TÌNH HUỐNG HÀNH VI TỔ CHỨC VÀ ĐỀ THI HỌC KỲ -CÓ ĐÁP
ÁN
Tình huống 1: Một việc làm bất đắc dĩ ở cơ quan X
Chị Hà Minh Th. 48 tuổi, chuyên viên nghiên cứu Cơ quan X, là một cán
bộ có trình độ chuyên môn và có uy tín với đồng nghiệp, sau 24 năm công
tác, ngày 20/5/2007 có đơn xin thôi việc và xin hưởng chế độ trợ cấp một
lần để theo chồng đi công tác nhiệm kỳ tại nước Đ, chị Th còn yêu cầu cơ
quan giải quyết sớm để chị kịp thu xếp đi cùng chồng đúng thời hạn.
Sau khi nhận được đơn của chị Hà Minh Th, Lãnh đạo cơ quan đã
triệu tập Hội đồng tư vấn bao gồm Ban chấp hành Công đoàn và đại diện các
đơn vị trong cơ quan họp để xét đơn của chị Th. Sau khi trao đổi bàn bạc,
Hội đồng tư vấn đã nhất trí thông quá : đồng ý giải quyết thôi việc cho chị
Hà Minh Th. Ban giám đốc đã ra Quyết định số : 66/QĐ – TC – LĐTL ngày
02/6/2007 và Quyết định số 68/QĐ –TC- LĐTL ngày 03/6/2007 trợ cấp cho
chị Hà Minh Th một khoản tiền theo chế độ hiện hành, đồng thời Phòng Tổ
chức – Lao động Tiền lương làm các thủ tục hồ sơ gửi Bảo hiểm xã hội để
cơ quan Bảo hiểm xã hội giải quyết chế độ thôi việc cho chị Hà Minh Th.
Tuy nhiên, đến ngày 11/06/2007, cơ quan lại nhận được đơn xin trở
lại làm việc của chị Hà Minh Th và thời gian này cơ quan đang nhanh chóng
tạo điều kiện thuận lợi cho chị Th, hoàn tất hồ sơ để gửi Bảo hiểm xã hội. Lý
do chị Th đưa ra là do kế hoạch lúc đầu của vợ chồng chị là xin thôi việc để
đi theo chồng đi công tác nhiệm kỳ tại nước Đ. Theo suy nghĩ của chị, thời
gian theo chồng sẽ là 3 năm và có thể còn được kéo dài 18 tháng, do đó xin
thôi việc là khả năng tối ưu nhất và mang lại nhiều quyền lợi cho chị Th
nhất. Nhưng một tình huống hy hữu xuất hiện ngoài ý muốn của chị Hà
Minh Th là mẹ chị được phát hiện bệnh hiểm nghèo. Do vậy, vợ chồng chị
Th phải thay đổi kế hoạch là chị Th sẽ phải ở nhà để chăm sóc mẹ. Chính vì
vậy, chị Hà Minh Th đã viết đơn xin trở lại làm việc tại cơ quan cũ.
1/ Là lãnh đạo cơ quan X, anh ( Chị) sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào?
2/ Để không có những sự việc phức tạp tương tự như trường hợp của chị Th
tiếp tục xảy ra ở cơ quan , lãnh đạo cơ quan X cần phải làm gì?
2. tình huống 2
Lê Thị Mai Anh tốt nghiệp trường Cao Đẳng Tài chính - Kế toán, sau khi
tốt nghiệp ra trường Mai Anh chưa có việc làm ngay, cô xin vào làm việc
cho một số cơ sở kinh doanh tư nhân. Sau một thời gian, bằng mối quan hệ
của gia đình, bố mẹ Mai Anh đã xin cho cô vào làm ở Vụ Kế Hoạch- Tài
chính của cơ quan H, thuộc cơ quan nhà nước. Với đầu óc thực tế, Gia đình
Mai Anh đã bằng mọi cách thu xếp cho Mai Anh một vị trí công tác vừa có
thu nhập cao, vừa thuận lợi cho con đường công danh mai sau của cô là sắp
đạt cho cô vào làm việc ở phòng Tài vụ, thuộc Vụ Kế Hoạch - Tài chính của
cơ quan H Và Thế là mọi việc đúng như nguyện vọng,mong muốn của cô
và gia đình . Mai Anh bắt tay vào công việc với sự nhiệt tình của tuổi trẻ, cô
luôn tỏ ra siêng năng, chăm chỉ làm việc, luôn có ý thức tổ chức kỉ luật, hoàn
thành tốt mọi công việc được giao và trong quan hệ bạn bè. đồng nghiệp cô
luôn nhiệt tình, hăng hái giúp đỡ mọi người nên cô đã nhanh chóng chiếm
được cảm tình của nhiều người trong phòng và trong cơ quan.
Sau một thời gian làm việc tại cơ quan H cùng với một chút uy tín mọi
người dành cho cô và sự quan tâm đặc biệt của giám đốc, đến cuối năm 2005
Mai Anh đã được bổ nhiệm làm phó phòng Tài Vụ. Sự việc này đã làm xôn
xao dư luận cơ quan, mọi người không khỏi ngạc nhiên và bất ngờ vì cô mới
làm việc vào đầu năm 2002. Dư luận cho rằng Mai Anh "tiến" quá nhanh, cô
mới vào biên chế vào đầu năm 2003 mà cuối 2005 Mai Anh đã được bổ
nhiệm chức Phó Phòng Tài Vụ - một chức vụ rất quan trọng (đòi hỏi người
giữ chức vụ này phải có trình độ và kinh nghiệm thực tế). Họ cho rằng, thời
gian công tác của cô còn quá ít, hơn nữa bằng cấp của Mai Anh chưa thật sự
phù hợp với vị trí đó.
Tuy nhiên dư luận vẫn chỉ là dư luận, bởi những dư luận này đều là dư
luận không chính thức và mọi việc cũng êm ả trôi đi. Đến năm 2006, do có
sự chuyển đổi công việc của các nhân viên trong Phòng nên đồng chí
Trưởng Phòng Tài vụ không làm việc ở cơ quan đó nữa. Đúng lúc cơ quan
lại đang thiếu cán bộ quản lý, bên cạnh đó Giám Đốc cơ quan lại tuyên bố
rằng cần tăng cường cán bộ nữ thế là với sự nhanh nhạy sẵn có cùng với tài
"ngoại giao" của mình, Mai Anh đương nhiên có nhiều lợi thế hơn đồng chí
nam hiện đang giữ chức Phó Phòng như cô. Cuối cùng mong muốn của Mai
Anh cũng đã đạt được, cô được giám đốc quyết định cho giữ chức " quyền
Trưởng Phòng Tài vụ".
Khi ở vị trí đó, Mai Anh tỏ ra làm việc rất chăm chỉ nên dù gây sốc cho dư
luận, nhưng cũng có nhận được sự tán đồng từ phía các đồng nghiệp. Mọi
người đều thừa nhận Mai Anh là người nhanh nhẹn, giao tiếp tốt, có năng
lực và làm việc ăn ý với Giám đốc nên các kế hoạch, vụ việc phức tạp Mai
Anh đều giải quyết nhanh gọn, ổn thoả.
Với uy tín từ lãnh đạo và đồng nghiệp, tưởng Mai Anh sẽ có nhiều thuận
lợi hơn trong công việc. Nhưng đến năm 2007, gia đình Mai Anh làm ăn sa
sút, cô và bạn bè đã đầu tư một lượng tiền lớn mua chứng khoán, chứng
khoán giảm giá, thua lỗ nặng nề, thế là gia đình Mai Anh rơi vào tình trạng
nợ nần, giấy tờ nhà, đất cũng được đem đi thế chấp hết cả. Sự mất ổn định từ
gia đình và thiệt hại kinh tế của bản thân đã gây ức chế tinh thần cho Mai
Anh, khiến cô có biểu hiện bê trễ công việc, cô thường xuyên đi muộn về
sớm. công việccủa Mai Anh nhiều khi không hoàn thành, rồi tiếp đó, cô nghỉ
dài ngày không có lí do nên có nhiều việc cần có ý kiến phê duyệt hay cần
có sự quyết định của Trưởng Phòng thì cô lại không có mặt, nên không được
giải quyết kịp thời, đã gây ảnh hưởng đến hoạt động chung của cơ quan.
Đồng nghiệp trong Phòng dù rất hiểu cho hoàn cảnh của cô lúc này, mọi
người đã có góp ý nhẹ nhàng nhưng không hiệu quả. Thấy sự việc ngày càng
trở nên nghiêm trọng, đã có nhiều ý kiến phản ánh về cô lên phía lãnh đạo
cơ quan
Là lãnh đạo trực tiếp quản lý Mai Anh, biết được những sự việc xảy ra với
cô, anh ( chị ) sẽ xử lý như thế nào?
Tinh huống 3: Nỗi niềm của ông trưởng ban dự án
Tỉnh B là một tỉnh nghèo của khu vực miền trung. Với sự quan tâm của
Đảng và nhà nước, tháng 12/2006, tỉnh chính thức được chính phủ lựa chọn
thực hiện dự án “ Nâng cao năng lực quản lý hành chính tại địa phương”.
với mục đích tạo đà phát triển khả năng quản lý hành chính nhà nước cho
các cán bộ quản lý nơi đây. Lãnh đạo tỉnh vui mừng khôn xiết khi có dự án
này vì đây là cơ hội giúp tỉnh xóa đói giảm nghèo, theo kịp các địa phương
khác trên cả nước . Để thực hiện thực dự án này, lãnh đạo tỉnh đã cử ông A,
trưởng ban tổ chức tỉnh B làm trưởng ban dự án. Ông A đã tốt nghiệp trung
cấp lâm nghiệp năm 1972, sau năm năm phục vụ trong quân đội, ông giải
ngũ về làm cán bộ nghiệp vụ của ban tổ chức chính quyền tỉnh cũ.Năm
1991, khi tách tỉnh , ông A được bổ nhiệm làm phó ban tổ chức chính quyền
tỉnh B và vừa mới năm ngoái, ông được bổ nhiệm giữ chức trưởng ban tổ
chức chính quyền tỉnh. Nhận nhiệm vụ trưởng ban của một dự án lớn của
tỉnh, Lúc đầu ông A không khỏi có những băn khoăn lo lắng. Tuy nhiên, với
sự giúp đỡ của lãnh đạo tỉnh ,chỉ ba tháng đầu, ông và chuyên gia tư vấn M
đã hoàn chỉnh được văn phòng và nhân sự sơ bộ, lên được kế hoạch công
việc cho dự án. Ông rất vui vì mọi việc có vẻ suôn sẻ, không như những lo
lắng ban đầu của ông.Mọi đề nghị về đi học, đi tham quan học tập ở nước
ngoài, nua trang thiết bị , máy vi tính của các sở, ban ngành để làm cơ sở
phát triển năng lực quản lý hành chính cho cán bộ đều được phía dự án ghi
nhận hết. Các cán bộ trong ban dự án và các sở ban ngành đều rất phấn khởi
tuy có vài ý kiến từ phía ban quản lý dự án về thái độ khó hòa hợp của họ
với chuyên gia tư vấn M do bất đồng ngôn ngữ. Kết thúc 3 tháng đầu lmf
việc với dự án, chuyên gia tư vấn M đã có bản nhận xét rất tốt về tiến trình
làm việc của mính gửi cho Đại Sứ Quán X Và bộ NV – Cơ quan quản lý
hành chính ở cấp trung ương.
Từ tháng 4/1997 đến tháng 8/1997, do không tuyển được chuyên gia cố
vấn trưởng nên ông phải một mình điều hành dự án. Ông thực sự thấy lúng
túng và khó khăn khi phải đối đầu với nhiều công việc mới mẻ và những
mối quan hệ ràng buộc phức tạp. Mặc dù là trưởng ban dự án nhưng các
công việc của trưởng ban tổ chức chính quyền tỉnh ông vẫn phải đảm nhiệm.
Lớp tập huấn cấp tốc một tuần do bộ NV tổ chức thật sự không thể đáp ứng
được những công việc hàng ngày ông phải đối mặt. Mấy cán bộ dự án là
người nhà của bên Ủy ban cũng dễ chỉ huy nhưng họ lại chưa được đào tạo
và chưa có kinh nghiệm về lĩnh vực này nên cuối cùng ông phải kiêm cả
việc Hành chính: Từ việc phân bổ các máy tính cho các ban ngành đến việc
chuyển bớt số máy tính của các sở , ban ngành thành 4 máy tính xách tay
cho các đồng chí lãnh đạo tỉnh hay để ai quản lý 5 xe may và 2 ô tô của dự
án và quy định như thế nào ? . Tất tuột đều phải đến tay ông A. Bên cạnh
đó, đơn vị nào cũng có những yêu cầu đề nghị với dự án với những lý do rất
chính đáng: Nào là, đây là dự án nâng cao năng lực quản lý hành chính nên
UBND tỉnh, các sở phải là đơn vị quan trọng nhất của dự án, do vậy, các
suất đi học tập và tham quan tại nước ngoài phải ưu tiên cho cán bộ chỷ
chốt, những người đã có nhiều cống hiến và có kinh nghiệm. Nào là, dự án
có đề cập đến vấn đề giới nên chủ tịch hội liên hiệp phụ nữ tỉnh phải có tên
trong danh sách đi nước ngoài lần này , Ông A đã dành hầu hết thời gian
vào giải quyết các việc nội vụ như vậy để giữ được hòa khí với các sở, ban
ngành và dự án nên các hoạt động khác của dự án như hỗ trợ về chuyên môn
cho các sở ban ngành vẫn chưa triển khai được do không có chuyên gia tư
vấn . Ông A đã nhiều lần báo cáo lên bộ NV và đại sứ quán X trợ giúp tìm
kiếm cố vấn trưởng cho dự án nhưng mãi đến tháng 8/1997 dự án của ông
mới được đại sứ quán giới thiệu cho ba hồ sơ đề lựa chọn cố vấn trưởng của
dự án trong đó có hồ sơ của chuyên gia tư vấn M.Ban lãnh đạo dự án tỉnh
gồm chủ tịch tỉnh, ông A và đại diện của bộ NV, đại diện của đại sứ quán X
đã bàn bạc và quyết định lựa chọn chuyên gia tư vấn M sẽ làm cố vấn trưởng
Cho dự án vì ông nay trước đây đã tham gia dự án và biết được hoạt động
của dự án. Dự án ký với ông M hợp đồng 1 năm cùng 12 chuyên gia tư vấn
ngắn hạn khác làm việc tại các sở , ban chuyên môn nghiệp vụ của tỉnh. Để
tiện làm việc, hàng tuần ông A trao đổi công việc với cố vấn trưởng một lần
để thống nhất chung, ông để cho cố vấn trưởng tòan quyền làm việc với các
chuyên gia tư vấn ngắn hạn . Tuy nhiên, Ông A nhận thấy những vướng mắc
của dự án được ông trao đổi thì cố vấn trưởng đều cho đó là việc nội bộ của
phía việt nam và không muốn can thiệp Đã nhiều lần ông A tự hỏi, sao mà
lắm chuyên gia tư vấn thế, chả biết họ và cố vấn trưởng lam những gì? Cac
công việc của dự án như triển khai thực hiện một cửa, một dấu ở cơ quan địa
chính ở huyện K, việc ban hành quy trình cấp công chứng của phòng công
chứng, việc cải tiến quy trình lập ngân sách cúaơ TCVG Vẫn dậm chân tại
chỗ mặc dù đã có chuyên gia tư vấn bên cạnh. Thế rồi các sở ban ngành bắt
đầu kiến nghị về việc cứ phải tiếp và nghe chuyên gia nói mà cuối cùng
những tư vấn của chuyên gia không thể thực hiện nổi, vẫn phải chờ ý kiến
bộ chủ quản; có nhiều ý kiến xì xào về việc chi phí hàng mấy trăm nghìn
USD cho cán bộ đi học và tham quan nước ngoài mà chẳng làm được gì cho
dự án ; rồi các lớp tập huần cho cán bộ tốn nhiều tiền nhưng vẫn hình thức
theo kiểu đánh trống ghi tên không thu được kết quả ; hay những chiếc máy
tính xáh tay của lãnh đạo tỉnh chỉ để làm cảnh , Mọi lời xì xào ông A đều
biết nhưng ông đều nghĩ thầm: “ Gớm, không có dự án thì làm sao có một
đống máy tính, làm sao mà ông và các ông khác trong cơ quan tỉnh lại mơ
đến thăm được các nước tư bản, thế là lãi rồi ”
Để triển khai được các hoạt động của dự án, trong các báo cáo gửi bộ
NV,ông A đều đề nghị Bộ cung cấp cho tỉnh các hướng dẫn hay chiến lược
nâng cao năng lực hành chính một cách cụ thể để ban quản lý dự án có thể
định hướng được cho các công việc của dự án nhưng Bộ cũng chỉ mới đang
trong quá trình xây dựng các chiến lược này nên chỉ có những hứa hẹn
chung chung. Cực chẳng đã, ông A đã tìm đến trợ giúp của cố vấn trưởng
nhưng thái độ khinh khỉnh của ông cố vấn trưởng làm cho ông A thêm bực
mình và không muốn gặp ông ta nữa. Các cán bộ tham gia dự án tuy rất
nhiệt tình và cố gắng nhưng bản thân họ cũng chỉ thực hiện được một số
công việc có tính sự vụ, họ cũng rất bất bình với thái độ thô lỗ, cục cằn và
thiếu tính hợp tác của ông cố vấn trưởng. Ông A ao ước có ai chỉ giúp ông
giải quyết tình trạng này như thế nào để dự án được triển khai tốt đẹp. Thơi
gian trôi qua, tháng 9/1998 đoàn kiểm tra hoạt động của dự án từ trung ương
đã về làm việc với dự án và đã có những kết luận về dự án như sau:
+ Nhìn chung dự án duy trì được tiến độ đề ra mặc dù những vấn đề và
vướng mắc không được giải quyết trong giai đoạn đầu không có cố vấn
trưởng đã gây ra khó khăn lớn cho dự án.
+ Dự án tập trung nhiều vào việc mua sắm trang thiết bị văn phòng và sử
dụng không có hiệu quả thiết bị hiện có.
+ Công tác đào tạo của dự án dựa trên yêu cầu chứ kông phải dựa vào nhu
cầu thực sự và có vẻ như đây là phương tiện để phân phối quyền lợi vật chất
cho các CBCC của tỉnh.
+ Dự án sử dụng chuyên gia tư vấn nước ngoài không hiệu quả, không
đáng đồng tiền bỏ ra, không một kiến nghị nào của tư vấn nước ngoài có khả
năng thực hiện ( Cụ thể là chi phí cho cố vấn trưởng 204.000USD/ năm)
+ Dự án không đạt được các kết quả như đã phê duyệt và có thể phải kéo dài
thêm hai năm nữa với định hướng và kế hoạch làm việc mới
Những kết luận của đoàn thanh tra đã làm ông A sửng sốt bởi ông A hiểu
rằng những đánh giá này sẽ tác động nhiều đến uy tín của tỉnh B, đến khả
năng nhận viện trợ trong tương lai của tỉnh và có thể đến cả vị trí công tác
của ông nữa
1/ Nếu là ông A (là trưởng ban dự án) , anh (chị) sẽ làm gì để giải quyết các
mối quan hệ phức tạp hiện nay trong dự án
2/ Theo anh chị, cần có những giải pháp gì để dự án được tiếp tục diễn ra
hiệu quả và đạt được mục tiêu ban đầu đã đặt ra?
4.Tình huống 4: một vụ lách luật của cán bộ nghành thuế
Tốt nghiệp cao đẳng tài chính kế toán, Tống Văn Giang được tuyển dụng
vào ngành thuế tháng 3/2006 và được phân công nhiệm vụ quản lý, thu thuế
trên địa bàn khu vực Lâm trường thuộc đội thuế liên xã . Khu vực này là khu
vực có số hộ tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh tương đối tập trung, đa
dạng về quy mô, ngành nghề. Đại bộ phận các hộ kinh doanh ở đây nộp thuế
theo phương án khoán ổn định thuế và số thu nộp ngân sách chiếm 60% tổng
số thuế thu được trên địa bàn.
Là thanh niên mới vào nghề nên thời gian đầu, Giang tỏ ra là người nhiệt
tình trong công việc, ham học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước ,
chịu khó nghiên cứu các văn bản thuế Tuy nhà ở cách cơ quan xa nhưng
Giang luôn chấp hành nghiêm túc các nội quy của cơ quan đề ra, hoàn thành
tốt mọi nhiệm vụ được giao nên anh được anh em trong đội thuế quý mến,
tin yêu. Gần đây, ở Giang xuất hiện những biểu hiện khác thường. Mặc dù
Giang vẫn hoàn thành tốt mọi công việc cơ quan giao song mọi người đều
thấy Giang hay phàn nàn về chế độ và chính sách của nhà nước. Giang nói
rằng với mức lương của hệ số 1,86 anh đang được hưởng thì có đến một nửa
tiền dành cho đổ xăng, còn bao nhiêu vấn đề phát sinh hàng ngày nữa không
biết lấy tiền đâu mà chi phí. Anh so sánh với bạn bè cùng ra trường, họ làm
ở công ty bên ngoài nên đứa nào cũng khá , cũng xe máy đời mới, điện thoại
đắt tiền Rồi ngay trong đội thuế thôi, giang thì phải thu thuế ở địa bàn phức
tạp, công việc bao giờ cũng hoàn thành tốt nhưng đến lúc lĩnh lương chỉ
bằng một phần nhỏ các chú, các anh Nững người tốt trong đội thuế thấy
vậy luôn tìm cách phân tích và động viên Giang.Người thì nói : “ Em mới ra
trường lương thấp thì đúng thôi, đừng kêu ca em ạ” hay “ Cháu đừng so
sánh thế, lương công chức có thấp nhưng ổn định cháu ạ” Nghe những lời
động viên của anh em, Giang lặng lẽ suy tư và nói: Mọi người không thực tế
chút nào. Từ suy nghĩ đến hành động, Tống văn Giang thấy quyết định
1201/TCT/QĐ/ TCCB về việc ban hành quy trình quản lý thu thuế đối với
hộ cá thể mà cụ thể là quy trình quản lý đối với những hộ tự nghỉ, bỏ kinh
doanh không chặt chẽ. Cán bộ thu thuế chỉ cần lập danh sách , thông qua hội
đồng tư vấn thuế chi cục và ngày mùng 5 thang sau. Rõ ràng, theo Giang
việc các hộ có kinh doanh có nghỉ thật hay không khó có thể phát hiện được.
Chính vì vây, Giang đã đến một số cơ sở kinh doanh có vẻ thân thiện ( Hộ
kinh doanh của gia đình ông Dương Văn Nợi và một số hộ khác) đạt thẳng
vấn đề là: Giang sẽ lập danh sách hộ tự bỏ kinh doanh trong tháng cho ông
Nợi. Về phía chủ hộ , đến tháng sau nếu có đoàn kiểm tra đến hỏi chỉ cần nói
: “ Tháng trước tôi không sản xuất kinh doanh “ và cùng với điều đó , đáng
ra chủ hộ phải nộp 300.000đ tiền thuế thì bây giờ chỉ phải nộp 50% số tiền
phải đóng thuế cho Giang gọi là tiền cảm ơn. Cách làm của Giang đã đem lại
ngay lợi ích cho Giang và được nhiều hộ đồng tình. Có người còn nói: “ Chú
Giang làm như vậy hơn đứt các chú phụ trách trước đây, vừa tình cảm lại có
đồng tiền đổ xăng ”. Tuy nhiên, khi biết sự việc, không ít hộ tỏ ra bức xúc
bởi họ phải nộp đủ thuế còn hộ khác chỉ phải nộp một nửa song họ không
muốn làm ầm ĩ vì quan hệ làng xóm khó nói. Mặc dù vậy, khi Giang đên thu
thuế thì họ phản ứng ra mặt, dây dưa kéo dài không nộp thuế. Một số đồng
chí trong đội thuế biết chuyện đã đề nghị với đồng chí Trần Văn Nam là đội
trưởng đội thuế phải chấn chỉnh kịp thời và hành vi của Giang và đề nghị với
cấp trên xử lý kỷ luật Giang song Nam gạt đi và cho rằng, Giang đang khó
khăn về kinh tế, việc Giang làm Giang chịu có ảnh hưởng đến ai đâu. Với lại
, mọi thủ tục Giang làm đều đúng quy trình, thủ tục, đã có UBND xã xác
nhận Thấy đội trưởng nói vậy, mọi người im lặng. Nhưng mọi sự cuối cùng
cũng đến tai lãnh đạo cơ quan.
1/ Anh (chị ) hãy đánh giá hành vi của các đối tượng trong tình huống trên
đây.
2/ Lãnh đạo cơ quan thuế , nơi trực tiếp quan lý Tống Văn Giang khi biết sự
thể xảy ra sẽ giải quyết vấn đề như thế nào?
5.Tình huống 5: Câu chuyện thực hiện chính sách cho người
nghèo nhân dịp tết nguyên đán ở huyện Nga Sơn tỉnh thanh
hóa
Phần 1: Mô tả tình huống
Thực hiện quyết định số 81/QĐ-TTg ngày 15 tháng 01 năm 2009
của Thủ tướng Chính Phủ và công văn số 759/BTC-NSNN ngày
16/1/2009 của Bộ tài chính về việc hỗ trợ kinh phí cho hộ nghèo ăn
tết, UBND Tỉnh Thanh Hoá đã ban hành quyết định số 193/QĐ-
UBND ngày 19 tháng 01 năm 2009 trích ngân sách tỉnh, nguồn
trung ương hỗ trợ cấp tạm ứng cho các huyện, thành phố, thị xã để
hỗ trợ kinh phí là 91tỉ 782 triệu đồng. Sở lao động, thương binh và
xã hội hướng dẫn thực hiện theo đúng quy định của Thủ Tướng
Chính Phủ và Bộ Tài chính. UBND tỉnh cũng đã ban hành quyết
định số 178/QĐ-UBND ngày 16/1/2009 về việc cấp gạo cứu đói
với tổng số 5000 tấn.
Ngày 20/1/2009 Chủ tịch UBND Tỉnh Thanh Hoá lại có công
điện số 06/CĐ-CT chỉ đạo: UBND các huyện, thành phố, thị xã lập
ngay phương án cụ thể để chi trả hỗ trợ theo quy định của Thủ
Tướng Chính Phủ, Quyết định của UBND tỉnh đến các hộ nghèo
đúng đối tượng, đúng định mức và đảm bảo an toàn tuyệt đối trong
quản lý, cấp phát và kịp thời(trước tết nguyên đán Kỉ Sửu năm
2009). Đồng thời, thực hiện việc lập hồ sơ, thủ tục và thanh quyết
toán kinh phí hỗ trợ người nghèo đúng quy định hiện hành của nhà
nước. Huyện, thành phố, thị xã nào không thực hiện hoặc thực hiện
không kịp thời, không đúng đối tượng và sai quy định của nhà
nước thì Chủ tich UBND huyện, thành phố, thị xã đó phải chịu
trách nhiệm trước UBND tỉnh,
Ngày 22/1/2009 UBND huyện Nga Sơn đã có quyết định số
95/QĐ-UBND phân bổ cho xã Nga Tân là 131.000.000 đồng và
45 tấn gạo. UBND xã Nga Tân đã không căn cứ vào quyết định số
170/2005/QĐ-TTg ngày 8/7/2005 áp dụng cho giai đoạn 2006-
2010, mà đã tuỳ tiện cấp sai chế độ như: Gia đình anh Trần Văn
Minh ở xóm 6 xã Nga Tân có 5 người, thuộc diện nghèo từ lâu, vợ
anh bị bệnh suy nhược thần kinh đã hơn 20 năm nay. Theo quy
định thì gia đình anh được hỗ trợ 20kg gạo và 1.000.000 đồng, thế
nhưng gia đình anh chỉ nhận được 100.000đồng và 5kg gạo. Gia
đình chị Trần Thị Huê ở xóm 3 có khá hơn là nhận được 300.000
đồng và 15kg gạo cho hai mẹ con. Ông Võ Đình Luận xóm trưởng
xóm 6 xã Nga Tân cho biết " Xóm nhận được 12 triệu đồng và
600kg gạo để hỗ trợ người nghèo. Sau khi tham khảo ý kiến Bí
Thư chi bộ và Ban cán sự xóm đã quyết định chia đều cho tất cả
các hộ trong xóm không phân biệt giàu nghèo, một khẩu được
19.000 đồng và 0,9kg gạo
1/ Anh(chị) hãy đánh giá sự việc xảy ra trong quá trình triển khai
thực hiện chính sách hỗ trợ người nghèo trong ngày tết nguyên
Đán cảu lãnh đạo xã Nga Tân Huyện Nga sơn- Tỉnh Thanh Hoá
2/ Lãnh đạo huyện Nga Sơn khi nhận được thông tin về vụ việc sẽ
giải quyết như
Tình huống 2: Tòa án sẽ giải quyết thế nào trước đơn thư khiếu nại
của chị X?
Ngày 4 tháng 5 năm 2005, chị Nguyễn Thị X có đơn khởi kiện tại tòa
án yêu cầu: Hủy quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của
giám đốc công ty thiết bị A tỉnh B áp dụng đối với chị. Tại tòa án, chị trình
bày:
Tôi là kỹ sư điện, tốt nghiệp đại học năm 1988. Sau khi tốt nghiệp tôi
công tác tại công ty thiết bị A – tỉnh B. Đến tháng 9 năm 1997, tôi được
Công ty nhận vào làm việc, công tác tại Phòng nghiên cứu phát triển có chức
năng tham mưu giúp giám đốc trong các lĩnh vực: nghiên cứu, thiết kế các
sản phẩm mới; nghiên cứu ứng dụng các loại vật liệu mới và công nghệ mới
vào việc thiết kế và chế tạo các sản phẩm của công ty; tìm hiểu thị trường,
nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của khách hàng về sản phẩm của công ty cung cấp
và sản phẩm cùng loại của các nhà sản xuất trên thị trường; thiết kế, hoàn
thiện các sản phẩm truyền thống của công ty, không ngừng nâng cao chất
lượng, cải tiến mẫu mã, giảm tiêu hao năng lượng, hạ giá thành sản phẩm và
tiện lợi cho người sử dụng; thiết kế tiêu chuẩn các cụm chi tiết cho sản
phẩm.
Tôi (người lao động) với công ty (người sử dụng lao động) đã ký kết
hợp đồng số 66 ngày 9 tháng 4 năm 2001, loại hợp đồng không xác định kỳ
hạn. Nội dung công việc cụ thể của tôi là: nghiên cứu, ứng dụng các loại vật
liệu mới và công nghệ mới vào việc thiết kế và chế tạo các sản phẩm của
công ty. Trong suốt quá trình làm việc đến ngày 12 tháng 7/2004, tôi không
mắc sai phạm nào, luôn hoàn thành nhiệm vụ công việc được giao. Ngày 10
tháng 7 năm 2004 tôi xin phép trưởng phòng nghỉ phép năm 2004 để đi điều
trị bệnh, trưởng phòng chấp nhận nhưng hết thời hạn nghị phép mà vết mổ
chưa ổn định nên tôi xin phép nghỉ ốm để điều trị, những lần nghỉ ốm đều có
chỉ định và giấy của bác sĩ. Như vậy, toàn bộ thời gian tôi nghỉ chưa đầy 2
tháng, trong đó có 14 ngày nghỉ phép.
Ngày 1 tháng 9 năm 2004, tôi vẫn đang nghỉ sau thời gian phẫu thuật,
giám đốc công ty ra quyết định số 209/QĐ-TBĐ chuyển tôi xuống làm việc
tại Xưởng chế tạo thiết bị điện 1, với công việc là công nhân, không tuân thủ
theo điều Điều 34 của Bộ luật Lao động, trái với công việc mà tôi vẫn làm
theo hợp đồng lao động đã ký kết. Mặc dù vào ngày 19/8/2004 Phòng
nghiên cứu phát triển đã tiến hành theo đúng trình tự, đảm bảo công khai, có
tính tập thể và quy trình. Kết quả là tôi được anh em trong Phòng nghiên cứu
phát triển tín nhiệm bầu vào danh sách định biên. Danh sách định biên mà
trưởng phòng lập ra rồi ký cố tình loại tôi ra danh sách định biên lập ra tại
cuộc họp ngày 25/4/2004 là sai.
Tôi nhận quyết định chuyển công tác và phản ánh với giám đốc không
đồng ý với quyết định đó với những lý do sau:
1. Giám đốc ra quyết định khi tôi đang nghỉ ốm.
2. Trong danh sách định biên của phòng tôi vẫn có tên trong định
biên.
3. Việc giám đốc điều động tôi từ phòng nghiên cứu xuống làm công
nhân là không đúng với hợp đồng lao đồng. Tôi đã nhiều lần cùng
ông giám đốc xưởng chế tạo xem lại danh sách định biên thì không
có công việc phù hợp với hợp đồng lao động đã ký kết với tôi; điều
này đã được ông khẳng định trong thông báo số 04/TBĐ, ngày
7/1/2005.
4. Quyết định 209/QĐ-TBĐ, ngày 1/9/2004 không nêu rõ công việc
cụ thể tôi làm và thời gian bao lâu. Trên thực tế đã diễn ra tại
xưởng, ông giám đốc xưởng cũng không bố trí được công việc nào
đúng hợp đồng lao động cho tôi.
5. Ngày 14/1/2005, Chánh văn phòng công ty ra thông báo cho tôi
thôi việc kể từ ngày 1/1/2005. Ngày 26/1/2005 giám đốc công ty ra
quyết định số 13/QĐ-TBĐ cho tôi thôi việc theo Điều 17 của Bộ
luật lao động là không đúng với luật lao động. Từ những trình bày
trên, tôi đề nghị tòa án xem xét theo đúng pháp luật hủy quyết định
thôi việc của ông giám đốc Công ty đối với tôi.
- Đánh giá năng lực việc và phong cách làm việc của lãnh đạo trong
cơ quan trên
- Tòa án sẽ giải quyết vụ việc như thế nào
ĐỀ THI HỌC KỲ
MÔN: HÀNH VI TỔ CHỨC
ĐỀ SỐ 1
THỜI GIAN: 90 PHÚT
(Sinh viên không được phép sử dụng tài liệu)
1. Hành vi tổ chức bao gồm:
a. Hành vi và thái độ cá nhân
b. Hành vi và thái độ cá nhân với tập thể
c. Hành vi và thái độ cá nhân với tổ chức
d. Tất cả đều đúng
2. Hành vi tổ chức chỉ nghiên cứu những thái độ và hành vi
quyết đònh đến kết quả của người lao động
a. Đúng
b. Sai
3. Hành vi tổ chức có mối quan hệ với các môn học
a. Khoa học chính trò
b. Tâm lý xã hội
c. Nhân chủng học
d. Tất cả đều đúng
4. Đối tượng nghiên cứu hành vi tổ chức:
a. Hành vi con người trong tổ chức
b. Tạo ra môi trường có tính toàn cầu
c. Cải thiện kỹ năng con người
d. Cải thiện chất lượng và năng suất
5. Hành vi tổ chức có chức năng:
a. Chức năng giải thích
b. Chức năng dự đoán
c. Chức năng kiểm soát
d. Tất cả đều đúng
6. Đặc tính nào dưới đây không thuộc đặc tính tiểu sử
a. Khả năng
b. Tuổi tác
c. Tình trạng gia đình
d. Thâm niên công tác
7. Những khả năng nào không nằm trong khả năng suy nghó
a. Suy luận suy diễn
b. Sự cân bằng
c. Tốc độ nhận thức
d. Khả năng hình dung
8. Chín khả năng hành động được chia thành 3 nhóm
a. Yếu tố sức mạnh, sức chòu đựng, yếu tố linh hoạt
b. Yếu tố linh hoạt, sức chòu đựng, sức bật
c. Yếu tố sức mạnh, yếu tố linh hoạt, yếu tố khác
d. Tất cả đều sai
9. Các yếu tố xác đònh tính cách
a. Di truyền- môi trường- khả năng
b. Di truyền- khả năng- đặc tính tiểu sử
c. Di truyền- khả năng- ngữ cảnh
d. Di truyền- môi trường- ngữ cảnh
10. Tính cách hướng ngoại là:
a. Có óc tưởng tượng, nhạy cảm về nghệ thuật
b. Bình tónh, nhiệt tình, chắc chắn
c. Dễ hội nhập, hay nói, quyết đoán
d. Tất cả đều sai
11. Thái độ của cá nhân trong tổ chức có các loại
a. Sự hài lòng trong công việc
b. Gắn bó với công việc
c. Cam kết với tổ chức
d. Tất cả đều đúng
12. Nhân tố nào quyết đònh đến sự hài lòng trong công việc
a. Công bằng trong khen thưởng
b. Đồng nghiệp ủng hộ
c. Công việc phù hợp với tính cách
d. Tất cả đều đúng
13. Phản ứng của nhân viên khi bất mãn tổ chức
a. Rời bỏ tổ chức, góp ý tích cực và xây dựng, làm cho tình
hình tồi tệ.
b. Góp ý tích cực và xây dựng, tăng năng suất lao động,
thuyên chuyển
c. Làm cho tình hình tốt hơn, góp ý tích cực và xây dựng, rời
bỏ tổ chức
d. Tất cả đều sai
13. Sự hài lòng trong công việc là một thái độ chung đối với
công việc của một người; sự khác biệt giữa số lần khen thưởng
mà người làm việc nhận được và số lần khen thưởng mà họ tin
là mình lẽ ra không nhận được.
a. Đúng
b. Sai
15. Nhận thức là một quá trình qua đó cá nhân tổ chức sắp xếp
và diễn giải những ấn tượng giác quan của mình để tìm hiểu môi
trường xung quanh
a. Đúng
b. Sai
16. Các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức
a. Suy nghó, mục tiêu, tình huống
b. c nhận thức, suy nghó, mục tiêu
c. c nhận thức, suy nghó, tình huống
d. c nhận thức, mục tiêu, tình huống
17. Mô hình ra quyết đònh gồm
a. 5 bước
b. 6 bước
c. 7 bước
d. 8 bước
18. Các nhân tố tình huống ảnh hưởng đến nhận thức
a. Thời gian, môi trường xã hội, môi trường làm việc
b. Thời gian, thái độ, môi trường làm việc
c. Môi trường làm việc, môi trường xã hội, kỳ vọng
d. Môi trường làm việc, môi trường xã hội, thái độ
19. Bước nào dưới đây không nằm trong các bước ra quyết đònh
a. Xác đònh vấn đề
b. Đánh giá các giải pháp
c. Tăng tính sáng tạo khi ra quyết đònh
d. Phát triển các giải pháp
20. Trong một tổ chức, cá nhân ra quyết đònh thường gặp phải
những hạn chế
a. Thời gian
b. Theo lối cũ
c. Hệ thống khen thưởng
d. Tất cả đều đúng
21. Động viên là tinh thần sẵn sàng cố gắng ở mức cao vì mục
tiêu của cá nhân, với điều kiện một số nhu cầu cá nhân được
thỏa mãn dựa trên khả năng nỗ lực.
a. Đúng
b. Sai
22. Học thuyết Y về động viên giả đònh
a. Nhân viên lười nhác, vô trách nhiệm, và phải cưỡng bức
làm việc
b. Nhân viên thích làm việc, sáng tạo, có trách nhiệm và có
thể tự điều khiển mình
c. a và b đúng
d. Tất cả đều sai
23. Học thuyết hai nhân tố về động viên gồm
a. Yếu tố nội tại và yếu tố cá nhân
b. Yếu tố cá nhân và yếu tố bên ngoài
c. Yếu tố nội tại và yếu tố bên ngoài
d. Tất cả đều sai
24. Học thuyết ERG về động viên cho rằng con người có:
a. 3 nhóm nhu cầu
b. 4 nhóm nhu cầu
c. 5 nhóm nhu cầu
d. Tất cả đều sai
25. Bố trí người đúng việc và bố trí việc đúng người là hình thức
động viên thông qua
a. Sự tham gia của người lao động
b. Phần thưởng
c. Thiết kế công việc
d. Tất cả đều sai
26. Người lao động có thể được động viên thông qua sự tham gia
vào
a. Xác đònh mục tiêu trong tổ chức
b. Ra quyết đònh trong tổ chức
c. Giải quyết các vấn đề trong tổ chức
d. Tất cả đều đúng
27. Học thuyết nhu cầu của McCelland cho rằng nhu cầu của
con người có
a. 3 nhu cầu cơ bản: tồn tại, quan hệ và phát triển
b. 3 nhu cầu cơ bản: hoàn thành, quyền lực, liên minh
c. 5 nhu cầu: sinh lý, an toàn, xã hội, được tôn trọng và tự
nhận biết
d. Tất cả đều sai
28. Động viên xảy ra khi
a. Nhu cầu không được thỏa mãn dẫn dắt áp lực tìm
kiếm hành vi thỏa mãn nhu cầu
b. Nhu cầu không được thỏa mãn tìm kiếm hành vi dẫn
dắt áp lực thỏa mãn nhu cầu
c. Nhu cầu không được thỏa mãn áp lực cố gắng tìm
kiếm hành vi thỏa mãn nhu cầu
d. Nhu cầu không được thỏa mãn dẫn dắt tìm kiếm
hành vi áp lực thỏa mãn nhu cầu.
29. Maslow cho rằng thỏa mãn nhu cầu bậc thấp khó hơn thỏa
mãn nhu cầu bậc cao
a. Đúng
b. Sai
30. Trong học thuyết công bằng, nhân viên có thể áp dụng dạng
so sánh
a. Tự so sánh bên trong tổ chức
b. So sánh những người khác bên trong tổ chức và bên ngoài
tổ chức
c. Tự so sánh bên ngoài tổ chức
d. Tất cả đều đúng
31. Nhóm là hai hay nhiều cá nhân, có tác động qua lại và phụ
thuộc lẫn nhau, nhưng mục tiêu của mỗi thành viên trong nhóm
là khác nhau
a. Đúng
b. Sai
32. Nhóm được phân thành
a. Nhóm chính thức và nhóm bạn bè
b. Nhóm chính thức và nhóm lợi ích
c. Nhóm chính thức và nhóm không chính thức
d. Nhóm nhiệm vụ và nhóm không chính thức
33. Nhóm được hình thành theo cơ cấu tổ chức quản lý của đơn
vò được gọi là
a. Nhóm nhiệm vụ
b. Nhóm lợi ích
c. Nhóm chỉ huy
d. a và c đúng
34. Những liên minh hình thành một cách tự nhiên từ môi trường
công việc trên cơ sở những quan hệ thể hiện sự thụ cảm giữa
các cá nhân được gọi là
a. Nhóm nhiệm vụ
b. Nhóm chỉ huy
c. Nhóm không chính thức
d. Tất cả đều sai
35. Lý do tham gia vào một nhóm
a. Sự an toàn
b. Tương tác và liên minh
c. Đòa vò
d. Tất cả đều đúng
36. Quá trình hình thành nhóm có mấy giai đoạn
a. 4
b. 5
c. 6
d. 7
37. Ở giai đoạn nào nhóm có những quan hệ gắn bó, gần gũi
phát triển và cấu trúc nhóm rõ ràng
a. Giai đoạn thực hiện
b. Giai đoạn bão tố
c. Giai đoạn hình thành các chuẩn mực
d. Giai đoạn chuyển tiếp
38. Ở giai đoạn của nhóm việc thực hiện tốt nhiệm vụ không
còn là ưu tiên hàng đầu của nhóm nữa. Thay vào đó các thành
viên chỉ nghó đến các c.việc.
a. Giai đoạn thực hiện
b. Giai đoạn bão tố
c. Giai đoạn hình thành các chuẩn mực
d. Giai đoạn chuyển tiếp
40. Chuẩn mực chung của nhóm rất quan trọng vì
a. Tạo ra sự tồn tại của nhóm
b. Giảm các vấn đề rắc rối trong quan hệ giữa các thành viên
nhóm
c. Cho phép thành viên nhóm thể hiện giá trò trung tâm của
nhóm và làm rõ sự khác biệt về tồn tại của nhóm
d. Tất cả đều đúng
41. Ra quyết đònh theo nhom sẽ có những ưu điểm ngoại trừ
a. Thông tin và kiến thức đầy đủ hơn
b. Nhiều quan điểm khác nhau
c. Tốn nhiều thời gian
d. Quyết đònh đề ra chính xác hơn.
42. Ra quyết đònh trong nhóm có thể áp dụng kỹ thuật
a. Động não
b. Họp điện tử
c. Các nhóm tương tác với nhau
d. Tất cả đều có thể áp dụng
56. Lãnh đạo là
a. Khả năng ảnh hưởng một nhóm hướng tới thực hiện mục
tiêu
b. Sử dụng quyền lực có được từ hệ thống quản lý chính thức
để đạt được sự tuân thủ của các thành viên trong tổ chức.
c. a, b đều đúng
d. Tất cả đều sai
59. Học thuyết lãnh đạo theo tình huống cho rằng lãnh đạo có
thể được đào tạo
a. Đúng
b. Sai
61. Quyền lực là khả năng mà người A ảnh hưởng đến hành vi
của người B, từ đó người B hành động phù hợp với mong muốn
của A
a. Đúng
b. Sai
62. Trong mô hình của Fiedler, khi người lãnh đạo nằm trong
tình huống II, phong cách lãnh đạo nào được chú trọng nhiều
hơn?
a. Hướng tới nhân viên
b. Hướng tới công việc
c. a, b đều đúng
d. Tất cả đều sai
62.Theo lý thuyết của Hersey và Blanchard về lãnh đạo khi
nhân viên không có khả năng và không sẵn sàng nhận lãnh
trách nhiệm cho một việc nào đó, thì người lãnh đạo cần có
hành vi
a. Chỉ đạo (nhiệm vụ cao-quan hệ thấp)
b. Hướng dẫn (nhiệm vụ cao-quan hệ cao)
c. Tham gia (nhiệm vụ thấp-quan hệ cao)
d. y quyền (nhiệm vụ thấp-quan hệ thấp)
63. Trong mô hình của Fiedler, khi người lãnh đạo nằm trong
tình huống IV, phong cách lãnh đạo nào được chú trọng nhiều
hơn
a. Hướng tới nhân viên
b. Hướng tới công việc
c. a, b đều đúng
d. Tất cả đều sai
64 .Theo lý thuyết của Hersey và Blanchard về lãnh đạo khi
nhân viên có khả năng mà không sẵn sàng nhận lãnh trách
nhiệm cho một việc nào đó, thì người lãnh đạo cần có hành vi
a. chỉ đạo (nhiệm vụ cao-quan hệ thấp)
b. Hướng dẫn (nhiệm vụ cao-quan hệ cao)
c. Tham gia (nhiệm vụ thấp-quan hệ cao)
d. y quyền (nhiệm vụ thấp-quan hệ thấp)
65. Theo lý thuyết của Hersey và Blanchard về lãnh đạo, R4 thể
hiện
a. Nhân viên có khả năng và sẵn sàng làm việc
b. Nhân viên có khả năng và không sẵn sàng làm việc
c. Nhân viên không có khả năng nhưng sẵn sàng làm việc
d. Nhân viên không có khả năng và không sẵn sàng làm việc
66. Câu nào dưới đây không thuộc hành vi của người lãnh đạo
trong học thuyết đường dẫn-mục tiêu.
a. Chỉ đạo
b. Kinh nghiệm
c. Tham gia
d. Hỗ trợ
67. Học thuyết lãnh đạo theo tình huống, trong mô hình của
Fiedler, Fiedler cho rằng yếu tố tình huống xác đònh hiệu quả
lãnh đạo là
a. Mối quan hệ lãnh đạo-thành viên
b. Cấu trúc nhiệm vụ
c. Quyền lực vò trí
d. Tất cả đều đúng
68. Có mấy dạng quyền lực cơ bản
a. 4
b. 5
c. 6
d. 7
69. Quyền lực một người có được như là kết quả từ vò trí của họ
trong hệ thống cấp bậc chính thức của một tổ chức thì được coi
là dạng quyền lực
a. Quyền lực cưỡng bức
b. Quyền lực hợp pháp
c. Quyền lực khen thưởng
d. Quyền lực chuyên môn
70. Một người có khả năng ảnh hưởng người khác nhờ vào
những kỹ năng đặc biệt hay là kiến thức của mình là người nắm
giữa dạng quyền lực
a. Quyền lực cưỡng bức
b. Quyền lực hợp pháp
c. Quyền lực khen thưởng
d. Quyền lực chuyên môn
71. “Xung đột được xem là kết quả tự nhiên và không thể tránh
khỏi của bất kỳ một nhóm nào”, đây là phát biểu theo
a. Quan điểm truyền thống
b. Quan điểm mối quan hệ con người
c. Quan điểm tương tác
d. Tất cả đều sai
72. Xung đột gây trở ngại trở ngại cho kết quả làm việc của
nhóm được coi
a. Xung đột không thiết thực
b. Xung đột thiết thực
c. a,b đều đúng
c. Tất cả các câu trên đều sai
73. Quá trình xung đột diễn ra qua mấy giai đoạn
a. 3
b. 4