường hợp kiểm tra tràn lan, không
hiệu quả, gây ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị được kiểm tra.

3.3.2. Phƣơng pháp, kỹ thuật kiểm tra
Việc áp dụng các phương pháp kiểm tra thích hợp hoặc kết
hợp hài hịa các phương pháp kiểm tra mang lại lợi ích và hiệu quả
trong kiểm tra hoạt động kiểm soát chi thường xuyên NSNN.
3.3.3. Xây dựng đội ngũ công chức thanh tra KBNN và hiện
đại hóa cơng nghệ thơng tin nhằm nâng cao hiệu quả công tác
kiểm tra


20
a)

Nâng cao năng lực, trình độ và đạo đức nghề nghiệp

của công chức thanh tra KBNN
Tạo ra một đội ngũ cơng chức thanh tra có năng lực, trình độ
chun mơn và phẩm chất đạo đức là cần thiết.
b) Giải pháp về công nghệ thông tin
- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phục vụ cho việc kiểm tra tại
chỗ và giám sát từ xa các hoạt động KBNN, công tác quản lý quỹ
NSNN trong đó có kiểm sốt chi thường xun NSNN trong điều
kiện vận hành TABMIS.
- Phần mềm cơ sở dữ liệu và báo cáo về nhân sự phục vụ
việc quản lý và quản trị công chức Thanh tra KBNN trong tồn hệ
thống.
3.3.4. Thực hiện chặt chẽ cơng tác kiểm tra với công tác xử
lý sau kiểm tra, phúc tra
a) Sự cần thiết của công tác xử lý sau kiểm tra
Xử lý sau kiểm tra là một công việc không thể thiếu của hoạt
động thanh tra KBNN nhằm theo dõi việc chấn chỉnh, khắc phục tồn

tại của các đơn vị một cách nghiêm túc, rót ráo, khơng để sai sót kéo
dài hoặc tiếp diễn.
b) Triển khai công tác xử lý sau kiểm tra, phúc tra
3.3.5. Kiện toàn tổ chức bộ máy và cơ chế điều hành hoạt
động của Thanh tra Kho bạc Nhà nƣớc
a) Kiện toàn tổ chức bộ máy và cơ chế điều hành hoạt
động Thanh tra KBNN
Kiện toàn tổ chức cơng tác thanh tra; bố trí cơng chức thanh
tra đúng tiêu chuẩn, tuyển chọn bổ nhiệm công chức thanh tra có
năng lực, trình độ mà cơng tác kiểm tra đang yêu cầu đặt ra.


21
b) Hồn thiện quy trình, ban hành chỉ tiêu đánh giá
hiệu quả công tác kiểm tra đối với hoạt động kiểm soát chi
thường xuyên NSNN
Một là, xây dựng văn bản hướng dẫn về tổ chức và hoạt động
thanh tra KBNN phù hợp với Luật và Nghị định.
Hai là, xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động thanh tra
KBNN phải cụ thể hóa cho hai mảng nhiệm vụ: (1) Nhiệm vụ thanh
tra hành chính, (2) Nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.
Ba là, xây dựng nguyên tắc tổ chức hoạt động thanh tra
KBNN đảm bảo yêu cầu về nội dung kiểm tra phù hợp với chính
sách, pháp luật.
Bốn là, Thanh tra KBNN cần nghiên cứu, ban hành chỉ tiêu
đánh giá kết quả hoạt động thanh tra một cách đồng bộ, thống nhất.
Năm là, Thanh tra KBNN cần sớm xây dựng và trình lãnh
đạo KBNN phê duyệt ban hành quy định về quản lý rủi ro tác nghiệp.
3.3.6. Tổ chức thực thi nhiệm vụ kiểm tra một cách linh
hoạt nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra

a) Phối hợp chặt chẽ phương thức kiểm tra tại chỗ với
phương thức giám sát từ xa trong q trình thực hiện cơng tác
kiểm tra KBNN
b) Tăng cường sự phối hợp kiểm tra giữa bộ phận
nghiệp vụ để tránh chồng chéo trong hoạt động kiểm tra KBNN
3.4. MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP
3.4.1. Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trị của Thanh tra
KBNN
Thanh tra là bộ phận thiết yếu trong hoạt động của KBNN để
thực hiện chức năng quản lý NSNN, là công cụ để cung cấp thông tin
phục vụ cho sự chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo KBNN.


22
3.4.2. Hồn thiện cơ chế chính sách quản lý quỹ NSNN và
hoạt động KBNN
Cần có một hệ thống văn bản pháp luật hoàn thiện, quy định
chặt chẽ cơ chế quản lý quỹ NSNN làm cơ sở pháp lý vững chắc cho
hoạt động Thanh tra KBNN.
3.5. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.5.1. Đối với Bộ Tài chính
Soạn thảo và sớm ban hành Thơng tư hướng dẫn tổ chức và
hoạt động thanh tra Tài chính.
3.5.2. Đối với Lãnh đạo KBNN
Quan tâm hơn nữa đến việc trang bị phương tiện kỹ thuật,
chế độ đãi ngộ để cơng chức Thanh tra có đủ điều kiện làm việc tốt.
3.5.3. Đối với Thanh tra KBNN
- Hoàn thiện Quy chế hoạt động thanh tra KBNN cho phù hợp
với chức năng, nhiệm vụ công tác và Luật Thanh tra năm 2010.
- Thanh tra KBNN cần xây dựng kho cơ sở dữ liệu về các

văn bản nghiệp vụ trên trang thông tin điện tử của KBNN để phục vụ
công tác tra cứu văn bản chế độ.
- Thực hiện chính sách khuyến khích trong thi đua - khen
thưởng đối với cán bộ thanh tra KBNN.
3.5.4. Đối với KBNN tỉnh, thành phố trực thuộc KBNN
- Giám đốc KBNN cần quan tâm đến kết luận kiểm tra.
- Vận hành có hiệu quả diễn đàn trao đổi nghiệp vụ.
- Kết luận kiểm tra cần xem xét đến trách nhiệm cá nhân
trong các sai phạm.


23

KẾT LUẬN
Thanh tra là hoạt động thường xuyên của hệ thống KBNN
nhằm đảm bảo cho các quyết định quản lý được chấp hành, bảo đảm
hoạt động của KBNN tuân thủ đúng chế độ, quy trình trên tất cả các
lĩnh vực hoạt động. Tính chất thường xuyên của hoạt động thanh tra
có tác dụng phịng ngừa các vi phạm pháp luật, tiến tới ngăn chặn có
hiệu quả các hành vi vi phạm pháp luật, đồng thời phát hiện những sơ
hở trong cơ chế chính sách để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm
quyền biện pháp khắc phục, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp. Quyết định
số 138/2007/QĐ-TTg ngày 21/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Chiến lược phát triển tổng thể KBNN đến năm 2020 đã
khẳng định: Công tác thanh tra KBNN là một hoạt động nghiệp vụ
không thể thiếu cuả KBNN, nhằm ngăn ngừa, xử lý các sai phạm
trong hoạt động KBNN và quản lý NSNN của các đơn vị sử dụng
NSNN.
Ngày nay, trong công cuộc đổi mới đất nước, sự phát triển của
nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN đòi hỏi phải đổi mới,

tăng cường phân cấp mạnh mẽ cho các địa phương và đơn vị cơ sở
nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm của các cấp, các đơn vị cơ sở trong quản lý và thực hiện nhiệm
vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Trong cơng tác quản lý tài
chính, các đơn vị SDNS ngày càng được phân cấp nhiều hơn trong
việc quyết định chi tiêu NSNN. Tuy nhiên, quyền hạn cần gắn liền với


24
trách nhiệm, việc chấp hành chính sách chế độ của các đơn vị nói
chung chưa tốt, việc chi sai chế độ vẫn diễn ra, gây lãng phí tiền, tài
sản của Nhà nước. Vì vậy cơng tác kiểm sốt chi thường xuyên
NSNN là một trong những vấn đề rất cần thiết và quan trọng góp phần
sử dụng hiệu quả, đúng mục đích NSNN. Đồng thời làm lành mạnh
nền tài chính, nâng cao tính cơng khai, minh bạch, dân chủ trong việc
sử dụng nguồn lực tài chính, đáp ứng nhu cầu trong q trình đổi mới
chính sách tài chính của nước ta khi hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Với thực trạng như vậy, đề tài đi sâu phân tích tình hình, đánh
giá thực trạng về cơng tác thanh tra đối với lĩnh vực kiểm soát chi
thường xuyên NSNN tại KBNN Đà Nẵng. Qua đó, nêu bật những kết
quả đã đạt được, những hạn chế và nguyên nhân để đưa ra các giải
pháp và kiến nghị cấp thiết nhằm hoàn thiện cơng tác thanh tra đối với
lĩnh vực kiểm sốt chi thường xuyên NSNN, đảm bảo cho hoạt động
của KBNN an toàn, hiệu quả, phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh
tế của đất nước. Để làm được điều này, cần phải có cơ sở pháp lý đầy
đủ cho hoạt động Thanh tra; sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của
Lãnh đạo KBNN; Thanh tra KBNN phải hoàn thiện về mọi mặt từ tổ
chức bộ máy đến quy chế hoạt động, đặc biệt là năng lực chuyên môn
và phẩm chất của đội ngũ công chức Thanh tra KBNN sao cho ngang
tầm với yêu cầu, nhiệm vụ và đảm bảo sự phát triển khơng ngừng,

tồn diện, ổn định góp phần vào thực hiện Chiến lược phát triển của
ngành KBNN, hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao.
Được sự hướng dẫn tận tình của Cơ giáo - Tiến sỹ Đồn Thị
Ngọc Trai, sự góp ý nhiệt tình của lãnh đạo cũng như các đồng nghiệp
phòng Thanh tra KBNN Đà Nẵng, tác giả đã có nhiều nỗ lực cố gắng,
nhưng kết quả nghiên cứu khơng thể tránh khỏi những thiếu sót hạn
chế. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các Thầy giáo,
Cô giáo, Nhà khoa học và các đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện hơn.



×